Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa - VSATTP ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.16 KB, 3 trang )

Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa - VSATTP
Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.

1. HỒ SƠ CÔNG BỐ

Gồm:

· 02 bản công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm.

· 02 bản tiêu chuẩn cơ sở do DN ban hành và có đóng dấu của DN.

· 02 phiếu tiếp nhận.

· 02 nhãn sản phẩm có đóng dấu của Doanh nghiệp.

· 02 Phiếu kết quả kiểm nghiệm.

· Tài liệu xác nhận DN có quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công
nghiệp đang được bảo hộ (nếu có).

· Giấy phép kinh doanh (bản sao hợp pháp).

· Giấy tờ liên quan đến những thông tin ghi trên nhãn hàng hoá.

2. THẪM QUYỀN TIẾP NHẬN HỒ SƠ

· Bộ phận an toàn vệ sinh thực phẩm – Phòng Nghiệp Vụ Y – Sở Y tế tiếp nhận
hồ sơ.

3. THỜI GIAN XÉT DUYỆT
T



· 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hoàn chỉnh.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP

· Bảo đảm hồ sơ công bố đủ và đúng quy định. DN tự kiểm tra đủ (theo mục 1)
trước khi nộp hồ sơ.

· Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của tiêu chuẩn chất lượng thực
phẩm đã công bố.

· Bảo đảm thực hiện đúng các nội dung đã công bố.

· Thực hiện các qui định về thu phí, lệ phí quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm.(nếu có)

· Phải công bố lại nếu có bất kỳ sự thay đổi nào về các nội dung đã công bố.

· Chịu sự kiểm tra, kiểm nghiệm của cơ quan Y tế có thẩm quyền


5. LƯU Ý:

Để có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký công bố tiêu chuẩn thực phẩm chức
năng, chúng tôi cần được cung cấp các tài liệu và thông tin sau đây:

1) Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm

2) Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành (có đóng dấu), bao gồm các
nội dung:


- Các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái), chỉ tiêu chất lượng chủ
yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hoá lý, vi sinh vật, kim
loại nặng (As, Pb, Cd, Hg);

- Thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm;

- Thời hạn sử dụng;

- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản;

- Chất liệu bao bì và quy cách bao gói;

- Quy trình sản xuất.

3) Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành
lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng).

4) Tiêu chuẩn sản phẩm (Products Specification) của nhà sản xuất hoặc Phiếu
kết quả kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất
lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm
định độc lập nước xuất xứ.

5) Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn
phụ (có đóng dấu của thương nhân); Mẫu có gắn nhãn (nếu có yêu cầu để thẩm
định).

6) Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các giấy
chứng nhận sau: Chứng nhận GMP (thực hành sản xuất tốt); HACCP (hệ thống
phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn); hoặc giấy chứng nhận tương

đương.

7) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng
nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước
xuất xứ.

8) Kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc tài liệu chứng minh về tác dụng đặc hiệu
và tính an toàn thực phẩm.

9) Bản sao Giấy chứng nhận của nước xuất khẩu cho phép sử dụng với cùng
mục đích trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó và thuyết minh quy trình sản
xuất (đối với trường hợp thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen hoặc trong
thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ).

10) 02 mẫu sản phẩm

×