Tải bản đầy đủ (.doc) (186 trang)

Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.56 KB, 186 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án
là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, khơng
trùng lặp với các cơng trình khoa học đã công bố.
Tác giả luận án

Lê Hồ Hiếu


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2

Chữ viết đầy đủ
Ban Chấp hành
Ban Thường vụ

Chữ viết tắt
BCH
BTV

3

Cán bộ, công chức, viên chức

CBCCVC

4


Công nghiệp hóa, hiện đại

CNH, HĐH

5

Đào tạo bồi dưỡng

ĐTBD

6

Giáo dục và đào tạo

GD&ĐT

7

Hội đồng nhân dân

HĐND

8

Hệ thống chính trị

HTCT

9


Khoa học và Cơng nghệ

KH&CN

10

Kinh tế - Xã hội

KT-XH

11

Nguồn nhân lực

NNL

12

Ủy ban nhân dân

UBND


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã
được công bố
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã cơng bố liên
quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH QUẢNG NINH VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
2.1.
Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh về phát triển nguồn nhân lực
2.2.
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển
nguồn nhân lực (2005 - 2010)
2.3.
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực
(2005 - 2010)
Chương 3 ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ NĂM
2010 ĐẾN NĂM 2015
3.1.
Yêu cầu mới và chủ trương đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực
của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2010 - 2015)
3.2.
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nguồn
nhân lực (2010 - 2015)
Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1.
Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát
triển nguồn nhân lực (2005-2015)
4.2.
Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo
phát triển nguồn nhân lực (2005-2015)
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
10
10
27
32
32
49
53
76
76
94
129
129
145
161
163
164
188



5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Phát triển NNL luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất đối với mọi quốc
gia, vì nguồn lực con người ln là một nhân tố quyết định sức mạnh, vị thế
của đất nước, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của đời sống KT-XH.
Q trình tồn cầu hóa, sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa nhiều vào trí
thức và công nghệ tạo ra nhiều cơ hội phát triển NNL, đồng thời cũng đặt ra
những yêu cầu mới về phát triển nguồn lực con người. Tại Việt Nam, tiến
trình đổi mới đất nước, mở cửa hội nhập quốc tế, thực hiện CNH, HĐH cũng
là tiến trình đổi mới nhận thức, cũng như phương thức xây dựng, phát triển
NNL. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) đã xác định:
“Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập
trung vào đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt
chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công
nghệ”. Thực tế, đến nay, bên cạnh những thành tựu về xây dựng, phát triển
NNL, nhất là nhân lực chất lượng cao của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cả
về số lượng và chất lượng, bất cập về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ
năng giao tiếp quốc tế, thái độ và đạo đức nghề nghiệp... Những hạn chế và
bất cập đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu hút đầu tư, tới sự phát triển, ổn
định KT-XH đất nước. Do đó, nghiên cứu phát triển NNL trên phạm vi cả
nước nói chung, ở cấp độ địa phương nói riêng để đút kết những kinh nghiệm
hay, vận dụng vào phát triển NNL hiện nay cũng như tương lai là cần thiết,
mang tính thời sự.
Quảng Ninh là một tỉnh nằm trong tam giác kinh tế tăng trưởng Hà Nội
- Hải Phòng - Quảng Ninh, sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã
mang diện mạo của một khu vực kinh tế mở, năng động, đạt tốc độ tăng
trưởng cao, quy mô không ngừng được nâng lên. Để đạt được những thành

quả đó, ngồi lợi thế về vị thế địa lý, tài nguyên phong phú, trong những năm


6
đổi mới, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã tập trung xây dựng, phát triển NNL và
đã thu được nhiều kết quả. Để tạo bước chuyển biến mang tính đột phá, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa
XI (3/2001) chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển
nguồn lực con người; xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chất lượng cao,
có cơ cấu ngành nghề hợp lý và có trình độ tiếp thu cơng nghệ tiên tiến ứng
dụng vào sản xuất” . Đảng bộ và nhân dân địa phương đã chọn đúng và giải
quyết tương đối tốt vấn đề phát triển NNL, coi đây là hướng đột phá để phát
triển KT-XH, một nhiệm vụ vừa cấp bách, thường xun vừa có tính chiến
lược lâu dài. Dẫu vậy, chất lượng NNL của Quảng Ninh, nhiệm vụ phát triển
NNL của địa phương trên cả phương diện chủ trương và tổ chức thực hiện còn
bộc lộ những hạn chế, yếu kém.
Do đó, việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về
phát triển NNL trong những năm 2005-2015 nhằm làm rõ quá trình Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển NNL vào thực
tiễn địa phương, qua đó, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và
tổng kết kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào giai đoạn tiếp theo. Với ý nghĩa
đó, tác giả chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển
nguồn nhân lực từ năm 2005 đến năm 2015” làm đề tài luận án tiến sĩ khoa
học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu làm sáng tỏ q trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo
phát triển NNL từ năm 2005 đến năm 2015, rút ra những kinh nghiệm có giá
trị tham khảo cho việc phát triển NNL của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề đề tài luận án
Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh về phát triển NNL từ năm 2005 đến năm 2015.


