Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Đặc trưng bút pháp trương ái linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.77 MB, 217 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LƯU PHƯƠNG

ĐẶC TRƯNG BÚT PHÁP TRƯƠNG ÁI LINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ NGÀNH: 60.22.30

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN LÊ HOA TRANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này là thành quả của những năm tháng gắn bó với văn chương của tơi
tại trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM. Để hồn thành khóa luận, ngồi nỗ
lực của bản thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ của nhiều người thân yêu.
Tôi xin gửi lời tri ân đến:
-

T.S Trần Lê Hoa Tranh, người thầy nhiệt tình, tận tâm, ln giúp đỡ tơi trong
thời gian học tập cũng như thực hiện khóa luận.

-


Thầy cơ Khoa Văn học và Ngôn ngữ (ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM)
và các trường đại học khác đã truyền dạy kiến thức bổ ích cho tơi từ bậc Đại
học đến Cao học.

-

Gia đình, người thân, bạn bè đã luôn hỗ trợ, chia sẻ, động viên tôi trên con
đường học vấn.

TP. HCM, ngày 10 tháng 01 năm 2011

Nguyễn Thị Lưu Phương

1


张爱玲
TRƯƠNG ÁI LINH
(1920 – 1995)

2


MỤC LỤC
Đề mục
Trang
Phần 1: DẪN LUẬN ..........................................................................................1
Phần 2: NỘI DUNG...........................................................................................12
CHƯƠNG MỘT
VĂN HỌC NỮ THƯỢNG HẢI HIỆN ĐẠI VÀ TRƯƠNG ÁI LINH ............12

1.1 Văn học nữ Thượng Hải hiện đại ...................................................................12
1.1.1 Đặc điểm của văn học thông tục Thượng Hải đầu thế kỷ XX ..... 13
1.1.2 Văn học nữ Thượng Hải từ thời Ngũ Tứ 1919 đến 1949 ............20
1.2 Nữ sĩ Trương Ái Linh ....................................................................................24
1.2.1 Người đi tìm hạnh phúc .............................................................24
1.2.1.1 Tuổi thơ bất hạnh ...........................................................24
1.2.1.2 Thành danh và những năm tháng xa xứ ..........................26
1.2.2 Tài nữ Thượng Hải ....................................................................28
1.2.2.1 Sự nghiệp ......................................................................28
1.2.2.2 Quan điểm nghệ thuật..................................................... 32
CHƯƠNG HAI
PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ TRONG TÁC PHẨM TRƯƠNG ÁI LINH ..........39
2.1 Vấn đề trần thuật của “người kể truyền kỳ” ...................................................40
2.1.1 Kể theo ngơi thứ ba, điểm nhìn tồn năng ..................................42
2.1.2 Kể theo ngơi thứ ba, điểm nhìn của nhân vật .............................45
2.1.3 Kể theo ngơi thứ nhất, điểm nhìn người ngồi cuộc ...................47
2.2 Lồng ghép không gian và thời gian ................................................................ 51
2.2.1 Không gian động và tĩnh ............................................................51
2.2.2 Thời gian tĩnh tại và ngưng trệ ...................................................57
2.3 Kết cấu cốt truyện..........................................................................................59
2.3.1 Phản cao trào .............................................................................59
2.3.2 Kết cấu tâm lý ............................................................................63
2.3.3 Vận dụng thủ pháp điện ảnh....................................................... 64
2.4 Giọng điệu trần thuật ..................................................................................... 70
2.4.1 Tục và nhã .................................................................................70
2.4.2 Châm biếm ................................................................................ 72
2.4.3 Hịa trộn ngơn ngữ ..................................................................... 73
CHƯƠNG BA
THẾ GIỚI NHÂN VẬT ....................................................................................79
3.1 Muôn mặt thị dân trung lưu ...........................................................................80

3.1.1 Phụ nữ trung lưu thành thị..........................................................83
3.1.2 Thiếu gia thời Dân quốc.............................................................95

3


3.1.3 Người nước ngoài và con lai ......................................................98
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật ....................................................................... 101
3.2.1 Ngôn ngữ của trang phục ...........................................................101
3.2.2 Khắc họa tâm lý ......................................................................... 105
3.2.3 Lặp lại........................................................................................110
3.3 Biểu tượng ..................................................................................................... 112
3.3.1 Ánh trăng...................................................................................113
3.3.2 Gương soi ..................................................................................115
3.3.3 Mạt chược..................................................................................117
3.3.4 Biểu tượng khác......................................................................... 118
CHƯƠNG BỐN
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN TÁC PHẨM TRƯƠNG ÁI LINH............................... 121
4.1 “Trương phái” và những tác giả tiêu biểu ......................................................121
4.1.1 “Trương phái”............................................................................122
4.1.2 Những tác giả “Trương phái” tiêu biểu....................................... 124
4.2 Mối lương duyên với những loại hình nghệ thuật khác ..................................135
4.2.1 Điện ảnh ....................................................................................136
4.2.2 Sân khấu ....................................................................................145
Phần 3: KẾT LUẬN ..........................................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................150
PHỤ LỤC............................................................................................................159

4



XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

5


DẪN LUẬN
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ năm 1980 đến nay, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa nữ quyền (feminism),

văn học nữ trên thế giới có nhiều bước tiến mạnh mẽ. Các nhà văn nữ từ Tây sang
Đông đã xây dựng cho mình những vị trí vững chắc trên văn đàn. Trong những năm
1990, ở Trung Quốc, những cô gái trẻ như Vệ Tuệ, Miên Miên, An Ni Bảo Bối đã
tạo nên trào lưu “mỹ nữ viết văn” hay “văn học linglei”. Tác phẩm của những cô gái
trẻ thành thị xinh đẹp luôn ẩn chứa sự nổi loạn và u uẩn. Họ muốn bứt phá những
rào cản xưa cũ để khẳng định “cái tôi” nhưng lại đi lạc trong tận cùng nỗi đau của
mình. Sức nóng của phát pháo “văn học linglei” đã làm chấn động văn đàn Trung
Quốc với hàng loạt tác phẩm gây sốc từ nội dung đến ngôn ngữ. Tuy vậy, nếu lần
tìm ngọn nguồn sâu xa thì sự “nổi loạn” của những người đẹp văn chương ấy khơng
phải là bộc phát. Đó là q trình phát hỏa của động cơ đã được nén năng lượng
trong một thế kỷ. Nguồn năng lượng ấy bắt đầu tích tụ từ những nhà văn nữ của
phong trào Ngũ Tứ 1919. Những người phụ nữ thời kỳ này như Băng Tâm, Phùng
Nguyên Qn, Lư Ẩn, Tơ Thanh…đã tạo nên khơng khí văn học nữ lưu mạnh mẽ
trong giai đoạn 1919 – 1949 ở Thượng Hải nói riêng và Trung Quốc nói chung.
Cách đây hơn mười năm, khi đọc những tác phẩm của tác giả nữ “văn học
linglei” hay văn học mạng, thường là những câu chuyện về tình yêu, giới trẻ, thành
thị… chúng tôi thấy họ hay nhắc đến nhà văn Trương Ái Linh. Tuy vậy, thông tin
về tác giả này trong nhiều cuốn sách lịch sử văn học Trung Quốc rất ít, hoặc thậm

