Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.27 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Đạo đức là mợt nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là
khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá
tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, hiền/ dữ, v.v. Trong phạm vi: lương tâm con
người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt mà đôi lúc còn được gọi là
giá trị đạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn, triết học
và luật pháp của một xã hội. Hay nói một cách dễ hiểu, đạo đức là những
khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo
nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của
cộng đồng xã hội, khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy dễ chịu.
<b>I. Lý do chọn đề tài:</b>
Theo kết quả khảo sát của viện nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt
Nam, tỉ lệ học sinh đi học muộn: Tiểu học 20%, THCS 21%, THPT 58%; tỉ
lệ quay cóp: Tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha mẹ:
Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 64%; tỉ lệ không chấp hành an toàn giao
thông: Tiểu học 4%, THCS 35%, THPT 70%. Những con số này cho thấy,
càng lớn, ý thức, đạo đức của học sinh càng đi xuống.
Tỉ lệ phạm tội của người trẻ cũng ngày một tăng cao. Theo thống kê
của Viện Kiểm Sát Nhân Dân, nếu năm 1986 có 3.607 người chưa thành
niên phạm tội bị phát hiện thì đến năm 1996, con số này là 11.726 em.
Trung bình mỗi năm, trên cả nước có 4.746 người chưa thành niên phạm tội
bị phát hiện. Sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma túy học đường ngày càng
trở thành vấn đề nhức nhối. Nếu như năm 2004, chỉ có 600 học sinh, sinh
viên nghiện ma túy, thì đến năm 2007, con số này tăng lên 1.234 học sinh,
Vì sau có những kết quả như vậy? Liệu có phải xem xét lại công tác
giáo dục đạo đức trong nhà trường? Rõ ràng, chương trình giáo dục đạo đức
xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là
môn đạo đức, bậc trung học là môn giáo dục công dân. Nhưng chương trình
sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, không
tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh.
Những vấn đề trên hợp thành động lực giúp tôi tìm hiểu tình hình đạo
đức học sinh ở trường tiểu học.
<b>II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:</b>
*<b> MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:</b>
- Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém về đạo đức.
- Phân tích những nguyên nhân sai để từ đó đề xuất những giải pháp
để học sinh khắc phục những hành vi chưa đúng.
<b> * Phương pháp nghiên cứu:</b>
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi.
<b>III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:</b>
- Do đây là đề tài khá nhạy cảm nên chỉ giới hạn cho học sinh Lớp 4
Trường Tiểu học Phú Thọ “C”
- Do đây là đề tài đầu tiên nên tôi kết hợp thực hiện giáo dục đạo đức
các em trong những buổi sinh hoạt dưới cờ và những ngày giảng dạy trên
lớp thông qua các tiết giảng dạy của các em để từ đó các em có những hành
vi giáo dục tốt hơn.
<b>I. Cơ sở lý luận:</b>
Đất nước Việt Nam đang từng bước sánh vai với các cường quốc trên
thế giới về các mặt: Kinh tế- xã hội, giáo dục, an ninh- quốc phòng và đã
phát huy những thành quả đạt được, đòi hỏi mọi người dân Việt Nam phải
có đủ tài và đức. Điều đó đặt lên vai ngành giáo dục và đào tạo trọng trách
là phải làm sau cho mỗi học sinh lĩnh hội được kiến thức và tiêu chuẩn đạo
đức cần thiết nhất cho xã hội.
Trong những năm qua, do sự lãnh đạo của Đảng với khẩu hiệu “nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Trong hệ thống giáo dục,
bậc tiểu học có vai trò rất quan trọng là bậc nền tảng. Bản thân là giáo viên
tôi có quan niệm rằng không những dạy cho học sinh của mình giỏi về văn
hóa mà còn cần giáo dục cho học sinh có đạo đức mới quan trọng … Vì thế
giáo viên cần có trình độ chuyên môn và có phương pháp giáo dục đạt hiệu
quả.
