Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Giáo án hóa 11 CV 5512 học kỳ II file word

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.86 KB, 138 trang )

Ngày soạn:
Tiết 37: ANKAN (TIẾT 1)
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
HS nêu được :
- Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.
- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.
- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sơi, khối
lượng riêng, tính tan).
Trọng tâm
- Đặc điểm cấu trúc phân tử của ankan, đồng phân của ankan và tên gọi tương ứng.
2. Kĩ năng
− Quan sát mơ hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử.
−Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.
− Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
3.Thái độ
- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính hóa hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp:
- Gv đặt vấn đề
- Hs hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
- Kết hợp sách giáo khoa, trực quan để HS tự chiếm lĩnh
2.Thiết bị:
1. Giáo viên: Mơ hình phân tử C4H10.


2. Học sinh: Chuẩn bị bài
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
HS vắng
Lớp Ngày dạy Tiết/ngày Sĩ số
Có phép
Khơng phép
11A2
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 2 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tị mị của học sinh vào chủ đề học tập. Học
sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS


* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Trong Hóa học, chia làm 2 ngành hóa học Tập trung, tái hiện kiến thức
chính là: hóa vơ cơ và hóa hữu cơ. Trong * Báo cáo kết quả và thảo luận
HHC phân ra làm nhiều loại. Hôm nay c và HS trình bày, HS khác thảo luận, nhận xét.
các e tìm hiểu về HC no, mạch hở đó là
ankan
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả; chốt kiến thức

Hoạt động 2 ( 37 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: : HS nêu được :
− Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.
− Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.
−Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sơi,
khối lượng riêng, tính tan
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học
tập
GV chia lớp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: Nghiên cứu, tìm hiểu đồng
- Lắng nghe và nhận nhiệm vụ học tập
đẳng, đồng phân ankan
- Nhóm 2: Nghiên cứu, tìm hiểu danh
pháp
- Nhóm 3: Nghiên cứu, tìm hiểu Tính chất
vật lí
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó * Thực hiện nhiệm vụ học tập
khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, - Các thành viên ở các nhóm thảo luận, ghi
khơng có học sinh bị bỏ quên.
kết quả
* Báo cáo kết quả học tập
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
I. Đồng đẳng,đồng phân,danh pháp:
Nhóm 1:
1. Dãy đồng đẳng mêtan:
- CH4 , C2H6 , C3H8 …
- CTTQ: Cn H2n+2 (n ≥ 1)
2. Đồng phân:

Từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch C.
Vd:Viết các đồng phân của C5H12:
CH3 - CH2 - CH2 – CH2 – CH3 pentan
CH3 – CH - CH2 - CH3
|
2-metylbutan
CH3
( isopentan)
CH3


|
H3C – C – CH3
2,2-dimetylpropan
|
( neopentan)
CH3
Nhóm 2:
3. Danh pháp:
* Ankan không phân nhánh : Bảng 5.1
- Ankan – 1H = nhóm ankyl (CnH2n+1-)
- Tên nhóm ankyl= tên ankan - an + yl
* Ankan phân nhánh : Gọi theo danh pháp
thay thế.
- Chọn mạch C chính ( Dài nhất và nhiều
nhánh nhất )
- Đánh số thứ tự mạch C chính phía gần
nhánh hơn (sao cho tổng chỉ số nhánh là nhỏ
nhất)
- Tên = chỉ số nhánh - tên nhánh + tên mạch

chính
Lưu ý: Nếu có nhiều nhánh, gọi theo thứ tự
âm vần
Vd: 2,2 – dimetylpentan
CH3
|
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3
|
CH3
Vd: 3- etyl- 2-metylpentan
3 -Etyl - 2 -Metylpentan
CH3 CH
C2H5
CH
* Bậc C: Được tính bằng số liên kết của nó
CH3 C2H5
với các ngun tử C khác
Nhóm 3:
II.Tính chất vật lí:
C1C4: Khí
C5  C10: Lỏng
C18 trở lên: Rắn
Ankan nhẹ hơn nước, không tan trong
nước, tan trong dung môi hữu cơ
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sơi, khối lượng
riêng tăng theo phân tử khối
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả; chốt kiến thức.
- GV: Cho hs nghiên cứu sgk, rút ra những ứng dụng cơ bản của ankan.

4. Củng cố:
* Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tịi
- Mục tiêu:
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập


+ Phát triển năng lực tính tốn hóa học
Hoạt động của GV
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Viết các đồng phân cấu tạo của C7H16 và
gọi tên?
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi
gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo
cáo kết quả

Hoạt động của HS
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
+ Chuẩn bị lên báo cáo

* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện
nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo
luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thơng qua mức độ hồn thành
u cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý
kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, làm bài tập trong sgk
- Chuẩn bị phần tiếp theo

Ngày soạn:
Tiết 38: ANKAN (TIẾT 2)
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
HS giải thích được :
- Tính chất hố học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh).
- Phương pháp điều chế metan trong phịng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công
nghiệp. ứng dụng của ankan.
Trọng tâm
- Tính chất hố học của ankan
- Phương pháp điều chế metan trong phịng thí nghiệm
2. Kĩ năng
-Viết các phương trình hố học biểu diễn tính chất hố học của ankan.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt
lượng của phản ứng cháy.
3.Thái độ
- Phát huy tinh thần làm việc tập thể, khả năng tư duy của học sinh
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.


- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính hóa hóa học.

B. CHUẨN BỊ
1. Phương pháp: Hợp tác nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
2. Thiết bị:
1. Giáo viên: Giấy A0
2. Học sinh: Ơn bài cũ
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp

Ngày dạy Tiết/ngày

Sĩ số

HS vắng
Có phép

Khơng phép

11A2
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ: Viết các đồng phân cấu tạo của C4H10, C5H12 và gọi tên?
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Kích thích sự tị mị của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến
thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Ở tiết học trước chúng ta cùng tìm hiểu về Tập trung, tái hiện kiến thức
đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của * Báo cáo kết quả và thảo luận
Ankan. Vậy những HC mạch hở chỉ chưa HS trình bày, HS khác thảo luận, nhận xét.
liên kết đơn có tính chất như thế nào?
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 ( 35 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS giải thích được :
− Tính chất hố học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng
crăckinh).
− Phương pháp điều chế metan trong phịng thí nghiệm và khai thác các ankan trong
công nghiệp. ứng dụng của ankan.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học
tập
GV chia lớp thành 4 nhóm hãy hồn
thiện phiếu học tập trong thời gian 10
- Lắng nghe và nhận nhiệm vụ học tập
phút.
Dựa vào cấu tạo của Ankan, kết hợp
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
SGK hãy dự đoán tính chất hóa học của
- Các thành viên ở các nhóm thảo luận, ghi
ankan và viết PTHH minh họa?
kết quả
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó * Báo cáo kết quả học tập



khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
khơng có học sinh bị bỏ qn.
III.Tính chất hóa học
1. Phản ứng thế bởi halogen (Halogen hố):
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả Vd1: Cho CH4 phản ứng với Cl2:
as
CH4+ Cl2 
+ HCl
→ CH3Cl
Clometan (metyl clorua)
as
CH3Cl + Cl2 
+ HCl
→ CH2Cl2
diclometan (metylen clorua)
as
CH2Cl2+ Cl2 
+ HCl
→ CHCl3
triclometan (clorofom)
as
CHCl3+ Cl2 
+ HCl
→ CCl4
tetraclometan
(cacbon tetraclorua)
* Vd2 :
CH3 - CH2 -CH2Cl + HCl
CH3CH2CH3+Cl2 (1-clopropan:43%)

CH3-CHCl-CH3 +HCl
(2-clopropan: 57%)
* Nhận xét: Nguyên tử H liên kết với nguyên
tử C bậc cao dễ bị thế hơn nguyên tử H liên
kết với C bậc thấp hơn.
2.Phản ứng tách:
a.Đehidro hóa(tách H2):
xt
Vd: CH3-CH3 to,


→ CH2=CH2+H2
to, Ni
CH3-CH2-CH3 
→ CH3 CH2=CH2 + H2
to, Ni
TQ: CnH2n+2 
→ CnH2n + H2
b.Phản ứng crackinh:
to
CH3-CH2-CH3 →
CH4 + CH2=CH2
to
CH3-CH2-CH2-CH3 →
CH4+CH2=CH-CH3
CH3-CH3 + CH2=CH2
crackinh
TQ: CnH2n+2 →
CmH2m+2 + CxH2x
Với: n = m+x

m≥1; x ≥ 2 ; n ≥ 3
3.Phản ứng oxi hóa:
CnH2n+2 +

3n + 2
O2 → nCO2 + (n+1)H2O
2

∗nH 2O > nCO2
∗1 <

nH 2O
nCO2

≤2

∗nankan = nH 2O − nCO2
to
Vd: CH4+O2 →
CO2+H2O
to
C3H8 +5O2 → 3CO2 + 4H2O
IV.Điều chế:
1.Trong phịng thí nghiệm: Đun nóng natri


- Yêu cầu hs nghiên cứu SGK hãy cho
biết pp điều chế Ankan

axetat khan với hỗn hợp vôi tôi xút:

to
CH3COONa+NaOH CaO,

→ CH4+Na2CO3
2.Trong công nghiệp: (SGK)
- Trả lời
V.Ứng dụng: sgk

- Yêu cầu HS hãy nghiên cứu SGK kết
hợp kiến thức thực tế hãy cho biết ứng
dụng của ankan?
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả; chốt kiến thức.
4. Củng cố:
* Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu:
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính tốn hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Một hỗn hợp A gồm 2 ankan là đồng đẳng + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
kế tiếp nhau có khối lượng 10,2 gam. Đốt + Chuẩn bị lên báo cáo
cháy hoàn toàn hỗn hợp A cần 36,8 gam
oxi
a) Tính khối lượng CO2 và H2O tạo
thành?
b) Tìm CTPT của 2 ankan?

