Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SKKN biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng anh cho học sinh khối 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.29 KB, 14 trang )

BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CHO
HỌC SINH KHỐI 4
I.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, ngày nay theo chiều hướng phát triển của một
xã hội văn minh và hiện đại thì tiếng Anh được xem là ngơn ngữ thứ hai
sau ngôn ngữ mẹ đẻ , là yếu tố cần và đủ , là tấm vé bắt buộc để cho giới
trẻ bước vào một tương lai phát triển và hòa nhập . Đặc biệt, kĩ năng nghe,
hiểu và giao tiếp được bằng tiếng Anh có một vai trị vơ cùng quan trọng,
là nền móng của việc sử dụng thành thạo ngơn ngữ quốc tế này. Vì vậy,
việc rèn kĩ năng nghe, hiểu và giao tiếp được bằng tiếng Anh cho học sinh
nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng là việc làm cần thiết , là đích đến
của việc dạy và học Tiếng Anh.
Tuy vậy trên thực tế đa số học sinh , đặc biệt là học sinh Tiểu học còn hạn
chế về kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh, các em còn rụt rè, nhút nhát,
chưa tự tin trong giao tiếp.
Việc làm thế nào để học sinh có thể vượt qua các rào cản nhằm nâng cao
hiệu quả giao tiếp trong Tiếng Anh là vấn đề mà một giáo viên dạy Tiếng
Anh tiểu học như tôi luôn băn khoăn trăn trở ? Trong suốt....năm dạy học,
bản thân tôi đã khơng ngừng tìm tịi, học hỏi và áp dụng nhiều biện pháp


nhằm giúp học sinh cải thiện kĩ năng nghe, hiểu và giao tiếp tiếng Anh và
bước đầu các biện pháp đó đã mang đến nhiều hiệu quả, đặc biệt là đối với
học sinh khối 4. Đó là lí do mà tôi muốn chia sẻ cùng mọi người về “Biện
pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh khối 4”.
1. 2. Điểm mới của đề tài :
Quan điểm cơ bản nhất về Đổi mới phương pháp dạy học là phát
huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh
phát triển kĩ năng giao tiếp.Để phát triển kĩ năng giao tiếp Tiếng anh cho
học sinh tiểu học địi hỏi giáo viên phải ln đổi mới, sáng tạo, tạo tình


huống giao tiếp, khơng khí vui vẻ ngay từ đầu tiết học; Thường xuyên sử
dụng Tiếng Anh trong giảng dạy; Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh
bằng Tiếng Anh ; Áp dụng một số trò chơi tạo hứng thú cho học sinh luyện
tập và phát triển kĩ năng giao tiếp; Tạo môi trường giao tiếp Tiếng anh
bằng cáchtổ chức Câu lạc bộ Tiếng anh hoặc tổ chức hoạt động ngoại khóa
Tiếng anh có mời giáo viên nước ngoài,...Đây là điểm mới của biện pháp
mà tôi đã lựa chọn để áp dụng để nhằm nâng cao chất lượng dạy học kỹ
năng giao tiếp,ứng dụng Tiếng Anh vào trong cuộc sống hàng ngày, nhằm
đáp ứng được yêu cầu dạy học trong thời kỳ mới.

II.PHẦN NỘI DUNG


2.1.Thực trạng về việc dạy và học Tiếng Anh của đơn vị :
a.Thuận lợi.
Trường tôi đang công tác hiện tại có 02 giáo viên Anh văn trong đó có 01
giáo viên trong biên chế và 01 giáo viên hợp đồng.01 đồng chí có chứng
chỉ B2 ,01 đồng chí có chứng chỉ C1 theo khung tham chiếu Việt Nam
.Giáo viên luôn tích cực học hỏi,tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghiệp
vụ chun mơn; Tích cực đổi mới phương pháp để phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy; Tăng cường cho
học sinh hoạt động cặp, nhóm để rèn luyện tinh thần tập thể, hỗ trợ giúp
đỡ lẫn nhau trong học tập; Thay đổi khơng gian lớp học theo mơ hình
VNEN tạo cho học sinh cơ hội được giao tiếp nhiều hơn trong tiết học.
Thường xuyên nhận được sự quan tâm từ phía BGH, các thầy cơ giáo chủ
nhiệm và các bậc cha mẹ học sinh.
Nhà trường đã có một phịng học Tiếng anh được trang bị bảng thông minh
và các thiết bị hiện đại.
Nhận thức về tầm quan trọng của môn Tiếng anh đối với tương lai của con
em của nhiều phụ huynh ngày càng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi

cho việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc học Tiếng anh
của học sinh.
b. Khó khăn.


