Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Luyen phat am qua bai hat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.67 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Luyện phát âm qua bài hát</b>



Có lẽ bạn cũng đã từng sử dụng bài hát trên lớp, và nhận thấy là học sinh rất
thích thú. Nhưng đã có khi nào bạn nghĩ đến việc dùng các bài hát riêng cho
mục đích luyện phát âm?


Có lẽ bạn cũng đã từng sử dụng bài hát trên lớp, và nhận thấy là học sinh rất thích thú. Nhưng đã có
khi nào bạn nghĩ đến việc dùng các bài hát riêng cho mục đích luyện phát âm? Các bài hát cung cấp
các ví dụ về ngơn ngữ rất thực, dễ nhớ và có nhịp điệu. Bài hát có thể là động cơ làm cho học sinh
thích nghe nhiều lần và bắt chước các thần tượng âm nhạc của các em. Qua bài viết này, chúng ta sẽ
xem xét các lĩnh vực phát âm có thể được xốy vào qua các bài hát.


 Dùng bài hát để xoáy vào âm
 Dùng bài hát để xoáy vào từ


 Dùng bài hát để xoáy vào các âm nối.
 Kết luận


<b>Dùng bài hát để xoáy vào âm</b>


Âm là đơn vị nhỏ nhất mà từ đó các từ được thành lập và có thể phân loại thành ngun âm và phụ
âm.


<b>Vì sao âm lại khó?</b>


 Vì các ngơn ngữ khác nhau theo loại âm, học sinh phải học phát âm 1 vài âm mà trước đây
các em chưa hề biết bằng cách sử dụng các bộ phận phát âm của cơ thể.


 Học sinh có thể cảm thấy khó phân biệt các âm, và có lẽ các em cũng không nhận ra được
mục tiêu của việc xoáy vào các âm.



Tuy nhiên, phát âm sai sẽ làm cho việc giao tiếp khó khăn, đơi khi làm thay đổi nghĩa của 1 nhóm từ.
<b>Bài hát có thể hổ trợ như thế nào</b>


 Bài hát là những ví dụ rất thực và dễ tiếp cận của văn nói tiếng Anh. Vần của bài hát cung cấp
cho người nghe sự lập lại của các âm tương tự.


 Học sinh thường chọn nghe các bài hát được hát nhiều, qua đó các em sẽ tiếp cận các âm 1
cách gián tiếp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Để làm rõ các âm cụ thể nào đó cho học sinh, hãy thiết lập các hoạt động dựa trên vần điệu của bài
hát.


 Hoạt động 1


Thay thế 1 số vần trong bài hát bằng các khoảng trống. Học sinh nghe bài hát và điền từ vào khoảng
trống. Sau đó có thể cho những học sinh có óc phân tích tốt phân loại các từ theo âm.


Hoặc làm rõ sự khác biệt giữa các âm bằng cách dùng lời bài hát để cho học sinh thấy là thay đổi 1 âm
có thể làm đổi nghĩa như thế nào (ở các cặp âm tương tự)


 Hoạt động 2


Chọn 6 từ trong 1 bài hát mà từ đó có thể tạo thành các cặp từ có âm tương tự


 heaven - even
 hunger - anger


 man - mad


(Trích từ bài hát 'Imagine' của John Lennon)



 Ghi các cặp từ rời ra trên các thẻ bìa cứng và phát cho mỗi nhóm 5 hoặc 6 học sinh 1 nhóm
từ. Sau đó yêu cầu học sinh nối các từ lại theo đúng cặp. Các em sẽ nghe bài hát và đánh dấu các
từ nối đúng. Sau đó dùng lời bài hát để kiểm tra lại các cặp từ mà học sinh đã nối.


<b>Dùng bài hát để xoáy vào từ</b>


Từ là sự kết hợp của âm thanh với nhau để tạo thành nghĩa. Một từ được phát ra thành các âm tiết,
thường thì sẽ có 1 âm tiết được nhấn mạnh (trọng âm) và các âm tiết còn lại là âm nhẹ (khơng nhấn
âm).


<b>Vì sao từ lại khó?</b>


 Ngay cả khi 2 ngơn ngữ có cùng các từ thì số lượng âm tiết cũng không phải luôn giống nhau.
 Mỗi từ tiếng Anh có cấu trúc nhấn âm riêng, với các quy tắc rất phức tạp để có thể hướng dẫn


cho học sinh hiểu được.


 Các âm nhẹ là chủ yếu trong tiếng Anh, cho dù học sinh thường thấy là khó tin điều này.
Ngồi ra, tập trung nhiều vào vấn các âm nhẹ có thể dẫn đến kết quả là thành ra quá nhấn mạnh
vào các âm này (thay vì làm nhẹ đi)


<b>Bài hát có thể hổ trợ thế nào</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 Những bài hát tạo cảm giác thoãi mái sẽ đưa học sinh đến lĩnh vực phát âm phức tạp này một
cách nhẹ nhàng.


