Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Khảo sát điều kiện nuôi trồng nấm quế linh (humphreya endertii) báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 57 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG NẤM QUẾ LINH
(Humphreya endertii)
Mã số đề tài: 194.TP04
Chủ nhiệm đề tài: Giảng Duy Tân
Đơn vị thực hiện: Viện công nghệ sinh học và thực phẩm

Hồ sơ bao gồm:
Bản tự nhận xét kết quả thực hiện đề tài NCKH cấp Trường
Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài NCKH cấp Trường
Báo cáo chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Các phụ lục quyết định phê duyệt đề tài và chứng minh

Tp. Hồ Chí Minh 2020


LỜI CÁM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Cơng nghiệp
TP.HCM và các Đồn Thể Ban Lãnh Đạo trong Trường, trong Viện đã tạo điều kiện
cơ sở vật chất cho chúng tơi hồn thành đề tài của mình.
Đặc biệt em xin chân thành cám ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Diệu Hạnh
giảng viên hướng dẫn, Thầy Phạm Tấn Việt, Thầy Nguyễn Ngọc Ẩn đã tận tâm hướng
dẫn chúng em qua từng buổi học trên phịng thí nghiệm cũng như những buổi nói
chuyện, thảo luận về lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Nếu không có những lời hướng
dẫn, dạy bảo của thầy cơ thì em nghĩ đề tài này của em rất khó có thể hoàn thiện được.


Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn Cô và Thầy. Đề tài được thực hiện trong 6
tháng. Bước đầu đi vào lĩnh vực khoa học, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều
bỡ ngỡ. Do vậy khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp q báu của q thầy cơ để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin cảm ơn ban quản lý vườn quốc gia Phước Bình đã cung cấp
giống nấm Quế Linh (Humphreya endertii) cho em để em thực hiện đề tài khóa luận.
Cuối cùng, em xin kính chúc q thầy cô trong Viện Công nghệ Sinh Học –
Thực Phẩm và ban lãnh đạo nhà trường dồi dào sức khỏe để tiếp tục thực hiện sứ
mệnh cao đẹp của mình và do thời gian cũng như sự hiểu biết có hạn nên đề tài của
chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các Thầy Cơ giáo và các
bạn góp ý bài để đề tài của chúng tơi được hoàn thiện hơn.

ii


BỘ CÔNG THƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHIỆP TP.HCM

Đợc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Viện Cơng nghệ Sinh học và Thực phẩm
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2020

BẢN TỰ NHẬN XÉT
VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG
I. THÔNG TIN CHUNG
 Thông tin tổng quát

1. Tên đề tài: Khảo sát điều kiện nuôi trồng nấm Quế Linh (Humphreya endertii).
2. Mã số: 194.TP04
3. Chủ nhiệm đề tài: Giảng Duy Tân
4. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Cơng nghệ Sinh học và Thực phẩm
5. Thời gian thực hiện (Bắt đầu – Kết thúc): 1/2019 đến 07/2019
6. Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 5 triệu đồng
- Trong đó, kinh phí từ NSNN: 5 triệu đồng
7. Nhận xét về kết quả thực hiện Đề tài so với Hợp đồng:
7.1/ Về mức độ hồn thành khối lượng cơng việc:
- Các sản phẩm đăng kí của đề tài đã được hồn thành đầy đủ.
- Sản phẩm dạng 2: Quy trình ni trồng nấm Quế Linh (Humphreya endertii).
7.2/ Về tình hình sử dụng kinh phí của Đề tài:
- Đã sử dụng hơn số tiền được tạm ứng đợt 1 để mua hoá chất, nguyên vật liệu cho
các nghiên cứu của đề tài.

iii


PHẦN I. THƠNG TIN CHUNG
I. Thơng tin tổng qt
1.1. Tên đề tài: Khảo sát điều kiện nuôi trồng nấm Quế Linh (Humphreya endertii)
1.2. Mã số: 194.TP04
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT

1

2

3


Họ và tên

Đơn vị cơng tác

(học hàm, học vị)

Vai trị thực hiện đề tài

Giảng Duy Tân

- Tìm tài liệu tham khảo
- Thiết kế thí nghiệm
Viện Cơng nghệ Sinh học - Thực hiện thí nghiệm
- Phân tích và xử lý số liệu
và Thực phẩm
- Viết báo cáo tổng hợp, viết
bài báo khoa học

Phan Thị Cẩm Tiên

Viện Cơng nghệ Sinh học -Chụp ảnh
-Tưới đón nấm sau khi nấm
và Thực phẩm
tạo quả thể

Vũ Rỗn Bình

Viện Cơng nghệ Sinh học - Mua và vận chuyển nguyên
vật liệu cần thiết cho thí

và Thực phẩm
nghiệm

1.4. Đơn vị chủ trì: Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm Trường ĐH Công
nghiệp Tp.HCM
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng:

từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 7 năm 2019

1.5.2. Thực hiện thực tế: từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
- Khơng thay đổi nội dung so với thuyết minh ban đầu.
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 05 triệu đồng.

