Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Chiến lược quản lý rủi ro của người nghèo tại thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp tại phường 15, quận gò vấp, thành phố hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

MAI THỊ KIM KHÁNH

CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ RỦI RO
CỦA NGƯỜI NGHÈO TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Nghiên cứu trường hợp tại Phường 15,
Quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAI THỊ KIM KHÁNH

CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ RỦI RO
CỦA NGƯỜI NGHÈO TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Nghiên cứu trường hợp tại Phường 15,
Quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
MÃ NGÀNH 60. 31. 30
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: GS. TS. BÙI THẾ CƯỜNG



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

TPHCM, ngày

tháng

năm 2011


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

TPHCM, ngày

tháng

năm 2011


1

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến GS. TS. Bùi Thế Cường.
Cám ơn Thầy với các bài giảng chứa đựng nhiều thông tin và kiến thức chuyên
môn, đã là những hướng gợi ý quan trọng cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này;
cám ơn Thầy với những bài viết (về lĩnh vực An sinh xã hội và các lý thuyết nghiên
cứu) với những phân tích, nhận định sâu sắc đã là nguồn tài liệu tham khảo tuyệt
vời cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tơi xin được tỏ lịng biết ơn đến tập thể Thầy Cô Khoa Xã hội học đã động
viên, tạo điều kiện cho tôi. Cám ơn mọi người đã chia sẻ, giúp đỡ những công việc
trong chuyên mơn để tơi hồn thành luận văn của mình.
Đặc biệt em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy trưởng khoa – TS. Phạm
Đức Trọng, người luôn động viên, nâng đỡ tinh thần em những lúc khó khăn; Thầy

khơng những là người đồng nghiệp, mà còn là người Thầy, người cha hiền lành, yêu
quý đối với em. Em xin tri ân sự tin tưởng và giúp đỡ của Thầy dành cho em.
Xin gửi lời cảm ơn đến nhóm bạn thân yêu từ hồi Đại học của tôi, những
người bạn khi thấy tơi bế tắc hoặc gặp khó khăn trong công việc, trong cuộc sống đã
luôn hỏi han, động viên và đi chơi với tôi, tiếp năng lượng, lên tinh thần cho tôi tiếp
tục công việc. Đặc biệt cám ơn bạn Vân Anh và Thu Hằng đã giúp tôi thu thập
thông tin tại thực địa, luôn gọi điện hỏi han, góp ý và lắng nghe tơi nói.
Cám ơn gia đình lớn của tôi đã là chỗ dựa tinh thần của tơi những lúc khó
khăn, là nơi tơi ln muốn về vào những ngày cuối tuần để được ăn cơm, trò
chuyện và hỏi han. Cám ơn gia đình nhỏ của tơi, cám ơn con trai Nhím bé bỏng, dễ
thương của Mẹ, con đã rất ngoan, không ốm đau nhiều và không làm phiền Mẹ khi
Mẹ viết bài. Cám ơn Anh, người chồng tốt bụng, ln khuyến khích, động viên em
trong suốt thời gian làm luận văn. Cám ơn em trai, dù ở xa trong thời gian chị làm
luận văn nhưng luôn gọi điện hỏi thăm và động viên tinh thần cho chị.
Cám ơn những người dân và cán bộ địa phương tại địa bàn P.15, Q. Gị Vấp
đã cung cấp thơng tin cho tôi. Cám ơn mọi người đã tin tưởng, dành thời gian để trả
lời các câu hỏi về cuộc sống gia đình mình, để tơi có dữ liệu hồn thành được luận
văn này.


2

Chắc chắn là tơi sẽ vẫn thiếu sót vì khơng thể cám ơn đầy đủ mọi người trong
vài trang giấy. Mong mọi người sẽ thông cảm cho tôi.
Bằng tất cả lòng trân trọng, xin một lần nữa được gửi lời cảm ơn đến tất cả
Quý Thầy Cô, các bạn sinh viên, bạn bè, người thân... những người luôn ủng hộ cho
tôi cho đến giây phút này. Cảm ơn mọi người rất nhiều!

Mai Thị Kim Khánh



3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và chưa có ai
cơng bố trong cơng trình nào khác.
Các biên bản phỏng vấn sâu mà tôi dẫn chứng trong đề tài là kết quả nghiên
cứu thực địa của tôi tại địa bàn Phường 15, quận Gò Vấp tại thời điểm từ tháng 07 11/2009.

TP.HCM, ngày 01 tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn

Mai Thị Kim Khánh


4

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 8
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................... 8

2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................. 10
2.1.

Tổng quan về hoạt động quản lý rủi ro ................................................ 11


2.2.1. Những loại rủi ro mà người nghèo đang phải đối mặt. ........................ 11
2.2.2. Các chiến lược quản lý rủi ro hỗ trợ người nghèo đương đầu với khủng
hoảng (ở quy mô quốc gia) .................................................................. 13
2.2.3. Các chiến lược quản lý rủi ro được thực hiện ở cấp độ hộ gia đình ..... 18
2.2.

Hoạt động quản lý rủi ro của các hộ gia đình đơ thị ............................ 20

2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................. 20
2.2.2. Các nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 21
3.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 24

4.

Đối tượng, khách thể nghiên cứu ......................................................... 24

5.

Phương pháp và kỹ thuật điều tra......................................................... 24
5.1.

Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 24

5.2.

Phương pháp xử lý thông tin ................................................................ 25


6.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 25

7.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn..................................................... 26
7.1.

Ý nghĩa lý luận..................................................................................... 26

7.2.

Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................. 26

PHẦN II: NỘI DUNG ................................................................................ 27
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN .............................. 27
Lý thuyết và cách tiếp cận sử dụng trong đề tài.................................... 27

I.
I.1.

Cách tiếp cận “quản lý rủi ro xã hội” ................................................. 27

I.2.

