Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Khóa luận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.1 KB, 65 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, việc quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em được coi là nhiệm vụ
trọng tâm trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. Trẻ em sẽ được
phát triển một cách tốt nhất cả về mặt vật chất và tinh thần trong một mơi trường
gia đình tốt, có đầy đủ cha, mẹ. Quyền làm cha, làm mẹ và quyền làm con là
những quyền thiêng liêng, vì vậy mà việc xác định cha, mẹ, con nhằm xác định
thân phận và quan hệ huyết thống giữa các chủ thể là việc làm hết sức quan
trọng, góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình và ngồi xã hội.
Tuy nhiên, trong đời sống xã hội hiện nay, do sự hội nhập kinh tế và văn
hóa tồn cầu, nên đã nảy sinh nhiều mặt trái của xã hội, trong đó có hiện tượng
nam nữ quan hệ tình dục trước hơn nhân, nam nữ chung sống với nhau như vợ
chồng hay “sống thử”…, dẫn đến các trường hợp trẻ em được sinh ra nhưng
không biết cha, mẹ đẻ là ai, hoặc bị chính cha, mẹ đẻ chối bỏ, khơng cơng
nhận… Do đó, để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, Luật HN&GĐ năm 2000 đã dành
chương VII quy định về vấn đề xác định cha, mẹ, con.
Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con đã được quy định tương đối sớm
trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta, giữ vai trị quan trọng trong sự phát
triển của Luật HN&GĐ nói riêng và của cả xã hội nói chung. Nguyên tắc này
thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, đồng thời
thể hiện mục đích cao cả vì sự phát triển tồn diện của trẻ em, của gia đình và
của tồn xã hội.
Vì những lý do cơ bản trên, nên em chọn vấn đề: “Nguyên tắc xác định
cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tập trung tìm hiểu, phân tích và làm
sáng tỏ nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ thống pháp luật Việt Nam,


thực tiễn áp dụng nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con, qua đó có sự so sánh và


nêu lên những điểm hạn chế trong các quy định của pháp luật hoặc những khó
khăn trong việc giải quyết các vụ việc xác định cha, mẹ, con trên thực tế. Trên
cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật và việc thực hiện
nguyên tắc trên thực tế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con theo
các quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm cả về mặt lý luận và
thực tiễn áp dụng nguyên tắc. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con có yếu tố
nước ngồi khơng nằm trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so
sánh trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học
thuyết Mác - Lênin nhằm nghiên cứu nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con từ
nhiều góc độ, nhằm hiểu rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này.
4. Cơ cấu khóa luận
Luận văn được bố cục như sau:
+ Phần mở đầu.
+ Chương 1. Khái quát chung về nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con
trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
+ Chương 2. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con theo Luật Hơn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
+ Chương 3. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con theo
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
+ Phần kết luận.


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH
CHA, MẸ CHO CON TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

1.1. Sự cần thiết Nhà nước bằng pháp luật quy định nguyên
tắc xác định cha, mẹ cho con
1.1.1. Khái niệm xác định cha, mẹ cho con
Khái niệm xác định cha, mẹ cho con theo từ điển Luật học được hiểu là:
“Định rõ một người là cha hoặc một người là mẹ cho con trên cơ sở các quy
định của pháp luật”, ngoài ra cịn có khái niệm xác định con cho cha, mẹ là:
“Định rõ một người là con của cha hoặc của mẹ trên cơ sở các quy định của
pháp luật”. Tuy vậy, mối quan hệ giữa cha, mẹ và con là mối quan hệ hai chiều
và không thể tách rời, xác định cha, mẹ cho con cũng chính là xác định con cho
cha, mẹ vì sau khi xác định được ai là cha, mẹ hoặc ai là con cũng sẽ phát sinh
những quyền và nghĩa vụ theo pháp luật như nhau. Chính vì vậy, việc tách riêng
thành hai khái niệm như trong từ điển Luật học là không cần thiết mà chỉ cần
nêu khái niệm chung về việc xác định cha, mẹ, con mà thôi. Sau đây là những
khái niệm khái quát về vấn đề này:
- Trong từ điển Tiếng Việt:
“Xác định” theo từ điển Tiếng Việt là “qua nghiên cứu, tìm tịi, biết được rõ
ràng, chính xác”, vậy xác định cha, mẹ cho con là việc nghiên cứu, tìm tịi để
tìm ra nguồn gốc của một con người một cách rõ ràng và chính xác.
- Dưới góc độ sinh học – xã hội:
Xác định cha, mẹ cho con là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện mối
quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ. 1
1

Luận án tiến sĩ Luật học “Xác định cha,mẹ,con trong Pháp luật Việt Nam” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan.


- Dưới góc độ pháp lý:
Xác định cha, mẹ, con là một chế định pháp lý bao gồm các quy phạm pháp
luật, quy định về căn cứ pháp lý, thủ tục pháp lý xác định cha, mẹ, con, cơ sở để
hình thành ở các chủ thể quyền và nghĩa vụ theo luật định.2

1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc xác định cha, mẹ, con
Chế định xác định cha, mẹ, con trong Luật HN&GĐ có hiệu lực từ năm
2001 đã góp phần bảo đảm cho các trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ cơi… được chăm
sóc, ni dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất, bảo đảm cho các bà mẹ có đầy
đủ các cơ sở pháp lý để có thể xác định nguồn gốc của con mình, từ đó có thể
nuôi dưỡng đứa con một cách đầy đủ hơn và hơn thế nữa, đã bảo đảm thực hiện
triệt để nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em đã được Luật HN&GĐ quy định.
- Về mặt xã hội:
Việc xác định cha, mẹ, con là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm song lại rất
cần thiết, việc xác định đó khơng chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân từng chủ thể mà
còn mang ý nghĩa pháp luật và xã hội sâu sắc.
Quyền làm cha, làm mẹ và quyền làm con là vơ cùng thiêng liêng và quan
trọng, vì vậy việc xác định cha, mẹ, con nhằm xác định thân phận của các chủ
thể, góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình nói riêng và các mối quan
hệ ngồi xã hội nói chung. Việc xác định cha, mẹ, con sẽ đảm bảo cho trẻ em
một mái ấm gia đình thực sự, được chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục một cách
tốt nhất, được đảm bảo cả về mặt vật chất lẫn tinh thần giúp trẻ phát triển tồn
diện cả về thể lực và trí lực.
Việc xác định cha, mẹ, con một cách chính xác cũng là cơ sở cho việc tuân
thủ Hiến pháp “ Nhà nước không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con”
(Điều 64) vì góp phần xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, xóa bỏ sự kì thị, phân biệt
đối với những trẻ em được sinh ra ngồi cuộc hơn nhân, đảm bảo cho mọi đứa
trẻ sinh ra đều bình đẳng với nhau dù đứa trẻ đó ra đời từ cuộc hơn nhân hợp
2

Luận án thạc sĩ Luật học “Xác định cha, mẹ, con- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của ThS. Nguyễn Thị
Lan.


