Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài 2: Các giai đoạn phát triển của nhóm làm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.39 KB, 7 trang )

Tài liệu này do cá nhân biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu, giáo trình, sách tham khảo…

CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NHĨM LÀM VIỆC
Mỗi một nhóm làm việc đều trải qua những giai đoạn của sự hình
thành và phát triển nhóm. Chìa khóa quan trọng giúp một nhóm làm việc
hiệu quả hay đạt được mục tiêu của nhóm làm việc một cách nhanh
chóng đó là ở mỗi giai đoạn thì nhóm cần có những biện pháp, phương
pháp làm việc cũng như quản lý nhóm thích hợp. Chỉ khi nắm bắt được
đặc điểm của nhóm trong từng giai đoạn thì trưởng nhóm hay các nhà
quản lý nhóm mới có thể đưa ra những quyết định thích hợp cho việc
thực hiện các cơng việc của nhóm như thế nào. Gắn với các giai đoạn
hình thành và phát triển nhóm thì đối với một số thành viên trong nhóm
cũng là cơ hội để họ được hình thành các kỹ năng làm việc nhóm nếu
trước đó họ chưa có kỹ năng này.

Nguồn ảnh: internet
Lý thuyết về các giai đoạn phát triển nhóm được đưa ra vào năm
1965 bởi Bruce Wayne Tuckman - một nhà nghiên cứu tâm lý người Mỹ
(1938 - 2016). Tuckman đã tiến hành nghiên cứu các lý thuyết về động
lực nhóm và đưa ra lý thuyết về các giai đoạn phát triển nhóm gồm có 4
giai đoạn cơ bản: Hình thành (Forming), Bão tố (Storming), Ổn định
1


Tài liệu này do cá nhân biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu, giáo trình, sách tham khảo…

(Norming), Hiệu suất cao (Performing). Năm 1977, ông đã nghiên cứu và
bổ sung thêm một giai đoạn thứ năm tên là Thối trào (Adjourning).

1. Giai đoạn Hình thành (FORMING)


- Các thành viên trong nhóm gặp gỡ nhau và bắt đầu tìm hiểu về nhau do
đó mọi người đều khá e dè, khép kín, hoạt động khá độc lập;
- Các thành viên có thể chưa thực sự hiểu rõ về mục tiêu mà nhóm cần
đạt được, các tiêu chuẩn, vai trị, cách thức làm việc chung với nhau;
- Có sự lo ngại về vai trò, sự chấp nhận, tin tưởng và nương tựa vào
nhau giữa các thành viên;
- Sự xung đột có thể đã tồn tại ngay từ khi nhóm mới được thành lập
nhưng chưa được bộc lộ ra bên ngoài;
Những việc cần làm đối với nhóm ở giai đoạn Hình thành
- Nhóm cần sự hỗ trợ và định hướng từ cấp lãnh đạo đặc biệt là trong
việc xác định mục tiêu chung và làm cho các thành viên trong nhóm đều
hiểu rõ mục tiêu cần đạt được của nhóm, các thơng tin về các nguồn lực
cho nhóm.
- Thiết lập và ổn định cơ cấu của nhóm bằng cách đặt ra và thống nhất
cả nhóm về một số điều lệ và nguyên tắc, quy tắc hoạt động của nhóm:
cách thức làm việc, liên lạc, chế độ báo cáo, họp nhóm, giờ giấc làm việc;
quyền ra quyết định và trách nhiệm liên quan của từng thành viên, của
nhóm...; phân cơng vai trị và nhiệm vụ của các thành viên một cách rõ
ràng và hợp lý;
- Thường xuyên trao đổi một cách cởi mở về chun mơn, nguyện vọng,
sở thích, sở trường hoặc những kinh nghiệm tích lũy được trước đây để
các thành viên hiểu nhau nhiều hơn.