 Bài hát chứa đựng vơ vàn các ví dụ của các âm tiết nhẹ, làm cho học sinh nhận thấy được
cách phát âm của tiếng Anh.



<b>Cách vận dụng</b>


Để cho học sinh nhận biết được số âm tiết / trọng âm của từ, các hoạt động cần nhắm vào các từ cụ
thể, đặc biệt là các từ mà nhạc của bài hát làm cho cấu trúc nhấn âm rõ hơn.


 Hoạt động 3


Phát lời bài hát trong đó có 1 vài từ cho học sinh đoán số âm tiết, chừa 1 khoảng trống cạnh mỗi từ để
học sinh ghi vào số âm tiết. Sau đó cho học sinh nghe và kiểm tra lại phần các em đã đoán.


 Ở cấp độ cao hơn, lập lại hoạt động và cho học sinh gạch dưới các âm tiết được nhấn âm
trong khi các em nghe. Sau đó cho học sinh luyện tập các từ này và hát cả bài.


<b>Dùng bài hát để xoáy vào âm nối</b>


Nối âm là 1 cách rất tự nhiên khi nói, mà qua đó các từ được nối lại với nhau và 1 số từ nhất định sẽ
được nhấn mạnh, chứ khơng phải mỗi từ đứng riêng lẽ. Hình thức rút gọn (2 từ thành 1) là 1 ví dụ rõ
nhất về nối âm mà ngay cả trong cách viết cũng chịu ảnh hưởng.


<b>Vì sao nối âm lại khó?</b>


 Học sinh thường học từng từ một, và đặc biệt là ở cấp độ thấp, các em có khuynh hướng phát
âm từng từ riêng lẽ.


 Học sinh thường có quan niệm sai lầm là hình thức rút gọn là khơng đúng, chỉ được dùng
trong tiếng lóng.


 Khơng phải tất cả các từ trong 1 cụm từ đều được nhấn âm như nhau.


<b>Bài hát có thể hổ trợ như thế nào</b>



 Các bài hát, đặc biệt là bài đồng ca cung cấp các ví dụ rất thực và dễ nhớ về cách phát âm của
các cụm từ đến mức độ học sinh thấy rằng khó mà tách các từ ra. Và như vậy nhạc giúp làm rõ
hơn nữa “cách luyến láy” của từ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Cách vận dụng</b>


Hãy dùng các bài hát chứa thật nhiều các dạng rút gọn của từ để cho học sinh thấy dạng rút gọn trong
tiếng Anh là rất tự nhiên.


 Hoạt động 4


Ghi lại dạng đầy đủ của lời bài hát đã được rút gọn.


o 'I am wondering why'
o 'I cannot see'


 Cho học sinh nghe và nhận ra các từ đã được rút gọn. Khi nghe lần thứ hai, các em sẽ viết lại
các từ rút gọn.


o 'I'm wondering why'
o 'I can't see'


 Hoạt động này có hiệu quả tốt ngay cả với học sinh cấp độ thấp.


Để giúp học sinh nghe cách luyến láy các từ trong các cụm từ, hãy chọn các giai điệu dễ nhớ để học
sinh lấp các từ vào.


 Hoạt động 5



Cho học sinh nghe từng dòng của bài hợp ca, cho các em ngân nga theo cho đến khi nào quen với giai
điệu của bài hát.


 Theo nhóm, học sinh sắp xếp lại các dòng của bài hát trên các mảnh giấy bằng cách nhớ lại
giai điệu của bài hát.


 Có thể cho học sinh thực hiện các hoạt động khác để làm rõ các từ nhấn âm trong các cụm từ,
và chỉ tập trung hát các cụm từ này, thay thế các chỗ còn lại bằng ‘mmm’. Cuối cùng cho học sinh
thực hành và biểu diễn để thi hát.


 Hoặc có thể cho các nhóm học sinh có óc sáng tạo hơn tự đặt lời theo giai điệu của bài hát.
<b> Kết luận</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Cuối cùng là lời cảnh báo: bài hát là các sản phẩm mang tính sáng tạo, vì thế hãy chuẩn bị để giải
thích với học sinh những trường hợp đơi khi có ‘phát âm sai’!


<b>Tài</b> <b>liệu</b> <b>đọc</b> <b>thêm:</b>


<i><b> Sound</b></i> <i>Foundations by</i> Adrian Underhill


<i>Pronunciation by</i> Dalton and Seidlholfer


<i>How</i> <i>to</i> <i>Teach</i> <i>Pronunciation by</i> Gerald Kelly


<i>Teaching</i> <i>English</i> <i>Pronunciation by</i> Joanne Kenworthy


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×