Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.64 KB, 21 trang )

I. THÀNH PHẦN CỦA VỐN LUÂN CHUYỂN:
Tài sản lưu động và nợ ngắn hạn được gọi chung là vốn luân chuyển.
Bảng 1: Tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của công ty STA ngày 31 tháng 12
năm 2003 (đơn vò tính: triệu $)
Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn
Tiền mặt
Chứng khoán có thể bán
được
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Các tài sản lưu động khác
Tổng cộng
76,9
79,1
403,9
389,4
120,5
1.069,8
Vay ngắn hạn
Khoản phải trả
Thuế thu nhập
Khoản thanh toán đến
hạn của nợ dài hạn
Các nợ ngắn hạn khác
Tổng cộng
121,1
232,8
29,7
46,2
327,5
757,3


* Vốn luân chuyển = tài sản lưu động – nợ ngắn hạn = 1.069,8 – 757,3 = 312,5 triệu $
Một tài sản quan trọng khác là hàng tồn kho. Hàng tồn kho có thể gồm
nguyên liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm (chờ bán và đang vận chuyển).
Khi các doanh nghiệp phải dự trữ hàng tồn kho. Chi phí lưu giữ hàng tồn kho
không chỉ bao gồm chi phí tồn trữ và rủi ro hư hỏng hay lỗi thời mà còn phải
kể đến chi phí cơ hội của vốn – tức là tỷ suất sinh lợi từ các cơ hội đầu tư
khác có mức rủi ro tương đương. Lợi ích của việc duy trì hàng tồn kho
thường là gián tiếp. Thí dụ, một lượng lớn hàng tồn kho thành phẩm (tương
đối lớn so với doanh số dự kiến) làm giảm rủi ro do "hết hàng" nếu nhu cầu
hàng tăng cao đột ngột. Một nhà sản xuất chỉ giữ một lượng hàng tồn kho
nhỏ rất dễ bò thiếu hàng, không thể giao hàng đúng hẹn.Tương tự, lượng tồn
kho nguyên liệu lớn làm giảm nguy cơ thiếu hụt bất ngờ làm cho doanh
nghiệp khỏi phải cắt giảm sản xuất hay phải sử dụng nguyên liệu thay thế
đắt hơn.
Những đơn đặt hàng nguyên liệu lớn hơn sẽ đưa đến lượng tồn kho trung
bình lớn hơn, nhưng là việc nên làm nếu doanh nghiệp được nhà cung cấp
dành cho giá rẻ hơn (tức là, đặt hàng số lượng lớn có thể được hưởng giảm
giá). Các doanh nghiệp thường sẵn sàng giữ lượng hàng thành phẩm tồn kho
lớn vì những lý do tương tự. Một lượng thành phẩm tồn kho lớn làm cho hoạt
động sản xuất có thể được tiến hành được dài hơn và tiết kiệm hơn.
Nhiệm vụ quản trò hàng tồn kho là đánh giá những lợi ích và phí tổn này
và tìm ra một cân đối hợp lý. Trong các công ty sản xuất, giám đốc sản xuất
chính là người phải làm công việc đánh giá này. Vì giám đốc tài chính
thường không liên quan đến quản trò hàng tồn kho.
Tài sản lưu động còn lại là tiền mặt và chứng khoán thò trường. Tiền mặt
bao gồm tiền giấy, tiền gửi không kỳ hạn (tiền trong tài khoản séc) và tiền
gửi có kỳ hạn (tiền trong tài khoản tiết kiệm). Loại chứng khoán thò trường
chính là thương phiếu (ngắn hạn, không bảo đảm, do các doanh nghiệp khác
bán ra). Tại Mỹ, các chứng khoán khác bao gồm trái phiếu kho bạc và
chứng khoán của chính quyền tiểu bang và chính quyền đòa phương.