* Báo cáo kết quả và thảo luận
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện
gặp khó khăn.
nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo
luận:
cáo kết quả
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành
yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý
kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà:
* Hoạt độngvận dụng tìm tịi, mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Tìm hiểu trên internet, sách báo tìm hiểu
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
về biogas?
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện



nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo
luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành
yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý
kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
- Học bài, làm bài tập SGK
Ngày tháng năm
TỔ TRƯỞNG CM

Ngày soạn:
Tiết 39: LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Củng cố kiến thức về ankan: Đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
Trọng tâm
- Viết công thức cấu tạo
- Gọi tên ankan
- Tính thành phần phần trăm ankan
2.Kĩ năng:
- Viết cơng thức cấu tạo
- Gọi tên ankan
- Tính thành phần phần trăm ankan
3.Thái độ:
- Phát huy khả năng tư duy độc lập của học sinh
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính hóa hóa học.

B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Thảo luận nhóm
2.Thiết bị:
1. Giáo viên: Phiếu học tập, máy chiếu.
2. Học sinh: Ôn bài cũ
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
HS vắng
Lớp Ngày dạy Tiết/ngày Sĩ số
Có phép
Khơng phép
11A2
11A4


11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 2 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Học sinh tái hiện kiến thức. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực
,hiệu quả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Cô và các em cùng tìm hiểu về Tập trung, tái hiện kiến thức
Hidrocacbon no mạch hở. Hôm nay cô và * Báo cáo kết quả và thảo luận
các em cùng nhau ôn tập khắc sâu kiến HS trình bày, HS khác thảo luận, nhận xét.
thức đã học.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả; chốt kiến thức

a)
b)

Hoạt động 2 ( 35 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về ankan: Đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh
pháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv: Phát vấn một số vấn đề về ankan:
+ Đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng I. Kiến thức cần nắm vững:(SGK)
phân
+ Cách gọi tên
+ Tính chất hố học
+ Điều chế
Bài Tập:
II. Bài tập:
*Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học
tập
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 5 nhóm:
- Thảo luận nhóm và làm bai tập
- Nhóm 1: Bài tập 1:
* Báo cáo kết quả và thảo luận
Viết phương trình phản ứng của butan
HS trình bày, HS khác thảo luận, nhận xét.
Tác dụng với clo theo tỉ lệ 1:1

Nhóm 1:
Tách 1 phân tử H2
Bài tập 1:
Crăckinh
Giải:
as
- Nhóm 2: Bài tập 2:
CH2CH3 +Cl2 
→ CH3CHClCH2CH3+HCl
Gọi tên các chất sau:
(spc)
a) CH3-C(CH3)2-CH2-CH3
CH3CH2CH2CH2Cl+HCl
b)CH3-CHBr-(CH2)2-CH(C2H5)-CH2-CH3
(spp)
Nhóm 3: Bài tập 3: Viết CTCT và đọc
b) Sản phẩm là: CH2=CH-CH2-CH3
lại tên đúng nếu có:
Hoặc: CH3-CH=CH-CH3
crackinh
a) 3-metyl butan
c) C4H10 →
CH4 + C3H6
crackinh
b) 3,3-điclo-2-etyl propan
C4H10 → C2H6 + C2H4
c) 1,4-đimetyl butan
Nhóm 2: Bài tập 2:
Nhốm 4: Bài tập 4: Viết các đồng phân
Giải:



cấu tạo có thể có của C6H14 và gọi tên?
Nhóm 5: Bài tập 5: (BT3/123SGK)
Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit hỗn hợp khí A
gồm metan và etan thu được 4,48 lit khí
cacbonic. Các thể tích khí đo ở đktc.Tính
thành phần phần trăm thể tích mỗi khí
trong hỗn hợp A?
- GV: quan sát, phát hiện và giúp đỡ kịp
thời những khó khăn của học sinh và có
biện pháp hỗ trợ phù hợp
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày

a) 2,2-đimetyl butan
b) 2-brom-4-etyl hexan
Nhóm 3: Bài tập 3:
Giải:
a) CH3-CH(CH3)-CH2-CH3: 2-metyl butan
b) CHCl2-CH(C2H5)-CH3: 1,1-điclo-2-metyl
butan
c) CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3: Hexan
Nhóm 4: Bài tập 4:
Giải:
1) CH3-CH(CH3) -CH2-CH2-CH3: 2-metyl
pentan
2) CH3-CH2-CH(CH3) -CH2-CH3 : 3-metyl
pentan
3) CH3-C(CH3)2 -CH2-CH3 : 2,2-đimetyl
butan

4) CH3-CH(CH3) -CH(CH3) –CH3 : 2,3đimetyl butan
5) CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3: Hexan
Nhóm 5: Bài tập 5: (BT3/123SGK)
Giải:
Gọi x,y lần lượt là số mol của metan và etan
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
xmol
xmol
C2H6 + 7/2O2 → 2CO2 + 3H2O
ymol
2ymol
Ta có:
Tổng số mol khí A= x + y =