pháp hay khơng hợp pháp. Đồng thời cịn giúp cho việc quản lý dân số và hộ

tịch của nhà nước được tốt hơn.
- Về mặt pháp lý:
Việc xác định cha, mẹ cho con được quy định trong hệ thống pháp luật Việt
Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là phù hợp với Công ước quốc tế về
quyền trẻ em : “Gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự
nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em…”
Điều 64 Hiến pháp 1992 của nhà nước ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào
của xã hội. Nhà nước bảo hộ hơn nhân và gia đình” và Điều 65 “Trẻ em được
gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”.
Mặt khác, chế định xác định cha, mẹ, con còn nhằm cụ thể hóa những
nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ năm 2000 mà cụ thể là tại khoản 4, 5 và 6
Điều 2 đã quy định:
“4. Cha mẹ có nghĩa vụ ni dạy con thành cơng dân có ích cho xã hội;
con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ;…
5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con,
giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá
thú.
6. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp
đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.”
Xác định cha, mẹ, con là một chế định của Luật HN&GĐ năm 2000, phù
hợp với quy định trong Hiến pháp và BLDS, điều này thể hiện sự thống nhất
đồng bộ trong việc xây dựng pháp luật, đặc biệt đã thể hiện được tầm quan trọng
của chế định xác định cha, mẹ, con cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Khi xác định một người là cha, mẹ, con của nhau thì ngồi tình cảm máu
mủ, ruột thịt thì giữa họ cũng sẽ hình thành một quan hệ cha, mẹ, con trước pháp
luật. Điều đó cũng có nghĩa giữa họ đã có những quyền và nghĩa vụ đối với nhau
theo quy định của pháp luật. Do đó, chế định xác định cha, mẹ, con cịn là cơ sở
pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh



từ quan hệ này như: xác định dân tộc, chia tài sản thừa kế, cấp dưỡng… Mặt
khác, việc xác định cha, mẹ, con không chỉ liên quan đến mối quan hệ giữa cha,
mẹ và con mà còn liên quan đến các mối quan hệ của những thành viên khác
trong gia đình như ơng, bà với cháu; anh, chị, em với nhau… chính vì vậy, cũng
là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể trong các mối quan hệ đó
như tranh chấp trong việc ni dưỡng, cấp dưỡng…
Từ những ý nghĩa trên mà chế định xác định cha, mẹ, con từ khi ra đời đã
ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng được những nhu cầu khách quan của cuộc
sống.

1.2. Sơ lược lịch sử phát triển nguyên tắc xác định cha, mẹ cho
con trong Pháp luật Việt Nam
1.2.1. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong Pháp luật Việt Nam
thời kì phong kiến
Trong cổ luật phong kiến, việc xác định cha, mẹ, con không được đề cập
đến, chính điều này đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và
con. Mặc dù trong thời kỳ này có hai bộ luật nổi tiếng đó là Bộ luật Hồng Đức
dưới triều Lê khoảng đầu thế kỉ 15 và Bộ luật Gia Long dưới triều Nguyễn vào
thế kỉ 19. Đây là hai bộ luật điển hình, là đỉnh cao của thành tựu lập pháp Việt
Nam. Hai bộ luật này điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau, trong đó có lĩnh vực hơn nhân và gia đình, tuy nhiên lại khơng hề có một
điều luật nào quy định về nguyên tắc xác định cha, mẹ, con. Các văn bản pháp
luật của thời kì phong kiến đều nhằm củng cố, bảo vệ trật tự xã hội phong kiến,
chế độ gia đình gia trưởng và các nguyên tắc đạo đức phong kiến…
Hệ thống pháp luật ở thời kì này đều thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, đặc
biệt quan tâm đến ba mối quan hệ chủ yếu là vua tôi, cha con, chồng vợ. Mối
quan hệ cha, mẹ và con theo quan niệm đạo đức và pháp lý là tuyệt đối định đoạt
và tuyệt đối phục tùng, những đứa con sinh ra từ cuộc hôn nhân phong kiến
đương nhiên trở thành thành viên của gia đình và theo phụ hệ. Việc xác định này
hầu như là chắc chắn chính xác bởi phong tục tập quán, đạo đức truyền thống và



các nguyên tắc do luật định. Sở dĩ có thể xác định chắc chắn như vậy vì người
vợ trong gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, phải tuân theo
những lễ giáo khắt khe như “tam tịng tứ đức”, “cơng dung ngơn hạnh”, “nam nữ
thụ thụ bất thân”… Hơn nữa, nếu một người phụ nữ không đoan chính, và gây ra
hậu quả thì theo phong tục và luật định, họ sẽ phải chịu những hình phạt nghiêm
khắc, ví dụ, nếu người vợ ngoại tình thì có nghĩa là họ đã phạm vào một tội
trong “thất xuất” có nghĩa là bảy tội lớn, khi đó sẽ bị cả xã hội khinh rẻ, có thể
bị cạo đầu bơi vơi và người chồng có quyền “hành xử” vợ hoặc bỏ vợ, nhưng
không được bỏ vợ khi vợ đã thờ bố mẹ chồng được ba năm hoặc trước kia nghèo
hèn mà bây giờ phú q, hay người vợ khơng có nơi nương tựa (tam bất khứ, Bộ
luật Hồng Đức). Hoặc nếu người đàn ơng phạm tội thơng gian thì sẽ bị xử phạt
rất nặng theo Điều 401 Bộ luật Hồng Đức : “Gian dâm với vợ người khác thì bị
xử tội lưu hay tội chết…”
Chính những khn giáo khắt khe và việc xử phạt nghiêm khắc này mà
đương nhiên khi người vợ sinh con ra thì đứa trẻ đó mặc nhiên được thừa nhận
là con chung của vợ chồng. Tuy nhiên, người chồng có thể khơng thừa nhận đứa
trẻ đó nếu phát hiện thấy vợ mình khơng chính chun hoặc thông gian với
người khác. Để chứng minh, theo phong tục tập quán thì trước sự chứng kiến
của các chức sắc trong làng, họ sẽ lấy hai giọt máu của đứa trẻ và người chồng
hòa vào một bát nước lã, nếu thấy hai giọt máu khơng hịa đồng màu sắc thì đứa
trẻ đó được coi là con riêng của vợ và người khác, khi đó người chồng khơng
phải có trách nhiệm gì với đứa trẻ và có quyền bỏ vợ, cịn người vợ bị coi là
phạm một trong bảy tội lớn.
Đối với con ngoại hơn (tử hệ tư sinh) thì pháp luật thời kì này mới chỉ quy
định các hành vi tự nhìn nhận con của người cha và người mẹ đứa trẻ. Một đứa
trẻ bị coi là con tư sinh khi người đàn bà có thai mà khơng được một người đàn
ơng nào nhìn nhận hoặc người đàn bà có chồng mà phạm tội thông gian rồi sinh
con. Khi được người cha thừa nhận thì đứa con tư sinh đương nhiên trở thành