Cách tiếp cận nguồn lực ...................................................................... 29

I.3.


Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý của George Homans ....................... 30
Các khái niệm liên quan đến đề tài....................................................... 31

II.
II.1.

Nghèo đói ............................................................................................ 31

II.2.

Rủi ro .................................................................................................. 33


5

II.3.

Quản lý rủi ro ...................................................................................... 34

II.4.

Chiến lược quản lý rủi ro..................................................................... 35

II.5.

Chiến lược quản lý rủi ro mang tính thụ động/tiêu cực ........................ 36

II.6.

Chiến lược quản lý rủi ro mang tính chủ động/tích cực ....................... 36


II.7.

Tình trạng sống bấp bênh/tình trạng dễ bị tổn thương ......................... 36

III.

Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 37

IV.

Mơ hình phân tích của đề tài ................................................................ 37

CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................ 40
Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................. 40

I.
I.1.

Tổng quan địa bàn quận Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh ............... 40

I.2.

Tổng quan địa bàn Phường 15, Quận Gị Vấp ..................................... 46
Trình bày kết quả nghiên cứu............................................................... 49

II.
II.1.

Sơ lược về mẫu nghiên cứu .................................................................. 49


II.2.

Những nguyên nhân làm phát sinh rủi ro (hay những rủi ro) mà người
nghèo đang phải đối mặt ..................................................................... 51

II.2.1. Bệnh tật ............................................................................................... 51
II.2.2. Việc làm không ổn định, thu nhập thấp ................................................ 55
II.3.

Các chiến lược đối phó với rủi ro của hộ gia đình nghèo ..................... 61

II.3.1. Cho trẻ em nghỉ học............................................................................. 61
II.3.2. Phụ nữ phải đảm đương nhiều việc cùng lúc........................................ 64
II.3.3. Tìm đến sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình .............................. 66
II.3.4. Vay mượn ............................................................................................ 70
II.3.5. Bán đất ................................................................................................ 76
II.3.6. Tự giúp mình ....................................................................................... 78

PHẦN III: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ................................................ 83
III.1.

Kiểm chứng giả thuyết và Kết luận ...................................................... 83

III.2.

Kết luận ............................................................................................... 85

III.3.


Khuyến nghị ........................................................................................ 87

III.4.

Một số vấn đề đặt ra ............................................................................ 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91


6

Phụ lục 1: Bảng hỏi hộ gia đình...............................................................................94
Phụ lục 2: Đặc điểm các hộ được phỏng vấn..........................................................101
Phụ lục 3: Tóm lược các chiến lược quản lý rủi ro của hộ nghèo trong mẫu nghiên
cứu...........................................................................................................................110

Danh sách bản đồ
Hình 1: Bản đồ quận Gị Vấp....................................................................................39
Hình 2: Bản đồ Phường 15, quận Gị Vấp................................................................45

Danh sách bảng
Bảng 1: Các cơ chế quản lý rủi ro.............................................................................15
Bảng 2: Các chiến lược và cơ chế quản lý rủi ro xã hội...........................................16
Bảng 3: Dân số Phường 15, quận Gò Vấp................................................................46
Bảng 4: Tổng kết các loại rủi ro phổ biến nhất mà các hộ gia đình Việt Nam gặp
phải............................................................................................................................59

Danh sách biểu đồ
Biểu đồ 1: Mật độ dân số trung bình của quận Gị Vấp năm 2000 và 2008.............41
Biểu đồ 2: Dân số quận Gò Vấp qua các năm 1997 – 2008.....................................42

Biểu đồ 3: Số hộ nghèo các phường trong quận Gị Vấp năm 2009.........................47

Danh sách khung
Khung 1: Trích PVS hỏi người mẹ về việc học nghề của con trai........................... 61


7

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ADB

: Ngân hàng phát triển Châu Á

BHYT

: Bảo hiểm y tế

ĐT

: Mã hóa cho mẫu nghiên cứu là hộ gia đình đơn thân do người phụ nữ
làm chủ hộ

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

ILO

: Tổ chức lao động quốc tế


NXB

: Nhà xuất bản

PVS

: Phỏng vấn sâu

SCF

: Quỹ cứu trợ Nhi đồng Anh

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNDP

: Chương trình phát triển Liên hợp quốc

VC

: Mã hóa cho mẫu nghiên cứu là hộ gia đình có đầy đủ vợ chồng

WB


: Ngân hàng thế giới

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo


8

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội

lớn nhất Việt Nam, nằm ở tâm điểm Đông Nam Á và giao điểm của các tuyến hàng
hải Châu Á. Dân số của thành phố tính đến thời điểm ngày 1/4/2009 là 7.123.340
người1. Tuy chỉ chiếm 12% dân số cả nước, nhưng TPHCM là địa phương có thu
nhập đầu người cao nhất nước trong năm 2008, GDP bình qn trên đầu người
TPHCM ở mức 2.534 đơ la Mỹ/năm (dựa trên giá đơ la Mỹ hạch tốn năm 2008 là
16.700 đồng/đô la Mỹ) cao hơn nhiều so với GDP bình quân trên đầu người của cả
nước (1.024 đơ la Mỹ/năm)2. TPHCM hằng năm đóng góp cho cả nước bình qn
21% GDP, 30% giá trị sản xuất cơng nghiệp, 40% kim ngạch xuất khẩu và 33%
tổng thu ngân sách.
Năm 1992, TPHCM là thành phố đi đầu các tỉnh và thành phố trong công
cuộc cải cách kinh tế, khởi xướng nỗ lực đầu tiên về XĐGN cấp tỉnh/thành. Sáng
kiến khởi xướng của Thành phố chủ yếu tập trung vào việc xóa đói thơng qua tăng
chi tiêu từ ngân sách để cải thiện các hỗ trợ trực tiếp phục vụ cho các xã (phường)
và những người nghèo nhất. Sáng kiến này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ rộng

