Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 185 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>--- </b>
<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ</b>
<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ MAI</b>
Hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất tới PGS.TS. Trần Thị Mai. Cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên tơi rất nhiều trong q trình nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện để tơi hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Chi bộ, Ban giám hiệu, quý thầy cô và
đặc biệt là Tổ Lịch sử trường THPT chuyên Quang Trung – Bình Phước đã
giúp đỡ, động viên, tạo những điều kiện tốt nhất trong thời gian tôi làm luận
văn.
Tôi xin cảm ơn các anh chị nghiên cứu sinh, các bạn học viên cao học
và các bạn sinh viên đã giúp tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình
thực hiện đề tài.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và những người thân
đã ln ủng hộ và ở bên tơi những lúc khó khăn nhất.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 9 năm 2011
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu sử dụng trong luận văn được tổng hợp từ các nguồn liệt kê trong phần tài
liệu tham khảo. Đề tài nghiên cứu và các kết luận của luận văn chưa được
công bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
<b>DẪN LUẬN</b>
1. Lí do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu ... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 5
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ... 6
5. Đóng góp khoa học của đề tài ... 6
6. Bố cục luận văn ... 7
<b>Chương 1. Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội Bình Phước và tình hình </b>
<b>giáo dục – đào tạo Bình Phước trước năm 1997</b>
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội Bình Phước ... 8
1.2. Tình hình giáo dục – đào tạo Bình Phước trước năm 1997 ... 16
<b>Chương 2. Sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước giai đoạn </b>
<b>1997 – 2002 </b>
2.1. Giáo dục mầm non ... 22
2.1.1. Quy mô trường, lớp, học sinh ... 23
2.1.2. Cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ ... 27
2.1.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí ... 32
2.1.4. Cơ sở vật chất ... 33
2.1.5. Tình hình xã hội hoá giáo dục mầm non ... 34
2.2. Giáo dục phổ thông ... 38
2.2.1. Mạng lưới trường phổ thông ... 39
2.2.2. Quy mô học sinh ... 40
2.2.3. Chất lượng giáo dục ... 42
2.2.7. Công tác phổ cập giáo dục ... 54
2.2.8. Tình hình xã hội hố giáo dục phổ thông ... 58
2.3. Giáo dục nghề nghiệp ... 63
2.3.1. Dạy nghề ... 63
2.3.2. Trung học chuyên nghiệp ... 67
2.4. Giáo dục thường xuyên ... 72
2.4.1. Xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau xoá mù chữ ... 72
2.4.2. Bổ túc văn hoá ... 76
2.4.3. Giáo dục từ xa ... 79
<b>Chương 3. Sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước giai đoạn </b>
3.1.1. Quy mô trường, lớp, học sinh ... 86
3.1.2. Cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ ... 90
3.1.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí ... 93
3.1.4. Cơ sở vật chất ... 95
3.1.5. Tình hình xã hội hố giáo dục mầm non ... 95
3.2. Giáo dục phổ thông ... 100
3.2.1. Mạng lưới trường phổ thông ... 102
3.2.2. Quy mô học sinh ... 106
3.2.3. Chất lượng giáo dục ... 107
3.2.4. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí ... 111
3.2.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ... 116
3.2.6. Công tác giáo dục học sinh dân tộc ... 119
3.3.1. Dạy nghề ... 133
3.3.2. Trung học chuyên nghiệp ... 140
3.4. Giáo dục thường xuyên ... 145
3.4.1. Xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau xoá mù chữ ... 145
3.4.2. Bổ túc văn hoá ... 147
3.4.3. Giáo dục từ xa ... 150
3.4.4. Phát triển trung tâm học tập cộngđồng ... 152
<b>KẾT LUẬN ... 161 </b>
CSDN : Cơ sở dạy nghề
DTNT : Dân tộc nội trú
GDDT : Giáo dục dân tộc
GD-ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GDTX : Giáo dục thường xuyên
GV : Giáo viên
HĐND : Hội đồng nhân dân
HS : Học sinh
LĐ-TB&XH : Lao động – Thương binh và Xã hội
PCGD TH : Phổ cập giáo dục tiểu học
PCGD THCS : Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
PTCS : Phổ thông cơ sở
THCS : Trung học cơ sở
TH KTNV Cao su : Trung học Kỹ thuật Nghiệp vụ Cao su
THMN : Trung học mầm non
THPT : Trung học phổ thông
THSP : Trung học sư phạm
TT DN : Trung tâm dạy nghề
TT DVVL : Trung tâm giới thiệu việc làm
TTHTCĐ : Trung tâm học tập cộng đồng
TW : Trung ương
UBMTTQVN : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
VH-TT : Văn hố – Thơng tin
XHH : Xã hội hố
<b>1. Lí do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu</b>
Hiện nay, tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một
xu thế phát triển khách quan. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra với
những bước tiến nhảy vọt mang tính đột phá. Thế giới chuyển từ kỉ nguyên
công nghiệp sang kỉ nguyên thông tin và phát triển nền kinh tế tri thức. Khoa
học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp có tác động tới tất cả các
lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần
của xã hội. Khoảng cách giữa các phát minh khoa học công nghệ và việc ứng
dụng chúng vào thực tiễn ngày càng thu hẹp. Kho tàng tri thức của nhân loại
ngày càng đa dạng và phong phú… Bối cảnh quốc tế đó đòi hỏi tất cả các
quốc gia phải có nhận thức đúng và đầy đủ về vai trị và vị trí hàng đầu của
giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động
hơn, hiệu quả hơn những nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đất nước và
sự hội nhập quốc tế.
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mơ tồn cầu, tạo nên những
thay đổi sâu sắc từ triết lí, quan niệm, giá trị giáo dục đến việc xây dựng hệ
thống, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Muốn đổi mới
giáo dục để tạo ra những chuyển biến cơ bản trong lĩnh vực giáo dục, đón
được thời cơ và vượt qua thách thức thì trước tiên cần phải bắt đầu từ đổi mới
mạnh mẽ hơn nữa từ tư duy giáo dục trên cơ sở nghiên cứu và tổng kết sâu
sắc thực tiễn, khắc phục những biểu hiện bảo thủ, trì trệ, mạnh dạn thay đổi
những gì khơng cịn thích hợp với thực tiễn giáo dục, thực tiễn cuộc sống.
Trong cơng cuộc Đổi mới, tiến hành cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, luôn
dành sự quan tâm và tạo điều kiện để phát triển giáo dục. Dân tộc ta có truyền
cần phát huy những lợi thế đó để xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiên
tiến, hiện đại, hướng tới một xã hội học tập nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo
nguồn nhân lực, nâng cao phẩm chất toàn diện của con người Việt Nam trong
thời đại mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Bình Phước là một tỉnh miền núi mới được tái lập, điều kiện phát triển
kinh tế xã hội cịn gặp nhiều khó khăn. Để thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa
– hiện đại hóa, đưa mọi mặt đời sống xã hội của Bình Phước phát triển, giáo
dục – đào tạo đã được Đảng bộ tỉnh Bình Phước quan tâm tạo điều kiện phát
triển trong hơn 10 năm qua. Nhờ đó, ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước đã
đạt được những thành tựu nhất định cũng như còn tồn tại một số mặt hạn chế
cần được khắc phục trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả tìm
hiểu “Sự phát triển của ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước (1997 – 2007)”
với mục đích:
Tìm hiểu thực tiễn sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước
trong 10 năm sau ngày tái lập tỉnh (1997 – 2007). Qua đó nêu lên những
thành tựu và hạn chế của ngành giáo dục đào tạo Bình Phước trong thời gian
qua và đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển ngành giáo dục – đào tạo
Bình Phước trong thời gian tới.
<b>2. Lịch sử nghiên cứu đề tài </b>
Trong những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, sự phát triển của
ngành giáo dục – đào tạo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, cung
cấp những cơ sở thực tiễn cho việc hoạch định chiếnlược phát triển giáo dục
của Đảng và Nhà nước ta trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu như:
- <i>Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI c</i>ủa tác giả Phạm
ta qua các giai đoạn lịch sử, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học; phân
tích mối quan hệ giữa giáo dục và việc phát triển nguồn nhân lực, các nguồn
lực phát triển giáo dục và những suy nghĩ về phương hướng phát triển giáo
dục trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tác giả khẳng định giá trị truyền thống
hiếu học của nhân dân ta, nêu bật vai trò, thành tựu của nền giáo dục Việt
Nam và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục và đào tạo Việt Nam ở thế kỉ
XXI.
- <i>Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai – Vấn đề và giải pháp c</i>ủa Th.S
Nguyễn Đắc Hưng và PGS.TS Đặng Quốc Bảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia (2004). Trên cơ sở phân tích những thời cơ và thuận lợi, khó khăn và
thách thức trong bối cảnh tồn cầu hố, các tác giả đã phác hoạ bức tranh tồn
cảnh về tình hình giáo dục và đào tạo của nước ta những năm cuối thế kỉ XX,
đầu thế kỉ XXI và những vấn đề đặt ra cho giáo dục nước ta trong thời gian
tới; trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp thực hiện mục tiêu chiến lược phát
triển giáo dục và đào tạo thời kì 2001 – 2010.
- <i>60 năm giáo dục mầm non Việt Nam do tác gi</i>ả Phạm Thị Sửu chủ biên,
Nhà xuất bản Giáo dục (2006). Đây là một công trình nghiên cứu cơng phu,
Việt Nam trong suốt 60 năm, kể từ năm 1945.
- <i>Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI do GS.TS Nguy</i>ễn Hữu
Châu chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục (2007). Trên cơ sở trình bày, phân tích
sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân những năm đầu thế kỉ XXI, các
tác giả chỉ ra những thành tựu, hạn chế và đưa ra những phương hướng để
phát triển hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam trong thời gian tới.
- <i>Giáo dục Việt Nam trong thời kì đổi mới c</i>ủa tác giả Nguyễn Thanh
Bình, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (2008). Trên cơ sở cách tiếp cận lịch sử
phân tích một cách tích hợp mối quan hệ giữa bối cảnh xã hội và giáo dục,
các bậc, ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- <i>Những vấn đề giáo dục hiện nay: Quan điểm và giải pháp (2008) do </i>
Nhà xuất bản Tri thức phát hành năm 2008. Đây là tập hợp các bài viết của
nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những quan điểm và giải pháp cho những vấn đề
giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Sự phát triển của ngành giáo dục một số địa phương cũng được nhiều
học viên cao học, nghiên cứu sinh, một số nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể
kể đến một số luận văn cao học, luận án tiến sĩ như: <i>Giáo dục Tiền Giang từ </i>
<i>năm 1975 đến năm 1999 c</i>ủa tác giả Nguyễn Hữu Được, <i>Lịch sử phát triển </i>
<i>giáo dục – đào tạo ở An Giang (1975 – 2000)</i> của tác giả Nguyễn Thành
Phương, <i>Sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo tỉnh Bình Dương (1975 – </i>
<i>2003)</i> của tác giả Nguyễn Văn Nghĩa, <i>Giáo dục – đào tạo Long An hai mươi </i>
<i>năm đổi mới (1986 – 2006)</i> của tác giả Giản Thị Kim Phương,… Những cơng
trình này góp phần khơi phục bức tranh phát triển ngành giáo dục ở một số
địa phương, đưa ra một số kiến nghị chung cho sự phát triển ngành giáo dục –
đào tạo cả nước.
Cho đến nay, chưa có một cơng trình nghiên cứu tổng quát quá trình
phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước trong giai đoạn 1997 – 2007.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Sự phát triển ngành giáo dục –
đào tạo Bình Phước (1997 – 2007)” nhằm khôi phục bức tranh phát triển của
ngành giáo dục Bình Phước trong 10 năm từ 1997 đến 2007, tìm hiểu những
mặt mạnh, những mặt còn hạn chế, đưa ra một số kiến nghị cho sự phát triển
của ngành trong thời gian tới. Dù tác giả đề tài có nhiều cố gắng, song chắc
chắn kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế, mong sẽ được phát triển ở những
<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là quá trình phát triển các
ngành học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của ngành giáo dục – đào tạo
Bình Phước trong những năm 1997 – 2007. Do điều kiện tư liệu và những khó
khăn thực tế, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển của ngành giáo dục
trong nhà trường, có đặt giáo dục nhà trường trong mối quan hệ với giáo dục
ở gia đình và ngồi xã hội.
Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn hành chính tỉnh
Bình Phước hiện nay. Phạm vi thời gian là 10 năm sau ngày tái lập tỉnh được
chia thành 2 giai đoạn: 1997 – 2002 và 2002 – 2007. Năm 2002 được chọn
làm mốc phân chia 2 giai đoạn vì những lí do sau:
- Nói đến sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước trong 10
năm sau ngày tái lập tỉnh chủ yếu là nói đến giáo dục mầm non và giáo dục
phổ thông vì cơ cấu các bậc học của ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước
phát triển chưa cân đối. Quyết định về một số chính sách phát triển giáo dục
mầm non (số 161/2002/QĐ-TTg, ngày 15/11/2002) của Thủ tướng Chính phủ
và Chỉ thị về việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng
(số 10/2002/CT-UB, ngày 10/5/2002) của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước
là hai văn bản có tác động rất lớnđến sự phát triển của giáo dục Bình Phước.
- Nhìn chung, giáo dục Bình Phước trong 10 năm có sự phát triển tương
đối ổn định về quy mô cũng như chất lượng. Mốc thời gian phân kì chỉ mang
tính tương đối.Năm 2002 sẽ chia sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình
Phước từ 1997 đến 2007 thành 2 giai đoạn 5 năm, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc so sánh số liệu để có thể rút ra những đánh giá, nhận định khách quan
nhất.
góp phần vào sự phát triển chung của ngành giáo dục – đào tạo cả nước trong
thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay.
<b>4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu</b>
<b>4.1. Nguồn tài liệu</b>
Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Báo cáo tổng kết năm học của Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Lao động
thương binh xã hội.
- Niên giám thống kê các năm của tỉnh Bình Phước.
- Các nghị quyết, văn bản pháp luật, nghị định, chỉ thị,… của Trung
ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ giáo dục – Đào tạo, Tỉnh ủy tỉnh Bình
Phước,… về cơng tác giáo dục.
- Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục của các nhà nghiên cứu.
- Ý kiến dư luận qua các bài viết, tham luận đăng trên báo, tạp chí.
<b>4.2. Phương pháp nghiên cứu</b>
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, luận văn đã sử dụng các phương pháp chuyên ngành như:
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so sánh sử học,
phương pháp định lượng và các phương pháp liên ngành,… để nghiên cứu đề
tài. Đồng thời luận văn cũng sử dụng những kĩ thuật nghiên cứu cụ thể như:
thu thập, tổng hợp, thống kê tư liệu,… để trình bày và giải quyết các vấn đề
đề tài đặt ra.
<b>5. Đóng góp khoa học của đề tài </b>
<b>5.1. Ý nghĩa khoa học</b>
10 năm sau ngày tái lập tỉnh, đồng thời, cung cấp những tư liệu, luận cứ khoa
học cần thiết cho việc nghiên cứu toàn diện lịch sử phát triển kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội tỉnh Bình Phước.