con chính thức. Tuy vậy, theo phong tục tập qn thời kì đó thì những người phụ


nữ khơng đoan chính, có con tư sinh thường bị cả xã hội lên án, kỳ thị và bị
trừng phạt rất tàn ác và đứa con cũng bị xã hội coi thường, khinh miệt cho dù
chúng chẳng hề có lỗi.
Có thể thấy, chính bởi sự ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, chế độ
gia đình gia trưởng, sự bất bình đẳng giữa người chồng và người vợ mà người
phụ nữ và trẻ em đã phải chịu nhiều thiệt thòi và nguyên tắc xác định cha, mẹ
cho con đã khơng được pháp điển hóa trong pháp luật thời kì này.
1.2.2. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong pháp luật thời kì
Pháp thuộc
Trong thời kì Pháp thuộc, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”,
đã chia nước ta thành ba miền khác nhau và ở mỗi miền ban hành từng Bộ dân
luật cụ thể:
- Ở Bắc kỳ áp dụng những quy định của Bộ Dân luật Bắc kỳ được ban hành
năm 1931;
- Ở Trung kỳ áp dụng những quy định của Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật
được ban hành từ năm 1936 đến năm 1939;
- Ở Nam kỳ áp dụng những quy định của Bộ Dân luật giản yếu được ban
hành năm 1883.
Cả ba bộ dân luật này đều có những quy định cụ thể về hơn nhân và
gia đình, mà đặc biệt là đã có những quy định riêng về nguyên tắc xác định cha,
mẹ, con.
Pháp luật thời kỳ này đều thừa nhận chế độ đa thê, cho phép người chồng
có quyền được lấy nhiều vợ, hiện tượng “năm thê, bảy thiếp” được xem là bình
thường. Điều 79 BDLBK đã quy định : “Có hai cách giá thú hợp phép: giá thú
về chính thất và giá thú về thứ thất”. Đặc biệt là đã có sự phân biệt đối xử giữa
“con chính thức” và “con hoang” (theo BDLBK) hoặc phân biệt giữa “con chính
thức” và “con ngoại tình” (theo Hồng Việt Trung kỳ hộ luật):

- “Con chính thức” là con do người mẹ có giá thú chính thức mà sinh ra;


- “Con hoang” hay “con ngoại tình” là con khơng có giá thú chính thức mà
sinh ra.
Ngun tắc xác định cha, mẹ cho con hầu như chỉ được chú trọng về việc
xác định cha, mẹ cho con trong giá thú mà thôi, tuy nhiên nhà làm luật thời kỳ
này chỉ đặt ra việc xác định cha cho con mà không có việc xác định mẹ cho con
vì quan hệ mẹ con đương nhiên được xác lập từ sự kiện sinh đẻ. Việc xác định
cha cho con, trước hết là căn cứ vào giá thú của người mẹ.
Điều 148 BDLBK quy định: “Phàm một đứa con nào do một người đàn bà
có chính đáng hơn thú bất cứ, vợ chính hay vợ thứ, thụ thai trong thời kỳ vợ
chồng đoàn tụ mà sinh con, thời người chồng người đàn bà ấy là cha đứa con
ấy, đứa con ấy gọi là đứa con chính” hay Điều 151 BDLBK cũng quy định:
“Phàm thụ thai trong thời kỳ giá thú thì cha đứa con sinh ra là người chồng”.
Đứa con chỉ được thừa nhận là “con chính thức” khi được người mẹ thụ
thai trong thời kỳ giá thú, đó là khoảng thời gian mang thai tối thiểu và tối đa
của người phụ nữ kể từ thời điểm thụ thai đến thời điểm sinh con, các nhà làm
luật đã đưa ra khái niệm tại Điều 151 BDLBK như sau: “Thụ thai trong thời kỳ
giá thú, tức là kể từ sau khi đã làm lễ cưới cách ngoại một trăm tám mươi ngày
sinh con, hay là kể từ sau khi đã tiêu hôn mà trong khoảng ba trăm ngày sinh
con”. Tất cả các văn bản pháp luật về dân sự, hơn nhân và gia đình ở nước ta
thời kỳ này đều mô phỏng theo Điều 311 và Điều 312 BLDS Cộng hòa Pháp để
dự liệu về thời kỳ thai nghén (thời gian mang thai tối thiểu và tối đa) và coi đó là
ngun tắc suy đốn pháp lý xác định cha cho con (trong giá thú - cịn gọi là con
chính thức). Tức là những đứa trẻ chỉ được cơng nhận là “con chính thức” khi
được sinh ra sau 180 ngày kể từ ngày có hơn thú hoặc là trong vịng 300 ngày
sau khi hơn thú đoạn tiêu. Do vậy, nếu đứa trẻ đó được sinh ra khi chưa đủ 180
ngày kể từ ngày bố mẹ lập hơn thú thì người cha có quyền khởi kiện không nhận
con theo Điều 153 BDLBK: “Đứa con sinh ra chưa đủ 180 ngày sau khi lập

hôn thú được suy đốn là con của người chồng và có tư cách là con chính thức
nhưng có thể bị khước từ phụ hệ”. Tuy nhiên cũng theo Điều 152 BDLBK thì


người chồng đương nhiên phải nhận con sinh ra trước khi lập hơn thú 180 ngày
là “con chính thức” khi: “1. Trước khi lập giá thú đã biêt người đàn bà ấy có
thai; 2. Đã chứng kiến việc khai sinh và ký vào chứng thư khai sinh, hay là
trong chứng thư ấy đã biên lời khai rằng không biết ký tên”.
Việc phân biệt đối xử giữa các loại con trong gia đình được thừa nhận, đặc
biệt là đối với con ngoài giá thú: “Nếu là con loạn luân hay con ngoại tình của
người mẹ thì hộ lại khơng được đăng ký sự khai nhận đứa con hoang ấy. Nếu hộ
lại đã trót khai nhận thì coi như khơng và vơ hiệu”(Điều 168 BDLBK). Con
ngồi giá thú khơng được hưởng các quyền lợi như con trong giá thú cả về
quyền nhân thân và quyền tài sản, chúng khơng có quyền mang họ của cha đẻ và
đương nhiên khơng có quyền thừa kế tài sản của người cha đó và ngay cả quyền
xin xác nhận một người là cha đẻ của mình mà pháp luật cũng khơng cho phép
“Con ngồi giá thú khơng được phép xin truy nhận cha, mẹ của mình trước tòa
án”. Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này đã có sự tiến bộ khi quy định các trường
hợp thừa nhận “con hoang” thành “con chính thức” tại các Điều 169 và Điều
170 BDLBK:
- Điều 169 quy định: “Phàm con hoang mà cha mẹ nó trước đã khai nhận,
đến sau lại có giá thú hợp phép, thì có thể cơng nhận làm con chính thức, sự
cơng nhận ấy là tự nhiên chiểu luật”;
- Điều 170 quy định: “Nếu trước khi cha mẹ đứa con hoang không khai
nhận mà sau lại có giá thú, thì cũng có thể cơng nhận con chính thức được,
nhưng khi khai giá thú cha mẹ phải kiêm khai nhận cả con mới được. Khi ấy
chứng thư giá thú phải biên lời hai vợ chồng cùng nhau nhận phân minh là cha
mẹ đứa con, mà họ tên, tuổi, ngày đẻ, chỗ đẻ đứa con phải biết rõ ràng”
Trong BDLBK cũng quy định một số trường hợp có thể xác định một
người nào đó là cha của đứa con hoang như:

- Người mẹ đứa trẻ bị bắt, bị hãm hiếp vào thời kỳ thụ thai;
- Người mẹ bị đánh lừa hứa giá thú, sính lễ;
- Người đàn ơng đã có thư từ, giấy má chứng tỏ là cha đứa trẻ;


- Hai người đã ăn ở với nhau trong thời kỳ có thể thụ thai;
- Người đàn ơng cáng đáng giúp đỡ việc ni dưỡng đứa con.
Như vậy có thể thấy rằng, vấn đề xác định cha, mẹ, con đã được quy định
khá cụ thể, chi tiết trong một chế định riêng với nội dung tương đối đầy đủ và
hoàn thiện hơn nhiều so với pháp luật thời kỳ trước đã phần nào làm căn cứ cho
việc xác định cha, mẹ, con trên thực tế dưới thời kỳ này.
1.2.3. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong pháp luật Miền Nam
từ năm 1954-1975
Thời kỳ này, nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con chủ yếu được quy định
trong các văn bản pháp luật: Luật gia đình năm 1959 dưới chế độ Ngơ Đình
Diệm (Thiên thứ ba, gồm hai chương); Sắc luật số 15/64 năm 1964 quy định về
giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng(Chương thứ ba, gồm hai tiết); Bộ Dân luật
Sài Gịn năm 1972 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (Thiên thứ sáu, gồm ba
chương).
Các văn bản này đã quy định một số điều cơ bản về nguyên tắc xác định
cha, mẹ, con, trong đó có sự kế thừa pháp luật thời kỳ trước như quy định về
việc xác định con chính thức (con trong giá thú): là người con được thành thai
trong thời kỳ hôn thú (Điều 100 SL số 15/64) hay việc xác định con hoang là:
con của cha mẹ khơng có hơn thú (Điều 100 SL số 15/64) đồng thời Điều 207
Bộ Dân luật Sài Gòn quy định: “Đứa trẻ thụ thai trong thời kỳ hôn thú là con
của chồng người mẹ”. Và trong điều luật này cũng đã quy định thời kỳ thụ thai
của một đứa trẻ trong thời kỳ hôn thú: “Được coi là thụ thai trong thời kỳ hôn
thú đứa trẻ nào sinh đủ một trăm tám chục ngày sau khi hôn thú thành lập hay
không quá ba trăm ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu”. Do trong thời kỳ này, theo
phong tục truyền thống và tập quán đạo đức, thì quan hệ mẹ con đương nhiên

được thừa nhận thông qua sự kiện sinh đẻ, việc xác định cha, mẹ, con chỉ nhằm
xác định cha cho đứa con thông qua ngun tắc suy đốn rằng nếu người mẹ có
chồng chính thức thì khi sinh con, đứa con đó mặc nhiên là con của người
chồng, dựa vào thời kỳ thụ thai đã được quy định trong luật, đó là khoảng thời


gian mang thai tối thiểu và tối đa là 180 ngày và 300 ngày. Cả ba văn bản pháp
luật này đều dự liệu dựa theo BLDS Cộng hòa Pháp, trên cơ sở y học để quy
định về thời kỳ thụ thai, nếu đứa trẻ thụ thai trong thời kỳ đó thì được coi là con
của người chồng, đây có thể coi là nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha cho
con (trong giá thú).Vậy nếu đứa trẻ sinh ra khi chưa đủ 180 ngày sau khi lập hơn
thú thì có được coi là con chính thức hay khơng ?. Điều 208 Bộ Dân luật Sài
Gòn đã quy định các trường hợp đứa trẻ đó được coi là con chính thức khi:
“Đứa trẻ sinh ra chưa đủ 180 ngày sau khi kết hôn cũng được coi là con của
người chồng, trừ khi bị người này khước từ. Sự khước từ đương nhiên được
chấp nhận ngoại trừ trường hợp người chồng:
- Trước khi kết hôn biết rằng người đàn bà đã thụ thai
- Có mặt khi lập giấy khai sinh cho đứa trẻ hay đã tự mình đứng khai sinh
cho đứa trẻ”
Nhưng nếu có sự khước từ của người chồng thì cũng phải có chứng cứ
chứng minh rằng trong thời gian từ 300 ngày đến 180 ngày trước khi sinh, vợ
chồng khơng thể gần gũi nhau vì xa cách hoặc vì tai nạn rủi ro làm cho người
chồng bất lực hoặc nếu sự sinh đẻ lại giấu diếm và nếu có sự kiện chứng minh
người chồng không thể là cha đứa trẻ (Điều 209 Bộ Dân luật Sài Gòn).
Đối với những đứa trẻ sinh quá 300 ngày sau khi hôn thú đã đoạn tiêu thì
theo Bộ Dân luật Sài Gịn cũng khơng được coi là con chính thức. Do đó khơng
cần đặt ra vấn đề khước từ phụ hệ đối với các trẻ này.
Ngoài ra, pháp luật thời kỳ này đã có điểm tiến bộ hơn khi quy định về việc
chính thức hóa con ngoại hơn, thừa nhận con ngoại hơn, truy tìm phụ hệ ngoại
hơn…

Tương tự như pháp luật thời kỳ trước, con ngoại hôn được phép thừa nhận
và việc thừa nhận này chỉ phụ thuộc vào ý chí của người thừa nhận, tuy nhiên
đối với con loạn luân hay con ngoại tình thì khơng được phép khai nhận. Điều
99 Luật gia đình năm 1959 quy định: “Những con ngoại hôn do sự phạm gian
hay sự loạn luân không được khai nhận, trừ trường hợp con ngoại hôn mà


