Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Cuộc vận động duy tân trên lĩnh vực kinh tế ở nam kỳ 30 năm đầu thế kỷ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 202 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----O0O----NGUYỄN THỊ NGA

CUỘC VẬN ĐỘNG DUY TÂN TRÊN
LĨNH VỰC KINH TẾ Ở NAM KỲ
30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60-22-54

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------NGUYỄN THỊ NGA

CUỘC VẬN ĐỘNG DUY TÂN TRÊN
LĨNH VỰC KINH TẾ Ở NAM KỲ 30
NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60-22-54
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VÕ VĂN SEN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2010


MỤC LỤC


TRANG
DẪN LUẬN ........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu......................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .....................................................................9
5. Đóng góp của luận văn ....................................................................................................10
6. Bố cục của luận văn.........................................................................................................11
CHƯƠNG I: VIỆT NAM NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX.........12
1.1. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX......................................................12
1.1.1. Duy tân ở Nhật Bản...........................................................................................13
1.1.2. Những biến đổi ở Trung Quốc ..........................................................................14
1.2. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam. .....................................................16
1.3. Sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam và yêu cầu bức thiết
của cuộc vận động Duy tân đối với phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX............20
CHƯƠNG II: CUỘC VẬN ĐỘNG DUY TÂN TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ
Ở NAM KỲ 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX. ......................................................................27
2.1. Nam Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX ...................................................................................27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm tính cách con người Nam Kỳ .............................27
2.1.2. Tình hình chính trị. ..............................................................................................29
2.1.3. Những chuyển biến về kinh tế .............................................................................30
2.1.4. Những chuyển biến về văn hóa-tư tưởng .............................................................36
2.1.5. Những chuyển biến về xã hội. ..............................................................................38
2.2. Ảnh hưởng của phong trào duy tân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, những cuộc tiếp
xúc đầu tiên..........................................................................................................................50
2.2.1. Phan Bội Châu với Duy Tân hội và phong trào Đông Du................................50
2.2.2. Phan Châu Trinh với phong trào Duy tân ở Trung Kỳ......................................53
2.2.3. Cuộc vận động Duy tân ở Nam Kỳ và chủ trương duy tân về kinh tế...............56



2.3. Cuộc vận động Duy Tân trên lĩnh vực kinh tế ở Nam Kỳ 30 năm đầu thế kỷ
XX. ......................................................................................................................................64
2.3.1. Cuộc Minh Tân ở Nam Kỳ (1906-1908) ...........................................................65
2.3.2. Những hoạt động của tầng lớp tư sản, điền chủ Nam Kỳ đòi quyền lợi
về kinh tế trong những năm 20 của thế kỷ XX....................................................................91
CHƯƠNG III: MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ CUỘC VẬN ĐỘNG DUY TÂN
TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ Ở NAM KỲ 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX ....................118
3.1. Nội dung, đặc điểm, tính chất.......................................................................................118
3.1.1. Nội dung ...........................................................................................................118
3.1.2. Đặc điểm .........................................................................................................119
3.1.3. Tính chất............................................................................................................120
3.2. Ý nghĩa, hạn chế và bài học kinh nghiệm. ...................................................................124
3.2.1.Ý nghĩa................................................................................................................124
3.2.2. Hạn chế .............................................................................................................125
3.2.3. Bài học kinh nghiệm..........................................................................................126
KẾT LUẬN ........................................................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................134
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 146


DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Nửa cuối thế kỷ XIX, sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đánh dấu sự
chấm dứt của phong trào kháng Pháp theo đường lối phong kiến. Trong buổi giao
thời ấy, các nhà yêu nước Việt Nam, tiêu biểu là một bộ phận sĩ phu cấp tiến đã trở
thành lực lượng tiên phong trong việc tiếp nhận các trào lưu tư tưởng mới. Họ xúc
tiến con đường cứu nước thơng qua việc tìm kiếm viện trợ, vũ khí, học tập duy tân
từ bên ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản) để tiến hành duy tân, cải cách đất nước. Họ
đã phát động và lãnh đạo được một phong trào cứu nước mới mang màu sắc của

thời đại.
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hai đại diện tiêu biểu cho hai xu hướng
cứu nước mới (bạo động và cải cách) tuy có nét riêng nhưng “Tư tưởng kết hợp cứu
nước với duy tân do các sĩ phu tiến bộ đầu thế kỷ XX chủ trương vẫn là dòng tư
tưởng cứu nước chủ lưu, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, sâu hay nông đến hầu
hết những phong trào chống Pháp ở Việt Nam lúc bấy giờ” [74;111].
Chịu ảnh hưởng của hai xu hướng cứu nước trên và những tác động của phong
trào Duy Tân ở Trung Kỳ và Bắc kỳ, đầu thế kỷ XX ở Nam Kỳ đã diễn ra một cuộc
vận động Duy Tân rộng khắp. Về lịch sử, Nam Kỳ là vùng đất mới của Việt Nam,
là xứ thuộc địa của Pháp, nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khác với Trung Kỳ và
Bắc Kỳ và hoạt động duy tân diễn ra cũng có nhiều nét cá biệt so với phong trào
chung của cả nước. Cuộc vận động Duy Tân ở Nam Kỳ diễn ra chủ yếu trên lĩnh
vực kinh tế với những đóng góp quan trọng của tầng lớp tư sản và đại địa chủ. Tuy
nhiên, cho đến nay, do nhiều nguyên nhân, cuộc vận động Duy Tân ở Nam Kỳ nói
chung, duy tân trên lĩnh vực kinh tế nói riêng chưa được chú ý nghiên cứu một cách
đầy đủ. Nhiều tác phẩm viết về cuộc vận động Duy Tân ở Nam Kỳ đã được xuất
bản nhưng “đa phần trong đó chỉ là những nghiên cứu cịn sơ lược, chưa có những
1


phát hiện đánh giá sâu về mặt khoa học” [104;11]. Đặc biệt vẫn chưa có một cơng
trình nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về cuộc vận động Duy Tân trên lĩnh vực
kinh tế ở Nam Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX.
Hiện nay đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới trong đó Nam Kỳ (Nam
Bộ) được xác định là một trung tâm kinh tế có vị thế quan trọng của cả nước. Nhìn
lại lịch sử của Nam kỳ trong công cuộc vận động Duy Tân kinh tế 30 năm đầu thế
kỷ XX, ôn lại những bài học của quá khứ để thấy được những quy luật vận động
của lịch sử, thấy được những giá trị lớn lao của những bài học lịch sử, giúp ta hiểu
thêm những nhiệm vụ mới giải quyết đúng đắn những vấn đề đang đặt ra với công
cuộc xây dựng, đổi mới kinh tế đất nước ta hiện nay.

Từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề “Cuộc vận động Duy Tân
trên lĩnh vực kinh tế ở Nam Kỳ 30 đầu thế kỷ XX” làm đề tài luận văn cao học
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuộc vận động Duy Tân kinh tế ở Nam Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX với hai
giai đoạn nghiên cứu chính là cuộc động Duy Tân kinh tế đầu thế kỷ XX (cuộc
Minh Tân) và cuộc vận động chấn hưng kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ
nhất (1914-1918) đã được giới sử học Việt Nam quan tâm nghiên cứu ở những mức
độ khác nhau. Trong quá trình thực hiện luận văn, những kết quả nghiên cứu này đã
được chúng tôi kế thừa một cách nghiêm túc và có chọn lọc. Có thể điểm qua
những kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến nội dung của luận văn như:
phong trào Duy Tân ở Bắc, Trung, Nam; tình hình kinh tế, xã hội và sự phát triển
các của các giai cấp cùng các nhân tố khác tác động đến cuộc vận động Duy Tân
kinh tế ở Nam Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX.
Về phong trào Duy Tân, do tầm quan trọng đặc biệt, mảng nghiên cứu về
Duy Tân đầu thế kỷ XX luôn thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu,
đặc biệt là giới sử học miền Bắc. Năm 2007, Nguyễn Văn Khánh-Trương Bích
2


Hạnh có bài viết trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử “Phác qua tình hình nghiên cứu
phong trào Duy Tân ở Việt Nam”(Nghiên cứu lịch sử, số 9/2007, Hà Nội) đã cho
thấy tình hình nghiên cứu phong trào Duy Tân ở Việt Nam trong đó có Nam Kỳ.
Trước 1975, một loạt các bài viết về phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ, Bắc
Kỳ đã được được công bố trên các tập san Văn Sử Địa (những năm 50 sau này đổi
tên là tạp chí Nghiên cứu lịch sử) với nội dung hướng sự quan tâm chủ yếu vào tính
chất, vị trí của phong trào Duy Tân, hướng đánh giá Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh, đặc biệt các sử gia miền Bắc rất quan tâm nghiên cứu Đông Kinh Nghĩa
Thục với tư cách một trung tâm cải cách ở Bắc Kỳ. Tuy nhiên, trong tất cả các
nghiên cứu đó, cuộc vận động Duy Tân ở Nam Kỳ chỉ được các tác giả trình bày

như một vấn đề liên quan mà khơng phải là đối tượng nghiên cứu. Do vậy, cũng
khơng có những nghiên cứu chuyên sâu về các hoạt động duy tân kinh tế ở Nam
Kỳ.
Cùng thời kỳ này ở miền Nam “do phương pháp nhận thức, cộng với sự
thiếu thốn về tư liệu trong điều kiện đất nước đang chiến tranh” [104;10] đã khiến
cho các cơng trình nghiên cứu về phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ xuất hiện không
nhiều. Tuy vậy, một số cơng trình ra đời trong giai đoạn này đã gây được những
tiếng vang nhất định. Tiêu biểu nhất là hai cơng trình biên khảo của nhà văn Sơn
Nam: Miền Nam đầu thế kỷ XX- Thiên địa hội và cuộc Minh Tân do Nhà xuất bản
Lá Bối ấn hành năm 1971 và Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam do Nhà xuất
bản Đông Phố ấn hành năm 1975. Năm 2003, hai tác phẩm này đã được Nhà xuất
bản Trẻ Tp. Hồ Chí Minh tái bản với tên chung là Phong trào Duy tân ở Bắc Trung
Nam, Miền Nam đầu thế kỷ XX- Thiên địa hội và cuộc Minh Tân đã được đơng đảo
người đọc đón nhận. Trong hai tác phẩm này, Sơn Nam đã giới thiệu những nét cơ
bản về phong trào Duy Tân trên phạm vi cả nước và ở Nam Kỳ, riêng với cuộc vận
động Duy Tân kinh tế ở Nam Kỳ, ông đã cung cấp một nguồn tư liệu và nhiều
thơng tin có giá trị về hoạt động duy tân kinh tế ở đây.
3


Hai tác phẩm khác xuất bản trong thời gian này ở miền Nam là Đông Kinh
nghĩa thục do Nguyễn Hiến Lê biên soạn (xuấn bản 1956) và Phong trào Duy Tân
của Nguyễn Văn Xuân (Nhà xuất bản Lá Bối ấn hành 1969) nhằm giới thiệu sự
kiện, sử liệu về phong trào Duy Tân trong cả nước chứ chưa phải là một khảo cứu
sâu sắc về cuộc vận động Duy Tân ở Nam Kỳ.
Hướng nghiên cứu chính của các tác giả miền Nam giai đoạn này vẫn là
phong trào Đông Du và đây được xem là một động lực quan trọng cho các hoạt
động duy tân kinh tế ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. Tiêu biểu có các tác phẩm: Phong
trào Đại Đông Du của Phương Hữu (Nhà xuất bản Nam Việt, Sài Gòn, 1950);
Cuộc đời cách mạng Cường Để của Tráng Liệt (xuất bản 1957, Sài Gịn); Chí sĩ

Nguyễn Quang Diêu-Một lãnh tụ trọng yếu trong phong trào Đông Du ở miền Nam
của Nguyễn Văn Hầu được nhà xuất bản Trẻ tái xuất bản vào năm 2002. Các bài
viết về các chí sĩ Duy Tân Lý Liễu, Nguyễn Thần Hiến... được đăng trên tạp chí
Bách Khoa (số 124, 125, 140, 145...) hay bài nghiên cứu bước đầu về phong trào
Duy Tân Nam Kỳ “Vai trị của Nơng cổ Mín Đàm trong phong trào Duy Tân miền
Nam” của Phạm Long Điền (Bách Khoa, số 425, Sài Gòn, 1975). Tuy các tác phẩm
này tập trung chủ yếu nghiên cứu phong trào Đông Du nhưng đây là những sử liệu
quan trọng giúp tác giả hiểu rõ hơn phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ, làm cơ sở cho
việc nghiên cứu các hoạt động duy tân kinh tế đầu thế kỷ XX.
Sau 1975, trong điều kiện đất nước thống nhất, hịa bình, các nhà nghiên cứu
có điều kiện thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu, đánh giá phong trào Duy Tân.
Giới sử học miền Bắc vẫn tiếp tục đi sâu nghiên cứu về Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh và Đông Kinh Nghĩa Thục. Cuộc vận động Duy Tân ở Nam Kỳ, nhất là duy
tân trên lĩnh vực kinh tế vẫn không phải là đối tượng nghiên cứu chính. Tuy nhiên,
những nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu của các nhà nghiên cứu miền Bắc đã
đem lại những cách nhìn nhận, đánh giá mới, cùng những sử liệu quý giá cho việc
nghiên cứu phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ.
4


Đáng chú ý nhất là những bộ sách lớn về Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh. Năm 1990 bộ sách “Phan Bội Châu toàn tập” ra đời (Chương Thâu biên
soạn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế); năm 2005, bộ sách “Phan Châu Trinh toàn
tập” do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành đã trở thành “cẩm nang” cho những người
nghiên cứu Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và phong trào Duy Tân.
Hai tác phẩm Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam-những gương mặt
tiêu biểu (Nhà xuất bản Văn hố Thơng tin, Hà Nội, 1998) của Hải Ngọc Thái
Nhân Hịa và Phong trào Duy Tân-Các khn mặt tiêu biểu của Nguyễn Q. Thắng
(Nhà xuất bản văn hóa thơng tin, 2006) đã đề cập đến những nhân vật tiêu biểu
tham gia phong trào Duy Tân Nam Kỳ ở mức độ nhất định.