7
Phân tích, luận giải làm rõ những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh về phát triển NNL từ năm 2005 đến năm 2015.
Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo thực hiện phát triển
NNL từ năm 2005 đến năm 2015.
Nhận xét những ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh lãnh đạo phát triển NNL (2005 - 2015), từ đó rút ra những kinh nghiệm
lịch sử chủ yếu vận dụng vào hiện thực.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát
triển NNL.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ chủ trương và sự chỉ
đạo phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, bao gồm: xây dựng quy
hoạch phát triển NNL, đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL và đổi mới cơ
chế chính sách thu hút NNL của Tỉnh (tập trung chủ yếu vào NNL lãnh đạo,
quản lý, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan hành chính sự
nghiệp trong khu vực Nhà nước và NNL chuyên môn kỹ thuật ngành công
nghiệp - xây dựng, công nhân kỹ thuật lành nghề, NNL ngành du lịch - dịch
vụ, NNL ngành nông, lâm, ngư nghiệp...) trên các mặt số lượng, chất lượng
và cơ cấu NNL.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong 10 năm, mốc thời gian bắt đầu
từ năm 2005, năm tiến hành Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII (10/2005).
Mốc kết thúc luận án là năm 2015, mốc thời gian kết thúc thực hiện nghị

quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2010-2015) mở đầu Đại
hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV (10/2015). Tuy nhiên, để vấn đề nghiên cứu có
hệ thống, luận án có đề cập một số năm trước năm 2005 và sau năm 2015.
Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


8
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển NNL.
4.2 Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát
triển NNL trên địa bàn Tỉnh từ năm 2005 đến năm 2015 với hệ thống các nghị
quyết, chỉ thị, báo cáo của Tỉnh ủy, các quyết định của UBND tỉnh Quảng
Ninh; các đề án, báo cáo tổng kết hàng năm, tổng kết giai đoạn, quá trình phát
triển NNL của tỉnh Quảng Ninh; kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa
học liên quan đến phát triển NNL; kết quả điều tra, khảo sát thực tế,…
4.3 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp phổ quát của khoa học lịch sử như:
Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, kết hợp phương pháp lịch sử với
phương pháp logic, ngồi ra tác giả cịn sử dụng một số phương pháp khác
như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh … Cụ thể:
Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương
3 khi phân kỳ các giai đoạn lịch sử (2005 - 2010) và (2010 - 2015) nhằm hệ
thống hóa các quan điểm của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển NNL,
đồng thời làm rõ quá trình chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh phát triển NNL từ
năm 2005 đến năm 2015.
Phương pháp logic chủ yếu được sử dụng nhằm sâu chuỗi các sự kiện
lịch sử cơ bản, khái quát hóa thành những luận điểm, quan điểm cơ bản từ

các văn kiện của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Quảng Ninh nhằm thấy được
q trình nhận thức, phát triển về chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh
về phát triển NNL. Phương pháp logic đặc biệt được sử dụng phổ biến
trong chương 4 nhằm khái quát, tổng kết lịch sử đưa ra những nhận xét về


9
ưu điểm, về hạn chế và rút ra kinh nghiệm lịch sử trong quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo thực tiễn phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm
2005 đến năm 2015.
Các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được kết hợp sử dụng
trong các chương nhằm làm rõ những nội dung nghiên cứu của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Hệ thống hố chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
về phát triển NNL từ năm 2005 đến năm 2015.
Nhận xét đánh giá một cách khách quan, khoa học thành tựu và hạn chế
trong hoạt động lãnh đạo phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ
năm 2005 đến năm 2015.
Đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh về phát triển NNL từ năm 2005 đến năm 2015.
Góp phần tổng kết lý luận, thực tiễn phát triển NNL của Đảng thực tiễn
của một Đảng bộ địa phương.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Góp phần cung cấp những luận cứ khoa học để Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh tiếp tục bổ sung, điều chỉnh chủ trương, sự chỉ đạo phát triển NNL phục
vụ cho công cuộc phát triển KT-XH của địa phương và đất nước.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham
khảo cho lãnh đạo phát triển NNL ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng và các địa
phương khác trong cả nước nói chung. Đồng thời, là tài liệu tham khảo phục
vụ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các Học viện,

nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình của tác giả đã
cơng bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương (9 tiết).


10
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án đã được cơng bố
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về nguồn nhân lực ở nước ngoài
1.1.1.1. Các cơng trình của tác giả nước ngồi nghiên cứu về nguồn
nhân lực
Phát triển NNL là một mục tiêu cơ bản và quan trọng trong chiến lược
phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy, đây là vấn đề
được nhiều nhà quản lý, nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu, tiêu
biểu với một số cơng trình như sau:
Các tác giả Theodore Schultz (1971), “Investment in Human Capital”
(Đầu tư vào vốn con người) [239] và tác giả Gary S.Becker (1964) trong loạt
bài giảng về Human Capital: A Theoretical and Empirical Analysic, with
Special Reference to Education (Vốn con người: Một phân tích lý thuyết và
thực nghiệm, với sự tham chiếu đặc biệt đến giáo dục) [234] là những người
đầu tiên đưa ra khái niệm về “vốn con người”. Thuyết về “vốn con người” đã
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách phát triển giáo dục và phát triển kinh
tế của nhiều quốc gia từ thập niên 60 của thế kỷ XX. Lý thuyết này đã chứng
minh vai trò to lớn của GD&ĐT để phát triển con người-một trong những
nguồn vốn quan trọng nhất của sản xuất vật chất.