người cha hay người mẹ cịn dính lứu hơn thú với người khác… ” và những đứa
trẻ đó “chỉ có thể được khai nhận và mang họ của người cha hay người mẹ độc
thân” (Điều 102 Luật gia đình 1959). Đồng thời, các nhà làm luật cũng đưa ra
khái niệm thế nào là con ngoại tình và con loạn luân trong Bộ Dân luật Sài Gòn:
+ Con loạn luân là con của một người đàn ông và một người đàn bà có họ
hàng vào trường hợp luật cấm kết hơn;
+ Con ngoại tình là con của một người đàn ơng đã có vợ với một người đàn
bà đã có chồng hoặc một trong hai bên đã có vợ, có chồng.
Về quyền truy tìm phụ hệ tư sinh, theo Điều 107 Luật gia đình năm 1959,
Điều 124 SL số 15/64 và Điều 229 Bộ Dân luật Sài Gịn thì phụ hệ tư sinh có thể
do Tịa án cơng nhận tun bố trong năm trường hợp:
+ Khi người đàn bà bị bắt đem đi hay bị hãm hiếp mà sự thụ thai lại đúng
vào thời kỳ bị bắt hay bị hãm hiếp;
+ Khi người đàn bà bị người ta dùng mưu chước lừa gạt, lạm dụng quyền
uy hay hứa kết hôn hay đính hơn;
+ Khi người đàn ơng bị hồ nghi là cha và người mẹ đã sống cơng khai trong
tình trạng ngoại hơn, trong thời kỳ thụ thai;
+ Khi có thư từ giấy má của người đàn ông bị hồ nghi là cha biểu lộ một sự
thú nhận rõ ràng người ấy là cha đứa trẻ;
+ Khi người bị hồ nghi là cha đã cấp dưỡng, dạy dỗ đứa trẻ với tư cách là
cha.
Về vấn đề chính thức hóa con ngoại hơn thì điều kiện để con ngoại hơn
được chính thức hóa chính là hơn thú hợp pháp của cha mẹ. Việc chính thức hóa

con ngoại hơn sẽ là đương nhiên nếu các con ngoại hôn đã được cha mẹ khai
nhận khi cha mẹ làm giá thú (khoản 1 Điều 243 Bộ Dân luật Sài Gòn) còn đối
với trường hợp các con ngoại hôn chưa được cha mẹ khai nhận cũng có thể được
chính thức hóa nếu đồng thời khi lập giá thú, cha mẹ khai nhận con ngoại hôn là
con mình.


Đối với trường hợp con ngoại hôn được khai nhận sau khi cha mẹ lập giá
thú, Điều 244 Bộ Dân luật Sài Gịn quy định: “Con ngoại hơn được thừa nhận
sau khi cha mẹ kết hôn với nhau chỉ được chính thức hóa bởi một bản án cơng
khai xác nhận đứa trẻ có thân trạng con chung của hai người từ ngày lập hơn
thú và tun nhận sự chính thức hóa”.
Pháp luật thời kỳ này đã tiến bộ hơn khi quy định về việc bồi thường cho
người mẹ và cấp dưỡng cho con tư sinh khi đã được tòa án ra bản án công nhận
tại các Điều 234, 235 Bộ Dân luật Sài Gịn.
Tóm lại, các quy định của pháp luật thời kỳ này về nguyên tắc xác định
cha, mẹ cho con tuy chỉ được đề cập tản mạn và vẫn cịn thể hiện sự bất bình
đẳng giữa các con, đề cao quyền gia trưởng của người cha nhưng đã có nhiều
tiến bộ hơn trước trong việc chính thức hóa hay thừa nhận con ngoại hôn…
1.2.4. Nguyên tắc xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Nhà nước ta từ
Cách mạng tháng 8/1945 đến nay
1.2.4.1. Giai đoạn 1945-1954
Trong giai đoạn này, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời,
đồng thời phải đối phó với thù trong giặc ngồi, đời sống của người dân rất khó
khăn nên hệ thống pháp luật của nhà nước ta thời kỳ này chưa thể hồn thiện để
có thể đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội. Đối với nguyên tắc xác định cha, mẹ
cho con cũng vậy, khơng có quy định nào đề cập một cách rõ ràng và cụ thể. Tuy
nhiên, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tiến hành phong trào vận động đời
sống mới trong những năm đầu, nhằm vận động nhân dân tự nguyện xóa bỏ
những hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia đình. Theo Sắc

lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước thì vẫn tạm thời cho phép áp
dụng những quy định trong pháp luật cũ nhưng phải có sự chọn lọc theo ngun
tắc khơng được trái với lợi ích của nhân dân, của chính thể nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa. Như vậy, về cơ bản thì các quy định trong ba bộ dân luật thời
Pháp thuộc vẫn được áp dụng trong giai đoạn này và đương nhiên cũng sẽ được
áp dụng đối với nguyên tắc xác định cha, mẹ, con.


Nhà nước ta khi ban hành bản Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946 đã có
những quy định về các vấn đề cơ bản của đời sống xã hội cũng như về vấn đề
hơn nhân và gia đình. Điều 9 của Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận quyền bình
đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt, là cơ sở pháp lý để đấu tranh xóa bỏ chế độ
hơn nhân và gia đình phong kiến, xây dựng một chế độ hơn nhân và gia đình
mới dân chủ và tiến bộ.
Ngày 22/05/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành
Sắc lệnh số 97/SL nhằm sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, Sắc
lệnh này bao gồm 15 điều, trong đó có 8 điều nhằm điều chỉnh quan hệ hơn nhân
và gia đình. Ngun tắc xác định cha, mẹ cho con được quy định rải rác trong
Sắc lệnh mà chưa được tập hợp lại thành một chế định riêng biệt, chủ yếu vẫn
dựa trên các điều luật trong các bộ dân luật cũ. Tuy nhiên, đã có một số tiến bộ
hơn so với pháp luật thời kỳ trước. Tại Điều 3 Sắc lệnh số 97/SL đã quy định
thời gian tái giá của người vợ khi chồng chết nhằm tránh sự lẫn lộn về con cái:
“Trong thời kỳ tang chế vẫn có thể lấy vợ lấy chồng được. Song người vợ góa
chỉ có thể lấy chồng sau 10 tháng kể từ ngày chồng chết. Nhưng trong thời hạn
ấy người vợ góa vẫn có thể tái giá nếu chứng minh được rằng mình khơng có
thai hoặc đã có thai với người chồng trước để tránh sự lẫn lộn về con cái”. Đối
với những người ly hôn, Sắc lệnh đã dự liệu: “Người đàn bà ly dị có thể lấy
chồng khác ngay sau khi có án tuyên ly dị nếu dẫn chứng được rằng mình khơng
có thai hoặc đang có thai” (Điều 4). Những quy định đó nhằm xác định chính
xác người cha của đứa trẻ sau này và thời kỳ thai nghén tối đa của người phụ nữ

theo tinh thần của Sắc lệnh này là 10 tháng (300 ngày) kể từ ngày thụ thai đứa
trẻ đó. Trong thời kỳ này người vợ có thể bị hạn chế quyền tái giá nhằm tránh sự
lẫn lộn về con cái giữa người chồng trước và người chồng sau. Việc phân biệt
con hoang, con loạn luân hay con ngoại tình không được đặt ra trong Sắc lệnh
này và đặc biệt lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật của Việt Nam, nhà làm luật
đã quy định: “Người con hoang vô thừa nhận được phép thưa trước tòa án để


