Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Xây dựng chỉ số chất lượng không khí dựa trên các yếu tố vật lý phổ biến trong môi trường lao động trên địa bàn tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 64 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐINH TỒN KHOA

XÂY DỰNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHƠNG KHÍ
DỰA TRÊN CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ PHỔ BIẾN
TRONG MƠI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã chuyên ngành: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp Tp. HCM.
Người hướng dẫn khoa học:
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Lê Hùng Anh ....................................- Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Đinh Thanh Sang ......................................- Phản biện 1
3. TS. Trần Trí Dũng ...........................................- Phản biện 2
4. PGS.TS. Trương Thanh Cảnh .........................- Ủy viên
5. TS. Nguyễn Thị Lan Bình ...............................- Thư ký

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


VIỆN TRƯỞNG

PGS.TS. Lê Hùng Anh


BỘ CƠNG THƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đinh Toàn Khoa

MSHV: 16002331

Ngày, tháng, năm sinh:27/09/1988

Nơi sinh: Tp. Hờ Chí Minh

Chun ngành: Quản lý Tài ngun và Môi trường Mã chuyên ngành: 60.85.01.01
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Xây dựng chỉ số chất lương khơng khí dựa trên các yếu tố vật lý phổ biến trong môi
trường lao động trên địa bàn Thành phố Hờ Chí Minh
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Đánh giá hiện trạng môi trường lao động dựa trên các thông số vật lý cho các ngành

2. Xây dựng chỉ số chất lượng khơng khí trong mơi trường lao động (air quality index
for working environment, AQIWE) dựa trên các thông số vật lý xây dựng AQIWE thông
số.
3. Ứng dụng AQIWE đánh giá cho từng ngành nghề.
4. Cập nhật lại chỉ số AQIWE và đề xuất thang đánh giá chất lượng mơi trường khơng
khí trong mơi trường lao động.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo Quyết định giao số 73/QĐ-ĐHCN ngày 14
tháng 1 năm 2020 của Hiệu trưởng trường Đại học Cơng nghiệp thành phố Hờ Chí
Minh.
III. NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 28 tháng 6 năm 2020
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Tp. Hờ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. Nguyễn Thanh Bình

TS. Trần Thị Thu Thủy

VIỆN TRƯỞNG

PGS.TS. Lê Hùng Anh


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Thầy hướng
dẫn là TS. Nguyễn Thanh Bình đã tận tình giúp đỡ Tôi từ những bước đầu tiên xây dựng
hướng nghiên cứu, cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường đã truyền

đạt cho tôi kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu và hồn
thành Luận văn.
Tơi xin gửi lời tri ân tới mọi thành viên trong gia đình, người thân, bạn bè về những
đợng viên, chia sẻ, giúp đỡ Tơi trong q trình hoàn thành luận văn.

i


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Mơi trường lao đợng ln tiềm ẩn các mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe và tai nạn
thương tích. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động hằng năm của các địa
phương về Bộ Y tế cho thấy, môi trường lao động tại các cơ sở sản x́t trên cả nước
cịn tờn tại nhiều thơng số qui định, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động,
việc quản lý chất lượng mơi trường lao đợng gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu của nghiên
cứu này là (1) xây dựng chỉ số chất lượng khơng khí trong mơi trường lao đợng (air
quality index for working environment, AQIWE) dựa trên các yếu tố vật lý cơ bản (nhiệt
đợ, đợ ẩm, tốc đợ gió, bụi tồn phần, bụi hơ hấp, tiếng ờn và ánh sáng) của ngành bệnh
viện, các ngành nguy cơ cao, nguy cơ thấp và ngành ximăng và (2) ứng dụng đánh giá
chất lượng môi trường lao động tại các nhà máy nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hờ
Chí Minh. Nghiên cứu đã sử dụng phép phân tích thành phần chính (PCA) tiến hành
phân tích 7 thơng số chất lượng mơi trường của 4 nhóm ngành từ đó tính tốn được trọng
số của từng thơng số. Trong đó bụi hơ hấp và bụi tồn phần chiếm trọng số là 0,187, 5
thơng số còn lại chiếm trọng số là 0,125. Dựa trên kết quả chuẩn hóa số liệu theo phương
pháp min, max kết hợp với trọng số đã tính tốn, chỉ số chất lượng mơi trường lao đợng
(AQIWE) đã được tính cho 4 nhóm ngành nghiên cứu. Kết quả cho thấy nhóm ngành
nhóm ngành bệnh viện có chỉ số AQIWE cao nhất (80) cho thấy mơi trường làm việc
trong nhóm ngành bệnh viện đạt an tồn vệ sinh lao đợng tốt, có ít nguy cơ phát sinh
bệnh nghề nghiệp. Nhóm ngành xi măng có chỉ số AQIWE thấp nhất (76) thể hiện mơi
trường làm việc của nhóm ngành xi măng vẫn đạt yêu cầu về an tồn vệ sinh lao đợng,
nhưng có nguy cơ phát sinh bệnh nghề nghiệp, cần có các biện pháp cải thiện chất lượng

mơi trường lao đợng.
Từ khóa: Chỉ số môi trường lao động, thông số vật lý môi trường lao động, môi trường
lao động.