<b>♣ Một số khái niệm liên quan đến đề tài.</b>
<b>1/Đạo đức là gì ?</b>
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,là tổng hợp những qui
<b>2/ Những học sinh có dấu hiệu cần phải giáo dục đạo đức .</b>
-Tính mâu thuẫn trong hành vi do những mâu thuẫn trong sự phát
triển nhân cách tạo nên.Trí tuệ phát triển nhưng tình cảm hầu như không
phát triển, hoặc ngược lại
-Thái độ xung đột kéo dài.
-Sống ít kỷ,tiếp nhanh cái xấu.
- Khi chơi đùa cùng bạn thường hay kiếm cớ đánh nhau,chửi thề.
- Tính không ổn định của cac hứng thú, nguyện vọng lúc này lúc
khác.
- Luôn chống đối các tác động giáo dục.
<b>II.Cơ sở thực tiễn:</b>
Hầu hết các học sinh trong trường đều được thầy cô, gia đình, xã hội
quan tâm và đặt vấn đề đạo đức lên trên, nên hàng ngày cũng như hàng tuần
đều được giáo dục và được nhắc nhở thực tế về văn hóa cũng như đạo đức
vào ngày thứ hai sinh hoạt dưới cờ và cuối tuần vào tiết sinh hoạt lớp.
<i><b> 2. Khó khăn:</b></i>
Đa số học sinh của trường là con của gia đình nghèo, đông con dẫn
đến dạy dỗ chưa tốt. Bên cạnh còn một số ít gia đình khó khăn về kinh tế
<b>III. Thực trạng và những mâu thuẫn:</b>
Cả khối bốn chỉ có 20 em, trong đó chỉ có 11 nữ. Nhưng qua trò
chuyện và tìm hiểu trong một tuần lễ thì rất nhiều vụ việc xãy ra liên tục làm
cho tôi suy nghĩ là phải có biện pháp giáo dục số học sinh nói tục chửi thề,
đánh nhau, vô lễ, chạy xe lạng lách. Nhưng trong quá trình tiếp xúc và trò
chuyện thì được biết hành vi này của các em thường xuyên diễn ra. Thực tế
đạo đức để các em có được và ứng xử ngoài xã hội thì đạt được bao nhiêu?
Trong quá trình giảng dạy tôi mới tự mài mò giao tiếp và tìm hiểu ở các em
học sinh. Mục tiêu là tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp để giúp các em.
Qua thời gian tìm hiểu thì tôi được biết có em thì rất ngoan, có em thì rất
hiền. Có em thì ngay từ lời nói đầu tiên thì bộc lộ thái độ kém đạo đức với
người lớn và thầy cô giáo, có em hay gây chuyện, đánh lộn với các bạn
khác, cắp vặt tiền, đồ dùng học tập của các bạn, … Với tư cách là giáo viên
của các em thật khó cho tôi. Trước hoàn cảnh này tôi tỏ ra thật thân thiện
với các em để tạo mối thâm tình không phải là tư cách của một cô giáo mà
là một người bạn thân của các em để giúp đỡ các em sửa đổi lại hành vi.
Câu chuyện xảy ra như thế nào?
Càng gần gũi thân thiện với các em, giúp các em vui hơn, tình cảm
giữa tôi và các em gần giống như những người bạn thân. Và cũng bắt đầu từ
đó, tôi mới có điều kiện tiếp xúc với các em hay nói đúng hơn là có thời
nói chuyện riêng với học sinh đó và tìm hiểu nguyên nhân vì sao em lại
hành động như vậy, đồng thời có biện pháp giáo dục phù hợp với tâm tư
tình cảm của em. Sau đó trả tiền lại cho học sinh bị mất với một lý do nhẹ
nhàng là một học sinh đó nhặt được ở xóa bàn, đề nghị lớp tuyên dương
hành vi tốt đẹp đó. Riêng bản thân em đó cũng thấy được việc làm của mình
là chưa đúng, đáng chê trách. Ngược lại việc được cả lớp tuyên dương là rất
đáng tự hào. Tôi chắc rằng qua vụ việc này thì em đó sẽ không bao giờ tái
phạm nữa.