rãi trong công chúng. Thành phố hiện nay cũng là một trong 3 địa phương có tỷ lệ
hộ nghèo thấp nhất cả nước (4,33% - dẫn theo MOLISA, 2007), và cũng là nơi đã
và đang thực hiện thành cơng chương trình xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Năm 2008, TPHCM đã đạt mục tiêu “cơ bản khơng cịn hộ nghèo”, theo mức
chuẩn hộ nghèo có thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm chỉ còn khoảng 0,24% hộ
nghèo (3.200 hộ), trước 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần VIII
đề ra. Và năm 2009 TPHCM lại công bố chuẩn hộ nghèo mới theo tiêu chí thu nhập
bình qn là dưới 12 triệu đồng/người/năm ở các quận nội thành, dưới 10 triệu
đồng/người/năm ở các huyện ngoại thành. Căn cứ theo chuẩn nghèo mới, tính đến
1

theo Cục Thống kê TPHCM, 2009
Thời báo kinh tế Sài Gòn online ngày 01/01/2009
/>2


9

tháng 03/2009 Thành phố có khoảng 172.000 hộ nghèo (13,8% tổng số hộ dân)3.
Đến giai đoạn hiện nay, Thành phố đã quyết định nâng mức chuẩn nghèo giai đoạn
2009 - 2015 lên thành 12 triệu đồng/người/năm cho toàn Thành phố (không phân
biệt nội thành hay ngoại thành). Với mức chuẩn này, Thành phố có khoảng 200.000
hộ thuộc diện nghèo4.
Nghiên cứu của SCF (1999, 2003 - thực hiện nghiên cứu tại một số quận
ngoại thành và nội thành của Thành phố) nhận định rằng, các cuộc điều tra mức
sống đều không phản ánh được đầy đủ tình trạng nghèo tại TPHCM do đã bỏ qua
những người nhập cư, người sống ở các khu đất lấn chiếm hoặc trên ghe chài... do
vậy số người nghèo thực tế cao hơn nhiều so với số liệu trong các báo cáo. Như
vậy, có thể thấy thực trạng “nghèo” vẫn luôn là một vấn đề xã hội cần được sự quan
tâm của các cơ quan, ban ngành cũng như của giới nghiên cứu... đặc biệt khi mà

tình trạng nghèo khổ ở đơ thị thường trầm trọng và khắc nghiệt hơn nông thôn, mặc
dù tỷ lệ người nghèo ở đây thấp hơn nhiều so với nông thôn (SCF, 1999).
Tuy nhiên để các hoạt động XĐGN có hiệu quả, không chỉ dừng lại xem xét
hiện tượng “nghèo” qua biểu hiện bề ngoài như trước đây mà phải tập trung vào
việc tìm ra các nguyên nhân sâu xa làm phát sinh nghèo đói. Đã có rất nhiều nghiên
cứu được thực hiện trong cả nước trên cả hai lĩnh vực lý thuyết và thực nghiệm bởi
các chuyên gia trong và ngồi nước. Các nghiên cứu về nghèo đói đã cho thấy các
hộ gia đình nghèo và gần nghèo rất dễ bị tổn thương trước các rủi ro có thể tác động
đến cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Do vậy, cần thiết phải hiểu được các rủi ro
mà hộ gia đình nghèo đang phải đối mặt cũng như phân tích các khả năng tiếp cận
và sử dụng các nguồn lực trong hoạt động đối phó với rủi ro của họ là nhu cầu thiết
yếu nhằm tìm kiếm và xây dựng chiến lược giảm nghèo bền vững cho các đối tượng
có thu nhập thấp. Nhất là tại những đơ thị lớn như TPHCM, nơi mà người nghèo
luôn phải đối mặt hàng ngày với giá lương thực tăng cao, thu nhập giảm, việc làm
khan hiếm, chi phí sinh hoạt ngày càng tăng (Ellen Wratten, 2003, tr. 41).

3

Báo Dân trí điện tử - ngày 10/4/2009
/>4
Báo Dân trí điện tử - ngày 31/3/2010
/>

10

Nhận thấy đây là một vấn đề mang tính thời sự, nhằm muốn đóng góp vào
mối quan tâm chung của toàn xã hội, tác giả luận văn đã tiến hành tìm hiểu về thực
trạng “Chiến lược quản lý rủi ro của người nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh”
thơng qua việc khảo sát một số hộ gia đình nghèo tại Phường 15, quận Gò Vấp –
TPHCM.

2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu
“Thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam là một trong những câu chuyện thành