ii


ABSTRACT
The working environment always has potential risks to health and injury. The annual
report on the results of monitoring the working environment of localities to the Ministry
of Health shows that the working environment in manufacturing facilities across the
country still exists many regulatory parameters that have direct effects. to the health of
employees, the management of the working environment quality faces many difficulties.
The objective of this study is (1) to build air quality index for working environment
(AQIWE) based on basic physical factors (temperature, humidity, speed). wind, total
dust, respirable dust, noise and light) of the hospital industry, high-risk, low-risk and
cement industries and (2) application of an assessment of the quality of the working
environment in Research factory in Ho Chi Minh City.The study used the principal
component analysis (PCA) to analyze 7 basic environmental quality parameters
respiration of 4 groupsfrom which the weight of each factor can be calculated. In which
respiration dust and total dust accounted for 0.187, the remaining 5 parameters
accounted for 0.125. Based on the results of the standardization of data by the min and
max method combined with the calculated weight, the labor environment quality index
(AQIWE) was calculated for 4 research groups. The results show that the hospital sector
with the highest AQIWE index (80) shows that the working environment in the hospital
industry group has good labor safety and hygiene, and there is little risk of occupational
disease. The cement industry group has the lowest AQIWE index (76), showing that the
working environment of the cement industry group still meets the requirements on labor
safety and hygiene, but there is a risk of occupational diseases, requiring measures
measures to improve the quality of the working environment.

Key word: labor environment index, physical parameters of labor environment, working
environment.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên là Đinh Tồn Khoa, là tác giả của luận văn “Xây dựng chỉ số chất lương khơng
khí dựa trên các yếu tố vật lý phổ biến trong môi trường lao động trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh”, xin cam đoan như sau:
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Thanh Bình, những kết quả và số liệu trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa được các tác giả công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tơi xin cam đoan các nợi dung ghi trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm
về tồn bợ nợi dung nghiên cứu và kết quả của luận văn.
Học viên

Đinh Toàn Khoa

iv


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1


2.

Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
3.1

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3

3.2

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................4

4.
4.1

Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................4

4.2

Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................5
1.1

Tổng quan về Thành phố Hờ Chí Minh.........................................................5


1.1.1

Điều kiện tự nhiên ...................................................................................5

1.1.2

Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................7

1.2

Hiện trạng mơi trường lao động của các doanh nghiệp, nhà máy .................8

1.3 Các thông số quan trắc trong môi trường lao động và các ảnh hưởng của
chúng đến sức khỏe người lao động ........................................................................9
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................17
2.1

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................17

2.2

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................17

2.2.1 Phương pháp để đánh giá hiện trạng môi trường lao động dựa trên các
thông số vật lý .....................................................................................................17
2.2.2 Xây dựng chỉ số chất lượng khơng khí trong mơi trường lao động cho
từng ngành nghề .................................................................................................21
2.2.3 Áp dụng chỉ số chất lượng khơng khí trong mơi trường lao động để
đánh giá từng nhóm ngành .................................................................................22

2.2.4

Cập nhật và xây dựng thang đánh giá ..................................................23

v


CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................24
3.1 Đánh giá hiện trạng mơi trường lao đợng các nhóm ngành thông qua các
thông số vật lý ........................................................................................................24
3.1.1

Nhiệt độ .................................................................................................24

3.1.2

Độ ẩm ....................................................................................................25

3.1.3

Tốc độ gió .............................................................................................26

3.1.4

Ánh sáng ...............................................................................................28

3.1.5

Bụi tồn phần ........................................................................................29


3.1.6

Bụi hô hấp .............................................................................................31

3.2 Xây dựng chỉ số chất lượng không khí trong mơi trường lao đợng (air
quality index for working environment, AQIWE) dựa trên các thông số vật lý ...33
3.2.1

Lựa chọn các thơng số đánh giá chất lượng khơng khí ........................33

3.2.2

Tính tốn trọng số các thơng số ...........................................................33

3.2.3

Tính tốn chỉ số AQIWE .......................................................................36

3.3

Áp dụng chỉ số AQIWE đánh giá môi trường lao đợng của 4 nhóm ngành37

3.3.1 Áp dụng đánh giá cho 4 nhóm ngành: bệnh viện, nguy cơ cao, nguy cơ
thấp và xi măng ..................................................................................................37
3.3.2
3.4

Áp dụng chỉ số AQIWE đánh giá từng nhóm ngành .............................38

Thang đánh giá chỉ số chất lượng môi trường lao động .............................43


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................45
1.

Kết luận ...........................................................................................................45

2.

