Giải thích từ ngữ
GPMB: giải phóng mặt bằng
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
SD§: Sử dụng đất
KT: Kinh tế
SX-KD: Sản xuất - doanh
UBND: Ủy ban nhân dân
NN: Nhà nước
BT: Bồi thường
QH, KHSD§: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
HT: Hỗ trợ
L§§: Luật đất đai
T§C: Tái định cư
BQL: Ban quản lý
HTX: Hợp tác xã
GCNQSD§: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HT&T§C: Hỗ trợ và tái định cư
CNH: Cơng nghiệp hóa
H§H: Hiện đại hóa
TN,MT&N§: Tài nguyên, môi trường, nhà đất
HTKT: Hỗ trợ kinh tế
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................3
NỘI DUNG................................................................................................................................6
Chương 1...........................................................................................................................................6
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT...........................................................................................................6
1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất..............................................6
1.1.1. Quan niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;.....................................6
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất..................8
1.2. Cơ sở của việc quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.......................10
1.3. Khái quát lịch sử hình thành các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
.................................................................................................................................................................. 12
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1993........................................................................................................... 12
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay................................................................................................... 13
1.4. Thực tiễn pháp lý về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Trung Quốc và bài
học kinh nghiệm đối với Việt Nam............................................................................................................ 15
1.4.1. Thực tiễn pháp lý về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Trung Quốc 15
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam........................................................................................18
Chương 2.........................................................................................................................................19
2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
thành phố Hà Nội...................................................................................................................................... 19
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội.........................................................19
2.1.2. Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.....................................................20
2.2. Các nguyên tắc chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của
Luật đất đai năm 2003............................................................................................................................... 20
2.2.1. Về phạm vi và đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất................................20
2.2.2. Nguyên tắc chung về chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư......................................................23
2.3. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ về đất................................................................................................. 24
2.3.1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về đất........................................................................................... 24
2.3.2. Điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ về đất................................................................................26
2.3.3. Giá đất để tính bồi thường và chi phí đầu tư vào đất còn lại.........................................................37
2.3.4. Bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân..........................................................43
2.3.5. Về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất của tổ chức.........................................................................47
2.4. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ về tài sản............................................................................................ 48
2.4.1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về tài sản......................................................................................48
2.4.2. Bồi thường, hỗ trợ về nhà, cơng trình xây dựng trên đất...............................................................48
2.4.3. Bồi thường, hỗ trợ di chuyển mồ mả, cơng trình văn hố, di tích lịch sử, nhà thờ, đền, chùa, am
miếu...................................................................................................................................................... 50
2.4.4. Về bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật ni.........................................................................52
2.5. Về các chính sách hỗ trợ di chuyển, ổn định đời sống, ổn định SX, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc
làm cho người bị thu hồi đất...................................................................................................................... 55
2.5.1. Hỗ trợ di chuyển, ổn định đời sống, ổn định SX...........................................................................55
2.5.2. Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm....................................................................................... 56
2.6. Pháp luật về TĐC cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở........................................................58
2.6.1. Các nguyên tắc bố trí TĐC cho người bị thu hồi đất....................................................................58
2.6.2. Thực tế áp dụng các quy định về TĐC cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trên địa bàn
TP Hà Nội............................................................................................................................................. 60
Chương 3...........................................................................................................................................1
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI HÀ
NỘI....................................................................................................................................................1
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên cơ sở
đánh giá thực trạng áp dụng tại Hà Nội........................................................................................................ 1
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên cơ sở
đánh giá thực trạng áp dụng tại Hà Nội........................................................................................................ 2
3.2.1. Xác định và giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và người
hưởng lợi từ việc thu hồi đất trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất............2
3.2.2. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về khung giá đất cho phù hợp với thực tế, theo đúng cơ chế
thị trường................................................................................................................................................ 3
3.2.3. Xác lập cơ chế pháp lý cho doanh nghiệp dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoạt động......4
LỜI KẾT.....................................................................................................................................5
PHỤ LỤC...................................................................................................................................6
Bảng tổng hợp tình hình thực hiện các dự án có liên quan đến giải phóng mặt bằng từ năm
2005 đến năm 2009...........................................................................................................................7
Tổng hợp kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư năm 2009....................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................12
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Với những lợi thế của một thủ đơ có bề
dày lịch sử 1.000 năm tuổi, Hà Nội đang diễn ra q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị
hóa mạnh mẽ. Hàng ngàn dự án đã và đang được triển khai trên địa bàn thành phố
Hà Nội với kế hoạch dự kiến thu hồi hàng vạn héc ta đất canh tác ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống của hàng chục nghìn hộ gia đình nơng dân. Cơng tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi nghề, bố trí cơng
ăn việc làm mới cho người nông dân bị mất đất sản xuất đang là những thách thức
khơng nhỏ cho các cấp Uỷ Đảng và chính quyền từ thành phố đến cơ sở. Thực tế
giải quyết vấn đề này cho thấy đây là cơng việc khó khăn, phức tạp nảy sinh nhiều
