Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội lên chất lượng nước mặt tại huyện tân hưng, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 105 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH TIẾN

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LÊN CHẤT
LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI HUYỆN TÂN HƯNG,
TỈNH LONG AN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã chuyên ngành: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH TIẾN

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LÊN CHẤT
LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI HUYỆN TÂN HƯNG,
TỈNH LONG AN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã chuyên ngành: 60.85.01.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Kỳ Quang Minh
Người phản biện 1: PGS.TS. Lương Văn Việt
Người phản biện 2: TS. Lê Hoàng Anh
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 8 năm 2020
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Đinh Đại Gái

- Chủ tịch Hội đồng

2. PGS.TS. Lương Văn Việt

- Phản biện 1

3. TS. Lê Hoàng Anh

- Phản biện 2

4. TS. Vũ Ngọc Hùng

- Ủy viên

5. TS. Nguyễn Thanh Bình


- Thư ký

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG
NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Minh Tiến

MSHV:18000021

Ngày, tháng, năm sinh: 29/08/1994

Nơi sinh: TP. HCM

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số: 60.85.01.01

I. TÊN ĐỀ TÀI: “Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội lên

chất lượng nước mặt tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.”
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Đánh giá hiện trạng nguồn nước mặt và phân tích các chỉ tiêu mơi trường nước mặt
tại các địa điểm trên địa bàn huyện Tân Hưng.
- Đánh giá và xây dựng bản đồ về hiện trạng và dự báo về chất lượng nước mặt trên
địa bàn huyện Tân Hưng.
- Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội lên chất lượng nước
mặt tại huyện Tân Hưng và xác định nguyên nhân gây ô nhiễm.
- Đề xuất các phương án quản lý sử dụng hiệu quả nước nước mặt trên địa bàn huyện
Tân Hưng.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
Căn cứ Quyết định số 1125/QĐ-ĐHCN ngày 17/06/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại
học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh về việc giao đề tài và cử người hướng dẫn
luận văn thạc sĩ.
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 07 tháng 08 năm 2020.
V. NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Hồ Kỳ Quang Minh.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

VIỆN TRƯỞNG


LỜI CẢM ƠN
Để tạo được nền tảng kiến thức cho việc hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của q Thầy Cơ, gia đình và bạn bè.
Đầu tiên, tác giả xin gửi đến Thầy hướng dẫn TS. Hồ Kỳ Quang Minh lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất vì đã hướng dẫn tận tình, định hướng, hỗ trợ trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, xin gửi đến quý Thầy Cô Viện Khoa học công nghệ và
Quản lý môi trường - Trường Đại học Công nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh và các
bạn học viên lớp Cao học Quản lý tài nguyên và môi trường, đã tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn đến UBND và phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Tân
Hưng, chính quyền địa phương ln hỗ trợ và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Sau cùng xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến bố mẹ, anh chị, vợ và con trai luôn động
viên tinh thần và hỗ trợ tác giả trong suốt thời gian qua.
Học viên thực hiện

Nguyễn Minh Tiến

i


TĨM TẮT
Thơng qua việc lấy mẫu, phỏng vấn hiện trường, thì đa phần nguồn nước thơ được
dùng để khai thác cung cấp nước sạch chủ yếu là nguồn nước mặt lấy ở các lưu vực
sông trên địa bàn huyện Tân Hưng. Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước đã tăng
cường nhiều giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước nhưng chất lượng nước mặt sông
tại địa bàn Huyện, nhất là sông Vàm Cỏ Tây, Kênh Trung Ương và Kênh 79, kênh
Hưng Điền có xu hướng ngày càng xấu hơn.
Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước mặt trên địa bàn Huyện, có thể
đưa ra một số kết luận như sau: Hầu hết các chỉ tiêu đã phân tích về chất lượng nước
mặt đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn chất lượng nước mặt QCVN
08:2015/BTNMT, có mợt số chỉ tiêu vượt q quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, ở đợt
hai vào tháng 5-6 năm 2020 các thông số chất lượng nước mặt tăng đáng kể như:
COD, BOD5, Amoni, Phosphta và Coliform và TSS, vì thế chất lượng nước mặt ở đợt
02 ảnh hưởng các thông số trên nên hầu hết chất lượng nước mặt thấp hơn đợt 01 vào

