Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tìm hiểu hoạt động của cán bộ kế toán thống kê xã tri lễ huyện quế phong tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.22 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ NGỌC MAI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ KẾ TOÁN THỐNG KÊ
XÃ TRI LỄ, HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chun ngành
: Kinh tế nơng nghiệp
Khoa
Khóa học

: Kinh tế & PTNT
: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ NGỌC MAI


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ KẾ TOÁN THỐNG KÊ
XÃ TRI LỄ, HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Lớp
Khoa

: Chính quy
: Hướng ứng dụng
: Kinh tế nơng nghiệp
: K45 - KTNN – N04
: Kinh tế & PTNT

Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: 2013 - 2017
: ThS. Dương Thị Thu Hoài

Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Lương Xuân Ý

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã

được học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng cũng
như kiến thức thực tế của cuộc sống. Đến nay em đã kết thúc thời gian thực
tập tốt nghiệp và hồn thành khóa luận với đề tài: “Tìm hiểu hoạt động của
cán bộ kế toán thống kê xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An”.
Đầu tiên của khóa luận em xin phép được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban
giám hiệu nhà trường, ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và PTNT, các thầy giáo,
cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo Th.S Dương
Thị Thu Hồi và anh Lương Xuân Ý đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
hồn thành khóa luận này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ kế toán xã, các cán bộ công
chức của UBND xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện
giúp đỡ để em có điều kiện được thực tập và nâng cao sự hiểu biết.
Trong thời gian thực tập,bản thân em đã cố gắng khắc phục mọi khó
khăn để hồn thành khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn chế về
kiến thức nên khóa luận của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính
mong các thầy, cơ giáo và các bạn góp ý, tạo điều kiện để khóa luận của em
hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 2 năm 2017
Sinh viên

Hà Thị Ngọc Mai


ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tính đến 31/12/2015 ................................. 18
Bảng 3.2.Tình hình dân số và lao động của xã Tri Lễ ................................... 22
Bảng 3.3. Về cơ cấu kinh tế xã Tri Lễ qua 3 năm (2014-2016)..................... 24

Bảng 3.4. Số liệu một số cây trồng chủ yếu của địa phương qua 3 năm (20142016) ............................................................................................ 27
Bảng 3.5. Số lượng đàn vật nuôi của xã Tri Lễ qua 3 năm (2014-2016) ....... 31
Bảng 3.6. Thành tựu đạt được của xã trong 3 năm qua (2014 - 2016) ........... 38
Bảng 3.7. Các số liệu thứ cấp của xã Tri Lễ ................................................. 42
Bảng 3.8. Cơ cấu cán bộ địa phương xã Tri Lễ năm 2016 ............................ 44
Bảng 3.9. Chi tiết dự toán thu ngân sách xã năm 2017 ................................. 46
Bảng 3.10. Chi tiết dự toán chi ngân sách xã năm 2017................................ 47
Bảng 3.11. Các hoạt động của cán bộ kế tốn thơng kê xã trong 3 năm qua
(2014-2016) .................................................................................. 51
Bảng 3.12. Các hoạt động của cán bộ kế toán thống kê xã Tri Lễ trong thời
gian thực tập ................................................................................. 53
Bảng 3.13. Tham gia các hoạt động đoàn thể khác ....................................... 55


iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT Từ, cụm từ viết tắt

Giải thích

1

BNV

Bộ Nội Vụ

2

BCH


Ban Chấp Hành

3

BTV

Ban Thường Vụ

4

CBCC

Cán Bộ Cơng Chức

5

CNH – HĐH

Cơng Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa

6

Hội CCB

Hội Cựu Chiến Binh

7

HĐND


Hội Đồng Nhân Dân

8

GTVT

Giao Thơng Vận Tải

9

KH

Kế Hoạch

10

KT – XH

Kinh Tế - Xã Hội

11

LĐ – XH

Lao Động – Xã Hội

12

NQ


Nghị Quyết

13

QĐ – UBND

Quyết Định Uỷ Ban Nhân Dân

14

TCĐT

Tổ Chức Đoàn Thể

15

TDTT

Thể Dục Thể Thao

16

TH – THCS

Tiểu Học – Trung Học Cơ Sở

17

TT


Thông Tư

18

TS

Tiến Sĩ

19

TW

Trung Ương

20

UBMTTQ

Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc

21

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

22

KTTK


Kế Toán Thống Kê

23

HCSN

Hành Chính Sự Nghiệp

24

NSNN

Ngân Sách Nhà Nước


iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập ............................................... 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3
1.2.1. Về chuyên môn .............................................................................. 3
1.2.2. Về thái độ, kỹ năng làm việc.......................................................... 3
1.2.3. Về kỹ năng sống ............................................................................ 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ..................................................... 4
1.3.1. Nội dung thực tập .......................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện .................................................................. 4

