Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Khảo sát về kiến thức và thực hiện các biện pháp phòng bệnh nhiễm các virus cúm a ở người tại phường vỹ dạ, thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 50 trang )


LỜI CAM ĐOAN


Tất cả các số liệu trong luận văn này đều do tôi điều tra và ghi nhận
trung thực, chính xác và chưa ai công bố trong bất kỳ một báo cáo khoa học
hoặc trong tài liệu nào khác. Nếu có gì không đúng với sự thật tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.

Huế, tháng 5 năm 2011
Người cam đoan



Trần Hữu Tài








NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

CBCNV : Cán bộ công nhân viên
LĐCT : Lao động chân tay
PCR : Polymerase Chain Reaction
RNA : Acid Ribonuclic
RT- PCR : Reverse Transcriptase- Polymerase Chain Reaction
SARS : Severe Acute Respiratory Syndrome


THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TP : Thành phố
TW : Trung ương
TĐVH : Trình độ văn hóa
WHO : World Health Orgnization ( Tổ chức Y tế Thế giới)













MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình dịch tể học nhiễm cúm A người 3
1.2. Căn nguyên virus cúm 5
1.3. Đường lây truyền bệnh 8
1.4. Tính chất gây bệnh 9
1.5. Các biện pháp phòng và điều trị bệnh 11
Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1 14
2.1. Địa bàn và đối tượng nghiên cứu 14

2.2. Phương pháp nghiên cứu 16
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1. Hiểu biết bệnh nhiễm virus cúm A ở người 19
3.2. Thực hành biện pháp phòng bệnh 28
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 30
4.1. Kiến thức về căn nguyên- dịch tễ- phòng bệnh và điều trị mắc cúm A 30
4.2. Thực hành biện pháp phòng bệnh 36
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC








1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh do virus cúm A là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở
người, có nhiều dưới týp gây bệnh gồm H1N1 năm 1918, H2N2 (1957),
H3N2 (1968), H1N1 mùa (1968) đến những năm 1997 dưới týp H5N1 từ
chim có thể gây nhiễm trùng viêm phổi nặng gây chết nhiều trường hợp ở
Châu Á, gần đây hơn năm 2009 một dưới týp H1N1 có nguồn gốc từ lợn lây
nhiễm và gây nên đại dịch mới ở người [25].
Bệnh cúm A do một loại virus gây ra với đặc điểm lây lan rất nhanh và
một số dịch đã tạo ra số người bị bệnh và chết rất cao như vụ dịch do H1N1
năm 1918 gây chết khoảng 20 triệu người trên toàn thế giới, vụ dịch năm

1957 gây chết nhiều triệu người, riêng ở Hoa Kỳ gây chết khoảng 70.000
người [26], [28].
Năm 1997 vụ dịch cúm H5N1 có nguồn gốc từ các loài chim nước gây
dịch cho gia cầm và truyền cho người đã xảy ra tại Hồng Kông làm 18 người
mắc và 6 người tử vong. Đây là một hồi chuông báo động về một loại bệnh
nguy hiểm lây từ động vật sang người. Trong nhiều năm lại đây trên nền của
vụ dịch cúm A H5N1 ở gia cầm lan rộng ở nhiều nước châu Á, nhiều trường hợp
nhiễm H5N1 đã xảy ra ở người với hàng trăm người mắc bệnh và số người chết
rất cao gặp ở nhiều nước châu Á như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam [18].
Vụ dịch cúm do H1N1 có nguồn gốc lợn xảy ra và lan nhanh ra nhiều
nước trên thế giới, cảnh báo một dưới týp virus mới gây bệnh cho người và
hiện nay virus cúm A H1N1 vẫn tiếp tục là tác nhân gây ra cúm người ở
nhiều nước trên thế giới.
Sự lưu hành của một dưới týp mới cùng với những dưới týp virus cúm
A đã và đang xảy ra ở người gồm H3N2, H1N1 mùa, H1N1 mới, đồng thời
với dịch H5N1 lưu hành liên tục ở gia cầm và một số trường hợp nhiễm cho

2
người luôn luôn đặt ra một mối hiểm hoạ tiềm ẩn khó lường cho con người.
Liệu trong tương lai có sự chuyển đổi virut cúm H5N1 trở thành một chủng
virut cúm mới với độc lực cao và lây nhiễm mạnh cho người như vụ dịch do
H1N1 mới vừa xảy ra trong năm 2009 hay không? nếu điều này xảy ra thì
con người có thể phải đối mặt với một bệnh dịch có sức lan truyền nhanh và
mạnh, kèm theo tỷ lệ chết cao [5],[29].
Phòng bệnh cúm A người trong những năm gần đây được nhiều quốc
gia quan tâm và khuyến cáo từ thực hiện kiểm dịch quốc tế, theo dõi bệnh
nhân và cách ly, các biện pháp vệ sinh y tế như mang khẩu trang cho đến các
biện pháp giáo dục nhằm nâng cao ý thức, hiểu biết của người dân về bệnh
cúm, mối hiểm họa và hướng dẫn những biện pháp tự phòng bệnh cho cá
nhân và lây nhiễm cho cộng đồng. Khó khăn trong việc phòng chống bệnh

cúm A là do virus này có nguồn gốc từ nhiều động vật nuôi rất gần người
như gia cầm, gia súc ( lợn). Do vậy các kiến thức phòng bệnh về các biện
pháp kỹ thuật y tế không chỉ giới hạn cho việc phòng sự tiếp xúc giữa người
với người mà còn bao gồm các hiểu biết về vệ sinh trong chăn nuôi, vệ sinh
trong sử dụng các nguồn thực phẩm thịt từ động vật nuôi đóng vai trò quan
trọng trong phòng chống bệnh cúm ở người
Chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát về kiến thức và thực hiện các
biện pháp phòng bệnh nhiễm các virus cúm A ở người tại Phường Vỹ Dạ,
Thành phố Huế”, nhằm mục tiêu:
- Biết được tỷ lệ hiểu biết về nguyên nhân đường lây và tính chất nguy
hiểm của bệnh cúm A gây ra.
- Biết được tỷ lệ việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh của người
dân về bệnh cúm A cho người.