Tiếng Anh là một mơn học khó đối với đa phần học sinh nên bên cạnh
những học sinh có hứng thú học ngoại ngữ vẫn cịn khơng ít học sinh cảm
thấy khơng thích học, thiếu tự tin hoặc cảm thấy khó khăn trong việc học
bộ mơn này.Nhiều em chưa mạnh dạn trong giao tiếp, chưa chịu khó học
nên vốn từ còn hạn chế, ngại đọc và phát âm chưa thực sự chuẩn. Một bộ
phận học sinh không nghiêm túc trong giờ học , cịn nói chuyện,làm việc
riêng, khơng chú ý nghe thầy cô giảng bài.
Một số phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc học bộ môn
tiếng Anh nên chưa có đầu tư đúng mức; ít quan tâm đến vấn đề học tập
của con em. - Chương trình và SGK đổi mới nhiều, độ khó cũng cao hơn,
nội dung trong mỗi tiết học khá dài nên thời gian khơng đủ. Do đó thời
gian để luyện tập phát triển kĩ năng nói cho chọc sinh chưa nhiều.
- GVcịn dạy nhiều tiết, học sinh trong một lớp đông nên việc nhận xét
đánh giá cụ thể, thường xuyên từng cá nhân học sinh cịn gặp khó khăn.
Kết quả khảo sát kĩ năng nói đầu năm học như sau:
KHỐ
I4
Tổng

Sĩ số
56

9-10
SL
%

12
21,4

HT
7-8
SL
15

%
26,8

CHT
5-6
SL
20

%
35,7

SL
9

%
16,1


Qua kết quả thống kê trên cho thấy chất lượng kỹ năng nói Tiếng Anh
của học sinh cịn chỉ đạt ở mức trung bình,chất lượng khá giỏi cịn đạt thấp
so với yêu cầu.
2. Biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh

1.Thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong giảng dạy.
Giáo viên cần thường xuyên sử dụng Tiếng anh trong tiết dạy. Giáo
viên nên sử dụng Tiếng Anh bất cứ thời điểm nào phù hợp trong tiết học,
càng nhiều càng tốt. Nếu giáo viên thường xun nói Tiếng Anh thì những
câu nói đó dần dần thấm sâu vào tâm trí các em, khi cần nói tự nhiên các
em sẽ phát ra được.
Vào đầu mỗi tiết dạy, tôi thường đối thoại với học sinh bằng những câu
Tiếng anh đơn giản để làm nóng khơng khí lớp học, tạo sự hưng phấn
trong học tập. Đồng thời giúp các em học sinh phản ứng giao tiếp nhanh
nhẹn hơn.
Ví dụ:
Teacher : Good morning, everybody !
How are you today ?
Students : Good morning, teacher !
We’re fine, thank you.


How are you ?
Teacher: I’m fine. Thanks.
Hoặc khi tổ chức trị chơi, tơi đưa ra u cầu bằng Tiếng Anh và chỉ sử
dụng một số cụm từ, câu đơn giản nhưng thường xuyên lặp đi lặp lại, như
thế học sinh sẽ hiểu.
Ví dụ:
Teacher: Would you like to play game ?
Students: Yes.
Teacher: Play game “ Slap the board”– Ok !
Students: Ok!
Teacher: Four boys and four girls, please !
Now, any volunteers ? Raise your hand !
Tôi thường dùng một số lệnh đơn giản như.

Now Ss Come here!
Move a little bit, please!
Move back, please!
What’s your team name?
......
Sau khi chọn được hai đội tôi sử dụng một số câu ra lệnh đơn giản khác.
Ví dụ:


Teacher: Are you ready ?
Students: Yes .
Teacher: Now, let’s begin “ one, two, three”
………………
Giáo viên phải tự rèn luyện, học hỏi trao dồi phương pháp dạy với các
bạn đồng nghiệp, trên internet, báo đài, phải tự tin và thường xuyên nói
Tiếng Anh trong lớp để học sinh nói theo.
Cách làm này rèn cho học sinh kỹ năng Nghe - Hiểu - Đối thoại bằng
Tiếng Anh
2. Sử dụng một số trò chơi học tập: Bản thân tôi thường xuyên tổ chức
một số trị chơi để rèn luyện kĩ năng nói nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp
như : Hái hoa dân chủ, Find Someone Who, Answer and question, Passing
game...
Cách làm này nhằm tạo hứng thú cho học sinh luyện tập và phát triển kĩ
năng Nghe - Hiểu - Xử lí - Đối thoại bằng Tiếng Anh.
3.Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh để các em phát
triển kĩ năng nghe, hiểu, phản xạ tốt trong giao tiếp.
Sau khi các em đã học được mẫu câu mới thì giáo viên nên sử dụng
thường xuyên trong lớp học để các em có điều kiện phản xạ tốt .