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 7
2.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài ............................................ 7
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ......................... 7
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập................... 12
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 13
2.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương............................................ 13
2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho xã Tri Lễ .............................................. 14
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................ 15
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................ 15
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tri Lễ .............................. 15
3.1.2. Kinh tế - xã hội ............................................................................ 21


v
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Tri Lễ, huyện Quế Phong,
tỉnh Nghệ An ............................................................................................. 27
3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế ........................................................ 27
3.2.2. Thực trạng phát triển văn hoá - xã hội.......................................... 34
3.2.3. Những thành tựu đã đạt được của xã ............................................ 37
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ..... 41
3.3. Kết quả thực tập ................................................................................. 42
3.3.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở
thực tập ........................................................................................ 42
3.3.2. Tóm tắt kết quả thực tập .............................................................. 57
3.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ........................................... 59
3.3.4. Đề xuất giải pháp ......................................................................... 60
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 64
4.1. Kết luận .............................................................................................. 64
4.2. Kiến nghị............................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 67

PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Cấp xã ln có vị trí rất quan trọng trong bộ máy chính quyền của nước
ta và được ghi trong điều 118 hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam. Chính quyền xã có chức năng bảo đảm việc chấp hành các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định
của Nhà nước Chính quyền cấp trên. Quyết định và đảm bảo thực hiện các
chủ trương, biện pháp để phát huy mọi khả năng và tiềm năng của địa phương
về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phịng, khơng
ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã và làm
tròn nghĩa vụ của địa phương với Nhà nước.
Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến pháp, Luật
tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Sự
vững mạnh của chính quyền cấp xã là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ
thống chính quyền trong cả nước và ngược lại. Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã có một
vai trị rất quan trọng, là lực lượng nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy
tổ chức chính quyền cấp xã. Vì vậy, đội ngũ cán bộ cơng chức của hệ thống
chính trị cấp xã là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định
sự thành bại của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Mục tiêu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta thành nước
cơng nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan
hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
đời sống vật chất và tinh thần nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân



2

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Phấn đấu đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Song hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các đơn vị hành
chính sự nghiệp (HCSN) dưới sự quản lý của nhà nước cũng đã từng bước
được kiện tồn, góp phần khơng nhỏ vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội.
Thực hiện được vai trị chủ đạo của mình, kinh tế nhà nước luôn cần được đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả. Để làm được điều đó, trước tiên cần
phải làm tốt vai trò của từng bộ phận trong nền kinh tế nhà nước, trong đó
phải kể đến các đơn vị hành chính sự nghiệp. Vậy, đơn vị HCSN là gì?
Các đơn vị HCSN chính là những đơn vị quản lý như y tế, giáo dục, văn
hóa, thơng tin, khoa học công nghệ, kinh tế… hoạt động bằng nguồn kinh phí
của nhà nước cấp hoặc từ các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí,
hoạt động kinh doanh hay viện trợ khơng hồn lại. Do đó, để quản lý và chủ
động trong các khoản chi tiêu của mình, hàng năm các đơn vị HCSN phải lập dự
toán cho từng khoản chi tiêu này. Dựa vào bản dự tốn, ngân sách nhà nước
(NSNN) cấp kinh phí cho các đơn vị. Chính vì vậy, kế tốn thống kê không chỉ
quan trọng đối với bản thân đơn vị mà còn quan trọng đối với NSNN.
Tri Lễ là xã vùng núi của huyện Quế Phong, nằm về phía Tây Nam của
huyện, cách trung tâm huyện khoảng 36 km, có trục Tỉnh lộ 543 chạy qua
sang cửa khẩu Việt - Lào, với tổng diện tích tự nhiên là 20.290,18 ha. địa hình
của Tri Lễ khá hiểm trở và phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt
mạnh, có núi đá dốc, khe lạch, vực sâu, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây
sạt lở, trượt khối, hệ số xâm thực lớn tạo thành địa hình cắt xẻ phức tạp.Trong
những năm qua được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng , chính quyền địa
phương nhân dân xã tri lễ đoàn kết cùng nhau thực hiện thắng lợi các mục
tiêu kinh tế xã hội xậy địa phương ngày càng phát triển đường làng ngõ xóm