Khi phải chọn giữa tiền mặt và chứng khoán thò trường, giám đốc tài
chính phải đối mặt với một vấn đề giống như giám đốc sản xuất. Đó là, luôn
có lợi khi lưu giữ một lượng "tồn kho" lớn tiền mặt – để giảm được nguy cơ
hết tiền và phải huy động thêm tiền trong thời gian ngắn. Ngược lại, khi lưu
giữ tiền nhàn rỗi thay vì đưa ra mua chứng khoán thò trường cũng đòi hỏi một
phí tổn.
Chúng ta thấy rằng tài sản lưu động chính của một công ty gồm một số
hoá đơn chưa thanh toán từ các công ty khác. Số dư có của doanh nghiệp này
phải là số dư nợ của doanh nghiệp khác. Vì vậy không có gì đáng ngạc
nhiên khi nợ ngắn hạn chính của một công ty gồm khoản phải trả – tức là nợ
còn phải trả cho các công ty khác.
Để tài trợ cho nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động, các công ty có thể
trông cậy vào các khoản vay ngắn hạn. Các ngân hàng thương mại thường là
nguồn cung cấp lớn nhất các khoản vay này, nhưng công ty cũng có thể vay
bằng nhiều cách khác (ví dụ: bán thương phiếu).
Nhiều khoản vay ngắn hạn thường không được đảm bảo, nhưng đôi khi
công ty có thể đưa ra hàng tồn kho hay các khoản phải thu làm thế chấp. Thí
dụ, một doanh nghiệp có thể quyết đònh vay ngắn hạn bảo đảm bằng khoản
phải thu. Khi khách hàng thanh toán các hoá đơn, doanh nghiệp có thể dùng
tiền này để hoàn trả tiền vay. Một cách khác là bán các khoản phải thu cho
các đònh chế tài chính và để đònh chế này thu tiền. Nói tóm lại, một vài công
ty giải quyết vấn đề tài chính của mình bằng cách vay tiền dựa trên tài sản
lưu động của mình còn các công ty khác thì bán tài sản lưu động.
II. MỐI LIÊN KẾT GIỮA CÁC QUYẾT ĐỊNH TÀI TR DÀI HẠN VÀ
NGẮN HẠN:
Tất cả các doanh nghiệp đều cần vốn – tức là, tiền đầu tư vào nhà máy,
máy móc, hàng tồn kho, khoản phải thu và tất cả các tài sản khác để hoạt
động có hiệu quả. Hiển nhiên các tài sản này không được mua ngay một lúc
mà được mua dần theo thời gian. Chúng ta gọi tổng chi phí của những tài sản
này là nhu cầu vốn tích luỹ (cumulative capital requirement) của doanh

nghiệp.
Hình1:Nhu cầu vốn tích luỹ của doanh nghiệp (đường sóng) là đầu tư
tích luỹ vào nhà máy kho hàng và tất cả các tài sản khác cần cho doanh
nghiệp.Trong trường hợp này, nhu cầu tăng hàng năm, nhưng có dao động
thời vụ trong vòng mỗi năm. Nhu cầu tài trợ ngắn hạn là sai lệch giữa tài trợ
dài hạn (các đường A
+
,A,B và C) và nhu cầu vốn tích luỹ. Nếu tài trợ theo
đường C, doanh nghiệp luôn luôn cần tài trợ ngắn hạn. Nếu tài trợ theo
đường B, doanh nghiệp có nhu cầu tài trợ ngắn hạn theo thời vụ. Tại các
đường A và A
+
, doanh nghiệp không bao giờ cần tài trợ ngắn hạn. Luôn có
tiền mặt dư thừa để đầu tư.
Nhu cầu vốn tích luỹ của hầu hết các doanh nghiệp tăng một cách bất
thường, giống như những đường sóng trong hình trên. Đường này cho thấy
một khuynh hướng đi lên rõ ràng khi việc kinh doanh của doanh nghiệp tăng
trưởng. Nhưng cũng có thể biến động thời vụ xung quanh chiều hướng: trong
hình trên, các nhu cầu vốn đạt đỉnh cao trễ trong mỗi năm. Cuối cùng có
những dao động không dự báo được từ tuần này sang tuần khác, từ tháng này
sang tháng khác nhưng trong hình đã không thể hiện những dao động này.
A
+
Nhu cầu vốn tích luỹ có thể được đáp ứng bằng nợ dài hạn hoặc ngắn
hạn. Khi tài trợ dài hạn không đủ cho nhu cầu vốn tích luỹ, doanh nghiệp
phải huy động nợ ngắn hạn để bù vào phần còn thiếu. Khi tài trợ dài hạn
nhiều hơn nhu cầu vốn tích luỹ, doanh nghiệp có tiền mặt thặng dư cho đầu
tư ngắn hạn. Như vậy, số tiền tài trợ dài hạn huy động được, căn cứ vào nhu
cầu vốn tích luỹ, ấn đònh doanh nghiệp sẽ là người đi vay hay người cho vay
ngắn hạn.