Đây là những cơng trình nghiên cứu phong trào Duy Tân trên diện rộng, đề
cập đến nhiều vấn đề: kinh tế, văn hóa, lực lượng tham gia... với ưu thế vượt trội về
khối lượng tư liệu (thành văn và thực địa) và khả năng cung cấp một cái nhìn tổng
quan khoa học cùng những kết luận xác đáng về phong trào Duy Tân. Tuy mảng
nghiên cứu về kinh tế còn khiêm tốn song về mặt phương pháp luận, các cơng trình
này đã gợi ra những hướng nghiên cứu mới giúp tác giả những chỉ dẫn đúng đắn
khi bắt tay vào nghiên cứu phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ.
Giới sử học miền Nam sau 1975, do những nhận thức mới về vị trí và tầm
quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề Duy Tân ở Nam Kỳ, sự thiếu hụt trong
nghiên cứu mảng đề tài này dần được khắc phục. Nhưng đây vẫn là những nghiên
cứu mang tính chất tổng quát mà thiếu sự tập trung chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế.
Tạp chí Xưa &Nay có đăng tải các bài viết về cuộc vận động Duy Tân Nam Kỳ đầu
thế kỷ XX như “Một trăm năm cuộc Minh Tân ở Nam Kỳ” số 236, tháng 5/2005
của Nguyễn Hữu Hiếu; “Một ít tài liệu về phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ 19061907” số 312, tháng 7/2008 của Nguyễn Thăng; “Phong trào Duy Tân- một trăm
năm nhìn lại” số 148, tháng 2/3005 của Bùi Văn Tiếng v.v... Nhìn chung, các dạng
bài viết này, bên cạnh việc giới thiệu các nhân vật, sự kiện tham gia phong trào
5


Duy Tân, các tác giả cũng đề cập đến những hoạt động kinh tế cỗ vũ cho phong
trào, đáng tiếc là phần lớn các bài viết này vẫn còn thể hiện một sự thiếu hụt hoặc
tản mạn về tư liệu nên sức thuyết phục còn nhiều hạn chế.
Năm 2006, tạp chí Xưa và Nay cịn tổ chức một cuộc hội thảo về “Phong
trào Đông Du ở miền Nam” tại Cần Thơ. Các bài viết trong Hội thảo đã được tạp
chí Xưa &Nay cùng Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gịn ấn hành trong bộ sách Phong
trào Đông Du ở miền Nam (xuất bản 2007). Tuy vẫn thiếu những nghiên cứu, đánh
giá xác đáng về cuộc vận động Duy Tân trên lĩnh vực kinh tế ở Nam Kỳ, nhưng
việc đề cập đến những hoạt động duy tân kinh tế như là một động lực cho phong
trào Đông Du trong các báo cáo tham luận đã phần nào cung cấp những sử liệu
quan trọng cho đề tài nghiên cứu của tác giả.

Về lĩnh vực kinh tế-xã hội, có thể điểm qua tình hình nghiên cứu như sau:
Giai đoạn trước 1975, những cơng trình lịch sử viết về kinh tế hay liên
quan đến kinh tế-xã hội xuất hiện chưa nhiều. Tuy nhiên, sự ra đời của một số cơng
trình nghiên cứu trong lĩnh vực này đã thể hiện một nhận thức mới về tầm quan
trọng của việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế-xã hội nói chung và nghiên cứu lịch
sử kinh tế nói riêng.
Ở miền Bắc có các cơng trình tiêu biểu như: “Chủ nghĩa đế quốc Pháp với
vấn đề ruộng đất của nơng dân” của Nguyễn Cơng Bình (Nghiên cứu lịch sử, số 12/1956); Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam của Nguyễn Khắc
Đạm (Nhà xuất bản Văn-Sử-Địa, 1957), “Chế độ sở hữu ruộng đất lớn ở Nam Bộ
trong thời thực dân Pháp thống trị” của Trần Ngọc Định (Nghiên cứu lịch sử, số
182/1970) v.v... đặc biệt một cơng trình nghiên cứu về giai cấp tư sản Việt Nam
của Nguyễn Cơng Bình được đánh giá cao là tác phẩm Tìm hiểu giai cấp tư sản
Việt Nam thời Pháp thuộc (Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1959).
Ở miền Nam, một số cơng trình ít nhiều đề cập đến tình hình kinh tế, xã hội
Nam Kỳ thời Pháp thuộc như Thực trạng của giới nông dân Việt Nam thời Pháp
6


thuộc của Phạm Cao Dương (xuất bản ở Sài Gòn, 1965), Việt Nam Pháp thuộc sử
của Phan Khoang (Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản ở Sài Gịn,
1971), Việt Nam dưới thời Pháp đơ hộ của Nguyễn Thế Anh (Nhà xuất bản Lửa
Thiêng, 1970) v.v... Các nghiên cứu này giúp tác giả có một cái nhìn tồn cảnh về
bức tranh phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, Nam Kỳ nói riêng và là tiền đề để
tác giả đi sâu vào nghiên cứu các hoạt động duy tân kinh tế ở Nam Kỳ những năm
đầu thế kỷ XX.
Từ sau 1975, mảng đề tài lịch sử kinh tế, đặc biệt là tình hình kinh tế-xã hội
thời thuộc Pháp, sự phân hóa giai cấp đã được chú ý nghiên cứu nhiều hơn. Một số
cơng trình tiêu biểu như: Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (18581945) của Nguyễn Văn Khánh (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999), Xã
hội Việt Nam thời Pháp thuộc của Lê Nguyễn (Nhà xuất bảnVăn hóa thơng tin, Hà
Nội, 2005), “Hoạt động chấn hưng thực nghiệp của tư sản Việt Nam đầu thế kỷ

