Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA MĨ VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 -2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.63 KB, 42 trang )

Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................
1.1.Khái niệm,vai trò FDI và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI
nói chung......................................................................................................2
1.1.1.Định nghĩa,đặc điểm và các hình thức FDI.................................2
1.1.1.1.Định nghĩa FDI...............................................................................................2
1.1.1.2.Đặc điểm của hoạt động đầu tư trực tiếp ngước ngồi FDI...........................2
1.1.1.3.Các hình thức đầu tư.......................................................................................3

1.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI.............................4
1.1.2.1.Các nhân tố quốc tế,quốc gia đi đầu tư..........................................................4
1.1.2.2.Nhân tố quốc gia,địa phương nơi tiếp nhận vốn đầu tư.................................7

1.1.3.Tác động của FDI tới các nước tham gia đầu tư.......................12
1.1.3.2. Đối với nước nhận đầu tư............................................................................13

CHƯƠNG II.........................................................................................
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA MĨ..........................................
VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008 -2011.........................
2.1.Thực trạng thu hút FDI chung của VIỆT NAM...............................21
2.1.1. Thực trạng thu hút FDI theo đối tác đầu tư.............................21
2.1.2.Thực trạng thu hút FDI theo địa phương..................................23
2.1.3.Thực trạng thu hút FDI theo hình thức đầu tư.........................25
2.1.4.Theo lĩnh vực đầu tư:...................................................................25
2.2.Thực trang thu hút FDI của Mĩ vào Việt Nam giai đoạn 2008-2011
.....................................................................................................................26


2.2.1.Thực trạng thu hút FDI trong giai đoạn 2008-2009..................26
2.2.2.Thực trạng thu hút FDI trong giai đoạn 2009-2010..................27
2.2.3.Thực trạng thu hút FDI trong giai đoạn 2010-2011..................28

CHƯƠNG III........................................................................................
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI..............................
CỦA MĨ VÀO VIỆT NAM.................................................................
3.1.Định hướng thu hút FDI của VIỆT NAM.........................................31
3.1.1.Mục tiêu tổng quát.......................................................................31
3.1.2.Mục tiêu cụ thể.............................................................................31
3.1.3.Định hướng thu hút FDI theo ngành.........................................33
3.2.Giải pháp thu hút FDI từ Mĩ vào Việt Nam......................................35
3.2.1.Phát huy và định hướng phát triển khu công nghiệp và khu chế
xuất.........................................................................................................35
3.2.2.Quy hoạch và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ đầu tư..........36
3.2.3.Đào tạo nguồn nhân lực...............................................................37
3.2.4.Tăng cường xúc tiến đầu tư.........................................................37

KẾT LUẬN...........................................................................................

SV: Nguyễn Cảnh Thịnh


Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

LỜI MỞ ĐẦU
FDI là nguồn ngoại lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang và chậm phát triển
trong đó có Việt Nam. Thực tiễn đã chứng minh vai trò ngày càng to lớn của
nguồn lực này đối với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, cả thế giới cũng như Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm
nghiêm trọng của dòng FDI trong năm 2009 – năm của đại khủng hoảng kinh
tế tài chính thế giới. Dòng FDI thế giới năm 2009 giảm 40% so với năm 2008,
một con số khiến người ta phải e ngại rằng, dù cuộc khủng hoảng đã lắng
xuống nhưng liệu FDI có được phục hồi nhanh trở lại?
Trước tình hình đó, chúng ta phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn
về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua, cơ hội thách thức của nước
ta trong thu hút FDI thời kỳ hậu khủng hoảng. Trên cơ sở đó đề ra hệ thống
những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngồi vào Việt Nam trong những năm tới, góp phần thực hiện mục tiêu chiến
lược mà Đảng và Nhà Nước ta đã đề ra: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển.
Để góp phần làm rõ vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “GIẢI PHÁP THU
HÚT FDI CỦA MĨ VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 -2020.”
Hy vọng rằng bài viết của tôi sẽ phần nào giải được những bài toán khúc
mắc trong thu hút FDI của MĨ vào Việt Nam thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Đinh Đào Ánh Thủy – Khoa Đầu tư –

ĐH Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

1

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA MĨ VÀO VIỆT NAM
1.1.Khái niệm,vai trò FDI và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút
FDI nói chung
1.1.1.Định nghĩa,đặc điểm và các hình thức FDI
1.1.1.1.Định nghĩa FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư
của quốc gia này (một doanh nghiệp hay một cá nhân cụ thể) mang các
nguồn lực cần thiết sang một quốc gia khác để thực hiện hoạt động đầu tư.
Chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác kết quả đầu tư và chịu
trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn của mình theo quy định của quốc gia
nhận đầu tư.
1.1.1.2.Đặc điểm của hoạt động đầu tư trực tiếp ngước ngoài FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là khoản đầu tư dài hạn,phản ánh lợi ích lâu
dài của nhà đầu tư ở nước nhận đầu tư và ít lệ thuộc hơn vào quan hệ chính

trị.Trong laoij hình đầu tư trực tiếp nước ngồi,bên nước ngồi trực tiếp tham
gia vào q trình kinh doanh của doanh nghiệp ,nên họ trực tiếp kiểm sốt sự
hoạt động và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho việc đầu tư,do đó mức độ
khả thi của dự án cao . Do quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài gắn chặt với dự án
,cho nên họ lựa chọn giải pháp cơng nghệ kĩ thuật thích hợp,nhằm nâng cao dần
trình độ quản lý và tay nghề cho công nhân của nước nhận đầu tư.
Tuy nhiên,đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng có những hạn chế nhất định:
(i) do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được tiến hành theo cơ chế thị
trường ,các nhà đầu tư nước ngồi có nhiều kinh nghiệm hơn so với nược

SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

2

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

nhận đầu tư,nên trong q trình đàm phán kí kết hợp đồng có thể gây ra thua
thiệt cho nước nhận đầu tư ; (ii) nước nhận đầu tư không chủ động trong việc
bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành cũng như theo vùng lãnh thổ trên nước mình.
1.1.1.3.Các hình thức đầu tư
Theo luật đầu tư,các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam
dưới các hình thức sau :
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh,đó chính là hình

thức đầu tư trong đó


các bên tham gia hợp đồng kí kết thỏa thuận để tiến hành một hoăc nhiều hoạt
động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư,trên cơ sở quy định rõ đối
tượng ,nội dung kinh doanh,nghĩ vụ,trách nhiệm và phân chia kết quả kinh
doanh cho từng bên tham gia.Hình thức này khơng cần thành lập một pháp
nhân mới.Thời hạn hợp đồng do các bên thỏa thuận và được cơ quan có thẩm
quyền của nước nhận đầu tư chuẩn y.Hợp đồng hợp tác hớp tác kinh doanh rất
đa dạng ,nó khơng cần địi hỏi vốn lớn,thời gian hợp đồng thường khơng dài
nên những nhà đầu tư có tiềm năng khơng lớn thường chọn hình thức này.
- Liên danh là loại hình doanh nghiệp do hai bên hay nhiều bên phía
nước ngồi và nước nhận đầu tư(nước chủ nhà) hợp tác cùng góp vốn ,cùng
kinh doanh,cùng hưởng lợi nhuận,cùng chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn.Hình
thức này thường được các nước chủ nhà ưa chuộng vì thơng qua doanh
nghiệp này nước chủ nhà có điều kiện tiếp thu được kĩ thuật công nghệ
mới,học tập kinh nghiệm quản lý ,đào tạo đội ngũ lao động và tiếp cận thị
trường quốc tế.Những yêu cầu đặt ra đối với nước chủ nhà là phải đáp ứng
được những điều kiện về vốn,trình độ quản lý doanh nghiệp cùng với bên
nước ngồi thì mới đạt được hiệu quả mong muốn.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp sỡ hữu của nhà

