Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Dùng Excel để dự kiến vốn kinh doanh (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.39 KB, 9 trang )

Dùng Excel để dự kiến vốn kinh doanh
( Bình chọn: 2 -- Thảo luận: 3 -- Số lần đọc: 694)
Giả sử bạn dành dụm được 100 triệu đồng và đang nghĩ cách sao cho tiền sinh sôi. Nếu gửi tiền tiết kiệm
toàn bộ thì chắc ăn, nhưng vốn liếng của ta tăng chậm, có thể không đủ cho nhu cầu trong tương lai. Nếu
dốc vốn để hùn hạp làm ăn hoặc đầu tư cổ phiếu, lợi nhuận hứa hẹn cao hơn nhưng rủi ro cũng không phải
là ít. Để "ăn được, ngủ được", có lẽ ta nên "công thủ toàn diện", gửi một phần vào ngân hàng, phần còn lại
đầu tư. Nhưng "một phần" là bao nhiêu nhỉ?
Khi phải cân nhắc với những con số, bạn đừng giữ chúng trong đầu mà hãy "trút" vào bảng tính. Tại ô nào
đó, D3 chẳng hạn, bạn ghi ra số vốn của mình. Tại ô D4, bạn ghi ra số tiền cần "bốc ra" để chi dùng sau
một năm. Số tiền dự trù đó có thể mỗi năm mỗi tăng do lạm phát. Bạn ghi tỉ lệ lạm phát vào ô D5, khoảng
2%. Nếu muốn "liệu cơm gắp mắm", tính tiền rút ra trên vốn hiện có, 10% chẳng hạn, bạn ghi số ấy vào ô
D6.
Tại ô D7 bạn ghi rõ lãi suất tiết kiệm, tròm trèm 7%. Ô D8 dành cho lãi suất đầu tư trung bình theo mong
muốn của bạn, 15% không phải là chuyện lạ. Bạn đưa vào ô D9 sự trăn trở của mình, tỉ lệ tự đầu tư trên
vốn của mình, thử "bình tĩnh" 50% xem sao (50% kia gửi tiết kiệm). Cuối cùng ta cần thể hiện ở ô D10 một
thực tế phải chấp nhận: độ thăng giáng của lãi suất đầu tư, có thể là 20% (nếu bạn mua nhiều loại cổ phiếu,
lãi suất đầu tư sẽ ít "cà giựt" hơn).

Với đề bài như vậy, bảng tính có thể giúp bạn nhìn phóng qua nhiều năm sau (20 năm nữa chẳng hạn): vốn
của ta khi ấy ra sao, tổng số tiền đã rút ra để chi dùng là bao nhiêu, lãi suất trung bình (tính gộp cả tiết kiệm
lẫn đầu tư) vào cỡ nào. Để "làm bài", ta xuống vùng ô bên dưới tính chi li với năm 2007. Các năm sau để
bảng tính tự lo.
Trước hết, ta dùng cột đầu để ghi năm. Bạn gõ 2005 tại ô A15, gõ A15+1 tại ô A16 rồi kéo công thức đó
lướt xuống đến ô A34, ứng với năm 2024. Ta sẽ dùng cột D để thể hiện số vốn còn qua mỗi năm. Bạn ghi
lại vốn ban đầu ở ô D14 bằng cách gõ =$D$3. Tại ô E14, bạn gõ =$D$4, ghi lại số tiền định rút sau một
năm.
Ta dùng cột B để thể hiện lãi suất đầu tư. Bạn hãy chấp nhận công thức như sau ở ô B15:
=$D$8+(RAND()-RAND()+RAND()-RAND())*$D$10*1.8
Công thức này mô phỏng lãi suất ngẫu nhiên với trị trung bình và độ thăng giáng đã cho (trong ô D8 và
D10). Mỗi lần bạn gõ phím F9, hàm RAND() lại cho giá trị ngẫu nhiên mới giữa 0 và 1. Kéo công thức ở ô
B15 xuống dưới dọc theo cột B, ta hình dung được lãi suất đầu tư có thể "phập phù" ra sao qua các năm.