iv


II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề
Nấm lớn (nấm đảm) rất quen thuộc với con người ngày nay. Nấm được con người
sử dụng như nguồn thực phẩm trong đời sống hằng ngày. Nấm ăn là chứa nhiều đạm,
ít mỡ, ít calo, ngồi ra nó cịn có các chất có ích cho cơ thể con người như đa đường,
khoáng và sinh tố. Chất đạm từ nấm ăn, thực vật và động vật sẽ là 3 nguồn đạm quan
trọng của con người sau này.
Ngoài những nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng, nấm lớn còn được nghiên cứu về
dược liệu. Hiện nay nhiều bài báo chỉ ra rằng trong nấm thân gỗ có: triterpenoids,
polysaccharide, nucleotide, sterol, steroid có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống xơ
vữa động mạch, chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus (bao gồm chống HIV), hạ
huyết áp, chống lt.

Trên thế giới có khoảng 250.000 lồi nấm, trong đó gần 300 chủng nấm có giá trị
dược liệu, nhưng hiện nay chỉ mới 20 - 30 chủng nấm thực sự được dùng làm thuốc.
Nấm được sử dụng làm thuốc và các bài thuốc đông y. Trung Quốc là nước dùng nấm
làm thuốc nhiều nhất với các loại nấm như: Linh chi, phục linh, trư linh, lơi hồn, mã
bột, đơng trùng hạ thảo,v.v... Ngoài ra ở hướng nghiên cứu dinh dưỡng thực phẩm trị
liệu để phịng và điều trị bệnh thì đa số các loại nấm ăn khác đều ít nhiều mang lại tác
dụng dược liệu của nấm. Hiện nay ở nước ta nấm dược liệu được sử dụng chủ yếu làm
thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, dược liệu từ nấm có tiềm
năng trở học cổ truyền dựa trên các bằng chứng về dược tính của nó. Các dược liệu
được tìm thấy trong các loại nấm được thử nghiệm lâm sàng và tiền lâm sàng theo quy
định.
Vì thế nhu cầu về giá trị dược liệu của nấm đối với con người đang càng ngày càng
tăng cao. Và nấm Quế Linh (Humphreya endetii) là một loài nấm chỉ mới được tìm
thấy ở vườn quốc gia Cát Tiên tỉnh Bình Phước do PGS. Lê Xuân Thám ghi nhận. Chi
nấm Humphreya rất hiếm, trên thế giới mới ghi nhận được 4 lồi. Chưa có tài liệu về
ni trồng cũng như là nghiên cứu về dược tính của nó.

v


Nấm Quế Linh thuộc chi nấm Humphreya họ Ganodermataceae cùng họ với nấm
Linh Chi đỏ (Ganoderma lucidum),là nấm dược liệu rất phổ biến biến ở Việt Nam.
Vì những lý do trên đề tài “Khảo sát điều kiện nuôi trồng nấm” giúp góp phần làm
nguồn cung cấp giống ổn định để cho những nghiên cứu về các điều kiện giúp nấm
tăng năng suất và những nghiên cứu về giá trị dược liệu của nấm Quế Linh
(Humphreya endetii).
2. Mục tiêu Quế Linh
a. Mục tiêu tổng qt.
Nghiên cứu quy trình ni trồng nấm Quế Linh (Humphreya endetii)
b. Mục tiêu cụ thể.

Khảo sát sự phát triển của hệ sợi tơ nấm Quế Linh (Humphreya endetii) trên môi
trường meo thạch cấp 1.
Khảo sát sự phát triển của hệ sợi tơ nấm Quế Linh (Humphreya endetii) trên môi
trường meo hạt cấp 2.
Khảo sát sự phát triển của hệ sợi tơ nấm Quế Linh (Humphreya endetii) trên môi
trường giá môi cấp 3.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.

Phương pháp phân lập

Quả thể nấm Quế Linh (Humphreya endertii) được khử trùng bề mặt bằng cồn 70o.
Tai nấm được cắt đôi bằng dao cấy (điều kiện vô trùng), dùng dao cấy lấy 1 mẫu thịt
nấm vô trùng bên trong tai nấm cho vào ống nghiệm chứa môi trường PGA (điều kiện
vô trùng). Tơ nấm sẽ phát triển đầy ống nghiệm sau 7 ngày nuôi cấy.
3.2.

Phương pháp cấy chuyền

Môi trường PGA được chuẩn bị trên đĩa Petri. Môi trường được cấy 1 lượng giống
gốc đã được phân lập (điều kiện vô trùng). Sau 1 tuần tơ nấm phát triển đầy đĩa Petri.
Và được sử dụng làm giống để thực hiện nghiên cứu.

vi


3.3.