XX” của Trần Viết Nghĩa (Nghiên cứu lịch sử, số 7/2008) v.v...
Các cơng trình viết vùng đất Nam Kỳ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
hội, có thể kể đến các biên khảo của Sơn Nam như: Đất Gia Định (Nhà xuất bản
Tp. Hồ Chí Minh, 1984), Đồng bằng sơng cửu Long nét sinh hoạt xưa (Nhà xuất
bản Tp. Hồ Chí Minh, 1985), Bến Nghé Xưa (Nhà xuất bản Văn Nghệ Tp. Hồ Chí
Minh, 1992), Người Sài Gịn (Nhà xuất bản Trẻ, 1992), Giới thiệu Sài Gòn xưa
(Nhà xuất bản Kim Đồng, 1995) v.v... Năm 2006, một trong số các tác phẩm này
đã được Nhà xuất bản Trẻ tái bản trong tập sách Đất Gia Định-Bến Nghé xưa
Người Sài Gòn là một nguồn tư liệu phong phú về vùng đất Nam Kỳ. Ngoài ra cịn
có một số cơng trình như: Địa lý lịch sử thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Đình
Đầu (Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, 1987), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí
Minh của Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng (Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh,
1998), Góp thêm tư liệu Sài Gịn-Gia Định từ 1859-1945 của Nguyễn Phan Quang
(Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 1998), “Chính sách vơ vét lúa gạo của
7


tư bản Pháp và quá trình phát triển của giai cấp địa chủ ở Nam Kỳ trong thời Pháp
thuộc” của Phạm Quang Trung (Nghiên cứu lịch sử, số 6/1985); “Tình hình sản
xuất lúa gạo ở Nam Bộ dưới thời Pháp thuộc (1862-1945)” của Trần Thị Bích
Ngọc (Nghiên cứu lịch sử, số 5/1985) v.v... Gần đây nhất là cơng trình nghiên cứu
cấp nhà nước với nhan đề Nam Kỳ thời cận đại (1859-1945) của Lê Trung Dũng.
Cơng trình này đã vẽ lại một bức tranh tồn cảnh về tình hình kinh tế, xã hội Nam
Kỳ thời thuộc Pháp, một nguồn sử liệu quan trọng để tác giả thực hiện luận văn.
Tóm lại, hầu hết các cơng trình nghiên cứu trên chỉ mới dừng lại ở việc đánh
giá tổng quát về cuộc vận động Duy Tân ở Nam Kỳ hay thuần tuý là phản ánh tình
hình kinh tế, xã hội Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. Mối liên hệ giữa duy tân và kinh tế
cũng như vai trò của các tầng lớp, giai cấp mới trong đời sống kinh tế, xã hội Nam
Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX chưa được phản ánh một cách đầy đủ và chân thực. Do
đó, những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu về thực chất, vị trí, tính chất

các phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ đầu thế kỷ XX chưa được sâu sát
và thực sự chưa phản ánh đầy đủ diễn biến, tính chất, tầm vóc, ảnh hưởng và tác
động của cuộc vận động Duy Tân trên lĩnh vực kinh tế ở Nam Kỳ 30 năm đầu thế
kỷ XX.
Tác giả chọn đề tài “Cuộc vận động Duy Tân trên lĩnh vực kinh tế ở Nam
Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX” làm luận tốt nghiệp cũng với mong muốn sẽ góp phần
bổ khuyết những khoảng trống đó để có một cái nhìn tổng thể hơn về cuộc vận
động Duy Tân ở Nam Kỳ trên lĩnh vực kinh tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở xác định mục đích khoa học và thực tiễn của đề tài, luận văn xác
định đối tượng nghiên cứu là: Cuộc vận động Duy Tân kinh tế ở Nam Kỳ 30 năm
đầu thế kỷ XX với hai giai đoạn nghiên cứu chính là cuộc động Duy Tân kinh tế
đầu thế kỷ XX (cuộc Minh Tân) và cuộc vận động chấn hưng kinh tế sau chiến
tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918).
8


Nói đến cuộc vận động Duy Tân kinh tế ở Nam Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX là
nói đến một phong trào chấn hưng thực nghiệp, cổ động cho sự phát triển của kinh
tế từ những hoạt động của hội Minh Tân đầu thế kỷ XX đến phong trào đấu tranh
xác lập quyền kinh doanh bình đẳng với tư sản ngoại kiều sau chiến tranh thế giới
lần thứ nhất diễn ra dưới nhiều hình thức và màu sắc khác nhau. Vì vậy, nhiệm vụ
của luận văn là đi sâu tìm hiểu các hoạt động duy tân kinh tế và lực lượng đóng vai
trị quan trọng trong cuộc vận động này là tầng lớp tư sản, đại điền chủ Nam Kỳ,
coi đây là thế mạnh, là đặc trưng nổi bật của cuộc vận động Duy Tân kinh tế ở Nam
Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX.
Về mặt thời gian, luận văn giới hạn nghiên cứu cuộc vận động Duy Tân kinh
tế ở Nam Kỳ trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến trước khi thành lập Đảng Cộng
Sản Việt Nam (1900-1929) với thực tế lịch sử diễn ra trong giai đoạn này.
Về mặt không gian: luận văn tập trung nghiên cứu cuộc vận động Duy Tân

kinh tế ở Nam Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX, tại tất cả các tỉnh, thành phố trên địa bàn
Nam Kỳ thời thuộc Pháp.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn sẽ không tách rời Nam kỳ ra khỏi
bối cảnh phát triển chung của đất nước giai đoạn này, cũng như không tách rời
Nam Kỳ với công cuộc vận động Duy Tân đang diễn ra mạnh mẽ ở Bắc Kỳ, Trung
Kỳ đầu thế kỷ XX. Việc nhìn nhận đối tượng trong tính hệ thống và trong các mối
quan hệ có tính so sánh đó sẽ góp phần làm nổi bật, thực chất, đặc điểm có tính
chất cá biệt và có những đánh giá khách quan, khoa học hơn về cuộc vận động Duy
Tân kinh tế ở Nam Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả dựa trên quan điểm lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học
lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic với phương pháp lịch sử đóng
9


vai trò chủ đạo. Đồng thời phương pháp so sánh đối chiếu... cũng được vận dụng để
giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ luận văn đề ra.
Để hoàn thành luận văn ở mức độ tốt nhất, tác giả khai thác tối đa các nguồn
tư liệu, các cơng trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài. Nguồn tài liệu
này bao gồm: Sách, báo, tạp chí có trong Thư viện Đại học Khoa học xã hội
&Nhân văn, Thư viện Khoa học xã hội, Thư viện Khoa học Tổng Hợp. Cùng các
luận văn, luận án, lưu giữ tại các thư viện ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn tài liệu chính thực hiện luận văn bao gồm:
- Các tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… và các tác phẩm của
các nhân vật đương thời viết về phong trào Duy Tân đặc biệt là phong trào Duy
Tân ở Nam Kỳ. Đó là những nền tảng quan trọng giúp tác giả có cơ sở để phác họa
lại tồn cảnh cuộc vận động Duy Tân kinh tế ở Nam Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX.
- Luận văn cũng tham khảo các bài báo thời kỳ này viết về cuộc vận động Duy

