Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Đánh giá tình hình khai thác, sử dụng nước dưới dất và xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn quận 12, tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 138 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG HUY PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KHAI THÁC,
SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ XÁC ĐỊNH
VÙNG BẢO HỘ VỆ SINH KHU VỰC
LẤY NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã chuyên ngành: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Thái Vũ Bình
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 8 năm 2020.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Đinh Đại Gái - Chủ tịch Hội đồng
2. PGS.TS Lương Văn Việt - Phản biện 1
3. TS. Vũ Ngọc Hùng - Phản biện 2
4. TS. Lê Hoàng Anh - Uỷ viên
5. TS. Nguyễn Thanh Bình - Thư ký
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


VIỆN TRƯỞNG


BỘ CƠNG THƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trương Huy Phương

MSHV: 17113061

Ngày, tháng, năm sinh: 07/08/1988

Nơi sinh: Lâm Đồng

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số: 60.85.01.01

I. TÊN ĐỀ TÀI: “Đánh giá tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất và và xác
định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn Quận 12, Thành
phố Hồ Chí Minh”
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Đánh giá về tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn Quận 12.

- Điều tra hiện trạng sử dụng nước dưới đất của các giếng khai thác trên địa bàn
Quận 12
- Xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với các giếng khai
thác nước dưới đất với quy mô trên 10 m3 /ngày đêm theo quy định hiện hành.
- Đề xuất các giải pháp quản lý hướng đến bảo vệ nguồn nước, giảm khai thác nước
dưới đất trên địa bàn Quận 12 nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Thực hiện Quyết định số 73/QĐ-ĐHCN ngày
14/01/2020 của Trường Đại học Công nghiệp TPHCM về việc giao nhiệm vụ
hướng dẫn luận văn thạc sĩ.
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 10 tháng 8 năm 2020
V. NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Thái Vũ Bình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

tháng

năm 2020

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN ĐÀO TẠO

TS. Thái Vũ Bình
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành báo cáo này tơi đã nhận được nhiều sự trợ giúp từ quý thầy cô, bạn bè,
đồng nghiệp. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến với TS Thái Vũ Bình đã
cung cấp những kinh nghiệm, kiến thức quý báu cũng như những tài liệu chun
mơn và tận tình hướng dẫn, ln động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy, cô - Viện Khoa học Công nghệ và Quản
lý Môi trường đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình đào tạo
cao học tại trường cũng như đã tận tình hỗ trợ tài liệu, đóng góp ý kiến cũng như
động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn, .
Hồn thành đề tài này tơi cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến quý cơ quan
UBND quận 12, các chuyên viên thuộc Phịng Tài ngun và Mơi trường Quận 12
hỗ trợ thơng tin, tài liệu và tạo điều kiện trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tơi xin cám ơn gia đình đã giúp đỡ và động viên tinh thần cho tơi hồn
thành tốt luận văn tốt nghiệp.

i


TĨM TẮT
Quận 12 nằm phía Tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những địa
phương có khai thác, sử dụng nước dưới đất tương đối lớn với khoảng trên 52.000
giếng khai thác với lưu lượng khai thác khoảng gần 80.000 m3/ngày. Qua điều tra,
giếng khai thác trên địa bàn quận chủ yếu ở tầng Pleistocen với độ sâu phổ biến
dưới 50m . Việc khai thác và sử dụng nước ngầm của hộ dân trên địa bàn quận hiện
còn khá phổ biến do thói quen của người dân và theo đánh giá trữ lượng nước rất
dồi dào, chất lượng nước còn khá tốt (trên 73% số hộ). Nước dưới đất chủ yếu phục
vụ cho nhu cầu ăn sinh hoạt của người dân, một số khu vực như phường Trung Mỹ
Tây tỉ lệ hộ dân sử dụng nước dưới đất cho nhu cầu ăn uống còn khá cao (trên 50%
số hộ sử dụng giếng).
Theo số liệu thống kê, giếng khai thác lớn trên địa bàn quận khoảng trên 200 giếng
(lưu lượng khai thác trên 10 m3/ngày), trong đó giếng khai thác thuộc đối tượng
phải xin phép khai thác và xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt
theo Thông tư 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/6/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường là hơn 100 giếng. Theo kết quả quan trắc chất lượng nước nhìn chung tương
đối tốt, đảm bảo phục vụ cho mục đích sinh hoạt, sản xuất. Tuy nhiên một số vị trí