công nhất trong phát triển kinh tế. Một thập kỷ trước, 58% dân số có mức chi tiêu
không đủ cho một cuộc sống khỏe mạnh (định nghĩa “khỏe mạnh” dựa trên mức
calo tối thiểu một ngày cộng với những nhu cầu phi lương thực cơ bản). Năm năm
sau đó, tỷ lệ dân sống dưới ngưỡng nghèo này đã giảm xuống 37%. Tỷ lệ này tiếp
tục giảm xuống còn 29% vào năm 2002. Như vậy gần 1/3 dân số, tương đương với
trên 20 triệu người đã thoát nghèo trong vịng chưa đầy 10 năm” (Trích Báo cáo
phát triển Việt Nam 2004 về Nghèo, 2003, 1). Đây rõ ràng là một tín hiệu đáng
mừng, và khích lệ đối với những cơ quan, cá nhân quan tâm đến các vấn đề xoay
quanh “nghèo đói”. Tuy nhiên có một vấn đề khiến chúng ta chưa thể an tâm, đó là
tính chất bền vững của hoạt động giảm nghèo chưa cao, biểu hiện qua hiện tượng
những người đã thoát nghèo rất dễ dàng tái nghèo trở lại chỉ vì một rủi ro đơi khi rất
nhỏ, ví dụ: rủi ro đó có thể là bão lụt, mất mùa, gia đình có người ốm, bị tai nạn,
hỏa hoạn... (Nguyễn Minh Hòa, 2007).
Trước thực tế đó, quan điểm về XĐGN được ủng hộ tại Việt Nam hiện nay
đang kêu gọi “trách nhiệm XĐGN phải được chia sẻ bởi ba nhóm chủ chốt: Nhà
nước, cộng đồng và bản thân những người nghèo. Vì một mình Nhà nước rõ ràng
không thể bao quát và giải quyết được tất cả các vấn đề. Nhà nước chỉ có thể hoạt
động như chất xúc tác để huy động các nguồn lực tại địa phương, nhưng cộng đồng
và người nghèo cũng phải chia sẻ một phần trách nhiệm đó” (WB, 1999, tr. 118).
Quan điểm trên đã nhấn mạnh tính chủ động của người dân trong việc giải quyết
tình trạng khó khăn của mình, khẳng định nỗ lực vượt nghèo của chính người nghèo
có vai trị cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, nó cũng địi hỏi phải có sự định hướng,
hỗ trợ để họ có thể chủ động đối phó với các rủi ro trong cuộc sống.



11

2.1. Tổng quan về hoạt động quản lý rủi ro
Các báo cáo phát triển về Việt Nam do các nhà tài trợ quốc tế xuất bản trong
khuôn khổ các chương trình phát triển (là kết quả của quá trình phối hợp nghiên
cứu giữa các tổ chức quốc tế (WB, ILO, UNDP, ADB...) kết hợp với các cơ quan
chức năng (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng cục thống kê, Bộ Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn...), các viện, trung tâm nghiên cứu và các cơ quan
tỉnh thành trong cả nước) đều đề cập đến nội dung quản lý rủi ro xã hội như là một
phần không thể thiếu để giúp người dân thốt khỏi đói nghèo và bảo vệ người dân
giúp họ tránh tái nghèo. Các nghiên cứu này dựa trên nguồn số liệu thống kê trên
quy mô cả nước của Tổng cục thống kê Việt Nam (cụ thể là các cuộc Điều tra mức
sống hộ gia đình, Tổng điều tra dân số và nhà ở, Điều tra biến động dân số hàng
năm...) và còn được củng cố bằng những báo cáo đánh giá nghèo đói có sự tham
gia của người dân ở các tỉnh thành trên cả nước5. Các tài liệu này tựu trung đều
gặp nhau ở những kết luận tương tự về những loại rủi ro mà người nghèo đang gặp
phải cũng như đưa ra những hướng giải quyết để giúp hộ nghèo vượt qua khó
khăn.
2.2.1. Những loại rủi ro mà người nghèo đang phải đối mặt.
Có thể thấy, mọi cá nhân, gia đình, cộng đồng đều có nguy cơ phải đối mặt
với nhiều loại rủi ro bắt nguồn từ những căn nguyên khác nhau trong cuộc sống
hàng ngày.
Tùy theo cách tiếp cận và tiêu chí phân loại mà các tác giả đưa ra những cách
phân loại để nhận diện các loại rủi ro. Trên cơ sở đó, rủi ro - nhìn chung dù do con
người hay thiên nhiên gây ra, dù dự báo được hoặc khơng dự báo được thì đều gây
ảnh hưởng ở cấp hộ gia đình (ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình) và ở cấp cộng
đồng (gây tổn thất về người và của trên diện rộng).
Sự phân loại rủi ro một cách đa dạng giúp các nhà hoạch định chính sách có
một cái nhìn tổng quan trong q trình đưa ra những chiến lược phịng ngừa và đối
phó với rủi ro trong quá trình phát triển của xã hội.


5

Báo cáo phát triển VN năm 2000 của WB, phần thông tin cơ bản lấy ra từ hai cuộc Điều tra Mức sống Dân
cư 1993 và 1998 cộng với PPA từ hơn 1000 hộ ở Lào Cai, Hà Tĩnh, Trà Vinh, Tp. HCM.


12

Theo WB (1999, 2002, 2003), rủi ro được phân loại tùy theo mức độ

(A).

và có phạm vi ảnh hưởng đến các đối tượng khác nhau: cá nhân, hộ gia đình và
cộng đồng.
- Cấp cá nhân và hộ gia đình:
Rủi ro về con người (Ốm đau, bệnh tật; Nghiện rượu, nghiện hút, cờ bạc).
Rủi ro về vật chất (Thiệt hại tài sản do mất cắp, thiên tai, thiệt hại về vật
nuôi, cây trồng).
Rủi ro về kinh tế (doanh nghiệp hộ gia đình làm ăn thất bại; Các sự kiện
của chu kỳ sống (sinh đẻ, cưới hỏi, tang ma, tách hộ, di cư đến nơi ở
mới); thất nghiệp)
- Cấp cộng đồng:
Các biến động kinh tế vĩ mơ.
Thiên tai.
Dịch bệnh.
Chiến tranh
Ulrick Beck6 thì phân loại rủi ro theo:

(B).