Các đường A, B, C trong hình 1 cho thấy điều này. Mỗi đường mô tả
một chiến lược tài trợ dài hạn khác nhau. Chiến lược A luôn luôn hàm chỉ
một thặng dư tiền mặt ngắn hạn. Chiến lược C cho thấy một nhu cầu thường
xuyên vay ngắn hạn. Theo B, có thể là chiến lược thông thường nhất, doanh
nghiệp là người cho vay ngắn hạn trong suốt một phần của năm và là người
đi vay trong thời gian còn lại.
Mức tài trợ dài hạn tốt nhất tương ứng với nhu cầu vốn tích luỹ là gì? Rất
khó nói. Không có phân tích lý thuyết nào có tính thuyết phục cho câu hỏi
này. Tuy nhiên chúng ta có thể quan sát trên thực tế.
Chiến lược sắp xếp phù hợp kỳ đến hạn.
Đầu tiên, hầu hết các giám đốc tài chính đều cố gắng "sắp xếp phù hợp
kỳ đến hạn" của các tài sản và các khoản nợ. Tức là, họ tài trợ các tài sản có
tuổi thọ dài hạn như nhà máy và máy móc bằng khoản vay dài hạn và vốn
cổ phần. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư thường xuyên vào vốn luân
chuyển (tài sản lưu động - nợ ngắn hạn). Họ tài trợ đầu tư này từ các nguồn
dài hạn.
Các thuận tiện của tiền mặt thặng dư.
Nhiều giám đốc tài chính cảm thấy thoải mái với chiến lược A hơn là
chiến lược C. Chiến lược A
+
(đường cao nhất) còn thoải mái hơn nữa. Một
doanh nghiệp với thặng dư tài trợ dài hạn không bao giờ phải lo lắng về việc
đi vay để trả các hoá đơn tháng tới. Nhưng vấn đề có phải là như thế hay
không? Các doanh nghiệp thường đem tiền mặt thặng dư đi mua trái phiếu
kho bạc hay các chứng khoán thò trường khác. May lắm thì đây là đầu tư có
NPV bằng không cho một doanh nghiệp đang phải nộp thuế. Như vậy, chúng
tôi nghó rằng các doanh nghiệp với một thặng dư tiền mặt thường xuyên "ăn
kiêng", giảm bớt chứng khoán dài hạn để cắt giảm tài trợ dài hạn xuống
bằng hay thấp hơn nhu cầu vốn tích luỹ của doanh nghiệp. Tức là, nếu doanh
nghiệp đang ở đường A

+
, nên giảm xuống đường A hay có thể thấp hơn nữa.
III.THEO DÕI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TIỀN MẶT VÀ VỐN
LUÂN CHUYỂN:
Bảng 2 so sánh bảng cân đối kế toán cuối năm 2003 với năm 2004 của
công ty Dynamic Mattress. Bảng 3 cho thấy báo cáo thu nhập của công ty
năm 2004. Lưu ý rằng số dư tiền mặt của Dynamic tăng 1 triệu $ trong năm
2004. Nguyên do của việc tăng này là gì? Có phải số tiền thặng dư này là từ
vay thêm dài hạn của Dynamic, hay từ thu nhập tái đầu tư, hay từ tiền có
được do việc cắt giảm hàng tồn kho, hay từ tín dụng gia tăng bởi các nhà
cung cấp hàng cho Dynamic? (Lưu ý đến phần tăng trong khoản phải trả).
Câu trả lời đúng là "từ tất cả những điều vừa kể trên", cũng như trong
nhiều hoạt động và hành động khác của doanh nghiệp trong suốt năm 2004.
Tất cả những gì mà chúng ta có thể nói là nguồn tiền mặt nhiều hơn sử dụng
tiền mặt là 1 triệu $.
Các nhà phân tích tài chính thường tóm lược nguồn và sử dụng tiền mặt
giống như trong bảng 4. Bảng báo cáo này cho thấy Dynamic đã phát sinh
tiền mặt từ các nguồn sau:
1. Nợ dài hạn 7 triệu $
2. Cắt giảm hàng tồn kho 1 triệu $
3. Tăng khoản phải trả, trên thực tế vay thêm được 7 triệu $ từ các nhà
cung cấp.
4. Cho tới giờ nguồn tiền mặt lớn nhất là từ hoạt động của Dynamic, đã
phát sinh 16 triệu $. Xem bảng 3 và lưu ý: Lãi thuần (12 triệu $) thấp
hơn dòng tiền vì khấu hao được trừ đi khi tính thu nhập. Khấu hao
không phải là một chi phí tiền mặt, vì vậy nó phải được cộng trở lại
để có được dòng tiền hoạt động.
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán năm 2003 và 2004 của Dynamic Mattress
(đơn vò tính: triệu $)
2003 2004

Tài sản lưu động
Tiền mặt
Chứng khoán thò trường
Hàng tồn kho
Khoản phải thu
Tổng tài sản lưu động
Tài sản cố đònh
Tổng đầu tư
Trừ khấu hao
Tài sản cố đònh thuần
Tổng tài sản
Nợ ngắn hạn
Vay ngân hàng
Khoản phải trả
Tổng nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn cổø phần và lợi nhuận giữ lại
Tổng nợ và vốn cổ phần
4
0
26
25
55
56
-16
40
95
5
20
25