tháng 11-12 năm 2019.
Bên cạnh đó, việc sản x́t nơng nghiệp, sinh hoạt khơng ngừng gia tăng về số lượng
cũng như quy mô. Việc khai thác nước mặt đặt ra hàng loạt vấn đề cần quan tâm mà
chủ yếu là lưu lượng khai thác và mức độ tác động đến chất lượng nguồn nước. Dựa
trên hiện trạng này, nghiên cứu đã xác định những vấn đề liên quan đến tài nguyên
nước mặt, nhận diện các vấn đề về môi trường cấp bách của Huyện như sau:
- Các vấn đề chất thải nguy hại trong sản x́t nơng nghiệp.
- Ơ nhiễm liên vùng (Sơng Vàm Cỏ Tây - Kênh 79).
- Hiện tượng lục bình dày đặc tại các lưu vực.
Trong đó, vấn đề ơ nhiễm liên vùng ảnh hượng hệ thống Kênh rạch của huyện từ con
sơng chính là Vàm Cỏ Tây và Bảy Chín từ các hoạt động kinh tế dọc theo hai bên bờ
như: canh tác lúa, rác, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi tự phát làm ảnh hưởng đến lưu
vực sông, Kênh trên địa bàn.
ii


Cũng từ kết quả nghiên cứu, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp về quản lý nhà nước,
về kỹ thuật, kế hoạch - tài chính và giải pháp truyền thông nhằm khai thác, sử dụng
hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên dưới mặt của huyện Tân Hưng nói riêng và tồn
tỉnh Long An nói chung.

iii


ABSTRACT
Through sampling, field interviews, most of the raw water used to exploit and supply
clean water is mainly surface water taken in river basins in Tan Hung district.
Although state management agencies have strengthened many measures to manage
and protect water sources, the quality of surface water in the District, especially Vam
Co Tay River, Trung Uong Canal and Canal 79, Hung Dien Canal tend to get worse

and worse.
Through the results of the analysis of surface water quality indicators in the District,
some conclusions can be drawn as follows: Most of the analyzed criteria of surface
water quality are within the permitted limits of surface water quality standards QCVN
08:2015/BTNMT, there are a number of criteria in the standards that exceed the
allowed standards. However, in the second phase in May-June 2020, surface water
quality parameters increased significantly such as: COD, BOD5, Ammonium,
Phosphta and Coliform and TSS, so surface water quality in phase 2 affected the
parameters. Above numbers should be most of surface water quality is lower than
phase 01 in November-December, 2019.
Besides, the work of agricultural production, daily life is constantly increasing in
number and scale. The exploitation of water raises a series of issues that need to be
considered, mainly the volume of exploitation and the impact on the quality of the
water source. Based on this situation, the study has identified issues related to surface
water resources, identifying urgent environmental problems of the District as follows:
- Hazardous waste issues in agricultural production.
- Inter-regional pollution (Vam Co Tay River - Canal 79).
- Dense hyacinth phenomenon in the basins.
In particular, the inter-regional pollution problem affecting the district's canal system
from the main river is Vam Co Tay and Bay Chin from economic activities along the

iv


banks such as rice cultivation, garbage, domestic wastewater. and spontaneous
husbandry affects river basins and canals in the area.
Also from the research results, the thesis also offers a number of solutions on state
management, techniques, plans - finance and communication solutions in order to
effectively exploit and use resources. under the surface of Tan Hung district in
particular and the whole of Long An province in general.


v


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, tìm hiểu
của riêng cá nhân Tơi.
Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả công bố trong
bất kì cơng trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu tham
khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời
cam đoan của mình.
Học viên thực hiện

Nguyễn Minh Tiến

vi


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................vi
MỤC LỤC .................................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Giới thiệu .....................................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..........................................4

1.1 Một số vấn đề chung về nước mặt ......................................................................4
1.1.1 Khái niệm .......................................................................................................4
1.1.2 Một số đặc điểm của nước mặt ......................................................................4
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến trữ lượng nước mặt ...........................................5
1.1.4 Chất lượng nước mặt .....................................................................................6
1.2 Tình hình nghiên cứu về nước mặt .....................................................................8
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước ..................................................................8
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 11
1.3 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ......................................................................17
1.3.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................17
1.3.2 Đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội ............................................................ 22
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 26
2.1 Nội dung nghiên cứu .........................................................................................26
2.2 Phương pháp thực hiện .....................................................................................28
CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................38

3.1 Hiện trạng nguồn nước mặt và các thông tin liên quan tại địa bàn huyện Tân Hưng
.......................................................................................................................................38
3.1.1 Kết quả điều tra về tình hình khai thác và mục đích sử dụng nước mặt trên

địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An ............................................................... 38
3.1.2 Kết quả điều tra về phương pháp sử dụng để xử lý nước mặt .....................39
vii