- Tác nhân gây ra rủi ro (do thiên tai, do con người);
- Khả năng nhận biết rủi ro (lường trước được, không thể lường trước);
- Khả năng dự báo (có thể dự báo, khơng thể dự báo);
- Vai trị chủ động của con người (khơng mong đợi, chủ động chấp
nhận).
Cịn ADB (2003) trong q trình xây dựng một khung hành động đảm

(C).

bảo xã hội cho các nước ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương triển khai thực
hiện các hoạt động chống nghèo đói, đã tổng kết được 4 loại rủi ro xã hội cơ
bản mà người nghèo sẽ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất khi họ phải đối mặt
với nó:
- Các rủi ro gặp phải trong chu trình sống (thiếu ăn, hạn chế cơ hội phát
triển cho trẻ em, bệnh tật (bao gồm bệnh tật thơng thường và bệnh
mãn tính), già yếu và chết);

6

Vũ Cao Đàm dịch tóm lược quan điểm của Ulrick Beck về “Xã hội rủi ro” đăng trên Tạp chí Xã hội học số
4/2005, tr. 102 – 106.


13

- Các rủi ro liên quan đến kinh tế (mất kế sinh nhai do mất mùa, do gia
súc bị bịch bệnh..., thất nghiệp, mất việc làm dẫn tới mất thu nhập, giá
cả các mặt hàng nhu yếu phẩm tăng cao, khủng hoảng kinh tế, lạm
phát kinh tế);

- Các rủi ro liên quan môi trường (động đất, lũ lụt, thiên tai);
- Các rủi ro liên quan đến quan hệ xã hội và quản lý xã hội ở tầm vĩ mô
(sự suy giảm của vốn xã hội hoặc địa vị xã hội, tham nhũng, sự suy
đồi đạo đức xã hội dẫn đến bạo lực, tội phạm xã hội, mất ổn định
chính trị xã hội).
2.2.2.

Các chiến lược quản lý rủi ro hỗ trợ người nghèo đương
đầu với khủng hoảng (ở quy mô quốc gia)

WB đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại các nước
đang phát triển và nhận thấy: các chính sách bảo đảm xã hội trước đây chỉ góp một
phần rất nhỏ vào việc XĐGN tại các nước này do chỉ dựa vào vai trò của Nhà nước
là chủ yếu. Vấn đề bảo đảm xã hội chỉ được giải quyết một cách phiến diện, không
xây dựng được các công cụ bảo đảm xã hội hữu hiệu mà chỉ áp dụng các công cụ
truyền thống dựa trên cơ chế hỗ trợ, trợ cấp cho các gia đình. Bên cạnh đó, một số
quốc gia chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi suông, trên thực tế, lại bỏ rơi nhiều nhóm
người thiệt thịi trong q trình phát triển (Robert Holzmann, 2003)7. Xuất phát từ
thực trạng đó, WB đã đưa ra một cách tiếp cận mới “Quản lý rủi ro xã hội” nhằm
mục đích cung cấp các cơng cụ cho xã hội để giúp người nghèo cũng như người
không nghèo có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ đối mặt với rủi ro, giảm bớt khả năng
bị tổn thương và giúp người dân thay đổi hành vi để có thể thoát nghèo (WB, 2008,
tr. 491).
Dựa trên những kết quả đã thu được nhằm xác định được nguyên nhân đói
nghèo, những khó khăn và nhu cầu của người dân trong nỗ lực thoát nghèo, WB đã
thiết lập một diện mạo chung về các loại rủi ro mà người dân thường gặp phải bên
cạnh đó là tổng quát các biện pháp họ thường sử dụng để đối phó với từng loại rủi

7


Robert Holzmann, Vụ trưởng Vụ bảo hiểm xã hội, Phó chủ tịch Ủy ban Phát triển con người, Ngân hàng
Thế giới.


14

ro có thể hình dung được, cũng như các biện pháp quản lý rủi ro liên quan đến vai
trò vĩ mơ của Nhà nước.
Nói một cách cụ thể, hoạt động xóa đói giảm nghèo lúc này cần được xem là
chiến lược đối phó với rủi ro và để hiệu quả hơn cần phải cố gắng dự báo được.
Trên cơ sở đó, cần xây dựng các biện pháp đối phó với các rủi ro sao cho hiệu quả,
cố gắng thu hẹp nó trong phạm vi kiến thức và hoạt động để có thể thực hiện được
từ các cấp: cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và quốc gia - các bộ phận này sẽ bổ trợ
cho nhau. Hoạt động vĩ mô (hoạt động của Nhà nước) lúc này sẽ bổ sung các khả
năng không thể thực hiện được của các cá nhân, hộ gia đình nghèo; cịn các hộ gia
đình nghèo thì cần nắm bắt được đầy đủ các biện pháp đối phó với các loại rủi ro
khác nhau; các hoạt động dự phòng cần thiết phải được thực hiện và hướng dẫn
người dân tìm đến các cơ quan chức năng, yêu cầu được giúp đỡ nếu một khi mức
độ đối phó với rủi ro vượt ra khỏi tầm tay.
Theo WB (1999, 2002, 2008) và Holzmann (2003), quản lý rủi ro xã hội bao
gồm trong nó các chiến lược giúp người nghèo phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro và giúp
họ đối phó với rủi ro. Các chiến lược đó có thể được tiến hành vào những thời điểm
khác nhau, cả trước và sau khi xảy ra rủi ro. Nó có thể ngăn khơng cho rủi ro xảy ra
(chiến lược phịng tránh rủi ro), hoặc nếu khơng thì cũng giúp giảm bớt tác động
của rủi ro (chiến lược giảm nhẹ rủi ro). Nếu phịng tránh và giảm thiểu rủi ro khơng
đủ hoặc khơng phù hợp, các hộ gia đình chỉ cịn cách duy nhất là đương đầu với
khủng hoảng khi nó xảy ra (chiến lược đối phó với rủi ro). Các chiến lược quản lý
rủi ro có thể áp dụng cho các đối tượng: cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng hay một
quốc gia. Tùy theo mức độ ảnh hưởng của rủi ro, văn hóa vùng miền, nguồn lực có
thể tiếp cận mà các đối tượng có những chiến lược thích hợp để đối phó khác nhau

với rủi ro.


