Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá hại trà hoa vàng tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

LÝ THỊ THIM
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ HẠI
TRÀ HOA VÀNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K48 - TT - N02

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020


Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Phương Oanh
: TS. Dương Thị Nguyên

Thái Nguyên – năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Tôi đã luôn luôn nỗ lực, cố gắng và trung thực trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa
từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình khoa học nào khác. Mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thơng tin
trích dẫn, sử dụng trong khóa luận được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2020

Sinh viên

Lý Thị Thim


ii


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hồn thành bài báo
cáo khóa luận tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên với tên đề tài: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá hại Trà
hoa vàng tại huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh’’.
Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ và chỉ bảo của các thầy
giáo, cô giáo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thấy cô
khoa Nông học đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và kỹ năng
trong suốt thời gian học tập ở trường để em có những kiến thức nền tảng phục vụ
cho cơng việc thực tập, cũng như công việc thực tế của em sau khi ra trường.
Cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Nguyễn Thị
Phương Oanh và TS. Dương Thị Nguyên - giảng viên hướng dẫn em trong
suốt q trình thực tập. Các cơ ln giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tận tình
cho em những kiến thức lý thuyết, thực tế cũng như các kỹ năng trong thời
gian thực tập và viết bài báo cáo, chỉ cho em những thiếu sót, sai lầm của
mình, để em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất.
Qua đây em cũng xin cảm ơn viện bảo vệ thực vật đã tạo điều kiện cho
em tham gia đề tài, cũng như giúp đỡ em trong q trình thực tập.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình
độ và kinh nghiệm nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự
cảm thơng, đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn để khóa
luận tốt nghiệp được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2020

Sinh viên


Lý Thị Thim


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Nghiên cứu về sâu hại và biện pháp phòng trừ Trà hoa vàng trên thế giới
và Việt Nam. ..................................................................................................... 6
2.2.1. Nghiên cứu về sâu hại và biện pháp phòng trừ sâu hại Trà hoa vàng trên
thế giới. .............................................................................................................. 6
2.2.2. Nghiên cứu về sâu hại và biện pháp phòng trừ sâu hại trà hoa vàng ở
Việt Nam. ........................................................................................................ 12
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19


iv

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 19
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 19
3.2.2. Thời gian ............................................................................................... 19
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. .................................................... 19
3.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 27
4.1. Thành phần sâu hại Trà hoa vàng ............................................................ 27
4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu cuốn lá (Cacoecia eucroca) hại trên
cây Trà hoa vàng thực hiện ở phịng thí nghiệm tại Viện bảo vệ thực vật. .......... 28
4.2.1. Thời gian phát dục và vòng đời của sâu cuốn lá hại cây Trà hoa vàng......... 28
4.2.2. Khả năng sinh sản của sâu cuốn lá hại cây Trà hoa vàng. .................... 29
4.2.3. Tỷ lệ sống sâu non của sâu cuốn lá hại cây Trà hoa vàng. ................... 30
4.3. Quy luật phát sinh phát triển của sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng. ............. 32
4.4. Đánh giá hiệu lực thuốc sinh học đối với sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng........ 33
4.5. Đánh giá hiệu lực thuốc hóa học đối với sâu cuốn lá hại trà hoa vàng........ 35
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 37
5.1. Kết luận .................................................................................................... 37
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Thành phần sâu hại trên trà hoa vàng ............................................. 28
Bảng 4.2. Thời gian phát dục và vòng đời của sâu cuốn lá (ngày) ................. 29
Bảng 4.3. Khả năng sinh sản của sâu cuốn lá ................................................. 30
Bảng 4.4. Tỉ lệ sống của sâu cuốn lá (%)........................................................ 31
Bảng 4.5. Quy luật phát sinh phát triển của sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng. .... 32
Bảng 4.6. Hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật sinh học với sâu cuốn lá hại Trà hoa
vàng. ................................................................................................ 34
Bảng 4.7. Hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật hóa học với sâu cuốn lá hại Trà hoa
vàng ................................................................................................. 35


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Một số hình ảnh các pha sâu cuốn lá hại trà hoa vàng ................... 31
Hình 4.2. Quy luật phát sinh phát triển của sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng ..... 33


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự.

CT


: Công thức.

DPPH

: 2,2-diphenyl-1-picrylhdrazyl

Đc

: Đối chứng.

EGCG

: Epigallocatechin gallate

HEP-G2

: Dòng tế bào ung thư ở người

KH&CN

: Khoa học và công nghệ.

LU-1

: Phổi 1

NN&PTN N

: Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn.


TB

: Trung bình.

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn.

UBND

: Ủy ban nhân dân.