3,36
= 0,15mol
22, 4

(1)
Tổng số mol CO2 = x + 2y =

4, 48
= 0, 2mol
22, 4

(2)
Từ (1) và (2) ta có: x = 0,1; y = 0,05
%V(CH4) =

0,1.100

= 66, 7(%)
0,15

→%V(C2H6) = 100-66,7=33,3%
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả; chốt kiến thức
4. Củng cố
* Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tịi
- Mục tiêu:
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính tốn hóa học


Hoạt động của GV
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
BT1: Lập CTPT, viết CTCT và gọi tên một
ankan có tỉ khối hơi so với khơng khí là
3,448?
BT2: Lập CTPT, viết CTCT của một ankan
có 83,72% cacbon?
BT3: Lập CTPT của 2 ankan là đồng đẳng
kế tiếp nhau có khối lượng 24,8 gam, thể
tích tương ứng là 11,2 lít (đkc)
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi
gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo
cáo kết quả

Hoạt động của HS

* Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện
nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo
luận:
Bài tập 1:
MA= 29.3,448=100
Mà: M=14n + 2= 100  n=7
Vậy A là C7H16
Bài tập 2:
Gọi ankan là CnH2n+2
Ta có: %C=

12n.100
= 83, 72 → n = 6
14n + 2

Vậy A là C6H14
Bài tập 3:
Giả sử 2 ankan có CTPT: CxH2x+2
M=14x+2=24,8/0,5=49,6 x=3,4
Mà: nNên 2 ankan là C3H8 và C4H10
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thơng qua mức độ hồn thành
u cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý
kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà:

Hoàn thành dãy chuyển hoá sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
CH 3COONa 
→ CH 4 
→ CH 3Cl 
→ CH 2Cl2 
→ CHCl3 
→ CCl4

- Ôn tập về ankan
- Chuẩn bị bài thực hành

Ngày soạn:
Tiết 40: Bài 28. BÀI THỰC HÀNH 3:
PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ. ĐIỀU CHẾ VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA
METAN
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Trình bày được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể.
- Phân tích định tính các nguyên tố C và H.
- Điều chế và thu khí metan.
- Đốt cháy khí metan.


- Dẫn khí metan vào dung dịch thuốc tím.
2. Kĩ năng:

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an tồn, thành cơng các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mơ tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hố học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Phát huy tinh thần làm việc tập thể của học sinh, học sinh thực hành cẩn thận
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính hóa hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học
5. Tích hợp bảo vệ mơi trường .
+ Có ý thức tìm hiểu thành phần ,tính chất các chất trong mơi trường tự nhiên: các chất hữu
sinh có thể biến thành các chất vơ sinh
+ Xử lý chất thái sau thí nghiệm
B. CHUẨN BỊ
1. Phương pháp:
2. Thiết bị:
1. Giáo viên:
- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm; giá thí nghiệm ; ống nhỏ giọt ; giá để ống nghiệm ; nút
cao su ; ống dẫn khí hình chữ L(đầu nhánh dài được vuốt nhọn) ; thìa để lấy hóa chất ; đèn
cồn.
- Hóa chất: Saccarozơ(đường kính), CuO, CuSO4 khan, CH3COONa khan, vơi tơi xút, dd
Br2, dd KMnO4, bông không thấm nước.
2. Học sinh: Đọc trước bài thực hành
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
HS vắng
Tiết/

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
ngày
Có phép
Khơng phép
11A2
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ: Mục đích và các thí nghiệm của bài thực hành
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tị mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học
sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Đặt vấn đề: Chúng ta tìm hiểu tính chất hóa Tập trung, tái hiện kiến thức
học ankan, hôm nay chúng ta cùng nhau * Báo cáo kết quả và thảo luận
làm thí nghiệm thực hành kiểm chứng lại HS trình bày, HS khác thảo luận, nhận xét.


cac tính chất đó
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 ( 38 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Giúp HS

− Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an tồn, thành cơng các thí nghiệm trên.
− Quan sát, mơ tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hố học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học
tập
GV chia lớp 4 nhóm
Lắng nghe và nhận nhiệm vụ
- Nhóm 1, 3: Thí nghiệm 1
- Gv phát vấn học sinh về cách tiến hành
thí nghiệm 1
THực hiện nhiệm vụ học tập:
* Lưu ý:
Các thành viên trong nhóm thảo luận, làm thí
+ Để nhận biết được H2O, cần làm với nghiệm
ống n ghiệm sạch, khô.
Báo cáo kết quả học tập:
+ Sau khi làm xong thí nghiệm phải rút Nhóm 1 (3)
ống nghiệm chứa dung dịch Ca(OH)2 ra - Thí nghiệm 1: Xác định sự có mặt của C, H
trước sau đó mới tắt đèn cồn.
trong hợp chất hữu cơ
- Nhóm 2, 4: Thí nghiệm 2
- Nghiền nhỏ khoảng 0,2 ÷ 0,3ghợp chất
- Quan sát, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn hữu cơ (đường kính, băng phiến hoặc tinh
bột) rồi trộn đều với 1g bột CuO. Cho hổn
- Gọi HS lên báo cáo hiện tượng thí
hợp vào đáy ống nghiệm khơ. Cho tiếp 1g
nghiệm nhóm
bột CuO để phủ kín hỗn hợp. Đặt 1 mẩu bơng
có rắc các hạt CuSO4 khan ở phần trên ống