tranh chấp, khiếu kiện kéo dài và dễ phát sinh thành những điểm nóng gây mất ổn
định về chính trị. Nhận thức sâu sắc được những khó khăn, thách thức của cơng tác
bồi thường, GPMB, Hà Nội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản
nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất phù hợp với điều kiện, hồn cảnh thực tế của thủ đơ. Tuy nhiên trong
điều kiện Hà Nội mở rộng địa giới hành chính và triển khai nhiều dự án lớn để chào
mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và phát triển Hà Nội trở thành một
thủ đô hiện đại, văn minh của một đất nước có dân số 100 triệu dân trong tương lai
khơng xa thì việc thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn thủ đơ vẫn cịn bộc lộ nhiều thiếu xót, khiếm khuyết cần
được nghiên cứu để chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trên cơ sở
đó, kiến nghị, đề xuất với chính quyền thành phố Hà Nội những giải pháp khắc
phục nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án góp phần xây dựng Hà Nội trở
thành thủ đô văn minh, giàu đẹp đáp ứng với lòng tin yêu của đồng bào cả nước và
ban bè quốc tế. Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Thực trạng áp dụng
pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn thành phố Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp Đại học Luật.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích cơ bản sau đây:
- Tập hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là các
quy định về bồi thường, GPMB);
- Tìm hiểu những đặc điểm và nội dung cơ bản của mảng pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất trong điều kiện, hồn cảnh đặc thù của thủ đơ Hà Nội;
- Chỉ ra những thành công và những tồn tại, khiếm khuyết và nguyên nhân
của những hạn chế của việc áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; cũng như đưa ra những kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đây là một đề tài có nội dung nghiên cứu rộng, phức tạp và giải quyết nhiều
yêu cầu trên các khía cạnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý, tập quán
truyền thống v.v. Tuy nhiên trong khn khổ của một bản khóa luận tốt nghiệp cử
nhân luật, tác giả giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở những nội dung cụ
thể sau đây:
- Nghiên cứu các quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất được đề cập trong Luật đất đai năm 2003 và các văn bản
hướng dẫn thi hành;
- Nghiên cứu các quy định hiện hành của Uỷ ban nhân dân (UBND)
thành phố Hà Nội nhằm tổ chức triển khai pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Nghiên cứu quan điểm, chủ trương, đường lối, chinh sách của Đảng
và Nhà nước ta về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghiên cứu chủ trương, đường lối của Thành ủy Hà Nội về lãnh đạo,
chỉ đạo việc thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội v.v;
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu khóa
luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin;
- Bên cạnh đó, khóa luận cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
sau:
(i) Phương pháp luận giải, phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử v.v
được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất ;
(ii) Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối
chiếu v.v v được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu pháp luật về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và thực trạng áp dụng trên địa bàn
thành phố Hà Nội;
(iii) Phương pháp bình luận, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp
v.v v được sử dụng trong Chương 3 khi nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện
pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận kết cấu gồm các chương sau:
- Chương 1. Một số vấn đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất ;
- Chương 2. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
thành phố Hà Nội;
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI
ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT
VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC
THU HỒI ĐẤT
1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất
1.1.1. Quan niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
1.1.1.1. Khái niệm về bồi thường
Trong đời sống hàng ngày, “ bồi thường” là thuật ngữ được sử dụng trong
trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại cho người khác và họ phải có trách
nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi của mình gây ra;
Theo Từ điển tiếng Việt thơng dụng: “Bồi thường” là “Đền bù những tổn hại
gây ra”;
Trong lĩnh vực pháp luật, trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi một chủ
thể có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác trong xã hội. Trong
lĩnh vực pháp luật đất đai thuật ngữ bồi thường (hay đền bù) khi Nhà nước thu hồi
đất được đặt ra từ rất sớm. Nghị định số 151/TTg ngày 14/01/1959 của Hội đồng
Chính phủ quy định Thể lệ tam thời về trưng dụng ruộng đất, tại Chương II đã đề
cập việc “Bồi thường cho người có ruộng đất bị trưng dụng”. Tiếp đến Thông tư số
1792/TTg ngày 11/01/1970 của Thủ tướng Chính phủ về quy định một số điểm tạm
thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lâu niên, các hoa màu cho nhân dân ở
những vùng xây dựng kinh tế mở rộng thành phố cũng đề cập vấn đề bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất. Đặc biệt khi Luật đất đai năm 1987 ra đời, Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 186/HĐBT ngày 31/05/1990
quy định về đền bù thiệt hại đất nơng nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng
vào mục đích khác, thuật ngữ “bồi thường” được thay thế bằng thuật ngữ “đền bù”.
Thuật ngữ này tiếp tục được sử dụng trong Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 và các nghị định hướng dẫn thi hành
như Nghị định số 90/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc
đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an
ninh, lợi ích quốc gia lợi ích cơng cộng; Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày
22/04/1998 của Chính Phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng
vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng… Tuy nhiên
khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật đất đai năm 2001 được Quốc hội ban
hành, thuật ngữ “bồi thường” được sử dụng trở lại và tiếp tục xuất hiện trong Luật
đất đai năm 2003; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ
quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị định số
84/2007NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự,
thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai;
Theo Khoản 6 Điều 4 Luật đất đai 2003: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu
hồi cho người bị thu hồi đất”. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có một số đặc
trưng cơ bản sau đây:
- Bồi thường là trách nhiệm của Nhà nước nhằm bù đắp tổn thất về
quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất do hành vi thu hồi đất của Nhà
nước gây ra. Trách nhiệm này được quy định trong Luật đất đai;
- Bồi thường là hậu quả pháp lý trực tiếp do hành vi thu hồi đất của
Nhà nước gây ra. Điều này có nghĩa là chỉ phát sinh sau khi có quyết định hành
chính về thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bồi thường được thực hiện trong mối quan hệ song phương giữa
một bên là Nhà nước (chủ thể có hành vi thu hồi đất) với bên kia là người chịu tổn
hại về quyền và lợi ích hợp pháp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra;
- Căn cứ để xác định bồi thường là diện tích thực tế bị thu hồi; thiệt
hại thực tế về tài sản, cây cối, hoa màu trên đất và khung giá đất do Nhà nước quy
định tại thời điểm thu hồi đất;
- Người sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi đất muốn được bồi
thường về đất phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định;
- Người bị Nhà nước thu hồi đất không chỉ được bồi thường về đất mà
còn được bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất và được hưởng các chính sách hỗ
trợ, tái định cư của Nhà nước nhằm nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất;
1.1.1.2. Khái niệm hỗ trợ, tái định cư
Bên cạnh thuật ngữ bồi thường, trong các văn bản pháp luật hiện hành còn
đề cập đến khái niệm hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Hỗ trợ, tái định
cư thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước và biểu hiện bản chất “của dân, do
dân và vì dân” của Nhà nước ta nhằm hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với người bị thu hồi
đất và giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Vậy hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước là gì?;
Theo khoản 7 Điều 4 Luật đất đai năm 2003: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố
trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới”; [6, tr1]
Còn đối với khái niệm tái định cư thì Luật đất đai năm 2003 và các văn bản
hướng dẫn thi hành lại không đề cập cụ thể về khái niệm này. Hay nói cách khác,
pháp luật đất đai hiện hành chỉ đề cập đến thuật ngữ tái định cư mà khơng giải thích
cụ thể nội hàm của khái niệm “tái định cư” là gì ? Thậm chí trong các cuốn từ điển
tiếng Việt và từ điển Luật học, thuật ngữ này cũng chưa được định nghĩa. Theo
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì tái định cư được giải thích là:
“Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định này mà
phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
1. Bồi thường bằng nhà ở.
2. Bồi thường bằng giao đất ở mới.
3. Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.” (Điều 4); [9, tr1]
Căn cứ vào quy định này và nội dung các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng
dẫn thi hành, chúng ta có thể hiểu: “Tái định cư là việc người sử dụng đất được bố
trí nơi ở mới bằng một trong các hình thức: bồi thường bằng nhà ở mới hoặc bồi
thường bằng giao đất ở hoặc bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới khi họ bị Nhà
nước thu hồi đất ở và phải di chuyển chỗ ở”. [16, tr2]
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất
Thu hồi đất không chỉ làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai (làm chấm dứt
quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất) mà còn
“đụng chạm” đến lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan: Lợi ích của người bị
thu hồi đất; lợi ích của Nhà nước, của xã hội; lợi ích của người hưởng lợi từ việc
thu hồi đất (các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân …). Do vậy
trên thực tế việc giải quyết hậu quả của việc thu hồi đất (thực chất là xử lý hài hịa
lợi ích kinh tế giữa các bên) gặp rất khó khăn, phức tạp. Việc giải quyết tốt vấn đề
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ mang lại ý nghĩa to lớn
trên nhiều phương diện;
1.2.1.1. Về phương diện chính trị
Là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số là nơng dân, vấn đề đất
đai ở Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhạy cảm. Các chính sách, pháp
luật về đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định về chính trị. Điều này có nghĩa
là nếu chủ trương, chính sách pháp luật đất đai đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và
được thực thi nghiêm túc sẽ góp phần vào việc duy trì và củng cố sự ổn định chính
trị. Ngược lại, sẽ làm phát sinh những điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định
về chính trị. Một trong các chính sách, pháp luật về đất đai được xã hội đặc biệt
quan tâm đó là chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất; bởi lẽ mảng chính sách, pháp luật này ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất. Trong trường hợp bị thu hồi đất
nói chung và thu hồi đất ở nói riêng, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng
đất trực tiếp bị xâm hại. Họ không chỉ mất quyền sử dụng đất mà còn buộc phải di
chuyển chỗ ở. Hậu quả là cuộc sống thường nhật của họ bị đảo lộn. Với quan niệm
truyền thống của người Việt Nam “có an cư mới lạc nghiệp” thì việc bị mất đất đai,
nhà cửa thực sự là một “cú sốc” đối với người bị thu hồi đất. Do vậy, họ phản ứng
rất gay gắt, quyết liệt thông qua việc khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp,
kéo dài nếu không được bồi thường, tái định cư thỏa đáng. Các khiếu kiện về đất
đai nói chung và khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất nói riêng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị và dễ phát sinh thành các
“điểm nóng”; cho nên việc giải quyết tốt vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là
thực hiện tốt chính sách an dân để phát triển kinh tế xã hội góp phần vào việc duy
trì, củng cố sự ổn định về chính trị.
1.2.1.2. Về phương diện kinh tế - xã hội
Thực tiễn cho thấy bồi thường, giải phóng mặt bằng ln là cơng việc khó
khăn, phức tạp. Các dự án chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đề ra có nguyên
nhân do cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khơng nhận được sự đồng thuận
từ phía người dân. Xét dưới góc độ kinh tế, dự án chậm triển khai thực hiện ngày
nào là chủ đầu tư, các doanh nghiệp bị thiệt hại đáng kể về lợi ích kinh tế do máy
móc, vật tư, thiết bị bị “đắp chiếu”, người lao động khơng có việc làm trong khi
doanh nghiệp vẫn phải trả lương, trả chi phí duy trì các hoạt động thường xuyên và
trả lãi suất vay vốn cho Ngân hàng… Vì vậy, thực hiện tốt cơng tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là điều kiện để doanh nghiệp sớm có
mặt bằng triển khai các dự án đầu tư góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng của
nền kinh tế và nâng cao tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta.
Hơn nữa, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững sẽ có điều kiện để thực
hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, góp phần vào cơng cuộc “xóa đói, giảm nghèo”
và tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo;
Về phía người sử dụng đất, thực hiện tốt bồi thường, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất sẽ giúp cho họ và các thành viên khác trong gia đình nhanh chóng
ổn định cuộc sống để tập trung sản xuất góp phần cải thiện và nâng cao mức sống.
Hơn nữa điều này còn giúp củng cố niềm tin của người bị thu hồi đất vào đường
lối, chủ trương, chính sách; pháp luật của Đảng và Nhà nước; đồng thời loại trừ cơ
hội để kẻ xấu lợi dụng, tuyên truyền, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện,
đối đầu với chính quyền nhằm gây mất ổn định tình hình trật tự an tồn xã hội và
làm đình trệ sản xuất;
1.2. Cơ sở của việc quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất
Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được đặt
ra dựa trên cơ sở quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ. Hiến
pháp năm 1946 đã ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về tài sản: “Quyền sở
hữu về tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm” (Điều 12). Quyền này tiếp
tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992: “Công dân có quyền sở hữu về thu
nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và
các tài sản khác trong doanh nghiệp… Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và
quyền thừa kế của công dân” ( Điều 58) [5, tr1]. Hơn nữa, Hiến pháp năm 1992 còn
ghi nhận: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa. Trong
trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà
nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức
theo thời giá thị trường…” (Điều 23); [5, tr1]
Như vậy quyền sở hữu về tài sản hợp pháp của mọi cá nhân và tổ chức đã
được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ. Khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng thì tồn bộ tài sản hợp
pháp gắn liền với đất bị thu hồi do người sử dụng đất tạo ra được xác định là tài sản
hợp pháp của cá nhân và phải được bồi thường theo giá thị trường. Đối với trường
hợp người sử dụng đất bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở, Nhà nước thực hiện
chính sách tái định cư cho các đối tượng này;
Thứ hai, xét về bản chất, Nhà nước ta do nhân dân lao động thiết lập nên, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Nhà nước theo đuổi sứ mạng
cao cả và mang đầy tính nhân văn là phục vụ và chăm lo cho lợi ích, sự phồn vinh
của nhân dân. Đặt trong ý nghĩa đó, khi Nhà nước thu hồi đất ở của người dân để
sử dụng bất kì vào mục đích gì (cho dù sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh,
lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và phát triển kinh tế) mà họ phải di chuyển chỗ ở
thì Nhà nước phải có bổn phận và nghĩa vụ bồi thường và thực hiện việc tái định cư
nhằm làm cho người sử dụng đất sớm ổn định cuộc sống;
Thứ ba, xét về phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của người sử dụng
đất là hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Hơn
nữa trong điều kiện Nhà nước pháp quyền, mọi chủ thể trong xã hội bao gồm Nhà
nước, cơng dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội… đều bình đẳng với
nhau trước pháp luật. Nước ta đang từng bước xây dựng một xã hội văn minh và
hiện đại nơi mà ở đó quyền lợi hợp pháp của mọi thành viên trong xã hội phải được
luật pháp tôn trọng và bảo vệ. Với cách hiểu như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất ở
mà làm phương hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thì Nhà nước
khơng những có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà còn phải thực hiện việc tái
định cư cho họ;
Thứ tư, nước ta đã và đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) hướng tới mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” trong điều kiện
chịu rất nhiều thách thức do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Để tranh
thủ thời cơ, vượt qua thách thức của xu thế tồn cầu hóa về kinh tế, chúng ta phải
biết phát huy nội lực, tinh thần đồn kết dân tộc và khơi dậy lịng yêu nước, tính
năng động, sáng tạo của mỗi người dân đóng góp vào sự nghiệp chấn hưng đất
nước. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi Nhà nước biết tơn trọng và bảo hộ
những quyền lợi chính đáng của người dân. Đây cũng là một lý do dẫn đến việc ra
đời các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Thứ năm, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
được xây dựng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước giao đất cho
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài;
Nhìn lại thành tựu 20 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước có thể nhận
thấy rằng những thành tựu này là kết quả của quá trình đổi mới tư duy mà hạt nhân
cơ bản là đổi mới tư duy về sở hữu tài sản. Để giải phóng mọi năng lực sản xuất
của người lao động, tạo ra một động lực mới cho sản xuất nông nghiệp, Đảng ta đã
rất sáng suốt khi lựa chọn và thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong
nơng nghiệp làm khâu đột phá cho tồn bộ quá trình cải cách kinh tế với việc từng
bước xác lập địa vị làm chủ của hộ gia đình, cá nhân đối với đất đai thông qua việc
giao đất cho họ sử dụng ổn định, lâu dài và mở rộng các quyền năng cho người sử
dụng đất. Như vậy, “kể từ đây quyền sử dụng đất đã tách khỏi quyền sở hữu đất đai
được chủ sở hữu đất đai chuyển giao cho người sử dụng đất thực hiện và trở thành
một loại quyền về tài sản thuộc sở hữu của người sử dụng đất” hay nói cách khác
“Quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân do Nhà nước đại diện, còn quyền sử dụng
đất thuộc quyền sở hữu của người sử dụng đất”. Chính nhờ việc tìm ra cách thức
giao quyền sử dụng đất cho người lao động trên cơ sở vẫn giữ nguyên chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai nhằm duy trì sự ổn định về chính trị - xã hội tạo tiền đề cho
việc phát triển kinh tế mà Việt Nam và Trung Quốc “gặp nhau” ở điểm chung này
và hai nước đã thực hiện thành công cuộc cải cách kinh tế mà không gặp thất bại
như Liên xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu trước đây. Đánh giá về vấn đề này,
PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa cho rằng: “Sáng tạo ra khái niệm “quyền sử dụng đất”
cả người Việt Nam và người Trung Quốc dường như đã tạo ra một khái niệm sở
hữu kép, một khái niệm sở hữu đa tầng: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, song quyền
sử dụng lại thuộc về cá nhân hay tổ chức”. Cùng chung quan điểm này, GS.TSKH.
Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Mơi trường nhận xét: “Chế
độ sở hữu tồn dân về đất đai của nước ta chỉ mang tính thuật ngữ… Quyền lợi và
nghĩa vụ của người sử dụng đất ở nước ta không khác so với quyền lợi và nghĩa vụ
của chủ sở hữu đất đai ở các nước”; [14, tr2]
Như vậy, bằng việc pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền của người sử dụng
đất thì dường như người sử dụng đất ở nước ta là người “sở hữu” một loại quyền về
tài sản đó là “quyền sử dụng đất”. Bởi lẽ, người sử dụng đất được pháp luật trao
cho các quyền năng liên quan đến quyền sử dụng đất: quyền chuyển nhượng, quyền
chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất; quyền thế
chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Một khi pháp luật đã thừa nhận
quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản của người sử dụng đất, thì khi Nhà
nước thu hồi đất nói chung (có nghĩa là người sử dụng đất bị mất quyền sử dụng
đất do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra) và thu hồi đất ở nói riêng, Nhà
nước phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất;
1.3. Khái quát lịch sử hình thành các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1993
Trước năm 1987, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, ở nước ta
pháp luật đất đai chưa phát triển. Trong thời kỳ này chỉ có một số văn bản quy
phạm pháp luật về đất đai mà tiêu biểu là Nghị định số 151/TTg ngày 14/01/1959
của Hội đồng Chính phủ quy định Thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất, tại
Chương II đã đề cập việc “Bồi thường cho người có ruộng đất bị trưng dụng”. Tiếp
đến Thơng tư số 1792/TTg ngày 11/01/1970 của Thủ tướng Chính phủ về quy định
một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lâu niên, các hoa màu
cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế mở rộng thành phố đề cập vấn đề bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 201/CP ngày 1/7/1980 của Hội
đồng Chính phủ về tăng cường cơng tác quản lý ruộng đất trong cả nước. Các quy
định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mặc dù được ban hành song chưa đầy
đủ, thống nhất;
Ngày 29/12/1987, Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ hai đã thơng qua Luật đất
đai; trong đó quy định: “Khi đất đang sử dụng bị thu hồi vì nhu cầu của Nhà nước
hoặc của xã hội thì được đền bù thiệt hại thực tế và được giao đất khác” (Khoản 5
Điều 49). Tuy nhiên quy định này mới dừng lại ở mức độ khái quát chưa nêu cụ thể
các trường hợp được bồi thường hay không được bồi thường; mức độ bồi thường
như thế nào v.v. Cụ thể hóa quy định này của Luật đất đai năm 1987, Quyết định số
186/HĐBT ngày 31/05/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định
về vấn đề bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp chuyển
mục đích từ đất nơng nghiệp, lâm nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác. Theo
đó, người được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải nộp một
khoản tiền vào ngân sách nhà nước. Nhà nước dùng khoản tiền này để khai hoang
mở rộng diện tích đất nơng nghiệp bù đắp vào số diện tích phải chuyển mục đích sử
dụng đất.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay
Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội khóa X thơng qua ngày 14/07/1993 đã
quy định rõ hơn về vấn đề bồi thường; cụ thể: “Người sử dụng đất có quyền được
bồi thường thiệt hại về đất đai bị thu hồi” (Khoản 6 Điều 73); và “Trong trường
hợp cần thiết Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng
vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng thì người bị
thu hồi đất được đền bù thiệt hại” (Điều 27); “Trước khi thu hồi phải thông báo cho
người đang sử dụng đất biết về lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương
án đền bù thiệt hại” (Điều 28). Tuy nhiên vẫn còn thiếu các quy định về việc giải
quyết vấn đề tái định cư, vấn đề đào tạo chuyển đổi ngành, nghề, tìm kiếm việc làm
mới cho người có đất bị thu hồi. Cụ thể hóa các quy định này, ngày 17/08/1994,
Chính phủ ban hành Nghị định số 90/CP quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích cơng cộng. Thực tiễn triển khai thực hiện Nghị định này cho thấy còn tồn tại
nhiều bất cập mà hạn chế lớn nhất là quy định về giá đất bồi thường quá thấp nên
người bị thu hồi đất không đồng thuận với phương án bồi thường, phát sinh tranh
chấp, khiếu kiện kéo dài. Để khắc phục những tồn tại này, ngày 24/04/1998, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 22/1998/NĐ- CP thay thế Nghị định số 90/CP. Tiếp
đó, Bộ Tài chính ra Thơng tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 hướng dẫn thi
hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP. Các văn bản này đã có những sửa đổi, bổ sung
chủ yếu sau đây:
- Quy định rõ tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
có trách nhiệm đền bù thiệt hại ( Điều 2 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP);
- Giá đất để tính đền bù thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất do
UBND cấp tỉnh ban hành theo khung giá của Chính phủ nhân với hệ số K nhằm
đảm bảo giá đền bù phù hợp với khả năng sinh lợi và không quá thấp so với giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường (Điều 8 Nghị Định số
22/1998/NĐ-CP);
- Ngoài việc được đền bù, người bị thu hồi đất còn được trợ cấp
nhằm ổn định đời sống trong trường hợp phải di chuyển chỗ ở, di chuyển địa điểm
sản xuất - kinh doanh; trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp, được chuyển đến khu tái
định cư nếu họ có nhu cầu… (Điều 25, Điều 28 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP);
Tuy nhiên, trên thực tế do việc xác định hệ số K quá phức tạp nên nhiều địa
phương xác định giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vẫn thấp hơn nhiều giá
đất chuyển nhượng trên thị trường. Điều này đã gây ra nhiều tranh chấp, khiếu kiện
về đất đai phức tạp, kéo dài. Để khắc phục những hạn chế này và sửa đổi một số
quy định của pháp luật đất đai cho phù hợp với yêu cầu của cơng cuộc cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 đã
thông qua Luật đất đai 2003 thay thế Luật đất đai năm 1993; trong đó có các quy
định sửa đổi, bổ sung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Cụ thể hóa các quy định này, ngày 03/12/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số
197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Bộ
Tài chính ra Thơng tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 hướng thực hiện
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất. Các quy định về vấn đề này đã có những sửa đổi, bổ sung đáng chú ý sau
đây:
- Quy định rõ các trường hợp người bị Nhà nước thu hồi đất được bồi
thường về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất và các trường hợp người bị
thu hồi đât không được bồi thường về đất mà chỉ được bồi thường thiệt hại về tài
sản trên đất;
- Quy định nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc thu hồi đất;
theo đó: “Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp, 180
ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất phải thơng
báo cho người sử dụng đất biết lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương
án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư”;
- Quy định chính sách tái định cư, theo đó, UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất
để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ
ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn
và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ;
- Quy định chính sách hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí
việc làm mới cho người bị thu hồi đất nơng nghiệp mà khơng có đất để bồi thường
cho việc tiếp tục sản xuất …;
Tiếp đó, để xử lý những vấn để mới nảy sinh trong quá trình thu hồi đất,
GPMB, ngày 25/05/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2007NĐ-CP quy
định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Mặc dù thường xuyên được sửa đổi, bổ
sung song những quy định trên đây cũng chỉ giải quyết một số vấn đề bức xúc nảy
sinh từ công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất. Do đây là công việc
liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân nếu các quy định
được xây dựng không hợp lý và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung thì sẽ tiềm ẩn
nguy cơ phát sinh tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây mất ổn định về chính trị.
