Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.97 KB, 12 trang )

DÂN CA QUAN HỌ Ở BẮC GIANG VÀ BẮC NINH
I. MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
Dân ca quan họ ở Bắc Giang và Bắc Ninh là một trong những làn điệu dân
ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam .Nó cịn được
gọi là dân ca quan họ Kinh Bắc do được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa
Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh
ngày nay. Kinh Bắc là một tỉnh cũ bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày
nay. Do có sự chia tách về địa lý mà quan họ còn được gắn tên cục bộ địa
phương như quan họ Bắc Ninh hay quan họ Bắc Giang, theo các nhà nghiên
cứu, tên gọi di sản này có thể thay đổi theo thời gian, do các chủ thể văn hóa tạo
ra.
Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ
Cơng ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới
ngày 2 tháng 10 năm 2009), quan họ đã được cơng nhận là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại sau nhã nhạc cung đình Huế , khơng gian văn hóa
cuồng chiêng Tây Ngun và cùng đợt với ca trù.
Có 2 loại quan họ đó là : quan họ truyền thống và quan họ mới.
Quan họ truyền thống : Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 67 làng Quan họ
gốc ở xứ Kinh Bắc .Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa
dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe
đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này
giải thích lý do người dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là
"hát Quan họ" Quan họ truyền thống khơng có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa
liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong quan họ
truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh;
hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc,
mừng, hát thờ. "Chơi quan họ" truyền thống khơng có khán giả, người trình diễn
đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát). Nhiều bài
1



quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích
đến tận ngày nay như:Hừ La, La rằngTình tang, bạn kim lan, cái ả , cây gạo.
Quan họ mới : Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ", là hình thức
biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng
đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Thực tế, quan họ mới
được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các băng đĩa CD, DVD về quan
họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân khấu, tức quan họ mới.
Quan họ mới ln có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính
giả khơng cịn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới khơng cịn nằm ở
khơng gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các
quốc gia trên thế giới.Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan
họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đơi, hát tốp, hát có múa phụ họa...
Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống theo hai cách: khơng có ý thức
và có ý thức dù ít hay nhiều nhưng hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi
là cách cải biên khơng có ý thức. Đa số các bài quan họ mới thuộc dạng cải biên
này. Cải biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản
quan họ truyền thống. Loại cải biên này khơng nhiều, ví dụ bài "Người ở đừng
về" là cải biên từ làn điệu "Chuông vàng gác cửa tam quan" (Xuân Tứ cải biên).
II.NỘI DUNG
1. Lịch sử hình thành
Quan họ có nguồn gốc lâu đời, đã có những giả thuyết có căn cứ Quan họ có
chung một nguồn gốc lâu đời với hát Lượn của người Tày, hát Ðang của người
Mường, hát Ghẹo ở Phú Thọ, Xoan ở Hạc Trì (Phú Thọ). Chúng ta cũng biết lối
chơi và tiếng hát Quan họ không ngừng biến đổi theo thời gian. Vì vậy hệ thống
bài ca và lề lối Quan họ mà ta nhận biết được hôm nay, về căn bản là những sản
phẩm sáng tạo của những thế kỷ sau, nhất là những thế kỷ của thời kỳ phong
kiến độc lập sau này với những mốc lịch sử đáng ghi nhận: 1. Thời Lý, Trần với
những thành tựu rực rỡ của việc xây dựng văn hoá văn minh Ðại Việt, nhất là sự
nở rộ của những thành tựu văn hoá, nghệ thuật dân gian, dân tộc, sự trân trọng