nghiệm. Đậy nút có ống dẫn khí sục vào ống
nghiệm chứa nước vơi trong. Lắp dụng cụ
như hình vẽ.
- Dùng đèn cồn nung nóng nhẹ tồn bộ ống
nghiệm, sau đó đun nóng mạnh phần có chứa
hỗn hợp phản ứng và ghi lại hiện tượng quan
sát được.
- Cần chuẩn bị sẵn bột CuSO4: nghiền nhỏ
các tinh thể CuSO4.5H2O bằng cối rồi sấy
khô trong capsun sứ
- Cần trộn kĩ hỗn hợp của chất hữu cơ và
CuO, cho vào tận đáy ống nghiệm
- Hướng dẫn HS đặt ống nghiệm nằm ngang
Nhóm 2 (4)
Thí nghiệm 2: Điều chế và thử một vài tính
chất của metan
Nghiền nhỏ 1 g CH3COONa khan
cùng với 2 g vôi tôi xút (CaO + NaOH) rồi


cho vào đáy ống nghiệm có lắp ống dẫn khí.
Đun nóng từ từ, sau đó đun nóng mạnh phần
ống nghiệm có chứa hỗn hợp phản ứng đồng
thời lần lượt làm các thao tác:
a)
Đưa đầu ống dẫn khí sục vào dung
dịch KMNO4 1%.
b)
Đưa đầu ống dẫn khí sục vào nước
brom.

c)
Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống
dẫn khí.
Đưa một mẫu sứ trắng chạm vào ngọn lửa
của metan
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện thực hành của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết
quả;
4. Củng cố:
4.Củng cố(3 phút):
* Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu:
+ Rèn luyện kĩ năng viết tường trình thực hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hs hoàn thành vở thực hành;
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Dọn dụng cụ
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi * Báo cáo kết quả và thảo luận
gặp khó khăn.
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo
nhiệm vụ
cáo kết quả
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn
thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và
những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức

5. Hướng dẫn về nhà:
- Dọn rửa dụng cụ
- Chuẩn bị bài anken
Ngày tháng năm
TỔ TRƯỞNG CM

Ngày soạn:
CHƯƠNG VI: HIDROCACBON KHÔNG NO


Tiết 41: ANKEN (TIẾT 1)
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
Trình bày được :
- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân
hình học.
- Cách gọi tên thơng thường và tên thay thế của hidrocacbon khơng no mạch hở.
- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sơi, khối lượng
riêng, tính tan) của hidrocacbon không no mạch hở.
- Phương pháp điều chế hidrocacbon không no mạch hở trong phịng thí nghiệm và trong
cơng nghiệp. ứng dụng.
-Tính chất hố học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy
tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá.
2. Kỹ năng
- Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức
phân tử hidrocacbon khơng no mạch hở bất kỳ.

→ tính chất hóa học.
- Khai thác mối liên hệ : Cấu trúc phân tử ¬



- Tiến hanh thí nghiệm, rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.
- Viết các phương trình hố học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể.
- Phân biệt được một số hidrocacbon khong no mach hở.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên các hidrocacbon mạch hở.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích, sồ mol trong hỗn hợp khí có một hidrocacbon
khơng no cụ thể.
- Tư duy khoa học và sáng tạo.
3. Thái độ
- Có ý thức tìm tịi, khám phá thể giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng
trong tự nhiên. Xây dựng lòng tin vào khả năng khám phám khoa học của con người.
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận và nghiêm túc trong khoa học.
- Biết bảo vệ môi trường và ý thức tiết kiệm hóa chất cũng như sử dụng hợp lý và sáng tạo
các sản phẩm được tạo ra từ hidrocacbon không no
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính hóa hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở; Thảo luận nhóm
2. Thiết bị:
GV: Mơ hình phân tử benzen; Benzen, toluen, dd brom, dd thuốc tím.
HS: Chuẩn bị bài mới
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp

Ngày dạy
Tiết/ngày Sĩ số
HS vắng


Có phép

Khơng phép

11A2
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 2 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học
sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Chúng ta tìm hiểu về tính chất của Tập trung, tái hiện kiến thức
hidrocacbon no. Vậy những hợp chất có * Báo cáo kết quả và thảo luận
chưa liên kết π có tính chất khác. Chúng ta HS trình bày, HS khác thảo luận, nhận xét.
cùng nghiên cứu trong bài ngày hôm nay
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 : ( 37 phút): Hoạt động hình thành kiến thức