Tác giả Walter W. McMahon, “Education and Development:
Measuring the Social Benefits” (Giáo dục và phát triển: Đo lường các lợi ích
xã hội) [240] đưa ra một cách tiếp cận mới nhằm đo lường tổng lợi nhuận từ
việc phát triển nhân lực thông qua đầu tư vào GD&ĐT. Trên cơ sở sử dụng dữ
liệu trong khu vực và trên toàn thế giới, ơng đã phân tích và ước tính đóng
góp cận biên ròng của giáo dục và kiến thức mới đối với tăng trưởng kinh tế,
cũng như những ảnh hưởng rộng lớn của nó đối với dân chủ, nhân quyền, ổn


11
định chính trị, y tế, tỷ lệ gia tăng dân số, giảm nghèo, bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập, tội phạm, sử dụng ma túy, và môi trường.
Các tác giả Greg G.Wang và Judy Y.Sun (2009), “Perspectives on
Theory Clarifying the Boundaries of Human Resource Development” (Những
quan điểm dựa trên lý thuyết làm rõ những ranh giới của phát triển nguồn
nhân lực ) [235], đã công bố những kết quả nghiên cứu về khái niệm và phạm
vi phát triển NNL trên khía cạnh học thuật; luận giải sự khác biệt giữa phát
triển NNL với phát triển vốn nhân lực và phát triển con người, qua đó có thể
ứng dụng để làm rõ về mặt lý luận nghiên cứu NNL trong một lĩnh vực cũng
như một tổ chức nhất định.
Bên cạnh đó, một số tài liệu được xuất bản ở nước ngoài cho thấy rõ
hơn về yêu cầu đào tạo NNL cho phát triển của mỗi quốc gia, như nghiên cứu
của M. Jones và P. Manu (1992), “International perspectives on development
and learning” (Quan điểm quốc tế về phát triển và học tập) [238], đã đề cập
đến chính sách khuyến khích phát triển NNL thông qua đào tạo và quản lý
con người; vai trị của của phát triển NNL trong cơng cuộc xây dựng kinh tế ở
các quốc gia châu Phi và châu Á. Tác giả đề xuất các giải pháp và đề cập đến
các chính sách, các bước tiến hành phát triển NNL. Các tác giả Marc Effron,
Robert Gandossy, Marshall Goldsmith đã trình bày kết quả nghiên cứu trong
cơng trình khoa học “Human Resources in the 21st century” (Nguồn nhân lực

trong thế kỉ XXI) [237]. Đó là những ý tưởng được đề xuất qua khảo sát của
các chuyên gia hàng đầu về nhân lực trên các phương diện như chính sách
đào tạo, quản lý, sử dụng lao động nhằm tạo nên NNL cho thế kỷ 21.
1.1.1.2. Các cơng trình của tác giả trong nước nghiên cứu về nguồn
nhân lực ở nước ngồi
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu về NNL ở các nước khác nhau trên
thế giới của các học giả nước ngồi, các tác giả trong nước cũng có nhiều
cơng trình nghiên cứu cơng phu về NLL ở các nước, cũng như những kinh


12
nghiệm sử dụng NNL ở nhiều nước trên thế giới, tiêu biểu là các cơng trình
của các học giả sau:
Các tác giả Trần Văn Tùng và Lê Thị Ái Lâm (1996), “Phát triển
nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta” , đã chỉ ra rằng
sự phát triển thành công của một đất nước luôn gắn chặt với chính sách, chiến
lược phát triển NNL, nhất là chiến lược phát triển giáo dục và khái quát kinh
nghiệm phát triển NNL ở khía cạnh phát triển giáo dục ở một số nước trên thế
giới, đặc biệt, các tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá vấn đề
GD&ĐT trong chính sách phát triển NNL ở Việt Nam, từ thực trạng đến việc
định hướng GD&ĐT nhằm phát triển NNL cũng như việc lựa chọn chính sách
phát triển NNL ở nước ta.
Tác giả Lê Thị Ái Lâm (2003), “Phát triển nguồn nhân lực thông qua
giáo dục và đào tạo- kinh nghiệm của Đông Á” , đã đi từ thực tiễn thành công
một cách thần kỳ của một số nước, vùng lãnh thổ ở Đông Á, Đông Nam Á, như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Singapo, Indonexia, Malaixia,…
trong việc phát triển NNL để luận giải một số lý thuyết phát triển NNL thông
qua GD&ĐT trên các nội dung sau: Một là, vai trò của phát triển NNL thông
qua GD&ĐT ở các nước Đông Á. Hai là, chiến lược cơng nghiệp hóa phù hợp
với phát triển GD&ĐT ở các nước Đông Á. Ba là, điều chỉnh phát triển NNL

thông qua GD&ĐT ở các nước Đông Á. Bốn là, vấn đề phát triển NNL hiện
nay thông qua GD&ĐT ở các nước Đơng Á. Từ việc phân tích thực trạng phát
triển NNL thông qua GD&ĐT ở các nước Đông Á, tác giả rút ra những bài học
kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay.
Tác giả Nguyễn Kim Bảo (2004) trong cơng trình“Điều chỉnh một số
chính sách kinh tế ở Trung Quốc (giai đoạn 1992 - 2010)” , đã tìm hiểu về
những nhân tố tác động và nội dung chính trong điều chỉnh chính sách kinh tế
ở Trung Quốc giai đoạn 1992 - 2010 và những tác động của việc điều chỉnh
chính sách kinh tế đó với thế giới cũng như khu vực và Việt Nam. Đặc biệt,


13
trong chương VI của cuốn sách, tác giả đã trình bày về vấn đề điều chỉnh
chính sách KH&CN và chính sách phát triển NNL. Các điều chỉnh đó bao
gồm: Thứ nhất, điều chỉnh các chính sách KH&CN; Thứ hai, điều chỉnh
chính sách phát triển NNL. Trong bước điều chỉnh thứ nhất, tác giả trình bày
3 nội dung: Chính sách KH&CN trong thập kỷ 90; một số thành tựu và những
tồn tại; xu hướng điều chỉnh chính sách KH&CN của Trung Quốc đến năm
2010. Trong bước điều chỉnh thứ hai, tác giả làm rõ các vấn đề liên quan, như
chính sách phát triển NNL trong thập kỷ 90; thành tựu và những vấn đề tồn
tại; xu hướng phát triển NNL đến năm 2010
Tác giả Trần Văn Tùng (2005) trong cuốn: Đào tạo, bồi dưỡng và sử
dụng nguồn nhân lực tài năng - kinh nghiệm của thế giới , trên cơ sở quan
điểm của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nhân tài là nguồn lực quan trọng và
quý báu nhất thúc đẩy quá trình phát triển KT - XH, tạo ra các giá trị vật chất,
tinh thần to lớn cho toàn thể cộng đồng, do vậy, trên thế giới đang diễn ra một
cuộc đua - cuộc đua phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng tài năng, song ở
mỗi quốc gia lại có những bí quyết riêng, tác giả đã nghiên cứu về các trường
hợp điển hình ở các nước như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc và một số nước khác nhằm giúp độc giả có cái nhìn khái quát về vấn đề