được bê tơng hóa đời sống nhân dân được nâng lên. Điều kiện kinh tế thị


3

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển. Tuy nhiên để các
hoạt động sự nghiệp thực sự vận hành theo cơ chế thị trường thì phải có
phương hướng và giải pháp phát triển phù hợp. Một trong những biện pháp
được quan tâm đó là hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị. Phân
tích số liệu thôn bản báo cáo về phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phịng
mà thơn bản các ban ngành đưa lên lập báo cáo nộp về ủy ban huyện.
Xuất phát từ tầm quan trọng và những yêu cầu đó nên em chọn đề tài:
“Tìm hiểu hoạt động của cán bộ kế toán thống kê xã Tri Lễ, huyện Quế
Phong, tỉnh Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về chuyên môn
Vận dụng các kiến thức đã được học tại trường vào thực tiễn, góp phần rèn
luyện kỹ năng làm việc, kỹ năng giải quyết vấn đề ngoài thực tế. Hơn nữa, hoàn
thiện kỹ năng quan sát, diễn đạt, thu thập số liệu, phân tích đánh giá kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng trên địa bàn xã, để đáp ứng yêu
cầu việc tìm hiểu hoạt động của cán bộ kế toán thống kê xã.
1.2.2. Về thái độ, kỹ năng làm việc
Có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, làm theo kế hoạch đã được
quy định trong thời gian thực tập và chấp hành nghiêm túc nội quy của
UBND xã. Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động của uỷ ban khi được phân
công. Đồng thời chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại cơ sở
và chuẩn bị thông tin để viết báo cáo thực tập.
1.2.3. Về kỹ năng sống
Giữ mối quan hệ tốt và nghiêm túc với tất cả các cán bộ công nhân viên
tại đơn vị thực tập. Giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn, luôn giữ thái độ

khiêm nhường.


4

1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tri Lễ.
- Những thành tựu mà cơ sở đã đạt được, hạn chế, khó khăn cịn tồn tại.
- Tìm hiểu khái qt hoạt động của cán bộ KTTK xã.
- Tham gia các hoạt động do UBND xã tổ chức trong thời gian thực tập.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động của cán bộ KTTK tại
UBND xã.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Đây là những số liệu trong báo cáo tổng kết, thống kê tình hình kinh tế
xã hội của HĐND – UBND xã. Em sử dụng phương pháp này thu thập thông
tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã. Thông qua việc tham
khảo các tài liệu liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội của xã nhằm khái quát
sự phát triển của cơ sở, những vấn đề thuận lợi, khó khăn, hạn chế của cán bộ
kế tốn thống kê xã và những lợi ích mà cơ sở đem lại cho người dân tại địa
bàn. Qua đó để thấy được hoạt động của cán bộ kế toán thống kê .
1.3.2.2.Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin thứ cấp không đủ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của đề tài nên
cần thu thập thêm các thông tin mới. Đây là phương pháp thu thập các thông
tin chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, em có được thơng tin thông
qua phỏng vấn cán bộ, tiếp xúc trực tiếp với cán bộ KTTK và các phương
pháp khác như: tìm hiểu, quan sát thực tế, tổng hợp tài liệu.
1.3.2.3. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về hành vi, thái

độ, điều kiện làm việc của kế toán thống kê xã.