Khi tan trường tôi phải đứng lại đợi các em hết để các em thấy rằng
không phải cô chỉ quan tâm các em ở trong lớp mà còn quan tâm, thân
thương với các em ở mọi lúc mọi nơi. Mục tiêu giáo dục của tôi không là
học sinh của lớp mình mà giáo dục học sinh của toàn bậc học, trong quá
trình trò chuyện, giao tiếp nếu có học sinh nào thể hiện hành vi không đúng
tôi sẽ giúp các em chỉnh sửa ngay. Giáo dục ở đây không phải là chỉnh sửa
bằng cách răng đe mà là hòa nhã thân thiện với các em. Do đó công tác của
tôi có vất vả nhưng có nhiều hiệu quả vì đạo đức không phải là lý thuyết
xuông mà phải thực hành cụ thể. Từ đó các em hiểu mà mới thực hiện đúng
được.
Việc học tập rèn luyện đạo đức của học sinh thường chịu ảnh hưởng
của các yếu tố: Gia đình, nhà trường, xã hội, … Bởi vậy, ngoài thời gian học
ở trường thì thời gian còn lại học sinh chủ yếu gắn bó với gia đình cho nên
nhân cách của học sinh phần lớn bị chi phối từ cha mẹ và những người thân
trong gia đình cũng như chịu sự tác động từ yếu tố xã hội … Để kịp thời
uốn nắn những hành vi đạo đức và việc học tập của các em thì gia đình cần
phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường và các đoàn thể khác.
+ Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp
luật cơ bản phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân, gia
đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội và môi trường tự nhiên, ý nghĩa của
việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.
+ Từng bước hình thành kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi
ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản,
cụ thể của cuộc sống và biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
mong muốn đem lại niềm tin hạnh phúc cho con người, yêu cái thiện, cái
đúng, cái tốt, không đồng tình với các hành vi sai.
Ba mục tiêu trên có quan hệ chặt chẽ thống nhất với nhau. Trong đó
mục tiêu về kĩ năng hành vi là đích cuối cùng và quan trọng nhất của giáo
dục đạo đức.
Như đã nói ở trên, giáo dục cho học sinh về văn hóa không là chưa đủ
mà cần phải giáo dục về đạo đức cho học sinh mới là quan trọng, mới là con
người Việt Nam, mới là con cháu của các bậc anh hùng của ông cha ta đã từ
lâu xây dựng và vung đắp tạo nên xã hội này cho đất nước chúng ta, cho con
cháu sau này như Hồ Chí Minh cho thiếu nhi và nhắc nhở các em: “Non
sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước tới
đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” (Hồ Chí Minh).
Nhiều câu hỏi đặt ra cho tôi. Do vậy, ngay từ đầu khai giảng năm học
tôi xác định cho mình là phải giáo dục đạo đức cho học sinh, bên cạnh việc
giảng dạy và truyền thụ kiến thức văn hóa. Hai mặt này phải luôn được thực
hiện song song và không được tách rời nhau. Để làm được điều này tôi đã
tiến hành thực hiện như sau:
Tôi bắt đầu tiến hành ngay việc nghiên cứu sách đạo đức lớp bốn gồm
14 bài. Khi truyền đạt kiến thức cho các em tôi không những dạy nội dung
sách giáo khoa của ngày hôm đó mà luôn nhắc nhở các em hàng ngày cách
nói, cách sống, lễ độ với người lớn, tính trung thực, thật thà, không nói tục,
chữi thề, nói leo, đánh lộn, … Tôi nghĩ rằng với phương chăm: “mưa lâu
thấm đất” sẽ lưu lại những lời dạy đó trong các em nhiều hơn.