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH DỊCH TỄ HỌC NHIỄM CÚM A NGƢỜI
1.1.1. Trên thế giới
Bệnh cúm gặp ở khắp nơi thế giới xảy ra thành dịch theo mùa trong năm,
hằng năm bệnh gây chết cho từ hàng trăm ngàn người, trái lại trong các vụ đại
dịch lớn con số tử vong lên đến hàng triệu người trên toàn cầu. Trong thế kỷ 20
bệnh cúm đã gây nên ba vụ đại dịch cúm lớn trên toàn cầu và đã cướp đi sinh
mạng của hàng chục triệu người [20]. Các đại dịch cúm lớn ở người gồm:
- Vụ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 do virus cúm A dưới týp H1N1
- Vụ dịch cúm Châu Á năm 1957 do dưới týp H2N2
- Vụ dịch cúm Hồng Kông năm 1968 do dưới týp H3N2
- Vụ dịch cúm Nga năm 1977 do dưới týp H1N1 [27].
Mỗi vụ đại dịch cúm A này được gây ra do sự xuất hiện của một dưới týp

virus cúm mới cho người. Thông thường, các chủng mới này có nguồn gốc của
một virus cúm đã có sẵn trên các loài động vật khác nhau, virus này đã biến đổi
hệ gene để có những đặc tính thích nghi hơn và có thể lây sang cho người [20].
Từ năm 1997 một dưới týp virus cúm A H5N1 bắt đầu phát hiện ở gia cầm
và lây nhiễm cho những người tiếp xúc trực tiếp và làm tử vong cho người
trong một số nước ở Châu Á: Indonexia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam.
Hiện nay cúm A H5N1 đã và đang xảy ra ở gia cầm trong khu vực Châu
Á và nhiều nước trên thế giới. Mặc dù dưới týp H5N1 chưa đột biến để tạo
ra một dạng có thể lây lan dễ dàng từ người sang người. Tuy nhiên Dịch cúm
A H5N1 là dưới týp có độc lực cao ở các loài chim di cư và gia cầm, phát
triển nhanh và khó kiểm soát vì ở gia cầm và các loài chim di cư những cá
thể mang virus không triệu chứng làm lan nhanh mầm bệnh từ vùng này đến
vùng khác và từ Quốc gia này sang Quốc gia khác [19].

4
Một dưới týp virus cúm A khác là H1N1 đã xuất hiện vào năm 2009 phát
xuất từ Mexico và Hoa Kỳ, và sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế
giới. Dưới týp này là một biến thể mới do kết hợp nhiều gene khác nhau từ
cúm người, cúm heo(lợn), và cúm gà, được gọi là “cúm heo” (swine flue).
Đến cuối tháng 04/ 2009, cúm heo H1N1 đã gây tử vong cho hơn 150 người
ở Mexico, và sau đó nhanh chóng lan tràn ra khắp thế giới.
Ngày 11/06/2009, bà Margaret Chan, Tổng giám đốc của tổ chức sức khỏe Thế giới
đã công bố nâng cấp dịch cúm H1N1 lên pha 6, pha đại dịch cúm toàn cầu [8], [20].
Theo thông báo của Trung tâm y tế dự phòng và kiểm soát dịch bệnh
Châu Âu (ECDC), đến ngày 11/08/2009 toàn thế giới đã ghi nhận 212.008
trường hợp dương tính với cúm A(H1N1) tại 168 Quốc gia /vùng lãnh thổ,
trong đó có 1.717 trường hợp tử vong ( khoảng 0,81%). Mặc dù tỷ lệ tử vong
thấp, nhưng bệnh diễn tiến nhanh, lây lan mạnh. Tình hình dịch còn đang
diễn biến phức tạp và nguy cơ lây lan thành đại dịch trên toàn cầu [8].
1.1.2. Tình hình bệnh cúm ở Việt Nam

Bệnh cúm cũng đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, thường được chẩn
đoán lâm sàng là sốt nhiễm siêu vi. Nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 bắt đầu
được nghiên cứu và thông báo ở Việt Nam từ cuối những năm 1990 sau
những trường hợp đầu tiên được thông báo ở Hồng Kông năm 1997.
Sau khi tại Hà Nam các trường hợp bệnh được phát hiện bằng chẩn đoán
xác định tại phòng thí nghiệm vào tháng 12/2003 ngành Y tế dự phòng đã tăng
cường tiến hành công tác giám sát chặt chẽ các trường hợp bệnh viêm đường hô
hấp có lâm sàng nghi ngờ do virus và tiền sử tiếp xúc với gia cầm, đặc biệt gia
cầm bị bệnh, chết. Các trường hợp có nghi ngờ đều được nhập viện tại bệnh
viện TW ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các bệnh viện lớn trên cả nước để lấy
mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm xác định căn nguyên virus gây bệnh [19].