khai thác, nước giếng có xuất hiện một số chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ, vơ cơ như
Pemanganat, Clorua, một số giếng có chỉ tiêu vượt quy chuẩn hiện hành về nước
dưới đất – QCVN 09:2015-MT/BTNMT như Amoni, Sắt nên cần có biện pháp xử
lý trước khi sử dụng.
Việc thiết lập vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo Thông tư
24/2016/TT-BTNMT ngày 09/6/2016 cho các giếng khai thác lớn trên địa bàn quận
nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến nguồn nước dưới đất, là cơ sở để phân vùng
khai thác trên địa bàn quận.

ii


Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, các giải pháp được đề xuất hướng đến
quản lý khai thác nước dưới đất, bảo vệ nguồn nước dưới đất bền vững trên địa bàn
Quận 12

iii


ABSTRACT
District 12 is located in the northwest of Ho Chi Minh City, is one of the localities
with relatively large underground water exploitation and use with over 52,000
mining screens with an extraction amount of nearly 80,000 m3/day. Through
investigation and exploitation in the district, mainly in Pleistocene layer with the
prevalence depth below 50 m. The exploitation and use of groundwater by residents
in the district is still popular as a habit of the people and according to the
assessment of water quality is abundant, water quality is quite good (over 73% of
households). Groundwater mainly serves the daily needs of the people, in some
areas such as Trung My Tay ward the proportion of households using underground
water for food needs is quite high (over 50% of households use it).

According to statistics, large exploitation wells in the district are about over 200
wells (with an extraction rate of over 10 m3/day), of which the wells are subject to
exploitation permission and identification of protected areas. Living water intake
area according to Circular 24/2016 / TT-BTNMT dated June 9, 2016 of the Ministry
of Natural Resources and Environment is more than 100 wells. According to the
monitoring results, the water quality is generally relatively good, ensuring to serve
the purpose of living and production. However, in some exploitation locations and
well water, some organic and inorganic pollution criteria appear, such as
Pemanganate, Chloride, and some wells that exceed the current standards of
underground water - QCVN 09: 2015 -MT/BTNMT such as Amoni, Iron, so it is
necessary to have treatment measures before using.
The establishment of a sanitary protection area for drinking water intake area is in
accordance with Circular 24/2016/TT-BTNMT dated June 9, 2016 for large
exploitation wells in the district to limit negative impacts on the source. ground
water, is the basis for zoning exploitation in the district.
Through the research results of the topic, proposed solutions towards the
iv


management of underground water exploitation and protection of underground
water resources in District 12.

.

v


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Trương Huy Phương, là tác giả của luận văn “Đánh giá tình hình khai thác,
sử dụng nước dưới đất và và xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh

hoạt trên địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh”, xin cam đoan như sau:
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của TS. Thái Vũ Bình, những kết quả và số liệu trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa được các tác giả cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của các tác giả khác; tài liệu tham
khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.
Tơi xin cam đoan các nội dung ghi trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về toàn bộ nội dung nghiên cứu và kết quả của luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2020

Học viên thực hiện

Trương Huy Phương

vi


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................ xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. xii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.........................................................2

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:............................................................. 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................................................................3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU............................... 5

1.1 Tổng quan về nước dưới đất.................................................................................. 5
1.2 Tình hình nghiên cứu về nước dưới đất...............................................................20
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước..................................................................... 20
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước......................................................................22
1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu........................................................................ 25
1.3.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên............................................................. 25
1.3.2 Khái quát chung về kinh tế-xã hội:................................................................... 34
CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN...........................36