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Do nhu cầu sử dụng cây Trà hoa vàng làm dược liệu quá lớn so với khả
năng cung cấp của tự nhiên nên cây dược liệu đã trở thành cây trồng quan
trọng có giá trị kinh tế cao. Đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật nâng cao năng suất và chất lượng cây dược liệu thông qua các biện pháp
như chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản và chế biến.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đóng góp lớn cho sản xuất cây Trà
hoa vàng tại nước ta như: chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và bảo
quản chế biến; tuy nhiên, nghiên cứu về bảo vệ thực vật cịn rất ít. Do đó, khi
sinh vật hại xuất hiện và gây hại trên diện rộng người quản lý và người sản
xuất gặp nhiều khó khăn để đưa ra các giải pháp xử lý; dẫn đến sản phẩm bị
giảm cả về năng suất và chất lượng, thậm trí nhiều diện tích lớn khơng cho

thu hoạch.
Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh rất thuận lợi cho sự phát triển
của nhiều loại cây dược liệu quý trong đó có Trà hoa vàng. Nhiều lồi cây
dược liệu có giá trị cao trong y học phát triển tự nhiên trong các khu rừng trên
địa bàn tỉnh. Số liệu thống kê năm 2017, tồn tỉnh có 948 lồi cây thuốc thuộc
182 họ, 561 chi khác nhau. Với tiềm lực tự nhiên đó, ngành Y tế tỉnh đã và
đang xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Dược Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung hình thành vùng bảo tồn, phát
triển cây dược liệu tập trung tại Vườn cây thuốc quốc gia Yên Tử và Thung
lũng dược liệu Ngọa Vân - Yên Tử. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã phê duyệt
Quy hoạch thành lập 01 khu bảo tồn đa dạng sinh học, 01 vườn bảo tồn và
phát triển cây thuốc và các vùng trồng cây dược liệu tại: Đơng Triều, ng Bí,
Hồnh Bồ, Ba Chẽ, Tiên n và Bình Liêu (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2018).


2

Trà hoa vàng vừa là cây dược liệu quý, vừa có thể trồng làm cây
cảnh, do đó đem lại giá trị kinh tế rất cao. Trà hoa vàng tươi có giá từ 1-1,3
triệu đồng/kg và hoa Trà hoa vàng khô có giá 14-15 triệu đồng/kg. Hiện nay,
140 ha Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ, chiếm tỉ lệ lớn nhất tỉnh Quảng Ninh,
phân bố chủ yếu ở các xã Thanh Sơn (40,3 ha); Đồn Đạc (36 ha) và Đạp
Thanh (27,6 ha). Năm 2019, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch được 31,6 ha diện
tích trồng Trà hoa vàng đạt tiêu chuẩn cho ra sản phẩm OCOP (UBND tỉnh
Quảng Ninh, 2019).
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Quảng Ninh có chủ trương phát triển
thành một trong những trung tâm cây dược liệu lớn nhất cả nước, nhiều loại
cây dược liệu trong đó có trà hoa vàng đã và đang dần được đưa vào trồng thử
nghiệm và sản xuất tại đây. Qua theo dõi và ghi ghép phát hiện thấy cây Trà
hoa vàng bị tấn cơng bởi 12 lồi sâu hại như: rệp vảy, sâu cuốn lá, sâu ăn lá,...

trong đó phải đặc biệt kể đến sâu cuốn lá xuất hiện với tần xuất rất nguy hiểm
và gây hại nặng trên trà hoa vàng. Vì vậy nên để phát triển bền vững cây Trà
hoa vàng cần phải có nghiên cứu cơ bản về bảo vệ thực vật để hiệu rõ bản
chất của sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng và đề xuất các giải pháp phòng chống
một cách kịp thời để nâng cao được năng suât cũng như chất lượng của cây
Trà hoa vàng.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ,
Tỉnh Quảng Ninh”
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định loại thuốc có nguồn gốc sinh học, hóa học phịng trừ sâu cuốn lá
đạt được hiệu lực cao cho cây Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần sâu hại hại Trà hoa vàng.


3

- Nghiên cứu quy luật phát sinh và phát triển của sâu cuốn lá hại Trà
hoa vàng
- Xác định hiệu lực của một số thuốc sinh học đối với sâu cuốn lá hại
Trà hoa vàng.
- Xác định hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với sâu cuốn lá hại
Trà hoa vàng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thông tin khoa học cơ bản về
một số biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học và là tài liệu tham

khảo nghiên cứu về quản lí sâu hại cây Trà hoa vàng.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xác định một số biện pháp
kỹ thuật quản lý được sâu cuốn lá hại Trà hoa vàng nhằm ổn định năng suất,
góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và các tỉnh
trồng Trà hoa vàng nói chung.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu cây
Trà hoa vàng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Theo hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan, vị trí phân loại của chi
Camellia L. có thể được tóm tắt như sau:
Giới: Thực vật (Plantae)
Ngành: Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp: Sổ (Dilleniidae)
Bộ: chè (Theales)
Họ: Chè (Theaceae)
Trà hoa vàng thuộc cây bụi hoặc cây nhỏ, cành nhẵn hay có lơng. Lá
thường có cuống, đơn, mọc so le, khơng có lá kèm, chóp lá nhọn, có đầu nhọn
hoặc kéo dài thành đi, gốc lá hình nêm hẹp, nêm rộng, trịn hay hình tim,
mép có răng cưa nhọn hoặc tù. Hoa đều, lưỡng tính, kích thước lớn hoặc nhỏ,
mọc đơn độc ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa màu đỏ, trắng hoặc vàng, cuống
hoa ngắn hoặc gần như khơng có cuống. Có từ 2-10 lá bắc, mọc xoắn trên
cuống hoa, có 4-19 cánh hoa hợp 1 phần ở gốc cùng với vòng nhị ngồi. Nhị
nhiều, dính với nhau ở phần gốc, vịng nhị phía trong rời nhau, chỉ nhị dài.