5
1.2. CĂN NGUYÊN VIRUS CÚM
Virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae, người ta chia virus cúm thành 3 týp
huyết thanh là virus cúm A, B và C. Trong đó virus cúm týp A ( gọi tắt là virus
cúm A) là tác nhân chủ yếu gây bệnh cúm ở người và động vật, virus cúm B chỉ
tìm thấy gây bệnh ở người, virus cúm C ít khi gây bệnh cho người.
Đối với virus cúm týp A, dựa vào các kháng nguyên ngưng kết hồng cầu
( kháng nguyên H) và neuraminidase ( Kháng nguyên N) ở bề mặt của virus
người ta phân thành nhiều dưới týp. Hiện nay có khoảng 16 dưới týp với kháng
nguyên ngưng kết hồng cầu (H1 đến H16) và 9 dưới týp kháng nguyên N ( từ
N1 đến N9). Virus cúm A có nhiều túc chủ gồm người, chim, lợn, ngựa. Các
dưới týp cúm A thường gây nhiễm trùng ở những động vật túc chủ đặc thù, mặc
dù đôi khi chúng có thể gây nhiễm trùng chéo.Virus cúm dễ bị tiêu diệt ở nhiệt
độ thường nhưng có sức sống khá dai dẳng ở nhiệt độ thấp.
Theo thống kê thì cứ khoảng 10- 15 năm dịch cúm lại xuất hiện trở lại
với những biến chứng mới rất khó lường. Người ta nhận thấy rằng trong 3 týp
virus A, B, C thì virus týp A thường là thủ phạm của các đại dịch. Những

nghiên cứu gần đây cho thấy virus cúm A có khả năng thay đổi kháng nguyên
để kháng lại kháng thể của người bệnh. Hơn nữa virus cúm A gây bệnh ở người
còn có thể lai ghép với cúm A gây bệnh ở động vật để tạo ra virus có kháng
nguyên khác hẳn với kháng nguyên của virus cúm A nguyên thủy.
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự đoán một đại dịch
cúm gia cầm mới sẽ bùng phát ở tất cả các nước, tấn công khoảng 25- 30%
dân số thế giới và cướp đi hàng triệu sinh mạng con người. Vì vậy Chính phủ
các nước cần phải chuẩn bị và tăng cường các biện pháp phòng ngừa để giảm
thiệt hại về người và của [19].

6
1.2.2. Virus cúm A ở các túc chủ
1.2.2.1. Virus cúm A người
Dƣới týp H1N1 nguồn gốc Tây Ban Nha
Từ sau vụ dịch cúm năm 1918 do dưới týp virus cúm A H1N1, dưới týp
này gây chết khoảng 20 triệu người trên toàn thế giới và riêng Hoa Kỳ có
khoảng 500 nghìn người chết trong vụ dịch này [9], [18].
Dƣới týp H2N2 hay virus cúm Châu Á
Năm 1957 người ta phát hiện một dưới týp virus cúm A H2N2 gọi là virus
cúm châu Á. Dưới týp này gây ra dịch xuất phát từ Trung Quốc đến Singapour
và lan rộng ở nhiều nước, đã gây chết cho hơn 1 triệu người trên thế giới. Chỉ
tính riêng Hoa Kỳ số tử vong do H2N2 khoảng 70.000 người [18], [26], [28].
Dƣới týp H3N2 hay virus cúm A Hồng Kông
Virus cúm A dưới týp H3N2 xuất hiện vào năm 1968, dưới týp này được
phân lập đầu tiên ở Hồng Kông nên còn gọi là virus cúm Hồng Kông và thay
thế cho các dưới týp cúm A gây bệnh tìm thấy trước đó, dưới týp này lan
nhanh đến nhiều quốc gia khác. Dưới týp này gây bệnh cúm người hàng năm
cho đến hiện nay [22], [26], [28].
Dƣới týp H1N1 Liên Xô
Năm 1977 một vụ dịch cúm mới xuất hiện chủ yếu ở người trẻ dưới 25

tuổi, vụ dịch này bắt nguồn ở Trung Quốc và Nga, dưới týp này được phân
lập ở Nga là H1N1 ( H1N1 Liên Xô ) có những nét tương tự như virus H1N1
xuất hiện trước những năm 1950. Dưới týp H1N1 này tiếp tục lưu hành ở
người trong những năm tiếp theo vào những tháng mùa đông và cùng với
dưới týp H3N2, dưới týp này lưu hành ở người cho đến hiện nay [28].
Dƣới týp H1N1 mới có nguồn gốc lợn
Từ cuối tháng 4/2009, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận được thông báo
về những trường hợp lây virus cúm A (H1N1) mới từ người sang người ở
Mexico và Hoa Kỳ. Sau đó bệnh đã nhanh chóng lan ra toàn thế giới và gây
ra đại dịch cúm lớn nhất vào đầu thế kỷ XXI.