truy nhận cha hoặc mẹ cho mình” (Điều 9). Đây là một điểm vô cùng tiến bộ
của pháp luật thời kỳ này.
1.2.4.2. Giai đoạn 1954-1975
Năm 1957, cuộc cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành, quan hệ sản
xuất phong kiến - cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã bị xóa
bỏ. Trong thời kỳ này, bản Hiến pháp thứ hai của Nhà nước ta được ban hành
vào ngày 31/12/1959 đã ghi nhận những nguyên tắc cơ bản trong hơn nhân và
gia đình như quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn
hóa - xã hội và gia đình (Điều 24), là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chế độ
hơn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Theo tờ trình của Chính
phủ trước Quốc hội ngày 23/12/1959 về dự thảo Luật HN&GĐ năm 1959 thì:
“Việc ban hành một đạo luật mới về hơn nhân và gia đình đã trở thành một địi
hỏi cấp bách của tồn thể xã hội. Đó là một tất yếu khách quan thúc đẩy sự
nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta”. Sau các cuộc điều tra
khảo sát tình hình thực tế các quan hệ hơn nhân và gia đình, lấy ý kiến thảo luận,
đóng góp của nhân dân, dự thảo Luật HN&GĐ đã được Quốc hội khóa I, kì họp
thứ 11 chính thức thông qua ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước ký lệnh
công bố ngày 13/01/1960 theo Sắc lệnh số 02-SL. Luật HN&GĐ năm 1959 gồm
6 chương, 35 điều quy định những vấn đề về nguyên tắc chung, kết hôn, quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, ly hôn. Chương VI
“Quan hệ cha mẹ và con cái” tuy quy định chưa đầy đủ nhưng đã thể hiện được
những tiến bộ về cách nhìn nhận các loại con. Điều 21 quy định: Việc cha hoặc

mẹ nhận con ngoài giá thú phải khai trước Uỷ ban hành chính cơ sở. Nếu có
tranh chấp, thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc Toà án nhân dân; Điều 22 quy định:
“Người con ngoài giá thú được xin nhận cha hoặc mẹ trước Tồ án nhân dân.
Người mẹ cũng có quyền xin nhận cha thay cho đứa trẻ chưa thành niên. Người
thay mặt cũng có quyền xin nhận cha hoặc mẹ thay cho đứa trẻ chưa thành
niên” và Điều 23 quy định: “Con ngoài giá thú được cha, mẹ nhận hoặc được


Tồ án nhân dân cho nhận cha, mẹ, có quyền lợi và nghĩa vụ như con chính
thức.”
Những quy định trong Luật HN&GĐ năm 1959 đã có những tiến bộ nhằm
điều chỉnh các quan hệ hơn nhân và gia đình cho phù hợp với điều kiện xã hội
lúc bấy giờ. Tuy vậy, các quy định liên quan đến vấn đề xác định cha, mẹ, con
còn thiếu, chưa đầy đủ dẫn đến việc khi áp dụng pháp luật, tịa án khơng biết vận
dụng như thế nào để giải quyết các án kiện, các tịa án có nhiều quan điểm khác
nhau, thiếu đồng bộ vì chủ yếu dựa vào cảm tính và ý chí chủ quan của thẩm
phán khi xét xử.
1.2.4.3. Giai đoạn 1975 – 1986
Sau ngày 30/04/1975, cả nước thống nhất, Luật HN&GĐ năm 1959 được
áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước theo Nghị quyết số 76/CP của Hội
đồng Chính phủ ngày 25/03/1977. Hơn ba năm sau, vào ngày 18/12/1980, Quốc
hội khóa VI đã thơng qua bản Hiến pháp thứ ba của Nhà nước ta, làm nền tảng
cho bước phát triển mới của Luật HN&GĐ. Do trong quá trình áp dụng Luật
HN&GĐ năm 1959, đã có sự thay đổi về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội,
đồng thời các quy định vẫn còn nhiều hạn chế nên ngày 29/12/1986, Quốc hội
khóa VII đã thơng qua Luật HN&GĐ năm 1986 và chính thức có hiệu lực từ
ngày 3/1/1987. Luật HN&GĐ đã dành cả một chương (chương V) với sáu điều
luật để quy định vấn đề xác định cha, mẹ, con. Đây là một bước tiến thể hiện sự
hoàn thiện của Luật hơn nhân và gia đình. Đặc biệt là tại Điều 28 Luật HN&GĐ
năm 1986 đã quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hơn nhân hoặc do người vợ

có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp có yêu
cầu xác định lại vấn đề này thì phải có chứng cứ khác”. Nhưng trong luật chưa
có quy định cụ thể “chứng cứ khác” ở đây là gì mà nó được giải thích trong mục
5 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 đó là: người vợ cơng nhận là
mình có thai với người khác từ trước khi kết hơn; người chồng chứng minh rằng
mình đã đi cơng tác xa trong thời gian mà vợ có thể có thai đứa trẻ v.v… Ngồi
ra tại Điều 31 Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định quyền xin nhận cha, mẹ của


con ngoài giá thú ngay cả khi cha, mẹ đã chết. Về hậu quả pháp lý của việc xác
định cha, mẹ cho con ngoài giá thú, Luật đã quy định: “Con ngoài giá thú được
cha, mẹ nhận hoặc được Toà án nhân dân cho nhận cha, mẹ có mọi quyền và
nghĩa vụ như con trong giá thú” (Điều 31), quy định này nhằm xóa bỏ sự phân
biệt đối xử giữa các con.
1.2.4.4. Giai đoạn 1986-2000
Trong thời kỳ này, nước ta đang trên đà cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, sự
phát triển về mọi mặt kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, y học… đã tác động
đến các quan hệ về hơn nhân và gia đình nói chung và về vấn đề xác định cha,
mẹ, con nói riêng. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ đã trở nên cần
thiết, dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1992 và BLDS năm
1995, Quốc hội khóa X đã chính thức thơng qua Luật HN&GĐ năm 2000 vào
ngày 09/06/2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001. Luật gồm 13
chương, 110 điều, trong đó, vấn đề xác định cha, mẹ, con đã được quy định
thành một chế định riêng tại chương VII, từ Điều 63 đến Điều 66. Về cơ bản,
nguyên tắc xác định cha, mẹ, con vẫn dựa trên những quy định của Luật
HN&GĐ năm 1986 như các quy định về nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định
cha, mẹ cho con trong giá thú, quyền nhận cha, mẹ, con… Luật HN&GĐ năm
2000 đã thể hiện những điểm mới tại Điều 63 quy định việc xác định cha, mẹ
cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học, hay tại Điều 66 đã quy định
quyền yêu cầu xác định cha mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất

năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi
dân sự.
Như vậy có thể nói, nguyên tắc xác định cha, mẹ, con đã được quy định từ
rất sớm trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tùy từng thời kỳ mà nguyên tắc này
được quy định cho phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của thời kỳ
đấy, tuy nhiên, việc xác định cha, mẹ cho con ngày càng được quy định cụ thể,
chi tiết trong những thập kỉ gần đây đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta tới
vấn đề này.