3.1.3 Kết quả đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu dùng nước mặt trên địa bàn
huyện Tân Hưng, tỉnh Long An ............................................................................40
3.1.4 Kết quả đánh giá về tình hình quản lý chất thải trên địa bàn huyện Tân
Hưng, tỉnh Long An .............................................................................................. 42
3.2 Phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt tại các địa điểm trên địa bàn huyện
Tân Hưng ................................................................................................................43
3.2.1 Kết quả đánh giá sơ bộ về chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Tân
Hưng, tỉnh Long An .............................................................................................. 43
3.2.2 Kết quả về phân tích chất lượng nước thông qua chỉ số WQI .....................46
3.3 Đánh giá và xây dựng bản đồ về hiện trạng và dự báo về chất lượng nước mặt
trên địa bàn huyện Tân Hưng..................................................................................56
3.3.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt dựa trên thông số WQI trên địa
bàn huyện Tân Hưng ............................................................................................. 56
3.3.2 Dự báo về chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Tân Hưng...................62
3.4 Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội lên chất
lượng nước mặt tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An và xác định nguyên nhân gây ô
nhiễm.......................................................................................................................66
3.4.1 Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội lên chất lượng
nước mặt tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An .......................................................66
3.4.2 Nhận diện các vấn đề về môi trường nước mặt cấp bách tại địa phương ....70
3.5 Đề xuất các phương án quản lý sử dụng hiệu quả nước nước mặt trên địa bàn
huyện Tân Hưng......................................................................................................74
KẾT LUẬN ...................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 81
PHỤ LỤC ......................................................................................................................84

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN ............................................................. 89

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các thông số chất lượng nước mặt theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT [5] ....7
Bảng 2.1 Các địa điểm điều tra .....................................................................................29
Bảng 2.2 Số mẫu và loại mẫu nước mặt dự kiến lấy tại địa bàn nghiên cứu ................31
Bảng 2.3 Phương pháp Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước mặt ............................. 32
Bảng 2.4 Bảng quy định các giá trị qi, BPi ....................................................................34
Bảng 2.5 Bảng đánh giá chất lượng nước theo thông số WQI [5] ................................ 35
Bảng 2.6 Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt QCVN
08:2008/BTNMT [5] ......................................................................................36
Bảng 3.1 Tính tốn WQI cho từng thông số của nước mặt trên địa bàn huyện Tân
Hưng ........................................................................................................................ 57
Bảng 3.2 Cơ cấu chất lượng nước mặt theo mức đánh giá (đơn vị :%) .......................... 63
Bảng 3.3 Tổng hợp các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường nước của huyện Tân Hưng
.................................................................................................................................. 71

Bảng 3.4 Các tiêu chí mơi trường chính của huyện ........................................................... 72
Bảng 3.5 Đánh giá tính phức hợp và xếp hạng các vấn đề môi trường........................... 72

ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Hưng [23] ......................................................18
Hình 2.1 Bản đồ vị trí lấy mẫu ......................................................................................32
Hình 3.1 Tình hình khai thác nước mặt .........................................................................38

Hình 3.2 Các phương pháp xử lý nước mặt ..................................................................40
Hình 3.3 Phương pháp khai thác nước mặt ...................................................................41
Hình 3.4 Lượng nước khai thác sử dụng trung bình (m3/ngày) ....................................41
Hình 3.5 Cách xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Hưng .43
Hình 3.6 Màu sắc của nước mặt trên địa bàn huyện Tân Hưng ....................................43
Hình 3.7 Mùi của nước mặt trên địa bàn huyện Tân Hưng ...........................................44
Hình 3.8 Vị của nước mặt trên địa bàn huyện Tân Hưng .............................................45
Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện pH tại các vị trí thu mẫu trên địa bàn huyện Tân Hưng
........................................................................................................................47
Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện DO tại các vị trí thu mẫu trên địa bàn huyện Tân Hưng
.....................................................................................................................48
Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện BOD5 tại các vị trí thu mẫu trên địa bàn huyện Tân Hưn
.....................................................................................................................49
Hình 3.12 Biểu đồ thể hiện COD tại các vị trí thu mẫu trên địa bàn huyện Tân Hưng 50
Hình 3.13 Biểu đồ thể hiện TSS tại các vị trí thu mẫu trên địa bàn huyện Tân Hưng
.....................................................................................................................52
Hình 3.14 Biểu đồ thể hiện giá trị Amoni tại các vị trí thu mẫu trên địa bàn huyện Tân
Hưng ............................................................................................................53
Hình 3.15 Biểu đồ thể hiện giá trị Phosphat tại các vị trí thu mẫu trên địa bàn huyện
Tân Hưng .....................................................................................................56
Hình 3.16 Biểu đồ thể hiện số lượng coliform tại các vị trí thu mẫu trên địa bàn huyện
Tân Hưng .....................................................................................................55
Hình 3.17 Biểu đồ biểu diễn WQI của nước mặt ở huyện Tân Hưng ........................... 57
Hình 3.18 Bản đồ giá trị WQI đợt 1 ..............................................................................61
Hình 3.19 Bản đồ giá trị WQI đợt 2 ..............................................................................62
Hình 3.20 Chất lượng nước mặt mùa khô và mùa nước nổi theo mức đánh giá ...........64
x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BOD5