5
65
95
5
5
25
30
65
70
-20
50
115
0
27
27
12
76
115
Bảng 3: Bảng báo cáo thu nhập năm 2004 của công ty Dynamic Mattress
(đơn vò tính: triệu $)
Doanh số 350
Chi phí hoạt động -321
29
Khấu hao -4
25
Lãi vay -1
Lãi trước thế 24
Thuế (50%) -12
Lãi ròng 12
* Ghi chú: Cổ tức: 1 triệu $, lợi nhuận giữ lại: 11 triệu $.

Bảng 4: Nguồn và sử dụng tiền mặt năm 2004 của Dynamic Mattress
(đơn vò tính: triệu $)
Nguồn vốn
Nợ dài hạn 7
Cắt giảm hàng tồn kho 1
Tăng khoản phải trả 7
Tiền mặt từ hoạt động
Lãi thuần 12
Khấu hao 4
Tổng nguồn
31
Sử dụng:
Trả vay ngắn hạn ngân hàng 5
Đầu tư vào tài sản cố đònh 14
Mua chứng khoán thò trường 5
Tăng khoản phải thu 5
Cổ tức 1
Tổng sử dụng
30
Tăng số dư tiền mặt 1
Dynamic đã sử dụng tiền vào những mục đích sau:
1. Trả cổ tức 1 triệu (Lưu ý: Phần tăng vốn cổ phần 11 triệu của
Dynamic là do lợi nhuận giữ lại: 12 triệu thu nhập từ cổ phần trừ
đi 1 triệu tiền cổ tức).
2. Trả vay ngắn hạn ngân hàng 5 triệu.
3. Đầu tư 14 triệu. Điều này cho thấy trong phần tăng tài sản cố
đònh gộp trong bảng 2.
4. Mua 5 triệu chứng khoán thò trường.
5. Cho phép khoản phải thu tăng 5 triệu. Trên thực tế công ty đã
cho khách hàng vay khoản tiền này.

Theo dõi những thay đổi trong vốn luân chuyển.
Các nhà phân tích tài chính thường nhận thấy rằng sẽ có ích khi trừ tài
sản lưu động cho nợ ngắn hạn để có một con số gọi là vốn luân chuyển. Số
dư vốn luân chuyển của Dynamic là (đơn vò tính: triệu $).
Tài sản lưu động Trừ cho Nợ ngắn hạn Bằng
Vốn luân
chuyển
Cuối năm 2003
Cuối năm 2004
55$
65
-
-
25$
27
=
=
30$
38
Bảng 5 cho ta bảng cân đối 2003 và 2004 cho thấy vốn luân chuyển chứ
không phải là tài sản lưu động hay nợ ngắn hạn.
Bảng 5:
2003 2004
Vốn luân chuyển
Tài sản cố đònh
Tổng đầu tư
Trừ khấu hao
Tài sản cố đònh thuần
Tổng tài sản
Nợ dài hạn

Vốn cổ phần
Tổng nợ dài hạn và vốn cổ phần*
30
56
-16
40
70
5
65
70
38
70
-20
50
88
12
76
88
* Khi trình bày một bảng cân đối của một doanh nghiệp theo dạng trên,
tức là chỉ thể hiện vốn luân chuyển, thì tổng nợ dài hạn cộng với vốn chủ
sở hữu được coi là tổng vốn hoá (total capitalization).
Tương tự, các báo cáo "nguồn vốn và sử dụng vốn" cũng có thể được
đơn giản hoá bằng cách đònh nghóa nguồn vốn như là những hoạt động bổ
sung vào vốn luân chuyển và sử dụng vốn là những hoạt động sử dụng vốn
luân chuyển. Theo ý nghóa này, thuật ngữ vốn luân chuyển thường được đề
cập đến bằng từ vốn (funds) và một bảng báo cáo nguồn và sử dụng vốn
được trình bày trong bảng 6.
Năm 2004, Dynamic đã bổ sung vào vốn luân chuyển bằng cách:
1. Phát hành trái phiếu dài hạn 7 triệu.
2. 16 triệu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Dynamic đã sử dụng vốn luân chuyển vào:
1. Đầu tư 14 triệu vào tài sản cố đònh.
2. Trả cổ tức 1 triệu.
Những thay đổi vốn luân chuyển trong năm được tóm tắt trong bảng báo
nguồn và sử dụng vốn trong bảng 6.

×