2


Tài liệu này do cá nhân biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu, giáo trình, sách tham khảo…

2. Giai đoạn Bão tố (Sóng gió/Xung đột - STORMING)
Đây là giai đoạn khó khăn nhất đối với các nhóm làm việc. Để duy

trì hiệu quả của làm việc nhóm thì cần rất nhiều đến sự đồn kết cũng như
những kỹ năng làm việc nhóm của mỗi thành viên.
- Các bè phái có thể được hình thành, các cá nhân có đặc điểm cá nhân
trái ngược nhau dễ xảy ra mâu thuẫn, không ai chịu nhường ai, những ý
kiến bất đồng hay mâu thuẫn được thể hiện ra bên ngoài (các cuộc họp
thường xảy ra hiện tượng tranh cãi gay gắt, không thống nhất được ý kiến,
thành viên sử dụng ngơn ngữ hoặc hành động để cơng kích, phản đối
nhau...);
- Nguyên nhân của mâu thuẫn có thể rất đa dạng: sự ganh đua giành
quyền lực và gây sự chú ý; sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, mâu thuẫn giữa
thực tế và kỳ vọng; sự khác nhau về quan điểm, chuyên mơn....
- Việc hồn thành nhiệm vụ hay mục tiêu trở nên khó khăn do nhóm
khơng có sự đồng thuận;
Những việc cần làm đối với nhóm ở giai đoạn Bão tố: các kỹ năng làm
việc nhóm cần được phát huy tối đa ở giai đoạn Bão tố nhằm đưa nhóm
vượt qua giai đoạn khủng hoảng khó khăn này. Kỹ năng làm việc nhóm
khơng chỉ là một kỹ năng đơn lẻ mà là tập hợp của nhiều kỹ năng khác
nhau.
- Trưởng nhóm cần giữ vai trị định hướng và cần có sự quyết đoán ở
mức độ nhất định trong các hoạt động của nhóm và giải quyết các xung
đột xảy ra trong nhóm;
- Xác định lại mục đích, vai trị, mục tiêu và cấu trúc công việc, nhấn
mạnh vào những cam kết đã có của nhóm về cách thức làm việc, thảo
luận, cách thức ra quyết định, các quy tắc...;

3


Tài liệu này do cá nhân biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu, giáo trình, sách tham khảo…


- Phát triển các hoạt động giao tiếp trong nhóm bao gồm việc lắng nghe
tích cực, trao đổi ý kiến ôn hòa và không phán xét nhau; phát triển những
kỹ năng hịa giải xung đột và giải quyết khó khăn;
- Các thành viên cần học được sự tôn trọng những sự khác biệt, tôn
trọng lẫn nhau, tin tưởng nhau và biết chia sẻ trách nhiệm trong cơng việc
chung của nhóm;
- Không nên tham gia vào các dự án lớn hoặc các cơng việc địi hỏi sự
phối hợp và đồng bộ cao. Dù nhóm có thể gặp thất bại nhất định trong
giai đoạn này nhưng cấp quản lý hay nội bộ nhóm cần biết chấp nhận, rút
kinh nghiệm và hướng đến hóa giải những xung đột trong nhóm để hướng
đến mục tiêu chung cần đạt được.

3. Giai đoạn Bình thường hố (Ổn định - NORMING)
Đặc điểm của nhóm ở giai đoạn Bình thường hóa
- Thành viên nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác
cùng với nhau và giảm bớt xung đột nội bộ;
- Nhờ sự đoàn kết đồng thuận, mọi thành viên bắt đầu cảm thấy an tồn
trong việc bày tỏ quan điểm của mình, cởi mở với tồn bộ nhóm; các
thành viên tin tưởng và chia sẻ trách nhiệm với nhau, tôn trọng lẫn nhau,
tôn trọng sự khác biệt;
- Những phương pháp làm việc được hình thành và tồn bộ nhóm đều
nhận biết được điều đó;
- Việc phân chia vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ và vị trí của các thành viên
trở nên rõ ràng hơn;
- Gia tăng số lượng nhiệm vụ được hoàn tất, hướng đến năng suất cao;
- Có khuynh hướng tránh gây xung đột, các “xung đột ngầm” có thể tồn
tại.
Những việc cần làm đối với nhóm ở giai đoạn Bình thường hóa

4



Tài liệu này do cá nhân biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu, giáo trình, sách tham khảo…