<b>5.2. Ý nghĩa thực tiễn</b>
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể coi là tài liệu tham khảo cho Tỉnh
ủy cũng như Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh – Xã hội
tỉnh Bình Phước hoạch định chính sách phát triển ngành giáo dục – đào tạo
Bình Phước trong thời gian tới. Bên cạnh đó, thực tiễn phát triển ngành giáo
dục – đào tạo Bình Phước là minh chứng cụ thể cho tính đúng đắn trong chủ
trương, đường lối phát triển ngành giáo dục – đào tạo của Đảng, Nhà nước;
đồng thời, những hạn chế trong phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình
Phước cũng góp phần giúp Đảng và Nhà nước có những điều chỉnh thích hợp.
<b>6. Bố cục luận văn</b>
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văngồm 3 chương:
Chương I. Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội tỉnh Bình Phước và
tình hình giáo dục – đào tạo ở Bình Phước trước năm 1997
Chương II. Sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước giai
đoạn 1997 – 2002
<b>CHƯƠNG 1.</b>
<b>KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI BÌNH PHƯỚC </b>
<b>VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC </b>
<b>TRƯỚC NĂM 1997</b>
<b>1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội tỉnh Bình Phước</b>
Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm về phía Tây của vùng Đông
Nam Bộ, là miền đất tiếp giáp các cao nguyên Bảo Lộc, Di Linh và Đắc
Nơng, có diện tích tự nhiên 6855,99 km2. Phía Đơng giáp với tỉnh Lâm Đồng
và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Tây Bắc có đường biên giới
chung với Campuchia dài 240 km, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía
Đơng Bắc giáp tỉnh Đắc Nơng.
Trục giao thơng chính của Bình Phước là Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 đi
hết bề ngang và xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Đây là một phần của mạng lưới
giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia. Từ Bình Phước có thể đi lại,
vận chuyển hàng hóa đến các vùng kinh tế trong cả nước khá thuận lợi, là
điều kiện cho phép đẩy nhanh quá trình mở cửa và hịa nhập với sự phát triển
kinh tế bên ngoài, nối liền thành phố Hồ Chí Minh với vùng Đông Bắc
Campuchia, Tây Nguyên giàu tiềm năng, là điều kiện thuận lợi về giao lưu
thương mại, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hịa.
Đến giữa thế kỉ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại sáu tỉnh Nam Kỳ, thực dân
Pháp chia Nam Kỳ thành bốn khu vực lớn là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và
Bát Xắc. Bình Phước thuộc khu vực Sài Gịn. Năm 1889, thực dân Pháp đổi
các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hịa và tỉnh
Sau năm 1954, trải qua hàng chục năm chiến tranh, vùng đất Bình
Phước bị chia cắt, sáp nhập nhiều lần tùy theo nhu cầu cai trị của thực dân đế
quốc trong từng thời kì lịch sử. Đến ngày 30/1/1971, Trung ương Cục Miền
Nam quyết định thành lập phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972, phân khu
Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức thành lập.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, để đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế – văn hóa, ngày 2/7/1976, Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm tỉnh
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Phước và 3 xã thuộc huyện Thủ Đức (Thành phố Hồ
Chí Minh), chia thành 7 huyện thị: Bình Long, Phước Long, Đồng Phú, Bến
Cát, Tân Uyên, Thuận An và thị xã Thủ Dầu Một.
Từ ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Phước được thành lập theo Nghị quyết kì
họp lần thứ X, Quốc hội khóa IX trên cơ sở 5 huyện trung du miền núi phía
Bắc của tỉnh Sơng Bé cũ, bao gồm các huyện Phước Long, Bình Long, Đồng
Theo thông báo số 99/TB ngày 2/7/2003 của Văn phịng Chính phủ,
Bình Phước là một trong 7 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình
Phước đóng vai trị quan trọng trong phát triển nơng nghiệp của vùng, đặc biệt
với những sản phẩm chủ lực có tỉ suất hàng hóa cao dẫn đầu tồn vùng như
cao su, điều, tiêu,…
Đến năm 2007, tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm thị xã
Đồng Xoài, các huyện Đồng Phú, Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp,
Bình Long, Chơn Thành; 94 đơn vị hành chính cấp xã gồm 4 phường, 8 thị
trấn và 82 xã.
Về điều kiện tự nhiên, các dạng địa hình chủ yếu của Bình Phước là
núi thấp, đồi và các vùng đất bằng giữa đồi núi. Núi cao nhất của tỉnh là núi
Bà Rá cao 736 m. Đây là một thắng cảnh và là địa danh gắn với cuộc kháng
Bình Phước có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa rõ
rệt là mùa mưa và mùa khơ. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25,8 – 26,2oC.
Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.045 – 2.325 mm.
Bình Phước có nhiều hệ thống sơng suối, mật độ từ 0,7 – 0,8 km/km2.
Các sông lớn chảy qua tỉnh là sơng Sài Gịn, sơng Bé, sơng Đồng Nai. Tồn
thủy điện Thác Mơ có diện tích tới 10,6 nghìn ha, còn lại là một số hồ khác
như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam,… Nhìn chung, hệ thống sơng suối, hồ đập
của Bình Phước khá phong phú, nguồn nước mặt dồi dào, là điều kiện thuận
lợi để phát triển các ngành nông nghiệp, thủy điện, thủy sản.
Đất ở Bình Phước chủ yếu là đất đỏ vàng. Nhóm đất này chiếm tới
79,2% diện tích đất tự nhiên, trong đó, đất đỏ bazan chiếm tới 60,2%. Loại
đất này có tầng phong hóa dày, thuận lợi cho trồng các loại cây công nghiệp
lâu năm như cây cao su, cây điều, cây cà phê và cây ăn quả. Các nhóm đất
kém chất lượng chỉ chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên tồn tỉnh.
Diện tích đất có rừng của Bình Phước là 198,7 nghìn ha, trong đó có
168,1 nghìn ha rừng tự nhiên và 30,6 nghìn ha rừng trồng. Rừng của Bình
Phước có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ mơi trường sinh thái, tham gia
điều hịa dịng chảy các sông và đảm bảo nguồn sinh thủy trong mùa khơ kiệt.
Bình Phước có 91 mỏ, điểm quặng, điểm khống hóa với 20 loại
khống sản có tiềm năng, triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu
phân bón; kim loại; phi kim loại; đá quý và vật liệu xây dựng. Trong đó,
ngun vật liệu xây dựng là khống sản có ý nghĩa lớn đối với phát triển cơng
nghiệp vật liệu xây dựng của tỉnh.
Về dân cư, cho đến thế kỉ XVI, trên vùng đất Bình Phước chủ yếu có
đồng bào các dân tộc Xtiêng, Châu Ro, M’nông, Tà-mun,… sinh sống. Sang
người Xtiêng ở Bình Phước đã diễn ra tương đối thường xuyên thơng qua
những binh lính lưu đồn nhà Nguyễn và gia đình của họ. Những người Kinh
này phần đông là dân cư vùng Trị Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định. Đầu thế kỷ XIX, người Kinh đã cư trú tập trung thành từng làng ở khu
vực phía Nam tỉnh.
Đến thời Pháp, qua những lần khai thác thuộc địa, bọn tư bản thực dân
mở đồn điền cao su. Một bộ phận nông dân bị bần cùng hóa ở các tỉnh phía
Bắc được thu hút về đây làm phu đồn điền. Người Kinh ở Bình Phước tăng
lên rõ rệt, hình thành tầng lớp cơng nhân bị bóc lột hết sức nặng nề.
Sang thời Mỹ – ngụy, một bộ phận tín đồ Cơng giáo di cư từ miền Bắc
vào được ngụy quyền đưa lên khu vực Bình Phước lập ra các khu dinh điền,
khu trù mật nhằm tạo cơ sở xã hội cho sự thống trị của chúng. Năm 1956, khi
Ngơ Đình Diệm thành lập tỉnh Phước Long và tỉnh Bình Long, một số dân
lớn từ các tỉnh Trị Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định bị ép di cư
vào dẫn đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư.
Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, dân số Bình Phước lại tăng
nhanh, trong đó phần lớn là đồng bào các tỉnh đông dân đi xây dựng kinh tế
mới. Một số khác là cán bộ tập kết, bộ đội phục viên, công nhân cao su được
tuyển từ nơi khác đến để khôi phục và phát triển các nông trường cao su.
Từ ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập. Nhân
dân ở khắp các tỉnh thành trong cả nước đến Bình Phước lập nghiệp, xây
dựng kinh tế và công tác. Do vậy, dân số Bình Phước có sự phát triển khá
nhanh về quy mô. Năm 1997, dân số Bình Phước của tỉnh khoảng 559 nghìn
người, năm 2002 khoảng 747 nghìn người, đến năm 2007 đã tăng lên khoảng
848 nghìn người. Tốc độ tăng trung bình khoảng 5,66%/năm.
Tỉ lệ tăng dân số cơ học cao. Năm 2001 tăng 3,17%, năm 2002 tăng
cơng tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Năm 1997, tỉ lệ tăng tự nhiên của
dân số là 2,24%, năm 2002 là 1,87%, năm 2007 còn 1,55%.
Trên địa bàn Bình Phước có 41 dân tộc sinh sống, trong đó, người
Kinh chiếm 81,5%, các dân tộc ít người chiếm 18,5% dân số. Trong các dân
tộc ít người, người Xtiêng chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 9%), tiếp đến là người
Tày (2,4%), Nùng (2,3%), Khơ me (1,8%), Mơ nông, Hoa,… Các dân tộc ít
người có truyền thống sản xuất và văn hóa riêng với nhiều lễ hội truyền thống
đặc sắc như các lễ hội cầu mưa, lễ bỏ mả, lễ hội đâm trâu, lễ mừng lúa mới,…
Bảng 1.1. Dân số Bình Phước tính đến ngày 31/12/2007
chia theo giới tính và thành phần dân tộc
Nguồn: Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 2007
Dân tộc Tổng số Nam Nữ
Kinh 691.587 351.986 339.601
Tày 20.236 10.128 10.108
Hoa 9.570 4.834 4.736
Khơ me 15.002 7.227 7.775
Mường 8.652 4.251 4.401
Nùng 19.673 9.753 9.920
Hmông 531 256 275
Chăm 387 201 186
Mơ nông 1.492 778 714
Stiêng 76.499 36.454 40.045
Dân tộc ít người khác 4.701 2.347 2.354
Bình Phước có mật độ dân số thưa thớt và là tỉnh có mật độ dân số
thấp nhất các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Năm 1997, mật độ dân số trung bình
tồn tỉnh là 83 người/km2. Đến năm 2007, mật độ dân số Bình Phước là 126
người/km2. Sự phân bố dân cư chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên và khơng có
sự đồng đều giữa các huyện. Thị xã Đồng Xồi có mật độ dân số cao nhất,
gấp khoảng gần 5 lần so với 2 huyện có mật độ dân số thấp nhất là Đồng Phú
và Bù Đăng.
Bảng 1.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số Bình Phước năm 2007
phân theo huyện, thị xã
Huyện/
thị xã
Diện tích
(km2)
Dân số
(người)
Mật độ dân số
(người/km2)
Đồng Xoài 167,70 69.305 413
Đồng Phú 935,43 79.176 85
Phước Long 1.854,97 187.419 101
Lộc Ninh 853,95 116.220 136
Bù Đốp 379,26 51.090 135
Bù Đăng 1.503,00 125.033 83
Bình Long 761,25 147.670 194
Chơn Thành 419,06 6.834 155
Tổng số 6.874,62 840.747 122
Tỉ lệ đơ thị hóa của Bình Phước thấp. Trong khi mức trung bình của
cả nước khoảng 25% thì tỉ lệ này của Bình Phước chỉ khoảng 15,1% năm
2002. Q trình đơ thị hóa ở Bình Phước nhìn chung cịn chậm. Tồn bộ dân
cư thành thị hình thành chủ yếu theo tính chất của một đơn vị hành chính,
chưa có sự phát triển cơng nghiệp và dịch vụ nên chưa đủ yếu tố đảm bảo cho
dân cư sinh hoạt theo lối sống đô thị. Tuy vậy, các đô thị nhỏ được phân bổ
khá đồng đều giữa các huyện, các vùng lãnh thổ. Dự kiến đếnnăm 2010, dân
số thành thị của Bình Phước sẽ tăng thêm khoảng 52.061 người và chiếm tỉ lệ
khoảng 20%.
Về kinh tế, khi tái lập tỉnh năm 1997, Bình Phước là một trong những
tỉnh có điều kiện phát triển hết sức khó khăn. Cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém.
Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (72%). Công nghiệp và dịch vụ chiếm
tỉ trọng thấp. Thu ngân sách toàn tỉnh 176 tỉ đồng. Thu nhập bình quân đầu
người là 2,2 triệu đồng/năm.
Trong mười năm sau ngày tái lập tỉnh, kinh tế Bình Phước liên tục
tăng trưởng với tốc độ khá. Năm 2006 tăng gấp 3 lần so với năm 1997, bình
quân mỗi năm tăng 12,75%. Thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Năm
2006 tăng gấp 5 lần so với năm 1997, bình quân mỗi năm tăng 20,91%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp
và dịch vụ. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng từ 3,89% tăng lên 18,5%, dịch
vụ tăng từ 20 lên 28% và nơng – lâm nghiệp từ 72% giảm xuống cịn 53,5%.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 15 lần, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng
ngừng được nâng lên. GDP bình quân đầu người từ 2,2 triệu đồng năm 1997
tăng lên 7,48 triệu đồng năm 2006, bình quân mỗi năm tăng 14,75%.
Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư xây
dựng. Đến nay, 100% xã phường có điện lưới quốc gia. Tỉ lệ hộ sử dụng điện
bệnh viện đa khoa với 300 giường bệnh. Các trung tâm y tế khu vực, huyện
và trạm xá cũng được đầu tư. Bưu chính viễn thơng phát triển mạnh. Dung
lượng tổng đài tăng 25 lần, nâng số máy bình quân từ 0,8 máy/100 dân lên 26
máy/100 dân.
Các chính sách xã hội được triển khai thực hiện tốt. Trong 10 năm,
Bình Phước đã giải quyết việc làm cho 157.623 lao động, góp phần giảm tỉ lệ
thất nghiệp ở cả khu vực thành thị và nơng thơn. Chương trình xóa đói, giảm
nghèo được thực hiện có hiệu quả. Số hộ nghèo giảm từ 20% năm 1998
xuống còn 9,78% năm 2006 (theo tiêu chuẩn mới).
Bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế Bình Phước cịn tồn tại
những vấn đề cần khắc phục. Nền kinh tế của tỉnh tuy phát triển nhanh nhưng
chưa thật sự vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Nông – lâm
nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao và có ý nghĩa quyết định đến tăng trưởng kinh
tế nhưng luôn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan (thời tiết, giá cả, thị
trường tiêu thụ nông sản); tỷ trọng chăn ni cịn thấp. Việc tiêu thụ nơng sản
theo hợp đồng chưa thực hiện tốt.
Công nghiệp chưa phát triển theo chiều sâu, phần lớn sản phẩm còn ở
dạng sơ chế, hàm lượng công nghệ thấp. Kết cấu hạ tầng mặc dù có tập trung
đầu tư nhưng chưa đáp ứng cho sự phát triển. Thu hút đầu tư vào các khu
công nghiệp cịn chậm. Chất lượng xây dựng một số cơng trình, cơng tác quản
lý quy hoạch, giải tỏa đền bù còn yếu.