Trong giờ học giáo viên nên dùng hình ảnh, cử chỉ, …các hành động khác
phi lời nói để diễn đạt 1 từ. Khi nói chuyện bằng Tiếng Anh, cố gắng diễn
đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.
Phương pháp luyện tập theo mẫu là rất quan trọng. Khuyến khích các em
sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.
Dạy tiếng Anh qua tình huống giao tiếp là hay nhất. Dạy các em cố gắng
đoán nghĩa của từ, câu bằng cách căn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc
tình huống giao tiếp.
+ Can you guess the content of the dialogue ?
+ How do you answer it ?
+ How do you say when?
Phương pháp đóng vai rất quan trọng trong khâu này. Tổ chức luyện tập
Tiếng Anh trong giờ học cho học sinh theo nhóm (Work in groups) hoặc
theo cặp (Work in pairs) là tốt nhất.
4. Rèn luyện cách phát âm cho học sinh
Trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh muốn người khác hiểu nội dung
mình nói gì học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng.
Tôi đã kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen
phát âm đúng và phải phát âm đúng. Bởi lẽ, nếu các em bước đầu học


tiếng Anh mà phát âm khơng đúng thì sẽ thành thói quen ảnh hưởng khơng
tốt trong q trình học và giao tiếp sau này.
Cần chú ý luyện tập cho học sinh phát âm có các âm cuối như: bag /bỉg/,
book /buk/....
- Tập cho học sinh có thói quen đọc nối. Ví dụ 1: standup /’stỉnd^p/ ,
lookat /lukỉt/ It’s a pencil. /itsәpensl/ It is a desk. /itizәdesk/
- Đối với hình thức số nhiều cần luyện tập cho học sinh cách phát âm trong
việc nhấn mạnh đuôi số nhiều:
+ Phát âm /s/ đứng sau phụ âm vô thanh /t/, /p/, /k/, /s/, /f/, /θ/ Ví dụ :

cassettes, books, stamps....
+ Phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh /b/,
/d/, /g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /Ŋ/, /l/, /r/. Ví dụ : crayons, tables, markers ..
+ Phát âm là /iz/ khi đứng sau những phụ âm rít cụ thể các phụ âm như
:/z/, /s/, /ʤ/, / tʃ /, / ʃ /, /ʓ/ Ví dụ : pencil cases, oranges, nurse…
Cách làm này rèn cho học sinh kỹ năng phát âm chuẩn và tự tin hơn trong
giao tiếp
5. Rèn cho học sinh sử dụng ngữ điệu khi nói
Ngữ điệu (Intonation) được hiểu đơn giản là sự lên và xuống của giọng
nói. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hồn tồn ý của người nói


nếu như người nói sử dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là
hồn của câu.
. * Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống
thấp ở trong các trường hợp sau:
- Dùng trong câu chào hỏi như: Good morning! ↓
-Dùng trong câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (who, what, when, where, why,
và how) Ví dụ: What are these? ↓; What are those? ↓
-Dùng trong câu yêu cầu hoặc mệnh lệnh: Open your book↓
* Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao ở
trong các trường hợp sau:
- Dùng trong các câu hỏi nghi vấn; “có…khơng”: Ví dụ: Is this your
pen? ; Is that your pencil?
-Dùng trong câu xác định nhưng hàm ý câu hỏi hoặc các từ đơn có một
âm tiết nhấn mạnh: Ví dụ: You are Mai?↑; Me? ↑; Who? ↑
Cách làm này rèn cho học sinh nói đúng ngữ điệu câu giúp các em giao
tiếp tự nhiên hơn.
6 .Thực hiện đúng các bước luyện nói cho học sinh
Về cơ bản trong q trình luyện nói tơi ln tn thủ theo quy trình ( prespeaking, while – speaking, post – speaking ) song tơi lại ưu tiên Luyện

