Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Tài liệu Chương 2: Cơ sở lý luận của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.35 KB, 44 trang )

GVHD:
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất
sản phẩm
2.1.1 Chi phí sản xuất
2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật
hóa mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ
nhất định.
2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động:
Căn cứ vào chức năng hoạt động chi phí phát sinh được phân loại thành chi phí
sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm 3 loại:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí về nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp
vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc liên quan trực tiếp đến quá trình cung
cấp dịch vụ.
• Chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về sử dụng lao động trực tiếp sản xuất sản
phẩm hoặc cung cấp dịch vụ bao gồm lương phải trả lao động trực tiếp và các khoản
trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trên tiền lương phải trả.
• Chi phí sản xuất chung:
Là chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ
nhưng không liên quan trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật
liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng trong sản
xuất và quản lý sản xuất, chi phí sữa chữa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng…
2.1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Khái niệm:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định mà chi phí cần
tập hợp.Các phạm vi này có thể là nơi phát sinh chi phí hoặc đối tượng chịu chi phí.


Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là yêu cầu quản lý và đối
tượng tính giá thành, loại hình sản xuất, tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức
sản xuất.
Ý nghĩa:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí là căn cứ để doanh nghiệp tính đúng, tính đủ
chi phí sản xuất theo yêu cầu quản lý sản xuất.
2.2.2 Giá thànhsản phẩm:
2.2.2.1 Khái niệm giá thành:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống
và lao động vật hóa bỏ ra cho một kết quả sản xuất nhất định.
2.2.2.2 Phân loại giá thành theo thời điểm xác định:
SVTH: Trang: 1/44
GVHD:
• Giá thành kế hoạch:
Là giá thành được xác định trước khi bước vào sản xuất kinh doanh được xác
định trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước, các định mức chi phí và các dự toán chi phí
được dự kiến trong kỳ kế hoạch.
• Giá thành định mức:
Được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất
định trong kỳ kế hoạch
Giá thành kế hoạch không thay đổi trong suốt kỳ kế hoạch còn giá thành định
mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong
quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
• Giá thành thực tế:
Được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi
phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
2.2.2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Khái niệm:
Đối tượng tính giá thành sản là những sản phẩm, công việc có yêu cầu tính tổng
giá thành và giá thành đơn vị.

Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành là mặt hàng sản xuất theo lĩnh vực
sản xuất kinh doanh, tính chất quy trình công nghệ hoặc yêu cầu quản lý.
Ý nghĩa:
Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là căn cứ để kiểm tra và giám sát
tình hình thực hiện định mức chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phát hiện
các khả năng tiềm tàng để hạ thấp giá thành sản phẩm.
2.2.2.4 Kỳ tính giá thành:
Đối với doanh nghiệp có chu kì sản xuất ngắn, sản phẩm hoàn thành nhập kho
liên tục thì kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý để phù hợp với kì báo cáo.
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, kỳ tính giá thành có thể trùng với
kỳ sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh hoặc theo chu kỳ của sản phẩm sản xuất quy ước.
2.2 Kế toán chi phí sản xuất:
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
• Nội dung và nguyên tắc kế toán:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị của các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu
và động lực dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong quá trình hạch toán, nguyên vật liệu nào khi xuất dùng có liên quan trực
tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt như phân xưởng, loại sản phẩm, nhóm
sản phẩm... thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp không thể hạch toán
riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các
đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường dùng là phân bổ theo định mức tiêu
hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm... Tùy theo điều kiện cụ thể để
phân bổ chi phí vật liệu trực tiếp chung hoặc tính toán phân bổ riêng từng khoản mục
chi phí cụ thể như: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phu, nhiên liệu, động lực…
SVTH: Trang: 2/44
GVHD:
Cuối kỳ nếu doanh nghiệp không sử dụng hết số nguyên vật liệu xuất trong kỳ,
kế toán phải ghi giá trị còn lại theo từng nguyên vật liệu. Số nguyên vật liệu sử dụng
không hết có thể nhập lại kho hoặc sử dụng cho kỳ tiếp theo.

• Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bên nợ:
Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản
phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên có:
- Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất,kinh doanh
trong kỳ vào tài khoản 154”Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” và chi tiết cho các đối
tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào tài
khoản tính giá thành.
- Trị giá thực tế nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
* Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621)
152 621 152
Vật liệu xuất kho sử dụng Vật liệu xuất kho không sử
trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dụng hết, cuối kì nhập lại kho
thực hiện dịch vụ
111,112,141,331,… 133 154
Thuế GTGT Cuối kì, kết chuyển chi phí
NVLTT theo đối tượng
632
Mua vật liệu sử dụng ngay
cho sản xuất, thực hiện dịch vụ Chi phí NVL vượt trên mức
bình thường

SVTH: Trang: 3/44
GVHD:
2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
• Nội dung và nguyên tắc kế toán.

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc, lao vụ ở các phân xưởng sản xuất
như tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các
khoản BHXH, BHYT, KPCĐ do người sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí
sản xuất theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Cũng như CPNVLTT, CPNCTT trong trường hợp không thể tổ chức hạch toán
riêng theo từng đối tượng phải chịu chi phí thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián
tiếp, để phân bổ chi phí đã sinh ra cho các đối tượng có liên quan. Khi tính toán phân bổ
CPNCTT người ta thường phân bổ theo từng khoản mục chi phí có mối quan hệ khác
nhau với quá trình sản xuất dựa trên các tiêu thức phân bổ khác nhau.
Đối với tiền lương chính của công nhân sản xuất thì thường phân bổ theo tỷ lệ
tiền lương định mức hoặc giờ công định mức.
• Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
Bên nợ :
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch
vụ bao gồm : Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền
công lao động trong kỳ.
Bên có :
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ tài khoản 154 “Chi phí sản
xuất, kinh doanh dở dang”.
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào tài
khoản 632.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
SVTH: Trang: 4/44
=
=
X
Mức phân bổ
tiền lương của

công nhân trực
tiếp cho từng
đối tượng
Tổng tiền lương công
nhân trực tiếp của các
đối tượng
Tổng khối lượng
phân bổ theo tiêu
thức sử dụng
Khối lượng phân
bổ cho từng đối
tượng
GVHD:
* Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622).
334 622 154
Tiền lương, tiền công, phụ cấp,… Cuối kì, tính, phân bổ và
phải trả cho CNT T sản xuất và kết chuyển chi phí NCTT
kinh doanh dịch vụ theo đối tượng tập hợp
chi phí
335
Trích trước tiền lương nghỉ 632
phép của CNTT sản xuất
Chi phí NCTT
338
vượt trên mức bình thường
Các khoản trích về BHXH,
BHYT và KPCĐ
2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung:
• Nội dung và nguyên tắc kế toán:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, quản lý và

phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất... bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm các chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp
và các khoản trích theo lương… phải trả cho nhân viên phân xưởng.
- Chi phí vật liệu: gồm những chi phí vật liệu dùng chung ở phân xưởng như vật
liệu dùng sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử
dụng.
- Chi phí dụng cụ sản xuất: như khuôn mẫu đúc, dụng cụ cầm tay…
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm các chi phí khấu hao máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, nhà xưởng…
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước…
- Các khoản chi phí bằng tiền khác: phản ánh chi phí bằng tiền ngoài các chi phí
đã kể như trên như chi phí hội nghị, tiếp khách…
CPSXC được tập hợp theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. Cuối kỳ CPSXC
của phân xưởng, bộ phận nào sẽ được phân bổ cho những sản phẩm mà phân xưởng, bộ
phận đó sản xuất ra. Thường thì phân bổ theo tỷ lệ với tiền lương công nhân sản xuất.
SVTH: Trang: 5/44
GVHD:
• Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 627:Chi phí sản xuất chung
Bên nợ:
- Các CPSXC phát sinh trong kỳ.
Bên có:
- Các khoản ghi giảm CPSXC.
- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng
bán trong kì.
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ tài khoản 154 “Chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang”.
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.