Kim ngạch xuất khẩu tuy tốc độ tăng trưởng hàng năm có tăng nhưng
vẫn cịn ở mức thấp. Thu ngân sách và cơ cấu các nguồn thu chưa thật bền
vững, thu chưa đủ chi, phải dựa vào bổ sung của Trung ương [36, tr.33].
Bình Phước là một tỉnh biên giới. Ranh giới phía Bắc và Tây Bắc của
tỉnh giáp Campuchia với tổng chiều dài đường biên giới khoảng 240 km. Như
phòng thủ quốc phòng, bảo vệ vững chắc tuyến biên giới phía tây bắc của
tỉnh. Xét trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì Bình Phước có vai trị
quan trọng trong phòng thủ quốc gia.
Cùng với phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, hệ thống chính trị từ
tỉnh đến cơ sở không ngừng được củng cố. Quốc phòng, an ninh được đảm
bảo và ngày càng vững mạnh. Công tác đối ngoại được tăng cường, đã cùng
với các tỉnh của nước bạn Campuchia xây dựng tốt đường biên giới hịa bình,
hợp tác, hữu nghị và phát triển.
<b>1.2. Tình hình giáo dục – đào tạo Bình Phước trước năm 1997</b>
Trong những năm đầu của quá trình Đổi mới kể từ sau Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI (1986), ngành giáo dục Sơng Bé có sự khủng hoảng nhất
định. Ngân sách nhà nước cấp cho ngành không đáp ứng được nhu cầu thực tế
dẫn đến cơ sở vật chất, trường lớp nghèo nàn và xuống cấp nghiêm trọng.
Hiện tượng học sinh bỏ học, giáo viên bỏ nghề khá phổ biến. Chất lượng giáo
dục suy giảm rõ rệt. Theo Báo cáo tổng kết công tác văn hóa xã hội năm 1987
của UBND tỉnh Sơng Bé, có 8.060 học sinh phổ thơng bỏ học, 149 giáo viên
nghỉ việc; tồn tỉnh có 273 lớp học ca 3; tỷ lệ học sinh yếu tăng cao (PTCS:
32,7%, PTTH: 14,5%); kết quả thi tuyển vào đại học và cao đẳng thấp [52,
tr.65]. Tình trạng này kéo dài cho đến những năm đầu của thập niên 1990.
Đây là tình trạng chung của cả nước mà nguyên nhân là do nền giáo dục Việt
Nam vốn quen thuộc với phương thức quản lý tập trung, bao cấp, kế hoạch
hóa trong nhiều năm đã khơng kịp thích ứng với những chuyển biến mạnh mẽ
của nền kinh tế – xã hội đang bước vào thời kì đổi mới.
Tháng 3/1989, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VI chỉ đạo: “Công tác giáo dục phải hướng trọng tâm vào việc từng
bước ổn định tình hình giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo”
các hình thức đào tạo; ban hành quy chế hoạt động của các trường ngoài công
lập; đổi mới quản lý giáo dục; chăm lo mọi mặt đời sống, điều kiện giảng dạy
của đội ngũ giáo viên,… Căn cứ vào Nghị quyết của Hội nghị này, UBND
tỉnh Sông Bé chủ trương tăng tiến độ đầu tư cho giáo dục mà trước hết là đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất. Do ngân sách cho giáo dục có hạn, UBND tỉnh đã
chủ động huy động sự đóng góp của các ngành và nhân dân để sửa chữa và
xây dựng thêm trường lớp nhằm hạn chế lớp học ca 3. Hệ thống giáo dục phổ
thơng ngồi việc thực hiện cải cách sách giáo khoa đã tiến hành tách trường
cấp II ra khỏi cấp I và đa dạng hóa các hình thức trường lớp. Năm học 1990 –
1991, tỉnh thành lập 2 trường THPT bán công đầu tiên với quy mô hơn 1.000
học sinh. Chất lượng dạy và học nói chung được củng cố, duy trì; những hoạt
động “bảo trợ tài năng trẻ” bước đầu được nhân dân hưởng ứng có hiệu quả;
đã có một số việc làm nhằm giảm bớt một phần khó khăn cho đời sống giáo
viên,…
Dù vậy, tình hình giáo dục Sơng Bé vẫn chuyển biến chậm. “Tình hình
sinh phổ thơng cịn yếu kém. Số học sinh PTCS và PTTH bỏ học ngày càng
tăng (cấp I: 10%, cấp II, III đến 16%). Lý tưởng sống, động cơ học tập của số
đông học sinh lớn tuổi mờ nhạt. Số giáo viên nghỉ việc năm nào cũng nhiều,
nhất là ở cấp I; cơ sở vật chất xuống cấp nhiều, chưa xóa được lớp học ca 3”
[37, tr.25].
Ngun nhân chính của tình trạng trên là do ngân sách đầu tư cho giáo
dục còn thấp; đời sống của giáo viên cịn nhiều khó khăn; các điều kiện vật
chất cho dạy và học còn thiếu thốn; sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính
quyền nhiều nơi chưa quan tâm đầy đủ, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo
dục gia đình và nhà trường [37, tr.25].
- Quán triệt quan điểm nghị quyết Đại hội VII đặt giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục; đào tạo và đào tạo lại để nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ nghiệp vụ và chính trị; có
chính sách đãi ngộthích đáng đội ngũ giáo viên.
- Coi trọng giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật cho học sinh; xây dựng
trường, lớp năng khiếu để bồi dưỡng học sinh giỏi; đảm bảo đến năm 1995 tất
- Thực hiện luật phổ cập giáo dục tiểu học. Phấn đấu đến năm 1995 cơ
bản xóa nạn mù chữ.
- Các huyện có đồng bào dân tộc phải xây dựng trường lớp tập trung để
giáo dục đào tạo cán bộ người dân tộc, tiến tới có đội ngũ trí thức người dân
tộc.
- Mở rộng việc xây dựng quỹ bảo trợ tài năng trẻ, chính sách học bổng
cho học sinh giỏi.
- Tiếp tục đa dạng hóa các loại hình đào tạo và loại hình trường lớp, mở
rộng hệ thống trường bán cơng, dân lập,…
- Củng cố và sắp xếp lại hệ thống trường trung học chuyên nghiệp, dạy
nghề gắn với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong tỉnh. Coi trọng dạy nghề
trong các trường phổ thông trung học và trung tâm hướng nghiệp dạy nghề.
- Tăng ngân sách thích đáng cho ngành giáo dục, cùng với sự góp sức
của các ngành, các tầng lớp nhân dân để xây dựng thêm cơ sở vật chất và
trang thiết bịcho các trường học, xóa cơ bản lớp học ca 3.
- Có chính sách và biện pháp giảm đến mức thấp nhất tình hình giáo viên
nghỉ việc và học sinh bỏ học [37, tr.61-62].
Thực hiện nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ, UBND tỉnh đã ưu tiên đầu tư
500 phòng học kiên cố, xóa 195 lớp học ca 3); đẩy nhanh tiến độ tách trường
cấp II ra khỏi cấp I để tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học trên địa bàn tồn
tỉnh; mỗi xã có ít nhất 1 trường tiểu học, 1 trường THCS; mỗi huyện có ít
nhất 1 trường phổ thông cấp II – III; mở rộng trường phổ thông trung học bán
cơng ít nhất mỗi huyện có một trường. Thực hiện dạy đủ các môn theo quy
định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, kể cả các môn nhạc, họa, tin học, ngoại ngữ,
quân sự quốc phòng,…
Năm học 1994 – 1995 kết thúc với chất lượng nâng lên rõ rệt. Ngành
giáo dục Sông Bé đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, bắt đầu có bước phát
triển mới cả về quy mô và chất lượng.
Ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Phướcđược tách ra từ tỉnh Sơng Bé, bao gồm
5 huyện phía Bắc của tỉnh Sơng Bé cũ. Đây là 5 huyện có điều kiện kinh tế –
xã hội khó khăn; cơ cấu kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp; đồng bào dân tộc ít
người chiếm tới 18,5% dân số; tỷ lệ hộ đói nghèo cao… Ngoài sự quan tâm
đầu tư của Đảng và Nhà nước, giáo dục Bình Phước khơng có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển.
Về quy mô trường lớp, năm học 1996 – 1997, trên địa bàn tỉnh Bình
Phước có 28 trường mầm non, 148 trường phổ thông, 1 trường đào tạo công
nhân kỹ thuật, 3 TT GDTX. Cả tỉnh chưa có cơ sở giáo dục THPT riêng biệt,
chưa có trường trung học chuyên nghiệp, chưa có cơ sở đào tạo ở bậc cao
đẳng, đại học. Nhìn chung, quy mơ giáo dục ở Bình Phước nhỏ bé và khơng
có sự cân đối giữa các bậc đào tạo (mới chủ yếu phát triển giáo dục mầm non
Bảng 1.3. Số trường, lớp, giáo viên, học sinh các ngành học
ở Bình Phước năm học 1996 – 1997
Cấp học Trường Lớp Giáo viên Học sinh
Mầm non 28 313 314 8.660
Phổ thông
Tiểu học 86 2.263 2.595 88.515
PTCS 14
THCS 37 580 686 31.971
PTTH 11
THPT 0 125 139 5.062
Dạy nghề 1 35 309
Trung học chuyên nghiệp 0 0 0 0
Cao đẳng – Đại học 0 0 0 0
Nguồn: Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 1998
Năm học 1996 – 1997, tồn tỉnh thiếu 138 phịng học, 38 lớp phải học
ca 3. Khơng riêng gì các xã vùng sâu, vùng xa, ngay cả những địa bàn trung
tâm tỉnh, trung tâm huyện, tình trạng thiếu phòng học diễn ra khá phổ biến.
Một thời gian dài, cứ vào năm học mới, chính quyền các cấp cùng với ngành
giáo dục lại phải chạy đôn đáo lo nơi học. Nhiều trường phải tổ chức học ca
3. Nhiều địa phương phải lấy cả trụ sở của UBND xã, nhà văn hóa thơn, ấp
làm phịng học, vận động các chùa cho mượn địa điểm và thậm chí mượn cả
nhà dân vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu.
tiểu học phải “trưng dụng” cả những người khơng có chuyên môn sư phạm ra
dạy theo phương châm “người biết chữ dạy cho người không biết chữ”.
Việc thực hiện chương trình PCGD TH đạt được một số kết quả nhất
định. Đến năm 1996, có 2/5 huyện, 53/64 xã, thị trấn thuộc địa bàn tỉnh Bình
Phước đã hồn thành chương trình XMC – PCGD TH.
Công tác xã hội hóa giáo dục mới chỉ dừng ở việc huy động sự đóng
góp của nhân dân xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học.
Toàn tỉnh có 4 trường THPT bán công với 37 lớp, 1.663 học sinh. Các bậc
giáo dục đào tạo khác chưa có cơ sở ngồi cơng lập.
Về chất lượng giáo dục, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn khá cao. Ở bậc
THCS, THPT, tình trạng dạy chéo ban, khơng đúng chun mơn diễn ra phổ
biến. Dù đã nỗ lực cố gắng, nhưng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, có thể nói,
các cấp và chính quyền mới chỉ đáp ứng cơ bản nhu cầu được đến trường của
con em trong tỉnh. Chất lượng giáo dục phổ thơng ở Bình Phước ở mức rất
thấp so với mặt bằng chung cả nước.
Nhìn chung, sau ngày tái lập tỉnh, ngành giáo dục đào tạo Bình Phước
đứng trước những khó khăn chồng chất về mọi mặt. Thực trạng giáo dục trở
thành vấn đề bức xúc, địi hỏi cần có biện pháp từng bước khắc phục và sự nỗ
<b>CHƯƠNG 2.</b>
<b>SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC </b>
<b>GIAI ĐOẠN 1997 – 2002 </b>
<b>2.1. Giáo dục mầm non</b>
Phát triển giáo dục mầm non là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
ta từ trước đến nay, đặc biệt là từ sau Đại hội VIII (1996). Điều đó đã được
khẳng định rõ trong các văn kiện Đại hội Đảng và được thể chế hoá qua các
văn bản của nhà nước.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá VIII (năm 1996) về “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào
tạo trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000”
đã khẳng định mục tiêu: “Phát triển bậc học mầm non phù hợp với điều kiện
và yêu cầu từng nơi. Đảm bảo hầu hết trẻ 5 tuổi được vào học chương trình
mẫu giáo lớn, chuẩn bị vào học lớp 1” [16, tr.67]. Báo cáo chính trị tại Đại
hội Đảng lần thứ IX (2001) cũng khẳng định cần phải “chăm lo phát triển
giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường, lớp mẫu giáo trên
mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là ở nơng thơn và những vùng khó khăn” [40,
tr.109]. Nội dung các văn kiện đó đã thể hiện mối quan tâm đặc biệt đối với
giáo dục mầm non, thể hiện sâu sắc quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng
đầu. Nhờ đó, cơ sở pháp lí và hệ thống chính sách đối với giáo dục mầm non
được từng bước hoàn thiện.
Luật Giáo dục được Quốc hội khố X thơng qua tại kì họp thứ 8 (tháng
12/1998) đã chính thức xác định giáo dục mầm non, bao gồm cả nhà trẻ và
trường mẫu giáo là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân.
tiêu của giáo dục mầm non. Đây là căn cứ pháp lí quan trọng đối với giáo dục
cịn có những quan điểm cho rằng các nhà, nhóm trẻ nên để nằm ngoài hệ
thống giáo dục quốc dân, và trách nhiệm với trẻ lứa tuổi này chủ yếu thuộc về
gia đình [107, tr.321-322].
Từ năm học 1994 – 1995, giáo dục Bình Phước đã vượt qua giai đoạn
khủng hoảng, có bước phát triển nhất định về quy mô trường lớp, học sinh.
Tuy nhiên, sau ngày tái lập tỉnh, giáo dục Bình Phước đứng trước những khó
khăn, thử thách về mọi mặt: đội ngũ giáo viên thiếu một cách trầm trọng; cơ
sở vật chất nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu cho công việc dạy và học;
địa bàn tỉnh rộng, trường lớp nhiều điểm lẻ tạo nhiều khó khăn cho cơng tác
quản lý; kinh phí đầu tư cho giáo dục thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu của
ngành…
Định hướng phát triển giáo dục giai đoạn 1997 – 2000 đã được nêu rõ
trong văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước (tháng 12/1997):
“cần coi trọng phát triển trên cả 3 mặt: mở rộng quy mô, từng bước đa dạng
hóa các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả” [34,
tr.38]. Riêng đối với giáo dục mầm non, sẽ “mở rộng mạng lưới trường mẫu
giáo đến tất cả các xã” [34, tr.39].
Trong 5 năm 1997 – 2002, cùng với giáo dục mầm non cả nước, ngành
giáo dục mầm non tỉnh Bình Phước đã có những bước phát triển cả về quy mô
trường lớp, học sinh; chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục; đội ngũ
giáo viên; cơ sở vật chất…
<b>2.1.1. Quy mô trường, lớp, học sinh</b>
Trong giai đoạn 1997 – 2002, số cơ sở giáo dục mầm non Bình Phước
phát triển nhanh chóng (tăng 1,56 lần). Đến năm học 2001 – 2002, tồn tỉnh
có 70 cơ sở giáo dục mầm non gồm 1 nhà trẻ, 20 trường mầm non và 49
nhanh do chủ trương tách một số lớp mẫu giáo ra khỏi trường tiểu học và
chính sách phát triển cơ sở giáo dục mầm non ở vùng đồng bào dân tộc.