2


yêu quý am hiểu văn hoá nghệ thuật của các triều Lý, Trần cùng ý thức tự tôn
dân tộc phát triển, tất cả, đã ảnh hưởng trực tiếp đến bước tiến của Quan họ từ
hình thức giao duyên cổ sơ chuyển sang một sinh hoạt ca hát có lề lối, qui củ và
trình độ nghệ thuật mới. 2. Tiếp đến thời Lê, nhất là từ thời Lê Thánh Tông (thế
kỷ XV) trở đi, thời thịnh trị, trong đó có những bước tiến trong lĩnh vực văn học
của đất nước, lại thêm đội ngũ trí thức ngày càng đơng đảo trên quê hương Quan
họ, khiến đội ngũ sáng tạo đối với Quan họ ngày càng được bổ sung với những
trình độ mới. Ðến thế kỷ XVIII trở đi, khi nghệ thuật thơ ca trong hệ thống
truyện nôm tiến tới những đỉnh cao, thì dân ca Quan họ mới mang vào trong
mình nó những ngơn hình tượng thực đẹp, thực tế nhị và một nội dung trữ tình
thực sâu sắc." Về mặt làn điệu âm nhạc, sau thế kỷ XVIII, cũng mở ra sự giao
lưu rộng rãi Bắc Nam..."nên các nhạc điệu, ca hát miền Nam, miền Trung, các
điệu Lý, Dặm, phường Vải…được dịp đến Bắc Ninh nhiều hơn trước và có
nhiều ảnh hưởng đến DCQH. . Những năm đầu của thế kỷ XX, nghệ thuật chèo,
nhà tơ, Cải lương Nam Bộ, ca Huế... phát triển, gia nhập vào Quan họ, khiến
nhiều bài được Quan họ cải biên từ hát chèo (con chim khoan đề, Gánh vàng đi
đổ, Trống cơm,...) từ hát Nhà Tơ (ca trù) như: Nhất quế nhị Lan, Giọng
Quỳnh,chim khơn đỗ nóc thầu dầu, Bút h thảo,... Có ý kiến còn cho rằng phần
lớn những giá trị nghệ thuật âm nhạc và thơ ca Quan họ là phần sáng tạo của con
người cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhất là những bài có làn điệu âm nhạc và
lời ca hay. ý kiến này căn cứ vào sự trau chuốt của lời ca và sự mở rộng giao lưu
về âm nhạc Quan họ với âm nhạc nhiều miền của đất nước, nhất là bài bản trong
hệ thống giọng Vặt.Tuy nhiên, về nguồn gốc, cần phân biệt một quá trình của sự
hình thành và sự thành hình của sinh hoạt văn hóa Quan họ nói chung và tiếng
hát Quan họ nói riêng. Cho rằng có nguồn gốc chung với dân ca giao duyên của
người Việt và các dân tộc thiểu số gần gũi, bởi lẽ, dân ca Quan họ có cái lõi ít
biến đổi nhất là đối đáp giao dun nam nữ. Nói vậy, chỉ đúng một phần, vì

chưa thấy rõ những đặc trưng quan trọng khác của dân ca Quan họ cả về âm
nhạc, lời ca, lề lối sinh hoạt ca hát. Ai cũng biết rằng, dân ca Quan họ so với mọi
3


loại dân ca của người Việt và các dân tộc thiểu số là một bước tiến mới về chất
và lượng của trình độ âm nhạc dân gian, thơ ca dân gian, nghệ thuật ca hát dân
gian, những lề lối, quy ước về sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian,... phải có
những điều kiện như thế nào đó là đạt tới trình độ văn hố, nghệ thuật cao ở mức
độ nào đó khiến dân ca Quan họ khơng thể là hát Ví, hát Ðúm, hát Trống quân,
hát Ghẹo,... mà là hát Quan họ như hệ thống giá trị nhiều mặt về văn hố, nghệ
thuật mà ngày nay ta cịn nhận biết. Nhiệm vụ của việc tìm nguồn gốc, quá trình
phát triển dân ca Quan họ cần minh chứng những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã
hội, văn hoá... của thời điểm hình thành dân ca Quan họ với những giá trị văn
hố, nghệ thuật đặc trưng. Khơng thể chỉ dừng lại ở nguồn gốc của dân ca giao
duyên nói chung. Về quá trình phát triển của DCQH, nhiều ý kiến lấy mốc thời
Lý, Trần (XI-XIV) rồi thời Lê sơ (XV), thời Lê Trung hưng (XVIII), thời
Nguyễn (XIX) là những chặng tiến triển khác nhau, đưa dần DCQH đạt đến
những đỉnh cao của cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, nếu đối chiếu
với những cơng trình nghiên cứu về thơ ca và thể loại thơ trong lịch sử thơ ca
Việt Nam, thì trước thế kỷ XVI chưa thể tồn tại phổ biến loại thơ lục bát, trong
khi đó, lời của những bài ca được thừa nhận là cổ nhất như Hừ La, La rằng và
tuyệt đại bộ phận lời ca đều là loại thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Vậy có thể
giả định rằng dân ca Quan họ với hệ thống bài ca cổ nhất mà ta nhận biết đến
hơm nay, về cơ bản được hình thành khoảng cuối thế kỷ XVI.Hiện nay vẫn chưa
có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của Dân ca quan họ trong lịch sử.
Đối chiếu lời của các bài quan họ trong sự phát triển của Tiếng Việt, có thể nghĩ
rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao vào giữa thế kỉ XVIII, Chủ nhân
của quan họ là những người nông dân Việt (Kinh), chủ yếu sống bằng nghề
trồng lúa nước.