Nhu cầu oxy sinh học

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

CLN
COD

Chất lượng nước

CTR

Chất thải rắn

KT-XH

Kinh tế-xã hội

LVS

Lưu vực sông

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam


TM – DV

Thương mại – Dịch vụ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy Ban Nhân dân

WQI

Chỉ số chất lượng nước

Nhu cầu oxy hóa học

xi


MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu
Tài nguyên nước nói chung và tài ngun nước mặt nói riêng là mợt trong những yếu
tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của mợt vùng lãnh thổ hay mợt quốc gia.
Khơng có nước khơng thể có lương thực ni sống con người. Nước là nguồn tài
ngun hữu hạn và vơ cùng q giá đối với sự sống và sản xuất. Nước vô cùng cần
thiết đối với sản xuất nông nghiệp. Với nền nông nghiệp lâu đời là sản xuất lúa nước
như nước ta cho thấy nước giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất. Trong thực tế,
Việt Nam đang tận dụng lượng nước mặt chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang
ni trồng thủy sản và cũng cịn gặp khơng ít khó khăn, mang tính tự phát, thiếu kiểm
sốt, địi hỏi cần phải có sự xem xét, đánh giá đúng đắn, rút ra những bài học kinh
nghiệm để trong giai đoạn tới góp phần hồn thành tốt hơn nhiệm vụ đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tân Hưng nói riêng, và của tỉnh Long An
trong cơ cấu kinh tế cả nước nói chung.
Tân Hưng là mợt huyện thuộc tỉnh Long An. Trong những năm gần đây, cùng với sự
phát triển chung của vùng, kinh tế của huyện Tân Hưng có tốc đợ phát triển khá cao,
khơng chỉ tập trung vào sản x́t nơng nghiệp mà cịn chú trọng đến đầu tư trong công
nghiệp, du lịch và dịch vụ trong đó có việc ni trồng thủy sản cũng đem lại lợi nhuận
cao dẫn đến tình trạng người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa
nước và đất thâm canh nông nghiệp khác sang đào ao nuôi cá khá phổ biến trên địa
bàn huyện Tân Hưng. Không những thế, các hộ dân chuyển sang đào ao ni cá chỉ
mang tính tự phát, chưa có sự định hướng của chính quyền địa phương, người nuôi cá
không am hiểu về kỹ thuật chăn nuôi, không có kiến thức và kinh nghiệm trong việc
điều trị bệnh khi phát hiện cá chết nổi trên mặt ao nuôi, điều đặt biệt quan trọng nữa là
chưa đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, xả nước thải trong q trình ni cá
chưa xử lý trực tiếp ra sông, kênh gây ô nhiễm nguồn nước mặt phục vụ cho quá trình
tưới tiêu và sinh hoạt của những người dân từ đó đã tạo nên mợt làn sóng dư luận xã
hội mạnh mẽ.

1



Các cơ quan, chính quyền cũng chưa có thơng tin cụ thể về nguyên nhân gây ô nhiễm
của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội lên chất lượng nước mặt tại địa bàn.
Ngồi ra, cơng tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước mặt của huyện chưa thực sự
hiệu quả và còn nhiều mặt hạn chế, chưa đảm bảo các trang, thiết bị phục vụ cho việc
lấy mẫu, phân tích chất lượng nước mặt,người dân chưa nhận thức rõ về giá trị, tầm
quan trọng của nước cũng như việc nâng cao ý thức trong mỗi người dân về bảo vệ
nguồn nước.
Từ thực trạng đã nêu trên, để bảo vệ tài nguyên nước mặt trên địa bàn huyện Tân
Hưng nói riêng và tỉnh Long An nói chung được bền vững, phục vụ cho sự phát triển
tăng trưởng kinh tế, thoả mãn nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng cho tương lai thì
đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội lên chất
lượng nước mặt tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An” là rất cần thiết nhằm đảm bảo
thực hiện tốt cho công tác quản lý trong lĩnh vực tài nguyên nước, tạo dữ liệu quan
trọng trong việc quy hoạch ngành nông, lâm, thủy sản của huyện. Đồng thời có cơ sở
để đưa ra các giải pháp xử lý cũng như cải thiện tình trạng nước mặt tại huyện Tân
Hưng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá về hiện trạng và dự báo chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Tân Hưng
nhằm cảnh báo kịp thời về các diễn biến bất thường để phục vụ cho công tác quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Xác định các hoạt động kinh tế - xã hội gây ảnh hưởng lên chất lượng nước mặt tại
huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
- Đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả các nguồn gây ảnh hưởng đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nước mặt tại kênh rạch, sông, nước ao nuôi và đồng ruộng.
Người dân gần các địa điểm lấy mẫu.