Kiến nghị .........................................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................47
PHỤ LỤC ..................................................................................................................49
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .........................................................57

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Biểu đờ thể hiện thống số nhiệt đợ của 4 nhóm ngành. Tại các nhóm ngành
khác nhau có gắn 1 chữ số giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa
thống kê. .....................................................................................................24
Hình 3.2 Biểu đờ thể hiện thơng số đợ ẩm của 4 nhóm ngành. Tại các nhóm ngành
khác nhau có gắn 1 chữ số giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa
thống kê. .....................................................................................................25
Hình 3.3 Biểu đờ thể hiện thơng số tốc đợ gió của 4 nhóm ngành. Tại các nhóm
ngành khác nhau có gắn 1 chữ số giống nhau thì khác biệt khơng có ý
nghĩa thống kê. ...........................................................................................26
Hình 3.4 Biểu đờ thể hiện thơng số ánh sáng của 4 nhóm ngành. Tại các nhóm
ngành khác nhau có gắn 1 chữ số giống nhau thì khác biệt khơng có ý
nghĩa thống kê. ...........................................................................................28

Hình 3.5 Biểu đờ thể hiện thơng số bụi tồn phần của 4 nhóm ngành. Tại các nhóm
ngành khác nhau có gắn 1 chữ số giống nhau thì khác biệt khơng có ý
nghĩa thống kê. ...........................................................................................29
Hình 3.6 Biểu đờ thể hiện thơng số bụi hơ hấp của 4 nhóm ngành. Tại các nhóm
ngành khác nhau có gắn 1 chữ số giống nhau thì khác biệt khơng có ý
nghĩa thống kê. ...........................................................................................31
Hình 3.7 Biểu đờ thể hiện thơng số tiếng ờn ở 4 nhóm ngành. Tại các nhóm ngành
khác nhau có gắn 1 chữ số giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa
thống kê. .....................................................................................................32
Hình 3.8 Đờ thị Scree biểu diễn giá trị eigenvalue của các thành phần chính..........34
Hình 3.9 Giá trị trọng số của các thơng số ................................................................35
Hình 3.10 Chỉ số AQIWE của 4 nhóm ngành. Tại các nhóm ngành khác nhau có
gắn 1 chữ số giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. ...........37
Hình 3.11 Chỉ số AQIWE của nhóm ngành bệnh viện. Tại các bệnh biện khác nhau
có gắn 1 chữ số giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. ......39

vii


Hình 3.12 chỉ số AQIWE của nhóm ngành nguy cơ cao. Tại các cơng ty khác nhau
có gắn 1 chữ số giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. ......40
Hình 3.13 Chỉ số AQIWE của nhóm ngành nguy cơ thấp. Tại các cơng ty khác nhau
có gắn 1 chữ số giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. ......41
Hình 3.14 Chỉ số AQIWE của nhóm ngành xi măng. Tại các cơng ty khác nhau có
gắn 1 chữ số giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. ...........43

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Giá trị vi khí hậu cho phép tại nơi làm việc [6] .........................................10
Bảng 1.2 Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao đợng ở các dải ốc ta
[7] ...............................................................................................................13
Bảng 1.3 Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi không chứa silic [8] ..........................14
Bảng 2.2 Bảng các mức đánh giá chỉ số chất lượng môi trường lao động ...............23
Bảng 3.1 Kết quả phân tích thành phần chính từ 7 thơng số môi trường lao động ..33
Bảng 3.2 Ma trận thành phần ....................................................................................34
Bảng 3.3 Trọng số của các thông số .........................................................................35
Bảng 3.4 Giá trị biên của các chỉ số ..........................................................................36
Bảng 3.5 Kết quả tính chỉ số AQIWE của 4 nhóm ngành ........................................37
Bảng 3.6 Kết quả tính chỉ số AQIWE nhóm ngành bệnh viện .................................39
Bảng 3.7 Kết quả tính chỉ số AQIWE nhóm ngành nguy cơ cao .............................40
Bảng 3.8 Kết quả tính chỉ số AQIWE của nhóm nguy cơ thấp ................................41
Bảng 3.9 Kết quả tính chỉ số AQIWE nhóm xi măng...............................................42
Bảng 3.10 Phân hạng chất lượng môi trường lao động dựa trên chỉ số AQIWE .....44

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AQIWE

Chỉ số chất lượng khơng khí môi trường lao động

BLĐTBXH

Bộ Lao động Thương binh Xã hội

GDP


Tổng sản phẩm nội địa

GWQI

Chỉ số chất lượng nước dưới đất

PCA

Phép phân tích thành phần chính

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

TCVN

Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UEWI

Chỉ số chất lượng môi trường đô thị

WQI

Chỉ số chất lượng nước


x


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Theo Báo cáo Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2016, trong số
53,3 triệu người có việc làm của cả nước chỉ có 12,8 triệu người có hợp đờng lao
đợng (chiếm 24%). Tính đến cuối năm 2016, ngành y tế mới quản lý được thơng tin
tình hình vệ sinh lao động của 71.082 cơ sở lao động với hơn 4 triệu người lao động
(chiếm 31,2% tổng số lao động trong khu vực làm việc có hợp đờng). Số cơ sở có
thơng số nguy hiểm, thơng số đợc hại là 28.747 cơ sở (40,4%) với 798.926 lao động
tiếp xúc trực tiếp với thơng số có hại, nguy hiểm trên tổng số hơn 2 triệu người làm
việc tại các cơ sở này [1].
Đáng quan ngại nhất là trong số 7.242 cơ sở sở hữu trên 200 lao đợng, có tới
1.419.434 người lao đợng đang làm việc tại 1.676 cơ sở có thơng số có hại, nguy
hiểm; trong đó có 506.624 người tiếp xúc trực tiếp với thơng số có hại, nguy hiểm
(235.959 người là nữ).
Môi trường lao động luôn tiềm ẩn các mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe và tai nạn
thương tích. Báo cáo kết quả quan trắc mơi trường lao động hằng năm của các địa
phương về Bộ Y tế cho thấy, môi trường lao động tại các cơ sở sản x́t trên cả nước
cịn tờn tại nhiều thơng số nguy hiểm, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao
động. Trong giai đoạn 2011 – 2016 số mẫu quan trắc môi trường lao động được thực
hiện là 2.452.919 mẫu, trong đó số mẫu khơng đạt tiêu chuẩn cho phép chiếm trung
bình khoảng 10% tổng số mẫu. Mợt số thơng số có hại ln có tỷ lệ mẫu đo không
đạt cao nhất trong 5 năm trở lại đây bao gờm vi khí hậu (8,6%), phóng xạ, điện từ
trường (23,25%), tiếng ồn (16,53%) và ánh sáng (12,04%). Nếu so với giai đoạn 2006