2.1 Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 36
2.2 Phương pháp thực hiện.........................................................................................38
CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 46

3.1 Đánh giá về tình hình khai thác nước dưới đất trên địa bàn Quận 12.................46
3.1.1 Các hộ khai thác và số giếng phân bố trên địa bàn Quận 12............................46
3.1.2 Lưu lượng các giếng khoan tại Quận 12...........................................................49
3.1.3 Chiều sâu khai thác, tầng khai thác của các giếng trên địa quận..................... 53
3.2 Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng nước dưới đất của các giếng khai thác.......57
vii



3.2.1 Tình hình khải thác, mục đích sử dụng nước dưới đất..................................... 57
3.2.2 Tình trạng sử dụng nước của cơ sở sản xuất trên địa bàn Quận 12................... 60
3.2.3 Tổng số giếng khoan có lưu lượng khai thác lớn trên địa bàn quận 12........... 62
3.3.4 Đánh giá sơ bộ về chất lượng nước các giếng khai thác hộ gia đình...............63
3.3 Kết quả phân tích chất cượng nước dưới đất tại các giếng khoan vùng bảo hộ
trên địa bàn Quận 12...................................................................................................65
3.3.1 Phân tích kết quả các giếng...............................................................................65
3.3.2 Phân bố khu vực bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.......................... 79
3.4 Đề xuất giải pháp:.................................................................................................83
3.4.1 Nhóm giải pháp quản lý nhà nuớc.................................................................... 83
3.4.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật................................................................................... 86
3.4.3 Nhóm giải pháp truyền thơng............................................................................89
3.4.2. Nhóm giải pháp về tài chính............................................................................ 90
KẾT LUẬN................................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................94
PHỤ LỤC................................................................................................................... 97
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN........................................................123

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ chu trình thủy văn và sự hình thành nước dưới đất [7]......................8
Hình 1.2 Sự phân bố các tầng nước dưới đất [8]....................................................... 10
Hình 1.3 Bản đồ hành chính Quận 12 [27]................................................................ 26
Hình 2.1 Bảng đồ lấy mẫu nước dưới đất tại Quận 12.............................................. 41
Hình 3.1 Tổng số hộ dân khai thác giếng trên địa bàn Quận 12............................... 47
Hình 3.2 Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng giếng................................... 49
Hình 3.3 Lưu lượng nước giếng hộ dân khai thác, sử dụng trong ngày....................52

Hình 3.4 Chiều sâu giếng khai thác trên địa bàn quận 12......................................... 55
Hình 3.5 Số lượng giếng khoan theo độ sâu.............................................................. 56
Hình 3.6 Sơ đồ tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn Quận 12...58
Hình 3.7 Lưu lượng nước khai thác của cơ sở sản xuất............................................ 61
Hình 3.8 Sơ đồ khảo sát màu sắc nước dưới đất........................................................64
Hình 3.9 Chất lượng nước dưới đất........................................................................... 65
Hình 3.10 Giá trị pH trong nước tại các giếng khoan trên địa bàn quận 12............. 66
Hình 3.11 Giá trị Amoni trong nước giếng khoan tại các giếng quận 12................. 68
Hình 3.12 Biểu đồ thể hiện nồng độ sắt tổng tại các giếng trên địa bàn quận 12.....69
Hình 3.13 Biểu đồ thể hiện nồng độ Pemanganat tại các giếng trên địa bàn quận 12..
.................................................................................................................... 71
Hình 3.14 Biểu đồ thể hiện độ cứng tại các giếng khoan trên địa bàn quận 12........73
ix