đào tạo, sử dụng nguồn lực tài năng ở các quốc gia này. Trên cơ sở đó, tác giả
khẳng định rằng việc đổi mới chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn
lực tài năng ở Việt Nam là một trong những yêu cầu cấp bách để đưa đất nước
phát triển.
Tác giả Vũ Bá Thể (2005), “Phát huy nguồn lực con người để công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL của
một số nước tiên thế giới và thực trạng NNL ở nước ta, từ đó đưa ra những
quan điểm về NNL và phát triển NNL; vai trò của NNL đối với tăng trưởng
kinh tế và sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam; định hướng và những giải pháp
nhằm phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay.


14
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
1.1.2.1. Nhóm nghiên cứu chung về phát triển nguồn nhân lực ở
Việt Nam
Tác giả Mai Quốc Chánh (1999), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” , đã nhấn
mạnh vai trò của NNL và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng NNL. Đồng
thời, chỉ ra thực trạng chất lượng NNL và những giải pháp cơ bản để nâng cao
chất lượng NNL trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó tác giả đặc biệt
coi trọng NNL trí thức, coi đây là tài sản quý giá của tất cả các quốc gia và
khẳng định công cuộc đổi mới ở Việt Nam muốn thành cơng thì đào tạo NNL
trí thức là cơng việc cấp bách.
Tác giả Trần Văn Tùng (2001), “Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi
mới giáo dục Việt Nam” , bàn về vai trò của tri thức với kinh tế thế giới, khu
vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
nói riêng. Từ đó tác giả nêu lên những yêu cầu đối với sự nghiệp GD - ĐT
nhằm đáp ứng sự nghiệp xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng NNL cho quốc gia.
Tác giả Bùi Thị Ngọc Lan (2002),“Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp

đổi mới ở Việt Nam” , đã chỉ ra vai trò quan trọng của nguồn lực trí tuệ đối
với sự phát triển của xã hội; làm rõ đặc điểm, thực trạng phát huy và xu
hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, từ đó khẳng định sự cần thiết
phải chăm lo phát triển và phát huy cao độ sức mạnh của nguồn lực trí tuệ
trong cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những
quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu như: nâng cao nhận thức của
toàn xã hội về sự cần thiết phải phát huy nguồn lực trí tuệ trong cơng cuộc đổi
mới; cải cách hệ thống GD&ĐT nhằm tạo nguồn cho q trình phát huy
nguồn lực trí tuệ; tạo động lực thúc đẩy q trình phát huy nguồn lực trí tuệ;
xây dựng mơi trường văn hóa, xã hội lành mạnh thúc đẩy sự phát triển cao và
bền vững của nguồn lực trí tuệ Việt Nam.


15
Tác giả Nguyễn Thanh (2002),“Phát triển nguồn nhân lực phục vụ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”,, đã luận giải nhằm làm rõ quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người, về vai trò của
GD&ĐT trong chiến lược phát triển con người; phân tích về NNL có chất lượng
trong công cuộc CNH, HĐH ở nước ta hiện nay trên cơ sở phát triển GD&ĐT
với tính cách “quốc sách hàng đầu”, coi đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện
thành cơng sự nghiệp đổi mới nói chung và CNH, HĐH đất nước nói riêng.
Tập thể tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa và Đặng Hữu
Toàn chủ biên (2002) trong cuốn: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam - Lý luận và thực tiễn”, , đã đề cập đến nhiều vấn đề con người, những
bất cập, đòi hỏi về nguồn lực con người trước sự nghiệp CNH, HĐH, những
vấn đề quan tâm, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn lực con người dưới
các khía cạnh khác nhau.
Tác giả Nguyễn Hữu Dũng (2003), “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con
người ở Việt Nam” , đã trình bày hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn

có liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụng nguồn lực con người trong
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; đánh giá
thực trạng 15 năm đổi mới lĩnh vực NNL; giới thiệu kinh nghiệm của Mỹ,
Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề này; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong quá
trình phát triển kinh tế ở nước ta tới năm 2010.
Tác giả Trần Nhân (2004), “Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới” , luận
bàn về phát triển nguồn lực, con người nhân tố quyết định thắng lợi của đổi mới
và phát triển, tiếp tục khẳng định con người là trung tâm của phát triển, con
người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển KT-XH. Tác giả khẳng định
chiến lược phát triển con người không chỉ là phát triển từng mặt, mà là phát triển
toàn diện đạo đức và tài năng, thể lực, trí lực, và tay nghề.