Nhận thức được vấn đề này, ngày 13/08/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư... Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày
01/10/2009, gồm 3 chương, 41 điều quy định cụ thể về quy hoạch sử dụng đất; giá
đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất và cho thuê
đất; phát triển quỹ đất, cấp GCNQSDĐ, sử dụng đất cơng trình ngầm và gia hạn sử
dụng đất. Ngày 01/10/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số
14/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự,
thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất nhằm xử lý các tình huống mới nảy sinh
trong quá trình thu hồi đất, GPMB thời gian vừa qua.;
Tóm lại: Song hành với sự phát triển của pháp luật đất đai, các quy định về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luôn được xây dựng, sửa
đổi, bổ sung và hồn thiện nhằm xử lý hài hịa mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa
Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư. Ở một chừng mực nhất định, các quy
định này đã đạt được mục đích nêu trên và tạo ra quỹ đất sạch đáp ứng nhu cầu sử
dụng của xã hội và góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước ở từng thời kỳ lịch sử.
1.4. Thực tiễn pháp lý về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
1.4.1. Thực tiễn pháp lý về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất của Trung Quốc
Trung Quốc là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về chính trị, kinh
tế, văn hóa với Việt Nam. Pháp luật đất đai của Trung Quốc cũng có nhiều điểm
tương đồng với pháp luật đất đai của Việt Nam. Trong 3 thập kỷ qua, Trung Quốc
đã có bước phát triển thần kỳ về kinh tế trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Có
được thành tựu to lớn này khơng thể khơng kể đến những đóng góp của pháp luật
đất đai nói chung và các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất nói riêng. Vì vậy tìm hiểu, học tập kinh nghiệm về thực tiễn pháp lý về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Trung Quốc là rất cần thiết đối với Việt Nam;
1.4.1.1. Về thẩm quyền thu hồi đất
Theo pháp luật đất đai Trung Quốc thì chỉ có Chính phủ và chính quyền cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới có thẩm quyền thu hồi đất. Quốc vụ viện
(Chính phủ) có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp từ 35 ha trở lên và 70 ha trở
lên đối với các loại đất khác. Dưới hạn mức đất này, chính quyền cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương ra quyết định thu hồi. Đất nông nghiệp sau khi thu hồi sẽ
chuyển từ đất thuộc sở hữu tập thể thành đất thuộc sở hữu nhà nước.
1.4.1.2. Về trách nhiệm bồi thường
Pháp luật Trung Quốc quy định người nào sử dụng đất thì người đó có trách
nhiệm bồi thường. Phần lớn tiền bồi thường do người sử dụng đất trả. Tiền bồi
thường này bao gồm: Lệ phí sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước và các khoản tiền
trả cho người có đất bị thu hồi;
- Lệ phí sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước: Theo quy định của pháp luật,
70% mức lệ phí này được giữ lại ở ngân sách cấp tỉnh và 30% còn lại nộp về ngân
sách trung ương;
- Các khoản đền bù cho người có đất bị thu hồi: Theo quy định, khi thu hồi
đất phải trả cho người bị thu hồi các loại tiền sau đây: Tiền bồi thường đất đai; tiền
trợ cấp về tái định cư; tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất. Theo đó, cách tính
tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo giá trị tổng sản lượng
của đất đai những năm trước đây nhân với một hệ số do Nhà nước quy định. Đối
với tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất thì xác định theo giá thị trường tại
thời điểm thu hồi đất. Ví dụ: ở Bắc Kinh, khoản tiền bồi thường hoa màu này được
tính bằng 6 - 10 lần sản lượng trung bình của 3 năm trước đó. Tuy nhiên, tổng 2
khoản tiền này không được vượt quá 30 lần sản lượng trung bình của 3 năm trước
của thửa đất đó.
1.4.1.3. Về nguyên tắc bồi thường
Pháp luật Trung Quốc quy định khoản tiền bồi thường cho GPMB phải đảm
bảo cho người bị thu hồi đất ở có chỗ ở bằng hoặc cao hơn so với nơi ở cũ; Thực tế
ở Bắc Kinh cho thấy, phần lớn các gia đình dùng số tiền bồi thường đó cộng với
khoản tiền tiết kiệm, họ có thể mua được căn hộ mới. Cịn đối với người dân thuộc
khu vực nơng thơn có thể dùng khoản tiền đó mua được 2 căn hộ ở cùng một nơi.
Tuy nhiên, ở thành thị, cá biệt cũng có một số gia đình sau khi được đền bù cũng
khơng mua nổi một căn hộ để ở. Những đối tượng trong diện GPMB được hưởng
chính sách mua nhà ưu đãi của Nhà nước, song trên thực tế họ thường mua nhà bên
ngoài thị trường.
1.4.1.4. Về thời điểm bồi thường
Thời điểm xác định bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi đất được
tính theo ngày cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.4.1.5. Cơ quan quản lý giải tỏa mặt bằng
Cục Quản lý tài nguyên đất đai tại các địa phương thực hiện việc quản lý
giải tỏa mặt bằng. Người nhận khu đất thu hồi sẽ thuê một đơn vị xây dựng giải tỏa
mặt bằng khu đất đó (thơng thường là các đơn vị chịu trách nhiệm thi cơng cơng
trình trên khu đất giải tỏa).