15

Bảng 1: CÁC CƠ CHẾ QUẢN LÝ RỦI RO
Mục tiêu
Phòng chống rủi
ro





Giảm nhẹ rủi ro
Đa dạng hóa





Bảo hiểm











Nguồn: WB, 2001, tr.15
Đối phó với rủi ro

Cơ chế khơng chính thức
Cá nhân và hộ gia đình
Cơ chế Nhóm
Hoạt động phịng chống bệnh  Hoạt động tập thể xây
tật
dựng cơ sở hạ tầng, đê
Di cư
điều và đắp đất
Các nguồn thu nhập đảm bảo  Quản lý nguồn tài sản
hơn
chung

Đa dạng hóa cây trồng và đất 
canh tác

Đa dạng hóa nguồn thu nhập
Đầu tư vào cơ sở vật chất và
con người

Hôn nhân và gia đình mở rộng
Thuê đất canh tác
Xen canh gối vụ

Bán tài sản
Đi vay trả lãi

Lao động trẻ em
Giảm tiêu thụ lương thực
Di dân mùa vụ hoặc tạm thời



Cơ chế chính thức
Cơ chế Thị trường
Nhà nước
 Chính sách kinh tế vĩ mơ
vững chắc
 Chính sách mơi trường
 Chính sách giáo dục và đào
tạo
 Chính sách y tế cộng đồng
 Cơ sở hạ tầng (đập, đường
sá)
 Chính sách thị trường lao
động
Hiệp hội nghề nghiệp
 Tài khoản tiết kiệm  Khuyến nông
Hiệp hội tiết kiệm quay
tại các tổ chức tài  Tự do thương mại
vịng và tín dụng
chính
 Bảo vệ quyền tài sản
 Tài chính nhỏ
Đầu tư vào quỹ xã hội
 Trợ cấp tuổi già
 Hệ thống lương hưu

 Bảo hiểm tai nạn,  Ủy thác
tàn tật và các bảo  Bảo hiểm thất nghiệp
hiểm khác
 Bệnh tật, tàn tật và các rủi ro
khác p
Hỗ trợ từ hệ thống hỗ  Bán các tài sản tài  Trợ cấp xã hội
trợ tương hỗ
chính
 Tiền bồi dưỡng lao động
 Vay từ các tổ chức  Trợ cấp
tài chính
 Các quỹ xã hội
 Hỗ trợ bằng tiền mặt


16
Bảng2: Chiến lược và cơ chế quản lý rủi ro xã hội
Hệ thống
Chiến lược
Phịng ngừa rủi ro

Khơng chính thức




Giảm nhẹ rủi ro
Nguồn thu nhập






Bảo hiểm





Các phương thức
đảm bảo xã hội
khác
Khắc phục rủi ro











Hoạt động ít rủi ro
Di cư

Thị trường




Nhà nước




Đào tạo trong quá trình đang
làm việc
Hiểu biết về thị trường vốn
Điều kiện làm việc









Chính sách kinh tế vĩ mơ hợp lý
Đào tạo nhân lực
Chính sách việc làm
Điều kiện làm việc
Các biện pháp giảm lao động trẻ em
Bảo hiểm trong trường hợp mất khả năng lao động
Phòng chống đại dịch AIDS và các dịch bệnh
khác

Làm việc nhiều nơi
Đầu tư vào sức khỏe, yếu tố

con người và tài sản
Đầu tư vào vốn cơng ty




Đầu tư trên thị trường tài chính
Đầu tư nhỏ





Hơn nhân/gia đình
Các hệ thống bảo hiểm cộng
đồng
Việc làm có ràng buộc với chủ
sử dụng lao động
Gia đình mở rộng
Hợp đồng lao động




Nộp bảo hiểm tuổi già hàng năm
Bảo hiểm mất khả năng lao
động, tai nạn lao động và các rủi
ro khác (mất mùa...)

Quỹ hưu trí

Trợ cấp điều tiết
Bảo đảm quyền lợi của người nghèo (đặc biệt là
phụ nữ)
Hỗ trợ người nghèo vay vốn
Bảo hiểm bắt buộc (thất nghiệp, tuổi già, mất khả
năng lao động, nhân thọ, y tế...)

Bán tài sản vật chất
Vay hàng xóm
Nhận tiền từ thiện/cứu trợ của
cộng đồng
Sử dụng lao động trẻ em
Khai thác nguồn vốn con người
Di dân theo mùa/di cư tạm thời




Bán tài sản chính
Vay ngân hàng









Cứu trợ nạn nhân

Cứu trợ xã hội
Trợ cấp
Phúc lợi xã hội


17
Nguồn: Robert Holzmann, 2003, tr.61


18

Theo Lê Bạch Dương và cộng sự (2005, 23) các chiến lược quản lý rủi ro ở
cấp độ quốc gia có thể được tiếp cận dưới góc độ: (1) các biện pháp nâng cao năng
lực nhằm tăng thu nhập và khả năng đối phó với rủi ro, (2) các biện pháp phòng
ngừa nhằm trực tiếp hạn chế sự bần cùng hóa theo những phương thức cụ thể và (3)
các biện pháp bảo vệ cụ thể hơn với mục đích giúp đối tượng được bảo trợ thốt
khỏi sự bần cùng hóa. Với 3 bộ phận trên, việc lựa chọn các chính sách đối với hoạt
động XĐGN cần bao hàm những giải pháp dài hạn chứ không đơn thuần chỉ là các
biện pháp cứu trợ, ứng phó khi xảy ra rủi ro và khủng hoảng.
2.2.3.