- Vai trị và nhiệm vụ của trưởng nhóm được chuyển dần vào các thành
viên thông qua cơ chế ủy quyền phù hợp;
- Quy trình và biểu mẫu cần được coi trọng, hướng mọi người làm việc
theo chuẩn và thể hiện tính chuyên nghiệp;
- Cần phát huy tính dân chủ, tiếng nói của tập thể là quan trọng nhất,
điều này giúp nhóm tránh được những xung đột khơng cần thiết thơng
qua việc khuyến khích phát biểu ý kiến, khuyến khích óc sáng tạo;
- Không nên phân tán lực lượng, cần tập trung tham gia vào các dự án,
thực hiện các nhiệm vụ mang tính quan trọng hơn tiến gần đến mục tiêu
chung của nhóm, tập trung nâng cao hiệu quả cơng việc;
- Cần tìm cách gia tăng sự hịa hợp của nhóm và vai trị, mục tiêu, nhiệm
vụ và vị trí của từng cá nhân;
- Cần khơng ngừng phát triển các kỹ năng cho các thành viên, xây dựng
niềm tin và các mối quan hệ tích cực trong nhóm đồng thời đánh giá, học
hỏi kinh nghiệm lẫn nhau từ các thành viên trong nhóm;
- Cơng nhận các thành quả của nhóm nhằm tạo động lực cho thành viên
và cả nhóm.

4. Giai đoạn Hiệu suất cao (PERFORMING)
Đặc điểm của nhóm ở giai đoạn Hiệu suất cao
- Các mâu thuẫn đã được xóa bỏ hồn tồn;
- Các thành viên nắm rõ mục đích, giá trị, vai trị, mục tiêu;
- Hiệu suất làm việc của nhóm là cao nhất: năng suất và chất lượng cơng
việc cao;
- Các thành viên trong nhóm hiện đang có thẩm quyền, độc lập và có
khả năng xử lý các q trình ra quyết định mà khơng có sự giám sát. Tuy

nhiên q trình làm việc của họ hồn tồn ăn khớp với các thành viên
trong nhóm và hướng đến mục tiêu chung của cả nhóm;

5


Tài liệu này do cá nhân biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu, giáo trình, sách tham khảo…

- Thúc đẩy sức mạnh của nhóm để phát huy năng lực của nhóm và
khơng ngừng cải thiện;
- Các mối quan hệ và giao tiếp trong nhóm được xây trên cơ sở niềm tin,
sự tôn trọng lẫn nhau và tinh thần cởi mở;
- Có sự cơng nhận trân trọng đối với thành quả cá nhân và nhóm.
Những việc cần làm với nhóm ở giai đoạn Hiệu suất cao
- Mỗi thành viên hãy là một thủ lĩnh của chính mình, phát huy cao độ
những năng lực cá nhân, tăng cường sự tín nhiệm lẫn nhau;
- Tơn trọng những cá nhân làm việc hiệu quả theo cách riêng của họ;
- Ý thức trách nhiệm của các thành viên rất cao do đó không cần giám
sát và điều khiển các công việc của các thành viên;
- Nên tham gia vào các dự án quan trọng hoặc những nhiệm vụ mang
tính thử thách cao.

5. Giai đoạn thoái trào (ADJOURNING)
Giai đoạn thoái trào diễn ra trong các tình huống, các nhóm khác
nhau. Ví dụ: khi dự án đã kết thúc, khi phần lớn thành viên rời bỏ nhóm
để nắm các vị trí khác, khi tổ chức được tái cấu trúc,… Đối với các thành
viên tâm huyết của nhóm, đây là một giai đoạn có thể khiến họ cảm thấy
luyến tiếc đối với nhóm và các thành viên đã cùng làm việc với nhau một
cách rất hiệu quả. Đặc biệt là đối với các thành viên chưa có mục tiêu, kế
hoạch cho tương lai gần. Tuy nhiên các thành viên của nhóm và trưởng

nhóm vẫn nên tiếp tục duy trì kết nối liên lạc vì có thể trong tương lai họ
sẽ lại cùng nhau làm việc trong một nhóm nào đó với những nhiệm vụ
mới. Với sự kết nối thường xuyên và sự phối hợp làm việc hiệu quả trong
quá khứ là cơ sở để các nhóm mới trong tương lai nhanh chóng đạt được
những mức hiệu suất cao mà nhóm mong muốn.

6


Tài liệu này do cá nhân biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu, giáo trình, sách tham khảo…

7



×