Bên cạnh hệ thống cơ sở giáo dục mầm non do ngành quản lí, nhiều
lớp giữ trẻ tự phát xuất hiện ở các khu dân cư đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các
bậc phụ huynh. Tuy nhiên, ngành giáo dục mầm non chưa thể quản lí được về
cơ sở vật chất, trình độ giáo viên cũng như chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
tại các cơ sở này.
Năm học 1997 – 1998, số trường mẫu giáo phân bố không đều, tập
trung chủ yếu ở huyện Phước Long, nơi có địa bàn dân cư rộng và kinh tế khá
phát triển. Đến năm học 2001 – 2002, số trường mẫu giáo đã phân bố đều
hơn. Tuy nhiên, huyện Lộc Ninh mới có 4 trường, có xã cịn chưa có trường
mẫu giáo. Ở nhiều xã cịn tình trạng các lớp mẫu giáo được ghép chung với
trường tiểu học. Điều này ảnh hưởng không tốtđến chất lượng giáo dục chăm
sóc trẻ. Ngun nhân của tình trạng này là do kinh phí đầu tư của ngành cịn
hạn chế, chỉ đủ để cải tạo, nâng cấp các cơ sở vật chất sẵn có, khơng đủ để
xây dựng thêm những cơ sở mới. Tư nhân chưa mạnh dạn đầu tư vì mức
khung học phí thấp, chưa mang lại lợi nhuận thoả đáng.
Số học sinh mẫu giáo đến lớp tăng đều. Năm học 2001 – 2002, số học
sinh mẫu giáo là 18.771, tăng 11% so với năm học 1997 – 1998. Số cháu đến
nhà trẻ có xu hướng giảm và phát triển không ổn định. Đặc biệt, năm học
1999 – 2000, số cháu đi nhà trẻ giảm 906 cháu (tỷ lệ 28,5%). Nguyên nhân
chính là do các công ty cao su giảm biên chế giáo viên (công ty cao su Lộc
Bảng 2.1. Số trường, lớp, giáo viên và học sinh mẫu giáo tỉnh Bình Phước
phân theo huyện năm học 1997 – 1998 và 2001 – 2002
Huyện Trường Lớp Giáo viên Học sinh
1997 -
1998
2001 -
2002
1997 -
1998
2001 -
2002
1997
-1998
2001 -
2002
1997 -
1998
2001 -
2002
Đồng Phú1 3 11 94 110 113 147 2.562 3.038
Phước Long 17 24 163 175 140 209 3.546 4.630
Lộc Ninh 5 4 74 87 91 114 1.937 2.584
Bù Đăng 2 11 45 112 41 110 1.241 2.869
Bình Long 6 10 93 112 100 130 2.729 3.355
Tổng 33 60 469 596 485 710 12.015 16.476
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Phước, Niên giám thống kê
Tỷ lệ huy động các cháu đi nhà trẻ và mẫu giáo còn rất thấp so với tỷ lệ
chung của cả nước. Chẳng hạn năm học 2000 – 2001, tỷ lệ các cháu đi nhà trẻ
của cả nước là 12%, của Bình Phước chỉ đạt 7,6%, tỷ lệ các cháu đi mẫu giáo
của cả nước đạt 50%, của Bình Phước đạt 45,9%. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi
đến lớp chưa có nhiều chuyển biến. Tỷ lệ huy động số cháu đến nhà trẻ trong
độ tuổi chiếm tỷ lệ 7,73%, số cháu mẫu giáo huy động đến trường so với số
cháu trong độ tuổi chiếm tỷ lệ 47,43% (năm học 2001 – 2002). Số cháu mẫu
giáo 5 tuổi ra lớp năm học 2001 – 2002 là 12.396, đạt tỷ lệ 83,08%.
1
Từ ngày 1/1/2000, thị xã Đồng Xoài tách khỏi huyện Đồng Phú. Số liệu năm học 2001 – 2002 là số liệu
Bảng 2.2. Tình hình huy động trẻ ra lớp mầm non tỉnh Bình Phước
giai đoạn 1997 – 2002
Nhìn chung, quy mơ trường, lớp, học sinh ở bậc mầm non của tỉnh
Bình Phước giai đoạn 1997 – 2002 phát triển tương đối ổn định do ngành có
nhiều biện pháp tích cực để duy trì và phát triển số lượng như tách tổ mẫu
giáo ra khỏi trường tiểu học; xây dựng, cải tạo trường lớp khang trang, tạo
môi trường xanh – sạch – đẹp để thu hút trẻ; phối kết hợp với đài, báo tuyên
truyền vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường; có chính sách ưu tiên đối với
trẻ 5 tuổi ở những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc,…
1997 – 1998 1998 – 1999 1999 – 2000 2000 – 2001 2001 – 2002
<b>Nhà trẻ</b>
Số lượng 2.430 3.180 2.274 2.256 2.296
Tỷ lệ x x 7,26 7,6 7,73
<b>Mẫu giáo</b>
Số lượng 16.544 17.751 17.970 18.462 18.771
Tỷ lệ x x 47,58 45,9 47,43
<b>Trẻ 5 tuổi</b>
Số lượng x x 11.943 11.906 12.396
Tỷ lệ x x 83,85 82,2 83,08
Bảng 2.3. Tình hình phát triển giáo dục mầm non Bình Phước
giai đoạn 1997 – 2002
1997 – 1998 1998 – 1999 1999 – 2000 2000 – 2001 2001 – 2002
<b>Trường</b> <b>45 </b> <b>51 </b> <b>55 </b> <b>62 </b> <b>70 </b>
Nhà trẻ 1 1 1 1 1
Mầm non 14 15 15 16 20
Mẫu giáo 30 35 39 45 49
<b>Lớp/Nhóm trẻ</b> <b>704 </b> <b>814 </b> <b>764 </b>
Nhà trẻ 161 169 153 169 150
Mẫu giáo 551 645 614
<b>Học sinh</b> <b>18.974 </b> <b>20.931 </b> <b>20.244 </b> <b>20.718 </b> <b>21.067 </b>
Nhà trẻ 2.430 3.180 2.274 2.256 2.296
Mẫu giáo 16.544 17.751 17.970 18.462 18.771
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
<b>2.1.2.Công tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ</b>
Chất lượng giáo dục mầm non được đánh giá qua chất lượng việc chăm
sóc, ni dưỡng và tổ chức các hoạt động vui chơi để giáo dục trẻ; thể hiện ở
trình độ phát triển nhiều mặt của trẻ thông qua hệ thống các tiêu chí: tỷ lệ thu
hút trẻ vào học; tỷ lệ trường đạt chuẩn; tỷ lệ trẻ được chăm sóc, ni dưỡng
và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng; mức độ tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt
động vận động, ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức; mức độ phát triển của trẻ về
đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ; mức độ đáp ứng yêu cầu chuẩn bị vào tiểu học [16,
<i><b>* V</b><b>ề</b><b>cơng tác chăm sóc, nuôi dưỡ</b><b>ng:</b></i>
Các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức khám sức khỏe ngay từ đầu năm
học, đồng thời theo dõi sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng để có kế
hoạch kịp thời bổ sung chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ. Trong các năm
học, tỷ lệ trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, khám sức
khỏe định kì, được chích ngừa và uống các loại vắc-xin phòng bệnh thường
đạt tỷ lệ từ 90 đến 100%.
Năm học 1998 – 1999, các huyện đã liên hệ với các cơ sở y tế xịt thuốc
chống muỗi, vận động phụ huynh tham gia 1 ngày công để làm cỏ xung
quanh trường lớp.
Bảng 2.4. Cơng tácchăm sóc, ni dưỡng trẻ mầm non
Đơn vị: %
1997 –
1998
1998 –
1999
1999 –
2000
2000 –
2001
2001 –
2002
Số trẻ được theo
dõi sức khỏe bằng
biểu đồ tăng trưởng
Nhà trẻ x x 92,31 100 100
Mẫu giáo x x 98,27 99,7 100
Số trẻ được khám
sức khỏe định kì
Nhà trẻ
92 89
89,4 92,2 99,65
Mẫu giáo 97,2 91,9 95,34
Số trẻ được chích
ngừa, tiêm phịng x 97 x 92 95,8
Số trẻ suy dinh
dưỡng
Nhà trẻ x 19,5 15,46 10,8 14,68
Mẫu giáo x 22,18 21,08 18,8 19,17
Các đơn vị trường bán trú thực hiện tốt khâu vệ sinh an toàn thực
phẩm, tăng cường công tác kiểm tra, vệ sinh phòng – nhóm, vệ sinh mơi
trường xung quanh. 100% các đơn vị có đủ nước sạch cho trẻ dùng. Nước
uống cho trẻ được đun sôi để nguội. Năm học 2001 – 2002, có 19/70 cơ sở
giáo dục mầm non có bếp ăn đạt yêu cầu dinh dưỡng cho trẻ, đạt tỉ lệ 27,14%
[69, tr.3].
Việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ được đưa vào tiêu chuẩn xét thi
túc. Trong giai đoạn 1997 – 2002, toàn ngành học mầm non không để xảy ra
ngộ độc thực phẩm và tai nạn trong trường, lớp mầm non.
Chất lượng bữa ăn được nâng lên. Bằng nhiều biện pháp tích cực chủ
động, nhà trường đã kết hợp với gia đình thực hiện chế độ chăm sóc đặc biệt
cho trẻ suy dinh dưỡng. Nhờ vậy, số trẻ suy dinh dưỡng ở cuối năm học có sự
giảm đáng kể so với đầu năm học. Năm học 1999 – 2000, số trẻ suy dinh
dưỡng ở cuối năm giảm 12,54% đối với nhà trẻ và 7,92% đối với mẫu giáo so
với đầu năm học. Năm học 2000 – 2001, số trẻ nhà trẻ suy dinh dưỡng ở nhà
trẻ giảm từ 23,1% còn 10,8%, số trẻ mẫu giáo suy dinh dưỡng giảm từ 23,6%
cịn 18,8%. Các đơn vị thực hiện tốt cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ có thể
kể đến như Mẫu giáo Phú Riềng B, Mầm non Thác Mơ (Phước Long), Mầm
non Hoa Hồng (Đồng Xoài), Mầm non Sao Mai (Lộc Ninh), Vườn trẻ Họa Mi
(Bù Đăng), Mầm non Sơn Ca (Đồng Phú), Mẫu giáo Họa Mi, Nhà trẻ Sơn Ca
(Bình Long) [71, tr.3].
Với những biện pháp tích cực của ngành, tỷ lệ trẻ mầm non suy dinh
dưỡng ở Bình Phước có xu hướng giảm dần. Năm học 1998 – 1999, tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng ở cuối năm học là 19,5% ở nhà trẻ và 22,18% ở mẫu giáo.
Đến năm học 2001 – 2002, tỷ lệ này còn 14,8% ở nhà trẻ và 19,17% ở mẫu
giáo. So cả nước, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở nhà trẻ Bình Phước thấp hơn hẳn,
Hình 2.1. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡngở trẻ mầm non Bình Phước
so với cả nước năm học 2001 – 2002
0
5
10
15
20
25
Nhà trẻ Mẫu giáo
Cả nước
Bình Phước
Nguồn: [16, tr.72] và [71, tr.3]
<i><b>* V</b><b>ề</b><b> công tác giáo d</b><b>ụ</b><b>c:</b></i>
Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII (năm 1996) ra đời đáp ứng mong
muốn của toàn Đảng, toàn dân về đổi mới giáo dục và đào tạo, tạo ra cơ hội
quan trọng để giáo dục và đào tạo phát triển đáp ứng yêu cầu trong cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ năm học đầu tiên sau ngày tái lập tỉnh,
Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc
các chương trình nhà trẻ chỉnh lý và mẫu giáo cải cách do Bộ Giáo dục – Đào
tạo ban hành. Kết quả thực hiện chương trình ngày càng nâng cao về chất
lượng.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh cịn nhiều khó khăn, một trong
trường mầm non chất lượng cao nhanh chóng ra đời như Măng non Đồng
Phú, Mầm non Hoa Hồng, Mầm non Thác Mơ, Mẫu giáo Phú Riềng B,…
Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước chỉ đạo các đơn vị mầm non trong
tỉnh thực hiện nhiều chuyên đề chuyên môn nhằm từng bước nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục trẻ. Các chuyên đề trọng tâm trong công tác chuyên
môn như: nâng cao chất lượng giáo dục, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm; bước đầu giúp trẻ làm quen được với Toán, Văn học, chữ viết… được
thực hiện tốt. Các chuyên đề này đã góp phần quan trọng làm phong phú, sâu
sắc thêm nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Cơng tác tuyên
truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho gia đình và xã hội được quan tâm
phát triển.
Trong các năm học, 100% các đơn vị thực hiện đúng và nghiêm túc các
tạo ban hành. Kết quả thực hiện chương trình ngày càng nâng cao về chất
lượng do đội ngũ giáo viên thường xuyên được học tập, bồi dưỡng thêm qua
kiểm tra, dự giờ, thao giảng, hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ…
Sở Giáo dục – Đào tạo đã chỉ đạo các trường thành lập “Vườn cây của
bé” để giúp trẻ thực hiện tốt hoạt động ngồi trời, tìm hiểu mơi trường xung
quanh. Qua khảo sát, đánh giá, hầu hết trẻ phát triển khá tốt về mặt trí tuệ, thể
lực. Trẻ tự tin, mạnh dạn, linh hoạt, có những kỹ năng học tập và hoạt động
chung trong tập thể lớp. Trẻ 5 tuổi cuối năm được trang bị những kiến thức cơ
bản chuẩn bị vào lớp 1 [71, tr.3].
Về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật vào cộng đồng, Sở hướng dẫn các
đơn vị điều tra, vận động phụ huynh đưa những trẻ ở mức độ nhẹ hòa nhập
vào trường lớp mầm non. Giáo viên dạy ở những lớp có trẻ khuyết tật luôn
quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện để trẻ tự tin hòa nhập vào các hoạt động
với bạn. Giáo viên lấy phương châm “Cơ là mẹ” để u thương, chăm sóc và
bàn ghế,…) giúp các cháu gần gũi và quan tâm lẫn nhau hơn, tạo mối quan hệ
tốt giữa trẻ khuyết tật và trẻ bình thường. Năm học 2001 – 2002, tồn tỉnh có
30/70 trẻ khuyết tật được hòa nhập vào trường, lớp mầm non.
Ngành tổ chức nhiều hội thi từ cấp trường đến cấp tỉnh nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; đồng thời phối hợp với các ban ngành
đoàn thể tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh
học sinh: hội thi giáo viên dạy giỏi, thi “Bé nhanh trí”, tiếng hát măng non,
“Bé là công dân tốt”,… Các hội thi đã đem lại khơng khí thi đua sơi nổi giữa
các đơn vị nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.Tuy nhiên, đối
với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, việc lồng ghép các nội dung
giáo dục còn nhiều hạn chế.