chí không được nhắc đến.
Năm 2007, tác phẩm điện ảnh Sắc,Giới của đạo diễn Lý An giúp hâm nóng
tình u của cơng chúng với tác phẩm Trương Ái Linh. Nhưng bộ phim đã thể hiện
câu chuyện theo một chiều hướng khác, khiến nhiều người hiểu sai rằng tác giả này
chỉ chú trọng đến tính dục. Thực tế là tác phẩm của Trương Ái Linh không phải như
vậy. Ở giai đoạn 1942 – 1944, bà là một trong những tác giả nữ Thượng Hải có sách
bán chạy nhất, góp phần tạo nên một dịng văn học đơ thị với những tiến bộ trong tư
1


tưởng và phong cách văn chương. Sau này, những tác phẩm của bà mang đậm hơi
thở thời đại mới ở đô thị lớn, ảnh hưởng nhiều đến nhiều thế hệ nhà văn Trung
Quốc nối tiếp, tạo nên một trào lưu mang tên “Trương phái” (theo phong cách của
Trương Ái Linh) ảnh hưởng đến khá nhiều tác giả nữ thuộc dòng văn học đô thị sau
này như Vương An Ức, Vệ Tuệ… Thế nhưng, vì nhiều lý do khách quan và chủ
quan, Trương Ái Linh đã có lúc bị quên lãng một thời gian dài.
Từ những năm 1960 bà từng được nhắc lại ở Đài Loan, Hồng Kông. Dù vậy,
ở Đại Lục, nhiều nhà nghiên cứu vẫn chỉ xem bà là tác giả chuyên viết truyện diễm
tình. Chỉ đến khi cơn sốt Sắc, Giới gây nhiều tranh cãi thì người ta mới tìm hiểu
Trương Ái Linh nghiêm túc hơn. Sau nhiều thăng trầm, hiện nay Trương Ái Linh lại
trở thành một trong những tác giả được nghiên cứu rộng rãi ở Trung Quốc. Số
lượng tác phẩm tái bản và cơng trình nghiên cứu tăng đột biến, tạo thành một trào
lưu mạnh mẽ trong nhiều trường học và các viện nghiên cứu.
Còn ở Việt Nam, Trương Ái Linh chưa được biết đến nhiều. Tác phẩm của
bà được dịch ra tiếng Việt cũng như các cơng trình nghiên cứu khá ít ỏi.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Đặc trưng bút pháp Trương Ái
Linh cho luận văn của mình. Thiết nghĩ, một cơng trình nghiên cứu về nữ sĩ
Thượng Hải, dù chỉ ở mức cơ bản nhất, cũng cần thiết để những người yêu văn
chương biết thêm về một tài năng nhiều truân chuyên.


2.

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trước hết, chúng tơi điểm qua về tình hình tác phẩm của Trương Ái Linh đã

được dịch ra tiếng Việt.
Truyện Khuynh thành chi luyến xuất hiện trong Rèn kiếm – Truyện ngắn
Trung Quốc chọn lọc (NXB Hội Nhà văn). Ở đây dịch giả Xuân Tuấn đã dịch tên
Trương Ái Linh là Trương Ái Lệnh. Năm 2008, dịch giả Phan Thu Vân ra mắt tập
truyện Sắc, Giới (NXB Trẻ) là tập truyện Võng nhiên ký (Ghi chép vấn vương) của
Trương Ái Linh, có năm truyện ngắn Sắc, Giới, Phận hoa thường, Vui hội ngộ, Hận

2


đầy vơi, Bó hoa gặp mặt của Ân Bảo Liễm và tản văn Võng nhiên ký. Trên một số
trang web của cộng đồng văn học hải ngoại, chúng tơi tìm thấy bản dịch truyện Sắc,
Giới, Tình yêu thời chinh chiến (Khuynh thành chi luyến), Hoa hồng trắng, hoa
hồng đỏ của Lan Huệ chuyển ngữ từ bản tiếng Anh của Karen S. Kingsbury, Julia
Lowell [53 – 55].
Các tác phẩm của Trương Ái Linh chưa được dịch thuật nhiều ở Việt Nam
nên việc nghiên cứu càng hạn chế. Rải rác ở một số tác phẩm nghiên cứu văn học
nói chung có đề cập sơ nét về nhà văn cũng như tác phẩm của bà.
Nguyễn Hiến Lê trong tập Văn học Trung Quốc hiện đại 1898 - 1960 [9, tr.
172 – 189] giới thiệu sơ nét về cuộc đời và các tác phẩm của Trương Ái Linh.
Trong đó, ơng Nguyễn Hiến Lê xếp Trương Ái Linh vào danh sách các nhà văn
ngoài Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng bà là “một nữ sĩ ở Hương Cảng viết bằng
Hoa văn và nghệ thuật khá cao” [9, tr. 172]. Nguyễn Hiến Lê đã nhầm lẫn đơi chút
khi cho rằng Trương Ái Linh là người ít học, được mẹ dạy thêm về văn học phương

Tây. Sự thật là nữ sĩ họ Trương được đào tạo bài bản tại những ngôi trường danh
tiếng. Trong phần nhận xét nội dung và phong cách văn chương của Trương Ái
Linh, nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê chọn hai truyện ngắn Kim tỏa ký và Mạt lỵ
hương phiến (Trà hoa nhài) trong tập truyện Truyền kỳ để phê bình. Ơng đánh giá
cao khả năng “dung hòa kỹ thuật Trung (về lối viết) và Tây (về phân tích tâm lý)”
[9, tr.175]. Qua nhân vật Thất Xảo và Nhiếp Trùng Khánh, tác giả đã bộc lộ những
nét tinh tế trong văn phong cũng như nỗi ốn thán gia đình phong kiến Trung Hoa
giàu có nhưng suy đồi đạo đức. Nguyễn Hiến Lê cũng bàn về hai truyện Trương Ái
Linh viết trong thời gian định cư ở Hương Cảng. Theo ơng, bà đã nhìn nhận thời
cuộc với cái nhìn khách quan, viết truyện từ những điều tai nghe mắt thấy. Hai
truyện Ương ca (Khúc hát gieo lúa), Xích địa đích luyến (Ái tình ở khu vực đỏ)
cũng nhận được những đánh giá khách quan của Nguyễn Hiến Lê. Đây là hai truyện
Trương Ái Linh viết trong thời gian ở Hương Cảng, xoay quanh các cán bộ cộng
sản. Rời khỏi không gian và đề tài quen thuộc, ngịi bút của bà khơng cịn tính

3


khách quan như trước, bế tắc và thiển cận về chính trị. Cũng dễ hiểu vì sao những
tác phẩm sáng tác của bà trong giai đoạn này không được đánh giá cao.
Trương Ái Linh cũng được nhắc đến trong cuốn sách Văn xuôi nữ Trung
Quốc cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI (NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh) của tác giả Trần Lê Hoa Tranh [17, tr.186 – 189]. Cơng trình đã mang đến
cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn với những hiện tượng văn học nữ Trung Quốc
khởi nguồn từ phong trào Ngũ Tứ 1919 đến hiện nay. Ngoài những phần lý luận
hữu ích về lý thuyết văn học nữ quyền, cuốn sách cịn cung cấp nhiều thơng tin về
các tác giả văn học nữ hiện đại và đương đại của Trung Quốc, nhất là các tác giả
dòng “văn học linglei” gây chú ý thời gian qua nhưng chưa được nghiên cứu một
cách hệ thống, toàn diện. Phần viết về Trương Ái Linh tuy ngắn nhưng nêu khá đầy
đủ về cuộc đời, tác phẩm nổi bật cũng như phong cách văn chương của nhà văn.