Phương pháp khảo sát sự phát triển của hệ sợi tơ nấm Quế Linh


(Humphreya endertii) ở môi trường meo giống cấp 1 (meo thạch)
Giai đoạn meo giống cấp 1 là giai đoạn hệ enzyme phân giải cơ chất của nấm chưa
phát triển. Hệ sợi tơ nấm sử dụng chất dinh dưỡng có sẵn ngồi mơi trường làm năng
lượng để phát triển.
Các yếu tố cần khảo sát sẽ được bổ sung trực tiếp vào môi trường nuôi cấy hệ sợi
tơ nấm.
3.3.1. Phương pháp khảo sát pH thích hợp cho sự phát triển của tơ nấm
Nấm lớn (nấm đảm) là loài hoại sinh trên thực vật. Nó kí sinh trên thực vật, mô thực
vật đã chết hoặc mùn bã do thực vật phân hủy. Các lồi nấm kí sinh trên mơ thực vật
chết thì thích hợp đối với mơi trường có pH thấp, cịn những lồi nấm sống trên mùn
bã do thực vật phân hủy thì sống trong mơi trường pH kiềm hoặc trung tính.
Đĩa mơi trường PGA để thực hiện thí nghiệm phải có thể tích mơi trường bằng nhau
và mơi trường có pH 5.0 ~ 9.0 . Hệ sợi tơ nấm được nuôi ủ trên môi trường PGA với
pH 5.0 ~ 9.0 . Mỗi đĩa mơi trường thí nghiệm được cấy lượng giống bằng nhau
4*4mm. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Đĩa giống được quan sát hằng ngày, chiều dài
tơ được ghi nhận và chụp ảnh.
3.3.2. Phương pháp khảo sát dịch chiết thích hợp cho hệ sợi tơ nấm phát triển
Dịch chiết cung cấp vitamin và một số khoáng thiết yếu cho sự phát triển của hệ sợi
tơ nấm. Dịch chiết từ các rau củ khác nhau sẽ cung cấp chất dinh dưỡng khác nhau.
Hệ sợi tơ nấm sẽ được nuôi cấy trên môi trường PGA nhưng thay dịch chiết khoai
tây thành dịch chiết khoai lang và khoai mỡ.
Chuẩn bị 3 môi trường:
Bảng 3.1. Môi trường khảo sát dịch chiết
Môi trường 1
Môi trường 2
Môi trường 3
500ml dịch chiết 500ml dịch chiết 500ml dịch chiết
khoai tây (200g/l)
khoai lang (200g/l)
khoai mỡ (200g/l)

10g glucose
10g glucose
10g glucose
10g agar
10g agar
10g agar
vii


Giống nấm được cấy lên 3 mơi trường có thể tích bằng nhau. Mỗi đĩa mơi trường
thí nghiệm được cấy lượng giống bằng nhau 4*4mm. Thí nghiệm được lập lại 3 lần.
Hệ sợi tơ nấm được khảo sát trong 6 ngày. Thí nghiệm được lập lại 3 lần. Đĩa giống
được quan sát hằng ngày, chiều dài tơ được ghi nhận và chụp ảnh.
3.3.3. Phương pháp khảo sát nguồn đạm thích hợp cho hệ sợi tơ nấm phát triển
Nguồn đạm cần thiết cho sự phát triển của hệ sợi tơ nấm ở tất cả các giai đoạn phát
triển khác nhau. Nguồn đạm cung các amino acid thiết yếu cho hệ sợi tơ nấm sử dụng
để tổng hợp các chất như: purin, pyrimidin, protein, chitin và vách tế bào. Chất đạm
giúp đảm bảo tỉ lệ C/N cho nấm phát triển.
Cách thực hiện
Bảng 3.2. Môi trường khảo sát nguồn đạm cho sự phát triểncủa hệ sợi tơ nấm Quế
Linh
Môi trường 1
Môi trường 2
Môi trường 3
500ml dịch chiết 500ml dịch chiết 500ml dịch chiết
khoai tây (200g/l)
khoai tây (200g/l)
khoai tây (200g/l)
10g glucose


10g glucose

10g glucose

10g agar

10g agar

10g agar

0.25g Yeast extract

0.25g Pepton

0.25g Cao trùn

Giống nấm được cấy lên 3 mơi trường có thể tích bằng nhau. Mỗi đĩa mơi trường
thí nghiệm được cấy lượng giống bằng nhau 4*4mm. Thí nghiệm được lập lại 3 lần.
Hệ sợi tơ nấm được khảo sát trong 6 ngày. Thí nghiệm được lập lại 3 lần. Đĩa giống
được quan sát hằng ngày, chiều dài tơ được ghi nhận và chụp ảnh.
3.3.3.1.

Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng của hệ sợi tơ nấm trên

môi trường thạch
Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi tơ nấm được đánh giá bằng đường kính của hệ sợi tơ.
Thu nhận kết quả và lập bảng tăng trưởng của hệ sợi tơ nấm.

viii



Phương pháp xác định khối lượng sinh khối của hệ sợi tơ nấm

3.3.3.2.

