Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

GIAN LAN THI CU HOAN HO O DAO TRONG THI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.71 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Học sinh quay clip gian lận thi cử: Công hay </b>


<b>tội?</b>



<b></b>
<b> />


Thứ Năm, 07/06/2012 23:31


<b>Tại buổi họp báo ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 kết thúc, Bộ GD-ĐT </b>
<b>vui mừng tuyên bố đây là kỳ thi được tổ chức thành công nhất từ trước đến nay. </b>
<b>Nhưng sự lạc quan của Bộ GD-ĐT liền bị dội một gáo nước lạnh khi clip quay </b>
<b>cảnh tiêu cực cơng khai, có tổ chức diễn ra ở hội đồng thi Trường THPT Dân lập</b>
<b>Đồi Ngô (huyện Lục Nam - Bắc Giang) được tung lên mạng!</b>


Vậy là thêm một kỳ thi nữa có bê bối làm chấn động dư luận khơng khác gì vụ bắt tay
nhau trong việc chấm điểm của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong kỳ thi
năm trước.


Bản chất của vụ bê bối này có thể cịn nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ, như những người
tổ chức quay, các thí sinh nhận quay clip này có vụ lợi hay khơng (có thơng tin 2 thí
sinh trực tiếp quay đến 6 video clip)… Nhưng dư luận rất quan tâm việc thí sinh S. -
người trực tiếp quay clip đã tung lên mạng - có cơng hay có tội?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>tiêu cực. Thí sinh mang phương tiện ghi hình vào phòng thi là vi phạm quy chế </b>
<b>thi, sử dụng nó thì lại thêm một lần vi phạm nữa. </b>


Ông Nguyễn Đức Hiền, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Giang, cho rằng thí sinh S.
vừa có cơng vừa có tội. Có cơng là phản ánh được tiêu cực nhưng mang thiết bị điện
tử vào phòng thi là vi phạm quy chế thi.


Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Chúng tơi hồn tồn ủng hộ
việc tố cáo những đơn vị vi phạm quy chế thi. Cịn việc thí sinh quay video clip thì


phải xem xét vì quy chế thi cấm làm việc đó.


Trong khi đó, đa số phản hồi của bạn đọc Báo Người Lao Động trong những ngày vừa
qua đều cho rằng thí sinh S. có cơng phát hiện tiêu cực. Thí sinh S. chỉ có “tội” là làm
cho đánh giá lạc quan về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 của Bộ GD-ĐT “thành công tốt
đẹp” trở nên… không trọn vẹn!


Theo quy chế, đúng như ông Đào Trọng Thi phát biểu, thí sinh S. mang phương tiện
có gắn thiết bị điện tử vào phịng thi và sử dụng nó là vi phạm quy chế thi. Thực chất
thí sinh S. khơng dùng thiết bị điện tử đó phục vụ cho việc làm bài thi. Do vậy, việc
xử lý thí sinh S. cần cân nhắc.


Xét cho cùng, thí sinh S. có cơng hơn có tội vì S. đã tiếp tục gióng lên tiếng chng
cảnh báo về một kỳ thi quốc gia nữa thất bại.


Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đã có cố gắng để tổ chức nghiêm túc kỳ thi này,
điển hình là cuộc vận động “hai khơng” - “nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục”. Phong trào này đã thành cơng ngay từ năm 2007 nhưng
sau đó, bệnh thành tích nhanh chóng quay trở lại, năm sau tỉ lệ thí sinh tốt nghiệp
THPT cao hơn năm trước với nhiều địa phương tiệm cận tỉ lệ 100%, trong khi bê bối
liên tục xảy ra, thậm chí tại nhiều tỉnh, “phao” vẫn trắng trường.


Việc tổ chức một kỳ thi nghiêm túc sao khó đến vậy, trong khi thực chất rất đơn giản,
chỉ cần các giám thị thực hiện nghiêm quy chế. Lỗi này do hệ thống hay vì bệnh thành
tích lấn át? Đến bao giờ có một kỳ thi thực sự nghiêm túc để có thể lấy kết quả của kỳ
thi quốc gia này xét tuyển vào ĐH-CĐ là câu hỏi không biết bao giờ mới có lời đáp!


</div>

<!--links-->

×