Hình 3.15 Biểu đồ thể hiện hàm lượng Clorua của các giếng ở quận 12..................74
Hình 3.16 Hàm lượng Coliform (MPN/ml) tại các giếng quận 12........................... 76
Hình 3.17 Hàm lượng Mangan (mg/l) tại các giếng trên địa bàn quận 12................77
Hình 3.18 Hàm lượng Sulfate (mg/l) tại các giếng trên địa bàn quận 12................. 79
Hình 3.19 Phân vùng bảo hộ vệ sinh khu vực........................................................... 80
Hình 3.20 Phân vùng bảo hộ vệ sinh đối với các giếng đảm bảo quy định.............. 82
Hình 3.21 Xử lý nước phèn, sắt bằng hệ thống bể lọc thô........................................ 87

x


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các thông số chất lượng nước theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT [13]...13
Bảng 1.2 Nhiệt độ trung bình tháng...........................................................................28
Bảng 1.3 Độ ẩm tương đối hàng tháng [25].............................................................. 29

Bảng 1.4 Hướng gió từng tháng [25]......................................................................... 30
Bảng 1.5 Bức xạ mặt trời trung bình trong tháng (K.cal/cm2) [25]..........................30
Bảng 1.6 Số ngày nắng trung bình mỗi tháng [25]....................................................31
Bảng 2.1 Chỉ tiêu phân tích chất lượng nước giếng khai thác nước......................... 44
Bảng 3.1 Tổng số hộ dân khai thác giếng trên địa bàn Quận 12...............................46
Bảng 3.2 Tổng số cơ sở đang sử dụng giếng trên địa bàn Quận 12.......................... 48
Bảng 3.3 Tổng lưu lượng khai thác của các hộ dân trên địa bàn.............................. 50
Bảng 3.4 Lưu lượng khai thác, sử dụng nước giếng của các hộ dân.........................51
Bảng 3.5 Tổng lưu lượng khai thác của các cơ sở sản xuất...................................... 53
Bảng 3.6 Số lượng giếng theo chiều sâu khai thác tại địa bàn Quận 12................... 54
Bảng 3.7 Tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn Quận 12........... 57
Bảng 3.8 Tình hình cấp nước sạch trên địa bàn Quận 12..........................................59
Bảng 3.9 Tình hình sử dụng nước của cơ sở sản xuất............................................... 61
Bảng 3.10 Tình hình khai thác các giếng trên địa bàn Quận 12................................62

xi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BIS

Cục tiêu chuẩn Ấn Độ (Bureau of Indian Standards)

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BYT

Bộ Y tế


CGWB

Central Ground Water Board

CPCB

Trung tâm kiểm sốt ơ nhiễm

IHP

Chương trình Thủy văn Quốc tế (The International Hydrological
Programme)

NDĐ

Nước dưới đất (Groundwater)

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

TDS

Tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solids)

TCN

Tầng chứa nước


UBND

Ủy ban nhân dân

TTQTMT Trung tâm quan trắc môi trường

WQI

Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index)

WWAP

Chương trình Đánh giá Nước Thế Giới (The World Water
Development Report)

xii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là quốc gia có nguồn nước dưới đất khá phong phú về trữ lượng và khá
tốt về chất lượng. Nước dưới đất tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá,
được tạo thành từ giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn
nước mặt, nước mưa… nước dưới đất có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục
mét, hay hàng trăm mét [2]. Trong nước dưới đất hầu như khơng có các hạt keo hay
các hạt lơ lửng, và vi sinh, vi trùng gây bệnh thấp. Nhưng ngày nay, tình trạng ơ
nhiễm và suy thoái nước dưới đất đang phổ biến trên thế giới. Trong đó, việc ơ
nhiễm nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đã và đang diễn ra.
Nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước. Theo “Báo cáo
hiện trạng môi trường Quốc Gia giai đoạn 2011-2015, ước tính trữ lượng nước dưới