đầu tư nước ngồi,Loại hình doanh nghiệp này có thể do một hoặc nhiều tổ
chức cá nhân người nước ngoài thành lập tại nước nhận đầu tư .Họ tự đứng ra
tổ chức quản lý,điều hành sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

3

Lớp: KTĐT 51E



Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

quả kinh doanh cuối cùng.Hình thức này được phía nước ngồi ưa chuộng vì họ tư
mình độc lập ra các quyết định quản lý và hưởng lợi nhuận do kết quả đầu tư
mang lại sau khi đã làm tròn nhiệm vụ nộp thuế cho nước chủ nhà.Một số lĩnh vực
đầu tư cần vốn lớn ,thời gian thu hồi vốn dài thường được nước chủ nhà chấp
nhận đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Theo Luật đầu tư năm 2005 ,ngồi các hình thức trên,các hình thức đầu
tư trực tiếp,không phân biệt nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngồi ,cịn có nhiều hình thức khác như:hợp đồng xây dựng –kinh doanhchuyển giao(BOT),hợp đồng xây dựng –chuyển giao –kinh doanh(BTO),hợp
đồng xây dựng –chuyển giao(BT),mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia
quản lý hoạt động đầu tư ,đầu tư thực hiện việc sát nhập và mua lại doanh
nghiệp và các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
1.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
1.1.2.1.Các nhân tố quốc tế,quốc gia đi đầu tư
 Thay đổi chính sách kinh tế vĩ mơ
Những chính sách như tài chính- tiền tệ, xuất nhập khẩu và quản lý ngoại
hối của nước đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến luồng đầu tư trực tiếp của nước
này sang các nước khác.
Sự thay đổi các chính sách tài chính- tiền tệ tác động mạnh đến lãi suất,
làm tăng hoặc giảm khả năng tạo lợi nhuận của các nhà đầu tư. Ví dụ, trong
suốt những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, mặc dù chính phủ Mỹ khơng đưa ra
một chính sách cụ thể nào ảnh hưởng đến ĐTNN của các nhà đầu tư Mỹ,
nhưng trong các năm 1979- 1981, Mỹ thay đổi chính sách từ “nới lỏng tiền tệthắt chặt tài chính” sang “ thắt chặt tiền tệ- nới lỏng tài chính” đã làm cho
mức lãi suất trong nước cao hơn, cải thiện môi trường đầu tư trong nước nên
đầu tư ra nước ngoài của Mỹ giảm mạnh trong những năm 1980- 1985. Tình
trạng này cũng xảy ra tương tự đối với ĐTNN của Anh trong những năm
1975-1985.

SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

4

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

Thay đổi chính sách tiền tệ sẽ làm ảnh hưởng đến lạm phát, lạm phát cao
có nghĩa là đồng tiền nội tệ mất giá khiến hoạt động đầu tư ra nước ngoài
giảm bởi để mua được cùng một lượng dịch vụ đầu tư ở nước ngồi thì các
nhà đầu tư phải tốn nhiều tiền bản tệ hơn và ngược lại. Trong những năm
1985-1988, giá của đồng Yên Nhật Bản tăng vọt (khoảng 33%), giá của đồng
Mác Đức tăng khoảng trên 20% đã khiến dịng đầu tư ra nước ngồi của các
nước này vào những nước PT khác tăng mạnh.
Ảnh hưởng của chính sách XNK của nước đầu tư đến dòng vốn đầu tư ra
nước ngoài được thể hiện ở chỗ: các ưu đãi khuyến khích xuất khẩu trong các
hiệp định thương mại sẽ khiến cho hàng hoá và dịch vụ của nước đầu tư có cơ
hội thuận lợi thâm nhập thị trường nước khác, do đó động cơ đầu tư ra nước
ngồi để vượt qua rào cản thương mại sẽ giảm mạnh. Đối với nhập khẩu cũng
vậy, nếu nước đầu tư hạ mức rào cản đối với hàng hố từ nước ngồi nhất là
từ các nước ĐPT thì các nhà đầu tư trong nước sẽ có nhiều cơ hội tiến hành
hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh trong
phân công lao động quốc tế, tìm kiếm nguồn ngun liệu mới để sản xuất
hàng hố và lại nhập khẩu lại vàonước mình.
Nếu nước đầu tư nới lỏng các chính sách quản lý ngoại hối theo hướng
tự do háo thì trường vốn thì các nhà đầu tư được quyền tự do chuyển vốn ra

nước ngoài và ngược lại. Thực tế cho thấy việc xoá bỏ các quy định quản lý
ngoại hối của Nhật Bản (1983), Anh (1979), Đức (1960), Thuỵ Điển (1980),...
đã thúc đẩy mạnh mẽ dịng đầu tư ra nước ngồi của những quốc gia này.
 Các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài
Các hiệp định đầu tư song phương, đa biên, hiệp định tránh đánh thuế hai lần,
hỗ trợ tài chính, bảo hiểm đầu tư, và các chính sách đối ngoại của nước đầu tư có
tác động mạnh tới luồng vốn đầu tư ra nước ngoài của quốc gia này.
Việc ký kết các hiệp định đầu tư với nước ngoài là cơ sở pháp lý quan
trọng hàng đầu để đảm bảo tin tưởng cho các nhà đầu tư khi đầu tư ở nước
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