Phương pháp xác định khối lượng hệ sợi tơ nấm giúp làm rõ hơn về tốc độ tăng
trưởng của hệ sợi tơ nấm và giúp đánh giá lượng sinh khối được tạo thành giữa các
môi trường. Tại thời điểm 14 ngày nuôi cấy nấm, ta tiến hành đánh giá lượng sinh
khối tạo thành của hệ sợi tơ nấm trên các môi trường khác nhau.
Dùng giấy lọc đã được sấy khô đến trọng lượng không đổi lọc thu sinh khối của hệ
sợi tơ nấm. Ghi nhận khối lượng hệ sợi tơ nấm sau khi được sấy khô tới trọng lượng
không đổi.
3.2.

Phương pháp khảo sát sự phát triển của hệ sợi tơ nấm Quế Linh

(Humphreya endertii) ở môi trường meo giống cấp 2 (meo lúa)
Môi trường meo giống cấp 2 là giai đoạn hệ enzyme của hệ sợi tơ nấm bắt đầu phát
triển. Nấm tiết enzyme ra ngồi mơi trường để phân giải các hợp chất thành các chất
đơn giản hơn cho nấm hấp thụ.
Môi trường lúa sử dụng để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ
sợi tơ nấm được bổ sung các thành phần dinh dưỡng sau:
Bảng 3.3. Môi trường meo hạt để khảo sát sự phát triển của hệ sợi tơ nấm
Quế Linh

Giống nấm được cấy trên 5 môi trường lúa để khảo sát. Mỗi đĩa mơi trường thí nghiệm đượ
STT
Kí hiệu
Thành phần
1


MT1

Lúa + 5% Cám gạo

2

MT2

Lúa + 5% Cám bắp

3

MT3

Lúa + 2.5% Cám gạo + 2.5% Cám bắp

4

MT4

Lúa + 5% Cám gạo + 0.1% Pepton

5

MT5

Lúa + 5% Cám gạo + 0.1% Ure

ix



3.2.1. Phương pháp khảo sát sự phát triển của hệ sợi tơ nấm Quế Linh
(Humphreya endertii) ở môi trường meo giá môi
Môi trường meo giá môi là giai đoạn hệ sợi tơ nấm phát triển tạo quả thể nấm. Meo
giá môi là môi trường cuối tạo năng suất cho nấm.
Bảng 3.4. Môi trường giá môi thử nghiệm sự phát triển của hệ sợi tơ nấm Quế Linh
STT

Kí hiệu

Thành phần

1

T1

Mùn cưa cao + 5% cám gạo

2

T2

Mùn cưa cao su + 5% cám bắp

3

T3

Mùn cưa cao su + 5% cám gạo + 0.5% Ure


4

T4

Mùn cưa cao su + 5% cám gạo + 0.5% Ure + 1% bột
nhẹ 0.1% MgSO4

Cấy giống: đổ giống vào bịch phôi (điều kiện vô trùng), quan sát, chụp ảnh và đo tơ
đến khi nấm phát triển kín bịch phôi. Ở giai đoạn này nấm sử dụng pH và độ ẩm của
meo giá môi phát triển. Nhiệt độ sử dụng là nhiệt độ phịng, ánh sáng để nơi có bóng.
3.2.2. Phương pháp tưới đón nấm
Sau khi tơ nấm phát triển đầy phôi nấm, phôi nấm được chuyển vào nhà trồng và
được chăm sóc tưới đón nấm. Nấm được giữ độ ẩm ≥ 70%, giữ cho nhiệt độ của nấm
từ 25˗30
3.3.

và tạo điều kiện ánh sáng yếu cho nấm phát triển tốt.

Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả các thí nghiệm được lặp lại 3 lần, số liệu được thu nhận và tính tốn bằng phần
mềm Excel và phần mềm Statgraphics version 15.1.
4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được mơi trường nhân giống nấm Quế Linh
hồn chỉnh.