đất trong các thành tạo chứa nước chính ở Việt Nam khoảng 172,6 triệu m3/ngày.
Tổng lượng khai thác nước dưới đất khoảng 10,53 triệu m3/ngày, trong đó đồng
bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ là hai khu vực khai thác nhiều nhất với tổng
lượng khai thác của 2 vùng khoảng 5,87 triệu m3/ngày, chiếm 55,7% tổng lượng
khai thác toàn quốc. Hiện nay, nước dưới đất được khai thác sử dụng chủ yếu cho
cấp nước sinh hoạt và công nghiệp. Khoảng 40% lượng nước cấp cho đô thị và gần
80% lượng nước sử dụng cho sinh hoạt ở nông thôn được khai thác từ nguồn nước
dưới đất, nhưng đang suy giảm trữ lượng đồng thời chưa kiểm soát tốt về chất
lượng. Vấn đề đáng báo động là nguồn nước dưới đất của Việt Nam đang đối mặt
với dấu hiệu ô nhiễm coliform vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm đến hàng
nghìn lần [2].
Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn nước dưới đất phân bố rộng khắp trên địa bàn,
lưu lượng nước lớn. Theo kết quả điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới
đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và số liệu cấp phép khai thác nước dưới
đất của Sở Tài nguyên và Môi trường đang quản lý, nhu cầu khai thác, sử dụng
nước dưới đất trên địa bàn thành phố hiện nay là 716.581 m3/ngày, trong đó, hộ dân
1


khai thác 355.859m³/ngày, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khai thác
360.722 m³/ngày. Quận 12 nằm phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong
những địa phương có khai thác, sử dụng nước dưới đất tương đối lớn với khoảng
trên 52.000 giếng với lưu lượng khai thác khoảng gần 80.000 m3/ngày [1]. Việc
khai thác và sử dụng nước chưa hợp lý dễ dẫn đến tình trạng suy giảm, ô nhiễm
nguồn tài nguyên nước dưới đất, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho môi
trường, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội.
Chính vì vậy, việc chọn đề tài: “Đánh giá về tình hình khai thác, sử dụng nước dưới
đất và xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn Quận
12, thành phố Hồ Chí Minh” nhằm đánh giá tình hình khai thác và sử dụng nước
dưới đất trên phạm vi Quận 12 một trong những địa phương khai thác và sử dụng

nước dưới đất lớn của thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, lựa chọn tập trung các
đối tượng có lưu lượng khai thác lớn (trên 10 m3/ngày) làm cơ sở xây dựng các biện
pháp quản lý, bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn Quận 12
nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn quận 12.
Xác định được vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với các giếng
khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10 m3/ngày đêm theo quy định hiện hành.
Đề xuất được các giải pháp quản lý hướng đến bảo vệ nguồn nước dưới đất trên địa
bàn Quận 12 nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu tại các giếng khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10

m3/ngày đêm thuộc địa bàn nghiên cứu.

2


3.2 Giới hạn về phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi Quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong năm 2019 và năm 2020,
các số liệu điều tra thực tế liên quan đến đề tài được tham khảo, sử dụng trong thời
gian từ năm 2017 đến nay.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài thực hiện việc điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới
đất từ các giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Quận 12. Căn cứ vào các chủ
trương, chính sách của thành phố Hồ Chí Minh để đề xuất các giải pháp quản lý và
sử dụng nước giếng dưới đất một cách hiệu quả theo hướng bảo vệ nguồn nước.

Xác định được vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt cho các giếng khai
thác theo đúng Quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012, Nghị định số
167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác
nước dưới đất và Thơng tư 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/6/2016, đối với các cơng
trình khai thác khơng đủ điều kiện thì có cơ sở để đưa giải pháp ngưng khai thác, xử
lý, trám lấp.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học của luận văn
Bằng việc sàng lọc, phân tích từ cơ sở dữ liệu có sẵn, đề tài xác định quy mô, đối
tượng điều tra, lấy mẫu và xử lý số liệu đánh giá, qua đó dùng phần mềm GIS và
lập bản đồ khoanh vùng bảo hộ vệ sinh các giếng khoan khai thác. Kết quả luận văn
mang lại cơ sở dữ liệu với độ tin cậy cao, trực quan và có ý nghĩa tham khảo trong
khoa học.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Từ kết quả nghiên cứu giúp đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước dưới đất
một cách có hiệu quả, phù hợp nhằm bảo vệ nguồn nước dưới đất trên địa bàn Quận
3


12 nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
Kết quả nghiên cứu hỗ trợ cơ quan quản lý môi trường đánh giá, xác định được
vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt cho các giếng khai thác theo đúng
Quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012, Nghị định số 167/2018/NĐ-CP
ngày 26/12/2018 của chính phủ Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất và
Thông tư 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/6/2016 quy định việc xác định và công bố
vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
Kết quả nghiên cứu làm cơ sở và cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước trong
công tác phân vùng khai thác hướng đến giảm khai thác nước dưới đất, kết hợp bảo
vệ nguồn nước và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn
Quận 12.


