Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bài học tận dụng truyền thông xã hội từ NGOs doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.06 KB, 5 trang )

Bài học tận dụng truyền thông xã hội từ NGOs

Nguồn: abviet.com
Ngày nay các mạng truyền thông xã hội và cộng đồng trực tuyến được xem là
những khu vực kinh doanh nóng, đơn giản bởi các công ty đều nhận thức được
tiềm năng của mạng Internet nhằm làm cho sợi dây liên kết với khách hàng trở nên
bền chặt; cũng là cách để chia sẻ tri thức và củng cố sức mạnh làm việc nhóm.


Đối với khu vực phi lợi nhuận, các mối quan hệ luôn là chìa khóa then chốt,
bao gồm: mối quan hệ với các thành viên, các nhà bảo trợ, hay những người
ủng hộ. Những mối quan hệ này chính là cái nôi để các tổ chức phi chính phủ
(NGOs) kiếm tìm lực lượng tình nguyện, nguồn hỗ trợ tài chính và các trợ
giúp khác.

Trên một phương diện nào đó, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ cũng
giống như việc đầu tư vào kinh doanh các mối quan hệ. Trách nhiệm của họ
đối với các thành viên không hề mơ hồ mà rất thiết thực, hiện hữu. Chính vì
vậy nhiều NGOs ngay từ thuở sơ khai đã là một trong những tổ chức tiên
phong trong việc ứng dụng công cụ cộng đồng trực tuyến.

Các cộng đồng trực tuyến cùng với sự có mặt của truyền thông xã hội đã
mang tới cho các tổ chức phi lợi nhuận một cách thức hoàn toàn mới mẻ
trong việc châm lửa và duy trì những đam mê, sự gắn bó nơi các thành viên
của họ. Nhìn dưới góc độ này, từ những thành công của NGOs, các doanh
nghiệp có thể tìm thấy nhiều bài học quý giá trong việc sử dụng truyền thông
xã hội để củng cố mối quan hệ với khách hàng:

1. Để giành được tình cảm của thính giả, hãy nói về những điều họ quan tâm

Các chiến dịch quảng bá truyền thông xã hội thường lôi kéo đối tượng tham


gia bằng sự hài hước, hay những nét khơi gợi, hấp dẫn giới tính. Tuy nhiên,
con đường tốt nhất, nhanh nhất đến với trái tim của khán giả là hãy nói về
những mối quan tâm bậc nhất của họ. Trong thế giới thu nhỏ của March of
Dimes, một tổ chức giúp cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, các thành viên
đều gặp nhau ở mối quan tâm tới con cái của họ: đặc biệt là những em nhỏ
khuyết tật hoặc trẻ em vị thành niên.

Truyền thông xã hội đã mang tới một cách thức mới để nhân rộng mối quan
tâm này: Chương trình “Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn” được chính thức
khởi động năm 2004, đây là nơi mà các bậc phụ huynh có thể ghi lại những
dòng tâm tư, những cuộc đấu tranh trong suốt quá trình mang thai của mình.
Các trang nhật kí mở như vậy không chỉ là nơi cha mẹ giao lưu, giúp đỡ
nhau, mà đó là còn một cách thức mới mẻ mang chút gì đó vừa riêng tư, vừa
cuốn hút để March of Dimes truyền đi thông điệp về sứ mệnh của họ.

2. Như một chiếc xe đang chạy, hãy đưa khách hàng vào vị trí người lái

Năm 2008, bảo tàng Brooklyn đã nghĩ ra một ý tưởng mới về cách thức tổ
chức một buổi triển lãm nghệ thuật. Trong đó, khác với cách thức truyền
thống – định hướng trước nhãn quan của người xem bằng cách lựa chọn các
tác phẩm để trưng bày, bảo tàng đã khởi động chương trình Click! exhibit.
Thông qua chương trình này, bảo tàng gửi lời mời tới các nghệ sĩ, kêu gọi họ
hãy gửi về những tác phẩm mang chủ đề Thay đổi diện mạo của Brooklyn.

Về phía bảo tàng, họ đã sử dụng một hệ thống trực tuyến cho phép cộng đồng
tự lên khung cho cuộc triển lãm bằng cách chọn lọc các tác phẩm theo ý riêng
của mình. Chương trình đã thu hút được hơn 3000 thành viên tham gia, với
tổng số tác phẩm lên tới con số trên 400.000.

Kết quả mang lại là một cuộc triển lãm với sự quan tâm lớn chưa từng có của

đông đảo công chúng. Và quan trọng hơn, nhiều người cho đó là một cuộc
triển lãm phản ánh rõ rét sự nhận thức, quan điểm thẩm mỹ của cộng đồng.