Với lãi suất đầu tư và lãi suất tiết kiệm đã biết, ta tính được vốn tăng giảm thế nào ở ô C15 bằng công thức:
=D14+D14*$D$9*B15+D14*(1-$D$9)*$D$7
Tại ô E15, bạn tính tiền cần rút ra với mức lạm phát đã cho: =E14+E14*$D$5. Ô F15 dành cho khoản tiền
rút tính trên vốn: rút như vậy, ta tính ở ô D15 xem vốn còn bao nhiêu:=C15-G15.
Cuối cùng, ở ô H15, ta tính gộp lãi suất đầu tư và lãi suất tiết kiệm dựa vào tỉ lệ vốn đầu tư:
=$D$9*B15+(1-$D$9)*$D$7
Áp dụng công thức của năm 2007 cho các năm sau, bạn có được "tầm nhìn 20 năm" hoàn chỉnh. Để dễ
xem kết quả, ta ghi lại ở ô I3 số vốn còn sau 20 năm: =D34. Tại ô I4, bạn ghi tổng số tiền đã rút:
=SUM(G15:G34). Dùng hàm AVERAGE tại ô I5: =AVERAGE(H15:H34), bạn thấy ngay lãi suất trung bình
hàng năm.

Bạn đã tạo ra bảng tính nhằm xem xét cách dùng số vốn 100 triệu trong vòng 20 năm. Để tiện theo dõi, ta
nên lập biểu đồ. Bạn dùng chuột quét trên vùng ô G15:G34 để chọn, rồi bấm vào Chart Wizard. Ở phần
Chart Type trên hộp thoại Chart Wizard, bạn nên chon loại biểu đồ đoạn thẳng. Bấm vào nút Finish, bạn có
ngay biểu đồ thể hiện số tiền rút qua từng năm. Để có biểu đồ thể hiện sự tăng giảm vốn trong 20 năm, bạn
chọn vùng ô D15:D34 và cũng dùng Chart Wizard theo cách như vừa làm.
Trước hết, ta thử xét trường hợp gửi hết tiền vào ngân hàng. Bạn bấm vào ô D9, gõ 0 và gõ Enter ( tỉ lệ đầu
tư 0%). Dự định hàng năm rút 10 triệu (chưa tính lạm phát), để chi dùng, bạn gõ 10000000 ở ô D4 và gõ 0
ở ô D6. Biểu đồ cho thấy ngay vốn liếng sẽ... cạn quẹt sau 14 năm! Nếu muốn vốn giảm chậm hơn, 20 năm
sau mới hết ta buộc phải giảm số tiền ở ô D4. Bao nhiêu cho vừa nhỉ? Bạn thử 8 triệu xem sao.
"Kịch bản" như vậy không có gì hấp dẫn nhưng rất cần thiết nếu bạn chưa biết đầu tư vào đâu. Để ghi nhớ
phương án "tàm tạm" ấy, bạn hãy chọn Tools>Scenarios. Trên hộp thoại Scenarios Manager, bạn bấm nút
Add. Hộp thoại Add Scenarios vừa hiện ra bạn đặt tên cho kịch bản trong ô Scenarios name bằng cách gõ
tên: Không đầu tư, rút.... vô tư. Tại ô Changing Cells, bạn gõ D4, D6, D9 nhằm nói rằng kịch bản đang xét
quy định bởi bộ ba trị số trong các ô D4, D6, D9. Bấm OK, bạn lại thấy hộp thoại khác, Scenarios Values,
trình bày nội dung hiện hành của các ô D4, D6, D9. Nếu không cần chỉnh sửa gì nữa, bạn bấm OK luôn.
Trở lại với hộp thoại Scenarios Manager, bạn bấm close.
Cứ thế mỗi khi có những trị số đáng lưu ý, bạn có thể ghi lại thành một kịch bản. Sau này, muốn nhìn lại
kịch bản nào bạn mở hộp thoại Scenarios Manager, chọn tên kịch bản rồi bấm show.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ SCF (Statement of Cash Flows)