5

1.3.2.4. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày,
tính tốn và mơ tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát
đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, giúp thu thập, phân tích, suy luận hoặc giải
thích và biểu diễn các số liệu, đồng thời để mơ tả tập dữ liệu đó.
1.3.2.5.Tun truyền
Tun truyền là cơng cụ quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, hình
thành và củng cố niềm tin, giáo dục lý luận, đạo đức, lối sống, lẽ sống và bồi
dưỡng phương pháp, kỹ năng hành động cho cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân, uốn nắn những nhận thức lệch lạc. Đấu tranh với những quan
điểm, hành động sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng con người
mới, cuộc sống mới.
1.3.2.6. Tiếp cận có sự tham gia
Tiếp cận có sự tham gia (PTA), cịn được gọi là tham gia học và thực
hành không phải là một công cụ mang tính kỹ thuật đơn thuần và cứng nhắc.
Mà là một tập hợp nhiều phương pháp và kỹ năng vào sự vận dụng linh hoạt
phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế. Hơn nữa, phương thức tiếp cận có sự tham
gia có tính liên tục theo thời gian. Phương pháp này có khả năng huy động
kiến thức của người học, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau,
mang lại hiệu quả cao hơn trong việc chuyển giao kỹ thuật và sáng tạo trong
ứng dụng kiến thức, khuyến khích sinh viên chia sẻ kinh nghiệm và tính sáng
tạo, tạo bầu khơng khí hợp tác và thân thiện, có khả năng đem lại những thay
đổi tích cực và lâu dài.
1.3.2.7. Phương pháp so sánh

Sau khi các thông tin được tổng hợp lại, sử dụng phương pháp này để
so sánh về hoạt động của cán bộ KTTK được quy định trong luật, thông tư


6

với những công việc thực hiện được ở thực tế của cán bộ KTTK để thấy được
sự khác biệt, những hạn chế từ đó có thể tìm ra những biện pháp nhằm hoàn
thiện hơn về chức trách của cán bộ KTTK.
1.3.2.8. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lí số liệu
Được sử dụng để phân tích các thơng tin liên quan, nội dung tài liệu để
thu thập, học hỏi, kế thừa và phát triển phù hợp với đề tài. Dùng bảng excl và
wold để tổng hợp lại các thông tin và phân tích đánh giá viết báo cáo cho
hồn chỉnh.
Thời gian và địa điểm thực tập
Thời gian: Từ ngày 14/2/ 2017 đến ngày 23/4/2017
Địa điểm: UBND xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An


7

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
Khái niệm hoạt động: Hoạt động là phương thức tồn tại của con
người. Theo tâm lý học mácxit, cuộc sống con người là một dòng hoạt động,
con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình
con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội.
Đó là q trình chuyển hóa năng lực lao động và các phẩm chất tâm lý khác

của bản thân thành sự vật, thành thực tế và q trình ngược lại là q trình
tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biến
thành vốn liếng tinh thần của chủ thể.
Chúng ta có thể hiểu hoạt động là q trình tác động qua lại giữa con
người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản
phẩm về phía con người.
Trong q trình tác động qua lại đó, có hai chiều tác động diễn ra đồng
thời, thống nhất và bổ sung cho nhau.
Chiều thứ nhất là quá trình ttác động của con người với tư cách là chủ
thể vào thế giới (thế giới đồ vật). Quá trình này tạo ra sản phẩm mà trong đó
chứa đựng các đặc điểm tâm lý của người tạo ra nó. Hay nói khác đi, con
người đã chuyển những đặc điểm tâm lý của mình vào trong sản phẩm. Sản
phẩm là nơi tâm lý của con người được bộc lộ. Quá trình này được gọi là quá
trình xuất tâm hay quá trình đối tượng hố.
Chiều thứ hai là q trình con người chuyển những cái chứa đựng trong
thế giới vào bản thân mình. Là q trình con người có thêm kinh nghiệm về thế
giới, những thuộc tính, những quy luật của thế giới... được con người lĩnh hội,


8

nhập vào vốn hiểu biết của mình. Đồng thời con người cũng có thêm kinh
nghiệm tác động vào thế giới, rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết
để tác động có hiệu quả vào thế giới. Q trình này là q trình hình thành tâm
lý ở chủ thể. Cịn gọi là q trình chủ thể hố hay q trình nhập tâm.
Như vậy trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế
giới, vừa tạo ra tâm lý của chính mình. Có thể nói tâm lý của con người chỉ có
thể được bộc lộ, hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động
Khái niệm cán bộ: Theo Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy
định về cán bộ, công chức như sau.

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, qn nhân
chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật.