3. Hứa hẹn mang lại cả những lợi ích xã hội hữu hình

Cộng đồng trực tuyến của AARP về cơ bản là nơi để những người ở độ tuổi
trên 50 cùng giao lưu với nhau. Mặc dù vậy, các thành viên cũng tạo ra một
kho lưu trữ các bức ảnh hay video cá nhân quý giá, cho ai muốn cùng nhau
trao đổi những bức ảnh con cháu mình.

Một phương thức tiếp cận phổ biến hơn là phát động những cuộc thi với giải
thưởng tương đối khiêm tốn, nhưng mục đích lớn nhất là khuyến khích các
thành viên đăng tải lên những câu chuyện hay các bức ảnh. Được sự bảo trợ
của LOLcats, American Humane Society đã đứng ra làm ban giám khảo cho
cuộc thi mang tên LOLSeals, trong đó yêu cầu các thành viên tự tạo ra những
bức ảnh gia đình ngộ nghĩnh. Và phần thưởng giành cho người chiến thắng là
một rỏ quà.

Hãy mang tới cho khách hàng của bạn một cơ hội có được những trải nghiệm
xã hội mang giá trị nhân văn bằng cách giúp mọi người kết nối, học hỏi, và
trao nhau nụ cười. Tiếp đó, hãy tạo ra một cú huých để mọi người cùng nhau
tham gia vào trải nghiệm đó bằng cách trao cho họ một cái gì đó cụ thể, hiện
hữu như một giải thưởng hay một dịch vụ cao cấp chẳng hạn.

4. Nắm bắt triển vọng về các giá trị do chính khách hàng tạo ra

KaBOOM! là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 1995 với mục
tiêu chủ yếu nhằm xây dựng một loạt các sân chơi tại nhiều khu vực để làm
sao mọi đứa trẻ đều được tiếp cận với không gian ngoài trời. Tính đến năm
1999, trung bình mỗi năm tổ chức này đã xây dựng được 50 sân chơi.


Nhưng quan trọng hơn, họ sớm nhận ra rằng họ còn có thể giúp ích được
nhiều hơn bằng cách hỗ trợ các cộng đồng tự lập kế hoạch và quyên góp tiền
xây dựng các sân chơi khác. Kết quả là KaBoom! Toolkit đã ra đời, hiện mọi
người có thể truy cập trực tuyến. Các thành viên có cơ hội trao đổi lời
khuyên, trợ giúp lẫn nhau thay vì chỉ phụ thuộc duy nhất vào đội ngũ của
KaBOOM!.

Tổ chức này cũng xây dựng một bản đồ trực tuyến mang tên PlaySpace
Finder, trong đó chính các thành viên là những người bổ sung, cập nhật
thông tin về tất cả các sân chơi trên toàn nước Mỹ. KaBOOM! Toolkit và
PlaySpace Finder đã góp phần mở rộng vị thế và tầm ảnh hưởng của
KaBOOM!.

Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào đội ngũ nhân viên của mình hay như các
nhà tài trợ, KaBOOM! đã sử dụng công cụ cộng đồng trực tuyến để lôi kéo sự
tham gia của các thành viên vào việc lập bản đồ và phát triển không gian chơi
trên phạm vi toàn quốc.

5. Không ngừng đổi mới trong khuôn khổ giới hạn về sứ mệnh cốt lõi

Chính cái tên của Liên minh cứu trợ những chú chó Đan Mạch Trung Đại
Tây Dương (The Mid-Atlantic Great Dane Rescue League) đã phần nào nói
lên nhiệm vụ của tổ chức này là: tìm kiếm một mái ấm cho những chú chó
Đan Mạch bị bỏ rơi. Và giờ đây công việc này được thực hiện thông qua
mạng xã hội Twitter: nơi đăng tải lời kêu gọi và những bức hình của các chú
chó đang chờ được nhận nuôi.

Đó là một ví dụ điển hình minh chứng cho việc mạng truyền thông xã hội
không những thúc đẩy sứ mệnh cốt lõi của bạn mà đã thực sự trở thành bệ

phóng cho sứ mệnh đó.

Nhìn chung, từ rất sớm, các tổ chức phi chính phủ đã trở thành một phần
trong mạng truyền thông xã hội, chính là nhờ những trải nghiệm của họ với
vai trò như các tổ chức dựa trên sự hoạt động tích cực của bản thân mỗi
thành viên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng đang thành công
với mạng xã hội bằng cách tuân theo một nguyên lý tương tự: nguyên lý về sự
tham gia của cộng đồng, về các hoạt động dựa trên mục tiêu cốt lõi, và sự
hình thành các giá trị trực tuyến.

Từ những bài học của các tổ chức phi lợi nhuận, áp dụng những nguyên tắc
này vào hoạt động truyền thông xã hội của riêng mình, bạn hoàn toàn có thể
thu được nhiều lợi ích.

×