-2010, tổng số mẫu quan trắc 5 năm gần đây đã tăng hơn 1.029.554 mẫu; tỷ lệ mẫu
vi khí hậu, bụi, tiếng ờn, ánh sáng, hơi khí độc, các thông số khác không đạt yêu cầu
đều giảm, nhưng tỷ lệ mẫu phóng xạ, điện từ trường khơng đạt yêu cầu lại tăng lên
(từ 20,00 lên 23,25%). Một số thơng số đã có bằng chứng về tác hại đối với sức khỏe

1


con người bao gờm bụi amiăng, dung mơi, hóa chất gây ung thư, một số loại hơi
độc…được quan tâm quan trắc theo yêu cầu. Tuy nhiên, số liệu trên vẫn chưa phản
ánh đầy đủ tình hình thực tế. Bởi vẫn còn tới 80 – 90% doanh nghiệp chưa thực hiện
quan trắc mơi trường lao đợng theo quy định.
Ngồi ra, chúng ta cũng cần chú ý đến các tác động bất lợi của hợi chứng nhà kín (các
phịng điều hồ). Những người làm việc trong các nhà kín (nhân viên phịng mổ,
phịng thí nghiệm) sẽ có nguy cơ chịu ảnh hưởng độc hại của hơi gaz, dung môi và
bụi. Song song đó, đối với các thiết bị lị hấp, lị đốt chất thải y tế, thiết bị xử lý chất
thải,... có nguy cơ rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến người vận hành như tai nạn thương
tích, bỏng nhiệt, tư thế làm việc,...
Bộ Luật lao động 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 quy định: người sử dụng
lao đợng có nghĩa vụ bảo đảm các điều kiện môi trường làm việc và an tồn lao đợng;
đờng thời kiểm tra, đánh giá các thơng số nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ
sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện
điều kiện lao đợng, chăm sóc sức khỏe cho người lao đợng (điều 138). Tương tự, Luật
An tồn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015, Nghị định
39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2017 Người sử dụng lao đợng phải tổ chức
đánh giá, kiểm sốt thơng số nguy hiểm, thơng số có hại tại nơi làm việc để đề ra các
biện pháp kỹ thuật khử độc, khử trùng cho người lao đợng
Bên cạnh đó, tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 đã quy
định nội dung thực hiện quan trắc cũng như yêu cầu năng lực của đơn vị thực hiện
quan trắc. Từ đây, các cơ sở trong và ngoài ngành y tế có thể căn cứ lựa chọn đơn vị

thực hiện quan trắc, đảm bảo tính chính xác, khách quan và được đơn vị thanh kiểm
tra bên ngồi cơng nhận kết quả báo cáo.
Các thông số cần quan trắc trong môi trường lao động được quy định trong nghị định
44/2016/NĐ-CP bao gồm: nhiệt đợ, đợ ẩm, tốc đợ gió, bụi, tiếng ờn, rung, bức xạ
nhiệt, điện từ trường, bức xạ ion. Khi quan trắc môi trường lao động sẽ phụ thuộc vào
đặc điểm của từng ngành nghề mà lựa chọn thông số quan trắc phù hợp. Trong các

2


đợt quan trắc đã được thực hiện bởi Trung Tâm Bảo Vệ Sức Khoẻ Lao Động Và Môi
Trường các thông số vật lý bắt ḅc phải quan trắc gờm có nhiệt đợ, đợ ẩm, tốc đợ
gió, tiếng ờn, bụi. Bên cạnh đó mợt số thơng số quan trắc riêng biệt phụ thuộc đặc
trưng cho từng ngành nghề như ngành xi măng có thơng số bụi hơ hấp, ngành bệnh
viện có quy định riêng về tiếng ồn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các thông số quan trắc vẫn dừng lại ở mức độ riêng lẻ và
so sánh với từng quy chuẩn kỹ thuật rời rạc. Điều cần thiết là phải xây dựng được
mợt chỉ số chung, dựa vào đó có thể đánh giá chuẩn mực chất lượng môi trường lao
động của từng nhà máy, doanh nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài “Xây dựng chỉ
số chất lượng khơng khí dựa trên các yếu tố vật lý phổ biến trong mơi trường lao
động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được chọn và thực hiện.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng chỉ số chất lượng khơng khí trong mơi trường lao động (air quality index
for working environment, AQIWE) dựa trên các yếu tố vật lý cơ bản (nhiệt độ, độ
ẩm, tốc đợ gió, bụi, tiếng ờn) của ngành bệnh viện, các ngành nguy cơ cao, nguy cơ
thấp và ngành ximăng.
Ứng dụng đánh giá chất lượng môi trường lao động tại các nhà máy nghiên cứu trên