5

Lớp: KTĐT 51E


Đề án mơn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

ngồi. Hiệp định đầu tư song phương được ký giữa nước đầu tư và nước nhận
đàu tư, còn hiệp định đa biên được ký giữa các nước trong cùng một nhóm.
Nội dung của những hiệp định này quy định nhiều nguyên tắc cơ bản nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Từ cuối những năm 80, số hiệp
định song phương giữa các nước PT và ĐPT tăng nhanh chóng khiến dịng
đầu tư ra nước ngồi của các nước PT vào các nước ĐPT tăng theo.
Cùng với các hiệp định trên, hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa nước
đầu tư với nước ngoài cũng tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư bởi họ chỉ
chịu một lần thuế ở nước nhận đầu tư mà thôi.
Mặt khác, việc nước đầu tư áp dụng chính sách bảo hiểm vốn đầu tư

cũng là yếu tố tác động mạnh đến luồng đầu tư ra nước ngồi. Năm 1992,
chính phủ Nhật Bản tun bố bảo hiểm đầu tư cho các nhà đầu tư Nhật Bản
vào Việt Nam đã khiến dòng đầu tư của Nhật vào Việt Nam tăng mạnh.
 Tiềm lực kinh tế, khoa học cơng nghệ và các chính sách xã hội
Một nước chỉ có thể đầu tư ra nước ngồi khi tiềm lực kinh tế đã đủ
mạnh, lượng tích luỹ lớn nên lượng vốn cần cho đầu tư trong nước dư thừa.
Như vậy, mức độ tích luỹ của nền kinh tế có vai trị làm tăng hoặc giảm áp lực
đẩy dịng vốn đầu tư ra nước ngồi.
Trình độ khoa học cơng nghệ thông qua các công việc nghiên cứu và
phát triển (R&D) luôn là một lợi thế cho nước đầu tư. Một nước có khả năng
nghiên cứu và phát triển cao thường là nước tạo ra công nghệ nguồn và quyết
định giá cả công nghệ trên thị trường. Các công nghệ nguồn tạo ra lợi thế
cạnh tranh độc quyền và cần sản xuất với quy mơ lớn, đây chính là yếu tố
quyết định các TNCs đầu tư ra nước ngoài. Những nước đầu tư ra nước ngoài
lớn cũng thường là những nước chiếm tỷ trọng cung cấp công nghệ cao trên
thế giới.
Thơng thường, đầu tư ra nước ngồi và tạo việc làm trong nước có mối
quan hệ ngược với nhau, việc tăng cường đầu tư ra nước ngoài dẫn tới giảm
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

6

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

đầu tư nội địa và cùng nghĩa với việc giảm cơ hội tạo việc trong nước, có thể

làm tăng tình trạng thất nghiệp và gia tăng tệ nạn xã hội. Nếu nước đầu tư có
những chính sách trợ cấp xã hội tốt đặc biệt là trợ cấp thất nghiệp thì sẽ làm
giảm áp lực của làn sóng phản đối đầu tư ra nước ngoài. Đây là hiện tượng rất
phổ biến xảy ra ở những nước PT, nhất là ở Anh vào cuối những năm 80.
1.1.2.2.Nhân tố quốc gia,địa phương nơi tiếp nhận vốn đầu tư
 Tình hình chính trị
Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thu hút ĐTNN
bởi nó đảm bảo việc thực hiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề sở
hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu
tư của một nước. ổn định chính trị sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và
giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngồi.
Tình hình chính trị khơng ổn định sẽ dẫn tới việc bất ổn định về chính
sách và đường lối phát triển khơng nhất qn. Chính phủ đương thời cam kết
khơng quốc hữu hố tài sản, vốn của người nước ngồi nhưng chính phủ mới
chưa chắc đã thơng nhất với quan điểm này và tiến hành những thay đổi khiến
quyền sở hữu vốn của người nước ngoài bị đe doạ. Hiện tượng này đã từng
xảy ra ở một số nước châu Phi, châu á và châu Mỹ như Chi lê, Philippines,...
Công ty hóa chất DOW của Mỹ là một cơng ty lớn có chi nhánh đặt ở gần 30
nước trên thế giới vào những năm 70. trong thời gian 1967-1968, công ty này
đã đầu tư xây dựng một tổ hợp hoá dầu tại Chi Lê với tổng số vốn là 30
tr.USD trong đó Mỹ chiếm một phần vốn lớn. Dự án này dự kiến xây dựng
trong 3 năm. Khoảng 6 tháng trước khi dự án đi vào hoạt động, tổng thống
mới đắc cử là Salvador Allende đã thực hiện lời hứa của mình khi tranh cử
tổng thống trong đó có nội dung là quốc hữu hoá ĐTNN và đã đặt dự án này
dưới sự kiểm sốt của chính phủ mới. Khoảng 2 năm sau, toàn bộ tài sản của
DOW đã bị quốc hữu hố và tình hình này đã gây ra nỗi hoang mang, lo lắng
cho các nhà đầu tư nước ngoài.
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

7


Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

Hoặc như ở một số nước, khi chính phủ mới lên lãnh đạo sẽ thay đổi định
hướng đầu tư của nước chủ nhà (thay đổi lĩnh vực khuyến khích, ưu tiên, thay đổi
chiến lược xuất nhập khẩu,...) khiến các nhà đầu tư ở trong tình trạng rút lui khơng
được mà tiến hành tiếp cũng không xong và phải chấp nhận thua lỗ.
 Mơi trường luật pháp
Q trình đầu tư liên quan đến rất nhiều lĩnh vực hoạt động trong một
thời gian dài, nên một mơi trường pháp lý ổn định và có hiệu lực là một yếu tố
quan trọng để quản lý và thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả. Mơi trường
này bao gồm các chính sách, quy định, luật cần thiết đảm bảo sự nhất quán,
không mâu thuẫn, chồng chéo nhau và có tính hiệu lực cao.
- Chính sách sở hữu: với mục đích chính là kiểm sốt các hoạt động của
các nhà đầu tư, việc khống chế một mức vốn sở hữu là một biện pháp quan
trọng để hạn chế sự can thiệp của nhà ĐTNN. Một số nước như Bangladesh
cho phép hình thức 100% vốn nước ngồi trong tất cả mọi lĩnh vực. Trung
Quốc chỉ cho phép hình thức này trong lĩnh vực cơng nghệ cao và sản xuất
hàng xuất khẩu. Hàn Quốc chỉ cho phép trong từng trường hợp cụ thể. Việt
Nam quy định các nhà đầu tư nước ngồi phải góp vốn khơng ít hơn 30%.
Thông thường, các nước đang phát triển trong thời gian đầu chủ yếu áp dụng
hình thức liên doanh.
- Chính sách thuế: bao gồm các nội dung liên quan đến các loại thuế,
mức thuế, thời gian miễn giảm thuế, thời gian khấu hao và các điều kiện ưu
đãi khác.