7
Trên thế giới, tính đến ngày 28/08/2009 đã có đến 209.438 người nhiễm
virus cúm A( H1N1) được ghi nhận ở hơn 170 nước và vùng lãnh thổ, trong
đó có 2.185 trường hợp tử vong. Ở Việt Nam, tính đến 17h00 ngày
02/09/2009, Bộ Y tế đã thông báo có 3.021 trường hợp nhiễm virus, trong đó
có 02 bệnh nhân tử vong [11].
Những trường hợp đã được xác nhận bởi xét nghiệm tìm thấy virus cúm
A (H1N1) phần lớn là trẻ em và người trẻ tuổi. Nhiễm virus cúm H1N1 mới
ở người trong đa số trường hợp có biểu hiện bệnh cúm nhẹ, tỷ lệ tử vong
thấp. Những trường hợp nặng chỉ xảy ra ở phụ nữ có thai, hay người lớn tuổi
bị bệnh tim phổi mạn tính. Trong vụ dịch cúm H1N1 năm 2009, phần lớn
trường hợp nhiễm virus cúm A (H1N1) có diễn tiến lành tính, chỉ những
trường hợp nặng cần phải nhập viện hoặc dùng kháng virus [11].
1.2.2.2. Virus cúm A ở chim
Chim được xem là ổ chứa tự nhiên của virus cúm A, cho đến hiện nay
hầu hết tất cả các dưới týp virus cúm A (16 dưới týp H và 9 dưới týp N) đều
được phân lập từ nhiều loài chim nước, thường gặp là các loài vịt trời hoang
dại (wild ducks) ở nhiều nơi trên thế giới.
Sự di chuyển theo mùa của các loài chim nước đến các vùng khác nhau

trên thế giới được xem là nguồn phát tán virus cúm A nhanh trên thế giới. Sự
di chuyển của các loài chim đến nơi cư trú mới, gây nên những vụ dịch cúm ở
các đàn gia cầm và đây là ổ bệnh có thể lây lan cho người. Do vậy gia cầm
nuôi được xem là cầu nối trong sự lây lan chéo virus cúm từ loài chim hoang
dại đến người và các động vật khác [28], [29].
Virus cúm A dƣới týp H5N1 gia cầm
Đây là dưới týp virus cúm A có độc lực cao, có túc chủ là chim nước, như
đã nêu ở phần trên, virus này gây nhiễm trùng cho người đầu tiên ở Hồng
Kông từ năm 1997. Trong những năm từ 2003 đến nay nhiều trường hợp

8
nhiễm trùng ở người do dưới týp này xảy ra ở nhiều nước Châu Á gồm
Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Indonesia Số trường hợp
mắc bệnh tích lũy tính từ năm 2003 đến tháng 4 năm 2011 là 543 người
trong đó số tử vong do dưới týp này lên đến 318 người ( tỷ lệ 59%). Riêng ở
Việt Nam cũng từ năm 2003 đến nay có 119 người mắc H5N1 trong đó số
người chết là 59 người (tỷ lệ 50%) [27].
Những số liệu trên cho thấy rằng đây là dưới týp virus có độc lực cao và
gây tỷ lệ chết cao ở người. Dưới týp virus H5N1 này luôn có sự tiến hóa và
biến đổi. Tuy nhiên, cho đến nay virus H5N1 chưa vượt qua rào cản của loài
vật chủ (chim) để trở thành virus cúm người. Sự lây nhiễm virus này từ gia
cầm cho người xảy ra hạn chế qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh qua
đường hô hấp, sự lây nhiễm từ người sang người đang được theo dõi.
1.2.2.3. Virus cúm A ở lợn
Lợn cũng là một vật chủ chính của nhiều dưới týp virus cúm A, bệnh cúm
A ở lợn là một bệnh nhiễm virus đường hô hấp cấp tính và có khả năng lây
nhiễm cao. Bệnh gây ra bởi một trong nhiều dưới týp virus cúm A của lợn.
Phân týp cúm H1N1 là phân týp phổ biến nhất trong số các loại virus cúm ở
lợn, ngoài ra các phân týp khác cũng lưu hành ở lợn như: H1N2, H3N1,
H3N2, H9N2, H4N6, H1N7.

Mặc dù virus cúm A ở lợn thường chỉ gây nhiễm đặc hiệu cho lợn. Tuy
nhiên, khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh virus có thể vượt qua hàng rào loài
để gây bệnh cho người và các loại gia cầm và ngược lại [13].
1.3. ĐƢỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH
- Ổ chứa của bệnh cúm A ở người là người bệnh và người lành mang mầm
bệnh. Virus lây truyền qua đường không khí đưa virus vào trong không khí, tuy
nhiên bệnh cũng có thể lây nhiễm qua bàn tay, dụng cụ và quần áo. Đặc điểm
quan trọng của bệnh cúm là tính cảm thụ cao và lây lan mạnh.

9
Nhiễm trùng virus cúm qua đường hô hấp đóng vai trò quan trọng do các
chất tiết có mang virus, các chất tiết đường hô hấp khi tung ra trong không
khí từ người hay động vật bị bệnh, những giọt chất tiết có kích thước lớn >
5μm thường bị rơi ngay do trọng lượng lớn, tuy nhiên các giọt chất tiết với
kích thước nhỏ < 5 μm có khả năng lơ lững trong không khí khá lâu và phát
tán đi xa, và dễ dàng vào đường hô hấp khi được hít vào.
Nhiễm trùng cúm ở người thường xảy ra vào các tháng mùa lạnh, ở Việt
Nam bệnh xảy ra vào các tháng từ 11 đến tháng 3 của năm tiếp theo.
- Cúm gia cầm lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể
gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Thời kỳ ủ bệnh từ 3-5
ngày, triệu chứng mắc bệnh ở các động vật là khác nhau, nhưng một số biến
chứng thể virus có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài ngày.
- Cúm lợn lây lan thông qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp hay
gián tiếp trong đàn lợn với nhau. Thông thường người bị nhiễm virus lợn là
do tiếp xúc với lợn bị bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp không có tiền sử
phơi nhiễm với lợn như chăn nuôi, hay qua ăn uống.
Lây truyền người- người trong bệnh cúm lợn ở người cũng đã xảy ra ở
một số trường hợp trong quá khứ, tuy nhiên thường chỉ hạn chế ở những
người tiếp xúc gần gũi với nhau [13],[26],[29].
1.4. ĐẶC ĐIỂM GÂY BỆNH