2



3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Trên địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An (200 phiếu khảo sát và 30
điểm lấy mẫu).
Thời gian nghiên cứu: tháng 10/2019 – tháng 7/2020.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1 Ý nghĩa khoa học của luận văn
Nghiên cứu sẽ đánh giá hiện trạng khai thác nước mặt. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp
các cơ sở số liệu về khai thác, chất lượng nước và phân tích, dự báo các nguyên nhân
từ hoạt động phát triển kinh tế-xã hội làm suy giảm nước mặt giúp cho quy hoạch sử
dụng bền vững tài nguyên nước mặt.
4.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu giúp bảo vệ môi trường nước mặt mợt cách có hiệu quả nhằm phát
triển kinh tế-xã hợi huyện Tân Hưng một cách bền vững.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách
và nhà nghiên cứu có cái nhìn đầy đủ hơn về ảnh hưởng của các nguồn thải từ hoạt
động phát tiển kinh tế-xã hội đến chất lượng nước mặt huyện Tân Hưng, từ đó có
những quyết định, chính sách, kế hoạch, sự điều chỉnh hợp lý trong phát triển KT-XH
và bảo vệ môi trường.

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Một số vấn đề chung về nước mặt
1.1.1 Khái niệm
Theo Khoản 3 Điều 2 Luật tài nguyên nước 2012, Nước mặt được định nghĩa: “Nước
mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo”.
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt

được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy (mưa, sương…) và chúng mất đi khi
chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng giáng thủy này được thu hồi
bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm tùy thuộc vào
một số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước
và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc
điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa
phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước [1].
Tài nguyên nước mặt (dịng chảy sơng ngịi) của mợt vùng lãnh thổ là tổng của lượng
dịng chảy sơng ngồi từ ngồi vùng chảy vào và lượng dòng chảy được sinh ra trong
vùng [2].
Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước
mặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các
lục địa [1].
1.1.2 Một số đặc điểm của nước mặt
Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu và các
tác đợng khác do hoạt đợng kinh tế của con người, nước mặt dễ bị ô nhiễm và thành
phần hóa lý của nước thường bị thay đổi, khả năng hồi phục trữ lượng của nước nhanh
nhất ở vùng thường có mưa [2].

4


Nhờ đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc thù nên khoảng 60% lượng nước của cả nước tập
trung ở LVS Mê Cơng, 16% tập trung ở LVS Hồng (Thái Bình), khoảng 4% ở LVS
Đồng Nai, các LVS lớn khác, tổng lượng nước chỉ chiếm phần nhỏ còn lại [2].
Tổng lượng nước mặt của các LVS trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 830 - 840 tỷ m3
/năm, nhưng chỉ có khoảng 310 - 315 tỷ m3 (37%) là nước nội sinh, còn 520 - 525 tỷ
m3 (63%) là nước chảy từ các nước láng giềng vào lãnh thổ Việt Nam. Nếu xét chung
cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng
2% tổng lượng dịng chảy của các sơng trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền

nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới [2].
Tổng lượng nước mặt của nước ta phân bố không đều giữa các mùa một phần là do
lượng mưa phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian, gây nên lũ lụt
thường xuyên và khô hạn trong thời gian dài [2].
Lượng mưa thay đổi theo mùa và thời điểm mùa mưa, mùa khô ở các vùng là khác
nhau. Ở miền Bắc, mùa khô bắt đầu vào tháng 11 và tháng 12, ở miền Trung và miền
Nam mùa khô bắt đầu muộn hơn, vào tháng 1. Mùa khô ở nước ta kéo dài từ 6 đến 9
tháng và khắc nghiệt, lượng nước trong thời gian này chỉ bằng khoảng 20 - 30% lượng
nước của cả năm. Vào thời điểm này, khoảng một nửa trong số 15 LVS chính bị thiếu
nước - bất thường hoặc cục bợ [2].
Xét lượng nước vào mùa khơ thì nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt với thiếu nước,
một số khu vực thuộc loại khan hiếm nước. Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở nên
quý hiếm như những năm gần đây, khi nhu cầu nước không ngừng tăng lên mà nhiều
dịng sơng lại bị suy thối, ơ nhiễm, nước sạch ngày một khan hiếm. Hạn hán, thiếu
nước diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng. An ninh về nguồn nước cho thấy sự phát
triển bền vững và bảo vệ môi trường đang không được bảo đảm ở nhiều nơi, nhiều
vùng ở nước ta.
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến trữ lượng nước mặt
Khi lượng mưa tăng thì mực nước mặt trên các sông, hồ,…tăng cao. Trong mùa mưa,
mực nước mặt dâng cao làm tăng đáng kể trữ lượng động của nước mặt. Ngược lại,
5