địa bàn Thành phố Hờ Chí Minh.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chỉ số chất lượng các thông số vật lý cơ bản trong môi trường
lao động
Đối tượng lấy mẫu: lấy mẫu 05 thông số vật lý cơ bản: Thơng số nhiệt đợ, đợ ẩm, tốc
đợ gió, tiếng ờn, bụi và theo 04 nhóm ngành cơng nghiệp: ngành xi măng, Bệnh viện,
các ngành còn lại.

3


3.2

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Tại các nhà máy công nghiệp trực thuộc sự quản lý của Tp.
HCM, ngành bệnh viện chọn 5 đơn vị, ngành xi măng chọn 5 đơn vị, các ngành còn
lại 5 đơn vị. Các đơn vị được chọn điều có quy mơ lớn và có số liệu quan trắc các
thơng số vật lý cơ bản (nhiệt đợ, đợ ẩm, tốc đợ gió, bụi, tiếng ờn).
Phạm vi thời gian: trong vịng hai năm 2017 và 2018.
4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


4.1

Ý nghĩa khoa học

Đề tài xây dựng bảng chỉ số đánh giá chất lượng các thông số vật lý phổ biến trong
môi trường lao động.
4.2

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở để đánh giá chất lượng môi trường
lao động tại các nhà máy cơng nghiệp; từ đó định hướng cho những biện pháp cải tiến
để đảm bảo điều kiện lao động và nâng cao hiệu suất lao động.

4


CHƯƠNG 1
1.1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh

1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hờ Chí Minh có tọa đợ địa lý 10°22’33"- 11°22’17" vĩ độ bắc và
106°01’25" - 107°01’10" kinh độ đông với điểm cực bắc ở xã Phú Mỹ (huyện Cần
Giờ), điểm cực tây ở xã Thái Mỹ (Củ Chi) và điểm cực đông ở xã Tân An (huyện

Cần Giờ). Chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc - đơng nam là 150 km, cịn
chiều tây - đông là 75 km. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đơng 59 km đường
chim bay. Với tổng diện tích tồn Thành phố là 2.056,5 km2, trong đó nợi thành là
140,3km2, ngoại thành là 1.916,2 km2 [2].
1.1.1.2 Địa hình
Với địa hình bằng phẳng, có ít đời núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần
theo hướng Đông Nam. Nhìn chung có thể chia địa hình thành phố Hờ Chí Minh
thành 4 dạng chính có liên quan đến chọn đợ cao bố trí các cơng trình xây dựng: dạng
đất gị cao lượn sóng (đợ cao thay đổi từ 4 đến 32 m, trong đó 4 – 10 m chiếm khoảng
19% tổng diện tích. Phần cao trên 10 m chiếm 11%, phân bố phần lớn ở huyện Củ
Chi, Hóc Mơn, mợt phần ở Thủ Đức, Bình Chánh); dạng đất bằng phẳng thấp (độ cao
xấp xỉ 2 đến 4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi, phân bố ở nợi thành,
phần đất của Thủ Đức và Hóc Mơn nằm dọc theo sơng Sài Gịn và nam Bình Chánh
chiếm 15% diện tích); dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây nam (độ cao phổ biến từ 1
đến 2 m, chiếm khoảng 34% diện tích); dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven
biển (đợ cao phổ biến khoảng 0 đến 1 m, nhiều nơi dưới 0 m, đa số chịu ảnh hưởng
của thuỷ triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện tích) [3].

5


1.1.1.3 Khí hậu
Thành phố Hờ Chí Minh nằm trong vùng hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận
xích đạo. Lượng bức xạ tương đối lớn, đạt trung bình khoảng 140 kcal/ cm2/năm. Số
giờ nắng trung bình trong ngày là gần 6 giờ. Nền nhiệt khá cao và ổn định với nhiệt
đợ bình qn hàng năm là 27,50C. Biên đợ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm
thấp, từ 2 – 30C [2].
Khí hậu của Thành phố Hờ Chí Minh chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng V đến
tháng XI, cịn mùa khơ từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Lượng mưa trung bình
đạt trên dưới 2.000mm/năm và phân bố không đều theo thời gian. Khoảng 90% lượng

mưa trong năm tập trung vào mùa mưa. Theo khơng gian, lượng mưa có xu hướng
tăng dần từ tây nam lên đơng bắc. Ở các huyện phía nam và tây nam của thành phố
như Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, lượng mưa trung bình năm chỉ dao đợng trong
khoảng 1.000 – 1.400mm; cịn các quận nợi thành, Thủ Đức, phía bắc huyện củ chi,
lượng mưa thường vượt quá 2.000mm/năm [2].
1.1.1.3 Dân số
Vào năm 2007, thành phố Hờ Chí Minh có dân số 6.650.942 người và là thành phố
đơng dân nhất Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2004, 85,24% dân cư sống trong
khu vực thành thị và thành phố Hờ Chí Minh cũng có gần mợt phần năm là dân nhập
cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp
theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tợc Chăm, Khmer,… Những người
Hoa ở thành phố Hờ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều
nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành
phố.
Sự phân bố dân cư ở thành phố Hờ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận nội
ô. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật đợ lên tới trên 40.000 người/km² thì
các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành,
mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức đợ gia tăng dân
số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước

6


tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại thành phố
Hờ Chí Minh. Đến năm 2010, có số này cịn có thể tăng lên tới 2 triệu [3].
1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Kinh tế
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Thành phố 5 năm 2006 – 2010 ước tăng
trưởng bình quân 11%/năm, tương đương với mức tăng bình quân giai đoạn 2001 –
2005 trong điều kiện rất khó khăn. Quy mô kinh tế Thành phố năm 2010 gấp 1,7 lần

năm 2005, GDP bình quân đầu người năm 2010 ước 2.800 USD, gấp 1,68 lần so với
năm 2005 (1.660 USD).
Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, thể hiện rõ xu hướng lấy dịch vụ và cơng nghiệp
có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị gia tăng cao làm nền tảng phát triển.
Từ năm 2006 tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đã cao hơn khu vực cơng nghiệp,
từ đó cơ cấu kinh tế Thành phố đã chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả hơn; năm
2001 trong cơ cấu kinh tế Thành phố khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 52,6%, công
nghiệp là 45,4%, nông nghiệp là 1,4%; đến năm 2005, dịch vụ là 50,6%, công nghiệp
là 48,2%, nông nghiệp là 1,2% và đến năm 2010, dịch vụ chiếm tỷ trọng 54,5%, công
nghiệp chiếm 44,3%, nông nghiệp chiếm 1,2%. Như vậy khu vực dịch vụ tăng trưởng
nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, khu vực công nghiệp – xây dựng đạt tốc độ
tăng trưởng chậm hơn khu vực dịch vụ và tỷ trọng ngày càng giảm, khu vực nông
nghiệp vẫn giữ mức ổn định trong nền kinh tế; điều này cho thấy kinh tế Thành phố
đang chuyển dần sang xu hướng nền kinh tế của đơ thị phát triển theo hướng hiện đại
hóa [4].
1.1.2.2 Xã hội
Đến nay, 100% quận – huyện đã hoàn tất quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học,
tổng số trường mầm non trên địa bàn thành phố là 659 trường với 7.273 phòng học;
12.402 phòng học bậc tiểu học; 7.556 phòng học bậc trung học cơ sở và 4.414 phòng
học bậc trung học phổ thông; cùng 41 trường đại học, 31 trường cao đẳng [4].

7


Các chương trình chăm sóc sức khỏe cợng đờng trên địa bàn thành phố hiệu quả, đảm
bảo việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5
tuổi từ 7,8% năm 2006 giảm xuống còn 5,3% năm 2009.
Trong 5 năm 2006 – 2010, đã giải quyết việc làm cho 1,35 triệu lượt người, bình quân
mỗi năm giải quyết việc làm cho 267.000 lao động, kết quả giải quyết việc làm giai
đoạn 2006 – 2010 so với giai đoạn 2001 – 2005 bình quân mỗi năm tăng 27,7%, tạo

gần 589.000 chỗ làm việc mới. Thành phố cũng đã đưa đi lao đợng nước ngồi trên
50.400 lượt người.
Chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố được triển khai từ năm 1992, đã trải qua
2 giai đoạn (giai đoạn 1: 1992-2003; giai đoạn 2: 2004-2008), với 6 lần điều chỉnh
nâng mức chuẩn nghèo cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố. Chương trình đã trực tiếp hỗ trợ, chăm lo cho hơn 200.000 hợ dân tự vươn lên
thốt đói, giảm nghèo (gồm 127.856 hộ trong giai đoạn 1 và 75.818 hộ trong giai
đoạn 2), đến cuối năm 2008, số hợ nghèo cịn 2.754 hợ, chiếm tỷ lệ 0,3% hợ dân.
1.2

Hiện trạng môi trường lao động của các doanh nghiệp, nhà máy

Theo Báo cáo Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2016, trong số
53,3 triệu người có việc làm của cả nước chỉ có 12,8 triệu người có hợp đờng lao
đợng (chiếm 24%). Tính đến cuối năm 2016, ngành y tế mới quản lý được thơng tin
tình hình vệ sinh lao đợng của 71.082 cơ sở lao động với hơn 4 triệu người lao động
(chiếm 31,2% tổng số lao động trong khu vực làm việc có hợp đờng). Số cơ sở có
thơng số nguy hiểm, thông số độc hại là 28.747 cơ sở (40,4%) với 798.926 lao đợng
tiếp xúc trực tiếp với thơng số có hại, nguy hiểm trên tổng số hơn 2 triệu người làm
việc tại các cơ sở này. Đáng quan ngại nhất là trong số 7.242 cơ sở sở hữu trên 200
lao đợng, có tới 1.419.434 người lao đợng đang làm việc tại 1.676 cơ sở có thơng số
có hại, nguy hiểm; trong đó có 506.624 người tiếp xúc trực tiếp với thơng số có hại,
nguy hiểm trong đó 235.959 người là nữ [1].
Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động hằng năm của các địa phương về Bộ
Y tế cho thấy, môi trường lao động tại các cơ sở sản x́t trên cả nước cịn tờn tại