14/05/2006
Dòng lưu chuyển tiền tệ đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp.
Nó cho phép doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động của mình, thay
thế các tài sản cần thiết, tận dụng các cơ hội của thị trường và chi trả
cổ tức cho các cổ đông. Một số chuyên gia còn cho rằng “dòng tiền là
vua” (“cash flow is king”).
Bảng lưu chuyển tiền tệ cho biết khả năng tạo tiền, tình hình quản lí các tài sản và trách nhiệm
pháp lí ngoài vốn hiện thời, chi tiết các khoản đầu tư vào tài sản sản suất và các khoản đầu tư tài
chính của doanh nghiệp. Nó cho phép cả các nhà quản lí cũng như các nhà nghiên cứu trả lời
được những vấn đề quan trọng liên quan đến tiền như:
• Liệu doanh nghiệp có đủ tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cung cấp và những
chủ nợ khác mà không phải đi vay không?
• Doanh nghiệp có thể quản lí được các tài khoản phải thu, bảng kiểm kê, ...
• Doanh nghiệp có những khoản đầu tư hiệu quả cao không?
• Doanh nghiệp có thể tự tạo ra được dòng tiền tệ để tài trợ cho các khoản đầu tư cần thiết mà
không phụ thuộc vào vốn từ bên ngoài không?
• Doanh nghiệp có đang thay đổi cơ cấu nợ không?
Bảng lưu chuyển tiền tệ (SCF) cung cấp thông tin liên quan ba hoạt động chính tạo ra và sử dụng
tiền là: hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư.
Bảng lưu chuyển tiền tệ có liên quan mật thiết với bảng CĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Nó cần các dữ liệu từ:
- Bảng CĐKT dùng để thu thập dòng tiền từ tất cả các hoạt động. Để quá trình này được dễ dàng
nên tính toán thay đổi từ thời điểm đầu kì đến thời điểm cuối kì của mỗi khoản.
- Một báo cáo kết quả hoạt động SXKD sử dụng ban đầu để thu thập các dòng tiền từ hoạt động
SXKD.
- Các chi tiết phụ khác liên quan đến một số tài khoản phản ánh vài loại giao dịch và vấn đề khác
nhau. Việc nghiên cứu các tài khoản riêng biệt là cần thiết bởi thường tổng số thay đổi của cân
bằng TK trong năm không chỉ ra được bản chất thực của dòng tiền.
I. Phân chia các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ:
Về cơ bản, bảng lưu chuyển tiền tệ giải thích sự vận động tiền tệ từ cân bằng tiền đầu kì đến mức

cân bằng cuối kì (tiền tệ bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền như đầu tư ngắn hạn, các
khoản đầu tư có độ thanh khoản cao, thông thường là các khoản đầu tư đáo hạn dưới ba tháng.
Các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 loại:
1. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Là các dòng tiền ra và vào trực tiếp liên quan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh
được ghi nhận trên bảng thu nhập. Có hai phương pháp trình bày hoạt động sản xuất được sử
dụng là:
1.1. Phương pháp trực tiếp: báo cáo các dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh được liệt kê
theo từng khoản thu và chi trả:
Dòng tiền vào:
- tiền thu bán hàng
- tiền thu từ các khoản nợ phải thu
- tiền thu từ các khoản thu khác
Dòng tiền ra:
- tiền đã trả cho người bán
- tiền đã trả cho công nhân viên
- tiền đã nộp thuế và các khoản kác cho Nhà nước
- tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác
- tiền đã trả cho các khoản khác
Chênh lệch giữa dòng tiên vào và dòng tiền ra được gọi là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản
xuất kinh doanh.
1.2. Phương pháp gián tiếp:
Điều chỉnh thu nhập ròng bằng việc giảm thiểu các khoản mục phi tiền tệ để tính toán dòng tiền
vào (ra) ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần chú ý giữa thu nhập và dòng tiền có sự khác
nhau, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận tích luỹ, cả doanh thu và chi phí đều
được ghi nhận khi có nghiệp vụ phát sinh, không quan tâm đến thời điểm phát sinh dòng tiền.
Hiện nay, các doanh nghiệp hầu hết đều sử dụng phương pháp gían tiếp. Tuy nhiên cần ghi nhớ
rằng, hai phương pháp trên là những cách chuyển đổi đơn giản cho kết quả giống nhau.
2. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:
Là các dòng tiền vào ra liên quan đến việc mua và thanh lí các tài sản sản xuất kinh doanh do công

