Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ket cau bieu tuong trong bai tho Vieng Lang Bac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.02 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KẾT CẤU BIỂU TƯỢNG</b>


<b> trong bài thơ VIẾNG LĂNG BÁC</b>



<b>ĐOÀN ÁNH DƯƠNG</b>


Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đến tận khi nhắm mắt xuôi
tay, miền Nam vẫn luôn là nỗi trăn trở khơn ngi trong lịng Bác. <i>Miền Nam luôn ở</i>
<i>trong trái tim tôi</i>. Bởi với Bác, <i>nhân dân miền Nam là máu của máu Việt Nam, là</i>
<i>thịt của thịt Việt Nam</i>; và nữa, <i>nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sơng</i>
<i>có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lí ấy khơng bao giờ thay đổi</i>. Đấu tranh vì độc
lập tự do và thống nhất nước nhà là khát vọng cả đời của Bác, của người dân Việt
Nam. Riêng với người dân miền Nam, ngay khi đế quốc Mỹ nhảy vào thế chân Pháp,
hiệp thương thống nhất nước nhà theo hiệp định Giơ-ne-vơ thất bại, như bóng cây
Kơ-nia, lịng dân đã hướng về suối nguồn miền Bắc. Và bằng sức mạnh tầm vông, từ
ngọn tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc. Hình ảnh tre tầm vơng (tượng
trưng cho sức mạnh Việt Nam) và hình ảnh Bác (tượng trưng cho lí tưởng cách
mạng) đã trở thành hai biểu tượng, hai điểm tựa cho cuộc chiến đấu của người dân
miền Nam. Có lẽ đó là lí do, để ngay trong lần đầu được ra miền Bắc viếng lăng Bác,
nhà thơ Viễn Phương đã có ấn tượng và xúc cảm sâu sắc bởi sự gắn quyện hai biểu
tượng của lí tưởng và phẩm chất Việt Nam nơi quảng trường Ba Đình.


<i>Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác,</i>
<i>Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát</i>
<i>Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam</i>
<i>Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.</i>


Cấu trúc song hành được hiển lộ trong ý hướng đặt cạnh bên nhau hình ảnh của
Bác ("lăng Bác") và cây tre ("hàng tre bát ngát") cũng là cấu trúc cơ bản của bài thơ.
Có thể nói, cả bài thơ đã được dệt nên bởi những cấu trúc song hành như thế.
Ở khổ thơ đầu, ấn tượng bao trùm chưa phải là hình ảnh Bác mà là hình ảnh cây tre.
Chỉ bằng hai câu thơ, (thực chất là một câu, vì câu thứ ba thể hiện một sự phát hiện,


thốt ra một cảm xúc khi thấy hàng tre), tác giả đã đúc kết một cách sâu sắc bản chất
của cây tre như là phẩm chất của dân tộc Việt Nam:


<i>Ôi! Hàng tre </i>xanh xanh<i> Việt Nam</i>
<i>Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. </i>


Từ láy <i>xanh xanh,</i> ngoài việc thể hiện màu sắc ở nghĩa nổi, ở bề sâu của nó chỉ
vẻ n bình, chắc chắn, vững bền, tương đồng với hình ảnh "đứng thẳng hàng" ở câu
dưới. Đối lập với nó là hình ảnh <i>bão táp mưa sa</i>, chỉ sự sóng gió, hiểm nguy, chao
đảo. Vậy là, trong mưa gió thiên nhiên, hàng tre vẫn bền bỉ vươn lên xanh tốt; trong
gian khổ chiến tranh, dân tộc Việt Nam vẫn kiên trì chiến đấu và chiến thắng. Sức
sống của cây tre được đem ra ngầm chỉ sức sống của dân tộc Việt Nam, con người
Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng</i>
<i>Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.</i>


<i>Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ,</i>
<i>Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân...</i>