8


nhiều thơng số nguy hiểm, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động. Trong

giai đoạn 2011 – 2016 số mẫu quan trắc môi trường lao động được thực hiện là
2.452.919 mẫu, trong đó số mẫu khơng đạt tiêu chuẩn cho phép chiếm trung bình
khoảng 10% tổng số mẫu [1]. Mợt số thơng số có hại ln có tỷ lệ mẫu đo không đạt
cao nhất trong 5 năm trở lại đây bao gờm vi khí hậu (8,6%), phóng xạ, điện từ trường
(23,25%), tiếng ồn (16,53%) và ánh sáng (12,04%). Nếu so với giai đoạn 2006 -2010,
tổng số mẫu quan trắc 5 năm gần đây đã tăng hơn 1.029.554 mẫu; tỷ lệ mẫu vi khí
hậu, bụi, tiếng ờn, ánh sáng, hơi khí đợc, các thơng số khác khơng đạt yêu cầu đều
giảm, nhưng tỷ lệ mẫu phóng xạ, điện từ trường không đạt yêu cầu lại tăng lên (từ
20,00 lên 23,25%). Đặc biệt, các thơng số có hại phát sinh do điều kiện, môi trường
lao động mới đem lại như thông số ecgonomy, tác nhân sinh học (SARS,
MERSCOVI, H5N1…), dung môi, các chất gây ung thư và nhiều loại hóa chất chưa
được quan tâm đánh giá và báo cáo. Mợt số thơng số đã có bằng chứng về tác hại đối
với sức khỏe con người bao gồm bụi amiăng, dung mơi, hóa chất gây ung thư, mợt
số loại hơi độc…được quan tâm quan trắc theo yêu cầu. Tuy nhiên, số liệu trên vẫn
chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế. Bởi vẫn còn tới 80 – 90% doanh nghiệp chưa
thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định.
1.3
Các thông số quan trắc trong môi trường lao động và các ảnh hưởng của
chúng đến sức khỏe người lao động
Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 “Quy định chi tiết mợt số điều của Luật
an tồn, vệ sinh lao đợng về hoạt đợng kiểm định kỹ thuật an tồn lao đợng, h́n
luyện an tồn, vệ sinh lao đợng và quan trắc mơi trường lao đợng”. Trong nghị định
có quy định rõ mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động,
lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho
người lao động và bệnh nghề nghiệp [5].
Quan trắc môi trường lao động là hoạt đợng thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo
lường các thông số trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm
thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp. Các thông số trong
môi trường lao động bao gồm thông số vi khí hậu, thơng số vật lý, thơng số hố học.


9


Vi khí hậu nơi làm việc (Microclimate in the workplace): Điều kiện khí tượng của
mơi trường nơi làm việc, gờm sự tác động tổng hợp của các thông số nhiệt đợ, đợ ẩm,
tốc đợ chuyển đợng của khơng khí, nhiệt độ của các bề mặt vật dụng và thiết bị xung
quanh tới người lao đợng.
Bảng 1.1 Giá trị vi khí hậu cho phép tại nơi làm việc [6]
Độ ẩm
Loại lao Khoảng nhiệt độ
khơng khí
động
khơng khí (°C)
(%)
Nhẹ
20 đến 34
40 đến 80
Trung
18 đến 32
40 đến 80
bình

Nặng

16 đến 30

Tốc độ chuyển
động khơng khí
(m/s)
0,1 đến 1,5

0,2 đến 1,5

40 đến 80

0,3 đến 1,5

Cường độ bức xạ nhiệt
theo diện tích tiếp xúc
(W/m2)
35 khi tiếp xúc trên 50%
diện tích cơ thể ngươi.
70 khi tiếp xúc trên 25%
đến 50% diện tích cơ thể
người.
100 khi tiếp xúc dưới
25% diện tích cơ thể
người.

Nhiệt đợ (Temperature): Là thơng số biểu thị đợ nóng của vật chất. Đơn vị đo nhiệt
đợ: °C Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể,
làm tê liệt sự vận đợng, do đó làm tăng mức đợ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết
bị....Nhiệt đợ q cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngồi da, say nóng, say
nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp,
bệnh thấp khớp, khơ niêm mạc, cảm lạnh.
Đợ ẩm (Humidity) gờm có đợ ẩm tuyệt đối (Ha) là lượng hơi nước có trong khơng
khí vào thời điểm nhất định ở nhiệt đợ nhất định tính bằng g/m3. Đợ ẩm cực đại (Hm)
hay đợ ẩm bão hòa: Là lượng hơi nước bão hòa trong khơng khí tại mợt thời điểm và
nhiệt đợ nhất định tính bằng g/m3. Đợ ẩm tương đối (Hr): Là tỷ lệ phần trăm giữa độ
ẩm tuyệt đối và độ ẩm bão hịa. Chỉ số này cho phép hình dung được khả năng toả
nhiệt của cơ thể bằng con đường bay hơi nước. Khi đợ ẩm thấp, khả năng khơng khí