9

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân
Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng
đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được
tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân
cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ còn chỉ chung cho những người mang trọng trách, công vụ và
có những quyền hạn nhất định. Trong quân sự, cán bộ được dùng như từ đồng

nghĩa với sĩ quan. Cán bộ cũng thường được những tù nhân trong trại giam
gọi những người quản lý trại giam, cai tù,cai ngục ở việt nam. Cán bộ cũng là
danh xưng thường được những người dân chỉ về những người có quyền hành
(cán bộ lãnh đạo, cán bộ cao cấp, cán bộ quản lý, cán bộ nguồn...), hay đang
thụ lý giải quyết một vụ việc cho người dân (cán bộ thuộc dịch vụ công cộng).
Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh thì thực chất cán bộ là đầy tớ của nhân
dân, cán bộ đóng vai trị quan trọng họ là cái gốc của mọi cơng việc và công
việc thành hay bại đều do cán bộ tốt hay kém và cán bộ nhất là cán bộ đảng
viên của Việt Nam có nhiều người đang bị chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh,
tha hóa. Họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng, mắc bệnh
quan liêu, mệnh lệnh. Kết quả là quần chúng không tin, không phục, càng
không yêu họ. Chung quy là họ không làm nên trị trống gì.
Khái niệm kế tốn thống kê: Kế Toán Thống Kê là việc thu thập xử
lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế tài chính bằng báo cáo tài
chính cho đối tượng có nhu cầu xử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
Theo luật kế toán: “ kế toán là việc thu thập xử lý kiểm tra , phân tích
và cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời
gian lao động” ngồi ra cịn nhiều khái niệm nói lên nhiều khía cảnh khác
nhau về kế tốn. Tuy vậy người ta có những quan niệm về bản chất của kế


10

tốn là khoa học và nghệ thuật về ghi chép,tính tốn,phân loại, tổng hợp số
liệu,cịn chức năng của kế tốn là cung cấp thơng tin trong đó thơng tin kế
tốn phục vụ cho nhà quản lý người có lợi ích trực tiếp và người có lợi ích
gián tiếp, người có lợi ích trực tiếp là (nhà đầu tư) người có lợi ích gián tiếp
là (cơ quan thuế, cơ quan thống kê và các cơ quan chức năng).
Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ
tài sản và sự vận động của tài sản (hay là tồn bộ thơng tin về tài sản và các

hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thơng
tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả
của các hoạt động trong doanh nghiệp. Để cung cấp thơng tin về kinh tế tài
chính thực sự hữu dụng về một doanh nghiệp, cần có một số công cụ theo dõi
những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tổng
hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế toán. Những phương pháp mà một
doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo kế toán định
kỳ tạo thành hệ thống kế toán. Chức năng của hệ thống kế toán bao gồm :
Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh
doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác.
.Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác
nhau, việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiết
thành dạng cô đọng và hữu dụng.
Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng
yêu cầu của người ra các quyết định.
Thống kê là một hệ thống các phương pháp thu thập tổng hợp trình bày
số liệu và tính tốn các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho
q trình phân tích, dự đốn và ra quyết định. Chức năng của thống kê:
Thống kê được chia ra làm 2 lĩnh vực, đó là: thống kê mơ tả và thống
kê suy luận. Do đó, mỗi lĩnh vực có riêng một chức năng của nó, tổng hợp 2


11

chức năng của 2 lĩnh vực này ta sẽ được chức năng của thống kê.
Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan
đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trưng
khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Thống kê suy luận (Inferential statistics): là bao gồm các phương pháp
ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện

tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ
kết quả quan sát mẫu.
Phương pháp thống kê: Chúng ta có 4 phương pháp thống kê, đó là:
Thu thập và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các
hiện tượng và dự đoán:
+ Thu thập và xử lý số liệu: Số liệu được thu thập thường rất nhiều và
hỗn độn, các dữ liệu đó chưa đáp ứng được cho q trình nghiên cứu. Để có
hình ảnh tổng qt về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải được xử lý
tổng hợp, trình bày, tính tốn các số đo; kết quả có được sẽ giúp khái quát
được đặc trưng của tổng thể.Nghiên cứu các hiện tượng trong hoàn cảnh
khơng chắc chắn. Trong thực tế, có nhiều hiện tượng mà thông tin liên quan
đến đối tượng nghiên cứu không đầy đủ mặc dù người nghiên cứu đã có sự cố
gắng. Ví dụ như nghiên cứu về nhu cầu của thị trường về một sản phẩm ở
mức độ nào, tình trạng của nền kinh tế ra sao, để nắm được các thông tin này
một cách rõ ràng quả là một điều không chắc chắn.
+ Điều tra chọn mẫu: Trong một số trường để nghiên cứu toàn bộ tất cả
các quan sát của tổng thể là một điều không hiệu quả, xét cả về tính kinh tế
(chi phí, thời gian) và tính kiệp thời, hoặc khơng thực hiện được. Chính điều
này đã đặc ra cho thống kê xây dựng các phương pháp chỉ cần nghiên cứu
một bộ phận của tổng thể mà có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn
đảm bảo độ tin cậy cho phép. Đó là phương pháp điều tra chọn mẫu.