Bầu trên có 1-5 ơ, 1-5 vịi nhụy, dạng sợi, rời hoặc dính nhau; bầu và vịi nhụy
nhẵn hay phủ lơng mịn. Quả nang, hình cầu dẹt hoặc hình trứng, khi khơ chẻ
ơ từ trên xuống thành 3, 4 hay 5 mảnh; vỏ quả dày hay mỏng, hóa gỗ. Có 1
đến nhiều hạt trong mỗi ơ, hình cầu, nửa cầu hay hình nêm, vỏ hạt màu nâu,
nêu hạt giẻ nhạt hoặc nâu hồng, phủ lông hay nhẵn (Agarwal, B., U. Singh &
M. Banerjee, 1992).
Cây trồng nói chung và cây Trà hoa vàng nói riêng có thể bị sâu phá
hại ở tất cả các bộ phận của cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển,
làm giảm năng suất, phẩm chất, thậm chí khơng cho thu hoạch. Quảng Ninh
có điều kiện tự nhiên thuận lợi để cây Trà hoa vàng sinh trưởng tốt bên cạnh


5

đó thì đó cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu phát triển. Sâu làm giảm
đáng kể năng suất và chất lượng của cây trồng nên công tác nghiên cứu sâu
hại càng phải được chú trọng.
Cây Trà hoa vàng tại Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của
một số loại sâu hại, đặc biệt là sâu cuốn lá.
Theo báo cáo của chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho thấy sâu
cuốn lá trà có đặc điểm hình thái và tập tính gây hại như sau:
Trưởng thành đẻ trứng ở mặt dưới của lá hay bìa lá, sâu non nở ra di
chuyển đến đầu ngọn và nhả tơ cuốn các lá lại với nhau và ăn biểu bì lá. Đặc
điểm của sâu cuốn lá sâu tuổi lớn di chuyển đến gần mép lá cắn đứt và cuốn
thành tổ nhỏ để ẩn nấp, gặm phần mơ biểu bì lá hoặc ăn khuyết lá trà. Sâu
phát triển mạnh từ tháng 3-5, khi mà lộc non phát triển. Sâu phá hại trên lá và
búp non, lá bị hại phát triển chậm. Sâu non đẫy sức hóa nhộng ngay trong tổ
lá bị cuộn lại.
Đặc điểm hình thái: sâu trưởng thành cánh nhỏ giống hình chữ nhật
rìa cánh có lơng dài, cánh trước màu nâu có một vùng hình tam giác màu

vàng. Thân dài 5-7 mm, cánh dài 10-12 mm.
Tập tính sinh sống và gây hại: Bướm đẻ trứng ở mặt dưới của lá hay
bìa lá, sâu non nở ra chui vào lớp biểu bì lá. Sau 5-6 ngày sâu di chuyển đến
gần mép lá và cuốn thành tổ nhỏ để ẩn nấp, gặm phần chất xanh hoặc ăn
khuyết lá trà. Sâu phát triển mạnh từ tháng 3-5. Mỗi năm có từ 4-6 lứa. Vòng
đời của sâu từ 33 – 40 ngày. Sâu phá hại trên lá và lá non, lá bị hại phát triển
chậm, phẩm chất trà kém.
Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá hại
Trà hoa vàng là điều cần thiết, để đáp ứng được yêu cầu cấp bách về sản xuất
Trà hoa vàng đạt năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu
sử dụng Trà hoa vàng của thị trường hiện nay.


6

2.2. Nghiên cứu về sâu hại và biện pháp phòng trừ Trà hoa vàng trên thế
giới và Việt Nam.
2.2.1. Nghiên cứu về sâu hại và biện pháp phòng trừ sâu hại Trà hoa vàng
trên thế giới.
 Nghiên cứu về sâu hại Trà hoa vàng.
Trà là loại cây có giá trị cao, thích nghi tốt với khí hậu phía nam
Carolina. Các vấn đề thường gặp trên giống trà mai (Camellia sasanqua) và
giống trà Nhật (Camellia japonica) có thể được kiểm sốt bằng biện pháp
canh tác thích hợp. Ba bệnh nguy hiểm nhất xuất hiện ở Nam Carolina bao
gồm chết dần chồi và loét thân, tàn lụi hoa và thối rễ. Côn trùng gây hại chính
tìm thấy trên cây trà là rệp vảy trà (Fioriniae theae) (Nakamura và cs., 1991).
Khơng có nhiều lồi cơn trùng gây hại cây trà; tuy nhiên, mức độ tàn
phá của chúng là rất lớn. Các chất diazinon, orthene, xà phịng diệt cơn trùng,
pyrethrins, bả có thể tiêu diệt hầu hết côn trùng hại trà, ngoại trừ bọ cánh
cứng Nhật Bản, carbaryl có hiệu quả phịng trừ tốt với côn trùng miệng gặm

nhai và bọ cánh cứng Nhật (Atlantic Coast Camellia, 1994).
*Rệp vảy
Ở phía Nam Carolina, cơn trùng gây hại trên trà phổ biến nhất là rệp
vảy. Rệp vảy chích vào mơ và hút nhựa cây làm cho cây cịi cọc. Rệp vảy có
kích thước nhỏ, vẻ ngồi của chúng đã thay đổi phụ thuộc giới tính và lồi.
Một số trơng như vảy cá nhỏ dính trên cây. Do bề ngồi khơng bình thường
đó, mật độ rệp vảy có thể đạt đến mức nguy hiểm trước khi được chú ý. Trên
trà, rệp vảy thường bám vào lá, nhưng một số loài cũng bám vào thân. Với sự
phá hoại năng nề, triệu chứng bao gồm mặt trên của lá màu vàng, ở hoa có số
lượng ít và nhỏ hơn, lá rụng, chồi non chết dần (Vieitez và cs., 1995).