16
Các tác giả Nguyễn Văn Đễ, Bùi Xuân Trường (2004) trong cuốn
“Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001-2010” , đã tập hợp chi tiết
các bài viết về vai trò của NNL Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế
2001 - 2010. Cuốn sánh chia làm 4 phần: Kinh tế tri thức; chiến lược phát
triển NNL Việt Nam trong chiến lược KT-XH giai đoạn 2001 - 2010; hướng
tới nền kinh tế tri thức - cả nước với chương trình phát triển NNL giai đoạn
2001- 2010 và những thông tin về giáo dục - đào tạo. Nội dung sách xoay
quanh vấn đề phát triển NNL do Đại hội IX của Đảng đề ra "Nguồn lực con
người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững - con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất
nước thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" .
Tác giả Phạm Thành Nghị (2007), “Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn
nhân lực trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” , đã hệ
thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản, những nhận thức mới và hiện đại về
quản lý NNL như vấn đề vốn con người và phát triển vốn con người; các mơ

hình quản lý NNL; các yếu tố tác động đến quản lý NNL và các chính sách vĩ
mơ tác động đến quản lý NNL. Đặc biệt, là việc phân tích những khác biệt
trong quản lý NNL ở một số lĩnh vực: hành chính nhà nước, sự nghiệp và sản
xuất kinh doanh qua kết quả điều tra xã hội học. Qua đó kiến nghị áp dụng
những mơ hình quản lý NNL phù hợp thay thế cho các mơ hình đã lạc hậu.
Đồng thời đề xuất hệ thống những quan điểm và giải pháp đồng bộ nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý NNL trong ba khu vực: hành chính nhà nước, sự
nghiệp và sản xuất kinh doanh. Các đề xuất này khá toàn diện, đồng bộ, có cơ
sở khoa học và có tính khả thi.
Tác giả Lê Thị Hồng Điệp (2010), “Phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam” , đã hệ thống hoá và
phát triển một số lý thuyết về phát triển NNL chất tượng cao gắn giữa quá
trình hình thành nền kinh tế tri thức với việc phân tích nội dung, tiêu chí đánh


17
giá và các yếu tố tác động tới phát triển NNL chất lượng cao để hình thành
nền kinh tế tri thức. Xem xét kinh nghiệm phát triển NNL chất lượng cao để
hình thành nền kinh tế tri thức của một số quốc gia tiêu biểu. Đánh giá quá
trình phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt
Nam từ năm 2001 đến 2009 theo những nội dung và tiêu chí đã xác định. Đề
xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển NNL chất lượng cao để
hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Đối với công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi
phía Bắc nước ta, tác giả Lô Quốc Toản (2009), trong cơng trình khoa học
“Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước
ta” , đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phát triển nguồn cán bộ
dân tộc, đồng thời đánh giá thực trạng của công tác này qua những số liệu cụ
thể. Từ đó đề ra phương hướng cũng như hệ giải pháp phát triển nguồn cán bộ
dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay.

Tác giả Trần Khánh Đức (2010), “Giáo dục và phát triển nguồn nhân
lực trong thế kỷ XXI” , đã trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn giáo
dục; quản lý giáo dục và vai trò của giáo dục đối với phát triển NNL. Tác giả
cũng nêu lên triết lí mới về xã hội và nền giáo dục hiện đại; lý thuyết hệ thống
và hệ thống giáo dục hiện đại, nhà trường trong các nền văn minh và những
kịch bản nhà trường tương lai; sư phạm kỹ thuật và cơng nghệ dạy học, phát
triển chương trình giáo dục hiện đại; đo lường và đánh giá kết quả học tập,
quản lý và quản lý giáo dục, chính sách và chiến lược giáo dục; chất lượng
giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục nhằm tạo điều kiện để giáo dục làm
tốt chức năng đào tạo, bồi dưỡng NNL cho đất nước.
Tác giả Nguyễn Văn Tài (2010), “Tích cực hoá đội ngũ cán bộ trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” đã tập trung phân
tích làm rõ thực chất q trình phát huy tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ,
trong đó chỉ ra hệ thống động lực phát huy tính cực của người cán bộ, đó là


18
động lực lợi ích, dân chủ và trí tuệ; chỉ ra vai trò nhân tố con người của đội
ngũ cán bộ trong nâng cao chất lượng tổng hợp của HTCT, trong mối quan hệ
giữa cán bộ với quần chúng và nhân viên thuộc quyền, trong mối quan hệ với
chức trách, nhiệm vụ. Đặc biệt với phương pháp tiếp cận vấn đề một cách có
hệ thống, tác giả đã đưa ra những đánh giá sát thực về tình hình cán bộ nước
ta hiện nay, đề xuất những giải pháp cụ thể, có tính khả thi để góp phần kiện
tồn, nâng cao chất lượng cán bộ các cấp.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu lý luận chung về NNL, những
cơng trình nghiên cứu riêng về NNL vùng, miền, các địa phương cũng được
nhiều tác giả tập trung nghiên cứu:
Tác giả Bùi Tiến Lợi (2002), “Phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hoá
đến năm 2010 theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố” , đã đánh giá thực
trạng NNL của tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, căn cứ vào yêu cầu của sự nghiệp

CNH, HĐH, tác giả đã đề ra một số giải pháp cơ bản để phát triển NNL đáp ứng
yêu cầu của địa phương đến năm 2010 và những năm sau, trong đó tác giả đã đề
cập đến đào tạo NNL cho 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa.
Tác giả Trần Thị Minh Ngọc (2010), “Việc làm của nông dân trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm
2020” , đã làm rõ những khái niệm liên quan trực tiếp đến vấn đề như: việc
làm, thiếu việc làm, thất nghiệp, từ đó làm rõ đặc điểm việc làm nơng thơn
hiện nay. Tác giả phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như
những thành tựu, hạn chế trong quá trình giải quyết việc làm cho nơng dân
vùng Đồng bằng sơng Hồng trong q trình CNH, HĐH, từ đó đề ra phương
hướng và giải pháp cụ thể thiết thực nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn
chính sách này.
Bên cạnh các cơng trình chun khảo, trên các tạp chí khoa học có
nhiều bài viết nghiên cứu về phát triển NNL, trong đó tiêu biểu là các bài viết:


19
Tác giả Mạc Văn Tiến (2005),“Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam
trên bước đường tồn cầu hóa” ; Nguyễn Thanh Tuấn (2007) , “Đa dạng hóa
cơ cấu để phát triển số lượng và chất lượng nguồn nhân lực” của” ; Trần
Thanh Đức (2007), “Giáo dục đào tạo với sự phát triển nguồn nhân lực” ;
Nguyễn Thắng Lợi (2007), “Về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ
đổi mới” ; Hồ Văn Vĩnh (2009), “Nâng cao chất lượng lao động đáp ứng u
cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn” ;... Các bài báo
của các tác giả đều nghiên cứu sâu về chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp của Đảng, đồng thời nhất quán chủ trương coi đào tạo nhân lực chất
lượng cao là một trong ba khâu đột phá để thực hiện thành cơng sự nghiệp
CNH, HĐH. Trên cơ sở đó các tác giả nêu rõ thực trạng về đào tạo và sử dụng
NNL ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI: đông về số lượng nhưng
chất lượng lại chưa đáp ứng được yêu cầu KT - XH đặt ra; Các tác giả chỉ rõ:

bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, địi hỏi NNL làm sao có thể chuyển
mình kịp với nhu cầu của đất nước, thời đại.
Luận giải sâu sắc đặc trưng, sức mạnh và vai trò của nguồn lực con
người trong quan hệ với các nguồn lực khác. Tác giả Đoàn Văn Khái với một
số bài viết “Nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” ; “Nguồn lực con người dưới sự tác động của
việc giải quyết các mối quan hệ lợi ích” ; “Bàn thêm về khái niệm nguồn lực
con người” , đã khẳng định vai trị của trí tuệ, phẩm chất đạo đức, tinh thần
chất lượng nguồn lực con người. Đánh giá thực trạng, đề xuất phương hướng
và giải pháp về phát triển NNL.
Khẳng định đào tạo NNL thực sự có hiệu quả, quan trọng hơn phải có
chính sách đào tạo, sử dụng NNL đúng tư tưởng chỉ đạo. Tác giả Phạm Minh
Hạc (2001) trong bài viết “Giáo dục và nguồn nhân lực” , đã nêu lên quan
điểm mới về phát triển NNL, lấy phát triển bền vững làm trung tâm, mỗi con


20
người là cá nhân độc lập, làm chủ quá trình lao động của mình, lấy lợi ích của
người lao động làm nguyên tắc cơ bản quản lý lao động, nhằm tăng năng suất
lao động, bảc đảm môi trường dân chủ thuận lợi để tiến hành giao lưu đồng
thuận, tạo cơ hội thăng tiến cho tất cả mọi người; có chính sách giải phóng và
phát hiện tiềm năng người lao động, bảo đảm hiệu quả công việc, phát triển
NNL bám sát thị trường lao động. Đây là vấn đề phức tạp, mấu chốt phải xây
dựng chính sách quản lý phát triển GD&ĐT đúng đắn, sử dụng phù họp NNL
bao gồm tuyển dụng, chính sách lao động, phân cơng lao động, phân bổ NNL,
cán bộ, tiền lương, khen thưởng...
Tác giả Lê Thị Ngân (2003), “Phát triển nguồn nhân lực trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn” , tập trung làm
rõ vẩn đề mang tính lý luận và thực tiễn yêu cầu phát triển NNL. Trên cơ sở
quan điểm của Đảng, chính sách phát triển và sử dụng NNL của Nhà nước,

tác giả tập trung phân tích vai trị và sự cần thiết phát triển NNL cho nơng
nghiệp, nông thôn.
Tác giả Phạm Công Nhất (2003), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế” . Tác giả khái quát kết quả hơn
hai mươi năm đổi mới đất nước và hơn một năm gia nhập Tổ chức thương
mại thể giới, đồng thời chỉ rõ thực trạng phát triển NNL và đưa ra giải pháp
cơ bản nâng cao chất lượng NNL, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quôc tế
và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Tác giả Đàm Hữu Đắc (2008), “Đổi mới đào tạo nghề, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho đất nước ”. Tác giả khái quát, đổi mới đồng bộ,
phát triển toàn diện sự nghiệp dạy nghề là trách nhiệm của các cấp, các
ngành, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, xã hội và toàn dân. Chúng ta cần
huy động xã hội tham gia các hoạt động dạy nghề để đáp ứng NNL chất
lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH. Đầu tư dạy nghề là đầu tư cho sự
phát triển bền vững của đất nước.


21
Tác giả Lê Thị Chiên (2011) , “Quan điểm của Đại hội IX về phát triển
nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri
thức” trên cơ sở trình bày các quan điểm khác nhau về NNL, tác giả đã đưa
ra khái niệm NNL chất lượng cao: “nội hàm khái niệm này chỉ những người
lao động có sức khỏe tốt, được đào tạo căn bản, được trang bị kiến thức về
nghề nghiệp, có kỹ năng kỹ xảo trong lao động. Họ không chỉ vượt về tri
thức, trí tuệ mà cịn có khả năng nắm bắt được xu thế của thời đại, biết thích
nghi nhanh và ln chủ động hội nhập. Họ chính là những người lao động tiên
tiến, đóng vai trị quyết định đến sự phát triển nền kinh tế tri thức” . Bên cạnh
đó, từ những quan của Đảng ở Đại hội XI về phát triển NNL trong thời kỳ
CNH, HĐH tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm từng bước nâng cao chất
lượng NNL nước ta.

