Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH - KINH NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.04 KB, 3 trang )


kiểm soát chặt chẽ và mang nặng tính hành chính bao cấp trong thời gian trước đây. Sự mở
cửa thị trường của Việt Nam có thể coi là tương đối hào phóng so với một số nước đang phát
triển. Điều này đặc biệt đúng nếu so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc- một nước đang
phát triển có nhiều điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị khá tương đồng với Việt Nam và là nước
đã có những cải cách kinh tế đi trước Việt Nam một thập kỷ. Tuy nhiên điều đó cũng không
có nghĩa rằng sự mở cửa khá nhanh đó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam mà
ngược lại, tiến trình đó có thể đã là một động lực thúc đẩy quan trọng làm cho công cuộc cải
tổ của Việt Nam nhanh đi đến đích hơn và do đó có khả năng thích ứng với nền kinh tế thế
giới một cách hiệu quả hơn.Chiến lược này một lần nữa được khẳng định thông qua việc ký
kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ (trong đó có những cam kết về việc mở cửa, trao đổi
thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính)- một bước đi quan trọng trong tiến trình gia nhập
WTO của Việt Nam.
2.Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Dựa trên những phân tích về lợi ích mà rủi ro về việc tự doa hoá tài chính, kinh nghiệm
mở cửa thị trường của Trung Quốc và Canada và thực tiễn cải cách hệ thống tài chính của
Việt Nam trong thập kỷ vừa qua, một số khuyến nghị có thể rút ra là:
Thứ nhất: Việt Nam nên tiếp tục tiến hành việc mở cửa dần dần thị trường tài chính
với một phạm vi thích hợp và một trình tự hợp lý sao cho vừa đảm bảo nâng dần năng lực và
khả năng cạnh tranh vừa thích nghi và tiến gần hơn đến những tiêu chuẩn và thông lệ quốc
tế. Sự thành công về việc xúc tiến mở cửa thị trường tài chính thời gian qua đã cho thấy
rằng, sự tham gia của các hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng
đã mang lại lợi ích đáng kể như tăng cường sự cạnh tranh, hạ thấp chi phí, nâng cao chất
lượng dịch vụ, tăng cường chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và tăng thêm tích luỹ
vốn cho nền kinh tế. Kinh nghiệm mở cửa thị trường của Trung Quốc cũng đã cho thấy , do
có sự bảo hộ quá lâu thông qua những điều kiện ngặt nghèo không cho phép sự du nhập phổ
biến của hoạt động kinh doanh quốc tế, nên công cuộc cải cách đã diễn ra trên hai thập kỷ
song hệ thống dịch vụ tài chính ở Trung Quốc vẫn kém phát triển với tính cạnh tranh thấp.
Đây là một trong những điểm bất lợi đáng kể để khi Trung Quốc gia nhập WTO trong tương
lai.
Thứ hai: Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính không thể không gắn liền với một


tiến trình cải cách liên tục hệ thống dịch vụ tài chính ở nước ta hiện nay. Phân tích ở trên đã
cho thấy rằng, mặc dù đã có 10 năm cải cách song hệ thống dịch vụ tài chính ở nước ta vẫn
còn ở điểm xuất phát thấp, kém hiệu quả và vẫn mang nặng dấu ấn của thời kỳ bao
cấp.Thực trạng đó không thể cứ tiếp tục duy trì thông qua việc bảo hộ bằng cách hạn chế sự
thâm nhập của các hoạt động đầu tư quốc tế, mà cần phải được bảo hộ thông qua những cải
cách triệt để trên cơ sở đó tạo ra năng lực tự bảo vệ trong điều kiện cạnh tranh quốc tế khi
tiến hành hội nhập. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của các cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ diễn ra trên thế giới (cùng với những nguyên nhân khác) là sự yếu kém của
chính bản thân hệ thống tài chính ngân hàng nội địa của các nước thi hành chính sách mở
cửa. Do đó, đã không đối phó nổi những trận bão táp tài chính nảy sinh do hiệu ứng của đầu
tư quốc tế mang lại. Việc mở cửa thị trường nếu quá đột ngột do không cho sự cai cách đáng
kể để nâng cao năng lực của hệ thống tài chính nội địa trước khi tiến hành mở cửa sẽ rất dễ

×