Tác giả cũng có nhận định chính xác khi đánh giá hiện tượng nghiên cứu Trương Ái
Linh “Không phải đợi đến khi bộ phim Sắc, Giới của đạo diễn Lý An ra đời, người
ta mới đổ xơ tìm đọc Trương Ái Linh thì tên tuổi nhà văn này mới được biết đến”.
[17, tr.188]. Có lẽ tác giả căn cứ vào những tài liệu bằng tiếng Anh xem Trương Ái
Linh là nhà văn Hồng Kông hoặc Đài Loan, nên trong cuốn sách này nhà văn họ
Trương được xếp vào phần Các nhà văn nữ Trung Quốc hải ngoại.
Một tài liệu có giá trị khác về Trương Ái Linh của các nhà nghiên cứu Trung
Quốc được dịch ra tiếng Việt Văn học hiện đại Trung Quốc nhìn từ Thượng Hải.
Nhóm tác giả (do Vương Văn Anh chủ biên) đã hệ thống lại tiến trình của văn học
đơ thị Trung Quốc, trong đó Thượng Hải là địa phương có tính đại diện cao. Trong
lịch sử văn học Trung Quốc từ thuở sơ khai đến thế kỉ XX, văn học thông tục luôn
giữ vị trí khiêm tốn với văn học chính thống. Bởi vì các vương triều phong kiến
khơng xem trọng loại văn học bình dân dành cho người dân lao động. Văn học
thông tục bắt đầu từ những câu chuyện kể dân gian, đi dần vào trang sách với tên
gọi mang hàm ý mỉa mai là “tiểu thuyết” (⼩说, những câu chuyện nhỏ) do nội
dung chủ yếu là tình yêu nam nữ, sinh hoạt đời thường. Đến thế XX, kinh tế
Thượng Hải phát triển hình thành tầng lớp thị dân với nhu cầu giải trí mới. Cơng

4


trình Văn học hiện đại Trung Quốc nhìn từ Thượng Hải đã chia văn học thông tục
thế kỷ XX thành ba thời kỳ gồm các trào lưu, tác giả tiêu biểu: thập niên 20 (1917 –
1927), thập niên 30 (1928 – 1937), thập niên 40 (1937 – 1949). Nhóm tác giả đặc
biệt đánh giá cao những đóng góp của Trương Ái Linh về mặt nội dung và nghệ
thuật cho nền văn học thông tục “Cho nên một trong những thành tựu nghệ thuật
viết tiểu thuyết của Trương Ái Linh, đúng như có người từng nghiên cứu đã nói,
chính là “sự điều hịa hai thứ lại một cách thành cơng – tình điệu khác nhau giữa
tiểu thuyết cũ của Trung Quốc và tiểu thuyết hiện đại phương Tây. Trong sự hòa
hợp giữa hai yếu tố chừng như “xung khắc” đó, lại tìm được “làn điệu” của riêng

mình” [1,tr.577]. Cuốn sách này là tài liệu bổ ích giúp độc giả có được cái nhìn tổng
thể về văn học hiện đại, đặc biệt là văn học thông tục Trung Quốc thế kỷ XX.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
* Trung Quốc : Các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Hồng Kông lẫn Đài Loan
đều đạt nhiều thành tựu trong quá trình hơn sáu mươi năm tìm hiểu nội dung tác
phẩm và phong cách viết của nhà văn Trương Ái Linh.
Lịch sử nghiên cứu Trương Ái Linh của giới phê bình Hoa ngữ được chia
thành nhiều giai đoạn. Ngay từ khi mới ra mắt, khoảng năm 1943 - 1944, tác phẩm
Trương Ái Linh đã nhận được sự quan tâm của các tầng lớp trí thức, đặc biệt ở
Thượng Hải như Phó Lơi, Hồ Lan Thành, Đàm Chính Bích. Người mở màn đầu tiên
chính là Phó Lơi 博雷. Ơng là một dịch giả, thường ngày chỉ chun tâm vào việc
dịch thuật, rất ít phê bình văn học. Vậy mà trong bài báo đăng trên tạp chí Vạn
Tượng tháng 5 năm 1944, Phó Lơi bày tỏ quan điểm của mình trong bài Luận
truyện của Trương Ái Linh với bút danh Tấn Vũ, “dưới con mắt nghệ thuật và
thưởng thức thẩm mỹ chính thống phát hiện những giá trị đặc biệt của Trương Ái
Linh”. Trước hết ông nhận xét văn học mới từ thời Ngũ Tứ về cả kỹ thuật viết và
nội dung. Sau đó Phó Lơi bình luận nội dung, nhân vật, chủ đề và phương pháp
sáng tác của Trương Ái Linh trong một số truyện tiêu biểu như Kim tỏa ký, Khuynh
thành chi luyến, Liên hoàn sáo. Ông đánh giá cao tư tưởng và văn phong truyện
Kim tỏa ký nhưng cũng có những nhận định ngay gắt. Bài viết Luận Trương Ái Linh

5


đích tiểu thuyết (Luận truyện Trương Ái Linh) được nữ sĩ đặc biệt quan tâm. Khơng
lâu sau đó bà đã viết tản văn Tự kỷ đích văn chương (Văn chương của mình) để
phản bác lại những ý kiến nhận xét của Phó Lơi, tạo nên cuộc tranh luận văn
chương sơi nổi giữa hai chiều. Trong đó lần đầu tiên bà tự tổng kết ba vấn đề
“tương phản lệch” 1 , “nhân vật không triệt để”2 , “chủ đề không rõ ràng”3 trong tác
phẩm của mình. Nhờ Phó Lơi, Trương Ái Linh viết khá nhiều tản văn thể hiện quan

điểm sáng tác văn chương, góp phần lớn cho các cơng trình nghiên cứu tác phẩm
của bà sau này. Tiếp đó, nhà văn Hồ Lan Thành viết bài Luận Trương Ái Linh với
nhiều ý kiến tâng bốc nữ văn sĩ một cách chủ quan. Ví dụ ơng so sánh tác phẩm của
bà với Lỗ Tấn. Ông Hồ nhấn mạnh thân thế quý tộc và tính cách đặc biệt của
Trương Ái Linh nhiều hơn là nhận định đúng đắn về tác phẩm. Nhà nghiên cứu
Đàm Chính Bích lại đặt Trương Ái Linh bên cạnh nữ văn sĩ cùng thời Tô Thanh
trong bài viết Luận Tô Thanh dữ Trương Ái Linh (Luận Tô Thanh và Trương Ái
Linh). Hai tác gia nữ này có nhiều đóng góp cho dịng văn học nữ Trung Quốc xuất
phát từ thời Ngũ Tứ. Ông Đàm đánh giá cao những ý nghĩa nội hàm sâu sắc trong
tác phẩm Trương Ái Linh.
Giai đoạn sau 1949, vì nhiều lý do, sách của Trương Ái Linh có một thời
gian bị cấm xuất bản ở Trung Quốc. Đến đầu những năm 1980, tác phẩm của bà
mới xuất hiện trở lại. Bài nghiên cứu đánh dấu sự quan tâm của học giả thời bấy giờ
với nữ sĩ là bài viết Trương Ái Linh truyền kỳ đăng trên tờ Văn hối nguyệt san
tháng 11 năm 1981. Nhưng nội dung bài khơng chú trọng nhiều đến bình luận nội
dung, nghệ thuật tác phẩm nên không được chú ý. Đến năm 1984, trong cuốn Trung
Quốc tân văn học giản sử của Hồng Tu biên soạn thì Trương Ái Linh mới chính
thức được ghi nhận trong các sách văn học sử Trung Quốc. Trong đó có những cơng
trình đã được in thành sách có giá trị cao như:
1