- Chính sách lệ phí: quy định về các khoản tiền phải nộp như phí dịch vụ
cấp giấy phép, dịch vụ cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông, thông tin liên
lạc, thuê đất,...). Chính sách 2 giá ở Việt Nam đã làm các nhà ĐTNN bất bình.
- Chính sách quản lý ngoại hối: bao gồm các quy định về việc mở tài
khoản ngoại tệ, tỷ giá hối đoái, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Đối với nhiều
nước, việc mở tài khoản ngoại tệ cho doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải được
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

8

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

sự cho phép của cơ quan quản lý ngoại tệ của nước này để nhằm kiểm sốt
được dịng ngoại tệ ra vào.
Việc chuyển đổi giữa đồng nội tệ và ngoại tệ cũng được quy định khác
nhau giữa các nước. Nhiều nước như Singapore, Bangladesh, Malaysia,...
không quy định mức hạn chế chuyển đổi nhưng một số nước như Trung Quốc,
Chile, Mêhicô,... lại không chế một tỷ lệ chuyển đổi nhất định.
Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngồi, mỗi nước tuỳ theo tình hình cụ thể
của mình có những quy định khác nhau. Một số nước không hạn chế mức
ngoại tệ mà các nhà ĐTNN chuyển ra khỏi biên giới quốc gia, một số nước
cho phép chuyển một phần, thậm chí có những nước trong những thời điểm
nhất định không cho phép chuyển ngọai tệ ra khỏi nước (như Malayxia năm
1998 khi xảy ra khủng hoảng kinh tế).
- Quản lý hoạt động ĐTNN

Trong quá trình hình thành và triển khai dự án đầu chủ, chủ đầu tư phải
chịu sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền đại diện cho nước chủ nhà từ
khâu cấp giấy phép, thẩm định dự án đến quản lý việc thực hiện dự án.
Hình thức tổ chức quản lý ĐTNN ở các nước có những đặc điểm khác
nhau. Một số nước có một cơ quan chuyên trách quản lý ĐTNN như Hàn
Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Singapore,... nhưng ở
nhiều nước lại quy định một số cơ quan phối hợp quản lý như Braxin,
Indonesia, Srilanca,... Khâu thẩm định dự án được tiến hành theo mọi khía
cạnh như tài chính, kinh tế xã hội, bảo vệ mơi trường, công nghệ,... nên cần
sự tham gia của nhiều cơ quan chuyên ngành. Một dự án được chấp nhận phải
có sự nhất trí của tất cả các cơ quan này nên thường kéo dài hơn quy định và
gây khơng ít khó khăn cho các nhà đầu tư. Để khắc phục những hạn chế này,
một số nước đã áp dụng hình thức “một cửa”, có nghĩa là nhà đầu tư chỉ phải
liên hệ với một cơ quan chức năng để đề nghị thẩm định dự án của mình. Mọi
thủ tục tiến hành thẩm định sẽ do cơ quan này phối hợp với các cơ quan, tổ
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

9

Lớp: KTĐT 51E


Đề án mơn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

chức có liên quan khác tiến hành, hình thức này được áp dụng tại Thái Lan,
Malaysia, Singapore, Ghana,....
- Các chính sách và quy định khác:
Chính sách về cơng nghệ (các quy định về CGCN)

Chính sách về bảo vệ mơi trường
Chính sách về lao động tiền lương.
Chính sách về việc sử dụng các nguồn tài nguyên, mặt đất, mặt
nước,...Về việc sử dụng đấ có các quy đinh liên quan đến quyền sử dụng đất,
kiến trúc, xây dựng, giải phong mặt bằng,...
Thủ tục khai báo hải quan, nhập cảnh, cư trú,...
Quy định về việc giải quyết khiếu nại ,khiếu kiện, tranh chấp,...
 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Đó là những yếu tố tự nhiên như khí hậu, tài nguyên, dân số, khoảng
cách,... liên quan đến việc lựa chọn lĩnh vực để đầu tư và khả năng sinh lời
của dự án. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường ảnh hưởng khơng tốt đến tuổi
thọ của máy móc thiết bị có nguồn gốc từ phương Tây. Nguồn nguyên vật liệu
đầu vào phong phú sẽ thu hút các nhà đầu tư, giảm chi phí và giá thành. Dân
cư đông sẽ là nguồn cung cấp sức lao động dồi dào và là thị trường tiềm năng
để tiêu thụ hàng hố.
 Trình độ phát triển kinh tế
Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng rất nhiều đến
việc thu hút và hiệu quả sử dụng vốn đàu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI.
Trình độ phát triển kinh tế được thể hiện qua những nội dung sau:
- Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, chất lượng cung cấp dịch
vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, mức độ cạnh tranh của thị
trường trong nước.
- Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô thấp dần tới các hiện tượng
lạm phát cao, nợ nước ngoài nhiều, tham nhũng, thủ tục hành chính rườn rà,
tăng trưởng kinh tế thấp,... là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên khủng hoảng.
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

10

Lớp: KTĐT 51E



Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

- Chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng kém ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận
hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như đời sống của các nhà
đầu tư nước ngồi, khiến tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm không
cao.
- Chất lượng các dịch vụ khác như cung ứng lao động, tài chính cũng là
những yếu tố rất cần thiết để thu hút các nhà ĐTNN.
- Tính cạnh tranh của nước chủ nhà cao sẽ giảm được rào cản đối với
ĐTNN, các nhà đầu tư có thể lựa chọn lĩnh vực đầu tư để phát huy lợi thế so
sánh của mình..
 Đặc điểm phát triển văn hố xã hội
Các yếu tố về ngơn ngữ, tơn giáo, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ,
hệ thống giáo dục, đạo đức,... cũng có tác động khơng nhỏ tới việc lựa chọn
lĩnh vực đầu tư.
Sự bất đồng về ngôn ngữ và văn hoá trong một số trường hợp đã mang
lại những hậu quả không lường trong kinh doanh. Tinh thần tự trọng dân tộc
quá cao cùng với thái độ bài ngoại sẽ là rào cản lớn đối với các nhà ĐTNt.
Các nhà ĐTNN không muốn đầu tư vào một nước có quá nhiều phong tục tập
quán khác nhau, nhiều lễ hội, nhiều điều kiêng kỵ, bởi điều này khiến cho họ
khó hồ nhập và khơng thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của họ.
Thẩm mỹ dân tộc của nước chủ nhà là một yếu tố quan trọng để chủ
ĐTNN chọn các hình thức quảng cáo và bao bì sản phẩm. Một ngân hàng của
Anh thiết kế màu xanh lá cây trong biểu tượng của mình, nhưng khi đặt chi
nhánh hoạt động tại Singapore đã phải thay đổi màu bởi ở nước nay màu xanh
lá cây bị coi là màu tang tóc. Tương tự, người dân Trung Quốc đặc biệt có

cảm tình với màu đỏ nên khi quảng cáo sản phẩm, các nhà ĐTNN cũng tăng
thêm lượng màu này.
Trình độ phát triển giáo dục- đào tạo sẽ quyết định chất lượng của đội
ngũ lao động. Mặc dù sau khi tuyển dụng lao động thì đại đa số các doanh
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

11

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

nghiệp FDI phải đào tạo lại, nhưng sự khác biệt quá lớn trong quan điểm cũng
như nội dung đào tạo ở nước nhận đầu tư và nhu cầu của doanh nghiệp sẽ làm
hạn chế hiệu quả đầu tư và làm nản lòng những nhà đầu tư có nhu cầu sử
dụng nhiều lao động.
1.1.3.Tác động của FDI tới các nước tham gia đầu tư
Trước những năm 1970, dòng FDI chủ yếu được thực hiện giữa các nước
tư bản phát triển (TBPT) với nhau như một sự trao đổi và từ các nước TBPT
sang các nước ĐPT như một sự ban ơn bởi khi đó cịn tồn tại quan điểm cho
rằng các nước TBPT đều có thế mạnh tuyệt đối, cịn các nước ĐPT đều ở thế
yếu tuyệt đối. Quan điểm này đã bị thực tế phủ nhận bởi mỗi nước đều có thế
mạnh so sánh của mình, các nước ĐPT có ưu thế về lao động rẻ do đó có thể
xuất khẩu những hàng hố có hàm lượng lao động lớn và thậm chí xuất khẩu
cả lao động. Sự ra đời của các nước cơng nghiệp mới (NICs) đã khiến cho
dịng FDI tăng lên rất mạnh giữa các nước TBPT với NICs, giữa NICs và các
nước ĐPT và giữa các nước TBPT với các ĐPT.