7

*Rệp vảy trà (Fiorinia theae)
Là loài rệp vảy gây hại trà nghiêm trọng nhất, chúng thường bám vào
mặt dưới của lá. Rệp vảy trà có hình bầu dục với chóp thoải từ giữa song song
với 2 bên. Chúng có kích thước nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 1/20 inch. Con đực
có màu trắng, kích thước khoảng 2/3 con cái. Màu sắc con cái thay đổi trong
các màu từ nâu sẫm tới xám hoặc gần đen. Con cái đẻ từ 10-16 trứng và trứng
được bảo vệ bên dưới lớp vảy cho đến khi nở. Trong khoảng 1-3 tuần, dạng
con non màu vàng nhạt nở từ trứng được gọi là con rận. Triệu chứng điển
hình của rầy vảy trà phá hoại là vết loang màu vàng ở mặt trên của lá. Nếu
mật độ lớn, mặt dưới lá bị bao phủ bởi 1 khối như bơng.
* Rệp sáp (planococcus citri)
Có thể tìm thấy trên cây có sức sống kém, bóng râm lớn và điều kiện
q khơ là kích thích sự phát triển của rệp vảy. Rệp sáp có hình trịn nhỏ, bám
vào mặt dưới của lá và thân. Chúng có màu trắng, nâu hoặc đen, thường xuất
hiện kết hợp với kiến. Kiến bảo vệ rệp sáp và rệp nói chung để lấy phần dịch
ngọt, nhựa mà chúng tiết ra làm thức ăn. Tiêu diệt rệp sáp cũng làm kiến bỏ đi

(Miyajima và cộng sự., 1985).
* Rệp vảy bơng (Pulvinaria floccifera)
Là lồi rệp mềm, khơng những gây hại cây thuộc chi trà mà còn gây hại
chi bùi, chi tú cầu, thường xuân Anh, dây gối, phong, đỗ quyên và thủy tùng.
Con trưởng thành phẳng, đường kính 1/8 inch và màu vàng nhạt. Cũng như
các lồi khác, rệp vảy bông tạo ra lượng lớn dịch ngọt hấp dẫn kiến và đó là
nguyên nhân lá bị bao phủ bởi muội đen. Con cái trưởng thành đẻ các nang
trứng, đó là một khối trứng như bơng trắng, trong thời gian đầu mùa hè.
Trứng nở trong mùa hè, con rận (con non kích thước nhỏ di động được) sẽ đi
xung quanh tán lá để tìm chỗ ăn ở mặt dưới lá thấp hơn. Tán lá bị nặng có thể
chuyển màu xanh nhợt nhạt hoặc vàng.


8

Chúng là những côn trùng nhỏ, dễ phát hiện thường thấy trên cây non.
Chúng có màu xanh, đen hoặc nâu, có thể xuất hiện trên nụ hoa vào mùa thu và
cả mùa đông, vụ mới bắt đầu vào mùa xuân. Rệp là cơn trùng chích hút, ít gây
hại cho chi Trà và thường là môi giới cho các bệnh nghiêm trọng hơn. Giết
chúng bằng phương pháp thủ cơng có thể kiểm sốt được khi số cây bị hại ít. Có
thể tiêu diệt chúng bằng phun ước áp lực mạnh, nhưng chúng có thể làm lây lan
rệp đi xa hơn. Kiểm sốt bằng hóa chất nên chọn loại ít độc mới và quan trọng là
khả năng chọn lọc của thuốc (Atlantic Coast Camellia, 1994).
*Bọ trĩ
Chúng gây hại vào mùa Xuân và đầu mùa Hè, chúng lan rộng nhờ gió.
Biện pháp phịng trừ bọ trĩ tương tự như phòng trừ rệp.
*Sâu xanh bướm trắng
Có 2 loại được phát hiện chiếm đa số là bướm trắng bắp cải và bướm
nâu táo. Với ổ dịch lớn cần phun thuốc trừ sâu hệ miệng nhai.
*Mọt

Sự tàn phá của mọt vườn Châu Âu dễ xác định bằng quan sát các vết
cắn xung quanh mặt ngoài vỏ cây. Thiệt hại khó xác định nhưng thường tập
trung thành 1 vùng nhỏ trong vườn. Mọt hoạt động về đêm do đó việc định
dạng và bắt chúng là khơng dễ. Phương pháp truyền thống là sử dụng bẫy bả.
*Nhện đỏ
Nhện đỏ gây hại chủ yếu trong những tháng thời tiết nóng. Chúng
thường thấy trong ở những chỗ khơ, ít động, đặc biệt dọc theo hàng rào và
trong bóng nhà, nơi có mật độ đơng. Biện pháp hóa học kiểm sốt nhện đỏ
gần như khơng có hiệu quả vì nhện đỏ nhanh hình thành tính kháng thuốc. Có
thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tưới trực tiếp vào tán lá, tỉa cành trên cao và giảm
bóng râm cũng hiệu quả tốt.