<b>2.1.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí</b>
Một trong những tồn tại, bức xúc của giáo dục mầm non từ sau thời kì
bao cấp là chế độ đối với giáo viên mầm non quá bất cập [107, tr.321]. Điều
này khiến nhiều giáo viên nhà trẻ, mầm non đã không thể bám trụ với nghề.
Tình trạng thiếu giáo viên mầm non diễn ra phổ biến.
Năm 1997, trường THSP Bình Phước được thành lập và đi vào hoạt
động. Trong 5 năm 1997 – 2002, trường đã đào tạo được 206 giáo viên mầm
non, góp phần bổ sung lực lượng giáo viên mầm non cho tỉnh.
Tính đến năm học 2001 – 2002, tổng số giáo viên mầm non của tỉnh là
818, tăng 1,8 lần so với năm học 1997 – 1998. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực
tế, ngành vẫn còn thiếu 146 giáo viên. Để khắc phục tình trạng thiếu giáo
viên, ngành đã chỉ đạo các đơn vị hợp đồng ngoài biên chế số giáo viên tiểu
Bảng 2.5. Tình hình giáo viên mầm non Bình Phước giai đoạn 1997 – 2002
Năm học 1997 –
1998
1998 –
1999
1999 –
2000
2000 –
2001
2001 –
2002
Số giáo viên mầm non 455 600 718 755 818
Số lớp/nhóm trẻ x x 704 814 764
Số giáo viên còn thiếu 66 73 28 78 146
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn thấp do ngành mầm non khơng có chỉ tiêu
ngành phải hợp đồng cả giáo viên được đào tạo sơ cấp. Số giáo viên mầm non
đạt chuẩn tính đến năm học 2001 – 2002 đạt tỉ lệ 24,93% [68, tr.3].
Nhằm từng bước chuẩn hoá, nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ, năm
2001, trường THSP đã chiêu sinh và bồi dưỡng một lớp cán bộ quản lí mầm
non gồm 70 học viên. Trong giai đoạn này, ngành vẫn chưa mở được lớp
chuẩn hoá giáo viên mầm non.
<b>2.1.4. Cơ sở vật chất</b>
Song song với việc phát triển đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường
lớp mầm non ngày càng được cải thiện. Hằng năm, ngành có nhiều cố gắng
trong việc tham mưu xây dựng, tu sửa vật chất trường lớp hiện có; từng bước
cải tạo trường lớp khang trang, sạch đẹp. Điểm mạnh của tỉnh Bình Phước
trong cơng tác xây dựng cơ bản là được Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
cạnh nguồn vốn từ ngân sách, ngành còn huy động nguồn vốn từ quỹ đóng
góp xây dựng cơ sở vật chất của nhân dân và các cơ quan, đơn vị khác.
Cùng với việc kiên cố hóa trường lớp, ngành đã chú trọng đầu tư xây
dựng một số trường điểm, tạo diện mạo mới của giáo dục mầm non theo
hướng chuẩn hoá hệ thống trường lớp. Ngay từ năm 1997, ngành tập trung
xây dựng trường Măng non Đồng Phú thành trường có chất lượng cao, làm
mơ hình tiêu biểu cho các trường khác trong tỉnh học tập.
Tuy nhiên, do nguồn kinh phí đầu tư của ngành có hạn nên trong giai
đoạn này, ngành chủ yếu tập trung cải tạo, nâng cấp các cơ sở vật chất sẵn có,
chưa thể đầu tư xây dựng thêm nhiều cơ sở mới.
<b>2.1.5. Tình hình xã hội hóa giáo dục mầm non</b>
Xã hội hoá giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước có ý
nghĩa chiến lược, có tác động tích cực đến sự nghiệp giáo dục.
Năm học 1999 – 2000, ngành giáo dục mầm non Bình Phước bước đầu
thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục mầm non, chỉ đạo thực hiện loại
hình cơng lập có lớp bán cơng ở 4 trường trọng điểm của 4 huyện, thị: Trường
Bảng 2.6. Số cháu nhà trẻ và mẫu giáo ngồi cơng lập
ở Bình Phước giai đoạn 1997 – 2002
Năm học Nhà trẻ Mẫu giáo
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
1997 – 1998 0 0 0 0
1998 – 1999 0 0 0 0
1999 – 2000 0 0 1.320 7,34
2000 – 2001 485 21,5 1.780 9,6
2001 – 2002 315 13,7 1.809 9,6
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
Phương thức xã hội hoá đã huy động được nguồn đóng góp rất lớn từ
phụ huynh cho việc mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất. Chẳng
hạn năm học 2001 – 2002, để thực hiện chuyên đề “làm quen với Toán”, các
đơn vị đã đầu tư mua sắm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị hết tổng cộng
277.853.000 đồng; trong đó, ngân sách nhà nước là 12.097.000 đồng (tỷ lệ
4,3%); phụ huynh đóng góp 260.492.000 đồng (tỷ lệ 93,5%), còn lại là các
nguồn khác (tỷ lệ 2,2%).
Phương thức xã hội hố cịn được thể hiện trong việc nâng cao nhận
thức, cung cấp tri thức và kinh nghiệm nuôi dạy trẻ cho phụ huynh. Ngành chỉ
đạo các trường xây dựng góc tun truyền về phịng chống suy dinh dưỡng,
và giáo dục trẻ. Qua đó, giữa gia đình và nhà trường có sự phối hợp cùng giáo
<b>Tóm lại</b>, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân
dân địa phương trong việc hỗ trợ đầu tư cho trường lớp mầm non, giáo dục
mầm non Bình Phước giai đoạn 1997 – 2002 đã vượt qua nhiều khó khăn để
từng bước phát triển.
Mạng lưới trường lớp phát triển tương đối rộng khắp, góp phần tăng
quy mô và chất lượng giáo dục mầm non.
Chất lượng giáo dục mầm non cũng dần được cải thiện. Các phong trào
thi đua được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng như: phong trào thi giáo viên
giỏi, phong trào thi “Bé là công dân tốt”, “Bé nhanh trí”,… đã phát huy được
tính chủ động sáng tạo của cô và tính năng động sáng tạo của trẻ, thu hút
được sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng xã hội. Chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ được thực hiện nghiêm túc theo chương trình của Bộ ban hành, kết
hợp tốt nội dung giảng dạy trên lớp và ngoài lớp. Việc giáo dục ý thức cho
các cháu được quan tâm, các nội dung giáo dục về luật lệ an tồn giao thơng
tiếp tục được lồng ghép vào môn học và hoạt động ngoại khóa.
Đội ngũ giáo viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng, khắc
phục một phần tình trạng thiếu giáo viên.
Những kết quả mà ngành giáo dục mầm non đạt được là sự kết tinh
những nỗ lực của tập thể cán bộ – giáo viên mầm non cùng sự quan tâm đầu
tư của các ngành các cấp có liên quan.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận đó thì giáo dục
mầm non Bình Phước trong giai đoạn này cũng còn tồn tại khơng ít những
hạn chế, bất cập.
Sự phân bố các cơ sở giáo dục mầm non không đều, hầu hết tập trung ở
chăm sóc giáo dục tại các cơ sở giáo dục. Vẫn có xã chưa có trường mầm
non. Sự phân bố không đồng đều này làm cho nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng
xa, vùng dân tộc chịu nhiều thiệt thòi. Giáo dục mầm non chưa đáp ứng đầy
đủ nhu cầu học hành trong nhân dân.
Tỷ lệ trẻ huy động ra lớp theo độ tuổi dù có tăng lên theo từng năm học
nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với cả nước. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến lớp
chưa có nhiều chuyển biến.
Các trường mầm non ở Bình Phước giai đoạn này cịn nhiều yếu kém
về cơ sở vật chất, chưa xây dựng được theo quy mô hiện đại và yêu cầu
chuẩn. Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao
chất lượng, nhiều phòng học phải học nhờ trường tiểu học.
Cùng với sự khó khăn về cơ sở vật chất, về sự phân bố trường lớp thì
việc đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non cũng còn nhiều khó khăn bất cập.
Tính đến năm học 2001 – 2002, ngành giáo dục mầm non còn thiếu 146 giáo
viên. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn thấp (24,93%). Ngành chưa mở được lớp
chuẩn hố giáo viên mầm non. Tình trạng thiếu giáo viên và giáo viên chưa
đạt trình độ chuẩnđã gây khơng ít khó khó khăn cho việc nâng cao chất lượng
và đáp ứng nhu cầu về số lượng cho ngành học này.
Với những hạn chế như trên, lãnh đạo ngành GD-ĐT Bình Phước đã
<b>2.2. Giáo dục phổ thông </b>
Trong bối cảnh những năm cuối của thế kỉ XX, giáo dục ngày càng có
vị trí và vai trị quan trọng, là nhân tố quyết định tương lai của dân tộc. Từ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), giáo dục – đào tạo được xác
định là “quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp
của sự phát triển” [38, tr.121].
Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khoá VII (họp tại Hà
Nội từ ngày 4 đến ngày 14/1/1993) bàn về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo
dục và đào tạo” đã nêu ra một số quan điểm chỉ đạo:
<i>Một là</i>, cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được
Đại hội VII xem là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là
một điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế – xã hội,
xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những
hướng chính của đầu tư phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước
và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Huy động toàn xã hội
làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục
quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước.
<i>Hai là,</i> phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hố, khoa học, có
kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỉ luật, giàu lịng nhân ái,
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển
đất nước những năm 90 và chuẩn bị cho tương lai.
<i>Ba là,</i> giáo dục vừa gắn liền yêu cầu phát triển đất nước, vừa phải phù
hợp với xu thế thời đại.
Nghị quyết Hội nghị TW 4 (khoá VII) được coi là “văn kiện quan trọng
mở đầu cho giáo dục thời kì đổi mới” [11, tr.24].
Bước vào thời kì đẩy mạnh CNH – HĐH (từ sau Đại hội VIII), giáo
dục phổ thơng cả nước nói chung phát triển theo định hướng từ các văn bản,
chỉ thị của Đảng và Nhà nước như: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng
tháng 12/1996, Luật giáo dục (1998) và các nghị định của Chính phủ quy
định, hướng dẫn thi hành Luật giáo dục; Quyết định số 500/Ttg (1997) của
Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục và đào
tạo của Việt Nam đến năm 2020… Đây là những văn bản pháp quy cao nhất
vạch rõ đường lối, chiến lược, mục tiêu, nội dung phát triển giáo dục của
nước ta.
Trên cơ sở định hướng phát triển giáo dục đào tạo của Đảng, Nhà nước
và khái quát thực trạng giáo dục trên địa bàn tỉnh, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình
Phước lần thứ VI (nhiệm kì 1997 – 2000) đã nêu rõ: “Trong việc định hướng
phát triển [giáo dục – đào tạo], cần coi trọng phát triển trên cả 3 mặt: mở rộng
quy mô, từng bước đa dạng hố các loại hình đào tạo; nâng cao chất lượng và
phát huy hiệu quả” [34, tr.38]. Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, giáo
dục phổ thơng Bình Phước từ năm 1997 đã đạt được những bước phát triển
vượt bậc so với thời kì trước khi tái lập tỉnh.
<b>2.2.1. Mạng lưới trường phổ thông</b>
Sau khi tái lập tỉnh, tất cả các xã, thị trấn đều đã có trường tiểu học.
Trong 5 năm 1997 – 2002, số trường tiểu học phát triển tương đối ổn định.
Đến năm học 2001 – 2002, tồn tỉnh có 127 trường tiểu học, 4 trường PTCS,
trong đó: trường dạy 2 buổi/ngày có 3, trường có lớp học 2 buổi là 29.
Số trường THCS tăng khá nhanh, gấp 1,42 lần sau 5 năm. Tuy nhiên,
một số xã chưa có trường THCS, học sinh phải học ở các trường THCS liên
xã. Địa bàn tỉnh rộng dẫn đến mạng lưới trường lớp phải rải đều theo địa bàn
là huyện Lộc Ninh cịn 9/18 xã, Đồng Xồi cịn 5/7 phường xã. Để đáp ứng
yêu cầu phổ cập THCS, lãnh đạo địa phương đã có kế hoạch đầu tư cơ sở vật
chất để mở rộng hệ thống trường THCS, tạo điều kiện thu hút học sinh đến
trường.
Số trường THPT tăng từ 12 lên 17, trong đó có 4 trường bán công. So
với quy mô học sinh tăng 2,69 lần sau 5 năm thì số trường THPT tăng còn
chậm (tăng 1,42 lần). Huyện Đồng Phú mới chỉ có 1 trường THPT.
Bảng 2.7. Số trường phổ thơng Bình Phước giai đoạn 1997 – 2002
Đơn vị: Trường
Cấp học 1997 –
1998
1998 –
1999
1999 –
2000
2000 –
2001
2001 –
2002
Tiểu học 99 109 115 119 127
PTCS 8 5 4 4 4
THCS 40 47 48 56 64
PTTH 12 14 16 17 17
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
<b>2.2.2. Quy mô học sinh</b>
Trong ngành học phổ thông, bậc tiểu học có số lượng học sinh ổn định
nhất (hằng năm tăng từ 3 đến 3,5%). Năm học 2001 – 2002, bậc tiểu học có
106.440 học sinh. Tỷ lệ huy động học sinh đúng độ tuổi đạt 96,15%.
Ở bậc THCS, sau khi đạt chuẩn quốc gia về XMC – PCGD TH (tháng
12/1998), ngành GD-ĐT đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện PCGD THCS. Từ
năm học 1999 – 2000, UBND tỉnh chủ trương xoá hệ bán cơng ở bậc THCS,
Do đó, quy mô học sinh THCS tăng nhanh. Nếu năm học 1997 – 1998, số học
sinh THCS là 32.800 thì năm học 2001 – 2002 có 55.837, tăng 23.037 em (tỷ
lệ 170%).
Bậc THPT là bậc có số lượng học sinh tăng nhanh nhất. Cụ thể, năm
học 1997 – 1998, tổng số học sinh THPT là 6.159 thì đến năm học 2001 –
2002 có 16.581 em, tăng gấp 2,69 lần. Nguyên nhân do công tác tuyển sinh
đầu cấp chủ yếu là xét tuyển với tỷ lệ học sinh được nhận vào lớp 10 cao (trên
70% đối với khu vực thị trấn, thị xã và 100% đối với những nơi cịn khó khăn
như Bù Đăng, Đồng Phú, Lộc Ninh,…). Một nguyên nhân nữa là do chưa có
giải pháp hợp lí phân luồng học sinh sau THCS.
Nhìn chung, quy mơ học sinh phổ thơng Bình Phước tăng nhanh trong
giai đoạn 1997 – 2002, trong đó, tăng nhanh nhất là bậc THPT. Nguyên nhân
là do đời sống nhân dân được cải thiện, phụ huynh ngày càng quan tâm hơn
đến việc học tập của con em mình và tỷ lệ tăng dân số cơ học cao. Quy mơ
Hình 2.2. Quy mô học sinh phổ thông giai đoạn 1997 – 2002
1997 - 1998 1998 - 1999 1999 - 2000 2000 - 2001 2001 - 2002
S
ố
h
ọ
c
si
n
h
Tiểu học THCS THPT Tổng số HS PT
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
<b>2.2.3. Chất lượng giáo dục</b>
Chất lượng giáo dục phổ thơng được thể hiện qua nhiều tiêu chí, trong
đó, chủ yếu căn cứ vào mục tiêu đào tạo conngười. Luật Giáo dục năm 1998
xác định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”.
hành tốt nội quy của nhà trường, vâng lời thầy cô, cha mẹ, người lớn tuổi. Chỉ
có một bộ phận rất nhỏ học sinh tiểu học cần cố gắng rèn luyện về mặt đạo
đức. Tuy nhiên, nhiều học sinh tiểu học được đánh giá là “nhút nhát, e dè, thụ
động” [71, tr.4].