Tân kinh tế Nam Kỳ cùng các hoạt động đấu tranh của giai cấp tư sản đăng trên
Nơng Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Pháp Thời báo...
- Những tác phẩm bao gồm sách, các cơng trình khoa học và các bài báo trực
tiếp hay gián tiếp đề cập đến cuộc vận động Duy Tân kinh tế ở Nam 30 năm đầu
thế kỷ XX ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Đó đều là những nguồn tư liệu phong phú và bổ ích, giúp chúng tơi xây dựng
nên những ý tưởng và cách kiến giải, trích dẫn để làm sáng tỏ những vấn đề mà
luận văn đề ra.
5. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu vấn đề này nhằm góp phần tái hiện bức tranh tổng thể, toàn diện
về cuộc vận động Duy Tân kinh tế ở Nam Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX với diễn biến,
tính chất và tác động của nó.
Nghiên cứu vấn đề này cịn làm rõ những sự kiện tiêu biểu, những đặc điểm
nổi bật của cuộc vận động Duy Tân kinh tế ở Nam Kỳ trong bối cảnh cuộc vận
10


động cứu nước 30 năm đầu thế kỷ XX. Từ đó, góp phần rút ra những kinh nghiệm,
những bài học lịch sử có thể vận dụng trong cơng cuộc đổi mới kinh tế đất nước ta
hiện nay.
Luận văn đã cố gắng tập hợp, hệ thống các nguồn tài liệu để đưa ra một cách
cơ đọng q trình diễn biến, tính chất của cuộc vận động Duy Tân kinh tế ở Nam
Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX. Do vậy, luận văn này sẽ có giá trị tham khảo nhất định
đối với sinh viên ngành sử và các ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn trong
quá trình học tập, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3
chương nội dung.
Chuơng I: Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Chương III: Cuộc vận động Duy tân trên lĩnh vực kinh tế ở Nam Kỳ 30 năm đầu

thế kỷ XX
Chương III: Một số nhận xét về cuộc vận động Duy tân trên lĩnh vực kinh tế ở Nam
Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX
*
*

*

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS.
Võ Văn Sen-Cán bộ hướng dẫn khoa học và ThS. Huỳnh Đức Thiện, những người
đã tận tình chỉ bảo, góp ý sửa chữa trong suốt quá trình tác giả thực hiện và hồn
thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn bản luận văn sẽ cịn nhiều thiếu
sót. Tác giả luận văn mong nhận được sự đóng góp và bổ sung ý kiến của các nhà
nghiên cứu, Thầy Cô, bạn bè để luận văn được đầy đủ và tốt hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 6 năm 2010
11


CHƯƠNG I
VIỆT NAM NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

1.1. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Cho đến giữa thế kỷ XIX, tình hình thế giới đã có những biến đổi lớn lao, với
thắng lợi của cách mạng tư sản, chủ nghĩa tư bản đã chiến thắng chế độ phong kiến,
xác lập được vị trí vững vàng ở châu Âu và bắt đầu mở rộng phạm vi xâm lược trên
toàn thế giới. Trong khi đó, các nước phương Đơng cho đến giữa thế kỷ XIX vẫn là
những nước quân chủ phong kiến lạc hậu. Trình độ của lực lượng sản xuất, khoa
học kỹ thuật còn thấp và thua xa các nước phương Tây tư bản chủ nghĩa về nhiều

mặt.
Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây được đẩy mạnh từ nửa sau thế
kỷ XIX, bành trướng sang cả các nước châu Mỹ, châu Phi, châu Á. Tình hình này
càng đặt các nước phong kiến phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt
Nam… đứng trước một yêu cầu cấp bách. Đó là phải tiến hành cải cách duy tân,
đổi mới đất nước về mọi mặt nhằm tăng cường sức mạnh nội lực, nâng cao vị thế
đất nước hướng đến bảo vệ nền độc lập chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ
của quốc gia.
Nhận thức được yêu cầu đó, một số nước ở châu Á như Nhật Bản, Thái Lan đã
tiến hành duy tân, cải cách thành công và đưa đất nước thốt khỏi vịng nơ lệ của
thực dân phương Tây. Nhưng các nước còn lại như Trung Quốc, Việt Nam... do sự
bảo thủ của giai cấp phong kiến, đã không tiến hành duy tân, đổi mới, tạo tiềm lực
cho dân tộc nên lần lượt rơi vào tay tư bản nước ngoài. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ
XX, những biến động của tình hình và xu hướng duy tân cải cách ở khu vực đã tác
động mạnh mẽ và trực tiếp đến các nước thuộc địa, nửa phong kiến, làm thay đổi
nhận thức lớn lao trong con đường cứu nước của tầng lớp trí thức tiến bộ ở các
nước này và Việt Nam khơng nằm ngồi xu hướng đó.
12


1.1.1. Duy Tân ở Nhật Bản
Nhật Bản trước thời Minh Trị (Meiji) cũng là một nước phong kiến “bế quan
tỏa cảng” như hầu hết các nước trong khu vực bấy giờ. Nhưng vào thời Minh Trị
Thiên Hoàng nắm quyền, một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nhật đã được mở
ra. Trước sự đe dọa của thực dân phương Tây, những người đại diện cho tầng lớp
tư sản mới ở Nhật Bản được sự ủng hộ của vua Minh Trị đã đứng ra làm cuộc cải
cách duy tân đất nước (1868). Công cuộc Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản đã diễn
ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực và đạt được những thành tựu to lớn. Nhật Bản
từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản với nền công nghiệp
phát triển hiện đại. Tư tưởng cải cách, duy tân của tầng lớp quý tộc tư sản hóa, phù

hợp với quy luật phát triển của thời đại đã giúp nước Nhật giữ được độc lập và
thoát khỏi chế độ phong kiến lỗi thời. Nhật Bản đã trở thành một cường quốc tư
bản chủ nghĩa ở Đông Á đánh bại được những “đàn anh” lâu đời như Trung Quốc
trong chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), đặc biệt là chiến thắng Nga trong chiến
tranh Nga-Nhật (1904-1905) gây được một tiếng vang lớn, có tác động sâu sắc đến
một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Những tầng lớp yêu nước tiến bộ ở các
nước này bắt đầu thay đổi nhận thức và một làn sóng noi gương và học tập theo
Nhật Bản “đồng văn, đồng chủng” đã nảy sinh và phát triển mạnh mẽ. Năm 1906,
trong Nam Hải Bơ Thần Ca Phan Bội Châu có viết:
“Cờ tự lập đứng đầu phất trước
Nhật Bản kia vốn nước đồng văn.
Thái đơng nổi hiệu duy tân
Nhật hồng là đấng anh quân ai bì?” [68; tII, 329]
Phan Bội Châu xác định tấm gương chung lúc bấy giờ:
“ Gương Nhật Bản, đất Á Đông
Gương ta, ta phải soi chung kẻo lầm” [68; tII, 334]