4


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về nước dưới đất
1.1.1 Khái niệm
“Nước dưới đất là nước chứa trong các tầng nước dưới đất tại Khoản 4, Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012 [5].
Nước dưới đất là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở
rời như cặn, sạn, cát, bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có
thể khai thác cho các hoạt động sống của con người. Theo độ sâu phân bố, có thể
chia nước dưới đất thành nước dưới đất tầng mặt và nước dưới đất tầng sâu. Đặc
điểm chung của nước dưới đất là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp,
tạo thành dịng chảy ngầm theo địa hình. Nước dưới đất tầng mặt thường khơng có
lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều,
phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước dưới đất tầng mặt rất dễ bị ô
nhiễm. Nước dưới đất tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách
bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước theo không gian phân bố, một
lớp nước dưới đất tầng sâu thường có 3 vùng chức năng:
- Vùng thu nhận nước.
- Vùng chuyển tải nước.
- Vùng khai thác nước có áp.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài chục
đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Đây là loại
nước dưới đất có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát triển
đá cacbonat thường tồn tại loại nước dưới đất caxtơ di chuyển theo các khe nút
caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường có các thần kính nước ngọt nằm

trên mực nước biển [7].
5


1.1.2 Một số đặc điểm và cấu trúc nguồn nước dưới đất
1.1.2.1 Đặc điểm
- Đặc điểm thứ nhất: nước dưới đất tiếp xúc trực tiếp và hoàn toàn với đất và nham
thạch: nước dưới đất có thể là các màng mỏng bao phủ các phần tử nhỏ bé của đất,
nham thạch; là chất lỏng được chứa đầy trong các ống mao dẫn nhỏ bé giữa các hạt
đất, đá; nước ngầm có thể tạo ra các tia nước nhỏ trong các tầng ngấm nước; thậm
chí nó có thể tạo ra khối nước dưới đất dày trong các tầng đất, nham thạch.
Thời gian tiếp xúc của nước dưới đấtvới đất và nham thạch lại rất dài nên tạo điều
kiện cho các chất trong đất và nham thạch tan trong nước ngầm. Như vậy thành
phần hoá học của nước dưới đấtchủ yếu phụ thuộc vào thành phần hoá học của các
tầng đất, nham thạch chứa nó.
- Đặc điểm thứ 2: Các loại đất, nham thạch của vỏ quả đất chia thành các tầng lớp
khác nhau. Mỗi tầng, lớp đó có thành phần hố học khác nhau. Giữa các tầng, lớp
đất, nham thạch thường có các lớp khơng thấm nước. Vì vậy nước dưới đấtcũng
được chia thành các tầng, lớp khác nhau và thành phần hố học của các tầng lớp đó
cũng khác nhau.
Đặc điểm thứ 3: Ảnh hưởng của khí hậu đối với nước dưới đấtkhông đồng đều.
Nước dưới đất ở tầng trên cùng, sát mặt đất chịu ảnh hưởng của khí hậu. Các khí
hồ tan trong tầng nước dưới đấtnày do nước mưa, nước sơng, nước hồ… mang đến.
Thành phần hố học của nước dưới đấtcủa tầng này chịu ảnh hưởng nhiều của thành
phần hố học nước mặt do đó cũng chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu.
Trái lại, nước dưới đất ở tầng sâu lại ít hoặc khơng chịu ảnh hưởng của khí hậu.
Thành phần hố học của nước dưới đấtthuộc tầng này chịu ảnh hưởng trực tiếp của
thành phần hoá học tầng nham thạch chứa nó.
- Đặc điểm thứ 4: Thành phần của nước dưới đấtkhông những chịu ảnh hưởng về
thành phần hố học của tầng nham thạch chứa nó mà cịn phụ thuộc vào tính chất