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp xếp loại hạnh kiểm học sinh tiểu học
ở Bình Phước giai đoạn 1997 – 2002
Đơn vị: %
Hạnh kiểm 1997 –
1998
1998 –
1999
1999 –
2000
2000 –
2001
2001 –
2002
Tốt 59,72 65,89 71,2 73,7 77,3
Khá tốt 38,13 32,89 28,3 26,1 22,6
Cần cố gắng 2,15 1,22 0,5 0,2 0,1
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
Việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh trung học được
các trường quan tâm thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt đoàn thể, sinh hoạt
ngoài giờ,… Các trường thực hiện tốt việc dạy lồng ghép về giáo dục dân số,
an tồn giao thơng, phịng chống HIV/AIDS thông qua các cuộc thi, các môn
học, các buổi sinh hoạt chủ nhiệm… Các trường trung học luôn chú trọng
việc tuyên truyền, giáo dục và ngăn ngừa những tệ nạn xã hội thâm nhập vào
nhà trường và lây lan trong học sinh, đồng thời, có sự phối hợp tốt cùng gia
đình trong việc giáo dục các em. Nhìn chung, đa số học sinh trung học có lối
sống lành mạnh, trung thực, nhân ái, tôn trọng pháp luật, biết kính trên,
nhường dưới,… và thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường. Tuy nhiên, “một
trung ở vùng thị tứ, thị trấn” [67, tr.2]. Còn một bộ phận học sinh bị xếp loại
hạnh kiểm yếu kém.
Bảng 2.9. Bảng tổng hợp xếp loại hạnh kiểm học sinh trung học
ở Bình Phước giai đoạn 1997 – 2002
Đơn vị: %
Bậc học Hạnh kiểm 1997 –
1998
1998 –
1999
1999 –
2000
2000 –
2001
2001 –
2002
THCS Khá – Giỏi 46,5
88,03
48,5 50,5 52,9
Khá 37,1 37,5 37,2 35,6
Trung bình 14,8 11,04 13,3 11,7 11,0
Yếu 1,8 0,93 0,7 0,6 0,5
Kém 0 0 0 0 0
THPT Tốt 49,80 44,28 47,4 49,7 53,1
Khá 39,22
53,84
38,4 37,34 36,5
Trung bình 10,52 12,8 11,7 9,7
Yếu 0,58 1,88 1,4 1,26 0,7
Kém 0 0 0 0,01 0
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
Căn cứ vào xếp loại học lực của học sinh các cấp học thì có thể thấy
chất lượng giáo dục trí tuệ nhà trường phổ thơng khơng giảm sút và có phần
sinh tăng nhanh, tình trạng thiếu giáo viên và cơ sở vật chất khiến sĩ số học
sinh một lớp cao. Bên cạnh đó, những nơi có điều kiện khó khăn, 100% học
sinh tốt nghiệp THPT được xét tuyển vào lớp 10 khiến chất lượng đầu vào
cũng không được đảm bảo.
Bảng 2.10. Bảng tổng hợp xếp loại học lực học sinh phổ thơng
ở Bình Phước giai đoạn 1997 – 2002
Đơn vị: %
Bậc học Hạnh kiểm 1997 –
1998
1998 –
1999
1999 –
2000
2000 –
2001
2001 –
2002
Tiểu học Khá – Giỏi 41,84 - 40,6 42,7 44,9
Trung bình 49,31 - 51,9 50,7 49,7
Yếu – Kém 8,85 - 7,5 6,6 5,4
THCS Khá – Giỏi 23,5 24,18 26,6 29,5 31,4
Trung bình 54,3 50,50 53,7 52,5 51,3
Yếu – Kém 22,2 25,32 19,7 18,0 17,3
THPT Khá – Giỏi 19,3 - 17,4 17,8 19,6
Trung bình 62,8 - 61,0 60,7 56,7
Yếu – Kém 17,7 - 21,6 21,5 23,7
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
Chất lượng giáo dục mũi nhọn được duy trì và phát triển. Hàng năm,
công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi được chú trọng. Tỉnh chưa có
trường THPT chuyên. Từ năm học 1997 đến năm 2002, Bình Phước đạt 52
- Năm học 1997 – 1998: 14 giải;
- Năm học 1998 – 1999: 6 giải;
- Năm học 1999 – 2000: 10 giải;
- Năm học 2000 – 2001: 11 giải;
- Năm học 2001 – 2002: 11 giải.
<b>2.2.4. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí</b>
Trước ngày tái lập tỉnh, ngành Giáo dục – đào tạo Bình Phước phải đối
mặt với tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. Do vậy, xây dựng đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lí giáo dục là mối quan tâm thường xuyên của lãnh đạo
Sở Giáo dục – đào tạo cũng như lãnh đạo các đơn vị.
Năm học 1997 – 1998, Bình Phước có 3.818 giáo viên phổ thông gồm
2.848 giáo viên tiểu học, 795 giáo viên THCS, 175 giáo viên THPT. Theo
định mức biên chế được quy định tại Quyết định số 243-CP ngày 28/6/1979
của Hội đồng Chính phủ, tổng số giáo viên phổ thơng Bình Phước cịn thiếu
là 1.710 giáo viên, trong đó, tiểu học thiếu 848, THCS thiếu 735, THPT thiếu
127 giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên gây rất nhiều khó khăn cho việc duy
trì hoạt động của ngành trong thời gian đầu sau tái lập tỉnh.
Năm 1997, trường Trung học Sư phạm tỉnh được thành lập và hoạt
động hết công suất. Hệ mầm non và trung học do ngành GD-ĐT Bình Phước
đảm nhận; hệ Cao đẳng sư phạm hợp đồng với Cao đẳng Sư phạm Bình
Dương, Long An đào tạo, mượn cơ sở của trường Cao đẳng Sư phạm Bình
Dương. Đồng thời, ngành tham mưu tỉnh uỷ ban hành chính sách thu hút giáo
viên từ các tỉnh khác đến. Số giáo viên được tuyển mới không ngừng tăng,
Bảng 2.11. Số giáo viên phổ thơng được Sở GD-ĐT Bình Phước tuyển mới
hàng năm giai đoạn 1997 – 2002
Cấp học 1997 –
1998
1998 –
1999
1999 –
2000
2000 –
2001
2001 –
2002
Tiểu học 17 146 317 244 322
THCS 11 124 202 328 359
THPT 21 25 28 99 90
Tổng 49 295 547 671 771
Nguồn: Sở GD-ĐT Bình Phước, các báo cáo tổng kế năm học
Trong giai đoạn 1997 – 2002, đội ngũ giáo viên Bình Phước có sự phát
triển nhanh về số lượng. Đến năm học 2001 – 2002, tổng số giáo viên phổ
thơng của Bình Phước là 6.009, trong đó có 3.737 giáo viên tiểu học, 1.844
Hình 2.3. Số giáo viên phổ thơng ở Bình Phước giai đoạn 1997 – 2002
2848 2975
3420 3621
3737
1844
795 933
1196
1581
175 201 247
348 428
3818
4109
4863
5550 6009
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
1997 - 1998 1998 - 1999 1999 - 2000 2000 - 2001 2001 - 2002
S
ố
g
iáo
v
i
ên
GV Tiểu học GV THCS GV THPT GV PT
Nguồn: Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê
Do số giáo viên tăng nên tỷ lệ giáo viên trên lớp cũng có chuyển biến
tích cực. Bậc tiểu học gần đạt chuẩn quy định theo Quyết định 243-CP của
Chính phủ ngày 28/6/1979 (1,08 so với 1,15). Tỷ lệ giáo viên trên lớp bậc
THCS tăng nhanh, nhưng đến năm 2001 – 2002 vẫn còn thiếu 642 giáo viên.
Riêng bậc THPT, tỷ lệ giáo viên trên lớp chưa cải thiện so với năm 1997 –
1998 do quy mô học sinh THPT giai đoạn này tăng nhanh (2,69 lần), điều
kiện kinh tế – xã hội của tỉnh cịn khó khăn nên khơng thu hút sinh viên mới
Bảng 2.12. Tỷ lệ giáo viên trên lớp các cấp phổ thơng ở Bình Phước
giai đoạn 1997 – 2002
Cấp học 1997 –
1998
1998 –
1999
1999 –
2000
2000 –
2001
2001 –
2002
Chuẩn
quy định
Tiểu học 0,89 0,91 1,04 1,08 1,08 1,15
THCS 0,96 1,03 1,14 1,34 1,37 1,85
THPT 1,22 1,10 1,01 1,09 1,15 2,10
Nguồn: Dựa theo số liệu của Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê
Do thiếu giáo viên cũng như cơ sở vật chất, tình trạng lớp ghép ở bậc
tiểu học tồn tại khá phổ biến, trong khi các trường dạy 2 buổi/ngày số lượng
cịn rất ít. Năm học 2001 – 2002 còn tồn tại 121 lớp ghép với 2.633 học sinh
và chỉ có 3 trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày.
Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao do những giáo
viên mới tuyển đều đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD-ĐT, bên cạnh đó,
cơng tác chuẩn hoá giáo viên được đẩy mạnh. Tính đến năm 2001, sở Giáo
dục – đào tạo Bình Phước đã mở 7 lớp chuẩn hố cho 391 giáo viên tiểu học,
gồm hệ 9+3 là 309 giáo viên, 12+2 là 83 giáo viên. Từ năm học 2000 – 2001,
ngành còn liên kết với Đại học Huế mở hệ đào tạo từ xa, trong đó chủ yếu đào
tạo ngành Sư phạm, góp phần nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ giáo viên
của tỉnh. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn năm học 2000 – 2001 là: Tiểu học 77,3%,
THCS 95%, THPT 100%. Do công tác chuẩn hoá bậc tiểu học được đẩy
mạnh, đến năm học 2001 – 2002, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn các cấp học được
Đại bộ phận nhà giáo tận tuỵ với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, cần
cù chịu khó, có ý thức phấn đấu và tinh thần trách nhiệm. Phần lớn giáo viên
lịch báo giảng, có đầy đủ hồ sơ, sổ sách cá nhân,… Tuy nhiên, vẫn còn một
số giáo viên lên lớp không soạn giáo án [63, tr.5].
Mặc dù Bình Phước đã rất cố gắng đào tạo cũng như mời gọi giáo viên
từ các tỉnh khác về Bình Phước cơng tác, song vấn đề thiếu giáo viên của tỉnh
nhà vẫn là vấn đề hết sức nan giải. Năm học 2001 – 2002, so với nhu cầu
Bình Phước cịn thiếu 1.249 giáo viên, trong đó: Tiểu học thiếu 254 giáo viên,
THCS thiếu 642 giáo viên, THPT thiếu 353 giáo viên.
Bảng 2.13. Số lượng giáo viên phổ thơng cịn thiếu ở Bình Phước
giai đoạn 1997 – 2002
Cấp học 1997 –
1998
1998 –
1999
1999 –
2000
2000 –
2001
2001 –
Tiểu học 848 771 350 230 254
THCS 735 743 748 596 642
THPT 127 183 268 324 353
Tổng 1.710 1.697 1.366 1.150 1.249
Nguồn: Dựa theo số liệu của Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê
Tình trạng thiếu giáo viên tập trung chủ yếu ở bậc THCS, THPT và tập
trung ở những mơn Tốn, Lý, Hoá, Sinh. Để giải quyết số giáo viên thiếu,
ngành đã huy động cán bộ, giáo viên dạy tăng giờ, tăng tiết, dạy chéo môn,
ĐHSP tại chức môn Văn, Toán mỗi lớp 50 học viên; gửi đào tạo tại trường
ĐHSP TP HCM 303 sinh viên các mơn Tốn, Lý, Hố, Sinh, Hoá – Sinh, Sử
– Địa.
Số cán bộ quản lý năm học 1999 – 2000 là 535 người, đến năm học
2001 – 2002 có 603 người. Đội ngũ cán bộ quản lý của ngành phần lớn mới
được bổ nhiệm, chưa qua đào tạo. Số cán bộ quản lý chưa qua đào tạo chiếm
tỷ lệ cao ở bậc tiểu học. Nhằm nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ,
năm học 2000 – 2001, ngành đã mở lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý Tiểu học
với 69 học viên; năm học 2001 – 2002, ngành tiếp tục mở lớp bồi dưỡng cán
bộ quản lý THCS cho 70 học viên.
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên Bình Phước trong giai đoạn 1997 – 2002
đã có sự phát triển nhanh về số lượng, khắc phục phần nào tình trạng thiếu
giáo viên, từng bước ổn định đội ngũ. Mặc dù vậy, giáo viên bậc tiểu học và
THCS chưa được chuẩn hoá 100%. Ngành cần có biện pháp tích cực để khắc
phục tình trạng thiếu về số lượng, chưa đạt chuẩn về chất lượng, tiến tới nâng
chuẩn đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy theo xu thế
phát triển của thời đại.
<b>2.2.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị</b>
Cơ sở vật chất trong năm đầu tách tỉnh còn nhiều khó khăn. Trong tổng
số 2.447 phịng học, phịng cấp 4 trở nên có 1501, chiếm tỷ lệ 61,5%, còn lại
là phòng tranh tre, tạm, mượn (chiếm tỷ lệ 38,5%).
Ngay từ năm học 1997 – 1998, việc xây dựng, sửa chữa trường học ở
các địa phương đã được chú trọng. Các huyện đã kết hợp nhiều nguồn lực để
xây dựng trường học. Số phòng học xây mới trong năm 1997 là 300 phòng.
trên tồn tỉnh. Một số trường đã được xây dựng kiên cố. Tuy nhiên, do số học
Năm học 2000 – 2001, tình trạng thiếu phịng học vẫn cịn diễn ra khá
phổ biến. Nhiều trường đã phải mượn phòng cho học sinh học tạm, tận dụng
tối đa các phòng hiện có ưu tiên làm phịng học, tính tốn biên chế học sinh/
lớp ở mức tối đa nhất có thể để khối trung học khơng có tình trạng học ca ba.
Dù vậy, một số trường trong tỉnh vẫn thiếu phòng học do tiến độ xây dựng
phòng học theo kế hoạch năm 2000 còn chậm như: PTTH Phú Riềng thiếu 6
phòng; PTTH Phước Bình thiếu 4 phịng, PTTH Lê Q Đơn thiếu 4 phịng,
PTTH Thanh Hồ thiếu 3 phịng, PTTH Đồng Xồi thiếu 4 phịng.
Dù các phịng giáo dục có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn về cơ sở
vật chất nhưng sau khai giảng năm học 2000 – 2001, vẫn cịn 35 lớp học ca
ba, trong đó nhiều nhất là huyện Bù Đăng (32 lớp), huyện Phước Long có 3
lớp.
Đến năm học 2001 – 2002, tồn tỉnh có 3.638 phịng học, trong đó, số
phịng học lầu và cấp 4 là 3.001 phòng (tỷ lệ 82,5%).