nói tự do ( Post-Speaking) , cụ thể như sau


- Gọi một vài cặp học sinh thực hành nói.
- Học sinh vận dụng kiến thức ngôn ngữ để áp dụng vào thực tế.
Tơi u cầu học sinh luyện nói mẫu câu mới mà các em vừa được học với
những ngơn ngữ riêng của mình khơng cần sự hỗ trợ của giáo viên.
Những hoạt động của phần này thường là trị chơi, đóng vai. Phần này
các em có thể sử dụng thêm những ngữ pháp hoặc vốn từ vựng mà các em
biết nhằm nâng cao kỹ năng nói, giúp các em cảm thấy thoải mái, tự tin
hơn khi nói .
7.Tạo môi trường giao tiếp Tiếng anh bằng cách: Tổ chức Câu lạc
bộ Tiếng anh , hoạt động ngoại khóa Tiếng anh có mời giáo viên nước
ngồi nhằm giúp học sinh có một cơ hội tuyệt vời để luyện nói và nghe
Tiếng Anh, mở rộng quan hệ cũng như trau dồi thêm về kỹ năng giao tiếp .
Ngoài ra bản thân tơi cịn xây dựng mơi trường hỗ trợ việc dạy và học
ngoại ngữ như xây dựng góc học tập dành cho bộ mơn Tiếng Anh ở cuối
mỗi lớp học,ở đó các em trưng bày những sản phẩm mà cá nhân,nhóm của
mình làm được sau các bài học: tấm thiệp,bức tranh, bức thư kết bạn,.....
bằng Tiếng Anh và vào khoảng 5 phút cuối của tiết học, tôi sẽ cho các em
giải trí bằng cách nghe một bài hát ngắn, một đoạn phim ngắn hay một
video các cuộc trò chuyện thực tế của người bản xứ nhằm phát triển kỹ
năng nghe - hiểu sâu sắc - đối thoại và sáng tạo cùng Tiếng Anh.


III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Sau một thời gian áp dụng thực hiện đề tài, thấy học trò học giờ học
một cách hưng phấn hơn,thích giao tiếp bằng Tiếng Anh trong lớp học
cũng như ngoài giờ học với nhau nhiều hơn.
- Lớp học sinh động hơn mỗi khi đến giờ học nói.Học sinh cảm nhận được

giờ học nói dường như kết thúc nhanh hơn.
Kết quả đạt được học kỳ 1 kỹ năng nói năm 2020-2021 như sau :
KHỐ
I4
Tổng

Sĩ số
56

9-10
SL
%
23
41,1

HT
7-8
SL
22

%
39,3

CHT
5-6
SL
8

%
14,3


SL
3

%
5,3

IV. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài:
Qua thực tế giảng dạy ở trường, tơi có thể nói rằng việc nâng cao chất
lượng dạy và học Tiếng Anh,đặc biệt là chất lượng giờ học nói cho học
sinh nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh là vơ cùng quan
trọng vì: Nếu như các em có được hứng thú đối với mơn học thì các em
mới nỗ lực phấn đấu hết mình để tự tin trong giao tiếp.
Vì vậy ln ln học tập đổi mới, làm cho trẻ bất ngờ về khả năng
làm mới phong cách dạy của mình là thành công lớn của thầy cô trong
việc thu hút trẻ học mơn Tiếng Anh. Tuỳ từng hồn cảnh thời gian, địa


điểm và điều kiện vật chất tinh thần cụ thể mà giáo viên có thể sáng tạo ra
cách giảng dạy Tiếng Anh mới cho tiết học. Phương pháp dạy học phải
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học sinh; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy,mục đích dạy học cũng như những
thành công và hạn chế trong khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy
tiếng Anh nói chung, và phát triển kỹ năng giao tiếp nói riêng đạt chất
lựơng ngày càng tốt hơn bản thân tôi có những kiến nghị thiết thực sau:
* Về phía cơ sở
Nhà trường cần tăng trưởng mục sách tham khảo, tài liệu tham khảo

môn Tiếng Anh phục vụ công tác dạy học tại thư viện trường để giáo viên,
học sinh có nhu cầu được tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng.
Mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học ngoại ngữ.
Tiếp tục tham mưu với địa phương,với phụ huynh đê tạo điều kiện về kinh
phí nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ
dạy học Tiếng Anh theo yêu cầu mới.
* Về phía ngành
Sở, phịng GD&ĐT, Phịng GD&ĐT nên thường xun tổ chức các
hội thảo chuyên môn, các lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy theo


từng cụm trường, huyện, tồn tỉnh để tạo khơng gian học tập, giao lưu,
trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên .
Đề nghị Sở, Phòng GD - ĐT tổ chức nhiều hơn các buổi tập huấn bổ
sung, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy bộ môn. Tạo điều kiện cho giáo viên
Tiếng Anh tổ chức những buổi hoạt động ngoại khoá “Vui học Tiếng Anh”
cho học sinh để các em có cơ hội được giao tiếp bằng Tiếng Anh nhiều
hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá
trình giảng dạy tiếng Anh tại trường cũng đã đạt được những thành công
nhất định. Tôi mạnh dạn nêu ra để hội đồng khoa học xem xét, bổ sung,
góp ý kiến để tơi có thêm những kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và góp phần nâng cao chất lượng kỹ
năng giao tiếp của học sinh nói riêng và giáo dục tồn diện cho học sinh
nói chung . Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi
những hạn chế. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý của Ban giám
hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp .
Xin chân thành cảm ơn !




×