TK 6272: Chi phí vật liệu.
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.

SVTH: Trang: 6/44
= X
Tổng chi phí sản xuất
chung được phân bổ
Tổng tiền lương
công nhân sản
xuất của phân
xưởng
Tiền lương công
nhân sản xuất sản
phẩm i
Mức phân bổ chi
phí sản xuất
chung cho sản
phẩm i
GVHD:
* Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung (TK 627)
334,338 627 111,112,152
Chi phí nhân viên Các khoản thu giảm chi
152,153 154

Chi phí vật liệu, công cụ Cuối kì,tính, phân bổ và kết
chuyển chi phí sản xuất chung
214 theo đối tượng tập hợp chi phí

Chi phí khấu hao TSCĐ
dùng cho sản xuất sản phẩm
thực hiện dịch vụ 632
142,242,335
Chi phí phân bổ dần, Chi phí sản xuất chung cố định
chi phí trích trước
không được tính vào
111,112,141,331,… giá thành sản phẩm
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Thuế GTGT
đầu vào không
được khấu trừ
2.2.4 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất:
2.2.4.1 Kế toán các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng:
• Nguyên tắc hạch toán:
- Thiệt hại sản phẩm hỏng trong định mức: được xem như chi phí sản xuất trong
kì.
SVTH: Trang: 7/44
GVHD:
- Thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức : không được tính vào chi phí sản xuất,
thường được xem là một khoản phí tổn thời kỳ phải trừ vào doanh thu trong kì và
được hạch toán vào giá vốn hàng bán.
• Nội dung hạch toán:
- Đối với sản phẩm hỏng trong định mức:
Căn cứ vào Phiếu nhập kho phế liệu, hoặc các chứng từ phản ánh việc thu tiền
bán phế liệu, phế phẩm. Kế toán ghi nhận:
Nợ 152,111,112,131
Có 154
- Đối với sản phẩm hỏng trên định mức:

o Sản phẩm hỏng sửa chữa được: Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng
được phản ánh vào các tài khoản 621, 622, 627 chi tiết “sửa chữa sản phẩm hỏng”.
Cuối kì, kết chuyển vào 154 “Sửa chữa sản phẩm hỏng” để kết chuyển vào giá vốn
sau khi trừ đi các khoản thu bồi thường hoặc giá trị phế phẩm thu hồi.
o Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: phản ánh giá trị sản phẩm
hỏng không sửa chữa được:
Nợ 154 “sản phẩm hỏng”
Có 154 “sản phẩm đang chế tạo”
Nợ 152 “phế liệu”, 1388, 632
Có 154 “sản phẩm hỏng”
2.2.4.2 Kế toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất:
• Ngừng sản xuất có kế hoạch: Là trường hợp doanh nghiệp
dự kiến trước được thời gian, thời điểm ngừng sản xuất.
- Trích trước chi phí ngừng sản xuất:
Nợ 622,627
Có 335
- Khi ngừng sản xuất, chi phí phát sinh được phản ánh:
Nợ 335
Có 334,338,152,111,112,…
• Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch: là trường hợp ngừng sản
xuất mà doanh nghiệp không dự kiến trước được.
o Nếu thời gian ngừng sản xuất ngắn, chi phí phát sinh
ít:
- Chi phí phát sinh:
Nợ 622,627
Có 334,338,152…
- Thu bồi thường:
Nợ 138
Có 154
o Nếu thời gian sản xuất dài, chi phí phát sinh lớn:

- Chi phí phát sinh:
Nợ 811
SVTH: Trang: 8/44
GVHD:
Có 334,338,152…
- Thu bồi thường:
Nợ 111,113,138
Có 711
2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn
thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công
nghệ chế biến sản phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi
phí sản xuất dở dang cuối kì chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí
còn lại được tính vào chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng ngay từ đầu quy trình sản xuất
nên tỷ lệ hoàn thành đối với khoản mục chi phí này là 100%.
Chi phí NVLTT Chi phí NVLTT
dở dang + phát sinh
đầu kì trong kì
Chi phí sản Số lượng
xuất dở dang = x SPDD
cuối kì Số lượng Số lượng cuối kì
sản phẩm hoàn thành + sản phẩm dở dang
trong kì cuối kỳ
2.5 Tính giá thành sản phẩm trong kì và nhập kho thành phẩm:
2.5.1 Tính giá thành sản phẩm trong kì:
2.5.1.1 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp:
 Khái niệm:
Phương pháp này thường được áp dụng đối với quy trình công nghệ sản xuất

giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành.
Công thức tính:
Giá thành Tổng giá thành thực tế sản phẩm
đơn vị =
sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành
2.5.1.2 Tổng hợp chi phí sản xuất:
SVTH: Trang: 9/44
Tổng giá thành Chi phí Chi phí Chi phí các khoản
thực tế = sản xuất + sản xuất phát sinh - dở dang - điều chỉnh
của sản phẩm dở dang đầu kì trong kì cuối kì giảm
GVHD:
Với việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tài
khoản sử dụng tổng hợp chi phí sản xuất làm cơ sở tính giá thành là tài khoản 154-Chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang.
• Nội dung và kết cấu tài khoản 154:
Bên nợ:
Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch
vụ.
Bên có:
- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển
đi bán.
- Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho.
- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường
và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn
kho mà phải tính vào giá vốn trong kì.
Số dư bên nợ:
Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kì.

Sơ đồ hạch toán tài khoản 154:
621, 622, 627 154 155
xxx
Phân bổ,kết chuyển chi phí Sản phẩm hoàn thành
NVLTT, NCTT,SXC nhập kho
632
Sản phẩm hoàn thành
tiêu thụ ngay
xxx
Chi phí sản xuất không phân bổ vào giá thành sản phẩm
2.5.2 Nhập kho thành phẩm:
Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận
sản xuất của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công xong đã được kiểm
nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho.
Sau khi trải qua tất cả công đoạn sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào sẽ được
chuyển hóa thành thành phẩm. Thành phẩm, sau khi đã kiểm tra chất lượng, phải nhanh
chóng nhập kho tồn trữ nhằm chuẩn bị bán. Khi nhập kho thành phẩm, thủ kho và đại
diện bộ phận sản xuất sẽ tiến hành kiểm nhận, bao gồm việc kiểm tra lại số lượng thực
SVTH: Trang: 10/44
GVHD:
nhập của từng loại, từng quy cách sản phẩm. Phiếu nhập kho thành phẩm được lập trên
cơ sở số lượng thực nhập và chứng từ gốc khi ghi nhận thành phẩm nhập kho. Phiếu này
cũng đánh số thứ tự liên tục trước và phải thể hiện đầy đủ các nội dung như số hiệu
chứng từ, ngày nhập, tên, quy cách, số lượng sản phẩm, người trực tiếp giao hàng và
người lập phiếu.
Tài khoản sử dụng:155-Thành phẩm
 Phương pháp hạch toán:
Bên nợ:
- Trị giá của thành phẩm nhập kho.
- Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê.

Bên có:
- Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho.
- Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê.
Số dư bên nợ:
Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kì.
Sơ đồ hạch toán tài khoản 155:
154 155 632
xxx
Nhập kho thành phẩm do đơn vị Xuất kho thành phẩm để
SX, chế biến hoặc thuê ngoài gia bán,trao đổi, biếu, tặng,
công hoàn thành sử dụng nội bộ
632 157
Thành phẩm đã xuất bán bị Xuất kho thành phẩm
trả lại nhập kho gửi đại lý
338(3381) 138(1381)
Thành phẩm phát hiện thừa Thành phẩm phát hiện thiếu
khi kiểm kê chờ xử lý khi kiểm kê chờ xử lý
xxx
SVTH: Trang: 11/44
GVHD:
Chương 3
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
AMPHARCO
3.1 Đặc điểm của quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
AMPHARCO là một công ty chuyên sản xuất dược phẩm, thuốc men. Hiện nay
công có hơn 48 mặt hàng đã có số đăng ký từ cục Quản lý Dược và được bán trên thị
trường. Hằng tháng, bộ phận kinh doanh dựa vào số lượng tồn kho thành phẩm đầu kỳ,
nhập và tiêu thụ trong kỳ từ đó lên bảng yêu cầu sản xuất chuyển xuống bộ phận kế
hoạch. Bộ phận kế hoạch dựa vào đó lên kế hoạch chuyển cho bộ phận sản xuất để sản