x



5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được một số hiệu quả về mặt khoa học:
Nghiên cứu đã xây dựng được quy trình sản xuất nấm Quế Linh, giúp tạo ra một
nguồn giống ổn định cho những nghiên cứu về tính dược liệu của nấm.
6. Tóm tắt kết quả
Nấm Quế Linh (Humphreya endetii) là một loài nấm chỉ mới được tìm thấy ở vườn
quốc gia Cát Tiên tỉnh Bình Phước do PGS. Lê Xuân Thám ghi nhận. Chi nấm
Humphreya rất hiếm, trên thế giới mới ghi nhận được 4 lồi. Chưa có tài liệu về ni
trồng cũng như nghiên cứu về dược tính của nó. Nấm Quế Linh thuộc chi nấm
Humphreya họ Ganodermataceae cùng họ với nấm Linh Chi đỏ (Ganoderma lucidum)
nấm dược liệu rất phổ biến biến ở Việt Nam, nên nấm Quế Linh cũng được các nhà
khoa học đánh giá cao về dược tính của nó. Chính vì vậy, chúng em tiến hành nghiên
cứu mơi trường nhân giống nấm Quế Linh giúp tạo ra một nguồn giống ổn định cho
những nghiên cứu sau này. Bên cạnh đó, đề tài cịn giúp bảo tồn một chi nấm quý của
Việt Nam.
Nấm Quế Linh sau 7 ngày, chúng tơi nhận thấy ở pH 6.0 ~ 7.0 thích hợp cho sự
sinh trưởng và phát triển của hệ sợi tơ nấm Quế Linh. Nấm này thích hợp với nguồn
vitamin và khoáng chất từ dịch chiết khoai lang. Sau khi chọn được các yếu tố thích
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi tơ nấm Quế Linh ở giai đoạn 1, các
yếu tố thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi tơ nấm sẽ được tổng hợp
lại tạo thành môi trường nhân giống cấp 1.
Giống từ môi trường nhân giống cấp 1 sẽ được ni cấy trên 5 mơi trường có thành
phần dinh dưỡng khác nhau MT1, MT2, MT3, MT4, MT5 sau 9 ngày sinh trưởng và
phát triển môi trường MT4 tơ nấm đã phủ kín bề mặt chai với tốc độ lan tơ trung bình
(6.2 ± 0.4 mm /ngày) mật độ tơ dày, tơ nấm trắng đều và tỉ lệ nhiễm thấp.
Hệ sợi tơ nấm trên môi trường MT4 được cấy trên 4 mơi trường meo giá mơi có
thành phần dinh dưỡng khác nhau T1, T2, T3, T4. Sau 28 ngày quan sát đánh giá sự
phát triển của hệ sợi tơ nấm trên môi trường T3 lan tơ nhanh nhất (124 ± 17 mm) tơ
nấm phát triển đều, tơ nấm trắng đều và ít bị nhiễm tạp.
xi



Các phơi nấm sau khi đã phủ kín tơ được đưa vào nhà trồng để tưới đón nấm. Nấm
được ni trồng ở độ ẩm (70 ˗ 80%), nhiệt độ (27 ˗ 32°C). Sau 10 ˗ 12 ngày tưới đón
nấm, nấm bắt đầy ra quả thể và sau 52 ˗ 58 ngày nấm tạo thành quả thể hoàn chỉnh và
phát tán bào tử.
Việc xây dựng được quy trình ni trồng nấm Quế Linh sẽ là tiền đề cho công cuộc
nghiên cứu về dược liệu và tính ứng dụng của nấm trong tương lai.
III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo
3.1. Kết quả nghiên cứu ( sản phẩm dạng 1,2,3)
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu
TT

kinh tế - kỹ thuật

Tên sản phẩm

Đăng ký

Đạt được

1

Quả thể nấm Quế 500g nấm tươi hoặc
Linh sau q trình 100g nấm khơ
khảo sát và nuôi trồng.

2

Giống

Linh

nấm

Quế

100g nấm khô

5 ống giống nấm
5 ống giống nấm Quế
Quế Linh (giống cấp 1) Linh (giống cấp 1)


3.2. Kết quả đào tạo
TT

Họ và tên

Thời gian
thực hiện đề tài

Tên đề tài
Tên chuyên đề nếu là NCS
Tên luận văn nếu là Cao học

Nghiên cứu sinh
Học viên cao học
Sinh viên Đại học
Giảng Duy Tân
6 tháng


xii

Đã bảo vệ


IV. Tình hình sử dụng kinh phí
T
T
A
1
2
3
4
5
6
7
8
B
1
2

Kinh phí
Kinh phí
Ghi
được duyệt thực hiện
chú
(đồng)
(đồng)


Nợi dung chi
Chi phí trực tiếp
Th khốn chun mơn
Ngun, nhiên vật liệu, cây con..
Thiết bị, dụng cụ
Cơng tác phí
Dịch vụ thuê ngoài
Hội nghị, hội thảo,thù lao nghiệm thu giữa kỳ
In ấn, Văn phịng phẩm
Chi phí khác
Chi phí gián tiếp
Quản lý phí
Chi phí điện, nước
Tổng số