mùa khô mực nước mặt thấp làm giảm đáng kể trữ lượng động của nước mặt. Điều
này cho thấy lượng mưa là nguồn cung cấp và là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến trữ
lượng và chất lượng của nước mặt trên trái đất [3].
Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sơng, biển, sự thốt hơi nước ở thực vật và đợng
vật..., hơi nước vào trong khơng khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi xuống
mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp tạo
nên các dịng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sơng và được tích tụ lại ở những

nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên lớp
nước trên bề mặt của vỏ trái đất. Bốc hơi là một trong những nguyên nhân làm hao hụt
lượng nước. Vì vậy, nó được xem là mợt thành phần quan trọng của cán cân cân bằng
nước và ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng của nước mặt [4].
Nhân tố địa hình địa mạo có tác đợng làm thay đổi những đặc điểm địa chất thủy văn,
dẫn đến thay đổi trữ lượng, chất lượng và động thái của nước mặt [3].
Con người cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến trữ lượng nước mặt.Chẳng
hạn con người khai thác, sử dụng nước mặt để ăn uống, sinh hoạt và sản xuất, phá
rừng, xây dựng các hồ chứa nhân tạo, đào kênh, xẻ mương… tất cả những điều này
làm cho trữ lượng nước mặt bị suy giảm [3].
1.1.4 Chất lượng nước mặt
Chất lượng nước mặt cũng có tầm quan trọng lớn trong việc lựa chọn thích hợp cho
các mục đích sử dụng khác nhau (sinh hoạt, cơng nghiệp, nông nghiệp…). Để đánh giá
chất lượng nước mặt, người ta thường đánh giá các yếu tố cơ bản được thể hiện trong
bảng 1.1.

6


Bảng 1.1 Các thông số chất lượng nước mặt theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT [5]
STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giá trị giới hạn tối đa
A

B


A1

A2

B1

B2

1

pH

-

6 - 8,5

6 - 8,5

5,5 - 9

5,5 – 9

2

Nhiệt đợ



-


-

-

-

3

Đợ đục

NTU

-

-

-

-

4

TSS

mg/l

20

30


50

100

5

DO

mg/l

≥6

≥5

≥4

≥2

6

COD

mg/l

10

15

30


50

7

BOD5(20℃)

mg/l

4

6

15

25

8

N-NH4+

mg/l

0,3

0,3

0,9

0,9


9

P-PO43-

mg/l

0,1

0,2

0,3

0,5

10

Coliform

Vi khuẩn/

2500

5000

7500

10000

100ml

Theo Chương trình thủy văn Quốc tế (IHP) và Chương trình Đánh giá Nước Thế Giới
(WWAP) thì tài ngun nước mặt đóng vai trị quan trọng trong đánh giá tổng hợp tài
nguyên nước trên thế giới. Do đó, phạm vi nghiên cứu phải được xem xét mở rộng như
sau [6]:
Nước mặt cần được nghiên cứu trong không gian rợng hơn bao trùm cả chu trình thủy
văn. Lúc đó nước mặt sẽ là mợt thành phần có ý nghĩa quan trọng của lưu vực sông và
các hồ chứa.
Nước mặt cần được nghiên cứu trong bối cảnh rộng lớn hơn bao hàm các điều kiện
kinh tế - xã hội và sinh thái.
Tuy nhiên, do việc quản lý và kiểm soát việc khai thác và bảo vệ nguồn nước mặt chưa
triệt để nên đã dẫn đến việc suy thoái nguồn nước mặt tại nhiều nơi. Q trình khai
thác có thể ảnh hưởng đến nguồn cấp, dòng chảy, mực nước, trữ lượng đến quan hệ
nước mặt, các vùng đất ngập nước và có thể làm sụt lún mặt đất. Suy thối chất lượng
7