9

*Nhện lơng nhung
Chúng có kích thước rất nhỏ, khó có thể nhìn thấy nếu khơng có kính
phóng đại do đó chúng thường không bị phát hiện. Triệu chứng do chúng tạo
ra là các đường có màu lạ trên mặt lá, mép lá cuộn vào trong hoặc xuống
dưới, lá sưng lên và biến dạng, sùi, màu nâu đỏ và “chổi rồng”. Triệu chứng
này thường nhầm lẫn với triệu chứng của thuốc diệt cỏ hay điều kiện sinh
trưởng. Để phòng trừ nhện lơng nhung, có thể sử dụng biện pháp sinh học
bằng nhện ăn thịt để tạo sự cân bằng trong khu vườn. Tuy nhiên, nhện ăn thịt
rất nhạy cảm với mọi loại thuốc bảo vệ thực vật hóa.
*Rầy xanh Empoasca pirisuga
Rầy xanh trưởng thành hút dịch chồi non, lá non. Con cái đẻ trứng vào
các mô chồi, cản trở sự vận chuyển chất dinh dưỡng và sự phát triển của lá
chồi. Sau khi bị hư hại, rìa của lá chồi bị cháy xém, cuộn trịn và các gân lá có
màu đỏ, thậm chí rụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cành và
lá trà hoa vàng.

Đặc điểm phát sinh sâu bệnh hại trà hoa vàng:
- Rầy xanh lá trà thường phát sinh cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau,
các loại sâu bệnh khác chủ yếu phát sinh vào tháng 5-9.
- Sâu trên lá có 8 loại, bệnh trên lá 6 loại (chiếm 87,5%), bệnh trên rễ 1
loại (chiếm 6,25%), sâu trên cành 1 loại (chiếm 6,25%).
- Mật độ trồng của Trà hoa vàng và bóng mát của cây tầng trên có ảnh
hưởng nhất định đến loại và mức độ sâu bệnh. Mật độ trồng của Trà hoa vàng
cao, sâu hại ăn lá phát triển tốt hơn. Trong cùng điều kiện mật độ trồng, vùng
rừng kém bóng mát có bệnh chấm nâu và cháy nắng nghiêm trọng hơn, côn
trùng gây hại cũng nhiều hơn.


10

 Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại trà hoa vàng.
Saha và cộng sự (2005) đã nghiên cứu tác động của dịch chiết từ 20 loài

cây sử dụng dung mơi là cồn và nước lên 4 lồi nấm gây bệnh trên cây Trà
(C. sinensis). Nhìn chung, dịch chiết của 9 lồi cây có khả năng ức chế sự
phát triển nấm bệnh, và dịch chiết cồn cho hiệu quả cao hơn dịch chiết nước.
Bào tử phân sinh của nấm Pestalotiopsis theae gây bệnh chấm xám bị ức chế
hoàn toàn bởi 2 loài dịch chiết cồn và nước từ cây cà độc dược (Datura
metel), tỏi (Allium sativum), và gừng (Zingiber officinale). Ngoài ra, dịch
chiết nước cây sầu đâu (Azadirnachta indica) và dịch chiết cồn từ cây khúc
khắc (Smilax zeylanica) và cây dương xỉ (Dryopteris filix-mas) cũng cho hiệu
quả tương tự. Bào từ nấm (Colletotrichum camelliae) gây bệnh đốm nâu, còn
gọi là cao cành trà, bị ức chế hoàn toàn bởi dịch chiết tỏi với cả 2 loại dung
môi cồn và nước. Hiệu quả ức chế tương đương với dịch chiết nước dương xỉ
và dịch chiết cồn nghệ và cà độc dược. Bệnh thối rễ Botryodiplodia
(Botryodiplodia theobromae) chỉ bị ức chế bởi dịch chiết cồn tỏi.

- Đối với rệp vảy, khi mới xuất hiện với mật độ thấp có thể dùng biện
pháp thủ công cạo bỏ khỏi cây; nếu chỉ 1 vài lá bị hại, tiến hành bắt và giết thủ
công cho hiệu quả tốt. Có thể phun dầu thực vật (loại dùng cho làm vườn) với
nồng độ 2% vào mùa xuân, sau khi cây kết thúc giai đoạn ra hoa và khơng cịn
chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh. Dầu thực vật sẽ giết nhiều con trưởng thành
và trứng bằng cách làm chúng mềm hơn. Phun kỹ toàn bộ cây, có thể phun
nhỏ giọt hoặc chảy từ mặt trên, dưới của lá, cành và thân. Phun dầu làm vườn
vào mùa phát triển giúp kiểm soát rận cũng như con trưởng thành và trứng.
Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày và phun vào buổi chiều mát. Dùng
thuốc trừ sâu diệt rệp vảy trưởng thành có thể làm chết thiên địch tự nhiên của
chúng. Do đó nên tránh sử dụng thuốc khi có thể.


11

- Đối với rệp vảy trà, chúng thường phát triển mạnh trùng với giai đoạn
ra đọt lá của cây trong mùa xn; tuy nhiên, lồi rệp vảy bơng thường xuất
hiện vào mùa hè. Để quyết định thời điểm phun thuốc trừ sâu tiếp xúc, cần
kiểm tra sự hiện diện của sâu hại bằng thẻ dính, băng dính quấn quanh cành
hoặc bằng cách đặt chồi hoặc lá bị thương vào trong túi ni lông zip và quan
sát rệp di chuyển. Tuy nhiên, một số lồi rệp vảy có sự chồng ché thế hệ với
chu kỳ xuất hiện dài hơn.
Thuốc trừ sâu diệt rệp vảy chứa 1 hoặc 1 số các chất như malathion,
cyfluthrin, bifenthrin, cyhalothrin, permethrin và carbaryl. Thuốc chứa
permethrin có thể mang lại hiệu quả tốt vì là thuốc trừ sâu hệ lá.
Sử dụng thuốc trừ sâu phun đất 1 lần trong năm vào mùa xuân bằng sản
phẩm có chứa dinotefuran để kiểm sốt lồi rệp vảy vỏ cứng. Sản phẩm chứa
imidacloprid khơng có hiệu quả với rệp vảy vỏ cứng như rệp vảy trà, nhưng
có thể kiểm sốt rệp vảy mềm như rệp vảy bông. Với cây bụi thuộc chi Trà có
thể phun imidacloprid vào mùa xuân hoặc mùa thu.