3.800.000
700.000

500.000

5.000.000

5.000.000

V. Kiến nghị (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài)
Tiếp tục khảo sát sự phát triển hệ sợi tơ nấm Quế Linh trên một số môi trường giá
môi khác và khảo sát thêm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, độ thơng thống, …để tìm điều
kiện thích hợp để nấm ra quả thể. Nguồn cung cấp khoáng cũng ảnh hưởng đến giai
đoạn tảo quả thể của hệ sợi tơ nấm, cần làm thêm thí nghiệm khảo sát các nguồn
khống ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi tơ nấm ở giai đoạn meo

giá môi.
Thực hiện khảo sát các giá trị về dược liệu của nấm và đồng thời khảo sát giá trị
dược liệu ở giai đọan phát triển tơ ( meo cấp 1). Thực hiện các thí nghiệm khảo sát giá
trị dược liệu của quả thể nấm Quế Linh như là khả năng kháng ung thư, chống oxy
hóa, ...
VI. Phụ lục sản phẩm
- Khối lượng khơ quả thể nấm Quế Linh sau quá trình khảo sát và nuôi trồng (100g
quả thể khô)
- Giống nấm Quế Linh (môi trường meo giống cấp 1)

xiii


Quy trình nuôi trồng nấm Quế Linh (Humphreya endertii)

Tp. HCM, ngày 1 tháng10 năm 2020
Chủ nhiệm đề tài

Phòng QLKH&HTQT

xiv

Trưởng (đơn vị)
(Họ tên, chữ ký)


PHẦN II. BÁO CÁO CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PGA: Potato D-glucose agar
Đkvt: điều kiện vô trùng

CG: cám gạo
CB cám bắp
Pt: pepton

KM: khoai mỡ
KL: khoai lang
YE: yeast extract
Bt: bột trùn

xv


MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài:
Nấm lớn (nấm đảm) được con người sử dụng làm nguồn thực phẩm mới trong

đời sống hằng ngày. Nấm cung cấp nhiều dinh dưỡng cho con người và làm phong
phú, đa dạng thực đơn ăn uống của con người.
Ngồi ra nấm cịn được nghiên cứu về dược liệu. Hiện nay nhiều bài báo chỉ ra
rằng trong nấm thân gỗ có: triterpenoids, polysacarit, nucleotide, sterol, steroid có tác
dụng dược phẩm điều hịa miễn dịch, chống xơ vữa động mạch, chống viêm, giảm đau,
hóa trị, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng vi-rút (bao gồm chống HIV), hạ huyết áp,
chống viêm gan, chống viêm gan, chống viêm gan, chống viêm gan, chống angiogen,
chống herpetic, chống oxy hóa, chống lão hóa, hạ đường huyết.[1]
Hiện nay nấm dược liệu được sử dụng chủ yếu làm thực phẩm bổ sung hoặc

thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, dược liệu từ nấm có tiềm trở thành thuốc trong y học
cổ truyền dựa trên các bằng chứng về dược tính của nó. Các dược liệu được tìm thấy
trong các loại nấm được thử nghiệm lâm sàng và tiền lâm sàng theo quy định và ủy
quyền hợp pháp là cần thiết.[2]
Nấm Quế Linh (Humphreya endetii) chỉ mới được tìm thấy ở vườn quốc gia Cát
Tiên tỉnh Bình Phước do PGS. Lê Xuân Thám ghi nhận. Chi nấm Humphreya rất
hiếm, trên thế giới mới ghi nhận được 4 lồi. Chưa có tài liệu về ni trồng cũng như
là nghiên cứu về dược tính của nó.
Nấm Quế Linh thuộc chi nấm Humphreya họ Ganodermataceae cùng họ với các
loại nấm linh chi (nấm dược liệu).[3]
Vì những lý do trên đề tài “Khảo sát điều kiện nuôi trồng làm tăng năng suất
của nấm Quế Linh” giúp góp phần làm nguồn cung cấp giống để cho những nghiên
cứu về dược tính của nấm Quế Linh (Humphreya endetii) sau này.

1


MỞ ĐẦU

Mục đích của đề tài:

2.

 Xác định được thành phần của môi trường nhân giống cấp 1 (meo thạch) và cấp 2
(meo hạt) đạt được hiệu quả cao, chất lượng tốt, rút ngắn thời gian nuôi trồng và
phát triển quả thể của hệ sợi tơ nấm Quế Linh (Humphreya endertii)
 Tìm ra tỉ lệ phối trộn dinh dưỡng trên môi trường giá thể (mạt cưa cao su) để cho
kết quả nuôi trồng tối ưu, sản phẩm nấm thu được có chất lượng cao và năng suất
cao.


3.

Nội dung của đề tài:
Nội dung 1: Phân lập nấm Quế Linh (Humphreya endertii) tạo giống nấm gốc.
Nội dung 2: Chọn lọc các yếu tố thích hợp cho sự phát triển của tơ nấm Quế

Linh (Humphreya endertii) ở môi trường cấp 1.
Nội dung 3: Tìm mơi trường meo hạt (hạt lúa) tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển
của hệ enzyme nấm Quế Linh (Humphreya endertii) để hệ sợi tơ nấm phát triển nhanh
nhất.
Nội dung 4: Tìm mơi trường meo giá mơi tốt nhất để tơ nấm phát triển nhanh
nhất (rút ngắn thời gian ra quả thể) và tạo ra quả thể có khối lượng lớn nhất.