vật lý của các tầng nham thạch đó.
6


Ở các tầng sâu khác nhau, nham thạch có nhiệt độ và áp suất khác nhau nên chứa
trong các tầng nham thạch đó cũng có nhiệt độ và áp suất khác nhau.
Vì vậy nước ngầm ở các tầng rất sâu có thể có áp suất hàng ngàn N/m2 và nhiệt độ
có thể lớn hơn 1000C.
- Đặc điểm thứ 5: Nước ngầm ít chịu ảnh hưởng của sinh vật nói chung nhưng chịu
ảnh hưởng nhiều của vi sinh vật trong đất. Ở các tầng sâu do khơng có Oxy và ánh
sáng nên vi sinh vật yếm khí hoạt động mạnh, chi phối nhiều nên thành phần hóa
học của nước dưới đất. Vì vậy thành phần hố học của nước dưới đấtchứa nhiều
chất có nguồn gốc vi sinh vật.
1.1.2.2 Cấu trúc của một tầng nước ngầm
Cấu trúc của một tầng nước ngầm được chia ra thành các tầng như sau [4]:
Bề mặt trên gọi là mực nước ngầm hay gương nước ngầm.
Bề mặt dưới, nơi tiếp xúc với tầng đất đá cách thuỷ gọi là đáy nước ngầm. Chiều
dày tầng nước ngầm là khoảng cách thẳng đứng giữa mực nước ngầm và đáy nước
ngầm.
Tầng thơng khí hay nước tầng trên là tầng đất đá vụn bở không chứa nước thường
xuyên, nằm bên trên tầng nước ngầm.
Viền mao dẫn là lớp nước mao dẫn phát triển ngay trên mặt nước ngầm.
1.1.3 Sự hình thành nước dưới đất và các loại nước dưới đất
Nước trên mặt đất và trong ao, hồ, sông, biển gặp ánh sáng mặt trời bốc hơi thành
hơi nước bay lên không trung, gặp lạnh hơi nước sẽ kết lại thành hạt to và rơi xuống
thành mưa. Nước mưa rơi xuống mặt đất một phần chảy xuống sông, ao, hồ... một
phần bốc hơi qua mặt đất, mặt nước và sự bốc thoát hơi qua lá, một phần ngấm dần
xuống mặt đất đến tầng đất khơng thấm sẽ tích tụ lại thành nước dưới đất. Sự hình
thành nước dưới đất trải qua rất nhiều giai đoạn. Các tác nhân có liên quan đến chu
trình này bao gồm: bức xạ, trọng lực, sức hút phân tử và lực mao dẫn.

7


Hình thành nước dưới đất do nước trên bề mặt ngấm xuống, do không thể ngấm
qua tầng đá mẹ nên trên nó nước sẽ tập trung trên bề mặt, tùy từng kiến tạo địa chất
mà nó hình thành nên các hình dạng khác nhau, nước tập trung nhiều sẽ bắt đầu di
chuyển và liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch nước
dưới đất lớn nhỏ, tuy nhiên việc hình thành nước dưới đất phụ thuộc vào lượng
nước ngấm xuống và phụ thuộc vào lượng mưa và khả năng trữ nước của đất.
Nước dưới đất là một bộ phận của chu trình thủy văn [3].