2. Đặc điểm dân ca quan họ
Dân ca quan họ là hát đối đáp nam,nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân,mùa
thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp
nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp
4


hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát của hai người phải
hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ,ca dao có từ ngữ trong
sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đơi, khơng có nhạc đệm kèm theo. Có 4 kỹ
thuật hát đặc trưng : Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có 3 hình thức chính :Hát
canh,hát thi lấy giải,hát hội. Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn
giữa các bọn quan họ,tục “ngủ bọn”.
Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành
hồng, nữ thần, một đơi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực.Trong số các lễ hội
làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) mở vào 13
tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.Quan họ có các hình thức: hát thờ, hát hội,
hát thi lấy giải, hát canh. Hát canh giữa bọn quan họ làng sở tại và bọn khách,
ngoài bài Mời nước, Mời trầu, là 3 chặng hát: giọng Lề lối, giọng Vặt, giọng Giã
bạn.
Hát quan họ là hình thức hát đôi đồng giọng: người hát dẫn, người hát luồn,
hát đối đáp dẫn giọng, luồn giọng một cách điêu luyện. Giọng của hai người hát
cặp với nhau phải tương hợp đến mức hai giọng trở thành một để tạo ra một âm
thanh thống nhất. Có 4 kỹ thuật hát quan họ là: nền, rền, vang, nảy. Hát quan họ
khơng chỉ địi hỏi hát tròn vành, rõ chữ, mượt mà, duyên dáng, bằng nhiều kỹ
thuật như: rung, ngân, luyến, láy mà còn phải hát nảy hạt. Kỹ thuật nảy hạt của
các nghệ nhân quan họ tuy có nét chung với lối hát chèo và ca trù nhưng lại rất
riêng, khó lẫn. Tùy theo theo cảm hứng và thị hiếu của người hát, những hạt nảy
có thể lớn nhỏ về cường độ.
Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với hơn 400 bài ca. Lời một bài ca

có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là phần cốt lõi, phản ánh nội dung
của bài ca, lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngồi lời ca chính, là tiếng đệm,
tiếng đưa hơi như i hi,ư hư, a ha v.v…
Dân ca quan họ chủ yếu là nghệ thuật phổ lời ca dao và thơ. Nghệ thuật này
đòi hỏi phải sử dụng những tiếng phụ, lời phụ bên cạnh những tiếng chính, lời
chính nhằm làm cho tiếng hát trơi chảy, bổ sung ý nghĩa cho lời ca chính, làm
5