12

+ Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng: Giữa các hiện tượng thơng
thường có mối liên hệ với nhau. Ví dụ: mối liên hệ giữa chi tiêu và thu nhập; mối
liên hệ giữa lượng vốn vay và các yếu tố tác động đến lượng vốn vay như chi tiêu,
thu nhập, trình độ học vấn; mối liên hệ tốc độ phát triển với tốc độ phát triển của
các ngành, lạm phát, tốc độ phát triển dân số... sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các

hiện tượng rất có ý nghĩa, phục vụ cho q trình dự đốn
+ Dự đốn: Dự đốn là cơng việc cần thiết trong tất cả lĩnh vực hoạt
động. Trong hoạt động dự đoán người ta có thể chỉ ra thành nhiều loại:
1. Dự đốn dựa vào định lượng và dựa vào định tính. Tuy nhiên, trong
thống kê chúng ta chủ yếu xem xét về mặt định lượng với mục đích cung cấp
cho những nhà quản lý có cái nhìn mang tính khoa học hơn và cụ thể hơn
trước khi ra quyết định phù hợp.
2. Dự đoán dựa vào nội suy và dựa vào ngoại suy
Dự đoán nội suy là chúng ta dựa vào bản chất của hiện tượng để suy luận.
Ví dụ như chúng ta xem xét mối liên hệ giữa lượng sản phẩm sản xuất ra phụ
thuộc các yếu tố đầu vào như vốn, lao động và trình độ khoa học kỹ thuật.
Dự đoán dựa vào ngoại suy là chúng ta chỉ quan sát sự biến động của
hiện tượng trong thực tế, tổng hợp lại thành quy luật và sử dụng quy luật này
để suy luận, dự đoán sự phát triển của hiện tượng. Ví dụ như để đánh giá kết
quả hoạt động của một công ty người ta xem xét kết quả hoạt động kinh
doanh của họ qua nhiều năm.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Căn cứ Luật ngân sác nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6
năm 2015;
- Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19
tháng 6 năm 2015;


13

- Thông tư 86/2011/TT - BTC quy định về quản lý thanh toán vốn đầu
tư và vố sự nghiệp
- Căn cứ Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;
hiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước thông qua ngày 17
tháng 6 năm 2011;

- Nghị định 92/2009/NĐ - CP; về chức danh số lượng một số chế độ ,
chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Thông tư liên tịch và số 03/2010 /ĐTLT - BNV- BTC ngày 27 tháng
5 năm 2010 hướng dẫn thực hiện nghị định số 92/2009/NĐ - CP ngày 22
tháng 10 năm 2009 của chính phủ;
- Thông tư số 06/2012/TT - BNV hướng dẫn về chức trách tiêu chuẩn
cụ thể nhiệm vụ, và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
- Thông tư số 110/2012/TT - BTC ngày 3 tháng 7 năm 2012 sửa đổi bổ
sung một số điều của hệ thống mục lục của ngân sách nhà nước;
- Nghị quyết số 23/2016/QH14 thông qua ngày 7 tháng 11 năm 2016
nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017;
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
* Xã Nhơn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An
Để hồn thiện về hoạt động của cán bộ KTTK cấp xã, xã Nhôn Mai,
huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã thực hiện:
Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thống kê
thực hiện đúng các quan điểm của Đảng, chính quyền địa phương về xây
dựng phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng và kế hoạch cho năm tới,
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong việc
thu thập, phân tích các số liệu về kinh tế xã hội an ninh quốc phịng, trên tồn