1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh cúm xuất hiện đột ngột với các triệu chứng toàn thân như đau đầu,
sốt, gai rét, đau cơ đi kèm với các biểu hiện đường hô hấp. Biểu hiện lâm
sàng của bệnh rất rộng, thay đổi từ nhẹ, giống cảm cúm thông thường đến
hội chứng nặng với biểu hiện của đường hô hấp dưới và suy đa tạng.
Bệnh cúm thông thường: Thường do cúm týp A và B gây ra, bệnh thường
lành tính và khỏi hoàn toàn trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới

10
biến chứng (viêm phổi màng phổi, viêm tai xương chũm…) của bệnh nhất là trẻ
em và người già >65 tuổi. Thời gian ủ bệnh 24-48 giờ, khởi phát với sốt cao, rét
run, nhức đầu, đau mình, mệt mỏi với cảm giác như kiệt sức. Bệnh nhân ho với
cơn ngắn không có đờm. Thăm khám bệnh nhân cúm có thể không ghi nhận gì
đặc biệt trong những trường hợp nhẹ. Trong những trường hợp nặng có thể thấy
họng đỏ, hạch cổ, phổi có ít ran nổ. Bệnh thông thường kéo dài 3-5 ngày rồi
giảm với vã mồ hôi, tiểu nhiều, viêm họng biến mất. Thời kỳ lại sức kéo dài với
các triệu chứng mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ [1].[10], [17].
Bệnh cúm A (H5N1): lâm sàng nhiễm virus cúm A (H5N1) có thể có các
thể không có triệu chứng, thể bệnh nhẹ nhưng chủ yếu là các thể bệnh nặng
với các tổn thương phổi lan tỏa và suy đa tạng. Các biểu hiện chủ yếu: Sốt
cao>38
0
C có thể gai rét hay rét run. Biểu hiện toàn thân như cúm thông
thường kèm theo các triệu chứng đường hô hấp dưới. Một số trường hợp có
đau bụng, nôn, ỉa chảy phân nhiều nước. Triệu chứng đường hô hấp dưới
xuất hiện sớm, bệnh nhập viện thường có các biểu hiện của suy hô hấp gồm
khó thở tiến triển, thở nhanh, tím môi và đầu chi. Tổn thương hô hấp dưới
thường nặng và tỷ lệ tử vong cao [12],[14].
1.4.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
* Bệnh phẩm

Bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh cúm ở người có thể là chất ngoáy mũi,
Chất ngoáy họng, nước rửa mũi họng của bệnh nhân hoặc từ tổ chức phổi
của những bệnh nhân tử vong [8].
* Phƣơng pháp chẩn đoán
- Nuôi cấy phân lập virus: phân lập virus bằng cách tiêm truyền bệnh
phẩm vào phôi gà, rồi tìm virus bằng thử nghiệm ức chế ngưng kết hồng cầu.
- Các test chẩn đoán nhanh: Tìm kháng nguyên virus trong bệnh phẩm
hoặc tìm kháng thể trong máu bệnh nhân.

11
- Thử nghiệm RT- PCR (reverse transcriptase- polymerase chain reaction)
tìm acid nucleic (RNA) của virus, đây là kỹ thuật được dùng ở nhiều phòng
thí nghiệm hiện nay.
- Phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp để sát định sự hiện diện
của virus trong nước súc họng của người bệnh [8].
1.5. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH
1.5.1. Biện pháp kỹ thuật y tế
* Hạn chế tiếp xúc người bệnh
- Hạn chế tiếp xúc với người và súc vật mắc bệnh.
- Khi cần tiếp xúc với người bệnh, súc vật mắc bệnh phải đeo khẩu trang
y tế, đeo kính, đội mủ, mang áo, ủng, găng tay, rửa tay bằng xà phòng hoặc
dung dịch sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc.
Khi có các biểu hiện lâm sàng nghi ngờ cúm cần đến ngay các cơ sở Y tế
gần nhất để khám và điều trị kịp thời [3] ,[4] ,[6].
- Những người mắc bệnh mạn tính, có nguy cơ biến chứng cúm tránh
triếp xúc với người bệnh.
* Phòng bằng vaccin:
- Vaccin phòng H1N1 mới: Dịch cúm năm 2009 xuất phát từ Mexico vào
tháng 4/2009 sau đó lan ra khắp thế giới. Vào tháng 6 năm 2009, nhiều nước đã
có sẳn loại vaccin dùng để phòng dưới týp cúm này. Tổ Chức Y tế thế giới thông

báo và cho phép sử dụng vaccin vào tháng 10 năm 2009 [23].
- Cùng với sự nghiên cứu vaccin trên toàn thế giới, viện vaccin Nha
Trang đã hợp tác với Viện Công Nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất vaccin
phòng Cúm A H5N1 bằng phương pháp tổ hợp gene để tạo nên một loại
virus không độc nhưng còn mang kháng nguyên của H5N1 loại này được Tổ
chức Y tế Thế giới cho phép sử dụng làm vaccin [15], [16] [21].
* Điều trị và thuốc kháng virus:

12
- Điều trị: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm sốt và uống nhiều
nước. Đối với nhiễm cúm A H5N1 cần dùng thuốc kháng virus sớm.
- Thuốc kháng virus: Đây là thuốc ức chế enzyme tham gia vào quá trình
giải phóng virus ra khỏi tế bào vật chủ. Thường sử dụng Oseltamivir (uống)
và Zanamivir (hít). Sử dụng thuốc sớm khi nghi ngờ nhiễm cúm A H5N1 sẽ
giảm mức độ nặng và thời gian bị bệnh. Đối với cúm A H1N1 thuốc kháng
virus ngoài việc ngăn ngừa sự tiến triển nặng của bệnh, nó còn có ích cho
những nhóm nguy cơ gồm phụ nữ có thai, bệnh nhân có bệnh đường hô hấp
dưới hoặc viêm phổi, những bệnh nhân bị các bệnh mạn tính.
Thuốc kháng virus cần dùng sớm nhưng có thể dùng ở bất cứ giai đoạn
nào của bệnh khi virus đang nhân lên.
Liều dùng cho người lớn và trẻ em >13 tuổi: 75mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
Thuốc kháng sinh được sử dụng nhằm điều trị viêm phổi trong giai đoạn
chưa khẳng định xét nghiệm và đồng thời chống vi khuẩn bội nhiễm phổi
nhất là nhiễm trùng bệnh viện [11] ,[12].
1.5.2. Biện pháp giám sát dịch
- Giám sát dịch quốc tế:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán một đại dịch cúm gia cầm mới sẽ
bùng phát trên tất cả các nước. WHO kêu gọi các nước chuẩn bị đối phó với đại
dịch. Chính phủ các nước cần tăng cường biện pháp phòng ngừa để giảm tối
thiểu thiệt hại, ngoài việc sản xuất vaccin cần tăng cường các biện pháp giám sát,

đồng thời cần xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp trong trường hợp đại dịch
xảy ra chẳng hạn như kiểm tra nghiêm ngặt các cửa khẩu, sân bay, áp dụng rộng
rãi các qui định về vệ sinh dịch tễ và cách ly chặt chẽ [2], [19].
- Giám sát quốc gia:
Tiến hành giám sát thường xuyên các trường hợp viêm đường hô hấp cấp
tính và hội chứng cúm tại các địa phương nghi ngờ có dịch cúm.

13
- Giám sát trọng điểm: giám sát các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao: khu
vực đang có dịch cúm gia cầm hoành hành, các ổ dịch cũ. Đối tượng cần quan
tâm là nhân viên y tế, thú y, những người có liên quan đến giết mổ, chăn nuôi,
vận chuyển, chế biến gia cầm…
- Giám sát phát hiện trường hợp bệnh và cách ly cộng đồng:
Tổ chức giám sát phát hiện và cách ly ngoài cộng đồng đặc biệt có ý nghĩa
cho việc hạn chế lây lan.
Giám sát các trường hợp bệnh dựa trên cơ sở của việc giám sát các trường
hợp viêm đường hô hấp thông thường để phát hiện sớm các trường hợp bệnh.
- Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm
Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ động vật chưa rõ nguồn gốc hay
đang mắc bệnh, sử dụng thịt, các sản phẩm từ gia cầm có nguồn gốc, được kiểm
dịch và nấu chín kỹ trước khi ăn. Không ăn tiết canh, đặc biệt của gia cầm.
- Giám sát trong chăn nuôi:
Nuôi gia cầm trong chuồng hoặc khu vực có rào, nhốt riêng các loại gia
cầm, cách ly ngay những con bị bệnh khỏi những con khỏe mạnh [19], [7].
+ Phải tiêm vaccin cho gia cầm nuôi
+ Cấm các phương tiện giao thông vào khu vực chăn nuôi gia cầm [6].



14

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là Phường Vỹ Dạ thuộc Thành Phố Huế Tỉnh Thừa
Thiên Huế, nằm về phía đông Thành Phố và cách trung tâm Thành Phố
khoảng 2,5km. Vị trí phường có thể định vị như dưới đây:
- Phía Đông giáp với Xã Thuỷ Vân - Huyện Hương Thuỷ.
- Phía Tây giáp với Phường Phù Cát, Phú Hiệp (Sông Hương).
- Phía Bắc giáp với Xã Phú Thượng - Huyện Phú Vang.
- Phía Nam giáp với Xã Xuân Phú - Huyện Phú Hậu.
Toàn phường gồm có 07 khu vực, được chia thành 22 tổ, có 2.638 hộ với
tổng số nhân khẩu 17.703 người, địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông
đi lại dễ dàng. Diện tích phường tương đối nhỏ hẹp 189,2 ha, mật độ dân số
đông 15.209 người/km
2
. Đời sống nhân dân chủ yếu là nghề buôn bán - nội
trợ 63,3% cán bộ công nhân viên chức 15,8%, nghề nông nghiệp 18,3%,
nghề khác 2,5%.
Đời sống văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc - bản sắc truyền thống
như lễ hội, lễ cúng hàng tháng, hàng năm.
Kinh tế hộ giàu khá 14%, trung bình 75%, hộ nghèo 11%.
Dịch vụ y tế có một trạm y tế nằm ở trung tâm địa bàn phường, Trạm y tế
gồm có 01 bác sỹ, 2 y sỹ, và 01 nữ hộ sinh, trạm y tế có 22 cộng tác viên phụ
trách 22 tổ thuộc 07 khu vực. Trong phường có 04 quầy thuốc trong đó 01
quầy do trạm quản lý, 03 quầy do tư nhân.
Phường Vỹ Dạ được Trường Cao Đẳng Y tế Huế chọn làm cơ sở cho sinh
viên thực tập nghiên cứu cộng đồng trong nhiều năm qua. Công tác chăm sóc