4.

Ý nghĩa của đề tài:
Ý nghĩa khoa học:

Nuôi trồng được nấm Quế Linh góp phần làm nền tảng cho những nghiên cứu tiếp
theo và ứng dụng vào những nghiên cứu khác.
Ý nghĩa thực tiễn:
Nuôi trồng nấm Quế Linh thành công nhằm cung cấp 1 loại nấm mới cho thị trường
dược liệu. Phát triển một nguồn giống nấm dược liệu mới cho thị trường.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU

Tổng quan về nấm.

1.1.

1.1.1.

Nấm là gì?

Nấm (tên khoa học: Fungi) là 1 giới riêng biệt trong hệ thống phân loại sinh giới.[4]


Animalia - Động vật



Plantae - Thực vật



Fungi - Nấm



Protista - Sinh vật Nguyên sinh



Bacteria - Vi khuẩn

Giới nấm bao gồm những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng có thành tế

bào bằng kitin (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào được gọi
là sợi nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi (mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới
dạng đơn bào. Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vơ tính) của nấm thường là qua bào
tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay quả thể.
Các ngành thuộc giới nấm [5]:

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU.

1.1.2.

Đặc điểm của nấm đảm.

Nấm đảm (Basidiomycota) còn được gọi là nấm lớn hay nấm quả thể. Nấm lớn
được biết đến với 2 dạng là nấm ăn (nấm ăn được và ăn ngon) và nấm độc[6]. Nấm
lớn được sử dụng khá rộng rãi trong thực phẩm cũng như ngành công nghiệp dược
liệu. Nấm đảm được sử dụng rộng rãi nhất so với các ngành nấm khác do đặc tính,
tính chất và thành phần các chất trong quả thể của chúng.
1.1.2.1. Thành phần dinh dưỡng của một số loại nấm[7]:
Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng trong 100g nấm tươi.

Nấm ăn ngồi các đặc tính thơm ngon, cịn có sự cân đối trong thành phần chất
dinh dưỡng. Các chất béo từ nấm có hàm lượng rất thấp, thích hợp cho người có vấn
đề về tim mạch. Nấm có hàm lượng calories thấp, thích hợp làm thực phẩm cho người
ăn kiên. Nấm chứa đầy đủ vitamin, khoáng và đủ thành phần các chất hữu cơ với
lượng carbon không quá cao.

4



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU.

1.1.2.2. Tỉ lệ các acid amin của protein trong thành phần dinh dưỡng của
nấm.[8]
Bảng 1.2: Các acid amin thiết yếu trong nấm ăn.

Nấm ăn chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu cho con người. Nấm chứa khoảng
98% các acid amin thiết yếu cho con người. Đặc biệt nấm ăn chứa 9 loại acid amin mà
cơ thể con người không tự tổng hợp được: isoleusine, leusine, lysine, methyonine,
phenylalanine, threonine, tryptophan, valine, histidine.
1.1.3.

Giá trị dược liệu của nấm đảm.

Ngoài giá trị dinh dưỡng nấm ăn còn được biết đến với vai trò là một nguồn dược liệu
quý đối với con người.
 Tác dụng chống khối u:[9]
Trong nấm chứa một số hợp chất chống ung thư như: lentinan, hispolon,
theanin, grifolin cordycepin. Nấm Phellinus có chứa Phellinuslinteus có đặc tính
chống ung thư, điều hịa miễn dịch và chống di căn . Nấm P. linteus được báo cáo có
chứa các hoạt chất có tính kháng vi khuẩn và ngăn ngừa ung thư bằng cách tạo ra các
5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU.

NADPH: quinone oxyoreductase và glutathione S-transferase. Hợp chất hispolon,
được chiết xuất từ loại nấm Phellinus có khả năng gây chết tế bào ung thư vú và các

khối u ở các cơ quang khác.
 Tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.[10]
Polysaccharide thu nhận từ nấm hay ở loài khác như Lentinus sp.,
Schizophyllum sp., Grifola frondosa và Sclerotinia sclerotiorum có khả năng
điều hòa phần lớn bởi các tế bào T và đại thực bào. Mặc dù có sự tương đồng
về cấu trúc và chức năng của các glucans này, nhưng chúng có sự khác nhau
trong hiệu quả chống lại các khối u, đặc biệt là tăng cường sản xuất cytokine hỗ
trợ miễn dịch.
 Tác dụng phòng trị bệnh tim, mạch[11]
Một số nghiên cứu đã cho thấy ảnh hưởng của việc ăn nấm đối với một số chất
chuyển hóa như cholesterol tồn phần, LDL, HDL, triacylglycerol, homocysteine,
huyết áp, chức năng cân bằng nội mơi và tổn thương oxy hóa và viêm, có khả năng
làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

1.2.

Giới thiệu về nấm Quế Linh (Humphreya endertii)

1.2.1.