Hình 1.1 Sơ đồ chu trình thủy văn và sự hình thành nước dưới đất [3]
Nước ngầm xâm nhập vào hệ thống đất đá từ bề mặt đất hoặc ao, hồ, sông, suối trên
mặt đất. Nước ngầm vận động một cách chậm chạp trong lòng đất cho đến trở lại bề
mặt do trọng lực của dòng chảy tự nhiên, do thực vật và do các hoạt động của con
người…. Với khả năng trữ nước trong kho chứa ngầm và kết hợp với lưu lượng

8


chảy ra khá nhỏ đã duy trì sự cung cấp nước cho nguồn nước mặt suốt một thời gian
dài. Có thể kể ra các nguồn cung cấp cho nước dưới đất như sau: mưa, dòng chảy
mặt, hồ ao, kho chứa nước, cấp nước nhân tạo (chẳng hạn như khi tưới vượt khà
năng giữ ẩm của đất), nước ngầm vùng ven biển cũng có thể bị nhiễm mặn khi độ
dốc mặt nước hướng vào đất liền.
Nước sau khi vận chuyển qua vùng khơng bão hịa dưới tác dụng của trọng lực và
lực khuyếch tán sẽ tới vùng bão hòa. Lượng nước đến vùng bão hòa phụ thuộc vài
điều kiện thủy lực môi trường đất đá xung quanh.
Nước ngầm chảy ra khỏi lịng đất sẽ chảy vào ao hồ, sơng suối và cuối cùng chảy ra
biển, trong quá trình ấy một phần có thể trực tiếp bốc hơi trở về khí quyền. Bơm

nước từ các giếng là một loai xuất nước nhân tạo.
Tuỳ theo vị trí mà ta có thể chia nước ra làm 3 loại [7]:
- Nước ngấm: là tầng ở trên hết, bên trên nó khơng có tầng khơng thấm nước chặn
lại gọi là tầng nước dưới đất. Đặc điểm của tầng nước dưới đất là thay đổi rất nhanh
theo thời tiết: mưa nhiều thì mực nước lên cao, nắng lâu thì mực nước hạ xuống. Ao
giếng của nhân dân nếu đào cạn chỉ đến tầng nước dưới đất thì mùa khô thường hết
nước. Tầng nước dưới đất này được tạo ra từ nước trên mặt đất thấm xuống, sau đó
lại được tháo tiêu ra sơng, hồ.
- Nước ứ: trên tầng thấm nước có một tầng đất khó thấm nước, khi mưa to tầng đất
này hút không kịp, nước tạm thời ứ lại trên tầng đất này và tạo thành nước ứ. Sau đó,
một phần nước ứ tiếp tục thấm xuống, một phần bốc hơi, lượng nước ứ sẽ ít dần đi
hoặc mất hẳn. Nước tầng này cách biệt hoàn tồn với nước mặt đất và hầu như
khơng giao lưu.
- Nước giữa tầng: nước trong tầng thấm nước nằm giữa 2 tầng không thấm gọi là
nước giữa tầng. Nước giữa tầng ở sâu và nằm giữa 2 tầng đất sét nên lượng nước
không thay đổi nhiều theo mùa nắng và chất lượng nước tốt.

9


1.1.4 Phân loại và sự biến động của nước dưới đất
1.1.4.1 Phân loại nước dưới đất
Tiêu chuẩn phân loại nước dưới đất có hai loại cơ bản:
- Phân loại nước dưới đất theo thành phần hóa học và lý học.
- Phân loại nước dưới đất theo sự phân bố trong các tầng địa chất.

Hình 1.2 Sự phân bố các tầng nước dưới đất [4]
* Phân loại theo thành phần hóa học: Phương pháp phân loại nước dưới đất theo
thành phần hóa học đã được sử dụng rộng rãi và có nhiều thuận lợi khi sử dụng ở
thực tế. Theo quan điểm C.A.Sukarev để phân loại nước dưới đất dựa vào hàm

lượng 6 anion và cation chủ yếu sau đây:
- Nhóm anion: Clˉ, SO42-, HCO3ˉ
- Nhóm cation: Na+, Mg2+, Ca2+
* Phân loại nước dưới đất theo tính chất lý học: Cách phân loại này dựa vào chỉ tiêu
nhiệt độ của nước dưới đất để phân loại và chia thành 3 loại chủ yếu sau:

10


×