1.4.1.6. Về đối tượng được đền bù khi giải tỏa mặt bằng
Trường hợp phá nhà ở, nhà riêng của người dân nào thì người đó được bồi
thường thiệt hại. Đối với nhà tập thể, nhà không có người ở, nhà ở của thơn, xã
nhưng khơng thuộc sở hữu của cá nhân thì số tiền bồi thường được sử dụng để xây
dựng xí nghiệp hương, trấn (thơn). Khoản tiền này được xác định là phần vốn góp
cổ phần thơn trong xí nghiệp. Người đầu tư xây dựng xí nghiệp trên mảnh đất giải
tỏa nhà phải trả tiền bồi thường cho thơn có mảnh đất đó
1.4.1.7. Về cách thức bồi thường về nhà ở
Trung Quốc giải quyết vấn để nhà ở cho dân sau khi giải tỏa mặt bằng thông
qua việc trả tiền bồi thường về nhà ở. Số tiền này được xác được định bao gồm: Giá
cả xây dựng lại nhà ở, sự chênh lệch giữa giá xây dựng lại nhà mới và nhà cũ; Giá
đất tiêu chuẩn; Trợ cấp về giá cả;
Giá xây lại nhà mới được xác định là khoản chênh lệch giữa giá trị cịn lại
của nhà cũ và chi phí xây dựng lại nhà mới. Còn giá đất tiêu chuẩn do Nhà nước
xác định căn cứ theo giá đất của những nhà thương phẩm trong cùng một khu vực,
rồi quyết định. Trợ cấp về giá cả cũng do chính quyền xác định. Khoản tiền đền bù
này được tính theo m2, cộng lại và nhân với diện tích xây dựng của nhà ở. Người
dân sẽ được nhận số tiền đó và có thể đi mua nhà trên thị trường. Trường hợp Nhà
nước có diện tích nhà tái định cư thì nếu người được bồi thường có nhu cầu sẽ được
phân nhà với diện tích tương đương số tiền họ đã được nhận bồi thường.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Thông qua việc tìm hiểu pháp luật Trung Quốc về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho
Việt Nam trong q trình xây dựng và hồn thiện các quy định về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
Thứ nhất, về thời điểm bồi thường, tái định cư. Theo quy định của pháp luật
hiện hành thì việc xác định thời điểm bồi thường, thực hiện tái định cư là thời điểm
có quyết định thu hồi đất là chưa hợp lý và chưa phù hợp với thực tế. Để khắc phục
những bất cập này, nên sửa đổi quy định về thời điểm tính giá bồi thường và thực
hiện tái định cư cho người sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi đất như sau:
- Quy định về tính giá bồi thường theo thời điểm trả tiền bồi thường tái định
cư trên thực tế;
- Ngoài việc bồi thường theo giá đất tại thời điểm thu hồi cần quy định một
tỷ lệ hỗ trợ để thưởng khuyến khích đối với những người bị thu hồi đất chấp hành
nghiêm chỉnh, nhanh chóng việc bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư, khoản hỗ trợ
này được trích từ khoản chênh lệch giữa giá đất bồi thường với giá đất sau khi thực
hiện việc thu hồi;
Thứ hai, về trách nhiệm thực hiện tái định cư. Cần quy định một cách rõ
ràng về chủ thể có trách nhiệm thực hiện công việc này khi tiến hành thu hồi đất.
Trách nhiệm đó nên được giao cho những cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao sử
dụng đất thực hiện. Điều này nhằm đảm bảo việc thu hồi đất, GPMB và tái định cư
được tiến hành một cách thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của người bị thu hồi đất;
Thứ ba, về cách thức thực hiện tái định cư. Pháp luật Việt Nam hiện nay
chưa có quy định về trợ cấp về giá cả khi thực hiện tái định cư, thường thì giá nhà
tái định cư sau khi thu hồi đất cao hơn rất nhiều so với giá nhà trước khi thu hồi.
Chính vì vậy, cần giải quyết vấn đề nhà ở cho dân sau khi giải tỏa mặt bằng thông
qua việc trả tiền bồi thường về nhà ở. Số tiền này được xác định bao gồm: Giá cả
xây dựng lại nhà ở, sự chênh lệch giữa giá xây lại nhà mới và nhà cũ; giá đất tiêu
chuẩn; trợ cấp về giá cả. [14, tr2]
Chương 2
PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội
Vị trí, vai trị của thủ đô Hà Nội đã được Nghị quyết 15 -NQ/TW của Bộ
chính trị Khóa VIII về phương hướng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội thời kỳ
2001 - 2010 khẳng định: “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị, hành
chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch
quốc tế”. Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội có hiệu lực từ 01/08/2008, Hà
Nội mở rộng bao gồm cả tỉnh Hà Tây, Huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc
Huyện Lương sơn (Hịa Bình). Hà Nội có quy mô 3.344,7km 2 (rộng gấp 3,5 lần
trước khi chưa mở rộng), với số dân khoảng 6.232.000 người (gấp 2 lần khi chưa
mở rộng) thành phố có 29 đơn vị hành chính cấp huyện, 409 xã, 147 phường và 21
thị trấn (so với 19 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 9 quận, 5 huyện, 128
phường, 99 xã, 5 thị trấn khi chưa mở rộng). Hà Nội mở rộng hiện nay, đã tạo cho
thủ đơ có nhiều tiềm năng thuận lợi vươn lên tầm cao và vị thế mới. Tuy nhiên,
trước mắt Hà Nội cũng có nhiều thách thức phải vượt qua. Đó là thu nhập GDP
bình qn đầu người phải tính lại (từ 2.300 USD, tính tốn lại cịn khoảng 1500
USD). [14, tr2]
2.1.2. Tình hình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ tr v tỏi nh c
Thời gian vừa qua, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
cho ngêi cã đất bị thu hồi trên địa bàn TP Hà Nội về cơ bản đÃ
đáp ứng đợc yêu cầu SDĐ phục vơ ph¸t triĨn kinh tế - xã hội ( KT XH). Số lợng các dự án phải thu hồi đất, bi thng, h tr v tỏi
nh c ngày càng tăng cả về số lợng cũng nh quy mô dự án, năm
sau nhiều hơn năm trớc, liên quan đến nhiều hộ dân. Nếu nh
trong 5 năm (1996-2000), TP Hà Nội thực hiện thu hồi đất cho
227 dự án với số tiền bi thng là 698 tỷ đồng thì trong 6 năm
(2001-2006), số dự án đà hoàn thành công tác GPMB và bàn giao
cho chủ đầu t là 1.048 dự án, với diện tích là 5.699 ha đất, liên
quan đến 153.725 hộ dân, tổng số tiền bi thng, h tr là
9.726 tỷ ®ång, bè trÝ tái định cư cho 10.580 hé bÞ thu hồi đất
phải di chuyển chỗ ở. Bình quân mỗi năm TP Hà Nội phải thu hồi,
GPMB khoảng 1.000 ha ®Êt;
Tuy nhiªn, do tríc khi cã Luật đất đai năm 2003, viÖc thùc
hiÖn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) cha đợc quan tâm thực
hiện; việc giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền, SDĐ
sai mục đích đợc giao, đợc thuê còn nhiều đà gây khó khăn cho
công tác bi thng, GPMB. Nhiều dự án còn bị kéo dài, không đợc giải quyết dứt điểm; bên cạnh đó, chính sách quản lý đất đai
nói chung và bi thng khi Nh nc thu hồi đất nói riêng có
nhiều thay đổi, thiếu đồng bộ và không ổn định cũng đà góp
phần gây nên tình trạng khiếu nại căng thẳng của ngời bị thu
hồi đất;
2.2. Cỏc nguyờn tc chung v bi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai năm 2003
2.2.1. Về phạm vi và đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất
2.2.1.1. Về phạm vi bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Theo quy định của Lut t ai 2003 và các Ngh định híng
dÉn thùc hiƯn, viƯc bồi thường, hỗ trợ chØ ®ỵc thùc hiƯn trong tr-
ờng hợp Nh nc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển KT
quy định tại Khoản 1, Điều 38.