Bên cạnh những giờ lý thuyết thì chương trình cũng có một tiết thực
hành, tôi lấy tiết thực hành này làm trọng tâm cho bài học. Cho học sinh
thảo luận trao đổi, bàn bạc với nhau về cách thực hiện, cách ứng xử những
tình huống mà sách giáo khoa yêu cầu, bên cạnh những câu hỏi của sách
giáo khoa tôi còn đặt thêm những câu hỏi thực tế ở ngoài cuộc sống, những
việc làm hàng ngày có thể xảy ra để các em thảo luận, sắm vai cho học sinh
cùng nhận xét những hành vi đúng hay sai và tuyên dương những hành vi
đúng để các em có thể ứng dụng vào cuộc sống.
<b>IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề:</b>
Tôi đã nghiên cứu rất kĩ phương pháp dạy học đạo đức ở cấp tiểu học
nói chung và ở lớp bốn nói riêng rất phong phú và đa dạng bao gồm các
phương pháp truyền thống như:
- Kể chuyện.
- Đàm thoại.
- Nêu gương.
- Sử dụng đồ dùng trực quan, …
<b>Và các phương pháp hiện đại như:</b>
- Sắm vai.
- Thảo luận nhóm.
- Tổ chức trò chơi.
- Xử lý tình h́ng.
- Đợng não.
- Dự án …
<b> * Ngồi ra còn áp dụng một số kĩ năng sống cơ bản như:</b>
+ Kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng tự nhận thức
+ Kĩ năng xác định giá trị
+ Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
+Kĩ năng tư duy phê phán
+ Kĩ năng từ chối
+ Kĩ năng hợp tác
+ Kĩ năng đặt mục tiêu
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các vấn đề, hiện tượng trong
đời sống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã
học.
+ Kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm
Bao gồm hình thức học tập theo lớp, cá nhân, hình thức học ở lớp có
liên quan đến nội dung học tập.
nên quá lạm dụng hoặc phủ nhận hoàn toàn một phương pháp hoặc hình
thức dạy học nào. Điều quan trọng là phải căn cứ vào hoàn cảnh, trình độ,
năng lực của học sinh, sở trường của giáo viên. Căn cứ vào điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể của nhà trường, từng lớp học và lựa chọn, sử dụng các phương
pháp dạy học một cách hợp lý.
<b>* Một số phương pháp dạy đạo đức mà tôi thường xuyên thực hiện:</b>
- Phương pháp động não.
- Phương pháp kể chuyện.
- Phương pháp nêu gương.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp dự án.
- Kỹ thuật phòng tranh
<b>V. Hiệu quả áp dụng:</b>
Từ khi áp dụng phương pháp và hình thức trên tình hình thực tế “đạo
đức” của khối tôi có chiều hướng giảm dần. Tôi cẩn thận ghi chép cụ thể ở
từng tháng để biết kết quả, từ đó có biện pháp và cơ sở nhằm có hướng khắc
phục tốt hơn.
Tháng 8 có 15 em, đạt tỉ lệ 75%.
Tháng 9 có 11 em, đạt tỉ lệ 55%.
Tháng 10 do nghỉ lũ nên cập nhật tháng tiếp theo
Tháng 11 có 9 em, đạt tỉ lệ 45%.
Tháng 12 có 8 em đạt tỉ lệ 40 %.
Tháng 01 có 6 em đạt tỉ lệ 30 %.
Tháng 02 có 3 em đạt tỉ lệ 15 %.
Tháng 03 có 1 em đạt tỉ lệ 5 %.
Tháng 4+5 có 0 em đạt tỉ lệ 100 %.