ty sử dụng hoặc đầu tư vào các chứng khoán của công ty khác.
Dòng tiền ra phản ánh các khoản đầu tư tiền mặt toàn bộ để có được các tài sản này. dòng tiền
vào chỉ được ghi nhận khi nhận được tiền từ việc thanh lí các tài sản đầu tư trước. Các dòng tiền
từ hoạt động đầu tư gồm:
Dòng tiền vào:
Tiền thu từ:
- các khoản đầu tư vào đơn vị khác
- lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác
- bán tài sản cố định
Dòng tiền ra:
Tiền trả cho:
- đầu tư vào các đơn vị khác
- mua tài sản cố định
Chênh lệch giữa dòng tiền ra và vào gọi là lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư.
3. Dòng tiền từ hoạt động tài chính:
Bao gồm dòng tiền ra và vào liên quan đến các nghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh
nghiệp ( từ các chủ sở hữu và chủ nợ ) tài trợ cho doanh nghiệp và các hoạt động của doanh
nghiệp. Dòng tiền vào ghi nhận các hoạt động tài chính nhận tiền từ chủ sở hữu vốn và chủ nợ.
Dòng tiền ra ngược lại. Các hoạt động đó gồm:
Dòng tiền vào:
Tiền thu:
- do đi vay
- do các chủ sở hữu góp vốn
- từ lãi tiền gửi
Dòng tiền ra:
- tiền đã trả nợ vay
- tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu
- tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vao doanh nghiệp
Số chênh lệch dòng tiền ra và vào gọi là: lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính.
II. Mối liên hệ giữa dòng tiền và các hoạt động sản xuất kinh doanh:

Phần hoạt động tài chính của bảng lưu chuyển tiền tệ tập trung vào khả năng tạo tiền qua hoạt
động sản xuất kinh doanh và việc quản lí các tài sản và trách nhiệm pháp lí ngoài vốn hiện tại của
doanh nghiệp (hay vốn hoạt động). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là phần quan trọng nhất
của bảng bởi vì xét trong thời gian dài, hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn duy nhất tạo ra
tiền. Các nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào một công ty nếu họ thấy nó không có khả năng chi trả cổ
tức cho họ hoặc nó không thể tái đầu tư từ số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tương tự, các chủ nợ cũng không cho công ty đó vay nợ.
Để đánh giá mối liên hệ giữa dòng tiền và các hoạt động sản xuất kinh doanh, ta lần lượt xem xét
các mối liên hệ sau:
1. Các tài khoản phải thu và lưu chuyển tiền tệ:
Sự thay đổi của các TK phải thu có thể là yếu tố quyết định đến dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt
động sản xuất kinh doanh của cty. Theo phương pháp gián tiếp, doanh thu bán hàng tích luỹ
thường gồm các khoản doanh thu không phát sinh tiền, nó tạo nên sự thay đổi trong cân bằng của
các TK phải thu. Khi doanh thu được ghi nhận, TK phải thu tăng và khi tiền thu về, TK phải thu
giảm. Chúng ta có thể đưa ra nguyên tắc sau:
Khi có một sự giảm trong TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn lớn hơn doanh thu tích
luỹ, do vậy, số giảm phải được tính vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khi có một sự tăng của TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ,
do vậy, số tăng phải ghi giảm trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ví dụ: bảng cân đối kế toán: TK phải thu có SDDK: 70 triệu, SDCK: 105tr -> số tăng trong kì: 35tr,
lượng tiền thu được ít hơn doanh thu. Do đó để phản ánh lượng tiền vào ít hơn, lượng tăng phải
được trừ vào lợi nhuận kinh doanh để chuyển lợi nhuận sang dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
2. Hàng tồn kho và lưu chuyển tiền tệ:
Sự thay đổi của hàng tồn kho cũng là một yếu tố chính ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt

×