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ
CHO CON THEO LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM NĂM 2000
2.1. Nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú
2.1.1. Khái niệm “con trong giá thú”
Luật HN&GĐ có sử dụng cụm từ “con trong giá thú” nhưng lại không đưa
ra khái niệm như thế nào là “con trong giá thú”. Pháp luật về hơn nhân và gia
đình Việt Nam đều sử dụng thuật ngữ “con chính thức” nhằm đề cập đến khái
niệm “con trong giá thú”, tuy nhiên tùy từng thời kỳ mà các thuật ngữ này được
hiểu khác nhau, ví dụ như trong Hồng Việt Trung kỳ hộ luật thì “Con chính
thức là con do người mẹ có giá thú chính thức mà sinh ra” hoặc theo quy định
trong BDLBK thì: “Con chính thức là con do giá thú mà sinh ra”. Trước tiên ta
cần phải hiểu “giá thú” là gì?. Theo từ điển Tiếng việt thì “giá thú” là “việc lấy
vợ, lấy chồng được pháp luật thừa nhận”, khái niệm này gần giống với khái
niệm “hôn nhân”, nên có thể coi “con trong giá thú” là con của cha mẹ có hơn
nhân hợp pháp. Theo Luật HN&GĐ năm 2000 thì cha mẹ có hơn nhân hợp pháp
là cha mẹ đã đăng ký kết hôn và tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn mà Luật
HN&GĐ quy định, dựa theo các khái niệm tại Điều 8 Luật HN&GĐ thì: “hơn
nhân là quan hệ giữa vợ chồng được xác lập sau khi đã kết hôn” (khoản 6) và

“kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật
về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” (khoản 2).
Hiện nay, hệ thống pháp luật hơn nhân và gia đình của Nhà nước ta vẫn
thừa nhận quan hệ vợ chồng đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn trước ngày 3-1-1987 (ngày Luật
HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực). Vì vậy, hơn nhân được thừa nhận trước pháp
luật có hai loại:
- Có giấy đăng ký kết hôn


- Khơng có giấy đăng ký kết hơn nhưng được cơng nhận là vợ chồng trước
pháp luật.
Tóm lại, “con trong giá thú” là con mà cha mẹ là vợ chồng trước pháp luật
(cha mẹ của đứa con đó có đăng ký kết hôn theo pháp luật hoặc quan hệ vợ
chồng của cha mẹ đứa con đó được pháp luật thừa nhận).
2.1.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá
thú
Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý
xác định cha cho con như sau:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hơn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời
kỳ đó là con chung của vợ chồng.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là
con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ khơng thừa nhận con thì phải có chứng cứ và
phải được Tồ án xác định.
Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do
Chính phủ quy định.”
Đồng thời, theo mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000
của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Luật HN&GĐ năm 2000 thì về nguyên tắc trong các trường hợp sau đây phải

được coi là con chung của vợ chồng:
- Con sinh ra sau khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm
dứt quan hệ hơn nhân do Tồ án cơng nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ
hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng;
- Con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hơn nhân do Tồ án cơng nhận hoặc
quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng, nhưng người
vợ đã có thai trong thời kỳ hôn nhân (trong thời kỳ từ khi đã tổ chức đăng ký kết
hôn cho đến trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân).


- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn (ngày tổ chức đăng ký kết hôn)
nhưng được cả vợ và chồng thừa nhận.
Tại Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ đã xác định con chung của vợ chồng:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời
kỳ hơn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật Hôn nhân và gia đình
được xác định là con chung của vợ chồng.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là
con chung của vợ chồng.
2. Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể
từ ngày bản án, quyết định của Tồ án xử cho vợ chồng ly hơn có hiệu lực pháp
luật, thì được xác định là con chung của hai người.”
2.1.3. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú
Để có thể hiểu rõ nội dung của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong
giá thú theo Luật HN&GĐ năm 2000, cần phải làm rõ các khái niệm tại Điều 63
như “thời kỳ hôn nhân”, “con chung của vợ chồng”.
- Thời kỳ hôn nhân: theo khoản 7 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 thì
“Thời kỳ hơn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày
đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”
+ Ngày đăng ký kết hôn là ngày hai bên nam nữ ký vào giấy chứng nhận

kết hôn, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận
kết hơn. Đây chính là ngày bắt đầu thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, đối với trường
hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng được coi là có giá trị pháp lý và
sau đó họ đăng ký kết hơn thì thời kỳ hơn nhân được tính bắt đầu từ ngày họ
chung sống với nhau như vợ chồng.
+ Ngày chấm dứt hôn nhân là ngày mà một trong hai bên vợ hoặc chồng
chết, hoặc là ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người vợ hoặc người
chồng chết có hiệu lực hoặc ngày chết của người đó do Tòa án xác định; trường


hợp hai vợ chồng ly hơn thì ngày chấm dứt hôn nhân là ngày bản án xử ly hôn
hay quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn của Tịa án có hiệu lực pháp luật.
- Con chung của vợ chồng:
Từ điển Luật học xác định con chung là: “Con sinh ra trong thời kỳ hơn
nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày
đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.
Trong trường hợp cha hoặc mẹ khơng thừa nhận, nhưng có chứng cứ để Tòa án
căn cứ ra quyết định xác định là con của hai người thì cũng là con chung của
vợ chồng. Con được sinh ra mà cha mẹ khơng có đăng ký kết hôn, không sống
chung với nhau như vợ chồng trên thực tế thì vẫn là con chung của hai người và
thường được gọi là con ngoài giá thú. Con nuôi do vợ chồng cùng nhận nuôi
cũng là con chung của vợ chồng…” [21,tr.168]. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ
mang tính liệt kê các trường hợp được coi là “con chung” chứ chưa nêu khái
quát định nghĩa “con chung của vợ chồng” là như thế nào.
Luật HN&GĐ năm 2000 đã đề cập tới “con chung của vợ chồng” nhằm áp
dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con nên có thể hiểu “con
chung của vợ chồng” là con mà vợ chồng được xác định là cha mẹ đẻ của đứa
con đó. Về nguyên tắc, con chung của vợ chồng là con trong giá thú bởi cha mẹ
của đứa con đó là vợ chồng trước pháp luật. Tuy nhiên, con chung của vợ chồng
cịn có thể là con nuôi do hai vợ chồng cùng nhận nuôi. Nhưng để áp dụng Điều

63 Luật HN&GĐ năm 2000 nhằm xác định cha, mẹ, con nên con chung của vợ
chồng phải là con của vợ chồng được xác định là cha mẹ đẻ đứa con đó.
Theo Luận văn tiến sĩ Luật học “Xác định cha, mẹ con trong pháp luật Việt
Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan thì: “Con chung của vợ chồng là con mà vợ
chồng được xác định là cha mẹ của người con đó”. Đây là một khái niệm mang
tính khái quát cao, đã định nghĩa được thế nào là con chung của vợ chồng.