Các chiến lược quản lý rủi ro được thực hiện ở cấp độ hộ
gia đình

Báo cáo phát triển Việt Nam 2000 (WB, 1999) đã ghi nhận được các chiến
lược đối phó với rủi ro mà hộ gia đình nghèo thực hiện: khi các hộ gặp khó khăn thì
sự giúp đỡ đầu tiên mà họ nhận được là từ gia đình, sau đó là bạn bè, hàng xóm và
cuối cùng thì mới là sự giúp đỡ của chính quyền địa phương; tuy nhiên chủ yếu thì
các hộ nghèo vẫn trơng cậy vào chính nguồn lực của bản thân mình bằng cách tự
xoay xở trong khả năng: vay tiền và lương thực, giảm chi tiêu, đi làm thuê, bán tài

sản và cuối cùng các biện pháp tuyệt vọng (bán máu, bán phụ nữ làm dâu, bán con
làm con nuôi). Người nghèo trong cuộc nghiên cứu đều cho rằng hệ thống an sinh
xã hội (y tế, giáo dục, dịch vụ nông lâm ngư nghiệp, vay vốn từ các chương trình
XĐGN) có vai trò rất nhỏ bé trong việc giúp hộ gia đình đối phó với rủi ro.
Cịn theo ILO8, ở Việt Nam các cơ chế bảo trợ xã hội vẫn chưa phát triển đầy
đủ, hầu hết những người trong nhóm dễ bị tổn thương đều bị loại khỏi các cơ chế
này. Hộ nghèo phải phụ thuộc vào các cơ chế phi chính thức ở cộng đồng như mạng
lưới gia đình hay xã hội, người cho vay nặng lãi để đối mặt với những rủi ro hàng
ngày.
Các biện pháp để ứng biến với rủi ro được các hộ lựa chọn còn tùy vào đặc
trưng của vùng, địa phương. Ví dụ: các nghiên cứu được thực hiện ở một số vùng
trên cả nước đã chỉ ra sự khác biệt trong cách thức xử trí của một hộ gia đình có
người ốm: ở các bản vùng cao, người dân chủ yếu tìm đến sự giúp đỡ của cộng
8

ILO-Việt Nam - Giới thiệu các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro cho hộ thu nhập thấp tại Việt Nam, Dự án “Mở rộng tài
chính vi mô và bảo hiểm vi mô cho lao động nữ khu vực phi chính thức” 2003-2007, tr. 8


19

đồng; ở miền xi (bao gồm các đơ thị) thì tìm đến các nguồn vay khơng chính thức
với lãi suất cao; ở các Đồng bằng Sông Cửu Long, các hộ gia đình thường buộc
phải bán đất để trang trải9.
Phản ứng của hộ gia đình với rủi ro có thể mang tính chủ động hoặc bị động
(Lê Bạch Dương và cộng sự, 2005)10.
­ Loại phản ứng bị động thường xảy ra sau khi nguy cơ xảy ra, các hộ
đầu tiên sẽ vay tiền và lương thực, tiếp theo là giảm chi tiêu, trông chờ
vào sự giúp đỡ của địa phương (Lê Bạch Dương, 2005), sử dụng lao
động trẻ em, bán tài sản, di cư và cuối cùng là các biện pháp tuyệt vọng

như bán máu, bán phụ nữ làm dâu (gả bán) và bán con làm con nuôi
(WB, 1999, 2003; ADB, 2003; Holzmann, 2003).
­ Loại phản ứng chủ động sẽ diễn ra trước khi nguy cơ xảy ra, nhờ thế sẽ
giúp hộ gia đình giảm nguy cơ hoặc nâng cao năng lực đối phó với
nguy cơ, giúp vượt qua tình trạng dễ bị tổn thương nhanh chóng. Cụ
thể là đa dạng hóa hoạt động kinh tế, tiến hành các hoạt động kinh tế ít
rủi ro, mua bảo hiểm (Lê Bạch Dương, 2005), đầu tư giáo dục, đầu tư
sức khỏe, di cư, có các biện pháp tiết kiệm, mua bảo hiểm (ADB, 2003;
Holzmann, 2003).
Nói chung, “rủi ro và quản lý rủi ro” đã được các tổ chức quốc tế quan tâm và
tài trợ nghiên cứu trên cả hai lĩnh vực lý luận và thực nghiệm. Vì phân tích về rủi ro
và khả năng dễ bị tổn thương bổ trợ cho phân tích nghèo đói bằng cách nghiên cứu
chi tiết những rủi ro mà người nghèo phải đương đầu và tìm ra những đặc trưng dân
số có nguy cơ trở thành nghèo đói trong trường hợp xảy ra cú sốc (WB, 2008, tr.
549) nên các nghiên cứu đều mang tính vĩ mơ, mang tính hoạch định chính sách là
chính, đối tượng nghiên cứu bao gồm cả người nghèo đô thị và nông thôn, trong đó
tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng hộ gia đình nơng dân nghèo, điều đó xuất
phát từ tình hình thực tế tại Việt Nam, số người nghèo là nơng dân chiếm đến 80%
(trích báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000, viii).