13


Minh Trị Duy Tân đã có những tác động mạnh mẽ đến Việt Nam và Trung
Quốc cùng một số nước ở châu Á tạo ra những phong trào đấu tranh, cải cách có
tính rộng khắp. Nó đã kéo theo“một chuỗi hệ quả tích cực cho sự chuyển mình của
phong trào “Châu Á thức tỉnh” góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng châu Á
phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn sau trên cơ sở ý thức dân tộc được củng cố, nâng
lên việc học tập mẫu hình Nhật Bản và đến lượt nó các phong trào này góp phần
làm cho loại hình đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á và trên thế giới thêm
phong phú, đa dạng” [92;59]. Có thể nhận định rằng sự tác động ấy đối với các
nước trong khu vực khơng chỉ là mơ hình dân chủ của chế độ xã hội mà còn làm
cho tinh thần yêu nước của nhân dân các nước trỗi dậy một cách mạnh mẽ, quyết

liệt hơn.
1.1.2. Những biến đổi ở Trung Quốc
Những năm cuối thế kỷ XIX, tình hình Trung Quốc có nhiều biến động. Sau
chiến tranh Trung-Pháp (1885), chiến tranh Trung-Nhật (1894), Hòa ước Mã Quan
được ký kết giữa Trung Quốc và Nhật Bản, buộc Trung Quốc phải cắt bán đảo Liêu
Đông, Đài Loan, các đảo Bành Hồ, mở các thương khẩu Sa Thị, Trùng Khánh, Tô
Châu, Hàng Châu... và bồi thường 200 lạng bạc cho Nhật. Tình thế ấy làm cho
những bộ phận tiến bộ trong giai cấp phong kiến cùng những đại biểu của tầng lớp
tư sản tự do mới ở Trung Quốc bắt đầu “thức tỉnh” và thấy cần phải thay đổi nhận
thức về con đường phát triển của đất nước. Đó là con đường Duy Tân theo gương
Nhật Bản. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu là những đại diện tiêu biểu cho xu
hướng này đã tiến hành cuộc “biến pháp duy tân”(1898) đổi mới đất nước.
Tháng 6/1898, Khang Hữu Vi đưa ra đề nghị biến pháp và được vua Quang
Tự đồng tình. Tháng 7/1898, các ông ra báo Trung Ngoại ký văn tuyên truyền tư
tưởng duy tân, đổi mới. Khang, Lương đã đi diễn thuyết nhiều nơi, tích cực phổ
biến những tri thức về khoa học tự nhiên, truyền bá học thuyết chính trị xã hội của
giai cấp tư sản phương Tây đến xã hội Trung Quốc và đưa ra những đề nghị cải
14


cách trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa cho đến chính trị, xã hội. Các nhà
lãnh đạo Duy Tân kêu gọi từ bỏ yếu tố lỗi thời, lạc hậu của tư tưởng phong kiến,
học hỏi tiếp thu cái mới của phương Tây theo gương Nhật Bản.
Do sự chống đối kịch liệt của phái thủ cựu trong triều đình, đứng đầu là Từ Hy
Thái hậu, cuộc “biến pháp duy tân” của phái “Cường học hội” do Khang, Lương
đứng đầu bất thành. Đàm Tự Đồng bị tử hình, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu
phải trốn ra nước ngồi và vẫn hoạt động hướng về nước. Cũng chính trong thời
gian này, khí thế của tổ chức cách mạng do Tôn Trung Sơn đứng đầu (Trung Quốc
Đồng minh hội) ngày càng tăng cao thu hút đông đảo quần chúng đi theo thực hiện
chủ nghĩa Tam Dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Ngày

10/11/1911, cách mạng Tân Hợi thành cơng và ngay sau đó vào tháng 1/1912
Trung Hoa dân quốc ra đời, Tôn Trung Sơn làm Tổng Thống, đánh dấu một bước
phát triển mới trong lịch sử Trung Quốc.
Cuộc vận động Duy Tân và cách mạng ở Trung Quốc những năm cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX tuy chưa đạt được thành công thực sự, nhưng những gì nó làm
được đã có tác động mạnh mẽ trong việc thức tỉnh tinh thần yêu nước đấu tranh của
nhân dân Trung Quốc. Nó đánh mạnh vào hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, lạc
hậu, có tác dụng mở đường cho các tư tưởng mới phát triển và đón những tư tưởng
tiến bộ trên thế giới không ngừng thổi vào Trung Quốc. Đối với Việt Nam, những
tư tưởng và hành động của cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc đã có ảnh hưởng
to lớn đối với tầng lớp sĩ phu và nhân dân nước ta lúc bấy giờ trong việc lựa chọn
con đường cứu nước mới tìm lối thốt cho cách mạng Việt Nam theo những gì
Nhật Bản, Trung Quốc đã thực hiện.
Trong những năm đầu thế kỷ XX, một biến động quan trọng của tình hình thế
giới có tác động to lớn đến các nước thuộc địa ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Đó
là sự bùng nổ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) đã thu hút sự tham
gia của nhiều nước tư bản thực dân như Pháp, Anh... nhằm phân chia lại thị trường
15


thế giới. Do nhu cầu của chiến tranh, Pháp đã ra sức vơ vét tài nguyên khoáng sản
ở các nước thuộc địa, thi hành chính sách bóc lột hà khắc nhằm đảm bảo cung cấp
đầy đủ yêu cầu vật chất cho cuộc chiến. Cũng chính trong thời gian này, do ảnh
hưởng của chiến tranh, tính chất độc chiếm thị trường của thực dân Pháp ở Đơng
Dương giảm mạnh, chính quyền thuộc địa ở Việt Nam đã nới lỏng một số quyền
hạn kinh doanh cho tư sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, giai cấp tư sản Việt Nam đã có
điều kiện vươn lên làm giàu khẳng định vị trí của mình, tạo tiền đề cho những
phong trào đấu tranh yêu nước, đặc biệt là đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế.
1.2. Những chuyển biến về kinh tế- xã hội ở Việt Nam
Ngày 31/08/1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, mở đầu bằng cuộc tấn

công vào bán đảo Sơn Trà-Đà Nẵng. Trước cuộc xâm lược vũ trang tàn bạo của kẻ
thù, triều đình Huế vốn lúng túng lại càng trở nên yếu đuối, kháng cự yếu ớt rồi
chấp nhận đầu hàng bằng những bản hòa ước: Hòa ước Nhâm Tuất (1862), Hịa
ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Patenơtre (1884). Khơng đầy 10 năm sau tiếng
súng xâm lược đầu tiên, Pháp đã chiếm tồn bộ đất Nam Kỳ, tiếp đó là Bắc và
Trung Kỳ, tổng cộng Pháp mất 26 năm xâm lược bằng vũ lực để chiếm toàn bộ
nước ta, biến Nam Kỳ thành thuộc địa, Bắc và Trung Kỳ thành xứ bảo hộ. Triều
đình Huế chỉ cịn đóng một vai trò hết sức hạn chế ở Bắc và Trung Kỳ. Cịn ở vùng
đất khởi nghiệp của họ Nguyễn-vùng đất phía Nam, thì hồn tồn khơng cịn một
chút thực quyền nào.
Sau khi chiếm được Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu cơng cuộc khai thác
thuộc địa địa bằng những chương trình hành động cụ thể. Năm 1897, Tồn quyền
Đơng Dương Paul Doumer đưa ra một chương trình khai thác quy mơ về kinh tế
thường được gọi là “Chương trình khai thác lần thứ nhất” nhấn mạnh mục tiêu xâm
lược Việt Nam là biến nơi đây thành thị trường dành riêng cho Pháp với phương
châm “Nền sản xuất chỉ được thu gọn trong phạm vi cung cấp cho chính quốc
nguyên liệu hay những sản phẩm chúng ta khơng có. Nhưng nếu đi ngoài chức
16