Lưu Dũng 刘勇, Trần Tiệp 陈婕, Thương lương tả tựu đích hoa mỹ:

参差的对照, phiên âm Hán Việt là “sâm si đích đối chiếu”

2

不彻底的⼈物, phiên âm Hán Việt “bất triệt để đích nhân vật”

3


主题欠分明, phiên âm Hán Việt “chủ đề khiếm phân minh”

6


tẩu cận Trương Ái Linh đích “Truyền kỳ” (苍凉写就的华美:⾛进张爱玲的
《传奇》, Vẻ đẹp của cách miêu tả tang thương, lạnh lẽo: tiếp cận với Truyền kỳ
của Trương Ái Linh), Bắc Kinh Sư phạm đại học xuất bản xã. Cuốn sách tóm tắt
nội dung chính của các truyện ngắn trong tập truyện Truyền kỳ cùng những đoạn
trích đặc sắc.
-

Hồ Đình Đình 胡亭亭, Trương Ái Linh đích thế giới (张爱玲的世界,

Thế giới của Trương Ái Linh), Triết Giang Nhân dân xuất bản xã, Hàng Châu,
2006. Cuốn sách phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm
Trương Ái Linh với nhiều phát hiện thú vị như hệ thống biểu tượng, phong cách
viết đa dạng…
-

Lưu Chú 刘澍, Vương Cương王纲, Trương Ái Linh đích quang ảnh

khơng gian (张爱玲的光影空间, Khơng gian điện ảnh tươi sáng của Trương Ái
Linh), Thế giới trí thức xuất bản xã, 2008. Cuốn sách giới thiệu sự nghiệp phê bình
điện ảnh cũng như những kịch bản điện ảnh đặc sắc của Trương Ái Linh. Đồng thời
hai tác giả cũng tóm tắt đầy đủ những bộ phim điện ảnh, truyền hình, kịch sân khấu
liên quan đến Trương Ái Linh.
Rải rác ở nhiều cơng trình nghiên cứu văn chương nữ giai đoạn Dân Quốc,
phong trào Ngũ Tứ…cũng đề cập đến đặc trưng văn phong và những cách tân trong

kỹ thuật viết văn của Trương Ái Linh.
Ngồi ra cịn một số cơng trình nghiên cứu giá trị khác chúng tôi đã liệt kê
trong phần thư mục tài liệu tham khảo. Nhưng đó mới chỉ là một phần nhỏ bé của
kho tàng tác phẩm và nghiên cứu tác phẩm Trương Ái Linh. Bởi vì hiện nay mỗi
năm ở Trung Quốc có rất nhiều tiểu luận, luận văn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ nghiên
cứu về Trương Ái Linh phong phú, đa dạng.

* Ngoài Trung Quốc
Cách quãng một thời gian vì nhiều lý do, tác phẩm Trương Ái Linh mới nhận
được sự quan tâm của giới phê bình ở nước ngồi, chủ yếu là Mỹ trong khoảng
những năm 1960 – 1980. Năm 1961, trong cuốn sách Lịch sử tiểu thuyết hiện đại
7


Trung Quốc (A History of Modern Chinese Fiction, 《现代中国小说史》) bằng
tiếng Anh của nhà nghiên cứu Hạ Chí Thanh (夏志清, cịn được biết đến với tên
phiên âm Hsia Chih-tsing) do đại học Yale (Mỹ) xuất bản, lần đầu tiên Trương Ái
Linh được viết tên trong một cuốn văn học sử. Phần viết về bà trong bản tiếng
Trung dài đến bốn mươi mốt trang, hơn cả phần viết về nhà văn nổi tiếng Lỗ Tấn
nên đã gây ra cuộc tranh luận giữa nhiều nhà nghiên cứu. Hạ Chí Thanh cho rằng
“Trương Ái Linh là tác giả kiệt xuất quan trọng của văn chương Trung Quốc đương
đại. Nếu xét về truyện ngắn, thành tựu của bà có thể so sánh với những tác gia nữ
Anh, Mỹ như Katherine Mansfiled, Katherine Anne Porter, Eudora Welty, Carson
McCullers…Thậm chí có một vài điểm bà cịn vượt trội hơn” [47, tr.4]. Cuốn sách
Lịch sử tiểu thuyết hiện đại Trung Quốc của Hạ Chí Thanh là tác phẩm khai mở cho
quá trình nghiên cứu văn học Trung Quốc hiện đại ở Mỹ nói riêng và phương Tây
nói chung. Đây là tài liệu tham khảo bắt buộc và giáo trình chính về văn học Trung
Quốc hiện đại tại hầu hết những đại học của Mỹ. Do đó, Trương Ái Linh cũng trở
thành một trong những tác giả văn học Trung Quốc hiện đại đầu tiên được các nhà
nghiên cứu phương Tây quan tâm. Từ năm 1972, nhiều nghiên cứu sinh đã chọn

Trương Ái Linh và tác phẩm của bà làm đề tài nghiên cứu. Các tạp chí chuyên
ngành văn học ở Mỹ cũng xuất hiện nhiều ý kiến tranh luận về lý luận văn học hiện
đại. Hà Hạnh Phong trong bài Vấn đề nghiên cứu Trương Ái Linh ở Bắc Mỹ, đăng
trên tạo chí Văn học Hoa văn kỳ 1 năm 2002, tr. 26 đã nhận xét: “Ở Bắc Mỹ,
Trương Ái Linh là mẫu mực nghệ thuật và giữ vai trò “cửa sổ” Trung Quốc bước
vào diễn đàn nghiên cứu văn học, đồng thời cũng gợi ra các thức suy luận khác
nhau mới. Hạ Chí Thanh đưa Trương Ái Linh lên vị trí khá cao trong văn học sử,
tạo tiền đề cho các nhà nghiên cứu sau này.
Trung tâm nghiên cứu văn học Trung Quốc hiện đại nói chung và Trương Ái
Linh nói riêng ở Hồng Kơng, Đài Loan, và các nhà nghiên cứu đa phần là Hoa kiều.
Có thể kể đến một số tên tuổi nổi bật như Đường Văn Tiêu, Thủy Tinh, Chu Hải
Linh, Lâm Dĩ Lượng, Lâm Hạnh Khiêm, Châu Phấn Linh, Trương Kiện, Cao Toàn

8


Chi...Năm 1970 ở Đài Loan nổ ra cuộc tranh luận về “văn học nơng thơn” và “phái
hiện đại”, trong đó Trương Ái Linh vơ tình ở thành tâm điểm của cuộc tranh luận.
Những nghiên cứu về tác giả Eileen Chang (tên tiếng Anh của Trương
Ái Linh) của các nhà nghiên cứu nước ngoài phần nhiều tập trung vào truyện ngắn
Sắc, Giới và bộ phim cùng tên của đạo diễn Lý An vì bộ phim này quá nổi tiếng
năm 2007.