<b>2.2.6. Cơng tác giáo dục học sinh dân tộc</b>
Bình Phước là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Vì vậy, công
tác chăm lo xây dựng, phát triển dân trí vùng đồng bào dân tộc, giáo dục học
sinh dân tộc ln được ngành giáo dục đào tạo Bình Phước quan tâm. Tất cả
các ấp, sóc xa xơi đều có trường tiểu học, THCS. Cơ sở vật chất, trường lớp,
đội ngũ giáo viên được ngành ưu tiên bố trí tương đối đầy đủ. Số học sinh dân
tộc hàng năm không ngừng tăng lên. Năm học 1999 – 2000 có 20.332 học
sinh dân tộc, chiếm tỷ lệ 11,51%; năm học 2001 – 2002 có 27.726 em, chiếm
tỷ lệ 13,8%.
Đến năm học 2001 – 2002, tồn tỉnh có 1 trường DTNT tỉnh, 4 trường
DTNT huyện. Các trường phổ thông dân tộc nội trú được đầu tư tốt hơn so
với các trường phổ thông khác. Cơ sở vật chất trường PT DTNT tỉnh được
đưa vào hoạt động từ năm học 2001 – 2002). Các phòng học và phòng chức
năng đều được xây dựng theo quy chuẩn của Bộ GD-ĐT. Trường có thư viện
đạt chuẩn 659 (Quyết định 659/QĐ/BGD ngày 9/7/1990) và phịng vi tính với
thiết bị mới, hiện đại. Các phịng thí nghiệm Lí, Hố, Sinh cũng được đầu tư
và đưa vào sử dụng.
Việc dạy học ở các trường DTNT đảm bảo đúng quy định, chất lượng
ngày một nâng cao, nhất là trường DTNT tỉnh. Công tác quản lý, chỉ đạo các
hoạt động vui chơi giải trí được phát triển. Các trường đã tổ chức sinh hoạt
nhiều chuyên đề tạo nên sân chơi lành mạnh cho học sinh như Câu lạc bộ
hướng nghiệp, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục – thể thao,… Các trường
cũng tham dự kỳ thi học sinh giỏi vòng tỉnh, tham dự thi làm đồ dùng dạy
học. Năm học 2001 – 2002, trường PT DTNT tỉnh có 1 em đạt giải HSG cấp
Quốc gia.
Học sinh ở các trường DTNT được hưởng trợ cấp 150.000 đồng/tháng.
Từ tháng 1/2002, mức trợ cấp được nâng lên 160.000 đồng/tháng. Ngoài ra,
các em còn được trang bị 1 bộ sách giáo khoa, 1 bộ quần áo, chăn màn, tiền
xe về nghỉ lễ, tết,… Các em được miễn hoàn toàn học phí ở bậc THCS và
THPT.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, học sinh dân tộc được học 2
buổi/ngày. Buổi tối tự học có hướng dẫn của cán bộ quản trú. Tuy học sinh
dân tộc gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức mới hơn học sinh
người Việt, nhưng nhờ sự quan tâm của nhà nước, xã hội, nhờ sự nỗ lực của
giáo viên và học sinh, chất lượng giáo dục trong các trường DTNT có nhiều
chuyển biến tích cực. Tuyệt đại đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt.
Kết quả 2 mặt rèn luyện của các em học sinh dân tộc năm học 2001 –
Xếp loại học lực (đơn vị: %)
Cấp học Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Tiểu học 3,2 22,2 63,0 11,6 0,0
THCS 1,6 17,0 62,7 16,9 1,8
THPT 1,9 20,0 62,2 15,4 0,5
Xếp loại hạnh kiểm (đơn vị: %)
Tiểu học Tốt: 69,5 Khá-Tốt: 30,2 Cần cố gắng: 0,3
THCS Tốt: 48,7 Khá: 40,1 TB: 10,7 Yếu: 0,5
THPT Tốt: 58,1 Khá: 36,5 TB: 5,6 Yếu: 0,0
<b>2.2.7. Công tác phổ cập giáo dục</b>
<i><b>* Ph</b><b>ổ cập giáo dục tiểu học</b></i>
Năm 1997, khi tái lập tỉnh, ngành GD-ĐT Bình Phước có 2/5 huyện,
53/64 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia XMC – PCGD TH.
Đầu năm 1997, Sở GD – ĐT đã tham mưu với UBND tỉnh thành lập
ban chỉ đạo XMC – PCGD TH gồm 12 thành viên theo quyết định số
218/QĐUB ngày 15/2/1997. Ngay sau đó, Ban chỉ đạo đã ra chỉ thị số
07/CT/UB ngày 19/2/1997 về việc tiếp tục thực hiện công tác XMC – PCGD
TH. Đồng thời, Ban chỉ đạo đã tổ chức hội nghị cấp tỉnh để các huyện quán
triệt tinh thần chỉ đạo công tác cho năm 1997 và những năm tiếp theo.
Với sự quyết tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các ngành, các cấp trong
việc thực hiện đường lối giáo dục – đào tạo của Đảng, đến tháng 12/1998,
Ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường” được thực hiện tốt. Năm học 2001
– 2002, toàn ngành đã huy động được 17.944/18.663 em ra lớp, đạt tỉ lệ
96,15%. Tổng số trẻ ngoài nhà trường trong độ tuổi đến lớp là 8.628 em, huy
động các em bỏ học, nghỉ học đi học trở lại: 2.255/8.628 em (tỷ lệ 26,1%).
Nhìn chung, tỷ lệ huy động trẻ em bỏ học, nghỉ học đi học trở lại còn
thấp. Nguyên nhân là do các trường, các phịng giáo dục có tỷ lệ học sinh bỏ
học cao nhưng lại chưa có kế hoạch phối hợp với các ban ngành đoàn thể ở
địa phương giúp đỡ các em nghèo, con em đồng bào dân tộc trở lại lớp.
Ngành đã đưa chỉ tiêu này thành một trong các tiêu chí xét thi đua khen
thưởng cho từng giáo viên chủ nhiệm lớp hàng năm.
<i><b>* Ph</b><b>ổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi</b></i>
Để củng cố kết quả PCGD TH đã đạt và từng bước xây dựng bậc tiểu
học có chất lượng cao hơn, ngày 23/6/1999, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban
hành Quyết định số 28/1999/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy định kiểm
tra, đánh giá và công nhận PCGD TH đúng độ tuổi.
Từ cuối năm học 2000 – 2001, ngành đã chỉ đạo phòng GD-ĐT các
huyện thị từng bước chỉ đạo PCGD TH đúng độ tuổi, phấn đấu đến hết năm
2001 có ít nhất 20% số trường tiểu học đạt chuẩn [70, tr.2]
Công tác PCGD TH đúng độ tuổi năm học 2001 – 2002 đạt kết quả như
sau:
- Tổng số trẻ 6 tuổi cần huy động: 18.663
- Tổng số trẻ 6 tuổi đang học lớp 1: 17.944
- Tỷ lệ huy động: 96,15%
- Số xã, phường, thị trấn đã đạt PCGD TH đúng độ tuổi: 10/80 (tỷ lệ:
12,5%).
<i><b>* Ph</b><b>ổ cập giáo dục trung học cơ sở</b></i>
ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế – xã hội trong thời
kì CNH – HĐH.
Từ năm học 1999 – 2000, sau khi hồn thành cơng tác phổ cập giáo dục
tiểu học, ngành GD-ĐT đã tiến hành công tác PCGD THCS. Từ năm học này,
UBND tỉnh đồng ý xố hệ bán cơng ở bậc THCS, 100% học sinh tốt nghiệp
tiểu học được xét tuyển vào lớp 6 hệ công lập. Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh THCS
tăng nhanh.
Ngày 28/12/2000, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 61-CT/TW về việc
thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Ngay từ đầu năm 2001, tỉnh Bình Phước
đã tập trung quán triệt Chỉ thị 61-CT/TW và một số nghị quyết liên quan như:
Nghị quyết 41 của Quốc Hội, Nghị định 88 của Chính phủ cho cán bộ, giáo
viên trong toàn ngành giáo dục.
Ngày 14/3/2001, Ban chỉ đạo CMC – PCGD TH & THCS của tỉnh
được thành lập. Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch thực hiện công tác CMC –
PCGD TH & THCS, triển khai đề án phổ cập THCS giai đoạn 2001 – 2006 và
phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách theo dõi việc thực hiện kế
hoạch, chỉ tiêu của tỉnh. Ban chỉ đạo thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc
quá trình tổ chức thực hiện công tác CMC – PCGD TH & THCS cũng như
chương trình giáo dục hàng năm. Mục tiêu phấn đấu là đến cuối năm 2006,
Bảng 2.14. Chỉ tiêu thực hiện PCGD THCS tỉnh Bình Phước
Đơn vị
(Huyện – Thị
xã)
Số xã/
Phường/
Thị trấn
Chỉ tiêu thực hiện PCGD THCS
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Lộc Ninh 18 2 3 4 3 3 2 1
Bình Long 20 2 4 3 4 4 2 1
Đồng Xoài 7 1 2 2 1 1
Đồng Phú 7 1 2 2 1 1
Phước Long 17 3 4 3 3 2 1 1
Bù Đăng 11 1 2 2 2 2 1 1
Cộng 80 10 17 16 14 13 6 4
Nguồn: Sở GD-ĐT Bình Phước, Đề án kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục
THCS tỉnh Bình Phước
Năm học 2000 – 2001, Ban chỉ đạo đã hướng dẫn các đơn vị điều tra độ
tuổi, trình độ văn hố từ 6 – 18 tuổi. Trong năm 2000, ngành đã tổ chức kiểm
tra và công nhận 10/80 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS. Đơn vị
làm tốt là huyện Phước Long có 3 xã, thị trấn đạt chuẩn.
Trong năm 2001, ngành đã huy động được 1.276 học sinh/55 lớp đi học
Bảng 2.15. Tình hình PCGD THCS ở Bình Phước năm 2001
Đơn vị
(Huyện
– Thị
xã)
Số xã/
Phường/
Thị trấn
Số hs
huy
động
Số hs
được
chuyển
lớp
Số xã
đạt
chuẩn
Ghi chú
Lộc
Ninh
18 0 0 2 Thị trấn Lộc Ninh, xã Lộc
Thái
Bình
Long
20 57 57 3 Thị trấn An Lộc, thị trấn
Chơn Thành, xã Thanh
Lương
Đồng
Xoài
7 489 489 3 Phường Tân Đồng, phường
Tân Phú, xã Tiến Hưng
Đồng
Phú
7 361 361 3 Xã Tân Lập, xã Tân Lợi, xã
Tân Hoà
Phước
Long
17 99 99 5 Thị trấn Thác Mơ, xã Phước
Bình, xã Phú Riềng, xã Sơn
Giang, xã Bù Nho
Bù
Đăng
11 270 270 3 Thị trấn Đức Phong, xã
Cộng 80 1.276 1.276 19
Nguồn: [70, tr.3]
<b>2.2.8. Tình hình xã hội hóa giáo dục phổ thơng</b>
Tỉnh Bình Phước được tái lập ngày 1/1/1997 trên cơ sở 5 huyện phía
bắc của tỉnh Sơng Bé cũ; điều kiện kinh tế – xã hội cịn nhiều khó khăn. Xã
hội hoá giáo dục được xem là một trong những giải pháp cơ bản để phát triển
giáo dục.
hố,… các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong tỉnh đã
đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức
của toàn xã hội về vai trị, vị trí quan trọng của giáo dục – đào tạo trong sự
nghiệp cơng nghiệp hố – hiện đại hố đất nước nói chung và Bình Phước nói
riêng.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục – đào tạo và yêu cầu
trong thời kì mới, Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VI (1997) đã xác định:
“Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục – đào tạo là chiến lược quan trọng nhằm nâng
cao nhận thức cho toàn xã hội, động viên sự đóng góp cơng sức, của cải để
xây dựng trường lớp, chăm sóc đời sống cho đội ngũ thầy cô giáo và chăm
sóc giáo dục học sinh” [34, tr.38]. Các Đảng bộ huyện, thị, cơ sở cũng có nghị
quyết về giáo dục – đào tạo của nhiệm kì và chương trình hành động thực
hiện nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII. Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng bộ,
Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân các cấp đã cụ thể hoá việc thực hiện
xã hội hoá giáo dục.
Trong 5 năm 1997 – 2002, chủ trương xã hội hoá giáo dục được đẩy
mạnh trên các mặt:
- Tổ chức Đại hội giáo dục và tăng cường chỉ đạo tổ chức hoạt động của
hội đồng giáo dục các cấp. Năm học 1997 – 1998, tồn tỉnh có 4/5 huyện và
64/77 xã tiến hành Đại hội giáo dục. Đại hội giáo dục được tổ chức ở các cấp
đã tạo điều kiện cho đường lối giáo dục của Đảng quán triệt sâu sắc hơn ở các
ngành cũng như đơng đảo nhân dân. Sự hình thành Hội đồng giáo dục ở các
địa phương đã tạo thuận lợi trong việc huy động mọi thành phần xã hội đóng
góp vào quá trình xây dựng và phát triển giáo dục. Kết quả, ngày toàn dân
đưa trẻ đến trường đã huy động được trên 95% trẻ trong độ tuổi đến lớp. Đời
sống giáo viên đã được phụ huynh quan tâm hơn. Nhiều xuất học bổng được
giáo dục, số lượng trường bán công tăng lên. Số học sinh THPT ngồi cơng
lập chiếm tỷ lệ 28,23%.
- Chú trọng tổ chức hội khuyến học các cấp và đẩy mạnh hoạt động.
- Mặt trận, các đồn thể chính trị và các tổ chức quần chúng đã giúp đỡ,
hỗ trợ giáo dục như: Lập quỹ khuyến học, quỹ vì trẻ thơ, quỹ tài năng trẻ,…
Kết quả thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục đến năm học 2001 –
2002 như sau:
- Số trường ngồi cơng lập là 5 với tổng số 6.937 học sinh.
Do điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh khó khăn nên số trường lớp
ngồi cơng lập khơng phát triển. Số lớp bán cơng dù có tăng lên nhưng chiếm
một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Đến năm
học 2001 – 2002, tồn tỉnh có 4 trường THPT hệ bán công với 88 lớp, gồm 4
lớp ở bậc THCS và 84 lớp ở bậc THPT.
Bảng 2.16. Số trường, lớp, giáo viên, học sinh phổ thơng ở Bình Phước
giai đoạn 1997 – 2002 phân theo loại hình
1997 –
1998
1998 –
1999
1999 –
2000
2000 –
2001
2001 –
2002
Số
trường
Công lập 155 171 178 192 207
Bán công 5 5 4 4 4
Số lớp Công lập 4.128 4.271 4.498 4.762 5.098
Bán công 57 75 76 84 88
Số giáo
viên
Công lập 3.762 4.025 4.796 5.476 5.922
Bán công 56 84 67 74 87
Số học
sinh
Công lập 135.467 144.604 156.236 166.001 172.793
Bán công 2.984 3.360 3.572 3.797 3.927
- Nguồn kinh phí đóng góp từ năm học 1997 – 1998 đến 2001 – 2002
gồm học phí: 23.926.574.900 đồng và quỹ xây dựng: 7.623.000.000 đồng.