FDI càng ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong sự phát
triển của nền kinh tế thế giới nói chung. FDI khơng những mang lại lợi nhuận
cho nước đi đầu tư mà còn giúp các nước nhận đầu tư phát triển và phục hồi
kinh tế, lẽ dĩ nhiên để phát huy được hiệu quả của FDI thì nước nhận đầu tư
phải có những điều kiện nhất định sẽ được đề cập tới ở phần sau.
1.1.3.1. Đối với nước đi đầu tư
Dựa trên lý thuyết xuất khẩu tư bản của Lenin, thì FDI là yếu tố sống
cịn của CNTB, do đó mục đích tiến hành đầu tư ra nước ngồi là:
- Tìm kiếm lợi nhuận thơng qua việc giảm chi phí lao động do sử dụng
nguồn lao động rẻ mạt. Mặt khác, đối với những công nghệ đã cũ, khi trong
nước khơng cịn điều kiện để phát triển thì nhà đầu tư có thể di chuyển sang
những nước có trình độ cơng nghệ thấp hơn để kéo dài chu kỳ sống cho sản
phẩm và công nghệ, nhờ vậy mà tạo thêm được lợi nhuận.
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

12

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

- Tạo ra nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới: thông thường, những nước
ĐPT do trình độ cơng nghệ cịn thấp nên chưa khai thác được hết những
nguồn nguyên vật liệu, tài ngun phong phú của mình. Nhà đầu tư nước
ngồi sẽ tận dụng lợi thế này để thực hiện việc khai thác hoặc sản xuất các
bán thành phẩm và nhập trở lại nước đi đầu tư
- Trong trường hợp các nước phát triển đầu tư sang nhau thì một mục

đích rất rõ rệt là hợp tác, trao đổi và liên kết cùng với nhau để cùng phát triển,
hạn chế bớt sự cạnh tranh không cần thiết.
1.1.3.2. Đối với nước nhận đầu tư
 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Vốn đầu tư là yếu tố quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của mọi
quốc gia. (Giải thích thơng qua mơ hình Harrod- Domar)
ICOR- incremental capital output ratio
Phân tích phương trình kinh tế vĩ mơ, đối với nền kinh tế đóng thì Y =
C+I, trong đó Y là tổng thu nhập quốc nội, C là tổng tiêu dùng hàng hoá và
dịch vụ, I là đầu tư. Đối với nền kinh tế mở có sự tham gia của hoạt động xuất
(X) nhập (M) khẩu thì Y + M = C + I + X. Như vậy, M - X = (C+I) -Y. Nếu
M>X thì C + I > Y, tiêu dùng trong nước vượt quá GDP. Ta lại có S = Y- C,
trong đó S là tiết kiệm trong nước, do đó M - X = I –S , nếu tiết kiệm trong
nước nhỏ hơn đầu tư thì M>X, có nghĩa rằng bổ sung nguồn vốn nước ngoài
để cân bằng cán cân thanh tốn vĩ mơ là điều khơng thể tránh khỏi.
Đóng góp của khu vực FDI vào GDP của nước chủ nhà: Nguồn vốn bên
ngồi được bổ sung qua các hình thức vay nợ, nguồn viện trợ và FDI, trong
đó nguồn FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể đối với tổng vốn đầu tư toàn xã hội
của nhiều nước chủ nhà đặc biệt là các nước ĐPT. Năm 1996, tỷ trọng đóng
góp của khu vực FDI vào GDP của một số nước như sau: Bỉ - 45,8%; Hà Lan
- 30,9%; Anh - 20,5%; Trung Quốc- 24,7%; Malayxia - 48,6%; Singapore 72,6%. Đối với Việt Nam, tỷ trọng này năm 1996 là 7,7%; sau đó tăng lên
8,6% vào năm 1997; 9,8% vào năm 1998 và năm 2000 đạt khoảng 11,4%.
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

13

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học


GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

FDI gián tiếp làm tăng thêm phần tiết kiệm trong nước bởi tăng thu nhập
của người lao động sẽ khiến khoản tiết kiệm cá nhân tăng thêm, bên cạnh đó
một phần thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài lại dùng để tái đầu tư, kết quả
là thúc đẩy tăng trưởng đầu tư trong nước.
Tác động của FDI đối với cán cân thanh tốn quốc tế của nước chủ nhà:
cũng có các quan điểm đánh gía khác nhau. Một số quan điểm cho rằng
ĐTNN làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế thông qua biểu thức: B = (X+I)
- (T + M + R+ P), trong đó B là độ ảnh hưởng, X là giá trị xuất khẩu từ FDI, I
là ngoại tệ do nhà đầu tư chuyển vào, T là giá trị công nghệ nhập khẩu trong
các dự án FDI, M là giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu, R là giá trả cho giấy
phép sử dụng công nghệ, P là phần lợi nhuận chuyển ra nước ngoài. Nếu các
nhà đầu tư nước ngồi phải nhập khẩu cơng nghệ, ngun vật liệu và sản
phẩm lại hướng vào thị trường nội địa thì lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu cán cân
thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, điều này trong thực tế chưa được chứng minh.
Một nghiên cứu được thực hiện tại 5 nước là Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan,
Malayxia, Indonesia và Philippine lại cho thấy điều ngược lại. Trong khoảng
3 năm đầu tiếp nhận FDI thì cán cân thanh tốn của các nước này giảm xuống
(nhiều nhất là 9%), sau đó tình hình dần được cải thiện và sau hơn 10 năm thì
cán cân đã đạt khoảng 7- 8%.
 Chuyển giao và phát triển công nghệ
Công nghệ là yếu tố quyết định sự phát triển và tốc độ tăng trưởng của
mọi quốc gia, do đó tăng cường khả năng cơng nghệ là một trong những mục
tiêu được ưu tiên phát triển hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu này không
những chỉ cần nhiều vốn mà cịn địi hỏi một trình độ phát triển nhất định.
Đầu tư trong lĩnh vực này thường có tính rủi ro cao nên đã tạo ra những hạn
chế rất lớn cho những nước nghèo. ĐTNN đặc biệt là FDI là nguồn quan
trọng để phát triển trình độ cơng nghệ của nước chủ nhà. Q trình sử dụng và

