Tải bản đầy đủ (.pptx) (59 trang)

Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.09 KB, 59 trang )

Dân Ca Quan H B c Ninhọ ắ
Thuc hiện : Giang Thị Hồng Loan
MSSV : 2113350030
Lớp : CVI1131
1 , Sơ lược về quê hương quan họ

Dân ca quan họ (còn được gọi là dân ca quan họ Bắc
Ninh hay dân ca quan họ Kinh Bắc) là những làn điệu
dân ca của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt
Nam; tập trung ở vùng văn hóa Kinh Bắc - mà trọng
tâm là 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay. Tên gọi
Quan họ Bắc Ninh không có nghĩa tỉnh Bắc Ninh là chủ
thể chính của thể loại dân ca này, Bắc Ninh hay Kinh
Bắc được hiểu là tỉnh Bắc Ninh cũ gồm cả Bắc Giang
ngày nay. Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi di sản này
có thể thay đổi theo thời gian, do các chủ thể văn hóa
tạo ra.
Do phần lớn các làng quan họ quần tụ trên
mảnh đất Bắc Ninh, chỉ có vài làng nằm trên đất
Bắc Giang; nên người ta vẫn thường nói Kinh
Bắc ; hay có khi nói Bắc Ninh là quê hương, là
chiếc nôi sinh ra và nuôi dưỡng các làng Quan
họ.

Một vùng truyền thống.
Ngược dòng lịch sử, quê hương Quan họ có nhiều tên gọi
khác nhau và địa bàn rộng, hẹp khác nhau, qua các triều
đại. Từ xa xưa đã nổi tiếng một vùng Kinh Bắc, xứ sở của
Quan họ. Dưới thời Pháp thuộc, cuối thế kỷ XIX, từ ngày
10/10/1895 bắt đầu tồn tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Từ năm 1963 hai tỉnh đó được sát nhập lại thành một tỉnh


Hà Bắc rộng lớn với ngót hai triệu rưỡi dân và hơn bốn
ngàn rưỡi ki-lô-mét vuông,và tỉnh Hà Bắc đó được xem như
quê hương của dân ca Quan họ. Gần đây hai tỉnh Bắc Ninh,
Bắc Giang lại được tách ra.

Gian khổ nhiều, mất mát, hy sinh nhiều cho sự sống còn
của quê hương, đất nước suốt chiều dài lịch sử chống giặc
ngoại xâm của dân tộc, nên con người ở quê hương này
còn được lịch sử hun đúc phẩm chất, tình cảm yêu thương
sự sống, yêu thương con người, một phẩm chất cơ bản của
người anh hùng và người nghệ sĩ. Chính những phẩm chất,
tình cảm cao quý này sẽ chi phối mọi sáng tạo của người
dân Kinh Bắc trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực văn hoá,
nghệ thuật, trong đó, có Quan họ.
Về lịch sử phát triển văn hoá, Kinh Bắc cũng là một vùng có
những đặc điểm tương đối riêng và nổi bật. Khảo cổ học đã
chứng minh vùng Kinh Bắc có sự tụ cư lần lượt của nhiều
luồng cư dân từ lâu đời, trong đó yếu tố văn hoá Việt cổ giữ
vai trò chủ thể. Tiến trình phát triển văn hoá bản địa trên đất
này không diễn ra êm ả, xuôi dòng, mà, đã đụng đầu trực diện
với sự đồng hoá văn hoá gắn liền với mưu đồ sáp nhập lãnh
thổ của một kẻ thù mạnh, kẻ thắng trận và đô hộ quê hương
này, đất nước này, khi đứt, khi nối, hàng nghìn năm.
2, Nguồn gốc của Quan họ

Một số quan điểm cho rằng Quan họ
bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo
mang yếu tố phồn thực chứ không
phải Quan họ có nguồn gốc từ âm

nhạc cung đình, hoặc có quan điểm
nhận định diễn tiến của hình thức
sinh hoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt
nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian
qua cung đình rồi trở lại với dân gian.

Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu
và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một
nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc.
Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận.
Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa "liền
anh" (bên nam, người nam giới hát quan họ) và "liền chị" (bên nữ, người
phụ nữ hát quan họ) mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh,
liền chị với khán giả. Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ
mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có thể diễn ra
theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả
năng ứng biến của hai bên hát.
Có hai loại hình quan họ
Quan họ truyền
thống
Quan họ mới
Hai loại hình quan
họ

Quan họ truyền thống

Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ
Kinh Bắc.Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt
văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc với những quy định

nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường
tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý do người
dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát
Quan họ" Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ
yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị
kỳ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh
đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả
bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được
gọi là hát chúc, mừng, hát thờ.

"Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người
trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức "cái
tình" của bạn hát). Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn
được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích đến tận
ngày nay như : Hừ La,La rằng, Tình tang,Ban Kim Lan, Cái
ả….

Quan họ mới

Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ", là hình
thức biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu
hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ
hội, hoạt động du lịch, nhà hàng.Quan họ mới luôn có
khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán
thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau.
Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà
đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các
quốc gia trên trên thế giới.


Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới
mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài "Sông
Cầu nước chảy lơ thơ" do Mai Khanh soạn lời mới từ làn
điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan". Quan họ mới được ưa
thích hơn quan họ truyền thống không phải do không gian
và những sinh hoạt theo lề lối cổ của quan họ không còn
nữa mà một phần do hoạt động "hát quan họ" ngày nay
thường được gắn với chính quyền nhiệm vụ tuyên truyền,
giới thiệu, quảng bá quan họ trên diện rộng.

Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ
truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ
họa Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống theo hai
cách: không có ý thức và có ý thức. Dù ít hay nhiều nhưng hình
thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là cách cải biên không có
ý thức. Đa số các bài quan họ mới thuộc dạng cải biên này. Cải
biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài
bản quan họ truyền thống. Loại cải biên này không nhiều, ví dụ bài
"Người ở đừng về" là cải biên từ làn điệu "Chuông vàng gác cửa
tam quan" (Xuân Tứ cải biên).
3, Làng quan họ

Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có 23 làng quan họ, tỉnh Bắc
Ninh có 44 làng quan họ. Do chậm trễ, có tới 18 làng
Quan họ cổ ở Bắc Giang không kịp đưa vào danh sách
đề cử ban đầu. Các làng quan họ Kinh Bắc tồn tại nhiều
ở các huyện: Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du, thành phố
Bắc Ninh (còn gọi là quan họ bờ nam sông Cầu thuộc tỉnh

Bắc Ninh) và các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa
(còn gọi là quan họ bờ bắc sông Cầu thuộc tỉnh Bắc
Giang).
3, Làn điệu
o
Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho
tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng.
Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài
quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca
quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ
cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ
tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
o
Các làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo,
Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái
hờn, cái ả, Gió mát trăng thanh, Tứ quý v v v
4, Trang phục
Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền
anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan
họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ.
Do tác động của những xu hướng hóa trang hiện đại,
trang phục Quan họ cũng có những đổi thay nhất định
trong chất liệu vải, màu sắc và cả giản lược trong một số
chi tiết.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×