Thực tế kể từ khi nhận lớp hay nói rõ hơn đúng 35 tuần trong năm
học kể từ khi tôi bắt tay vào công việc của mình rõ ràng tôi nhận thấy tình
hình đạo đức của các em có tiến triển rõ rệt. Các biểu hiện của các em như
đánh lộn, nói tục, chữi thề, vô lễ, lấy cắp quà, cắp tiền, nói leo, … có phần
giảm nhiều. Trong khi nghiên cứu tôi mới phát hiện ra rằng mặc dù các em
có những biểu hiện không tốt nhưng sâu tận tâm hồn các em thì thật trong
sáng và biết lắng nghe không như chúng ta tưởng. Và đó cũng là động lực
giúp tôi tiếp tục cuộc nghiên cứu nhiều hơn các phương pháp giáo dục các
em.
vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó tôi luôn
giáo dục học sinh đức và tài phải đi đôi với nhau.
<b>C. Kết luận</b>
<b>I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:</b>
Đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác giáo dục. Là một
giáo viên khi đứng lớp không chỉ riêng tôi nếu như giáo dục được các em
chưa ngoan, đạo đức chưa tốt. Nếu chúng ta cảm hóa được các em biến các
em chưa ngoan thành một học sinh ngoan ngoãn biết vâng lời thầy cô, đối
xử tốt với bạn bè chắc hẳn không riêng gì tôi mà bất kì ai khi làm được điều
đó thì cảm thấy mình rất vui. Các em còn trong lứa tuổi chưa đủ lớn để nhận
thức đâu là hành vi đúng, hành vi chưa đúng nên đề tài này được áp dụng
trong giảng dạy sẽ giúp các em rất nhiều về cách nhìn, cách nhận thức về cái
đúng, cái chưa đúng, cái tốt , cái chưa tốt.
<b>II. Khã năng áp dụng:</b>
Đối với đề tài này đã nói về giáo dục đạo đức thì không chỉ áp dụng cho
học sinh lớp 4 mà bất kỳ lứa tuổi nào thì vấn đề về đạo đức cũng rất quan
trọng nên có thể áp dụng đề tài này cho học sinh các khối lớp từ lớp 1 đến
lớp 5.
<b>III. Bài học kinh nghiệm:</b>
Qua một thời gian nghiên cứu, tôi tự rút ra cho mình bài học vô cùng
quí báu. Để giáo dục các em được tốt và có hiệu quả nhanh hơn thì điều
trước tiên là phải tìm hiểu nguyên nhân và phải tiếp xúc trực tiếp, gần gũi
với các em, hòa nhập vào cuộc sống hồn nhiên của các em. Công việc thành
công thì không khó nhưng đòi hỏi phải quyết tâm và kiên trì.
<b>IV. Đề xuất, kiến nghị:</b>
Để cảm hóa, giáo dục được các em có hành vi chưa tốt, hay nói tục,
chửi thề thì không phải là ngày một ngày hai mà phải là cả một thời gian dài.
Là một trường vùng sâu, do các em đa số là con của những gia đình
học vấn còn thấp gia đình còn khó khăn nên hệ đa số sự giáo dục của các em
thường đặt vào nhà trường nên tôi đề nghị khi đứng lớp giảng dạy thì chúng
ta cần phải tận tâm giúp đỡ các em từ chỗ các em chưa hiểu được đến cái
hiểu được để các em có thể tự tin trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Về phía nhà trường nên tổ chức nhiều phong trào thi đua “ Nói lời hay
làm việc tốt” và các phong trào thi đua theo chủ điểm, các trò chơi dân
gian…Để từ đó các em hình thành nên nhân cách sống cho các em.
<b> Lê Thị Loan</b>
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tâm lý học Đại Cương. ( Hà Nội 1995 )
2.Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư phạm. ( Hà Nội 1995 )
3.Giáo dục học Tiểu Học I. ( NXB Đà Nẵng ).
4.Tâm lý học Đại Cương. ( Huế-2001 )
<b>Nhận xét của hội đồng khoa học:</b>
………
………
………
<b>Nhận xét của Lãnh đạo cấp trên:</b>
………
………
………
………
………