trách đó, nền sản xuất thuộc địa có thể cạnh tranh tác hại cho chúng ta thì nó sẽ
trở thành một địch thủ nguy hiểm” [61;176]. Chính sách khai thác ấy của thực dân
Pháp đã có những tác động to lớn đến Việt Nam làm biến đổi cơ cấu kinh tế và dẫn
đến sự phân hóa sâu sắc về mặt xã hội ở những năm đầu thế kỷ XX.
Về kinh tế, sau khi hồn thành cơng cuộc bình định Việt Nam, thực dân Pháp
tiến hành ngay công cuộc khai thác thuộc địa bằng cách khuyến khích các nhà tư
bản Pháp sang kinh doanh tại đây. Chúng hạn chế phát triển công nghiệp nặng
nhưng lại tập trung vào ngành khai thác mỏ nhằm thu lời nhanh và vơ vét nguyên
vật liệu về phục vụ cho cơng nghiệp chính quốc. Để phục vụ cho công cuộc khai
thác, hệ thống giao thông vận tải được Pháp đặc biệt chú ý bằng việc làm mới và

nâng cấp nhiều hệ thống đường (đường bộ, đường sắt, hải cảng…). Pháp rất chú ý
phát triển thương nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà tư bản Pháp và Hoa
đầu tư vào các ngành kinh tế nhất là ngành xuất nhập khẩu mà Pháp nắm độc
quyền. Cũng như trong các ngành kinh tế khác, hoạt động nông nghiệp của thực
dân Pháp chủ yếu là vơ vét các nguồn nơng sản (lúa gạo) đặc biệt là chính sách
cướp đất đai để lập đồn điền, xây dựng các nhà máy. Ngồi ra, thực dân Pháp cịn
tiến hành vơ vét về tài chính bằng cách tăng các mức thuế cũ, đặt thêm thuế mới,
lập ngân hàng cho vay nặng lãi và giữ độc quyền kinh doanh muối, rượu, thuốc
phiện.
Tuy chính sách đầu tư của tư bản Pháp có làm thay đổi diện mạo nền kinh tế
Việt Nam với những nhân tố mới, tích cực. Nhưng nhìn chung nền kinh tế Việt
Nam ở đầu thế kỷ XX về cơ bản vẫn là kinh tế nông nghiệp tiểu nông nghèo nàn,
lạc hậu. Pháp chỉ tận dụng mọi điều kiện nhân công, chi phí rẻ mạt để bảo đảm siêu
lợi nhuận nhanh và cao nhất. Cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự thay đổi, phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa được đưa vàoViệt Nam phối hợp với quan hệ bóc lột
phong kiến cũ, làm cho Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến
với nhiều sự phân hóa về mặt xã hội, đúng như lời thừa nhận của toàn quyền Albert
17


Sarraut “Sự nghiệp thực dân lúc đầu không phải là một hành vi khai hóa, một ý chí
khai hóa. Nó là một hành vi bạo lực, bạo lực có vụ lợi” [36;149].
Về xã hội, cùng với những biến đổi trong cơ cấu kinh tế, công cuộc khai thác
thuộc địa trên quy mô lớn của thực dân Pháp đã làm thay đổi về xã hội với sự phân
hóa ngày càng sâu sắc từ thành thị đến nông thôn. Các giai cấp cũ bắt đầu có sự
phân hóa đồng thời xuất hiện thêm những thành phần giai cấp mới (công nhân, tư
sản, tiểu tư sản…) với những đặc điểm, vai trò và nhiệm vụ riêng.
Địa chủ phong kiến: là giai cấp cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, nhưng cũng
phân hóa thành các bộ phận: Một bộ phận được thực dân Pháp dung dưỡng, ra sức
chiếm đoạt ruộng đất và ngày càng trở nên giàu có, là chỗ dựa vững chắc của chủ

nghĩa đế quốc. Một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần
chống Pháp.
Giai cấp nơng dân: khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen, tạp dịch, ngày càng
đi vào con đường bần cùng hóa và phá sản khơng lối lốt vì chính sách cướp đoạt
ruộng đất của địa chủ và thực dân. Đây là lực lượng cách mạng to lớn trong phong
trào chống Pháp, nhưng do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên họ chưa phát huy được
đầy đủ sức mạnh của mình.
Giai cấp cơng nhân: ra đời cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp ở Đơng Dương. Là một giai cấp xuất hiện trong hồn cảnh nước mất nhà tan,
bị thực dân Pháp áp bức bóc lột nặng nề. Mặt khác, lợi ích lại gắn bó máu thịt với
giai cấp nơng dân nên giai cấp công nhân là một lực lượng quan trọng của cách
mạng. Ngay từ khi mới ra đời, giai cấp công nhân đã có những cuộc đấu tranh lẻ tẻ
mang tính chất “tự phát” nên ở giai đoạn đầu thế kỷ XX, họ vẫn chưa trở thành một
lực lượng chính trị độc lập.
Giai cấp tiểu tư sản: Những năm đầu thế kỷ XX, thay thế cho tầng lớp sĩ phu
đã lỗi thời là tầng lớp trí thức mới chịu ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng mới
tiến bộ, đa số là những trí thức Tây học như các luật sư, bác sĩ, dược sĩ, giáo sư,
18


nhà báo, học sinh, sinh viên... với thành phần xuất thân đa dạng: từ gia đình các sĩ
phu phong kiến hay các tầng lớp trên như địa chủ, tư sản. Cùng với tầng lớp tiểu
thương, tiểu chủ hợp thành tầng lớp tiểu tư sản thành thị đơng đảo, đóng vai trò
quan trọng trong việc tiếp thu những tư tưởng tiến bộ và truyền bá các tư tưởng ấy
vào các tầng lớp nhân dân.
Giai cấp tư sản: hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp. Đó là những người hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, làm trung gian
thầu khoán cho Pháp. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) là một
tầng lớp nhỏ bé, địa vị kinh tế thấp kém, hoạt động yếu ớt, không có quyền độc lập
tự chủ trong kinh doanh nên thế lực kinh tế của tư sản Việt Nam quá nhỏ yếu,