Xà phịng diệt cơn trùng
Bản chất xà phịng được tạo thành từ axit béo, axit oleic là axit béo có
hiệu quả tốt nhất được đăng ký sử dụng diệt côn trùng. Dung dịch xà phịng
diệt cơn trùng khi sử dụng sẽ không gây tồn dư trong môi trường. Axit béo
thẩm thấu vào cơ thể côn trùng và làm rối loạn chức năng tế bào, bắt đầu là
gián đoạn sự trao đổi chất, sau đó làm tắc nghẽn đường hơ hấp, cuối cùng dẫn
đến rối loạn và rò rỉ dịch tế bào, kết quả là làm chết cơn trùng. Xà phịng diệt
cơn trùng có tính chọn lọc cơn trùng, quyết định độ hiệu quả, khả năng thẩm
thấu vào bên trong cơ thể cơn trùng qua các lớp vỏ, biểu bì và ngoại bì. Do
đó, sử dụng xà phịng diệt cơn trùng an tồn cho những lồi cơn trùng có ích.
Tuy nhiên, bọ cánh cứng trưởng thành, rầy cỏ không bị ảnh hưởng do chúng
được bao quanh bởi lớp biểu bì dày (Atlantic Coast Camellia, 1994).


12

*Rầy mềm Toxoptera aurantii
Biện pháp phòng trừ:
- Khi rầy mềm phát triển mạnh, dùng dung dịch 50% Methamidophos
pha loãng 2000 lần hoặc dung dịch Dimethoate 50% pha loãng 1000 lần phun
vào nơi tập trung rầy.
- Thuốc lá 0,5 kg, vôi sống 250g thêm 10-15 lit nước ngâm một đên,
lọc bỏ cắn, phun để phòng trừ.
* Sâu khoang Prodenia litura
Phòng trừ:
- Kiểm dịch cây non, sử dụng phương pháp phòng trừ vật lý nơng
nghiệp: Trồng loại cây sâu non thích ăn bên cạnh vườn ươm nhằm phân tán
mật độ sâu.
- Sử dụng biện pháp hóa học: phun dung dịch Carbendazim 20% pha
loãng 800 lần; dung dịch bifenthrin EC 2,5% pha loãng 2000 lần hoặc dung

dịch methionine 5% pha loãng 1000 lần.
2.2.2. Nghiên cứu về sâu hại và biện pháp phòng trừ sâu hại trà hoa vàng ở
Việt Nam.
Theo báo cáo của chi cục Bảo vệ thực vật Lâm đồng thì cây Trà có một
số lồi sâu hại như sau:
* Rầy xanh: Tên khoa học: Empoasca flavescens
+ Tác hại của rầy:
- Cả rầy non và rầy trưởng thành tập trung ở phần búp lá non hút nhựa
dọc gân lá khiến lá biến dạng cong queo, trên có các đốm nhỏ vàng. Ít nghiêm
trọng hơn thì lá chè có màu tía. Nếu nặng lá ngắn hơn và khô nhất là trong
điều kiện nắng nóng lá bị khơ từ đầu đến tận nách lá. Thiệt hại do rầy không
chỉ bởi hút hết nhựa cây mà còn gây tổn thương tế bào khiến cây chậm lớn,
còi cọc, giảm năng suất và chất lượng chè.


13

- Rầy xanh là loại côn trùng gây hại lớn cho chè ở nước ta. Với chè mới
trồng, đặc biệt chè dưới 4 – 5 tháng tuổi rầy xanh có thể gây khơ búp, cây
sinh trưởng chậm, cịi cọc thậm chí có thể làm chết cây. Với cây chè lớn hơn
(thời kỳ định hình tạo tán) ít thiệt hại hơn.
+ Điều kiện phát sinh:
- Rầy thích hợp phát triển trong điều kiện râm mát, ẩm độ khơng khí cao.
Tại Lâm Đồng rầy phát sinh và gây hại nhiều trong khoảng từ tháng 5 – 12.
- Rầy trưởng thành và rầy non khơng thích ánh sáng mặt trời nên ban ngày
ẩn nấp mặt dưới lá chè, rầy thường di chuyển ngang, thấy động nhảy khỏi nơi đậu.
+ Rầy xanh
Khi rầy phát triển rộ cần phải sử dụng thuốc để diệt trừ kịp thời chỉ được
phép sử dụng thuốc có trong danh mục, hạn chế sử dụng thuốc có phổ tác động
rộng nhằm hạn chế tác hại cho thiên địch. Phát hiện kịp thời sử dụng thuốc theo

nguyên tắc 4 đúng. Sử dụng 1 trong các loại thuốc sau Abamectin (Abatox
3.6EC; Plutel