Bên cạnh đó, nhiều bài viết tập trung khai thác vào vấn đề đào tạo, phát
triển NNL ở các địa phương trong cả nước: Tác giả Thanh Tùng (2004), “Giải
pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho các khu chế xuất, khu công nghiệp thành
phố Hồ Chí Minh” ; Vũ Minh Hùng (2004), “Về đào tạo và sử dụng nguồn
nhân lực phục vụ cho sự phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Bình Dương” ; Đào
Hồng Nam (2004), “Về phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố tỉnh Bạc Liêu” ; Nguyễn Ngọc Thạch (2005), “Hà
Tây nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh công
nghiệp” ; Đỗ Văn Thông (2005), “Chuyển dịch cơ cấu lao động và công tác
đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Ninh Thuận” ; Tác giả Đỗ
Hùng, Thanh Tùng (2005), “Giáo dục đào tạo Lào Cai góp phần quan trọng
đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” ; Lê Thi
(2005), “Phát huy nguồn nhân lực nữ và xố đói giảm nghèo ở nông thôn” ;
Vũ Thị Vinh (2005), “Phát triển nguồn nhân lực ở Bình Thuận” ; Nguyễn Đức
Thảo (2006), “Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển


22
nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La” ; Nguyễn Tấn Vinh (2006), “Giải pháp
phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Lâm Đồng” ; Phan Sỹ Giản (2006), “Một
số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước” ; Trương Xuân Cừ (2006), “Phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện
Biên” ; Hà Minh Trần (2008), “Cao Bằng: gắn giải quyết việc làm với đào tạo
nguồn nhân lực” ; Lê Thị Mỹ Phượng (2009), “Đào tạo nguồn nhân lực phục
vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở Đồng Nai” ; Nguyễn Thị Mỹ Dung và Cung Thị
Ngọc Mai (2009), “Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu
kinh tế xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long trong xu thế hội nhập” ; Trần
Thị Minh Ngọc (2009), “Đào tạo nguồn nhân lực khoa học cho Hà Nội trong
thời kỳ đổi mới” ; Nguyễn Thị Mỹ Hương (2009), “Phát triển nguồn nhân lực

ở Nghệ An trong bối cảnh hội nhập: những vấn đề đáng lưu tâm” ; Nguyễn
Bình Đức (2013), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch thành
phố Đà Nằng” . Những công trình trên đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề lí
luận về đào tạo NNL, đồng thời xuất phát từ thực trạng NNL của các địa
phương đã đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phát triển NNL phục vụ cho sự nghiệp
CNH, HĐH của tỉnh.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về NNL trên đã cung cấp cho
người đọc cách nhìn tổng quan về NNL trên thế giới và Việt Nam ở cả hai
phương diện lý luận và thực tiễn. Các cơng trình nghiên cứu lý luận làm sáng
tỏ các vấn đề khái niệm, cấu trúc, mơ hình về NNL. Các cơng trình nghiên
cứu thực tiễn giúp người đọc nhận thấy trong các nguồn lực đối với sự phát
triển, thì NNL là nguồn lực quan trọng nhất đóng vai trị nền tảng, quyết định
sự phát triển và hưng thịnh của mỗi quốc gia, dân tộc.


23
1.1.2.2. Nhóm nghiên cứu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực tỉnh
Quảng Ninh
Tác giả Vũ Thị Phương Mai (2004), “Phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh
Quảng Ninh hiện nay” , đã có những đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng
NNL của tỉnh Quảng Ninh trước năm 2004, trên cơ sở đó tác giả đã đề ra một
số giải pháp cơ bản để phát triển NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của địa
phương.
Tác giả Nguyễn Thị Mai Linh (2006), “Phát triển nguồn nhân lực du
lịch Quảng Ninh trong quá trình hội nhập” , đã nêu bật vị thế và vai trò của
ngành du lịch đối với sự phát triển KT-XH của Quảng Ninh. Để góp phần đẩy
mạnh phát triển ngành du lịch của tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo, tác giả đã
có những phân tích, đánh giá về chất lượng NNL du lịch của Quảng Ninh từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển NNL du lịch Quảng Ninh trong

quá trình hội nhập.
Tác giả Vũ Hồng Phong (2007),“Định hướng và giải pháp giải quyết
việc làm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010” , đã nhấn mạnh yêu cầu phát
triển NNL là động lực quan trọng để Quảng Ninh phát triển và chỉ rõ thực
trạng về lực lượng lao động của tỉnh, nhấn mạnh đào tạo nghề để giải quyết
lao động dôi dư, tạo việc làm để góp phần phát triển KT-XH của tỉnh.
Tác giả Hà Minh Tâm (2007), “Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm” , trên cơ sở đánh giá về thành tựu
về phát triển KT-XH của Quảng Ninh giai đoạn trước năm 2005 và những yêu
cầu đặt ra cho giai đoạn 2006-2010 đã chỉ rõ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thực hiện CNH, HĐH, phát triển kinh tế, tạo mở nhiều việc làm đã đặt ra yêu
cầu phải đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, nâng cao chất lượng NNL của
tỉnh.