9

WB, 1999, tr. 104
Lê Bạch Dương và cộng sự trong cuộc nghiên cứu lớn về “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thịi ở Việt
Nam” (2005) được tiến hành tại 8 tỉnh và 3 thành phố lớn trên cả nước đã đề cập một phần (chương III) đến
vấn đề “nghèo và tính dễ bị tổn thương của người nghèo”.
10


20


Tuy nhiên theo SCF (1999) khi nghiên cứu về “Tình trạng nghèo ở TPHCM”
đã nhận thấy, mặc dù tình trạng người nghèo ở đô thị thấp hơn rất nhiều so với nơng
thơn nhưng tình trạng nghèo khổ ở đơ thị phức tạp và khắc nghiệt hơn tình trạng
nghèo khổ ở nông thôn, người nghèo đô thị thường nhận được sự giúp đỡ từ gia
đình và hỗ trợ từ cộng đồng ít hơn người nghèo ở nông thôn. Do vậy, việc tìm hiểu
về các rủi ro hoặc nguy cơ và cách thức đối phó với rủi ro mà người nghèo đơ thị
đang đối mặt là một vấn đề cần được quan tâm.
2.2. Hoạt động quản lý rủi ro của các hộ gia đình đơ thị
2.2.1. Các nghiên cứu nước ngồi
Caroline O. N. Moser (1996, 2003) với bài viết ‘Tái thẩm định các chiến lược
xóa đói giảm nghèo đơ thị’ trong cơng trình nghiên cứu của mình về các chiến lược
đương đầu với khủng hoảng của các hộ nghèo sống trong cộng đồng nghèo tại các
đô thị lớn ở những quốc gia đang phát triển, tác giả tập trung vào khả năng vượt qua
rủi ro của người nghèo. Để người nghèo vượt qua khó khăn, tác giả nhận thấy
khơng chỉ phụ thuộc vào tài sản mà họ đang sở hữu mà còn vào khả năng quản lý
tài sản của chính họ (cịn gọi là: chiến lược quản lý tài sản). Trong quá trình tổng
quan các nghiên cứu về cùng chủ đề trước đó, Caroline O. N. Moser đã tóm tắt 5
loại tài sản (không kể đến tài sản về của cải và tiền bạc tích lũy) có ý nghĩa trong
việc giúp các hộ nghèo ở đơ thị đối phó được những khủng hoảng và khó khăn cũng
như những áp lực mưu sinh bình thường:
­ Sức lao động.
­ Cơ sở hạ tầng xã hội và kinh tế.
­ Đất đai, nhà cửa.
­ Quan hệ hộ.
­ Vốn xã hội.
Tác giả đã khẳng định ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ thì người nghèo sống tại
các đơ thị có thể sử dụng các loại tài sản trên để giúp họ trong chiến lược đối phó
với rủi ro, cải thiện cuộc sống của gia đình mình.
Bobi Setiawan (2003), với ‘Chiến lược sinh tồn của người nghèo: tầm quan

trọng của “vốn xã hội”’, là kết quả dựa trên nghiên cứu về thực trạng nghèo đô thị


21

ở Indonesia đã nhấn mạnh đến kinh tế hộ gia đình11 trong đời sống đơ thị để giúp
đương đầu với rủi ro khi hộ có thể tập hợp được các nguồn thu nhập khác nhau từ
các thành viên trong hộ. Tác giả nhận thấy áp lực sẽ đè lên vai người phụ nữ khi họ
vừa phải làm thêm việc để tăng thu nhập cho hộ vừa phải dành công sức cho việc
cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu. Đặc biệt việc thiết lập mạng lưới/hiệp hội giữa
những người nghèo tạo cơ hội cho những hoạt động giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ nhau,
tăng sức mạnh cho nhau, rất có ý nghĩa trong việc giúp người nghèo đô thị gia tăng
nội lực, chống chọi với khó khăn trong q trình mưu sinh.
Diana Miltin (2003) với bài viết ‘Giải pháp cho người nghèo đơ thị: tăng thu
nhập, giảm chi phí sinh hoạt và đảm bảo quyền đại diện’ đã nhấn mạnh đến sự hỗ
trợ bên ngoài từ Nhà nước và các cơ quan, tổ chức vì người nghèo là cực kỳ cần
thiết để giúp đỡ cho người nghèo thành thị thông qua các hoạt động: hỗ trợ tín dụng
cho việc đầu tư tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, hợp thức
hóa quyền sử dụng đất, miễn giảm y tế và giáo dục, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng,
cải thiện vệ sinh môi trường...
Các nghiên cứu nước ngồi nói chung đều nhấn mạnh đến việc khơi gợi nội
lực thơng qua những tài sản có sẵn của người nghèo đơ thị trong việc giúp hộ gia
đình đối phó với rủi ro của chính họ. Nhấn mạnh đến tài sản sẵn có của người nghèo
đơ thị để nói đến những hỗ trợ bên ngồi (của Nhà nước, các tổ chức) cần tập trung
giúp đỡ các hộ nghèo sử dụng tốt được các loại tài sản này trong chiến lược sống
của mình.
2.2.2. Các nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Thu Sa – tác giả bài viết “Người nghèo ở Thành phố Hồ Chí
Minh: thử phác họa một chân dung” trên Tạp chí Xã hội học số 1(53)/1996 đã phân
tích tình trạng nghèo khổ, thực trạng sống của người nghèo trong bối cảnh đơ thị

hóa tại TPHCM. Với mẫu nghiên cứu là 747 hộ gia đình nghèo đang sinh sống tại
Quận 1, Quận Tân Bình và huyện Bình Chánh12, kết hợp giữa nghiên cứu định tính
và định lượng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những đặc trưng của người nghèo: trình
độ học vấn thấp, nghề nghiệp tạm bợ, thu nhập không ổn định, bệnh mãn tính trong
11

Theo Bobi Setiawan (2003,303), đối với người nghèo khái niệm “hộ gia đình” mang ý nghĩa là cơ cấu xã
hội cơ bản có thể xếp loại từ một cá nhân đến một đại gia đình (gia đình mở rộng).
12


×