15
cho nhân dân ngày càng được nâng lên với sự quan tâm thích đáng của Đảng
uỷ, Uỷ ban nhân dân Phường và các ban ngành địa phương.
Điều tra ngẫu nhiên 305 mẫu trong 19 tổ của Phường Vỹ Dạ bao gồm:
Tổ 1 11 mẫu
Tổ 2 08 mẫu
Tổ 3 32 mẫu
Tổ 4 13 mẫu
Tổ 5 44 mẫu
Tổ 6 49 mẫu
Tổ 7 08 mẫu
Tổ 8 17 mẫu
Tổ 9 11 mẫu
Tổ 10 08 mẫu
Tổ 11 12 mẫu
Tổ 12 07 mẫu
Tổ 13 09 mẫu
Tổ 14 09 mẫu
Tổ 15 08 mẫu
Tổ 16 10 mẫu
Tổ 17 27 mẫu
Tổ 18 04 mẫu
Tổ 20 18 mẫu

2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là 305 người có độ tuổi từ 18 đến 80 tuổi, không
phân biệt nam nữ, trình độ văn hóa, nghề nghiệp thuộc Phường Vỹ Dạ-
Thành phố Huế.

16

- Đối tượng không đưa vào nghiên cứu:
+ Người có độ tuổi <18.
+ Những người thiểu năng về trí tuệ, người già > 80 tuổi
+ Những người mắc bệnh: Tâm thần, Câm, Điếc.
+ Những người không hợp tác.
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu:
Tất cả những người dân sinh sống trong Phường chọn ngẫu nhiên những
người lớn có độ tuổi từ 18 trở lên đến 80 tuổi.
Tổng số người được điều tra phỏng vấn : 305.
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm: Tại nhà người dân ở Phường Vỹ Dạ - Thành phố Huế
- Thời gian: Từ tháng 9/2010 đến tháng 4/2011.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu điều tra cắt ngang và thực hiện phương pháp phỏng vấn trực
tiếp, mô tả, phân tích tại cộng đồng.
2.2.1. Thiết kế bản câu hỏi điều tra
Bản câu hỏi điều tra được thiết kế bao gồm các thông tin về nhân khẩu
học và các nội dung cần điều tra về kiến thức tổng quát về bệnh cúm A
người.
Phần nội dung bao gồm 2 phần chính
Nội dung về kiến thức
Nguyên nhân gây bệnh
Đường lây truyền
Các yếu tố nguy cơ
Hậu quả của bệnh
Các kiến thức về phòng bệnh
Nguồn thông tin

17
Các biện pháp thực hiện phòng bệnh

Các biện pháp
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, gia cầm bị bệnh.
- Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
- Mang khẩu trang, găng tay khi tiếp xúc với gia cầm.
- Chuồng trại nuôi gia cầm phải cách xa nhà ở, gia cầm nuôi phải được
tiêm phòng.
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm.
- Chôn, đốt gia cầm khi bị bệnh , chết.
- Chỉ ăn thịt gia cầm đã qua kiểm dịch, và được nấu kỹ.
2.2.2. Tiến hành điều tra nghiên cứu:
Các bước tiến hành:
- Liên hệ với chính quyền địa phương, trạm Y tế Phường Vỹ Dạ để
được phép tiến hành điều tra nghiên cứu.
- Thực hiện điều tra nghiên cứu theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp
từng người dân trong hộ gia đình theo bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵng.
2.2.3. Thống kê - xử lý số liệu
Nội dung bản phỏng vấn được nhập vào máy tính và xử lý với chương
trình Microsoft Exel.
Các chỉ số được tính theo số đếm và tỷ lệ phần trăm.
Trình bày kết quả bằng bảng các dữ liệu theo giới.
Trình bày kết quả bằng bảng các dữ liệu theo tuổi.
Trình bày kết quả bằng bảng các dữ liệu theo trình độ văn hóa.
Trình bày kết quả bằng bảng các dữ liệu theo nghề nghiệp.
Nghề nghiệp:
- Cán bộ công nhân viên: Những người làm việc trong các cơ quan nhà
nước hoặc trong các công ty tư nhân có hưởng lương, bao gồm cả công nhân.

18
- Ở nhà: Những người nội trợ và hưu trí.
- Các nghề khác: Những người buôn bán, lao động chân tay: thợ nề,

thợ mộc, thợ may, đạp xe thồ…


19
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua điều tra phỏng vấn 305 đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu sự nhận
thức và thực hành các biện pháp phòng chống bệnh nhiễm virus cúm A ở
người tại phường Vỹ Dạ, Thành phố Huế. Chúng tôi có kết quả như sau:
3.1. HIỂU BIẾT BỆNH NHIỄM VIRUS CÚM A Ở NGƢỜI
3.1.1.Tình hình tổng quát về đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Tình hình tổng quát về đối tượng nghiên cứu

Số lƣợng
%
Giới
Nam
78
25,57
Nữ
227
74,43

Tuổi
18-  30
49
16,07
31- 40
114

37,38
41- 50
128
41,97
> 50 -80
14
4,59

Văn Hoá
Tiểu học
14
4,59
THCS
137
44,92
THPT
84
27,54
>THPT
70
22,95

Nghề
nghiệp
CBCNV
73
23,93
Buôn bán
93
30,49

LĐCT
76
24,92
Hưu trí, nội trợ
50
16,39
Khác
13
4,26
Tổng số điều tra
305

- Nữ chiếm tỷ lệ cao (74,43%), nam (25,57%)
- Nhóm 41-50 tuổi chiếm 41,97%,
- Trình độ THCS chiếm (44,92%).
- Buôn bán chiếm tỷ lệ cao nhất (30,49%), CNVC (23,93%)

20
3.1.2. Hiểu biết về căn nguyên
Bảng 3.2. Hiểu biết về căn nguyên theo giới
Giới
Nguyên nhân
Nam
Nữ
Tổng
n
%
n
%
n

%
Vi khuẩn
11
14,1
10
4,4
21
6,9
Virus
57
73,1
178
78,4
235
77,0
Không biết
10
12,8
39
17,2
49
16,1
Tổng
78
25,6
227
74,4
305
100


Tỷ lệ hiểu biết nguyên nhân gây bệnh cúm A H1N1 là virus chiếm tỷ lệ
cao (77,0%), trong đó tỷ lệ nữ (78,4%), nam (73,1%).