So với Lut t ai 1993, Lut đất đai 2003 bỉ sung quy định
về trêng hỵp ngêi bị thu hồi đất đợc bi thng khi Nh nc thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển KT. Cụ thể hóa quy
định này của Luật đất đai nm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐCP ngày 29/10/2004 Về thi hành Lut t ai (Sau đây gọi tắt
là Ngh nh s 181/2004/NĐ-CP), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP
ngày 03/12/2004 Về bồi thờng, hỗ trợ và tái định c khi Nh nc
thu hồi đất (Sau đây gọi tắt là Ngh nh 197/2004/NĐ-CP) ó
quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vào mc ớch phỏt trin KT bao
gm:
(i) SDĐ để đầu t xây dựng khu công nghiệp, khu KT, khu
công nghệ cao;
(ii) SDĐ để thực hiện các dự án đầu t có nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA);
(iii) SDĐ để thực hiện các dự án có 100% vốn đầu t nớc
ngoài đà đợc cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền xét duyệt hoặc
cho phép đầu t mà dự án đó không thể đầu t trong khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tÕ;
(iv) SDĐ để
lịch thuộc nhóm A
quan nhà nước có
dự án đó khơng thể
khu KT; [9, tr1]
thực hiện các dự án đầu tư SX-KD, dịch vụ, du
theo quy định của pháp luật đầu tư đã được cơ
thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà
đầu tư trong khu cơng nghiệp, khu cơng nghệ cao,
Tiếp đó, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 về sửa
đổi, bổ sung một số điều về cấp GCNQSDĐ, về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất ... đã bổ sung thêm một số trường hợp về bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất vào mc ớch phỏt trin KT bao gm:
(i) SDĐ để đầu t xây dựng khu công nghiệp, khu KT, khu
công nghệ cao và khu kinh doanh tập chung khác có cùng chế độ
SDĐ;
(ii) SDĐ để đầu t xây dựng các dự án quan trọng quốc gia
do Quốc hội quyết định chủ trơng đầu t và dự án quan trọng do
Thủ tớng Chính phủ chấp thuận chủ trơng đầu t;
(iii) SDĐ để thực hiện các dự án khu dân c (bao gồm dự án
hạ tầng khu dân c và dự án nhà ở), trung tâm thơng mại, khách
sạn cao cấp trong các trờng hợp sau đây:
- Các dự án trong khu đô thị hiện có đợc thể hiện trong quy
hoch SDĐ hoặc quy hoch chi tiết xây dựng đô thị đà đợc cơ
quan nh nc có thẩm quyền phê duyệt và đợc Chủ tịch UBND
cấp tỉnh phê duyệt chủ trơng đầu t với từng dự án;
- Các dự án trong khu vực mở rộng khu đô thị hiện có hoặc
khu đô thị mới đợc thể hiện trong quy hoch SDĐ hoặc quy
hoch chung xây dựng đô thị hoặc quy hoch chi tiết xây
dựng đô thị đà đợc cơ quan nh nc có thẩm quyền phê duyệt;
- Các dự án trong khu dân c nông thôn hiện có, khu dân c
nông thôn mở rộng hoặc khu dân c nông thôn xây dựng mới đợc
thể hiện trong quy hoch SDĐ hoặc quy hoch xây dựng điểm
dân c nông thôn đà đợc cơ quan nh nc có thẩm quyền phê
duyệt;
Bờn cnh ú, Ngh nh s 181/2004/NĐ-CP còn quy định: Nh
nc không thực hiện việc thu hồi đất vào mục đích phát triển
KT đối với các dự án không thuộc quy định trờn õy hoặc trong trờng
hợp nhà đầu t nhận chuyển nhợng, thuê quyền SDĐ, nhận góp vốn
bằng quyền SDĐ của ngời đang SDĐ. Nh vậy, bờn cnh việc quy
nh trừ các trờng hợp bi thng khi Nh nc thu hồi đất để sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng và phát triển KT, Lut t ai nm 2003 và các ngh nh
hớng dẫn thi hành cũng cho phép mở rộng hình thức nhà đầu t
nhận chuyển nhợng quyền SDĐ, nhận góp vốn bằng quyền SDĐ
hoặc trực tiếp thuê đất của ngời SDĐ. Hn na, LĐĐ 2003 cũng b
sung quy định vic NN giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất (do
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng thành lập) thực hiện
việc thu hồi đất, BT GPMB và trực tiếp quản lý quỹ ®Êt ®· thu
håi ®èi víi trêng hỵp sau khi QH, KHSDĐ đợc công bố mà cha có dự
án đầu t;
2.1.1.2. Về đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nc thu hi
t
Về đối tợng đợc BT, HT khi NN thu hồi đất theo quy định
của LĐĐ 2003 và NĐ s 197/2004/NĐ-CP, bao gồm: Tổ chức, cng
đồng dân c, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nớc; ng-
ời Việt Nam định c ở nớc ngoài; tổ chức, cá nhân nớc ngoài đang
SDĐ bị NN thu hồi đất.
Nh vậy, so với LĐĐ 1993, đối tợng đợc BT, HT khi NN thu hồi
đất theo LĐĐ 2003 đà đợc mở rộng hơn, không chỉ có tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân trong nớc mà còn bao gồm cả cộng đồng
dân c, cơ sở tôn giáo; ngời Việt Nam định c ở nớc ngoài, tổ
chức, cá nhân nớc ngoài đang sử dụng đất bị NN thu hồi đất
cũng đợc BT, HT. Việc mở rộng đối tợng đợc BT, HT khi NN thu hồi
đất là rất cần thiết nhằm phù hợp với thực tế SDĐ ở nớc ta hiện
nay; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngời SDĐ là cộng đồng
dân c, cơ sở tôn giáo, ngời Việt Nam định c ở nớc ngoài, tổ
chức, cá nhân nớc ngoài. Hn na, việc mở rộng đối tợng đợc BT,
HT khi NN thu hồi đất còn phù hợp với mục tiêu bảo đảm tính tơng
thích về pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới;
đồng thời xoá dần sự khác biệt về quyền SDĐ giữa ngời Việt
Nam trong nớc và ngời Việt Nam định c ở nớc ngoài, động viên
ngời Việt nam định c ở nớc ngoài hớng về tổ quèc” [18, tr.12].