3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Gia tài văn học của Trương Ái Linh đa dạng thể loại như tiểu thuyết, truyện

ngắn, tản văn, nghiên cứu, dịch thuật, kịch bản sân khấu, điện ảnh.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những tác

phẩm đặc trưng cho phong cách viết của Trương Ái Linh ra mắt trong thời kì hồng
kim của cây bút nữ Thượng Hải này, gồm hai mươi bốn (24) truyện ngắn, gồm các
truyện ngắn trong tập truyện Truyền kỳ (Trầm hương tiết: đệ nhất lư hương, Trầm
hương tiết: đệ nhị lư hương, Mạt lị hương phiến, Tâm kinh, Hoa điêu, Niên khinh
đích thời hậu, Khuynh thành chi luyến, Kim tỏa ký, Phong tỏa, Lưu ly ngõa, Hồng
mai quế dữ bạch mai quế, Lưu tình, Hồng loan hy, Quế hoa chưng – A Tiểu bi thu,
Đẳng), tập truyện Võng nhiên ký (Ân Bảo Liễm tống hoa lầu hội*, Sắc, Giới*, Đa
thiểu hận*, Tương kiến hoan*, Ngũ Tứ di truyện, Phù hoa lãng nhị*), một số truyện
ngắn lẻ (Bất hạnh đích tha, Bá vương biệt cơ, Sáng thế kỷ); bốn (4) tiểu thuyết (Bán
sinh duyên, Oán nữ, Tiểu ngải, Liên hồn sáo).
Ngồi ra, chúng tơi cũng tham khảo các tản văn, bài báo, hình ảnh, thư
từ…của nhà văn trong quá trình nghiên cứu để hiểu rõ hơn về quan niệm nghệ thuật
của tác giả.

Trong đó:
+ Những truyện đánh dấu sao (*): tư liệu bằng tiếng Việt, trích trong tập
truyện Sắc, Giới (NXB Trẻ, 2008) của dịch giả Phan Thu Vân.

9


+ Những tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, bài báo…không đánh dấu sao:
chúng tôi đọc từ nguyên bản tiếng Trung, tự dịch một số đoạn dùng làm dẫn chứng.
4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp tiểu sử:
Tác phẩm của Trương Ái Linh có nhiều chi tiết lấy từ cuộc đời thật của tác

giả và những người xung quanh. Bối cảnh xã hội thời loạn lạc, cuộc đấu tranh nữ

quyền, bất hạnh gia đình riêng…là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý và
sáng tác của nhà văn. Vì thế, tiếp cận Trương Ái Linh từ góc độ cuộc sống và
những mối quan hệ riêng tư giúp chúng tôi hiểu hơn về ý nghĩa tác phẩm của bà.
4.2 Phương pháp văn hóa học:
Trương Ái Linh thích dùng biểu tượng khi viết văn. Mỗi biểu tượng đều ẩn
chứa một ý nghĩa riêng trong văn hóa học. Do vậy, chúng tơi đã sử dụng phương
pháp văn hóa học khi tìm hiểu hệ thống biểu tượng trong tác phẩm Trương Ái Linh.
4.3 Phương pháp so sánh:
Chúng tôi so sánh những đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong bút pháp của
Trương Ái Linh với tác phẩm của những tác giả khác để thấy sự tương đồng và dị
biệt. Bên cạnh đó chúng tơi cịn sử dụng phương pháp so sánh liên ngành giữa văn
học và sân khấu, văn học và điện ảnh để thấy được quá trình tiếp nhận tác phẩm của
Trương Ái Linh trong những lĩnh vực nghệ thuật khác.
* Sử dụng các thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp.

5.

BỐ CỤC KHĨA LUẬN

CHƯƠNG 1: VĂN HỌC NỮ THƯỢNG HẢI HIỆN ĐẠI VÀ TRƯƠNG ÁI LINH
1.1 Văn học nữ Thượng Hải hiện đại
1.2 Nữ sĩ Trương Ái Linh
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ TRONG TÁC PHẨM TRƯƠNG ÁI LINH
2.1 Vấn đề trần thuật của “người kể truyền kỳ”
2.2 Lồng ghép không gian và thời gian
2.3 Kết cấu cốt truyện

10



2.4 Giọng điệu trần thuật
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT
3.1 Muôn mặt thị dân trung lưu
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.3 Biểu tượng
CHƯƠNG 4: VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN TÁC PHẨM TRƯƠNG ÁI LINH
4.1 “Trương phái” và những tác giả tiêu biểu
4.2 Mối lương duyên với những loại hình nghệ thuật khác
6.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Trương Ái Linh là một trong những nhà văn góp phần cho sự phát triển của

văn học Trung Quốc giai đoạn đầu thế kỉ XX, phong cách văn chương của bà ảnh
hưởng đến nhiều nhà văn thế hệ sau nhưng vì một số lý do khách quan tác giả này
chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam. Luận văn sẽ góp phần giúp độc giả ở Việt
Nam biết thêm một số tác phẩm mới, hiểu thêm bối cảnh cuộc sống, con người của
xã hội đô thị Thượng Hải, Hồng Kông. Đồng thời hiểu hơn về bút pháp đặc trưng
của Trương Ái Linh khiến nhiều thế hệ người đọc Trung Quốc say mê.
Trong phần phụ lục, chúng tơi tóm tắt niên biểu cuộc đời và sự nghiệp nhà
văn Trương Ái Linh, bản dịch truyện ngắn Sắc, Giới và tóm tắt nội dung một số
truyện ngắn tiêu biểu.

NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT

VĂN HỌC NỮ THƯỢNG HẢI HIỆN ĐẠI
VÀ TRƯƠNG ÁI LINH

11



Những biến chuyển chính trị, kinh tế đã biến vùng đất hoang sơ Thượng Hải
thành trung tâm kinh tế, văn hóa của đất nước Trung Hoa trong những năm 1930 –
1940. Trong q trình tiếp thu luồng gió mới từ phương Tây, cuộc cách mạng tư
tưởng bắt đầu từ phong trào Ngũ Tứ đã tác động mạnh mẽ đến văn học. Lớp thị dân
mới hình thành đặc biệt ưa chuộng văn học thông tục nên thể loại văn học này ngày
càng phát triển, có nhiều cách tân đáng kể về nội dung lẫn nghệ thuật. Lực lượng
sáng tác của văn học thơng tục Thượng Hải cũng có sự chuyển biến. Các nhà văn
nữ bắt đầu góp tiếng nói mạnh mẽ trên văn đàn. Phụ nữ ở thành phố được đi học,
thậm chí du học, tiếp cận văn minh phương Tây như đàn ông. Không chỉ tự quyết
định cuộc sống của mình, họ cịn cầm bút viết nên tâm sự của những người cùng
giới để cổ vũ cho cuộc đấu tranh bình đẳng giới cịn q xa lạ với xã hội Trung
Quốc.