Nếu như ở khổ thơ thứ nhất, cây tre được hiện lên trong tính đối xứng: cây tre tự
nhiên (hàng tre trong sương) - cây tre biểu tượng (hàng tre xanh xanh Việt Nam), thì
ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh mặt trời cũng được miêu tả bằng thủ pháp đối xứng như
thế: mặt trời tự nhiên (mặt trời đi qua trên lăng) - mặt trời biểu tượng (mặt trời trong
lăng). Khổ thơ cũng có cách tổ hợp từ rất lạ, mang tính phiếm chỉ: trên lăng, trong
lăng, trong thương nhớ, dâng bẩy mươi chín mùa xn... Ngày ngày dịng người đi
viếng lăng Bác là đi (dưới bầu trời, dưới <i>mặt trời trên lăng</i>) nhưng lại cũng là đi


<i>trong thương nhớ</i> (<i>mặt trời trong lăng</i>). Vì thế, hành động tưởng niệm kết hoa dâng
(đáng lẽ ra, đã là dâng thì là phải <i>dâng lên</i>, nên không thể <i>dâng lên trong</i> mà phải là



<i>dâng lên trên</i>) thì lại được thể hiện là dâng mặt trời <i>trong</i> lăng. Hơn nữa, tả mặt trời
trong lăng, tác giả lại dùng dấu hiệu của mặt trời tự nhiên ("rất đỏ") làm định ngữ,
nên cũng có thể hình dung định ngữ "rất đỏ" có bổ sung ý nghĩa cho cả mặt trời tự
nhiên. Tất cả sự song song và ứng đối ấy làm cho hai hình ảnh mặt trời mờ nhịe vào
nhau. Hình tượng Hồ Chí Minh (như mặt trời) là vĩnh hằng, lịng kính u Người là
vĩnh viễn. Tác giả muốn khẳng định niềm tin ấy. Cho nên, cũng giống như từ láy


<i>xanh xanh</i> được sử dụng để chỉ ý vững bền, hai lần từ láy <i>ngày ngày</i> được sử dụng ở
khổ thơ thứ hai cũng được sử dụng để chỉ ý vĩnh cửu, trường tồn.
Nếu như hai khổ thơ đầu thể hiện cách lập tứ thông minh, hằn in dấu ấn lí tưởng hóa,
phải gồng mình để thể hiện, để giãi bày hết; thì khổ thơ thứ ba như lắng lại, đọng lại
trong cảm xúc rất riêng tư của tác giả, lịng u kính của riêng nhà thơ với vị lãnh tụ
mà mình u kính. Khổ thơ, vì vậy, mang một hình thức đặc biệt: là khổ duy nhất
gồm các câu thơ bẩy chữ.


<i>Bác nằm trong giấc ngủ bình yên</i>
<i>Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền</i>
<i>Vẫn biết trời xanh là mãi mãi</i>
<i>Mà sao nghe nhói ở trong tim!</i>


Nếu khổ thơ đầu viết về dân tộc, khổ thứ hai viết về Bác, thì khổ thứ ba viết về
tấm lòng của nhà thơ. Nếu vẫn tiếp tục lên gân, ngăn cảm xúc chân thành bùng phát,
khổ thơ có thể được viết thêm (dơi từ cho đủ tám chữ một câu như trước), ví dụ như:


<i>Bác nằm trong [lăng] giấc ngủ bình yên</i>
<i>Giữa một vầng trăng sáng [trong] dịu hiền</i>
<i>[Con] Vẫn biết trời xanh là mãi mãi</i>


<i>Mà sao [vẫn] nghe nhói ở trong tim!</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Vẫn biết trời xanh là mãi mãi</i>
<i>Mà sao nghe nhói ở trong tim!</i>