không đủ sức cạnh tranh với tư sản ngoại kiều. Trong chiến tranh thế giới lần thứ
nhất (1914-1918), thực dân Pháp có phần nới lỏng thị trường Đơng Dương, chớp
thời cơ ấy, tư sản Việt Nam đã vươn lên khẳng định vị trí, thế lực của mình và sau
chiến tranh, từ một tầng lớp, tư sản Việt Nam đã phát triển thành một giai cấp. Về
cơ bản, giai cấp tư sản Việt Nam cũng bị phân hóa thành hai tầng lớp rõ rệt gồm tư
sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc và
phong kiến, số đông tư sản mại bản là địa chủ. Tư sản dân tộc xuất thân từ tiểu chủ,
viên chức, tri thức cao cấp, quan lại hay địa chủ vừa và nhỏ, có cơ sở kinh tế yếu
ớt, có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ
chống đế quốc và phong kiến phản động nhưng lập trường không kiên định dễ dàng
thỏa hiệp khi đế quốc mạnh. Tồn tại trong một nước thuộc địa, khi vừa ra đời giai
cấp tư sản Việt Nam lại bị tư bản Pháp, Hoa kiều chèn ép, kìm hãm... nên khó phát
triển về số lượng, thực lực và hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực thương nghiệp…
Những biến đổi về mặt kinh tế và kết cấu giai cấp trong lòng xã hội Việt Nam
đầu thế kỷ XX là nền tảng vật chất cần thiết cho những tư tưởng mới tiến bộ du
nhập vào nước ta, cũng như sự hình thành các phong trào yêu nước lúc bấy giờ
dưới nhiều hình thức.
19


1.3. Sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam và yêu cầu
bức thiết của cuộc vận động Duy Tân đối với phong trào giải phóng dân tộc
đầu thế kỷ XX
Ngay từ năm 30 của thế kỷ XIX, tư tưởng Duy Tân đã xuất hiện ở một số nhà
Nho thức thời của Việt Nam như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường
Tộ, Nguyễn Lộ Trạch..., đặc biệt là bản “Thiên hạ Đại thế luận” của Nguyễn Lộ
Trạch đã hệ thống hóa tinh thần Duy Tân một cách toàn diện. Họ nhận ra những
khiếm khuyết trong con đường phát triển của đất nước và đưa ra những đề nghị cải
cách thiết thực hướng đến tự cường dân tộc. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế là du
nhập mơ hình kinh tế tư bản chủ nghĩa của phương Tây tức là khuếch trương thực

nghiệp, mở đường cho kinh tế phát triển theo hướng mới. Song bản thân những
điều trần ấy vẫn bị đóng khung trong các giáo điều kinh điển Nho gia, thể chế
chính trị vương triều Nguyễn nên không tránh khỏi thất bại và bị triều đình phong
kiến “bỏ rơi”.
Đầu thế kỷ XX , phong trào Cần Vương thất bại đã đánh dấu sự chấm dứt của
con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo ý thức hệ phong kiến vốn đã lỗi thời
lạc hậu, “bài học thực tế rút ra là với một kẻ thù có trình độ văn minh, có khoa học
kỹ thuật tiên tiến, nếu chỉ dùng vũ khí thơ sơ và nhiệt tình khơng thơi để đối phó thì
khơng thể được”[141;79]. Nhiệm vụ đặt ra cho những nhà yêu nước Việt Nam là
cần phải tìm một hướng đi mới cho con đường độc lập của dân tộc.
Giữa lúc tầng lớp thanh niên, sĩ phu Việt Nam đang chán nản với lối học khoa
cử và bế tắc trong con đường cứu nước thì từ bên ngoài một luồng tư tưởng cách
mạng dân chủ tư sản phương Tây với những tư tưởng tiến bộ của thời đại cũng bắt
đầu “thổi” vào nước ta. Nhật Bản, Trung Quốc trở thành cầu nối quan trọng trong
việc truyền bá các luồng tư tưởng tiến bộ này. Nhật Bản đã trở thành mơ hình, tấm
gương giúp mở rộng tầm nhìn và đem lại con đường mới cứu nước mới mẻ cho các
sĩ phu tiến bộ đương thời cố gắng đi tìm lối thốt cho cách mạng nước ta.
20


Nhiều sách báo tiến bộ như Tân thư1 (sách mới), Tân văn2 (báo mới) và các
tác phẩm viết về tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây được truyền đến các tầng lớp
thanh niên trí thức Việt Nam bất chấp sự kiểm tra gắt gao của nhà cầm quyền.
Những tác phẩm như như Mậu Tuất chính biến ký, Đại Đồng Thư, Trung Quốc
Hồn... của Lương Khải Siêu, Tinh Thần Pháp Luật của Montesquieu, Khế ước xã
hội của J. Rousseau, Thuyết Tiến Hóa của Darwin... đã tạo nên một tác động to lớn
và đem lại những nhận thức mới mẻ cho tầng lớp sĩ phu, trí thức đầu thế kỷ như
“một luồng gió thổi tới, thổi rực hồng cả đống than vùi lâu nay âm ỉ trong lòng
người dân Việt Nam yêu nước” [87;125]. Phan Châu Trinh nhận xét “khi tôi đọc
được sách mới (năm Nhâm Dần 1902, ông Đào Nguyên Phổ tặng) thì tơi lấy làm

sướng q và nói đây là lúc dừng cái khùng, cái ngu của tôi mà thắng cái ngu cái
cuồng của xã hội, chưa chắc đã khơng chút gì bổ ích cho quốc dân” [67;507]. Ơng
ví các tư tưởng tiến bộ ấy “giống như luồng gió mát thấm vào trong óc, thổi sạch
cả đám mây mù che đậy thuở nay” [66;175]. Phan Bội Châu thì nhận định “Tơi vì
xem những pho sách ấy mới hiểu qua được thời trạng, cạnh tranh ở trong hoàn
hải, thảm trạng vì quốc vong, họa sâu vì chủng diệt, càng kích thích thích ở trong
óc sâu lắm.... và cái tư tưởng tháo cũi sổ lồng đến lúc đó mới manh động. Tuy vì
hồn cảnh trăn trở, uất ức chưa được thở ra, nhưng mà giấu khí chờ thời, cố rình
cơ hội, lại cách đó hơn 2 năm, tơi quả nhiên được phát triển cái tâm sự của mình”
[68; tVI, 116-117]. Báo Thần Chung (25/1/1929) thì nhận định “Những Thanh Nghị
Báo, Tân Dân Tùng Báo, Am Băng Thất, Tự Do Thư, Trung Quốc Hồn, đã đánh
thức đám sĩ phu ta gần như trực tiếp. Vì trong đó nói chuyện nước Tàu mà có nhiều
chỗ trùng bệnh người mình lắm”[18; 27].
Những tư tưởng tiến bộ của các nhà tư tưởng phương Tây cùng những bài luận
thuyết hùng hồn trong các tác phẩm của Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng viết về
1

Tân thư là danh từ bao quát để chỉ những sách báo xuất hiện ở Nhật Bản, Trung Quốc và cả Việt Nam chứa
đựng những kiến thức, tư tưởng mới của Âu- Mỹ (tân học) khác với kiến thức tư tưởng cũ (cựu học) sẵn có trong
kinh điển của Nho học.
2
Tân văn là những tờ báo đăng tải những bài viết, tin tức do các nhà Duy Tân của Trung Quốc sáng lập.

21


×