xuất sản phẩm.
 Đối tượng tập hợp chi phí:
Nhằm phục vụ cho việc tập hợp, kiểm tra, phân tích chi phí và giá thành sản
phẩm tại công ty AMPHARCO được dễ dàng, chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
được tập hợp theo từng lô sản phẩm riêng biệt.
 Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành là theo từng loại sản phẩm.Việc lựa chọn đối tượng tính
giá thành như trên là do đặc thù của sản phẩm. Sản phẩm dược được sản xuất dựa trên
những đặc tính, hàm lượng cho phép và đã được đăng ký với Cục Quản Lý Dược Việt
Nam.
 Kỳ tính giá thành:
Tại công ty kỳ tính giá thành là từng tháng. Với việc tính giá thành hàng tháng,
thông tin giá thành cung cấp cho các nhà quản lý rất kịp thời và dễ dàng đối chiếu sổ
sách để phát hiện ra sai sót thông qua việc làm báo cáo quyết toán thuế.
3.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Sản phẩm tại công ty AMPHARCO rất đa dạng như Nhóm kháng sinh, nội tiết ,
thần kinh, tim mạch, tiết niệu, bôi da, dị ứng và tiêu hóa. Vì vậy, trong phạm vi bài viết
này em chỉ lấy ví dụ minh họa về sản phẩm nhóm kháng sinh là AMFADOL 650 dạng
viên nang cứng. Là sản phẩm chủ lực và có quy trình đại diện cho quá trình sản xuất
dược phẩm tại công ty.
3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
• Đặc điểm nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu tại công ty được kế toán phân loại như sau:
SVTH: Trang: 12/44
GVHD:
- Nguyên liệu gồm: Chất kháng sinh, tá dược, acid , titan dioxide, vitamin, tinh
bột bắt…
- Bao bì gồm: Hộp, toa dán, tem, PVC, giấy nhôm, thùng carton, băng keo.
- Nhiên liệu: Dầu Do, gas…
- Công cụ dụng cụ: khuôn kéo, bobin, máy đo độ ẩm…

- Nguyên vật liệu được sắp xếp và quản lý theo kệ, mã số danh mục. Việc phân
loại nguyên vật liệu theo mã số danh mục đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán
và theo dõi. Các loại mã số được phân loại rõ ràng theo từng lô từng nhóm được công ty
quản lý bằng máy vi tính làm cho công việc gọn nhẹ, rõ ràng, thuận tiện cho việc kiểm
kê theo dõi xuất nhập tồn nguyên vật liệu chặt chẽ.
Ví dụ: Nguyên vật liệu Paracetamol có ký hiệu AM000202 với mã số kiểm soát
là 0708146RM, trong đó:
- 0708 dãy số 07 , kệ số 08.
- 146 là mã số nguyên vật liệu.
- RM. Nguyên vật liệu (lấy 2 chữ cái của từ Raw materials)
Khi có nhu cầu sản xuất từ phòng kế hoạch đưa ra. Phòng sản xuất xem xét rồi
rồi chuyển dự trù nguyên vật liệu cho bộ phận kho tiến hành xuất kho nguyên vật liệu
khi nhận phiếu lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho vật tư- bao bì. (Phiếu đính kèm). Việc
xuất kho nguyên vật liệu được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ và đòi hỏi kế toán
vật tư xuất số liệu phải thật chính xác từng gam.
3.2.1.1 Quy trình xuất kho nguyên vật liệu:
• Chứng từ sử dụng trong quy trình:
Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất vật tư – bao bì.
• Quy trình xuất kho
Dựa vào lệnh sản xuất sau khi các bộ phận liên quan ký duyệt và giám đốc nhà
máy gồm 3 bảng. Người phụ trách sản xuất chuyển cho bộ phận kho 1 bảng để cập nhật
và xuất nguyên vật liệu, bảng 2 chuyển cho kế toán vật tư, kế toán vật tư có trách nhiệm
cập nhập số liệu vào máy tính theo từng đối tượng sản xuất của từng loại sản phẩm sản
xuất riêng biệt. Bảng còn lại bộ phận sản xuất lưu.
Bộ phận kho báo cho phòng sản xuất và giao nhận nguyên vật liệu theo số lượng
đã được ghi trên phiếu.
Sau đây là phiếu “Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất vật tư – bao bì” sản xuất sản
phẩm AMFADOL 650 Lô D8001
SVTH: Trang: 13/44
GVHD:

Amfadol 650 VB Lô D8001
LỆNH SẢN XUẤT KIÊM PHIẾU XUẤT VẬT TƯ – BAO BÌ
Tên sản phẩm: AMFADOL650
Mã quy trình : Ct/003/01/02
Dạng bào chế: Viên bao phim
Dạng đóng gói: vỉ Alu-PVC
10 v/vỉ - 10 vỉ/hộp- 90h/thùng
Số lô: D8001
Cỡ lô : 160.000 viên
Hạn dùng: 2 năm
Nơi xuất: Kho NL
Nơi nhận: xưởng thuốc
Mã lệnh sx: WO08083
Ngày phát lệnh 09/04/2008
Ngày dự kiến SX 16/4/08
Ngày thực tế sx:
I. Phần nguyên liệu
St
t
Tên nguyên
liệu
Mã số Chứng chỉ phân tích QC ĐV
t
Số lượng Ngườ
i giao
Ngườ
i nhận
Số kiểm
soát


m
lượ
ng
Độ
ẩm
%
Định
mức
Thực
cấp
01 Paracetamol AM000202 0708146rm 99.
59
0.21 Kg 104 104.6
49
02 Microcrystalline
cellulose 101
ED000402 0712208rm Kg 6.784 6.784
03 L- HPC EB000402 0606098rm Kg 4.08 4.08
04 Kollidone VA EB000402 0801011rm Kg 5.44 5.44
05 Alginnic acid EA000102 0712192rm Kg 2.08 2.08
06 Hydrogennate EB000102 0712218rm Kg 2.048 2.048
07 Sodium starch EA000202 0712210rm Kg 4.0 4.0
08 Colloidal Silica EL000102 080201rm Kg 0.624 0.624
09 Strawberry EF000702 0707122rm Kg 0.416 0.416
10 Magnesium EL000202 0712212rm Kg 1.088 1.088
11 HPMC E6 EI000102 0508091rm Kg 0.6 0.6
12 Polyethylen EZ000102 0509101rm Kg 0.18 0.18
13 Titan dioxide EC000502 060819rm Kg 0.03 0.03
14 Talc EL000302 0803039rm Kg 0.12 0.12
Mười bốn khoản

Giám đốc nhà máy Kế hoạch SX Phụ trách SX Trưởng kho
SVTH: Trang: 14/44
GVHD:
3.1.1.2 Tài khoản sử dụng:
6211-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
1521-Nguyên vật liệu
1524-Bao bì
3.1.1.3 Hạch toán nghiệp vụ thực tế:
Khi kế toán vật tư nhận được chứng từ xuất kho. Kế toán dựa vào các thông tin
ban đầu trên phiếu như: Tên sản phẩm sản xuất, dạng thuốc bao phim (nang cứng) hay
nang mềm, số lô, mã lệnh sản xuất để tiến hành lập phiếu xuất và hạch toán trong phần
mềm chọn đúng đối tượng sản phẩm sản xuất đó và tương ứng với số lô.
* Xuất nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất AMFADOL 650 Lô D8001
SVTH: Trang: 15/44
Colloidal silica anhydrous (Aerosil 200)
GVHD:
SVTH: Trang: 16/44
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày: 16/05/2008
Xuất cho: Xưởng sản xuất
Kho xuất: KHO NGUYÊN VẬT LIỆU
Diễn giải : Xuất NVL SX AMFADOL 650. LôD8001
Tài khoản nợ: 6211
Tài khoản có: 1521
Công ty : Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm VN AMPHARCO
Số: WO08083/NVL
STT Mã hàng Tên và quy cách ĐVT SL xuất Đơn giá Thành tiền
AM000202 Paracetamol
49,656.66 104.6490
KG