Vị trí phân loại nấm Quế Linh.[3]

Nấm mới Humphreya endertii được Lê Xuân Thám tìm thấy ở rừng Nam Cát Tiên,
Việt Nam vào năm 2009 và đặt tên nó là “nấm Quế Linh”. Lồi nấm Humphreya
endertii này thuộc họ Ganodermataceae và đang được nghiên cứu về dược tính cũng
như thành phần, khả năng ni trồng.
Humphreya endertii [12]
Giới

Fungi


Ngành

Basidiomycota

Lớp

Agaricomycetes

Bộ

Polyporales

Họ

Ganodermataceae

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU.

1.2.2.

Chi

Humphreya

Loài


Endertii

Hình thái nấm Quế Linh.[12]

Cấu tạo của quả thể và bào tử của nấm giống với các loài nấm thân gỗ khác đặc biệt là
nấm linh chi. Quả thể nấm Quế Linh gồm có 4 bộ phận : mũ nấm, cuốn nấm, phiến
nấm và bào tử.
Nấm Quế Linh (Humphraye endertii) có quả thể mọc đơn lẻ. Quả thể có hình
dạng giống với các chủng thuộc loài Ganoderma lucidum và đặc biệt rất giống với G.
formosanum, có hình thận tỏa trịn – hình quạt xịe rộng – hình thìa trịn, đường kính
quả thể dài 5.5 – 11.5 cm, phần lõi trung tâm là nơi có cuốn xòe rộng hoặc hơi loe, hơi
gồ lên. Mặt trên tán nấm láng bóng và có màu nâu hoặc nâu đen (màu cà phê), có các
vịng trịn đồng tâm và các đường hằn gồ ghề tỏa ra đều mép. Lớp vỏ tán mỏng, bóng
giịn, dễ dập vỡ khi ấn mạnh. Mép dày kiểu xếp nếp dày 3.6 – 7.7 mm. Cuống – trung
tâm (5 – 8 mm), mỏng dần ra phía mép, hơi xốp và đàn hồi khi khơ. Tầng ống thẳng ở
lớp thụ tầng, màu nâu xám – nâu nhợt khá dày (5.5 – 9.5 mm). Bề mặt lớp thụ tầng có
màu; lỗ ống trịn đều khá mịn, mật độ 3 - 4 ống/mm2. Bào tử có dạng ganodermoid
điển hình, có kích thước 12.5 – 16.5 * 9.5 – 11.5 μm. Lỗ tạo bào tử khá lớn. Có bào tử
nằm giữa hình cầu có lỗ. Vỏ cuống láng bóng màu cà phê màu đỏ tím - nâu đỏ, dày rắn
hơn lớp vỏ trên tán.

7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU.

Hình 1.1: Hình dạng của quả thể nấm Quế Linh (Humphreya endertii). a: hình
tổng thể nấm Quế Linh. b: hình mũ nấm. c: hình mặt cắt tai nấm. d: hình cuốn nấm. e:
hình phiến nấm. f: hình bào tử nấm.
1.2.3.


Chu trình sống của nấm Quế Linh (Humphreya endertii).

Vòng đời của nấm Quế Linh giống với các loại nấm thuộc Ganodermatace:

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU.

Hình 1.2: Chu trình sống của nấm Quế Linh (Humphreya endertii)
Nấm Quế Linh có phương thức sinh sản hữu tính. Bào tử rơi khỏi phiến nấm, gặp
điều kiện thích hợp bào tử sẽ nảy mầm. Hệ sợi tơ nấm phát triển gọi là hệ sợi đơn bào
sơ cấp. Hai hệ sợi đơn bào khác nhau về đặc điểm di truyền sẽ tiếp hợp lại tạo thành hệ
sợi song hạch. Hệ sợi song hạch sẽ phát triển tạo thành quả thể nấm. Tại vị trí thụ tầng
của quả thể nấm, hệ sợi tơ nấm sẽ dự trữ dinh dưỡng tạo bào tử.

9


CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP.

CHƯƠNG 2:

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu


Giống nấm Quế Linh (Humphreya endertii) dùng để nghiên cứu, được thu mẫu từ
vườn quốc gia Phước Bình.
2.1.2.

Thiết bị, dụng cụ và hóa chất dùng cho nghiên cứu

 Thiết bị:
Bảng 2. 1. Thiết bị sử dụng trong q trình thực hiện thí nghiệm.
Tên Thiết Bị
Nồi Hấp Khử Trùng
Tủ Sấy
Cân Phân Tích
Bếp Từ

Nhãn Hiệu
MEMMERT
SARTORIUS, Model: CP 224S
Midea MI-B2015DE

Xuất Xứ
Nga
Đức
Đức
Việt Nam

Tủ Cấy
Cân Hồng Ngoại
Tủ Lạnh


ESCO-Singapore Model
MF-50
Sanyo

Singapore
Japan
Việt Nam

10


×