0.9 EC; Shertin 5.0EC); Abamectin 1%+ Acetamiprid 3%

(Acelant 4EC); Abamectin 17.5g/l + Alpha-cypermethrin 0.5g/l

(Shepatin

18EC); Abamectin 17.5g/l + Chlorfluazuron 0.5g/l (Confitin 18EC); Abamectin
35g/l + Emamectin benzoate 1g/l; (Sieufatoc 36EC); Thiamethoxam (Actara
25WP), Imidacloprid (Midan 10WP), phun trực tiếp vào búp chè khi rầy rộ.
* Bọ xít muỗi: (Helopetis theivora)
+ Triệu chứng tác hại:
- Trưởng thành và ấu trùng của bọ xít muỗi gây hại do hút nhựa cây ở
những phần non (búp, lá và cành non): vết chích của bọ xít muỗi làm thành
các vết sậm màu sau đó chuyển màu đen. Trưởng thành gây nên vết chích lớn
và thưa, ngược lại ấu trùng vết chích nhỏ và dày hơn. Búp và lá chè non bị
mất nhựa và biến dạng cong queo, khô và đen làm ảnh hưởng đến năng suất
và phẩm chất trà.


14

- Thiệt hại nghiêm trọng nhất của bọ xít muỗi là làm lá chuyển từ màu xanh
tối và cây còi cọc. Thường ban đầu bọ xít muỗi phát sinh chỉ với diện tích nhỏ,
sau đó lan rộng khắp ruộng khiến ruộng trông giống hiện tượng da beo
- Do sức ăn mạnh nên bọ xít muỗi gây thiệt hại lớn cho chè (bọ xít muỗi
non tuy nhỏ song do sống tập trung ở ngọn ít di chuyển nên gây thiệt hại lớn
hơn trưởng thành).

Bọ xít muỗi phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25 – 28oC, ẩm độ > 90%.
Thời gian hoạt động trong ngày tùy điều kiện thời tiết: nến trời lạnh bọ xít
muỗi hoạt động nhiều, trong những ngày nắng ấm, ít hoạt động vào sáng sớm
hay chiều tối hoặc sau mưa. Nếu trời ấm thì ngược lại, bọ xít muỗi hoạt động
nhiều vào lúc sáng sớm, chiều tối và sau cơn mua hoặc khi trời âm u nhiều
mây. Ở thời điểm nóng nhất trong ngày bọ xít muỗi thường ẩn dưới lá.
+ Biện pháp phòng trừ
Điều tra thường xuyên để phát hiện sớm sâu còn phát sinh ở diện tích hẹp và
lúc sâu mới rộ để tiến hành phun thuốc hóa học như Imidacloprid (Midan 10WP);
Oxymatrine (Vimatrine 0.6 L); Thiamethoxam (Actara 25WG, Tata 25WG); Citrus
oil (MAP Green 10AS), Abemectin (Javatin 36EC); Abamectin 17.5g/l +
Chlorfluazuron 0.5g/l (Confitin 18 EC); Abamectin 35g/l + Emamectin benzoate
1g/l (Sieufatoc 36EC); Acetamiprid (Actatoc 150 EC); Azadirachtin (Vinaneem
2SL, Vineem 1500EC) BT (Dipel 6.4DF); Beta - Cyfluthrin (Bulldock 025EC)
nhằm ngăn chặn kịp thời. Nếu phun trễ BXM đã phá hại trên diên rộng hay đang
giai đoạn trưởng thành thì hiệu quả sẽ kém.
* Nhện hại chè:
Trên cây chè có khá nhiều loại nhện hại: Nhện đỏ nâu, Nhện đỏ tươi,
Nhện vàng, Nhện sọc trắng, Nhện hồng. Trong các loài trên gây hại nguy
hiểm cho chè là loại nhện đỏ nâu, nhện đỏ tươi và nhện sọc trắng.
+ Triệu chứng gây hại:


15

- Tuy chè có nhiều lồi nhện hại nhưng ở Việt Nam nhện đỏ là loại nguy
hiểm nhất, các loại nhện khác gây hại ở nhiều nước nhưng ít gây hại ở nước ta
trừ các giống chè nhập nội.
- Nhện hút nhựa lá khiến lá đổi màu, biến dạng và khơ. Nhện thường tập
trung ở gân lá.

- Nhện là lồi rất nhỏ bé nên bằng mắt thường khó xác định tên chính
xác, người ta thường căn cứ vào đặc điểm và triệu chứng hại của mỗi loại đối
với chè để xác định tên một cách tương đối.
+ Tác hại của nhện đối với chè.
Nhện đỏ nâu: thường hại lá bánh tẻ và lá già nhưng phát triển nhiều nên
là loài gây hại nhiều nhất cho chè. Nhện hút nhựa gây rụng lá chè già ảnh
hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Khi bị hại nặng búp chè bị rụng dẫn
đến việc giảm năng suất chè, nếu bị hại trong thời gian dài gây thiệt hại nặng.
+ Điều kiện phát triển
- Sự phát triển của nhện đỏ nâu chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ.
Điều kiện thích hợp cho nhện phát triển ở nhiệt độ 20 – 30oC và ẩm độ tương
đối 49 – 94%. Với điều kiện này nhện sinh sản 22lứa/năm. Hầu hết trứng chết
ở nhiệt độ 37oC và ẩm độ 72 – 77% hoặc 90 – 94% trong vịng 6 giờ.Trứng
khơng nở ở nhiệt độ 34oC và ẩm độ 17%. Nhìn chung thời tiết khơ hạn thích
hợp cho nhện phát triển.
+ Biện pháp phịng trừ
Thăm đồng thường xuyên phát hiện trước khi nhện trở thành dịch và khi
mật độ nhện tăng cao thì cần phải sử dụng thuốc để diệt trừ kịp thời.
Thiên địch của nhện:
- Một vài loài thiên địch được xem quan trọng với nhện hại:
Nhện ăn thịt: nhện lớn, nhanh nhẹn có tiềm năng lớn như Phytoseiulus,
Amblyseius…