1.1 Văn học nữ Thượng Hải hiện đại
Những thành tựu của văn học thơng tục Thượng Hải nói chung và văn học
nữ Thượng Hải nói riêng đầu thế kỷ XX ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhà văn Trương
Ái Linh. Chính những điều kiện lịch sử thuận lợi đã là điểm tựa vững chắc cho bà
phát huy năng lực, trí tuệ của mình. Do vậy, trước khi tìm hiểu Trương Ái Linh,
chúng ta cần điểm qua vài nét về cái nôi ni lớn tài năng nữ sĩ, đó là văn học thông
tục Thượng Hải và văn học nữ Thượng Hải hiện đại.
1.1.1. Đặc điểm của văn học thông tục Thượng Hải đầu thế
kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX, hai cuộc Chiến tranh Nha phiến kéo dài từ 1840 đến 1860
đẩy Trung Quốc đứng trước nguy cơ mất nước. Cường quốc hùng mạnh nhất ở châu
Á hoàn toàn thất thế trước các loại vũ khí tối tân của các nước phương Tây. Các tàu
gỗ, cung tên sắt của qn lính nhà Thanh khơng phải là đối thủ của tàu chiến bọc
thép, súng ống của Hải quân Hoàng gia Anh. Trước ưu thế vượt trội về vũ khí hiện
đại và khoa học quân sự, triều đình Mãn Thanh suy yếu đã phải đặt bút ký các hiệp

ước bất bình đẳng, mở cửa nhiều hải cảng thơng thương với nước ngồi, bán đảo

12


Hồng Kông cho nước Anh. Quốc gia rộng lớn bỗng chốc bị chia năm xẻ bảy, trở
thành miếng mồi ngon cho các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Nga… xâu xé. Hàng
loạt cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Hoa đã nổ ra, từ khởi nghĩa Thái Bình
Thiên Quốc (1850 – 1864), Nghĩa Hịa Đồn (1899 – 1901) và cuối cùng là Cách
mạng Tân Hợi (1911) dẫn đến sự tan rã của chế độ phong kiến tồn tại từ năm 211
trước Công Nguyên, thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc do Tơn Trung Sơn đứng
đầu. Tuy nhiên chính phủ mới còn non yếu liên tục gặp nhiều trở lực từ Viên Thế
Khải. Cựu đại thần nhà Thanh này âm mưu khôi phục lại chế độ phong kiến nhưng
không thành, Cùng lúc đó, Tưởng Giới Thạch nắm quyền lãnh đạo Quốc Dân Đảng
luôn ở thế đối nghịch với Đảng Cộng Sản. Sau chiến thắng phát xít Đức, Nhật năm
1945, Trung Quốc vẫn chịu cảnh nội chiến cho đến năm 1949 mới kết thúc với
thắng lợi tuyệt đối của Đảng Cộng Sản ở đại lục.
Văn học thuộc hình thái ý thức xã hội cũng khơng tránh khỏi vịng xốy của
những chuyển biến chính trị liên tục. Văn học hiện đại Trung Quốc được đánh
dấu bằng thời kỳ Ngũ Tứ. Tuy vậy mầm mống của cuộc thay đổi lớn của cuộc
cách mạng văn hóa đã bắt đầu từ thời kỳ Chiến tranh Nha phiến. Các sáng tác của
Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi dù khơng trực tiếp đả phá triều đình phong kiến,
chưa thốt khỏi tư tưởng Khổng giáo nhưng cũng có tiến bộ là đề xướng văn bạch
thoại, coi trọng tiểu thuyết và du nhập kịch nói. Các tác phẩm nước ngồi được
truyền bá rộng rãi qua bản dịch của Lâm Thư cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến
quần chúng. Những bước chuyển biến này có tác dụng đặt nền móng cho văn học
hiện đại sau này.
Đầu thế kỷ XX, phong trào “khải mông tư tưởng” (phong trào ánh sáng) du
nhập vào Trung Quốc thơng qua các phần tử trí thức cấp tiến. Với mong muốn
truyền bá tư tưởng mới để thức tỉnh dân chúng, cứu giúp vận mệnh nước nhà, tháng

9 năm 1915, Tân thanh niên phát hành số đầu tiên ở Thượng Hải. Ấn phẩm này đã
có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền những kiến thức khoa học,
chống lại đầu óc mê tín và giúp người dân từng bước thoát khỏi tư tưởng phong
kiến ràng buộc họ hàng nghìn năm qua. Tiếp theo đó, thắng lợi của Cách mạng

13


tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa vơ cùng to lớn với nhận thức về con đường
đấu tranh giải phóng dân tộc, có ảnh hưởng mạnh đến cách mạng thế giới. Trí thức
Trung Quốc đã vượt qua sự ngăn cản của các thế lực thủ cựu trong nước để tìm đến
tư tưởng của Marx – Lenin.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Hòa ước Versailles giữa Đức
và phe Hiệp Ước được ký kết nhưng không thuận theo yêu cầu trả lại chủ quyền
tỉnh Sơn Đông cho Trung Quốc mà chuyển giao sang tay Nhật Bản. Vì thế ngày 4
tháng 5 năm 1919, tại Bắc Kinh đã nổ ra phong trào biểu dương lực lượng với hơn
3000 học sinh sinh viên. Hưởng ứng tinh thần đấu tranh ở thủ đơ, làn sóng u
nước nhanh chóng lan rộng đến các địa phương khác như Thượng Hải, Thiên Tân,
Vũ Hán…Thành tựu lớn nhất của cuộc vận động Ngũ Tứ chính là phát triển mạnh
phong trào văn hóa mới. “Theo thống kê cá nhân, trong vòng một năm sau Ngữ Tứ,
số báo chí mới xuất hiện đạt đến hơn 400 loại, mặc dù lập trường tư tưởng của
chúng có khác nhau, nhưng đều ủng hộ phong trào văn hóa mới và cách mạng văn
học với mức độ khác nhau, đều mang màu sắc phản đế phản phong. Điều này
chứng tỏ tính quần chúng vơ cùng rộng lớn của phong trào văn hóa mới sau Ngũ
tứ, và cũng chứng tỏ phong trào văn hóa ngày càng gắn liền với phong trào chính
trị” [16, tr.37].
Sau cuộc vận động Ngũ Tứ, các tổ chức và trường phái văn học mới xuất
hiện liên tục. Trong đó tiêu biểu là Hội nghiên cứu văn học thành lập năm 1921với
đại biểu là Trịnh Chấn Đạc, Thẩm Nhạn Băng, Diệp Thiệu Quân, Hứa Vịnh
Sơn…Hội hoạt động mạnh ở cả Bắc Kinh lẫn Thượng Hải với các ấn phẩm Tiểu

thuyết nguyệt báo, Văn học tuần san. Quan điểm của Hội nghiên cứu văn học
nghiêng về phía nhân sinh, chú trọng miêu tả xác thực cuộc sống con người. Từ đó
gây nên cuộc tranh luận văn học “vị nghệ thuật” hay “vị nhân sinh”. Tổ chức văn
học lớn thứ hai là Sáng tạo xã xuất hiện năm 1922 với Quách Mạt Nhược, Úc Đạt
Phu, Điền Hán …với hơn 10 loại tạp chí Sáng tạo, Sáng tạo chu báo, Sáng tạo nhật,
Trung Hoa tân báo… Ngồi ra cịn có Ngữ ti xã, Vị danh xã, Tân nguyệt xã…
Phong trào Ngũ tứ đã thức tỉnh vai trò cá nhân của người Trung Quốc thúc đẩy dân

