Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Huong dan cham Bai viet so 2 lop 11 nam 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GD & ĐT TIỀN GIANG
<b>TRƯỜNG THPT CÁI BÈ</b>


<b></b>


<b>---HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 2</b>
<b>NĂM HỌC 2011 - 2012</b>


<b>MÔN NGỮ VĂN 11</b>
<i><b>(Bài làm ở nhà)</b></i>
<b>(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)</b>




<b>---1. Yêu cầu chung:</b>


<b>- Về nội dung: </b>


Phân tích được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát
vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ “Tự tình” (Bài II)


<b>- Về cách thức làm bài: </b>


Làm đúng kiểu bài phân tích, cảm thụ thơ trữ tình. Khi viết bài, có thể vận dụng
nhiều thao tác nghị luận như phân tích, giải thích, chứng minh…


<b>2. Yêu cầu cụ thể:</b>


Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những nội
dung cơ bản:



<b>* Hai câu đề: Nỗi buồn tủi của nhân vật trữ tình.</b>


- Câu phá đề: mở ra thời gian đêm khuya, mọi vật chìm trong tĩnh lặng. Gợi khơng
khí vắng vẻ, mênh mơng, tĩnh lặng qua sử dụng từ láy <i>“văng vẳng”.</i> Đây cịn là khơng
gian, thời gian của tâm trạng. Nhịp gấp gáp liên hồi của trống canh thể hiện sự rối bời
của tâm trạng.


- Nữ sĩ cảm nhận được thấm thía thân phận mình. Từ <i>“trơ”</i> đặt đầu câu và nhịp thơ
1/3/3 có tác dụng nhấn mạnh. <i>“Trơ”</i> là tủi hổ, bẽ bàng, hai chữ <i>“hồng nhan”</i> chỉ nhan
sắc của người phụ nữ đi cùng với chữ <i>“cái”</i> thật rẽ rúng, mỉa mai. Câu thơ gợi lên nỗi
xót xa, đau đớn, thấm thía.


- Bản lĩnh Xn Hương qua từ <i>“trơ”. “trơ”</i> không chỉ là tủi hổ, bẽ bàng mà còn là
thách thức. Từ <i>“trơ”</i> kết hợp với <i>“nước non”</i> thể hiện sự bền gan, thách đố.


<b>* Hai câu thực: Nỗi bế tắc của nhân vật trữ tình.</b>


- Xuân Hương tìm đến rượu để quên đời, nhưng khơng qn được (“<i>say lại tỉnh</i>”);
tìm đến vầng trăng để mong tìm được sự tri âm, chia sẻ nhưng chỉ thấy đêm tàn, trăng
khuyết (“<i>khuyết chưa tròn</i>”).


- Cảm hứng về nỗi đau mang những nét tích cực. Đó chính là niềm mơ ước hạnh
phúc, vầng trăng “<i>khuyết chưa trịn</i>” sẽ vẫn cịn có ngày trịn, dun phận sẽ được toại
nguyện, hạnh phúc, viên mãn.


<b>* Hai câu luận: Thái độ phản kháng và khát vọng của nhân vật trữ tình.</b>


- Gợi cảnh thiên nhiên, cảnh được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm
phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn như đám rêu kia cũng không
chịu mềm yếu. Cảnh như đang nổi loạn, như đang phản kháng, như muốn vạch đất,


vạch trời mà thán oán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nên sự trỗi dậy mạnh mẽ của cảnh vật. Không chịu khuất phục, muốn vùng vẫy để thoát
khỏi hiện thực, vươn tới cuộc sống đáng sống hơn – ngay cả trong tình huống bi thương
nhất.


<b>d. Hai câu kết: Nỗi chán chường của nhân vật trữ tình.</b>


- “<i>Ngán</i>” là chán ngán, ngán ngẫm. Xuân Hương ngán lắm rồi nỗi đời bạc bẽo, éo le.
Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên nhiên tạo vật, như với con người thì tuổi
xn trơi qua sẽ khơng bao giờ trở lại. Tạo hóa thật bất cơng với con người.


- Ở câu thơ cuối, nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự
nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn (“<i>Mảnh tình san sẻ tí con con</i>”).
“<i>Mảnh tình</i>” đã bé, lại cịn “<i>san sẻ</i>” thành ra ít ỏi, chỉ cịn “<i>tí con con</i>” nên thật xót xa,
tội nghiệp. Đây là nỗi thất vọng của một tâm hồn khát sống, khát yêu.


<b>3. Tiêu chuẩn cho điểm:</b>


<b>* Điểm 10.0 : </b> - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.


- Bố cục hợp lí. Phân tích chính xác, sâu sắc.
- Diễn đạt tốt, có cảm xúc.


- Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.


<b>* Điểm 9 -8 : </b> - Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu nêu trên.
- Bố cục hợp lí. Phân tích chính xác, sâu sắc.
- Diễn đạt tốt.



- Có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.


<b>* Điểm 7 - 6: </b> - Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu nêu trên. (2/3)
- Bố cục hợp lí. Phân tích chính xác.


- Diễn đạt tốt.


- Có thể mắc một số lỗi diễn đạt, ngữ pháp.


<b>* Điểm 5.0 : </b> - Hiểu đúng vấn đề, nhưng chỉ đáp ứng khoảng nửa yêu cầu trên.
- Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý.


- Không mắc nhiều lỗi diễn đạt.


<b>* Điểm 4 -3: </b> - Chỉ đáp ứng khoảng 2/3 yêu cầu trên.


- Văn chưa trôi chảy, đôi chỗ cũng diễn đạt được ý.
- Mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.


<b>* Điểm 2 - 1: </b> - Còn lúng túng trong phương pháp. Không hiểu đúng vấn đề.
- Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng.


- Mắc nhiều lỗi diễn đạt.


</div>

<!--links-->

×