14

xã thống nhất. Tránh chủ quan, lấy số liệu không đúng thực tế ở địa phương
làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã mình.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho xã Tri Lễ
Qua thực tế và những kinh nghiệm từ một số địa phương em rút ra một

số kinh nghiệm cho xã như sau:
Cần nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của nhà nước cụ thể hoá vận dụng sáng tạo và thực tế của địa phương. Lựa
chọn bước đi phù hợp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở, kết hợp sự
giúp đỡ có hiệu quả của cấp trên, trong q trình thực hiện nhiệm vụ chính trị
của Đảng bộ. Cần coi trọng phát huy nội lực, tăng cường thu hút và sử dụng
các nguồn vốn có hiệu quả. Triệt để phát huy các lợi thế của xã để phát triển
kinh tế, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, quan tâm đẩy mạnh sản
xuất hàng hoá nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt, cần chú trọng phát triển
giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo bồi dưỡng cán
bộ, chăm lo phát triển văn hoá xã hội, gắn với việc xố đói giảm nghèo nâng cao
đời sống và giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, đơn thư tố cáo cho nhân dân.
Đồng thời, củng cố hệ thống an ninh quốc phòng, huy động sức mạnh tổng
hợp cả hệ thống chính trị, giữ vững an ninh quốc phịng, trật tự an toàn xã hội
và nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý của chính quyền từ xã đến xóm. Đặc
biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, sử dụng
cán bộ có hiệu quả, trong công tác lãnh đạo chỉ đạo cần có những tổng kết rút
kinh nghiệm.


15

Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tri Lễ
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Tri Lễ là xã vùng núi của huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An nằm về phía
Tây Nam của huyện, cách trung tâm huyện khoảng 36 km, có trục Tỉnh lộ 543

chạy qua sang cửa khẩu Việt - Lào, với tổng diện tích tự nhiên là 20.290,18
ha. Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Nậm Giải
- Phía Nam giáp xã Nậm Nhng và huyện Tương Dương
- Phía Đơng giáp xã Châu Thơn và Nậm Giải
- Phía Tây giáp nước Cộng Hịa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
* Địa hình, địa mạo
Là xã miền núi cao của huyện Quế Phong, địa hình của Tri Lễ khá
hiểm trở và phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, có núi đá
dốc, khe lạch, vực sâu, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây sạt lở, trượt
khối, hệ số xâm thực lớn tạo thành địa hình cắt xẻ phức tạp. Về tổng quát,
địa hình nghiêng dần từ Đơng sang Tây và được phân thành những dạng
chính sau:
a. Địa hình đồi núi cao: Bao gồm các dãy núi có độ cao trên 900 m, có độ
dốc tương đối lớn, gồm các dãy núi bao quanh xã, thảm thực vật chủ yếu là cây
rừng tự nhiên.
b. Địa hình núi trung bình: Gồm các dãy núi có độ cao trung bình từ
450 - 900m, phân bố khắp trên toàn địa bàn xã, thảm thực vậy chủ yếu là cây


16

rừng tái sinh, cây bụi. Ngoài ra một số khu đồi có đất bằng hoặc sường đồi có
độ dốc dưới 250C được nhân dân sử dụng trồng lúa và cây màu.
c. Địa hình đất bằng: Là các dải đất bằng, hẹp, nằm dưới chân các dãy núi,
khu vực ven sông Quàng và dọc 2 bên Tỉnh lộ 543. Trên phần diện tích này
được người dân khai thác khá triệt để trồng lúa, trồng rau và cây trồng màu.
* Khí hậu
Tri Lễ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời bị chi phối bởi
đặc trưng của khí hậu miền Trung với những đặc điểm riêng của thời tiết miền

núi phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt, mùa Đơng lạnh,
mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng
5 đến tháng 10.
- Nhiệt độ: Được phân theo 2 mùa chính của năm, mùa nóng từ tháng 5
đến tháng 10 (nhiệt độ trung bình cao khoảng 30oC), mùa lạnh từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau (nhiệt độ trung bình thấp 17 oC).
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân 1.700 mm/năm và tập trung
chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm tới 70% lượng mưa cả
năm. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng trong năm
đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Độ ẩm khơng khí tương đối cao, trung bình từ 83 - 84%, tháng khơ
nhất 18% (tháng 1- tháng 3), tháng ẩm nhất 90% (tháng 7,8,9).
- Gió bão: Thuộc khu vực vùng núi cao, nơi tan rã của các cơn bão, do
đó Tri Lễ ít chịu ảnh hưởng của bão. Mùa đơng có gió Đơng Bắc thường
mang theo mưa phùn, mùa hè có gió Tây Nam, hàng năm thường xảy ra
những đợt sương muối, lốc xốy và gió Lào, gây nhiều khó khăn cho sản xuất
và sinh hoạt của bà con nhân dân.