Câu thơ thứ tư của khổ thơ tưởng chừng rất "phơ" vì nói ra một cách bộc tuệch
nỗi lòng của nhà thơ nhưng thực chất lại là một câu thơ rất hợp logic cảm xúc. Đó là
phút khơng cầm giữ được lịng mình nên bột phát ra thành lời, khác hẳn với cách bộc
lộ khách quan theo cách mà ta cho dôi từ như ví dụ ở trên. Khổ thơ vì vậy, cũng
được cấu tạo dựa trên cấu trúc song hành: trời xanh là mãi mãi (là sức sống của dân
tộc, là hình ảnh Hồ Chí Minh) - nghe nhói ở trong tim (là giây phút cảm nhận thấm
thía nỗi đau rất thể xác của một cái chết thể xác). Nói cách khác, con người biểu
tượng Hồ Chí Minh thì mãi cịn nhưng con người Hồ Chí Minh cụ thể, bằng xương
bằng thịt, thì đã mất, nỗi đau mất mát và sự hụt hẫng trong lòng nhà thơ là thực sự
hiện diện. Lời thơ bẩy chữ, một mặt, hô ứng với những hụt hẫng ấy; mặt khác, cô
đúc thành biểu tượng của tấm lòng miền Nam đối với Bác, hiện diện qua một con
người miền Nam cụ thể là nhà thơ.


Khổ thơ cuối cùng như kéo dài của các âm vang:


<i>Mai về miền Nam thương trào nước mắt</i>
<i>Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác</i>
<i>Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây</i>
<i>Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.</i>


Nỗi niềm "thương trào nước mắt" giờ đây đã khơng chỉ riêng dành cho Bác, mà
là tiếng khóc chung cho nỗi đau mất mát một con người, nỗi buồn không được gặp
gỡ một con người. Miền Nam đi trước về sau, miền Nam đưa chân Bác đi tìm đường
cứu nước nhưng khơng có Bác trong ngày vui lấy lại được đất nước cha ông. Nỗi
khát khao của nhà thơ, ước làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre, vì thế, cũng vừa
là một ước muốn cụ thể vừa mang tính biểu trưng. Theo cách nói của bài hát <i>Tự</i>


<i>nguyện</i> của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh, ước làm chim ấy là cánh chim bồ câu, cánh
chim hịa bình; ước làm hoa ấy là hoa hướng dương, hoa lí tưởng; ước làm cây tre ấy
là ước giữ gìn phẩm chất Việt Nam, phẩm chất làm người. Cho nên, cả ở khổ thơ
cuối cùng này, cấu trúc song hành (cụ thể - biểu tượng) tuy không trực hiện nhưng
vẫn là một nguyên tắc kết cấu.


Tóm lại, ở bề sâu, dân tộc - lãnh tụ - tấm lòng - quan niệm sống làm thành sợi
dọc của bài thơ, được dệt thành bởi các sợi ngang: cây tre vững bền trong dơng gió
-phẩm chất dân tộc trường tồn trong khói lửa chiến tranh; mặt trời soi sáng cuộc sống
- lí tưởng cách mạng soi tỏ cuộc đời; lí trí - tình cảm, cá nhân - cộng đồng; cụ thể
cảm tính - khái quát lí tính, cảm xúc - chiêm nghiệm cuộc sống;... Từ kết cấu ấy, ở bề
nổi, bài thơ trở thành mảnh vải có sự tiếp nối của các mảng mầu: có <i>màu xanh xanh</i>


của sự sống thiên nhiên, có <i>màu nắng lí tưởng ngày ngày</i> soi tỏ của cuộc đời; có <i>màu</i>
<i>trời xanh hịa bình mãi mãi</i> của lịng người, và <i>mầu sinh sôi của ước muốn sống</i>
<i>chân thành, tự nguyện</i>. Bài thơ <i>Viếng lăng Bác</i>, vì vậy, kết thành hai tràng hoa, một
vòng hoa dâng lên vong linh Bác, một vành nguyệt quế tơn vinh những tấm lịng u
sống, có hồi bão, ước mơ, lí tưởng; theo đó, bài thơ cũng có hai tiếng nói, một
hướng lên anh linh Bác, một hướng vào lịng mình, tự nguyện theo đuổi một lí tưởng
sống cao đẹp, giàu nhân ái và trách nhiệm.


</div>

<!--links-->

×