cho lời ca them phong phú, linh hoạt, tăng cường tính nhạc của bài ca, phát triển
giai điệu, làm cho âm nhạc của bài ca trở nên sinh động, bố cục trở nên hợp lí.
Khơng dung tiếng phụ, lời phụ, lời ca dễ đơn điệu, mất cân đối.
Chuyển điệu thức là hiện tượng đặc biệt của Dân ca quan họ với 2 hình thức:
cách biệt và nối liền. Nghệ nhân ghép hai, ba âm giai ngũ cung trong một bài
hát, đã khéo vận dụng nhiều dạng điệu thức khác nhau. Duy trì ở một mức độ
nhất định lối cấu trúc mở, họ đã kết hợp một số mơ hình cấu trúc tương phản và
những thủ pháp đan điệu, chuyển điệu trong cùng một hệ thống ngũ cung hoặc
chuyển hệ để phá vỡ sự đơn điệu trong một bài.Bút pháp chuyển điệu điêu luyện
đưa quan họ Bắc Ninh lên đỉnh cao của nghệ thuật trong dân ca Việt Nam. Khi
hát họ sử dụng những thể thơ và ca dao nhất định của người Việt, phần lớn là
thể lục bát, lục bát biến thể, bốn từ hoặc bốn từ hỗn hợp. Lời các bài ca quan họ
đều là những câu thơ, ca dao được trau chuốt, từ ngữ trong sang, mẫu mực.
Những bài ca quan họ được sang tạo ngẫu hứng trong các kỳ hội làng, hoặc ứng
tác ngay trong một canh tác, một cuộc thi trang giải của lang. Nội dung các bài
ca thể hiện các trạng thái tình cảm của con người: nhớ nhung, buồn bã khi chia
xa, sự vui mừng khi gặp lại của những người yêu nhau, mà không được cưới
nhau theo quy định của những tập quán xã hội bằng một ngơn ngữ giàu tính ẩn
dụ.
Muốn đi hát quan họ phải có bọn: bọn nam hoặc bọn nữ.Trong một làng
quan họ thường có nhiều bọn quan họ nam, nữ. Họ tữ nguyện rủ nhau thành

bọn. Mỗi bọn quan họ thường có 4, 5, 6 người và được đặt tên theo thứ tự chị
Hai, Ba, Tư, Năm hoặc anh Hai, Ba, Tư, Năm. Cũng có bọn quan họ có tới anh
Sáu, chị Sáu. Nếu số người đơng tới 7,8 người thì có thể đặt tên anh Ba, Tư (bé),
chị Ba, Tư (bé) v.v…mà không đặt anh Bảy, Tám, chị Bảy, Tám. Trong các sinh
hoạt quan họ, các thành viên của bọn quan họ không gọi nhau bằng tên thật mà
gọi theo tên đặt trong bọn. Tuy xưng hô theo thứ tự nhưng bọn quan họ ln
sống bình đẳng, thương yêu nhau.

6


Dân ca quan họ Bắc Ninh tồn tại trong một mơi trường văn hóa với những
tập qn xã hội riêng. Đầu tiên là tập quán kết chạ giữa các làng quan họ. Trong
44 làng quan họ cổ của tỉnh Bắc Ninh đã có 33 cặp kết chạ, chiếm gần 80%
trong tổng số các làng quan họ. Tục kết chạ ở các làng quan họ khác biệt với tục
kết chạ ở các địa phương khác trong vùng châu thổ Bắc Bộ. Đó là sự kết chạ
bằng một hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian. Từ tục kết chạ, trong các bọn
quan họ xuất hiện một tập quán xã hội đặc biệt là tục kết bạn quan họ. Mỗi bọn
quan họ của một làng đều kết bạn với một bọn quan họ ở làng khác theo nguyên
tắc quan họ nam kết bạn với quan họ nữ và ngược lại. Với các làng đã kết chạ,
trai gái trong các bọn quan họ đã kết bạn không được cưới nhau. Không chỉ ca
hát, họ còn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, khi gia đình mỗi người trong bọn có việc
hiếu, việc hỉ. Với họ, Quan họ là một thành tố không thể thiếu trong cuộc sống
của họ.
Nói đến quan họ bắc ninh là nói đến ẩm thực quan họ. Miếng trầu của người
quan họ có hai loại: giầu têm cánh phượng và giầu têm cánh quế. Cơm quan họ
dung mâm đan, bát đàn, các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của
từng làng, nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giị lụa, thịt lợn nạc, đặc biệt
khơng dung thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng.
Khác biệt của Dân ca quan họ Bắc Ninh so với các loại hình dân ca ở Việt