1 5,196,520.07
ED000402 Microcrystalline cellulose M101
51,997.19 6.7840
KG
2 352,748.92
EB000402 L-HPC (Low hydroxy propyl cellulose)
483,063.01 4.0800
KG
3 1,970,897.07
EB000302 Kollidon VA 64 (Copovidon)
341,342.01 10.8800
KG
4 3,713,801.10
EA000102 Acid Alginic (Satial H8)
449,805.47 2.0800
KG
5 935,595.39
EB000102 Hydrogenated Castor Oil(Cutina HR)
302,698.90 2.0480
KG
6 619,927.36
EA000202 Sodium Starch Glycolate(Primojel)
89,664.32 4.0000
KG
7 358,657.30
EL000102
121,849.98 0.6240
KG
8 76,034.39
EF000702 Strawberry flavour

227,820.18 0.4160
KG
9 94,773.19
EL000202 Magnesium stearate
34,862.41 1.0880
KG
10 37,930.30
EI000102 HPMC E6 (Methocel *E6, Hypromellose -
Hydroxy propyl methyl cellulose)
338,384.81 0.6000
KG
11 203,030.89
EZ000102 PEG 400 NF
34,954.53 0.1800
KG
12 6,291.81
EC000502 Titanium Dioxit
120,002.99 0.0300
KG
13 3,600.09
EL000302 Talc (Luzenac)
7,506.03 0.1200
KG
14 900.72
137,5800 13.570.708,60 Tổng cộng:
Ngày..... tháng.... năm .......
Người lập phiếu Thủ kho
GVHD:
Kế tốn vật tư hạch tốn chi phí ngun liệu sản xuất AMFADOL 650 như sau:
Ghi Nơ TK 6211: 13.570.708

Ghi Có TK 1521 13.570.708
Kế tốn vật tư hạch tốn chi phí bao bì sản xuất AMFADOL 650 như sau:
Ghi Nợ TK 6211: 4.750.070
Ghi Có TK 1524: 4.750.070
Chi phí ngun vật liệu được phân bổ trực tiếp theo từng lơ từng sản phẩm đó. Vậy tổng
chi phí ngun vật liệu được phân bổ tính giá thành sản phẩm AMFADOL 650 lơ
D8001 là: 13.570.708 + 4.750.000 = 18.320.708 đ
SVTH: Trang: 17/44
Số: WO08083/BB
Công ty : Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm VN AMPHARCO
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày: 15/05/2008
Xuất cho: Xưởng sản xuất
Kho xuất: KHO BAO BÌ
Diễn giải : Xuất kho BB SX AMFADOL 650. LôD8001
Tài khoản nợ: 6211
Tài khoản có: 1524
STT Mã hàng Tên và quy cách ĐVT SL xuất Đơn giá Thành tiền
PVC1326 PVC (260x0.3) trong màu hồng
30,868.68 38.0000
KG
1 1,173,009.93
PA006825/ Giấy nhôm Amfadol 650
212,132.88 5.9000
KG
2 1,251,583.99
LL006801/ Toa Amfadol 650
99.31 1,600.0000
TỜ
3 158,901.62

BS006805/ Hộp Amfadol 650
1,150.00 1,600.0000
CÁI
4 1,840,000.00
SG000002 Tem chống hàng giả 15 x 15
45.45 3,200.0000
TEM
5 145,428.73
CA483229 Thùng Carton viên
9,663.78 18.0000
CÁI
6 173,948.10
SG000003 Băng keo dán thùng
14,396.80 0.5000
CUỘN
7 7,198.40
6.462,4000 4.750.070,77 Tổng cộng:
Ngày..... tháng.... năm .......
Người lập phiếu Thủ kho
(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)
Trang: 1/1

×