nước mặt do khai thác nhiều và làm ô nhiễm nguồn nước mặt đã được ghi nhận ở
nhiều nước.
Phát triển bền vững tài nguyên nước và bảo vệ môi trường là mợt q trình tổng hợp
tồn cầu. Các giải pháp liên quan tới chính sách, quy hoạch, quản lý nước và phát triển
kinh tế - xã hợi. Mục tiêu chính của quản lý tổng hợp là đảm bảo về số lượng, chất
lượng, an tồn và bền vững nước mặt.
1.2 Tình hình nghiên cứu về nước mặt
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Cơng trình nghiên cứu về Đánh giá CLN lợ bằng cách so sánh các chỉ số E.Coli,
Enterococci và Fecal Coliform được thực hiện bởi nhóm tác giả: Jin, Guang,
Englande, A.J.; Bradford, Henry; Jeng, Huei-Wang - Liên Đoàn Nước và Môi Trường
Thế Giới [7]. Đây là báo cáo về việc sử dụng chỉ số vi sinh vật như E.Coli,
Enterococci và Fecal Coliform trong quá trình đánh giá CLN lợ tại khu vực hồ
Pontchartrain, Bang Louisiana, Mỹ. Nghiên cứu chỉ ra rằng lớp trầm tích dưới hồ có

thể đóng vai trị chất xúc tác giúp các vi sinh vật tồn tại lâu hơn và qua đó tác đợng tới
CLN. Ngồi ra, nghiên cứu cũng cho rằng Enterococci có thể là mợt chỉ số ổn định
hơn để đánh giá CLN so với E.Coli và Fecal Coliform trong điều kiện môi trường
nước lợ. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách đánh giá các chỉ số này trong điều kiện
nền liên quan tới hồ như các dòng chảy nước mưa (trước khi hòa với nước hồ), các
nguồn nước xả thải cống bên trong hồ khi có bão. Các chỉ số vi sinh này và trầm tích
dưới đáy hồ cũng được nghiên cứu đồng thời để tìm ra mối liên hệ giữa chúng.
Cơng trình nghiên cứu về CLN mặt sông Tùng Hoa, Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc (2011),
thực hiện bởi nhóm tác giả: Yi Wang, Peng Wang, Yujun Bai, Zaixing Tian, Jingweng
Li, Xue Shao, Laura F. Mustavich, Bai-Lian Li – Khoa đô thị và kỹ thuật môi trường,
Học Viện Kỹ Thuật Cáp Nhĩ Tân, Tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc [8]. Nghiên cứu
này tập trung vào sơng Tùng Hoa (tên quốc tế: Songhua). Diện tích lưu vực sông là
556,800 km2 với chiều dài 2214.3 km trải dài trên địa bàn các tỉnh Liêu Ninh, Hắc
Long Giang, Cát Lâm và Nợi Mơng. Nhánh sơng chính của sông Tùng Hoa là nguồn
8


nước quan trọng cho việc sinh hoạt và công nghiệp của thành phố Cáp Nhĩ Tân do đó
bị ơ nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau. Kết quả phân tích CLN mặt của sông Tùng Hoa
cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân bao gồm: ô nhiễm hữu cơ và
dưỡng chất (chăn nuôi, hoạt động nông nghiệp), nhiệt độ (nguyên nhân tự nhiên), ô
nhiễm kim loại và ô nhiễm hóa dầu (các ngành cơng nghiệp), ơ nhiễm đợc chất (các
nhà máy dược phẩm) v.v… Nghiên cứu này cũng được dùng để đánh giá các tác động
tiêu cực của việc xây dựng các đập nước trên dịng sơng Tùng Hoa. Đồng thời, các kết
quả thu được cũng có tác dụng tham khảo để giúp nhà quản lý có thể tìm cách khắc
phục hậu quả tốt hơn trong trường hợp xảy ra các thảm họa môi trường như trường
hợp tràn benzene trên sơng Tùng Hoa vào năm 2005.
Cơng trình nghiên cứu: “Áp dụng kỹ thuật đồng vị để xác định nguyên nhân và cơ chế
nhiễm mặn nước trong tầng chứa nước ngầm” đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
giải quyết như G. Conrad và J. Ch. Fonte (1970) ở vùng nghiên cứu Tây Bắc Sahara,