2.2.2. Nguyên tắc chung về chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Nghiên cứu pháp luật hiện hành về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cho
thấy việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện dựa trên các nguyên tắc
cơ bản sau õy:
- Tổ chức đợc Nh nc giao đất không thu tiền SDĐ thì
tiền bi thng, h tr v tỏi định cư vµ kinh phÝ tỉ chøc thùc
hiƯn bồi thường, h tr v tỏi nh c đợc tính vào vốn đầu t của
dự án;
- Tổ chức, cá nhân đợc Nh nc giao đất, cho thuê đất có
thu tiền SDĐ, tiền thuê đất có trách nhiệm chi trả trớc tiền bi
thng, hỗ trợ và tái định cư vµ kinh phÝ tỉ chøc thùc hiÖn viÖc
bồi thường, hỗ trợ và tái định c theo các quy định tại Ngh nh số
197/2004/NĐ-CP và đợc trừ vào tiền SDĐ, tiền thuê đất phải nộp;
- Tổ chức, cá nhân nớc ngoài, ngời Việt nam định c ở nớc
ngoài đầu t vào Việt Nam đợc Nh nc giao đất, cho thuê đất
có thu tiền SDĐ, tiền thuê đất thì không phải trả tiền bi thng,
h tr v tỏi nh c; trờng hợp đà chi trả thì đợc trừ số tiền đà trả
vào tiền SDĐ hoặc tiền thuê đất phải nộp;
- Mức đợc trừ không vợt quá số tiền SDĐ, tiền thuê đất phải
nộp (Khoản 4, Điều 5, NĐ 198/2004/NĐ-CP).
i với vấn đề tái định cư, Nghị định số 197/2004/N§-CP quy
định: Ngời sử dụng đất khi Nh nc thu hồi đất theo quy
định tại NĐ này mà phải di chuyển chỗ ở thì đợc bố trí TĐC bằng
một trong các hình thức sau: (i). Bồi thờng bằng nhà ở; (ii) Båi thêng b»ng giao ®Êt ë míi; (iii) Båi thêng bằng tiền để tự lo chỗ ở
mới. (iu 4);
Ngoài ra, pháp luật hiện hành còn quy định tuỳ từng trờng
hợp cụ thể, ngời bị thu hồi đất, bị thiệt hại về tài sản gắn liền
với đất bị thu hồi sẽ đợc BT hoặc HT đối với toàn bộ diện tích
đất bị thu hồi, BT hoặc HT về tài sản hiện có gắn liền với đất
và các chi phí đầu t vào đất bị NN thu hồi, HT di chuyển, HT ổn
định đời sống, HT đào tạo chuyển đổi nghề, HT để ổn định
SX và đời sống tại khu TĐC.
2.3. Phỏp luật về bồi thường, hỗ trợ về đất
2.3.1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về đất
Khi NN thu håi ®Êt, vn bi thng, h tr về đất luôn
luôn là vấn đề phức tạp, xẩy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại nhất
vì phần giá trị đợc BT, HT về đất chiếm một tỷ trọng tơng đối
lớn trong tổng giá trị mà ngời bị thu hồi đất đợc hởng. Theo pháp
luật hiện hành, việc BT, HT cho ngời có đất bị thu hồi đợc thực
hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, thực hiện BT hoặc HT đối với toàn bộ diện tích
đất bị NN thu hồi. Khi NN thu hồi đất thì toàn bộ diện tích đất
bị thu hồi của ngời bị thu hồi đất có đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật đợc BT. Trong trờng hợp toàn bộ hoặc một
phần diện tích đất bị thu hồi không đủ điều kiện đợc BT thì
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng (sau đây gọi chung
là UBND cấp tỉnh) xem xét để HT;
Pháp luật quy định việc xem xét HT cho ngời bị thu hồi
đất trong trờng hợp không đủ điều kiện để đợc BT là xuất phát
từ tính u việt của chế độ XHCN và từ thực tế SDĐ ở nớc ta. Mặc
dù không đủ điều kiện ®Ĩ ®ỵc BT vỊ ®Êt, nhng khi NN thu håi
®Êt để sử dụng mang lại lợi ích chung, NN vẫn thực hiện HT để
bù đắp một phần những thiệt hại, rủi ro mà ngời bị thu hồi đất
phải gánh chịu và giúp họ nhanh chóng ổn định đợc cuộc sống
sau khi bị thu hồi đất;
Thứ hai, ngời bị thu hồi đất đang SDĐ vào mục đích nào
thì ®ỵc BT b»ng viƯc giao ®Êt míi cã cïng mơc đích sử dụng;
nếu không có đất để BT thì đợc BT bằng giá trị quyền SDĐ tại
thời điểm có quyết định thu hồi; trờng hợp BT bằng việc giao
đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần
chênh lệch đó đợc thực hiện thanh toán bằng tiền (Khoản 2, Điều
6, NĐ 197/2004/NĐ-CP);
Trên thực tế, việc thực hiện nguyên tắc này gặp rất nhiều
khó khăn, đặc biệt là đối với các TP lớn nh Hà Nội, nơi có mật độ
độ dân số cao, tốc độ đô thị hoá nhanh và quỹ đất tự nhiên rất
hạn hẹp. Điều 4, Bản quy định về bồi thờng, hỗ trợ, tái định c
thực hiện NĐ số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ
khi NN thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội ban hành kèm theo
Quyết định số 26/2005/QĐ-UB ngày 18/02/1005 (hiện tại quyết định
này đã hết hiệu lực) cña UBND TP Hà Nội (sau đây gọi tắt là QĐ
26/2005/QĐ-UB) quy định: Do NN không còn quỹ đất nông
nghiệp cha giao sử dụng, nên ngời bị thu hồi đất nông nghiệp
trên địa bàn TP chỉ đợc BT, HT bằng tiền theo giá đất do UBND
TP quy định, không đợc BT bằng đất nông nghiệp;
Về nguyên tắc BT khi NN thu hồi đất ở trên địa bàn TP Hà
Nội, QĐ 108/2009/QĐ-UB quy ®Þnh:
1. Khi Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng có một trong các điều kiện
quy định thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì
được xem xét hỗ trợ.
2. Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi
thường bằng tiền theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm
quyết định thu hồi đất.
3. Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà
chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của
pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền
được bồi thường, hỗ trợ để hồn trả ngân sách nhà nước.
4. Người được Nhà nước giao sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp
luật nhưng tự ý sử dụng làm đất phi nông nghiệp thì chỉ được bồi thường theo giá
đất nơng nghiệp; Người được Nhà nước giao sử dụng đất phi nông nghiệp không