16

Bọ rùa đen nhỏ: như Sticholotis panctata. Các loại bọ rùa này lớn hơn
nhện đỏ 2 lần nên nhìn được bằng mắt thườn
* Bọ trĩ
+ Triệu chứng gây hại:

Chè bị bọ trĩ gây hại toàn bộ lá non trở nên sần sùi, cứng giịn, hai mép
lá và chóp lá cong lên, cọng búp có những vết nứt ngang màu xám, nơng dân
gọi là “chè ghẻ” thậm chí cây chè rụng hết lá, chè con cịi cọc khơng phát
triển được.
Ngay cả với mật số thấp của bọ trĩ ở búp càng non cũng gây giảm phẩm
chất chè bởi: Khô búp sẽ làm giòn hơn, dễ gãy cành; Sau khi chế biến chè có
vị đắng; Nước chè vàng hơn khơng có màu xanh cần có.
a. Hút nhựa khi búp chè chưa mở: ngay sau khi nở ấu trùng hút nhựa ở các
búp chè chưa mở khiến búp nhỏ đi, khơ giịn, dễ vỡ hay rụng; sau này để lại 2 vệt
nâu hay sẹo chạy dọc song song với gân chính. Cần thận trọng vì hiện tượng gần
giống nhện vàng hại tuy nhiên bọ trĩ không gây cho lá bị quăn queo như nhện.
b. Hút nhựa ở lá non đã mở: để lại các vết chích thành vệt nhạt dưới mặt
l (vệt chích này song song với gân chính của lá). Các lá bị hại có nhiều chấm
nhỏ lợt thường gọi “bạc lá”. Mặt dưới lá có nhều các hạt đen nhỏ ly ty đó là
phân bọ trĩ. Sau khi bị hại lá trở nên dày cứng hơn bình thường, màu xanh đục
tối có thể nhăn nheo hay biến dạng.
c. Hại ở cành non: bọ trĩ cũng hại ở cành non nhưng chỉ gần chồi gây vết
nhám trên bề mặt càng.
+ Điều kiện phát triển:
- Bọ trĩ thường phát triển ở những nương chè già, cằn cỗi ít phân chuồng
và khơ hạn bị cỏ dại lấn át và khơng có cây che bóng.
- Bọ trĩ thường phát sinh nhiều ở điều kiện khô và nóng, chúng thích hợp
phát triển ở điều kiện nhiệt độ 27-33oC.


17

+ Biện pháp phịng trừ
Có thể sử dụng các lồi thiên địch như bọ rùa đen nhỏ, kiến, nhện lưới.
Thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm trước khi bọ trĩ đạt mật số gây hại

kinh tế cần tiến hành phun thuốc diệt trừ. Có thể sử dụng thuốc Emamectin
benzoate (Emaben 0.2EC, Golnitor 10EC, Hoatox 0.5ME, Agbamex 1.8EC,
Abagro 4.0EC), Matrine (Agri-one 1SL, Sokupi 0.36AS), để phòng trừ bọ trĩ.
* Sâu cuốn lá:
+ Triệu chứng gây hại:
Lúc đầu sâu non nằm dưới biểu bì lá gặm chất xanh của lá, sau đó sâu
non bị ra ngồi cuốn chóp lá làm tổ và ăn khuyết lá. Sâu phá hại trên lá và
búp non, lá bị hại phát triển chậm, phẩm chất chè kém.
+ Đặc điểm hình thái và quy luật phát sinh, phát triển:
Sâu trưởng thành cánh nhỏ giống hình chữ nhật rìa cánh có lơng dài,
cánh trước màu nâu có một vùng hình tam giác màu vàng, thân dài 5-7 mm,
cánh dài 10-12 mm. Bướm đẻ trứng ở mặt dưới của lá hay bìa lá, sâu non
nở ra chui vào lớp biểu bì lá. Sau 5-6 ngày sâu di chuyển đến gần mép lá và
cuốn thành tổ nhỏ để ẩn nấp, gặm phần chất xanh hoặc ăn khuyết lá chè.
Sâu phát triển mạnh từ tháng 3-5, mỗi năm có từ 4-6 lứa. Vòng đời của sâu:
Trứng từ 4 –6 ngày; Sâu non từ 12 –14 ngày; Nhộng từ 10 –12 ngày;
Trưởng thành từ 7-8 ngày.
+ Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá
Có thể dùng thuốc: Citrus oil (MAP Green 3AS) phun kỹ lên tán chè.
Qua tổng quan tài liệu cho thấy rằng các nghiên cứu về trà hoa vàng
rất nhiều tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu về các biện
pháp nâng cao khả năng nhân giống để mở rộng diện tích, các nghiên cứu
về cơng dụng của trà hoa vàng. Có rất ít các nghiên cứu về sâu hại cũng
như các biện pháp phòng trừ sâu hại. Đặc biệt là sâu cuốn lá là một loài sâu


×