Mục tiêu: Trình bày được :
− Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng
phân hình học.
− Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của hidrocacbon khơng no mạch hở.
−Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sơi, khối
lượng riêng, tính tan) của hidrocacbon khơng no mạch hở.
− Phương pháp điều chế hidrocacbon không no mạch hở
trong phịng thí nghiệm và trong cơng nghiệp. ứng dụng.
−Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo
quy tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu về hiđrocacbon thơm
- GV cho HS nghiên cứu phần mở đầu và - Nghiên cứu SGK và trả lời
rút ra các nhận xét:
- GV hỏi: Hiđrocacbon khơng no là gì?
- Anken là gì?
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học
tập:
GV chia lớp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: Nghiên cứu, tìm hiểu đồng
- Lắng nghe và nhận nhiệm vụ học tập
đẳng, đồng phân anken
- Nhóm 2: Nghiên cứu, tìm hiểu danh
pháp anken
- Nhóm 3: Nghiên cứu, tìm hiểu tính chất


vật lí anken
- Nhóm 4: Nghiên cứu, tìm hiểu điều chế,

ứng dụng anken
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó
khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh,
khơng có học sinh bị bỏ quên.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả

* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các thành viên ở các nhóm thảo luận, ghi
kết quả
* Báo cáo kết quả học tập
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- Nhóm 1:
I. Đồng đẳng,đồng phân,danh pháp:
1.Dãy đồng đẳng etilen: (anken)
- C2H4 , C3H6 ,C4H8 ….
- CTTQ: Cn H2n (n ≥ 2)
→ Anken: Hiđrocacbon không no, mạch hở,
có 1 liên kết đơi trong phân tử
2.Đồng phân:
- Từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch C và vị
trí liên kết đơi.
Vd: Viết các đp của C4H8
- Đồng phân mạch C và vị trí lk đơi:
CH2=CH-CH2-CH3
but-1-en
CH3-CH=CH-CH3
but-2-en
CH2=C - CH3
2-metylpropen
CH3

- Đồng phân hình học.
Vd CH3
CH3
CH3
H
C=C
C=C
H
H
H
CH 3
cis-but-2-en
trans-but-2-en
Vd:
Viết các đồng phân có thể có của C5H10
(làm việc nhóm)
Nhóm 2 :
3.Danh pháp:
a) Tên thơng thường: Từ tên ankan thay
đi an thành đi ilen
Ví dụ :
CH2=CH-CH3 Propilen
CH2=C-CH3 isobutilen
CH3 2-metylpropen
CH2=CH2 etilen
b) Tên thay thế: Tên ankan – an + en
Số chỉ nhánh – tên nhánh – tên mạch C


chính – số chỉ liên kết đơi – en

* Ví dụ :
CH2=CH2
CH2=CH-CH3
Eten
Propen
5 4 3 2 1
CH3-CH2-CH2-C=CH2 2-etylpent-1-en
CH2-CH3
CH3
6 5 4 3 2 1
CH3-C-CH2-CH2-CH=CH2
CH3
5,5-dimetylhex-1-en
Nhóm 3:
II.Tính chất vật lí: sgk
Nhóm 4 :
III. Điều chế và ứng dụng:
1. Điều chế:
a) Trong PTN:
H SO ,170 C
CH3CH2OH 

CH2=CH2 + H2O
b) Trong CN: Tách hiđro
t , xt
CnH2n+2 
→ CnH2n + H2
2

4


o

o

2. Ứng dụng:
- Tổng hợp polime: P.E, P.P, …
- Tổng hợp các hoá chất khác: etanol, etilen
oxit, etilen glicol,…
Ag,to
CH2=CH2 + ½ O2 → CH2-CH2
O
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả; chốt kiến thức.
4. Củng cố:
* Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tịi
- Mục tiêu:
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính tốn hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Viết pt phân tử và pt ion rút gọn:
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
Câu 1: Viết công thức cấu tạo của những + Chuẩn bị lên báo cáo
chất sau:
a) etilen
b) propilen

* Báo cáo kết quả và thảo luận
c) but-1-en
d) isopren
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện
e) but-2-en
f) 2-metylbut-2-en
nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo


g) buta-1,3-đien
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi
CHkhó
gặp
khăn. 3
3-C=C-CH
- Gọi 1 họcCH
sinh bất kì của nhóm lên báo
cáo kết quả 3
CH2=C-CH=CH2

luận:
a) CH2=CH2
f)

e) CH3-CH=CH-CH3

g) CH2=CH-CH=CH2 b)
c) CH2=CH-CH2-CH3
d)


CH2=CH-CH3

CH3
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thơng qua mức độ hồn thành
u cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý
kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc trước phần IV. Tinh chất hóa học.
- Làm bài tập 1,2,3,6 (SGK )
Ngày tháng năm
TỔ TRƯỞNG CM

Ngày soạn:
Tiết 42: ANKEN (TIẾT 2)
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
Nêu được :
- Tính chất hố học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy
tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hố.
2. Kỹ năng

→ tính chất hóa học.
- Khai thác mối liên hệ : Cấu trúc phân tử ¬


- Tiến hanh thí nghiệm, rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.
- Viết các phương trình hố học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể.
- Phân biệt được một số hidrocacbon khong no mach hở.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích, sồ mol trong hỗn hợp khí có một hidrocacbon khơng

no cụ thể.
3. Thái độ
- Có ý thức tìm tịi, khám phá thể giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng trong
tự nhiên. Xây dựng lòng tin vào khả năng khám phám khoa học của con người.
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận và nghiêm túc trong khoa học.
- Biết bảo vệ môi trường và ý thức tiết kiệm hóa chất cũng như sử dụng hợp lý và sáng tạo
các sản phẩm được tạo ra từ hidrocacbon không no
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.


- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính hóa hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1. Phương pháp:
- Gv đặt vấn đề
- Hs hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
- Kết hợp sách giáo khoa, trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức
2. Thiết bị:
GV: Mơ hình phân tử benzen; Benzen, toluen, dd brom, dd thuốc tím.
HS: Chuẩn bị bài mới
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
HS vắng
Tiết/
Lớp
Ngày dạy

Sĩ số
ngày
Có phép
Khơng phép
11A2
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 2 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tị mị của học sinh vào chủ đề học tập. Học
sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Chúng ta tìm hiểu về tính chất của Tập trung, tái hiện kiến thức
hidrocacbon no. Vậy những hợp chất có * Báo cáo kết quả và thảo luận
chưa liên kết π có tính chất khác. Chúng ta HS trình bày, HS khác thảo luận, nhận xét.
cùng nghiên cứu trong bài ngày hôm nay
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 : ( 37 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học
tập:
GV chia lớp thành 4 nhóm:

- Nhóm 1, 3: Nghiên cứu, tìm hiểu phản
ứng cộng
- Nhóm 2, 4: Nghiên cứu, tìm hiểu phản
ứng trùng hợp và phản ứng oxi hóa


- Lắng nghe và nhận nhiệm vụ học tập
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó
khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, * Thực hiện nhiệm vụ học tập
khơng có học sinh bị bỏ qn.
- Các thành viên ở các nhóm thảo luận,
ghi kết quả
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả * Báo cáo kết quả học tập
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- Nhóm 1:
IV. Tính chất hố học:
Nhóm 1 (3)
1. Phản ứng cộng:
a) Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro
hoá).
Ni ,t
CH2 = CH2 + H2 
→ CH3-CH3
o

o

Ni ,t
CnH2n + H2 
→ CnH2n+2

b) Phản ứng cộng halogen (phản ứng
halogen hoá).
CH2 = CH2 + Cl2 → ClCH2-CH2Cl (1,2đicloetan)
CnH2n + X2 → CnH2nX 2

Lưu ý: anken làm mất màu dd nước brôm
(trong CCl4): pư nhận biết liên kết đôi.
c) Phản ứng cộng axit và cộng nước.
* Cộng axit.
VD: CH2 = CH2 + H-Cl (khí) →
CH3CH2Cl (etyl clorua).
CH2 = CH2 + H-OSO3H (đđ) →
CH3CH2OSO3H
(etyl
hiđrosunfat).
CH 2 = CH-CH3 + H-Cl → CH3CHCl-CH3 (sp chính)
CH2ClCH2-CH3 (sp phụ)
* Cộng nước:
+

o

H ,t
CH2 = CH2 + H-OH 

CH3-CH2-OH
CH2=CH-(CH3)2+HOH
H ,t

→ CH3–CH(OH)-(CH3)2(spc)

+

o

HO-CH2-CH2-(CH3)2 (spp)
Chú ý: Qui tắc Mac-côp-nhi-côp: Khi


cộng một tác nhân bất đối xứng vào một
anken bất đối xứng thì phần điện tích
dương của tác nhân ưu tiên tấn cơng vào C
mang liên kết đơi có nhiều H hơn (bậc
thấp hơn), cịn ngun tử hay nhóm
ngun tử mang điện tích âm cộng vào
nguyên tử cacbon bậc cao hơn.
Nhóm 2 (4)
2. Phản ứng trùng hợp:
peoxit,100 −300 C
nCH2=CH2 

[-CH2-CH2-]n
P.E
100 atm
n CH2=CHCH3
→ [-CH2-CH-]n
PP CH 3
n CH2=CHCl

[-CH2-CH-]n
PVC Cl

3. Phản ứng oxi hoá:
a. Phản ứng cháy:
o

CnH2n + 3n/2 O2 → n CO2 + n
H2O ∆H < 0

Nhận xét: nCO2 : nH2O= 1:1
b. Phản ứng với dd KMnO4:
3CH2=CH2 + 2KMnO4 +4H2O→3HOCH2CH2OH+2MnO2+

(etylen glicol)
2KOH
Lưu ý: anken làm mất màu dd KMnO4 (l):
Phản ứng nhận biết liên kết đôi.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét,
đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
4. Củng cố:
* Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu:
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính tốn hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
C2H5Cl
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
(3) (4) C2H6

+ Chuẩn bị lên báo cáo
(1)
* Báo cáo kết quả và thảo luận
a) C2H5OH
C2H4 (5) C2H4Br2
(2)
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện
(6)
nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận
P.E
H 2 SO4 dac ,170o C
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi
(1) C2H5OH →
CH2=CH2 +
gặp khó khăn.
H2 O


- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo
cáo kết quả

+

o

H ,t
(2) CH2=CH2 + H-OH 
→ CH3-CH2OH
(3) CH2=CH2 + HCl → CH3-CH2Cl
Ni , t o

(4) CH2=CH2 + H2 
→ CH3-CH3
(5) CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
t , p , xt
(6) nCH2=CH2 
→ [-CH2-CH2-]n
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thơng qua mức độ hồn thành
yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý
kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc trước bài: Ankadien
- Làm bài tập 1,2,3,6 (SGK )
o

Ngày soạn:
Tiết 43: ANKAĐIEN
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
Nêu được :
- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankađien.
- Đặc điểm cấu tạo, tính chất hố học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren : phản
ứng cộng 1, 2 và cộng 1, 4). Điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen và isopren từ
isopentan trong công nghiệp.
Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu trúc phân tử, cách gọi tên của ankađien.
-Tính chất hoá học của ankađien (buta-1,3-ddien và isopren).
- Phương pháp điều chế buta-1,3-ddien và isopren.
2. Kĩ năng
- Quan sát được thí nghiệm, mơ hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của

ankađien
- Viết được cơng thức cấu tạo của một số ankađien
- Dự đoán được tính chất hố học, kiểm tra và kết luận.
- Viết được các phương trình hố học biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3-đien
3. Thái độ: Phát huy khả năng tư duy, sáng tạo học sinh
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính tốn hóa học.
B. CHUẨN BỊ


1. Phương pháp:
- Gv đặt vấn đề
- Hs hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
- Kết hợp sách giáo khoa, trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức
2. Thiết bị:
GV: Giáo án
HS: Chuẩn bị bài mới
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
HS vắng
Tiết/
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
ngày
Có phép
Khơng phép

11A2
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 2 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tị mị của học sinh vào chủ đề học tập. Học
sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Ở bài trước chúng ta cùng tìm hiểu về Tập trung, tái hiện kiến thức
anken, hợp chất chứa 1 liên kết đôi. Hôm * Báo cáo kết quả và thảo luận
nay cơ và các em cùng nhau tìm hiểu về HS trình bày, HS khác thảo luận, nhận xét.
hidrocacbon mạch hở có 2 liên kết đơi
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 : ( phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV lấy ví dụ một số ankađen.
( Như SGK tr133) sau đó hướng Trả lời
dẫn HS rút ra:
+ Khái niệm hợp chất đien.
+ CTTQ của đien.
+ Phân loại đien.
+ Danh pháp đien

* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ
học tập:
- Lắng nghe và nhận nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhóm:
- Nhóm 1,4: Nghiên cứu, tìm hiểu
phản ứng cộng ankadien
- Nhóm 2, 3: Nghiên cứu, tìm hiểu
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
phản ứng trùng hợp, oxi hóa.
- Các thành viên ở các nhóm thảo luận, ghi kết quả


- quan sát, phát hiện kịp thời những
khó khăn của học sinh và hỗ trợ cho
học sinh, khơng có học sinh bị bỏ
qn.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày
kết quả

* Báo cáo kết quả học tập
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- Nhóm 1:
1. Phản ứng cộng.
a) Cộnghiđro.
Thí dụ:
Tỉ lệ 1:2: Cộng vào 2 nối đơi:
CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2 → CH3 – CH2 – CH2
– CH3
- Tỉ lệ 1:1
Cộng 1,2 và 1,4.

CH2 = CH–CH = CH2 +H2 → CH3–CH2 –CH=CH2
(cộng 1.2)
CH2 = CH – CH = CH2 + H2 → CH3 -CH =CH-CH3
(cộng 1.4)
b) Cộng brom
- Tỉ lệ 1:2: Cộng vào 2 nối đôi.
CH2 = CH – CH = CH2 + 2Br2  CH2Br –CHBr –
CHBr–CH2Br
- Tỉ lệ 1:1
Cộng 1,2 (-800C) tạo SPC là:
CH2 = CH – CH = CH2 + Br2  CH2 = CH – CHBr
– CH2Br
Cộng 1,4 ( 400C) tạo SPC là:
CH2 = CH – CH = CH2 + Br2
 CH2Br – CH =
CH – CH2Br
c) Cộng hiđro halogenua.
- Tỉ lệ 1:1
Cộng 1,2 (-800C) tạo SPC là:
CH2 = CH – CH = CH2 + HBr  CH2 =
CH – CHBr – CH3
Cộng 1,4 ( 400C) tạo SPC Là:
CH2 = CH – CH = CH2 + HBr  CH3 – CH
= CH – CH2Br
2. Phản ứng trùng hợp.
Quan trọng là trùng hợp buta – 1,3- đien, với điều
kiện xt Na, t0, p thích hợp tạo ra cao su buna
( polibutađien)
nCH2 =CH - CH =CH2


t0,p
Na

CH2

CH =CH CH2 n
polibutañien

3. Phản ứng oxi hố.
a) Oxi hố hồn tồn:
2C4H6 + 11O2  8CO2 + 6H2O
b) Oxi hố khơng hồn tồn:
Buta -1,3-đien và isopren cũng làm mất màu dd


×