Nam trong việc truyền dạy là tục ngủ bọn. Sau một ngày lao động, đêm đến, bọn
quan họ, nhất là thiếu niên nam, nữ từ 9 đến 16, 17 tuổi thường rủ nhau ngủ bọn
nhà ông/bà Trùm để học câu, luyện giọng: phải học đủ lối, đủ câu, luyện giọng
sao cho vang, rền, nền, nảy, tập nói năng, ứng xử, giao tiếp và phải biết đặt câu,
bẻ giọng, ứng đối kịp thời. Yêu cầu đặt với tục ngủ bọn là liền anh/liền chị phải
ghép và luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng nhau để đi hát.
Trong trang phục quan họ có sữ phân biệt: trang phục của người nữ quan họ
gồm nón ba tầm hoặc nón thúng quai thao, khăn vấn tóc (khăn vấn và khăn mỏ
quạ), yếm, áo, váy, thắt lưng; trang phục của người nam quan họ gồm khăn xếp,
ô lục soạn, áo gồm hai loại: áo cánh bên trong và áo dai 5 thân bên ngoài, quần,
7


dép. Chiếc ơ của liền anh, cái nón của liền chị quan họ là biểu tượng chứa đựng
tín ngưỡng cổ xưa của người Việt về thế giới tự nhiên: thờ linga, yoni. Quan họ
là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt
Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất
300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một
phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi âm hàng
nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu
giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
Các làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn,
Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, cái ả, Gió mát
trăng thanh, Tứ quý...v...v...v
3. Thực trạng:
Quan họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu. Quan họ được
lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền
khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan họ trở thành một loại hình
dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính
phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu truyền trong dân gian bị biến

đổi nhiều, thậm chí khác hẳn so với ban đầu. Nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn.
Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ phát triển, nhưng ở trong bối
cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vàoViệt Nam, vấn đề bảo
tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết.
Từ những năm 70 của Thế kỷ XX, Sở Văn hóa Hà Bắc đã tiến hành sưu tầm
Quan họ. Hàng nghìn bài Quan họ, bao gồm cả các dị bản đã được ghi âm tại
các làng quan họ, với giọng hát của hàng trăm nghệ nhân. Sau khi sàng lọc và
lựa chọn, nhạc sỹ, nhà nghiên cứu Hồng Thao đã ký âm thành bản nhạc, có bổ
sung thêm một số ký tự riêng đặc trưng cho giai điệu Quan họ. Khoảng 300 bài
Quan họ hay nhất đã được Nhà xuất bản Âm nhạc in thành sách. Tuy nhiên,
hàng nghìn bài Quan họ đã được ghi âm, do các cụ nghệ nhân (đã mất) hát, phải
được bảo quản cực kỳ cẩn thận. Sở Văn hóa thể thao du lịch Bắc Ninh và Bắc
8


Giang chịu trách nhiệm lưu giữ các cuốn băng này cần phải số hóa tồn bộ để có
thể lưu giữ một cách dài lâu cho thế hệ mai sau, đó cũng là tài liệu văn hóa cần
bảo tồn giúp các làn điệu quan họ sống mãi.
Năm 1969, Đoàn Dân ca quan họ Bắc Ninh ra đời nhằm phổ biến quan họ
một cách rộng rãi. Nghệ sĩ của Đoàn áp dụng những phẩm chất về lời ca và giai
điệu của quan họ nhưng lời ca được đơn giản hóa, nhịp nhanh hơn và có nhạc
đệm để diễn ở sân khấu. Mặt khác, ở các làng, cộng đồng vẫn lưu truyền, bảo
tồn Dân ca Quan họ cổ
Ngày 20-1-2013, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh tổ chức ra mắt.Đoàn
Dân ca Quan họ Bắc Ninh nay là nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ sưu tầm, nghiêm cứu, gìn giữ và phát triển dân ca quan họ;
nhiều hình thức giới thiệu dân ca quan họ mà đoàn thể nghiệm được quần chúng
nhân dân đánh giá cao và học tập làm theo, góp phần thúc đẩy phong trào ca hát
quan họ trong tỉnh cũng như lan tỏa rộng khắp cả nước.
Tháng 5/2012 Nghệ sĩ ưu tú Thúy Hường được Nhà nước phong tặng danh