CGCN từ các dự án FDI đã tạo ra mối liên kết cung cấp các dịch vụ công
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

14

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng trong nước. Bằng cách này, năng lực
công nghệ trong nước gián tiếp được tăng cường.
Bên cạnh việc chuyển giao những công nghệ sẵn có, các TNCs cịn góp
phần tích cực nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) của nước
chủ nhà. Đến giữa những năm 1990 đã có 55% các chi nhánh của các TNCs
lớn và 45% các chi nhánh của các TNCs vừa và nhỏ đã thực hiện các hoạt
động R&D tại các nước đang phát triển.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn các hoạt động nghiên
cứu và phát triển của các TNCs ở nứơc ngoài là việc cải biến công nghệ cho
phù hợp với điều kiện sử dụng. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tình trạng
này bởi trình độ cơng nghệ cịn thấp nên các chủ đầu tư thường nhập những
công nghệ không mấy hiện đại để sử dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp
xúc với những công nghệ hiện đại hơn khiến cho các nhà đầu tư và phát triển
cơng nghệ trong nước tích luỹ thêm được kinh nghiệm trong thiết kế, chế tạo,
sử dụng cơng nghệ nguồn và từ đó dần nâng cao khả năng cơng nghệ của
mình.
 Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm
- Nâng cao trình độ chun mơn và quản lý

Các nhà đầu tư nước ngoài phải sử dụng nguồn nhân lực của nước chủ
nhà, để đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nguồn nhân lực này cần được đào tạo
một cách cơ bản, một số được đào tạo trong nước, một số khác được đào tạo
tại nước ngồi. Bên cạnh việc nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ kỹ
thuật, đội ngũ quản lý của nước chủ nhà cũng được tiếp cận với cách làm việc
và quản lý tiên tiến. Ví dụ ở Cơng ty liên doanh lắp ráp ôtô VIDAMCO giữa
Daewoo của Hàn Quốc và một cơng ty ơtơ của Bộ Quốc phịng (đi vào hoạt
động năm 1995) đến 1998 đã đào tạo được 25% tổng số kỹ sư và cán bộ của
liên doanh taị Hàn Quốc, hơn 35% số công nhân được thực tập tại các dây
chuyền công nghệ tại các chi nhánh của Daewoo ở Ấn Độ và Indonesia. Tại
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

15

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

Việt Nam hiện nay khoảng 50% doanh nghiệp có vốn ĐTNN có quỹ đào tạo
riêng. Trong những dự án có quy mơ lớn thì nhà đầu tư nước ngồi chú trọng
đầo tạo cán bộ quản lý một cách có hệ thống hơn các nhà đầu tư trong nước.
Các TNCs của Nhật Bản ở Mỹ có chi phí đào tạo bình qn cho
mộtngười lao động cao hơn gấp 2,5 lần so với chi phí đầo tạo lao động cùng
loại của các cơng ty của Mỹ ở các nước khác.
Các nhà đầu tư nước ngồi khơng chỉ chú trọng đến việc đào tạo nguồn
nhân lực của doanh nghiệp mình mà cịn có những chương trình đào tạo khác
để góp phần phát triển giáo dục của nước chủ nhà như mở những lớp phổ cập

kiến thức cho người dân địa phương, các hoạt động trợ cấp phương tiện dụng
cụ học tập, khuyến khích học tập,...
- Tăng cường sức khoẻ và dinh dưỡng
Thông qua việc đầu tư vào các ngành y tế, dược phẩm, nông nghiệp, chế
biến thức ăn, công nghệ sinh học, chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
và nguồn thực phẩm được tăng lên. Nhiều nhà đầu tư đã nghiên cứu để tìm ra
sản phẩm y dược mới, thực phẩm mới phù hợp với nước chủ nhà đông thời
phổ biến các kiến thức về sức khoẻ và dinh dưỡng, đây là vấn đề rất quan
trong đối với những nước đang phát triển. Tính đến cuối năm 1998, tổng vốn
FDI vào lĩnh vực chế biến thực phẩm và y dược khoảng 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, ĐTNN cịn mang theo những
ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng như việc phát triển sản xuất rượu,
bia, thuốc lá, thực phẩm có ga,... Để hạn chế được ảnh hưởng này cần có một
chính sách đầu tư hợp lý của nước chủ nhà.
- Tạo một lượng lớn việc làm
Số người làm việc trực tiếp trong các dự án có vốn FDI ngày càng tăng ở
cả những nước PT và đang PT trong đó có phụ nữ và trẻ em. Theo con số
thơng kê chính thức ở Việt Nam, cuối năm 1993 số lao động làm việc trong
lĩnh vự này là 49.892, giữa năm 94 tăng lên 88.054 và cuối năm 98 khỏng
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

16

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy


270.000 người. Ngoài lực lượng lao động trực tiếp, các dự án có vốn NN tạo
được một số lượng lớn lao động gián tiếp thông qua các hợp đồng cung cấp
dịch vụ, gia công và đại lý.
Qua kết quả khảo sát số việc làm trực tiếp và gián tiếp do FDI tạo ra tại
10 doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam như sản xuất kinh
doanh ôtô, sản xuất thức ăn gia súc, điện tử, chế biến nông sản, vận
tải,...người ta thấy rằng tại thời điểm năm 1998, tỷ lệ tạo ra việc làm trực tiếp
và gián tiếp thấp nhất là 1/1,97 và cao nhất là 1/59,1. Nếu dựa vào tỷ lệ thấp
nhất để tính thì cuối năm 1998 ước tính có khoảng 532.000 lao động gián tiếp
đã được tạo ra do các dự án FDI.
Tiền lương và thu nhập trong khu vực FDI hiện nay cũng cao hơn rất
nhiều so với các khu vực trong nước. Mức lương tối thiểu ở thành phố HCM
và Hà Nội là 80USD/người/tháng. Mức lương của các cán bộ quản lý người
Việt Nam trong các liên doanh còn cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp
trong nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực như vậy khơng thể khơng nói
đến những tác động tiêu cực khác như hiện tượng “chảy máu chất xám” của
nước chủ nhà do sự chênh lệch và thu nhập và các chính sách đãi ngộ khác,
tạo ra sự bất bình đẳng, xúc phạm nhân phẩm người lao động,...
 Thúc đẩy xuất nhập khẩu
Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng, nhờ có xuất khẩu mà
các lợi thế so sánh các yếu tố sản xuất của nước chủ nhà được khai thác triệt
để trong phân công lao động quốc tế. Khuyến khích ĐTNN vào các ngành
xuất khẩu luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nước ĐPT. Đối với các nhà
đầu tư nước ngồi thì việc tiến hành sản xuất ở nước ngồi nhằm mục đích
xuất khẩu cũng mang lại cho họ nhiều lợi nhuận hơn bởi không bị phụ thuộc
vào thị trường tiêu thụ trong nước và có thể thực hiện chun mơn hố ở các
nước khác nhau, dẫn đến hạ giá thành sản phẩm.
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh


17

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

Trong hơn ba thập kỷ gần đây, ĐTNN hướng vào xuất khẩu ngày càng
tăng đặc biệt vào những năm 1990, tỷ trọng xuất khẩu trong tổng giá trị
thương mại của các TNCs chiếm khoảng 30%. Trong tổng giá trị xuất khẩu
của nước chủ nhà thì phần đóng góp của ĐTNN đặc biệt là FDI cũng rất đáng
kể. Chỉ tính riêng các chi nhánh TNCs của Mỹ trong ngành chế tạo đã chiếm
gần 10% tổng giá trị hàng chế tạo toàn thế giới, tại Singapore tỷ trọng này
năm 1993 là 23,7% so với tông giá trị xuất khẩu của nước này.
Tại Việt Nam, quy mô xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng rất nhanh,
năm 1991 là 52 tr. USD, năm 1995- 440 tr. USD; năm 1997- 1790 tr.USD, năm
1998- 1982 tr.USD, năm 1999- 2200 tr.USD chiếm hơn 21% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam. Tham gia sản xuất hàng xuất khẩu có hơn 800 doanh nghiệp
các ngành dệt may, giày dép, chế biến nông lâm ngư sản, sản xuất linh kiện điện
tử,.... Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu, ĐTNN đã tạo ra nhiều hàng hố có chất
lượng ngày càng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Đối với nhập khẩu, ĐTNN đã khiến cho tổng giá trị nhập khẩu của nước
chủ nhà tăng, đặc biệt là máy móc thiết bị, điều đó chứng tỏ rằng các nhà đầu
tư chú trọng đến việc sử dụng công nghệ hiện đại hơn nước chủ nhà trong các
dự án đầu tư của họ. Đây là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lao động, tạo
ra tính cạnh tranh của sản phẩm. Theo các số liệu của Tổng cục Thống kê,
năng suất lao động của khu vực FDI cao hơn rất nhiều so với toàn nền kinh tế
và khu vực nhà nước. Năm 1995 các năng suất tương ứng là 146,32 - 5,41 44,12 (triệu VND/lao động), năm 1998 là 89 - 6,41 - 49,53.

Năm 1994, giá trị nhập khẩu của ĐTNN của Việt Nam là 600 tr.USD thì
năm 1995 đã tăng gấp đơi, đến năm 1998 là 2668 tr.USD chiếm 23,21% tổng
kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
 Liên kết các ngành công nghiệp
Mối liên kết này được thể hiện qua sự trao đổi các dịch vụ, hàng hoá như
nguyên vật liệu đầu vào giữa các công ty trong nước và các công ty có vốn
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

18

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

ĐTNN. Năm 1998, các TNCs của Nhật đã mua hơn 40% tổng giá trị nguyên
vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất của chúng tại châu á (tỷ trọng này trong
ngành chế tạo đồ gỗ là hơn 80%) và hơn 30% tại các nước châu Mỹ La tinh
(tỷ trọng này trong ngành chế tạo vật liệu giả kim loại là 100%). Những TNCs
liên kết với các công ty trong nước thông qua các hợp đồng cung cấp nguyên
vật liệu, dịch vụ. Qua nghiên cứu 63 chi nhánh của các TNCs lớn trong ngành
chế tạo hoạt động tại Mehico năm 1996 thì có khoảng 60% các chi nhánh có
hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ. Đây là tác động rất tích cực
đối với nước này sau cuộc khủng hoảng tài chính (1994- 1995).
Đối với khu vực châu á, mức độ liên kết này ở các nước rất khác nhau và
phụ thuộc vào điều kiện của nước chủ nhà. Đối với những nước khơng có
chính sách khun khích tỷ lệ nội địa hoá cao hoặc khả năng cung cấp nguyên
vật liệu và dịch vụ cịn thấp thì mối liên kết này sẽ ít được phát huy. Tại một

số nước như Singapore, Hàn Quốc hoặc Đài Loan thì mức độ liên kết này rất
phát triển, trong khi đó lại rất hạn chế ở Indonexia.
 Các tác động khác
Thúc đẩy tính cạnh tranh của sản xuất trong nước
Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến hoạt động sản xuất
trong nước sơi nổi hơn, thị trường có thêm đối thủ cạnh tranh, nếu như các
công ty trong nước không được bảo hộ và chuẩn bị sẵn sàng vào cuộc chiến
thì việc các cơng ty nước ngồi chiếm độc quyền và sản xuất trong nước bị
thơn tính là điều khơng thể tránh khỏi.
Tại Án Độ, sự có mặt của hai công ty nước giải khát Pepsi và Coca- Cola
đã tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt trong sản xuất đồ uống có ga. Hai cơng
ty này đã tung ra những chiến dịch quảng cáo rất tốn kém, vào năm 1997 hơn
50% thị phần đồ uống có ga ở ấn Độ do Coca chiếm, Pepsi chỉ chiếm 27%.
Cuộc cạnh tranh giữa hai công ty này đã kéo các công ty trong nước vào cuộc
đặc biệt là các công ty sản xuất chè nội địa bởi chè là đồ uống truyền thống và
SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

19

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng sang đồ uống có ga là nguy cơ đe doạ
ngành sản xuất chè.
ĐTNN và sự phát triển văn hoá- xã hội
Do được tiếp cận với công nghệ cũng như với những người đến từ các

nước phát triển hơn nên đội ngũ lao động ở các nước ĐPT đã có sự thay đổi
nhất định trong tư duycũng như trong tác phong làm việc. Ngoài ra những vấn
đề xã hội khác như bình đẳng giới ở các nước này cũng được cải thiện đáng
kể
ĐTNN và chủ quyền an ninh quốc gia
ĐTNN đặc biệt là FDI thông qua các TNCs của các nước công nghiệp
phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản khiến cho nhiều nước chủ nhà lo ngại
trước sự can thiệp vào chủ quyền, lãnh thổ, đe doạ chính trị và làm lũng đoạn
nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế ít có nhà đầu tư nước ngoài nào vi phạm
những điều này bởi họ là những nhà kinh doanh và có tài sản ở nhiều nước
trên thế giới và họ hoạt động dưới sự kiểm soát của pháp luật nước chủ nhà.

SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

20

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA MĨ
VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008 -2011
2.1.Thực trạng thu hút FDI chung của VIỆT NAM
2.1.1. Thực trạng thu hút FDI theo đối tác đầu tư
Hiện có 70/500 tập đồn đa quốc gia của 81 nước và vùng lãnh thổ đầu
tư vào Việt Nam,trong đó có 21 nước và lãnh thổ có số vốn cam kết trên 1 tỷ

USD.Các nước châu Á chiếm 69 % vốn đầu tư ,châu Âu chiếm 24%(trong đó
khối liên minh châu Âu chiếm 10%),châu Mĩ chiếm 5%(riêng Mĩ chiếm là
3,6%).Đầu tư trực tiếp của các nước G7 tập trung chủ yếu vào công nghiệp
,chiếm hơn 50% vốn đầu tư nước ngồi,trong đó dầu khí chiêm đến
85,43%,cơng nghiệp nặng chiếm 53,74% và công nghiệp vật liệu xây dựng
chiếm 69,02%.Các nước G7 chỉ chiếm 20,17% tổng số vốn thực hiện của lĩnh
vực dịch vụ và 25,5% của nông,lâm,ngư nghiệp.
Bảng 2.1.1:
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI NĂM 2011 THEO ĐỐI TÁC
Tính từ 01/01/2011 đến 15/12/2011

TT

Đối tác

1
Hồng Kông
2
Nhật Bản
3
Singapore
4
Hàn Quốc
5
Trung Quốc
6
Đài Loan
7 BritishVirginIslands
8
Malaysia

9
Luxembourg
10
Hà Lan
11 Vương quốc Anh
12
Phần Lan

Số dự án
cấp mới
49
208
105
270
78
64
19
21
3
13
15
2

SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

Vốn đăng ký
cấp mới (triệu
USD)
2,948.21
1,849.29

2,004.65
873.13
599.79
371.68
402.33
360.02
13.11
198.68
333.75
302.10

21

Số lượt dự
án tăng vốn
19
77
32
75
17
57
19
11
1
6
1

Vốn đăng ký Vốn đăng ký cấp
tăng thêm


mới và tăng thêm

(triệu USD)
144.95
589.19
203.57
593.55
148.01
194.00
78.66
93.43
385.00
197.49
2.00

(triệu USD)
3,093.17
2,438.48
2,208.22
1,466.68
747.80
565.68
481.00
453.45
398.11
396.16
335.75
302.10

Lớp: KTĐT 51E



Đề án mơn học
13
Samoa
14
Thụy Sỹ
15
Hoa Kỳ
16
Thái Lan
17
Australia
18
Síp
19
Brunei
20
Cayman Islands
21
Pháp
22
CHLB ĐỨC
23
Liên bang Nga
24
Canada
25
Indonesia
26

Bỉ
27
ấn Độ
28

29
Belize
30
Tây Ban Nha
31
Thụy Điển
32
Đan Mạch
33
Italia
34
Mauritius
35
Bungary
36
Philippines
37
Hungary
38
CH Seychelles
39
Cộng hịa Séc
40
Campuchia
41

Na Uy
42
Lào
43
Thổ Nhĩ Kỳ
44
Rumani
45
Ai Cập
46
Channel Islands
47
Nigeria
48 Quốc đảo Marshall
49 CHDCND Triều Tiên
50
Pakistan
51
Nam Phi
52
Srilanca
53
Israel
Tổng số

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
6
8
37
32

24
2
11
1
17
13
8
13
5
3
12
2
1
9
1
3
2
1
9
2
4
2
2
1
1
1
1
3
1
1

2
1
1
1
1,091

270.60
51.44
102.47
159.68
147.77
142.90
60.18
65.81
45.18
52.21
38.76
38.55
29.00
25.20
19.89
14.10
12.00
5.17
0.05
4.57
3.93
2.00

3

3
15
7
6
2
2
3
3
2

7.00
216.78
151.52
31.34
30.50
1.37
19.32
3.81
16.21
4.03

1
1
1
1
2
1

0.39
0.03

5.00
3.00
1.07
6.00

1
1
1

0.60
2.20
4.00

1

1.85

1

1.10

1

0.40

374

3,137.40

2.50

1.60
1.46
1.22
0.08
0.75
0.50
0.50
0.40
0.34
0.30
0.30
0.28
0.10
0.03
0.03
11,558.55

277.60
268.22
253.99
191.02
178.27
144.27
79.50
69.62
61.39
56.24
38.76
38.55
29.00

25.59
19.92
19.10
15.00
6.24
6.05
4.57
4.53
4.20
4.00
2.50
1.85
1.60
1.46
1.22
1.18
0.75
0.50
0.50
0.40
0.40
0.34
0.30
0.30
0.28
0.10
0.03
0.03
14,695.95


Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

SV: Nguyễn Cảnh Thịnh

22

Lớp: KTĐT 51E


Đề án môn học

GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

2.1.2.Thực trạng thu hút FDI theo địa phương
Thực tiễn cho thấy,nơi nào có cơ sở hạ tầng tốt,thủ tục hành chính có liên
quan đến hoạt động đầu tư được cải thiện ,có nguồn nhân lực dồi dào và chất
lượng cao, lãnh đạo địa phương quan tâm giải quyết khó khăn của các nhà
đầu tư thì nơi đó thu hút được nhiều nhà đâu tư nước ngồi.
Tính theo vùng trong giai đoạn 2007-2011 ,vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam đã thu hút được 5.293 dự án (chiếm tỷ trọng hơn 61,6%) và 44,87 tỷ
USD vốn đăng kí chiếm gần 54%,vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 2.220
dự án chiếm hơn 25,8% và 24 tỷ USD chiếm gần 29%; vùng trọng điểm miền
Trung có 461 dự án chiếm hơn 5,7% và 8,6 tỷ USD chiếm 10,3 % cịn lại các
vùng khác có 586 dự án chiếm hơn 6,8% và 5,7 tỷ USD chiếm 6,7%.
BẢNG 2.1.2:THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2011 THEO ĐỊA
PHƯƠNG
Tính từ 01/01/2011 đến 15/12/2011

TT


Địa phương

Số dự án
cấp mới

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

TP Hồ Chí Minh
Hải Dương
Hà Nội
Hải Phịng
Bình Dương
Bà Rịa-Vũng Tàu
Đồng Nai

Bắc Ninh
Tây Ninh
Đà Nẵng
Hưng Yên
Ninh Thuận
Bắc Giang
Kiên Giang
Hà Nam
Quảng Nam
Cần Thơ

302
20
258
26
79
22
33
53
7
30
25
1
11
6
8
4
7

SV: Nguyễn Cảnh Thịnh


Vốn đăng ký Số lượt dự Vốn đăng ký Vốn đăng ký cấp
cấp mới
án tăng
tăng thêm mới và tăng thêm
(triệu USD)
vốn
(triệu USD)
(triệu USD)
2,755.71
55
237.73
2,993.44
2,497.75
11
58.05
2,555.80
524.20
52
582.24
1,106.44
636.37
26
281.46
917.83
464.55
104
450.37
914.92
880.82

4
32.00
912.82
215.82
51
635.03
850.85
518.55
6
20.40
538.95
481.40
8
56.93
538.33
285.31
4
184.07
469.39
383.69
5
67.75
451.44
266.00
1
67.00
333.00
279.56
1
1.70

281.26
25.99
1
208.01
234.00
198.80
1
1.10
199.90
153.04
153.04
143.46
1
143.46
23

Lớp: KTĐT 51E


×