tiếp nhận thêm hơi nước tăng lên. Do đó sự toả nhiệt diễn ra mạnh mẽ nhờ kết quả
của quá trình tiết và bay hơi mồ hôi trên da. Cảm giác về nhiệt độ rất khác nhau khi
độ ẩm thay đổi. Trong điều kiện nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm thấp, con người cảm
thấy dễ chịu hơn trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cũng cao do tăng đợ ẩm khơng
khí làm giảm khả năng toả nhiệt trên bề mặt da nhờ bay hơi nước.
10


CHƯƠNG 2
2.1

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

Nội dung thứ 1: đánh giá hiện trạng môi trường lao động dựa trên các thông số vật lý
cho các ngành:
-

Ngành có nguy cơ cao về tai nạn lao đợng: ngành hố mỹ phẩm, ngành chế
tạo ơ tơ, chế tác kim hồng, giày dép;
Ngành có ít nguy cơ về tai nạn lao động: ngành thực phẩm, bia rượu nước giải
khát;
Ngành y tế;
Ngành sản xuất xi măng.

Nội dung thứ 2: xây dựng chỉ số chất lượng khơng khí trong mơi trường lao động (air
quality index for working environment, AQIWE) dựa trên các thông số vật lý xây
dựng AQIWE thông số.
Nội dung thứ 3: ứng dụng AQIWE đánh giá cho từng ngành nghề.

Nội dung thứ 4: cập nhật lại chỉ số AQIWE và đề xuất thang đánh giá chất lượng môi
trường không khí trong mơi trường lao đợng.
2.2

Phương pháp nghiên cứu

Nợi dung thứ 1: đánh giá hiện trạng môi trường lao động dựa trên các thông số vật lý
cho các ngành
2.2.1 Phương pháp để đánh giá hiện trạng môi trường lao động dựa trên các
thông số vật lý
Các ngành nghề được chọn để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí
trong mơi trường lao đợng gờm có các ngành nghề trên thơng tư số 07/2016/TTBLĐTBXH trong đó quy định 11 ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao đợng như
các ngành hố mỹ phẩm, ngành chế tạo ơ tơ, chế tác kim hồng, giày dép. Các ngành
có ít nguy cơ hơn như chế biến thực phẩm, rượu bia nước giải khát. Ngành Xi măng
được chọn do có phát sinh thông số đặc trưng ngành nghề là bụi hô hấp. Ngành bệnh
viện do chỉ số chất lượng môi trường lao động trong ngành y tế quy định khác với
các ngành còn lại.

17


Các chỉ số được quan trắc trong môi trường lao động sẽ phụ thuộc vào đặc trưng của
từng ngành nghề nhưng nhìn chung khi quan trắc mơi trường lao đợng cho tất cả các
ngành nghề khác nhau theo TCVN 5508-2009 [13] phải đảm bảo đủ các thông số
quan trắc tối thiểu đó là nhiệt đợ, đợ ẩm, tốc đợ gió, ánh sáng, bụi tồn phần, tiếng
ờn. Vì vậy 5 thơng số trên sẽ được lựa chọn để xây dựng chỉ số chất lượng khơng khí
cho các thơng số vật lý phổ biến trong môi trường lao động.
Phương pháp lấy mẫu quan trắc môi trường lao động cụ thể cho từng thơng số như
sau:
-


Đo thơng số vi khí hậu: theo TCVN 5508: 2009 – khơng khí vùng làm việc,
u cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo [13]:

+

Nhiệt đợ khơng khí được đo bằng nhiệt kế điện tử hiện số;

+

Đợ ẩm khơng khí được đo bằng máy đo điện tử hiển số;

+

Tốc đợ chuyển đợng của khơng khí được đo bằng máy đo điện tử hiển số.

+

Đo thông số ánh sáng theo TCVN 5176: 1990 – chiếu sáng nhân tạo – phương
pháp đo độ rọi [14].

+

Đo thông số tiếng ồn theo TCVN 9799: 2013 (ISO 9012:2009) – âm học – xác
định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp – phương pháp kỹ thuật [15].

+

Đo nồng độ bụi, nồng đợ hơi khí đợc theo thường quy kỹ thuật của viện sức
khỏe nghề nghiệp và môi trường – Bộ Y tế.


-

Đối với những ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động việc khảo sát
các chỉ số được tiến hành như sau:

Các công ty được lựa chọn trong nhóm ngành này gờm có 4 cơng ty, 6 bợ số liệu:
Công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế Unilever số liệu năm 2017 và 2019; Công ty
trách nhiệm hữu hạn Mercesdes-Benz Việt Nam số liệu năm 2017; Công ty cổ phần
vàng bạc đá quý Phú Nhuận số liệu năm 2017 và 2018; Công ty trách nhiệm hữu hạn
Lạc Tỷ số liệu năm 2018.

18


×