Gat (1975): vùng duyên hải Israel, Payne (1979) nghiên cứu cơ chế nhiễm mặn nước
ngầm vùng thung lũng Mexicali (Mexico). Kỹ thuật đồng vị trong nghiên cứu bài toán
thấm của nước mưa xuống nước ngầm, cơ chế xâm nhập mặn, thấm mất nước qua thân
và vai đập các cơng trình thủy cơng, ... đã được triển khai thành cơng ở nước ngồi và
trở thành mợt phương pháp nghiên cứu hiệu quả để định lượng mức nước bổ cấp của
nước mưa cho các tầng nước ngầm, xác định tuổi từ đó biết rõ cơ chế xâm nhập mặn,
nguồn gốc xâm nhập mặn, định lượng nước thấm mất nước của lịng hồ, thân, vai đập
các cơng trình thủy cơng [4].
Cơng trình nghiên cứu CLN mặt lưu vực thượng lưu sông Illinois ở Illinois, Indiana và
Wisconsin (1990), thực hiện bởi: Daniel J. Sullivan, Troy W. Stinson, J. Kent
Crawford, and Arthur R. Schmidt - Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ và Sở Khảo Sát Địa Lý Hoa
Kỳ [9]. Đây là một nhánh của sông Arkansas chảy qua các bang như Arkansas và
Oklahoma ở Hoa kỳ, có đợ dài 233 km, diện tích thốt nước là 2,300 km2 . Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc trừ sâu - côn trùng và các hợp chất hữu cơ tổng hợp khác
đã được tìm thấy trong nước, lớp trầm tích cũng như sinh vật trong nước mặt tại khu
vực sông Illinois.
9


Sở Khảo Sát Địa Lý Hoa Kỳ bắt đầu chương trình Đánh giá chất lượng nước Quốc Gia
(National Water-Quality Assessment - NAWQA) [10]. Nhằm thu thập thông tin về
chất lượng nước trên diện rộng về địa lý, đánh giá xu hướng chất lượng nước các thập
kỷ gần đây cũng như ước đoán xu thế trong tương lai. Lưu vực thượng lưu sông
Illinois đã được chọn là một trong bốn con sơng được nghiên cứu thí điểm cho chương
trình NAWQA bởi vì vùng này có mợt trong những khu đơ thị lớn nhất nước Mỹ:
Thành phố Chicago. Ngoài ra, Bang Illinois cũng là khu vực có diện tích nơng nghiệp
trồng đậu nành lớn nhất, đứng thứ nhì về diện tích trồng bắp ở tất cả các bang ở Hoa
Kỳ. Chương trình khảo sát này sử dụng phương pháp QA/QC nhằm xác định chất
lượng của nước tại các điểm khảo sát và đánh giá mật độ xuất hiện của các loại thuốc
trừ sâu - côn trùng trong các mẫu thử.

Đánh giá CLN sông Ravi tại Madhopur (Ấn Độ), thực hiện bởi: Ashwani Kumar và
Anish Dua - Khoa Động vật học, Đại Học Guru Nanak Dev, Amritsar, Ấn Đợ, 2008
[11]. Cơng trình nghiên cứu này nhằm đánh giá CLN tại sông Ravi, một nhánh của
sông Indus, bằng phương pháp WQI. Nghiên cứu này cho thấy WQI có thể được sử
dụng để chuyển đổi các thông số phức tạp thành các giá trị đơn giản để giúp người dân
và những người quản lý nguồn nước dễ dàng đánh giá được CLN. Kết quả nghiên cứu
cho thấy WQI của sông Ravi nằm trong khoảng từ 54.8 cho tới 97.88 (với 70 là mức
độ nước được đánh giá là sạch). 8 thông số CLN bao gồm pH, tổng chất rắn hịa tan
(TDS), tổng số đợ cứng, calcium (Ca), magiê (Mg), mức đợ kiềm, Oxy hịa tan (DO),
khả năng dẫn điện (EC) đã sử dụng để tính tốn.
Cơng trình nghiên cứu: “Áp dụng kỹ thuật đồng vị để xác định nguyên nhân và cơ chế
nhiễm mặn nước trong tầng chứa nước ngầm” đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
giải quyết như G. Conrad và J. Ch. Fonte (1970) ở vùng nghiên cứu tây bắc Sahara,
Gat (1975): vùng duyên hải Israel, Payne và nnk (1979) nghiên cứu cơ chế nhiễm mặn
nước ngầm vùng thung lũng Mexicali (Mexico). Kỹ thuật đồng vị trong nghiên cứu bài
toán thấm của nước mưa xuống nước ngầm, cơ chế xâm nhập mặn, thấm mất nước qua
thân và vai đập các cơng trình thủy cơng,... đã được triển khai thành cơng ở nước
ngồi và trở thành một phương pháp nghiên cứu hiệu quả để định lượng mức nước bổ
cấp của nước mưa cho các tầng nước ngầm, xác định tuổi từ đó biết rõ cơ chế xâm
10


×