17

* Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn của Tri Lễ chủ yếu phụ thuộc vào chế độ thủy văn của
sông Quàng. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã cịn có một hệ thống suối, khe nhỏ
nằm rải rác trên toàn địa bàn, lưu lượng nước của những con suối trên phụ
thuộc chủ yếu vào nước mưa, do đó vào mùa mưa bão lưu lượng lớn, vào mùa
khơ thì rất ít nước.
* Diện tích đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tri Lễ tính đến 31/12/2015 là
20.290,18 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp là 19.723,22 ha, chiếm 97,19% tổng diện tích tự nhiên;
- Đất phi nơng nghiệp là 453,79 ha, chiếm 2,24% tổng diện tích tự nhiên;
- Đất chưa sử dụng là 117,17 ha, chiếm 0,58% tổng diện tích đất tự nhiên
Để góp phần thúc đẩy kinh tế của cả nước sánh kịp với đà phát triển
của nền kinh tế của đất nước hội nhập nền kinh tế thế giới, UBND xã đã quan
tâm chú trọng tới công tác quản lý đất đai bằng cách thực hiện tốt công tác
quản lý sử dụng đất một cách chặt chẽ nhằm đưa đất đai vào sử dụng một
cách hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung của cả huyện.


18

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tính đến 31/12/2015
STT
1
1.1
1.2

1.3

1.4
1.5
1.6
2
2.1

2.2

2.3


Loại đất
Tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất nơng nghiệp
- Đất sản xuất nông nghiệp
+ Đất trồng cây hàng năm
+ Đất trồng lúa
+ Đất trồng cây hàng năm khác
+ Đất trồng cây lâu năm
- Đất lâm nghiệp
+ Đất rừng sản xuất
+ Đất rừng phịng hộ
+ Đất rừng đặc dụng
- Đất ni trồng thủy sản
- Đất làm muối
- Đất nông nghiệp khác
- Đất phi nông nghiệp
- Đất ở
+ Đất ở tại nông thôn
+ Đất ở tại đô thị
- Đất chuyên dùng
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan
+ Đất quốc phòng
+ Đất an ninh
+ Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp
+ Đất có mục đích cơng cộng
+ Đất cơ sở tơn giáo
+ Đất cơ sở tín ngưỡng
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
NHT

+ Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối
+ Đất có mặt nước chuyên dùng
+ Đất phi nông nghiệp khác
- Đất chưa sử dụng
+ Đất bằng chưa sử dụng
+ Đất đồi núi chưa sử dụng
+ Núi đá khơng có rừng cây


NNP
SXN
CHN
LUA
HNK
CLN
LNP
RSX
RPH
RDD
NTS
LMU
NKH
PNN
OCT
ONT
ODT
CDG
TSC
CQP
CAN

DSN
CSK
CCC
TON
TIN

Diện tích
20.290,18
19.719,22
1.451,38
1.145,48
792,90
352,58
305,90
18.241,51
6.970,02
6.719,19
4.552,30
25,25
1,08
453,79
73,30
73,30
222,18
0,32
7,88
7,28
95,38
111,33


Cơ cấu
100,00
97,19
7,15
5,65
3,91
1,74
1,51
89,90
34,35
33,12
22,44
0,12
0000,00
0,01
2,24
0,36
0,36
0,00
1,10
0,00
0,04
0,00
0,04
0,47
0,55
0,00
0,00

NTD


8,40

0,04

SON
MNC
PNK
CSD
BCS
DCS
NCS

149,89
0,02

0,74
0,00
0,00
0,58
0,40
0,07
0,11

117,17
82,00
13,21
21,96

(Nguồn: Thống kê và kiểm kê đất đai năm 2015 của UBND xã Tri Lễ)



×