24
Tác giả Vũ Thị Hạnh (2011), “Phát triển nguồn nhân lực du lịch
Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015” , đã tập trung nghiên cứu về nhân lực và
phát triển NNL trong ngành du lịch Quảng Ninh dưới góc độ cơ quan quản lý
Nhà nước về du lịch; Đánh giá thực trạng phát triển NNL du lịch Quảng Ninh
giai đoạn 2007 - 2010 và đề xuất một số giải pháp phát triển NNL du lịch
Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015.
Tác giả Trần Văn Minh (2012), “Nghiên cứu phát triển thị trường công
nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản,
chuyên sâu về thị trường công nghệ, trong đó chỉ ra bài học từ kinh nghiệm
phát triển thị trường cơng nghệ ở trong nước và ngồi nước, đặc biệt, tác giả
đã tập trung phân tích thực trạng phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh, dự báo những tác động mới, nhận diện các nhu cầu công nghệ của
tỉnh đến năm 2020, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường
cơng nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trong đó nhấn mạnh việc hình thành

NNL-kết cấu hạ tầng phần mềm của thị trường thông qua việc thực hiện sự liên
kết giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp; chuẩn hóa chương trình đào tạo
nhân lực cho thị trường cơng nghệ. Tỉnh đầu tư ngân sách cho đào tạo nhân lực,
đổi mới cơ chế sử dụng và quản lý NNL. Trước hết, là sớm ban hành và tổ chức
thực hiện có hiệu quả Chiến lược cơng tác cán bộ, quy chế đào tạo và thu hút
NNL chất lượng cao, quy hoạch phát triển NNL của tỉnh đến năm 2020.
Tác giả Lê Hồng Huyên (2015), “Một hướng phát triển nguồn nhân lực
ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh” một mặt đã khẳng định sự phát triển mạnh
mẽ của du lịch Quảng Ninh trong thời gian qua. Mặt khác, tác giả cũng cho
thấy, chất lượng NNL vẫn là vấn đề lớn đối với ngành du lịch địa phương và
là nguyên nhân chủ yếu tác động tới chất lượng dịch vụ, nhất là các dịch vụ
được cung cấp trong các nhà hàng, khách sạn. Theo tác giả, để cung ứng kịp
NNL cho ngành du lịch, Quảng Ninh cần tập trung vào việc đẩy mạnh công


25
tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông để nâng cao nhận thức của
các cấp, các doanh nghiệp và người lao động về tầm quan trọng của hoạt động
đào tạo nói chung và đào tạo phát triển NNL trong lĩnh vực du lịch nói riêng;
thơng qua phân tích nhu cầu thực tế, lập kế hoạch đào tạo, định hướng đào
tạo, thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp để nâng cao nghiệp vụ cho lao
động ngành du lịch; đa dạng hóa các hình thức đào tạo; tăng cường chính sách
khuyến khích phát triển NNL, xã hội hóa cơng tác GD&ĐT; tăng cường hoạt
động hợp tác đào tạo, phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trong nước
và nước ngồi có năng lực và uy tín để đào tạo nhân lực chất lượng cao trong
lĩnh vực du lịch.
Tác giả Hồng Chí Cảnh (2016), “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tỉnh Quảng Ninh” đã phân tích, đánh giá thực trạng NNL ở Quảng
Ninh với những điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở
dự báo sự phát triển với cung-cầu lao động, tác giả đã đề xuất một số giải

pháp cơ bản để phát triển NNL tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới, trong
đó nhấn mạnh việc đổi mới công tác quản lý nhà nước về NNL; nâng cao
trình độ học vấn và chuyên mơn-kỹ thuật; phát triển hệ thống y tế, chăm sóc
sức khỏe; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển, nâng cao chất
lượng NNL.
Tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2016) trong bài viết “Một số kết quả và
kinh nghiệm về cải cách hành chính ở tỉnh Quảng Ninh” đã chỉ rõ, sau 5 năm
thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban
hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20112020, cơng tác cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh đã đạt được
những kết quả quan trọng, góp phần vào sự phát triển toàn diện KT-XH của
tỉnh và một trong những kinh nghiệm được rút ra đó là: Xác định con người
là yếu tố quyết định nhất. Để công tác cải cách hành chính nhà nước đạt kết


26
quả bền vững, yếu tố quyết định hàng đầu là con người trong nền cơng vụ với
phẩm chất, trình độ tương xứng và điều này phụ thuộc vào hệ thống thể chế,
tổ chức bộ máy, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, cơ chế quản lý, chính sách
đãi ngộ và ý thức vươn lên của chính bản thân mỗi cán bộ, cơng chức. Theo
đó, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành rà sốt, sắp xếp lại bộ máy. Cơng tác tuyển
dụng công chức được thực hiện đúng quy định, đảm bảo công khai, minh
bạch. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức được đầu tư lớn. Tổ
chức thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành, các
chức danh lãnh đạo cấp phòng và tương đương của đơn vị, địa phương. Ban
hành các quy định về chế độ phụ cấp cho cán bộ, công chức làm việc tại bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cấp và quy định về chế độ hỗ trợ cán bộ
đầu mối làm nhiệm vụ kiểm soát trung tâm hành chính.
Tác giả Nguyễn Thị Mai Phương (2015), “Phát triển nhân lực tại Tập
đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” , tập trung nghiên cứu làm
rõ một số vấn đề lý luận và nội dung của phát triển nhân lực tại tập đoàn kinh

tế. Đánh giá một số kết quả và hạn chế của phát triển nhân lực tại Tập đồn
Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam giai đoạn 2006 - 2014, từ đó đề
xuất bốn nhóm giải pháp nhằm phát triển nhân lực tại Tập đồn Cơng nghiệp
Than - Khống sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đó là:
Hoạch định phát triển nhân lực; thu hút, tuyển dụng nhân lực; đào tạo, bồi
dưỡng nhân lực; sử dụng và đãi ngộ nhân lực.
Hai cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh - Tập III (1954-1975) và
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh - Tập IV (1975-2005) đã trình bày khá
cơng phu, ghi lại những chặng đường lịch sử của Đảng bộ tỉnh, trong đó đã
làm rõ thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh, quốc phòng... của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt,
cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1975-2005), đã đề cập tới sự lãnh


×