Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Banh cu cai mon qua que noi pho thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.26 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bánh củ cải, món quà quê nơi phố thị</b>



Vị hăng hăng đặc trưng của củ cải hòa cùng cái đậm đà của nhân tôm thịt đem lại cho bạn cảm giác
lạ miệng và rất ngon.


Bánh củ cải, cái tên còn xa lạ đối với nhiều người dân Sài Gòn nhưng với những người con ở mảnh
đất nổi tiếng với câu chuyện về chàng công tử Bạc Liêu "đốt tiền nấu trứng" thì đây là một món ăn
bình dị, đơn giản và thân quen. Có nguồn gốc của người Hoa, đơn giản với phần vỏ bánh và nhân
tôm thịt bên trong nhưng bánh củ cải là món ăn đặc sản mà ai đã được ăn một lần sẽ không thể nào
quên được vị hăng hăng đặc trưng của củ cải.


Bánh củ cải ở Sài Gịn được hấp chín và ăn kèm với nước chấm chua ngọt.


Nếu có dịp về Bạc Liêu, bạn sẽ thấy bánh củ cải được bán nhiều trong các ngôi chợ. Vỏ bánh được
làm từ bột mì và bột củ cải, nhân làm từ tôm thịt. Vỏ bánh được tráng mỏng như bánh ướt, phần
nhân cho lên trên và cuốn tròn lại như bánh cuốn, xếp đều lên đĩa, rắc lên trên một ít mỡ hành, bánh
được ăn kèm với rau diếp cá, húng quế, xà lách cùng chén nước chấm chua ngọt.


Tuy nhiên, quán đặc sản Bạc Liêu ở Sài Gòn lại chế biến và thưởng thức bánh củ cải theo một cách
hoàn toàn khác nhưng vẫn không làm thay đổi hương vị đặc trưng của chiếc bánh. Vỏ bánh cũng
được làm từ bột mì pha với với bột củ cải theo một tỷ lệ nhất định, thay vì tráng bột thì người bán ở
đây đun chín nước sơi, cho hỗn hợp bột trên vào một cái mâm, chế nước sôi vào và trộn đều, dùng
tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>

<!--links-->

×