hiệu Nghệ sỹ nhân dân (Nghệ sĩ Nhân dân) – một phần thưởng cao quý sau
những năm tháng hoạt động không mệt mỏi của chị cho dân ca quan họ. Thúy
Hường cũng là Nghệ sĩ Nhân dân trẻ nhất trong 74 Nghệ sĩ Nhân dân của cả
nước được phong tặng đợt này (45 tuổi).
Đến nay từ 44 làng quan họ gốc, tỉnh Bắc Ninh đã nhân lên thành 329 làng
Quan họ mới, trong đó có 41 nghệ nhân dân ca Quan họ. Đối với thơn Viêm Xá,
xã Hịa Long, TP Bắc Ninh, nơi được coi là Thủy tổ dân ca Quan họ Bắc Ninh
đã có nhiều giải pháp khơi phục, bảo tồn dân ca Quan họ, nhất là các bài Quan
họ cổ.
Về ẩm thực Quan họ, khôi phục lại " Mâm đan, bát đàn" đó là những vật
dụng của người quan họ khi mời thực khách dự ẩm thực quan họ. Xây dựng
phòng trưng bày văn hóa quan họ, giới thiệu diu sản với bạn bè trong nước, quốc
tế. Các phương tiện thông tin đại chúng tăng 9văn hóa Quan họ.

9


III. QUAN ĐIỂM VỀ QUAN HỌ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Bắc Ninh- “cái nơi” hình thành và phát triển lịch sử, văn hóa của dân tộc
Việt Nam, quê hương của đình, chùa, lễ hội và những làn điệu dân ca Quan họ
say đắm lòng người. Bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng to
lớn phát triển du lịch văn hóa mà khơng phải địa phương nào cũng có được.Thể
thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho biết sở dĩ Bắc Ninh chú trọng phát triển du
lịch gắn với văn hóa Quan họ là do Quan họ là nét văn hóa đặc trưng của Bắc
Ninh mà khơng vùng đất nào có.
Theo thống kê của ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh 80% khách du lịch đến với
Bắc Ninh để thưởng thức văn hóa Quan họ. Đây là cơ sở để Bắc Ninh xây dựng
chiến lược phát triển du lịch và nhằm thực hiện cam kết với UNESCO về bảo
tồn và lan tỏa văn hóa Quan họ. Qua đó, tỉnh Bắc Ninh vừa có thể khai thác tốt
thế mạnh của vùng vừa bảo tồn văn hóa truyền thống vốn có.

Văn hóa Quan họ khơng chỉ đơn thuần là hát Quan họ mà là tổng hòa của
nhiều yếu tố như hát Quan họ, trang phục, ẩm thực, các phong tục tập qn,
khơng gian văn hóa Quan họ…
Đến với Bắc Ninh du khách sẽ được đắm mình vào khơng gian văn hóa
những làn điệu Quan họ mượt mà, đằm thắm, liền anh áo the khăn xếp, liền chị
áo mớ ba mớ bẩy, nón thúng quai thao, tạo nên nét độc đáo mà khơng một nơi
nào có.
Theo ơng Nguyễn Xn Cơn, để phát triển du lịch gắn với văn hóa Quan họ,
tỉnh Bắc Ninh sẽ tập trung ưu tiên phát triển các điểm du lịch gắn với trải
nghiệm khám phá các giá trị văn hóa, lịch sử làng quê miền Quan họ tại xã Hòa
Long (thành phố Bắc Ninh), du lịch các làng Quan họ cổ gắn với du ngoạn sông
Cầu, trảy hội Lim (Tiên Du).
Ngồi ra, ngành văn hóa tỉnh Bắc Ninh còn quy hoạch các điểm du lịch trên
địa bàn tỉnh hầu hết đều có hát Quan họ; khuyến khích các nghệ nhân hát Quan
họ trong các lễ hội; phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên hoạt động
giới thiệu, quảng bá, phát huy giá trị của dân ca Quan họ Bắc Ninh Di sản văn
10


hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ
nhân Quan họ…
Bên cạnh đó, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và khuyến khích người dân
gìn giữ các làn điệu dân ca, dân vũ và biểu diễn nghệ thuật truyền thống, đặc
biệt là hát Quan họ.

11


CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
_vi.wikipedia.org/wiki/quan-họ

_yume.vn/chocho244/article/nguồn-gốc-ra-đời-va-phát-triển-của-quan-họ
_www.quanho.org

12



×