Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

tim hieu moi qh VNLaoDiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.4 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÌNH CẢM GẮN BĨ KEO SƠN </b>
<b>GIỮA HAI DÂN TỘC VIỆT NAM - LÀO </b>


<b>TRONG NHỮNG NĂM THÁNG CHIẾN TRANH TRƯỚC ĐÂY </b>
<b>CŨNG NHƯ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG </b>


<b>ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY</b>


Trước thế kỷ XX, cả hai dân tộc Việt-Lào đều trải qua hàng nghìn năm
khơng ngừng chiến đấu giành và bảo vệ độc lập dân tộc để khẳng định sự tồn tại
của mình với tư cách một dân tộc, một quốc gia độc lập.


Từ đầu thế kỷ XX, không cam chịu ách nô lệ, nhân dân hai nước Việt Nam
-Lào đã đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống Pháp, mặc dù chỉ dừng lại ở tính chất
tự phát. Từ khi được chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường,
đặc biệt khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,
lãnh đạo, tình đồn kết đó đã được phát triển mạnh mẽ và liên tục.


Đón hài cốt qn tình nguyện Việt Nam về q hương


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam và Lào bước sang trang mới, từ liên minh
chiến đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập
chủ quyền. Đây là thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng
Lào trở thành đảng cầm quyền ở mỗi nước. Cả hai nước càng có điều kiện phát huy
truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó keo sơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm
lược, xây dựng và tăng cường quan hệ liên minh, liên kết và hợp tác tồn diện về
chính trị, quốc phịng -an ninh, kinh tế, văn hố, giáo dục...


Ngày 18/7/1977, hai nước chính thức ký kết các hiệp ước: “Hiệp ước hữu
nghị và hợp tác giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào”, “Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã


hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” và “Tuyên bố
chung” đã tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hiệp ước hữu
nghị và hợp tác giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào là hiệp ước tồn diện, mang tính chiến lược lâu dài, tạo cơ sở chính
trị và pháp lý quan trọng để củng cố và tăng cường lâu dài tình đồn kết, mối quan
hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới trong
quan hệ giữa hai nước.


Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm, hai Đảng, hai Nhà nước đã cử trên 30
đoàn từ cấp trung ương đến cấp tỉnh sang trao đổi với nhau những kinh nghiệm về
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, về công tác tư tưởng, lý luận, dân vận.
Quan hệ giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, nhất là các tỉnh biên giới
kết nghĩa đều có những trao đổi hợp tác và mối quan hệ đó ngày càng đi vào chiều
sâu với nội dung thiết thực và có hiệu quả.


Đặc biệt, hai bên phối hợp nghiên cứu, biên soạn cơng trình “Lịch sử quan
hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam từ 1930- 2007” nhằm tổng kết quá trình
liên minh chiến đấu và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam, đúc kết
những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc tiếp tục xây dựng và phát triển quan
hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam lên một tầm cao mới.


Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam -Lào, Lào- Việt Nam quý báu và thiêng liêng
đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết trong 4 câu thơ bất hủ: “Thương nhau mấy
núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/Việt - Lào, hai nước chúng ta/
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Chủ tịch Kayxỏn Phômvihản cũng đã
khẳng định: “Trong lịch sử cách mạng thế giới, đã có nhiều tấm gương chói sáng
về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ, có được sự đồn
kết liên minh chiến đấu đặc biệt, lâu dài và toàn diện như quan hệ Lào - Việt Nam”;
“Núi có thể mịn, sơng có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt Nam mãi mãi vững
bền hơn núi, hơn sông”.



Cùng với cả nước, mối quan hệ giữa tỉnh Quảng Trị với hai tỉnh
Savannakhet, Salavan của nước Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào cũng khơng
ngồi truyền thống quý báu đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tinh thần “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, quân dân Quảng Trị cùng bạn chiến
đấu anh dũng, kiên cường, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến
thắng lợi hồn tồn.


Về phía bạn, bằng tấm lịng chân thật, ngay thẳng, thủy chung, trong sáng,
Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh đã cưu mang, giúp đỡ Quảng Trị lúc khó khăn, hiểm
nguy nhất. Biên giới bạn phía tây trở thành căn cứ cho bộ đội, cán bộ, nhân dân
Quảng Trị bảo toàn và phát triển lực lượng. Tỉnh ủy Quảng Trị lúc nguy nan cũng
tạm lánh qua Lào, rồi từ đó đề ra những quyết sách quan trọng, làm biến chuyển
tình thế cách mạng tại địa phương.


Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, nhất là từ khi tỉnh nhà lập lại,
mặc dù cịn nhiều khó khăn Quảng Trị vẫn không ngừng tăng cường sự hợp tác,
giúp đỡ hai tỉnh bạn trên nhiều lĩnh vực; đã cùng hợp tác với bạn đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng như giao thông, trường học, bệnh viện; đào tạo nhân lực trên lĩnh vực
giáo dục, y tế; cung cấp con giống, cây trồng, đầu tư khoa học kỹ thuật.


Cùng chung tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây, hai bên hợp tác xây dựng,
nâng cấp cửa khẩu quốc tế, mở rộng giao thương, buôn bán. Trên nhiều cấp độ,
Quảng Trị đã có những hoạt động trao đổi kinh nghiệm, lý luận và thực tiễn với hai
tỉnh bạn, góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển lý luận về con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội của mỗinước.


Hai tỉnh bạn cũng tạo điều kiện, giúp đỡ Quảng Trị trong việc tìm kiếm, cất
bốc hài cốt liệt sĩ. Nhân dân ba tỉnh ngày càng thắt chặt mối quan hệ, qua lại làm


ăn, thăm viếng, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn, cùng đấu tranh giữ vững an
ninh biên giới. Trải qua bao thử thách khắc nghiệt, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt
của hai nước, hai dân tộc Việt-Lào nói chung, giữa Quảng Trị với Savannakhet và
Salavan nói riêng càng được vun đắp, ngời sáng.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×