10.2
79.6
10.2
9.6
73.7
16.7
3.9
79.7
16.4
0
71.4
28.6
0
10
20
30
40
50
60
70
80
<=30 31-40 41-50 >50
Vi khuẩn
Virus
Không biết
Tỷ lệ %
Nhóm

tuổi
Biểu đồ 3.1. Hiểu biết về căn nguyên theo nhóm tuổi
Tất cả các nhóm tuổi có tỷ lệ biết virus là nguyên nhân gây bệnh cúm A
trên 70%. Trong đó nhóm 41-50 tuổi chiếm (79,7%),
14.3
35.7
50
7.3
67.9
24.8
6
85.7
9.3
5.7
92.9
1.4
0
20
40
60
80
100
Tiểu học THCS THPT >THPT
Vi khuẩn
Virus
Không biết
Tỷ lệ %
TĐHV
Biểu đồ 3.2. Hiểu biết về căn nguyên theo trình độ văn hóa
Tỷ lệ biết virus là nguyên nhân gây bệnh cúm A tăng dần theo trình độ

văn hóa, tiểu học hiểu biết 35,7%, nhóm > THPT chiếm 92,9%.

21
Bảng 3.3. Hiểu biết về căn nguyên theo nghề nghiệp
Nghề
Nguyên nhân
CBCNV
Buôn bán
LĐCT
Hƣu trí
Khác
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
Vi khuẩn
4
5,5
3
3,2
12
15,8
1
2,0

1
7,7
Virus
68
93,1
69
74,2
53
69,7
34
68,0
11
84,6
Không biết
1
1,4
21
22,6
11
14,5
15
30,0
1
7,7
Tổng
73
23,9
93
30,5
76

24,9
50

13
4,3

Nhóm CBCNV có tỷ lệ hiểu biết virus là nguyên nhân bệnh cúm A H1N1
cao nhất (93,1%).
3.1.3. Hiểu biết về dịch tễ, bệnh cúm A
Bảng 3.4. Hiểu biết về đường lây, nguy cơ theo giới
Giới
Thông số
Nam (n=78)
Nữ (n=227)
p
n
%
n
%
Đƣờng lây
Hô hấp
70
89,7
213
93,8
> 0,05
Ăn uống
23
29,5
23

10,1
< 0,05
Qua da
6
7,7
6
2,6
> 0,05
Không biết
2
2,6
4
1,8
> 0,05
Nguy cơ
Tiếp xúc với người bị bệnh
43
55,1
138
60,8
> 0,05
Tiếp xúc với gia cầm
46
59,0
106
46,7
< 0,05
Ăn thịt gia cầm bị bệnh
64
82,1

181
79,7
> 0,05
Lây từ ngƣời sang ngƣời
Có lây
75
96,2
221
97,4
> 0,05
Không lây
3
3,8
6
2,6

- Hiểu biết đường lây qua hô hấp có tỷ lệ nữ 93,8%; nam (89,7%) sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
- Không có sự khác nhau hiểu biết giữa nam và nữ về nguy cơ ăn thịt
gia cầm bị bệnh.
- Hiểu biết của nam và nữ do lây từ người sang người tương đương
nhau.

22
Bảng 3.5. Hiểu biết về đường lây nguy cơ theo tuổi
Nhóm tuổi
Thông số
18- ≤ 30
31-40
41-50

>50- 80
n
%
n
%
n
%
n
%
Đƣờng lây
Hô hấp
46
93,9
105
92,1
120
93,8
12
85,7
Ăn uống
11
22,4
15
13,2
18
14,1
2
14,3
Qua da
1

2,0
7
6,1
3
2,3
1
7,1
Không biết
0
0,0
4
3,5
1
0,8
1
7,1
Nguy cơ
Tiếp xúc với người bệnh
31
63,3
73
64,0
71
55,5
6
42,9
Tiếp xúc với gia cầm
22
44,9
61

53,5
65
50,8
4
28,6
Ăn thịt gia cầm bệnh
33
67,3
88
77,2
112
87,5
12
85,7
Lây từ ngƣời sang ngƣời
Có lây
47
95,9
111
97,4
124
96,9
14
100
Không lây
2
4,1
3
2,6
4

3,1
0
0,0

Tất cả các nhóm tuổi hiểu biết đường lây truyền qua hô hấp trên 85,7%.
Trong đó nhóm 18- ≤ 30 tuổi và nhóm 41-50 có tỷ lệ tương đương nhau.
- Hiểu biết nguy cơ mắc bệnh do ăn thịt gia cầm bị bệnh có tỷ lệ từ
67,3% đến 87,5%
- Lây từ người sang người, tỷ lệ hiểu biết tương đương ở các nhóm
tuổi 95,9% đến 100%.





×