2.1.3.1. Nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ cho con trong
giá thú
Pháp luật Việt Nam trong thời kỳ phong kiến khơng đặt ra ngun tắc suy
đốn để xác định cha, mẹ, con vì theo tư tưởng thời bấy giờ, việc người mẹ sinh
con trong thời kỳ hôn nhân đương nhiên sẽ là con của người chồng. Nguyên tắc
suy đốn pháp lý này chỉ được chính thức đề cập tới trong BDLBK năm 1931
(Điều 151); Điều 83 Luật gia đình năm 1959; Điều 207 Bộ Dân luật Sài Gòn
năm 1972, nhưng nguyên tắc này chủ yếu được dựa vào quy định của BLDS
Cộng hòa Pháp (Điều 311, Điều 312) với nội dung như sau: “Đứa trẻ thành thai
trong thời kỳ giá thú có cha là chồng người mẹ. Được coi là thụ thai trong thời
kỳ giá thú trẻ nào sinh quá 180 ngày kể từ khi kết hôn hoặc không quá 300 ngày
sau khi hôn thú đoạn tiêu”. Như vậy, nhà làm luật dưới chế độ cũ đã quy định về
“thời kỳ thụ thai pháp định” làm cơ sở cho nguyên tắc xác định cha, mẹ cho
con.
Luật HN&GĐ năm 1959 của Nhà nước ta chưa đề cập đến nội dung
nguyên tắc suy đoán pháp lý nên đã gây nhiều khó khăn cho việc giải quyết vấn
đề xác định cha, mẹ, con cho Tịa án. Để hồn thiện hơn pháp luật về hơn nhân
và gia đình, Điều 28 Luật HN&GĐ năm 1986 và Điều 63 Luật HN&GĐ năm
2000 đã quy định nội dung nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ cho
con khác với pháp luật dưới chế độ cũ. Theo nguyên tắc này, nếu người vợ sinh
con trong thời kỳ hơn nhân hoặc có thai trong thời kỳ đó thì con đó được xác
định là con chung trong giá thú của hai vợ chồng. Tức là người chồng của mẹ

đứa trẻ được xác định là cha của đứa trẻ đó. Đồng thời, Điều 63 Luật HN&GĐ
năm 2000 đã quy định: “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha
mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng”, đây là một trường hợp đặc biệt
vì người mẹ đã sinh con ra trước ngày đăng ký kết hơn, sau đó, hai bên cha mẹ
mới đăng ký kết hơn và sau đó thừa nhận đứa trẻ thì đứa trẻ đó cũng trở thành
con chung của hai vợ chồng.


Theo khoản 2 Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000, trường hợp cha, mẹ khơng
thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Trong thực tế,
việc người chồng nghi ngờ người vợ không chung thủy, ngoại tình với người
khác và khơng thừa nhận đứa con được sinh ra là con mình khơng phải là hiếm.
Để chứng minh, người chồng cần đưa ra các chứng cứ như người vợ cơng nhận
là mình có thai với người khác từ trước khi kết hôn; người chồng chứng minh
rằng mình đã đi cơng tác xa vắng trong thời gian mà người vợ có khả năng thụ
thai đứa trẻ v.v. (điểm A mục 5 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988
của Hội đồng thẩm phán TANDTC). Nếu người cha không đưa ra được chứng
cứ thì Tịa án vẫn buộc họ phải thừa nhận đứa con đó là con chung của vợ
chồng.
* Thời điểm thụ thai và thời gian mang thai đứa trẻ của người mẹ:
Mặc dù Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định
về nguyên tắc suy đoán pháp lý để xác định cha, mẹ, con nhưng lại không hề đề
cập đến thời kỳ thụ thai pháp định (thời gian mang thai tối thiểu và tối đa của
người mẹ). Vì vậy trong thực tế khi có tranh chấp tòa án vẫn còn thiếu cơ sở
pháp lý để giải quyết.
Theo Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 thì: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn
nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng…”.
Theo từ điển tiếng Việt thì “có thai” là đang mang thai trong bụng, “thụ thai” là
bắt đầu có thai. Điều 63 quy định đứa con do người vợ có thai (thời điểm thụ
thai có thể trước và sau khi kết hôn) trong thời kỳ hôn nhân đã được coi là con

chung của vợ chồng, đây là quy định hết sức tiến bộ, đảm bảo quyền lợi cho bà
mẹ và trẻ em vì pháp luật thời kỳ trước chỉ coi những đứa con do người vợ thụ
thai trong thời kỳ hôn nhân mới là con chung của vợ chồng còn những đứa con
do người vợ thụ thai trước thời kỳ hơn nhân, người chồng có quyền khước từ
phụ hệ. Theo kinh nghiệm dân gian thì người phụ nữ thường mang thai trong
khoảng thời gian “chín tháng mười ngày” tuy nhiên vẫn có những trường hợp đẻ
non hoặc “chửa trâu” (thời gian mang thai có thể kéo dài quá 300 ngày).


Trước kia thời kỳ mang thai được quy định trong hai văn bản dưới luật, đó
là Thơng tư số 733/BYT ban hành ngày 22/05/1965 và Thông tư số
15/TANDTC ban hành ngày 29/07/1974.
Theo Thơng tư số 733/BYT thì: “Thời kỳ thụ thai của một đứa trẻ dài nhất
là 285 ngày đối với thai đủ tháng, có trường hợp thai già tháng lên tới 300
ngày, thời gian ít nhất là 200 ngày đối với thai thiếu tháng”.
Theo Thông tư số 15/TANDTC nhắc lại đường lối xử ly hôn với loại tranh
chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình hướng dẫn: “Về thời gian có thể thụ thai
đứa con thơng thường dài nhất là 300 ngày và ngắn nhất là 180 ngày”.
Như vậy, để xác định được thời điểm thụ thai đứa con, ta có thể tính từ
ngày sinh đứa con đó ngược trở lại tối thiểu là 180 ngày (theo Thông tư số
15/TANDTC) hoặc 200 ngày (theo Thông tư số 733/BYT) và tối đa là 300 ngày.
Hiện nay, pháp luật nước ta đã gián tiếp thừa nhận thời gian mang thai tối
đa của người mẹ là 300 ngày, điều đó được thể hiện tại khoản 2 Điều 21 Nghị
định số 70/2001/NĐ-CP như sau: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày
người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tồ án xử cho vợ
chồng ly hơn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai
người.”
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP chỉ quy định thời gian mang thai tối đa mà
không đề cập tới thời gian mang thai tối thiểu, điều đó đã dẫn đến việc Tòa án
khi thụ lý các vụ việc về xác định cha, mẹ, con đã có những cách giải quyết khác

nhau, vì khơng có quy định cụ thể về thời gian mang thai tối thiểu của người phụ
nữ hoặc có quy định trong các văn bản pháp luật cũ nhưng khơng có sự đồng
nhất (180 ngày và 200 ngày), dẫn đến việc xác định sai thời kỳ thụ thai đứa trẻ,
nên khơng xác định được chính xác ai là cha đứa trẻ vì người mẹ có thể có quan
hệ sinh lý với nhiều người đàn ông trong thời gian có thể thụ thai. Vì vậy, các
nhà làm luật cần xem xét, bổ sung quy định về thời gian mang thai của người
phụ nữ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án áp dụng pháp luật trong việc xác định
cha, mẹ cho con.


×