14


chủ và khoa học, đặt ra vấn đề cấp thiết phải cải tạo xã hội, giải phóng phụ nữ,...
Những tư tưởng mới tiến bộ đã được chuyển tải bằng ngôn ngữ bạch thoại đơn giản,
trong sáng, thay cho cổ văn.
Trước tình hình chính trị có nhiều biến động, hoạt động văn chương của
Trung Quốc sau thời Ngũ Tứ có khuynh hướng di chuyển về thành phố Thượng Hải
và phát triển cực thịnh ở vùng đất trên biển này khoảng những năm 1930. Giai đoạn
trước thế kỷ XIX, Thượng Hải chỉ là một làng chài nhỏ của huyện Tùng Giang
thuộc phủ Tơ Châu, ít được sử sách quan tâm. Đến thời nhà Thanh, nơi đây mới
được chú ý vì là hải cảng quan trọng ở cửa sông Trường Giang, địa điểm thông
thương với phương Tây. Bởi trước đây Thượng Hải chỉ là vùng đất hoang sơ nên
dấu ấn văn hóa Trung Hoa truyền thống không mấy sâu sắc như những nơi khác.
Những tòa nhà chọc trời theo kiến trúc châu Âu nhanh chóng mọc lên ở khu vực
dọc sơng Hồng Phố. Với vị trí chiến lược quan trọng nên vùng đất được mệnh
danh là “hịn ngọc phương Đơng” này nhanh chóng lọt vào tay của các nước đế
quốc. Mỗi nước chiếm đóng một khu vực, gọi là các Tơ giới. Đây là nỗi đau, sự tủi
nhục của người Trung Quốc. Tuy vậy, chính những khu vực này tạo điều kiện hoạt
động cho những trí thức u nước. Trong các khu Tơ giới, thanh niên được giáo dục
và tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ của thế giới, từ đó họ có hướng nhìn mới mẻ
về thời cuộc và vận mệnh quốc gia. Thành phố non trẻ này đã dung nạp mọi thành

phần trong xã hội đến nơi đây làm ăn, sinh sống. Sự hịa trộn văn hóa phương Tây
và phương Đông là đặc điểm nổi bật nhất khi người ta nghĩ đến Thượng Hải. Khi
kinh tế phát triển, nhu cầu văn hóa tinh thần của con người được nâng cao. Tầng lớp
thị dân Trung Quốc là lượng độc giả thường xuyên, ổn định và chịu bỏ tiền túi ra
mua những tác phẩm văn học yêu thích, tạo thuận lợi cho việc phát hành sách báo.
Đồng thời, chế độ chính trị riêng tạo điều kiện cho các hoạt động chính trị, tự do
ngôn luận và xuất bản. Những yếu tố này đã đưa Thượng Hải trở thành trung
tâm văn học mới của Trung Quốc từ cuối thập niên 1920.
Trước làn sóng ồ ạt của những khuynh hướng văn học phương Tây du nhập
đầu thế kỷ như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa duy mỹ, chủ

15


nghĩa hiện đại, chủ nghĩa lãng mạn…văn học Thượng Hải nói riêng cịn có những
khuynh hướng văn học riêng xuất phát từ tình hình chính trị trong nước như văn học
“cánh tả”, văn học “chủ nghĩa dân chủ”, văn học “tự do chủ nghĩa”, văn học kháng
chiến…Giữa những dòng chảy mạnh mẽ ấy, có một khuynh hướng văn học âm
thầm lặng lẽ hơn, đó là văn học thơng tục (通俗⽂学). Các tác phẩm thuộc thể
loại văn học này bắt nguồn từ tiểu thuyết thời Minh – Thanh. Nhưng những tác
phẩm văn học sử chính thống khơng bao giờ đề cập đến chúng. Vì thế, suốt thời
gian dài, dù có sự cổ vũ mạnh mẽ của Lý Trác Ngô, Kim Thánh Thán…tiểu thuyết
vẫn chỉ là loại văn học ngồi rìa, khơng được xem trọng. Sự xuất hiện của phái
Uyên Ương Hồ Điệp (鸳鸯蝴蝶派) cuối thời Thanh đầu thời Dân Quốc đánh dấu
bước phát triển mạnh của văn học thông tục. Sau đó, phong trào Ngũ Tứ bùng nổ
kéo theo sự phát triển của Văn học Mới, hình thành nên hai dịng văn học tồn tại
song song. Trước sự thay đổi của thời cuộc, phái Uyên Ương Hồ Điệp chuyển từ
văn ngôn sang văn bạch thoại, sử dụng hệ thống dấu câu mới. Trong tình hình xã
hội phức tạp, văn học thơng tục đã tìm được chỗ đứng đường hồng giữa lịng phố
thị. Bởi đây là sản phẩm văn học phục vụ trực tiếp cho nhu cầu giải trí của các tầng

lớp ở các đơ thị lớn, trong đó Thượng Hải là mảnh đất màu mỡ nhất. Các tờ báo có
lượng tiêu thụ mạnh như Thứ bảy, Tân văn báo, Hồng mai quế, Vạn tượng…có lực
lượng sáng tác đơng đảo và thu hút độc giả như Từ Chẩm Á, Lý Hàm Thu, Châu
Sấu Quyên, Trương Hận Thủy, Trình Tiểu Thanh, Tần Sấu Âu, Trương Ái Linh, Tơ
Thanh…Nhìn chung, xu hướng phát triển của văn học đơ thị khơng lấy mục tiêu
chính trị làm kim chỉ nam cho sáng tác, mà tập trung vào những vấn đề nhỏ nhặt
trong xã hội, những con người bình dị. Dù khoảng thời gian kháng chiến chống
Nhật, một số nhà văn nổi tiếng của văn học thông tục như Trương Hận Thủy, Từ
Trác Ngai có sáng tác văn học quốc nạn nhưng yếu tố đấu tranh thực sự không
nhiều mà chỉ là mượn cốt truyện thật để tác phẩm theo kịp xu thế thời đại.
Văn học thông tục chia ra thành nhiều nhóm như tiểu thuyết tình cảm, tiểu
thuyết xã hội, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết võ hiệp; hoặc pha trộn các yếu tố
này với nhau. Về mặt kỹ thuật, tiểu thuyết của văn học thông tục đầu thế kỷ XX đã

16


xóa bỏ cách viết “chương hồi” như thời Minh – Thanh, thay vào đó họ tiếp thu kỹ
thuật miêu tả tâm lý nhân vật của văn học phương Tây giúp tác phẩm có thêm chiều
sâu. Ở giai đoạn thập niên 1930 – 1940, các tác giả của văn học phong tục quan tâm
nhiều đến truyện ngắn và tản văn. Nhà văn tiêu biểu nhất của văn học thông tục đầu
thế kỷ XX là Trương Hận Thủy (张恨⽔) có các tác phẩm tiêu biểu Xuân minh
ngoại sử

《春明外史》, Kim phấn thế gia《⾦粉世家》, Bát thập nhất

mộng《⼋⼗⼀梦》, Đề tiếu nhân duyên《啼笑因缘》. Tác phẩm của ông không
chỉ nhận được sự yêu mến của độc giả “Đề tiếu nhân dun thịnh hành trên tồn
quốc, thậm chí đến cả nước ngồi. Nó được tái bản liên tục cho tới ngày nay vẫn
còn. Trương Hận Thủy trở thành tác giả mà cả nước, kể cả đàn bà trẻ con ai ai

cũng biết” [1, tr.470], mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà văn thế hệ sau.
Trương Ái Linh đặc biệt yêu thích nhà văn Trương Hận Thủy trong số những nhà
văn cùng thời với ông. Bà tự nhận mình chịu ảnh hưởng các truyện của ơng. Những
chuyện tình cảm động của Trương Hận Thủy là cảm hứng cho các nhà làm phim
hiện nay. Các tiểu thuyết Kim phấn thế gia, Chỉ túy kim mê, Mộng ảo thiên đường,
Đề tiếu nhân duyên… đều nhận được sự hưởng ứng của cơng chúng khi chuyển thể
thành phim truyền hình.
Tuy vậy, do bị chi phối mạnh mẽ bởi yếu tố kinh tế, “tính chất kép giữa sản
phẩm văn hóa và hàng hóa văn hóa; sự nghiệp văn hóa và sản nghiệp văn hóa. Tác
phẩm của thứ văn học đó vốn có thuộc tính văn học, tức đặc trưng văn học của
chúng, nhưng chúng lại phải tham gia vào cuộc cạnh tranh, phải dựa vào kinh tế thị
trường”[1, tr. 466] tạo nên mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ. Đôi khi nhà văn
chịu tác động mạnh của độc giả bởi hai bên được trao đổi trực tiếp với nhau thông
qua từng số báo phát hành, từng đợt in sách. Nhà văn có thể “bắt mạch” thị trường
nhanh chóng để có sự thay đổi phù hợp. Chính điều này đã bẻ ngịi bút của một số
nhà văn, lơi kéo họ chạy theo yêu cầu tầm thường của một bộ phận người đọc khiến
văn học thơng tục rơi vào tình trạng hỗn tạp.
Nhìn chung văn học thơng tục Thượng Hải đầu thế kỷ XX có các đặc điểm
tiêu biểu:
17


-

Những tư tưởng Nho giáo là đề tài chủ đạo trong văn học truyền thống khơng

cịn chỗ dung thân trong nền văn học mới. Nhà văn chú ý về “cái tôi “cá nhân, tâm
lý của con người hơn là đề cao tư tưởng “trung quân ái quốc”, lễ giáo phong kiến…
Văn bạch thoại dần thay thế cổ văn. Các thể loại cũ như thơ Đường luật, từ, phú dần
thay thế bằng các loại hình văn học hiện đại hơn như thơ tự do, truyện ngắn, tiểu

thuyết. Tư duy mỹ học vì thế cũng thay đổi theo.
-

Kinh tế ngoại thương phát triển đã đẩy nhanh q trình du nhập văn hóa

phương Tây ở Thượng Hải. Các “phong trào ánh sáng”, “chủ nghĩa lãng mạn”, “chủ
nghĩa hiện thực”, triết học Nietzsche, thuyết tiến hóa của Charles Darwin, kịch
Bernard Shaw… ảnh hưởng mạnh đến các nhà thơ, nhà văn từ thời Ngũ Tứ như
Quách Mạt Nhược, Lỗ Tấn, Tào Ngu... Sự phổ biến của các tác phẩm dịch cũng tác
động đến ngôn ngữ Trung Quốc. Khi chuyển ngữ những tác phẩm triết học, văn học
nước ngồi, các dịch giả khơng tìm được từ tương đương trong tiếng Hán nên họ
đành phiên âm cách đọc hoặc sáng tạo từ mới. Văn học thông tục gần gũi với bạn
đọc bình dân nên càng nhanh chóng chuyển từ văn ngôn sang văn bạch thoại, tiếp
thu kĩ thuật viết của tiểu thuyết phương Tây [1, tr.560]
-

Trung tâm phong trào văn hóa mới chuyển từ Bắc Kinh xuống Thượng Hải,

các đoàn thể văn học đa dạng, phong phú liên tục xuất hiện. Trong đó, văn học
thơng tục có “phái Uyên Ương Hồ Điệp” xuất hiện trước thời Ngũ Tứ là tiền đề cho
văn học mới phát triển. Đề tài từ văn học thông tục truyền thống như cổ vũ tự do
yêu đương và hôn nhân, đả phá tư tưởng phong kiến tiếp tục phát triển cùng với sự
xuất hiện của truyện kiếm hiệp (nhà văn tiêu biểu là Cố Đạo Minh, Phương Ngọc
Cầm…), trinh thám (nhà văn tiêu biểu là Trình Tiểu Thanh, Tơn Liễu Hồng, Lục
Đạm An…). Những biến động chính trị lịch sử cũng được phản ánh trong văn học
thông tục Thượng Hải nhưng phiến diện, chủ yếu làm bối cảnh nhằm phù hợp thời
thế, đổi khẩu vị mới cho bạn đọc quen thuộc.
-

Tự do báo chí góp phần phát triển văn học thơng tục Thượng Hải. Mỗi tờ báo


là diễn đàn của một nhóm người theo quan điểm chính trị, văn học khác nhau. Báo
chí phát triển giúp tản văn, truyện ngắn, tiểu thuyết dài kì đăng trên các báo nở rộ.

18


Văn học trở thành sản phẩm thương mại, các nhà văn không chỉ làm văn để thỏa
mãn thú vui cá nhân, thi cử hay ca tụng triều đình, vua chúa. Văn chương là sản
phẩm mua bán trên thị trường và được nhiều người ưa chuộng. Nhà văn phải thay
đổi để thích nghi với thị hiếu người đọc. Do đó cũng có tình trạng viết văn cẩu thả,
chạy theo thị hiếu dễ dãi hoặc rập khuôn, bắt chước nhau mà không có sự sáng tạo.
-

Sự xuất hiện của nhiều nhà văn nữ 4 .

-

Văn học thông tục Thượng Hải nửa đầu thế kỉ XX đã có những bước tiến

vượt bậc về hình thức và nội dung. Trong số những tác giả tiêu biểu được nhắc đến
trong cuốn sách Văn học hiện đại Trung Quốc nhìn từ Thượng Hải, Trương Ái
Linh là một trong số ít tác giả được đặt tên cho một đề mục nhỏ đánh dấu chuyển
biến mạnh mẽ của trào lưu văn học này. Phần Trương Ái Linh và sự thay đổi của
văn học thông tục thị dân [1, tr.573 - 579] ghi nhận những đóng góp nổi bật của bà
về nội dung (“phản ánh mọi tình huống lạ lẫm của gia đình, có khi vừa Trung vừa
Tây, vừa cũ vừa mới, trong đó vấn đề hơn nhân khơng bình thường là cơ bản nhất”,
“chú trọng phơi bày việc tiền bạc đã làm vẩn đục thứ tình yêu đáng lý ra phải là
trong sạch” [1, tr.574]) lẫn nghệ thuật (“những đoạn văn như vậy khơng thể tìm
được trong tiểu thuyết Trung Quốc cũ, mà trong tiểu thuyết mới Hiện thực phương

Tây, chừng như khơng có cách viết gãy gọn trong sáng như thế” [1, tr.577]). Bằng
học vấn và khả năng thiên phú, Trương Ái Linh đã đưa văn học thông tục lên một
tầm cao mới. Tác phẩm của bà không chỉ phản ánh những câu chuyện dễ dãi thông
thường mà còn là cách phản ánh cuộc sống bằng bản nhạc ngơn từ sáng tạo. Ngồi
ra những cách tân trong tản văn của Trương Ái Linh thể hiện quan niệm về văn hóa,
nghệ thuật, cuộc sống tạo nên những kiệt tác kinh điển cho tản văn hiện đại.
1.1.2. Văn học nữ Thượng Hải từ thời Ngũ Tứ 1919 đến 1949
Dưới chế độ phong kiến hà khắc, cuộc sống người phụ nữ bó buộc trong
vịng lễ giáo “tại gia tịng phụ, xuất giá tịng phu”, khơng có quyền tự quyết định
cuộc sống cho bản thân. Do ảnh hưởng của thuyết nam quyền, trong ngơn ngữ các
nước thường chỉ có danh từ chỉ đàn ông và danh từ này gắn cũng để chỉ con người,
4

Xem thêm mục 1.1.2 của luận văn.

19


×