- Huy động xây dựng cơ sở vật chất từ nguồn xã hội hố giáo dục: 132
phịng học, 4 phịng thư viện, 26 nhà ở tập thể.
Với những kết quả thu được như trình bày trên đây cho thấy xã hội hố
giáo dục đã tạo được sự chuyển biến của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đồn
thể và nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo, từ đó đã có hành động
cụ thể tạo ra cơ hội cho giáo dục đào tạo tỉnh nhà phát triển nhằm thực hiện
tốt mục tiêu giáo dục cho mọi người.
Đạt được thành quả trên là do các đơn vị đã nhận thức và thực hiện khá
tốt cơ chế xã hội hố giáo dục – đào tạo, trong đó thể hiện sự quan tâm của
lãnh đạo, sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, vai trò tham mưu
nòng cốt của ngành giáo dục – đào tạo cũng như sự cộng đồng trách nhiệm
của các ban ngành đoàn thể và nhân dân.
Tuy vậy, so với yêu cầu đặt ra cho nền giáo dục, vấn đề xã hội hố ở
tỉnh Bình Phước vẫn đặt ra nhiều vấn đề cần phải được quan tâm giải quyết.
Cụ thể:
- Tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ bản cho ngành để xoá các
phòng học tạm, đáp ứng yêu cầu học 2 buổi/ngày, nâng cao chất lượng giáo
dục.
- Đầu tư trang thiết bị dạy và học cho các trường; xây phịng thí nghiệm,
phịng học bộ mơn để giúp việc học tập của học sinh có chất lượng tốt hơn.
- Tiếp tục duy trì thực hiện có hiệu quả cơng tác xã hội hố giáo dục
thông qua hoạt động của Hội cha mẹ học sinh, Hội đồng giáo dục, hội khuyến
- Huy động nhiều nguồn lực để tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp
giáo dục ở địa phương phát triển toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục – đào tạo.
<b>Tóm lại,</b> giáo dục phổ thơng Bình Phước trong giai đoạn 1997 – 2002
đã đạt được một số thành tựu nổi bật:
- Mạng lưới trường lớp được mở rộng ở tất cả các cấp học, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh.
- Chất lượng giáo dục được duy trì ổn định.
- Đã khắc phục được một phần tình trạng thiếu giáo viên và cơ sở vật
chất, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Công tác giáo dục học sinh dân tộc được quan tâm.
- Đã hồn thành cơng tác PCGD TH vào tháng 12/1998. Việc thực hiện
PCGD THCS được đẩy mạnh và bước đầu đạt kết quả khả quan.
Những mặt giáo dục phổ thơng Bình Phước cịn tồn tại trong giai đoạn
1997 – 2002 cần được khắc phục trong giai đoạn tới:
- Mạng lưới trường THCS chưa được mở rộng đến địa bàn tất cả các xã,
phường, thị trấn gây khó khăn nhất định cho công tác PCGD THCS. Số
trường THPT trên địa bàn tỉnh cịn ít so với sự phát triển quy mô học sinh.
- Chất lượng giáo dục còn hạn chế do nhiều nguyên nhân: thiếu giáo
viên, cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy lạc hậu,… Tỉnh chưa thành lập
được trường THPT chuyên để nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn.
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều ở bậc THCS và THPT. Giáo viên
cịn gặp khó khăn khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy
người học làm trung tâm.
- Công tác xã hội hoá giáo dục chưa được đẩy mạnh. Số trường, lớp, học
<b>2.3. Giáo dục nghề nghiệp</b>
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm
nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo
điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc
tiếp tục học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh [116, tr.372].
<b>2.3.1. Dạy nghề</b>
Bình Phước là tỉnh nông nghiệp, miền núi và biên giới thuộc miền
Đông Nam Bộ, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Diện tích tự
nhiên 6855,99 km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 43% với các loại
cây trồng chính như cao su, điều, cà phê…
Cơ cấu kinh tế năm 1997: Công nghiệp – xây dựng chiếm 3,89%, dịch
vụ chiếm 24,06%, nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 72,05% [21, tr.2]. Lao
động làm việc ở khu vực thành thị chiếm khoảng 15%, lao động ở khu vực
nông thôn chiếm tới 85%.
Theo số liệu thống kê lao động việc làm năm 1998 thì trong tổng số
261.137 người đang tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên, có 230.524
người chưa qua đào tạo (tỷ lệ 88,3%). Số người đã qua đào tạo là 30.613
người (tỷ lệ 11,7%), cụ thể:
- Số người có trình độ từ sơ cấp nghề đến cơng nhân kĩ thuật là 16.192
người, chiếm tỷ lệ 6,2%;
- Số người có trình độ trung học chuyên nghiệp là 11.184, chiếm tỷ lệ
4,3%;
- Số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 3.237, chiếm tỷ lệ
Trong xu thế phát triển của khoa học và công nghệ những năm cuối thế
kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, vấn đềđào tạo nguồn nhân lực có tri thức, có tay nghề
để thực hiện công cuộc CNH – HĐH giữ vị trí đặt biệt quan trọng. Đại hội
Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ VI (nhiệm kì 1997 – 2000) đã đề ra nhiệm
vụ: “Khẩn trương thành lập các Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề theo
hướng gắn mục tiêu đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế của Tỉnh. Khuyến
khích các hình thức đào tạo nghề tại các doanh nghiệp. Tổ chức đào tạo và
đào tạo lại nhằm tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý kinh
tế, khoa học kỹ thuật” [34, tr.38].
Sau ngày tái lập, tỉnh chỉ có một Trường dạy nghề công lập do Trung
ương quản lý. Sau khi có chủ trương xã hội hóa hoạt động giáo dục của Chính
phủ và Nghị định 73/1999/NĐ – CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa
các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, công
tác đào tạo nghề đã có những bước phát triển nhất định.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND
tỉnh đã xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề đến năm 2010
(Quyết định số 1134/QĐ-UB ngày 6/7/1999 của UBND tỉnh). Theo đó, tỉnh
sẽ xây dựng 01 trường nghề và mỗi huyện sẽ có 01 trung tâm dạy nghề. Đến
năm 2002, trên tồn tỉnh đã có 8 cơ sở đào tạo nghề, trong đó gồm 6 cơ sở
công lập và 2 cơ sở dạy nghề tư thục, mỗi năm đào tạo khoảng từ 500 đến
Bảng 2.19. Các cơ sở dạy nghề ở Bình Phước đến năm 2002
STT Tên cơ sở
dạy nghề
Loại
hình
Địa
điểm
Cơ quan
quản lý
Năm
thành
lập
Ngành nghề đào tạo
1 Trường
TH
KTNV
1978 Trồng trọt, điện tử, cơ
điện, chế biến khai thác
cao su, sửa chữa cơ khí,
thú y, lái máy, lái xe.
2 TT DVVL
tỉnh Bình
Phước
Cơng
lập
Đồng
Xồi
Sở LĐ-
1997 Sửa chữa xe môtô, điện
dân dụng, tin học, điện
lạnh, may, điện tử.
3 Trường
DN tư
thục Bình
Phước
Tư
thục
Đồng
Phú
UBND
tỉnh
1998 Lái xe
4 TT DN Hà
Long
Tư
thục
Lộc
Ninh
2000 Tin học
5 TT DVVL
Hội Phụ
nữ
Cơng
lập
Đồng
Xồi
Hội Phụ
nữ tỉnh
2001 May công nghiệp, may
gia dụng
6 TT DVVL
Liên đoàn
lao động
Cơng
lập
Đồng
Xồi
Liên
đồn
LĐ tỉnh
2001
7 TT DN
huyện
Bình Long
Cơng
lập
Bình
Long
UBND
H. Bình
Long
2002 May cơng nghiệp, may
gia dụng, mây-tre-lá,
mộc, cơ khí cắt gọt, tin
học
8 TT DN
huyện Bù
Đăng
Công
lập
Bù
Đăng
UBND
H. Bù
Đăng
2002 Sửa chữa xe Mô tô, sửa
chữa điện dân dụng, cơ
khí cắt gọt, tin học
Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Bình Phước, Báo cáo thực hiện kế hoạch dạy
Tuy nhiên, việc tăng các cơ sở dạy nghề này không đồng thời với việc
tăng số lượng ngành nghề, trang thiết bị giảng dạy và thờigian đào tạo mà các
cơ sở đào tạo nghề này chủ yếu đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn một số nghề
mang tính dịch vụ với kinh phí đầu tư ban đầu thấp và mau thu hồi vốn như:
Sửa chữa điện tử, may công nghiệp và dân dụng, sửa chữa xe gắn máy, tin
học, lái xe (riêng Trường KTNV Cao su thì có đào tạo nghề dài hạn phục vụ
phát triển cho riêng ngành như khai thác và chế biến mủ…). Một điểm chưa
hợp lý đối với một tỉnh thuần nơng như Bình Phước là sốcơ sở dạy nghề phục
vụ nơng nghiệp nơng thơn cịn rất hạn chế.
Việc thành lập và phân bố các cơ sở dạy nghề công lập cũng như ngồi
cơng lập chưa hợp lý: Có tới 4/8 cơ sở dạy nghề tập trung trên địa bàn Thị xã;
địa bàn nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa hầu như khơng có. Vì vậy, việc
đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay nếu chỉ dựa vào các cơ sở
chính qui, tập trung thì chỉ mới thu hút được một số con em nơng dân có điều
kiện và phương tiện đi lại, còn đại bộ phận nông dân, những người đang hàng
ngày trực tiếp lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đang rất cần được đào tạo,
bồi dưỡng lại khơng có điều kiện đi học
Từ hiện trạng và những yếu tố cơ bản trên, để giải quyết một phần khó
khăn cho lao động nơng thơn trang bị cho họ có một số kiến thức nhất định
trong công việc lao động hàng ngày đồng thời tạo điều kiện cho những lao
động muốn chuyển đổi và tham gia vào một số ngành nghề mới thì việc đào
tạo nghề mới hoặc bồi dưỡng kiến thức cho lao động nông thôn tại nơi họ
Giai đoạn 1997 – 2002, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn đã tuyển sinh
đào tạo cho 11.192 người, trong đó cơ sở dạy nghề do trung ương quản lý
(trường Trung học KTNV Cao su) đào tạo 4.156 người gồm 989 người tốt
quản lý đào tạo được 7.036 người hệ ngắn hạn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
nghề của tỉnh nâng từ 6,2% năm 1998 lên 8,68% năm 2002.
Bảng 2.19. Số học viên học nghề ở Bình Phước giai đoạn 1997 – 2002
STT Cơ sở dạy nghề 1997 1998 1999 2000 2001 2002
1 Trường TH KTNV Cao
su 660 605 785 814 789 503
2 Trường DN tư thục Bình
Phước - 655 729 1.393 1.665 572
3 TT DVVL Tỉnh - 128 216 429 255 144
4 TT DVVL Hội Phụ nữ - - - - 91 -
5 CSDN Hà Long - - - 240 287 232
6 TT DVVL Liên đoàn lao
động - - - -
7 TT DN huyện Bình
Long - - - -
8 TT DN huyện Bù Đăng - - - -
Tổng số 660 1.388 1.730 2.876 3.087 1.451
Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Bình Phước, Báo cáo thực hiện kế hoạch dạy
nghề 2001 – 2005 và dự kiến 2006 – 2010
<b>2.3.2. Trung học chuyên nghiệp</b>
Trong buổi đầu mới tách tỉnh, điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, thiếu
nhỏ, đến năm học 2001 – 2002, Bình Phước mới chỉ có 3 trường trung học
chuyên nghiệp.
Trường THSP Bình Phước được thành lập ngày 12/9/1997. Do khó
khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nên trong năm đầu, ngành GD-ĐT
Bình Phước chỉ đảm nhận hệ mầm non và trung học; riêng hệ Cao đẳng sư
phạm hợp đồng với Cao đẳng Sư phạm Bình Dương, Long An đào tạo. Cơ sở
mượn của trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. Tháng 9/1999, cơ sở vật
chất của trường hoàn thành, trường chuyển cơ sở về thị xã Đồng Xoài.
Trường Trung cấp Y tế Bình Phước được thành lập theo quyết định số
1492/QĐ-UB ngày 2/7/1998 của UBND tỉnh. Trường hoạt động theo mơ hình
trường trung cấp chun nghiệp trong lĩnh vực đào tạo và đào tạo lại cán bộ y
tế. Trường đào tạo các ngành dược sỹ, điều dưỡng đa khoa, hộ sinh trung cấp,
y sĩ đa khoa,…
Trường Trung học Kỹ thuật Nghiệp vụ Cao su được nâng cấp từ trường
Công nhân Cơ khí từ năm 2000. Trường vừa đào tạo hệ trung cấp chuyên
nghiệp các ngành kế toán, kỹ thuật cao su, chế biến, điện công nghiệp, trồng
Bảng 2.17. Số trường học, giáo viên và học sinh chuyên nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 1997 – 2002
Nội dung 1997 –
1998
1998 –
1999
1999 –
2000
2000 –
2001
2001 –
2002
Số trường 0 1 1 2 2
Số giáo viên 0 18 18 52 87
Số học sinh 0 1.763 108 1.226 1.197
Nguồn: Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê các năm
Nhìn chung, các trường chuyên nghiệp do mới được thành lập hoặc
nâng cấp nên cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đang trong quá trình định hình
và bước đầu phát triển. Công tác tuyển sinh dần đi vào thế ổn định.
Trường THSP do Sở GD-ĐT trực tiếp quản lý. Trong giai đoạn 1997 –
2002, quy mô học sinh trường THSP có xu hướng giảm, đặc biệt là ở bậc
THSP. Nguyên nhân là do tình trạng thiếu giáo viên tiểu học từng bước được
khắc phục, quy mô học sinh bậc tiểu học về cơ bản đi vào ổn định. Bậc mầm
non khơng có nhiều chỉ tiêu biên chế nên số học sinh đào tạo hàng năm có
hạn.
Năm học 2001 – 2002, trường THSP đào tạo 18 lớp hệ cao đẳng với
717 sinh viên, 2 lớp trung học mầm non với 92 học sinh và 6 lớp trung học sư
phạm với 264 học sinh. Đa số học sinh, sinh viên có tinh thần, động cơ, thái
độ học tập tốt, có nhiều cố gắng nỗ lực trong học tập, rèn luyện. Kết quả học
tập ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, vẫn cịn một số học sinh, sinh
Ban Quản lý ký túc xá phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong
việc quản lý giáo dục học sinh, sinh viên ở ký túc xá, nhà trọ trong địa bàn
dân cư, đảm bảo an ninh trật tự khu vực trường đóng [71, tr.8].
Bảng 2.18. Quy mơ đào tạo học sinh trường THSP Bình Phước
giai đoạn 1997 – 2002
Số HS-SV 1997 –
1998
1998 –
1999
1999 –
2000
2000 –
2001
2001 –
2002
Hệ THSP 836 963 838 586 264
Hệ THMN 79 55 26 47 92
Tổng số 1.514 1.814 1.870 1.403 1.073
Nguồn: Sở GD-ĐT Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
Bên cạnh việc đào tạo, trường còn được giao nhiệm vụ bồi dưỡng
chuẩn hố và nâng chuẩn đội ngũ giáo viên tồn tỉnh theo chủ trương chung
của Bộ GD-ĐT. Trường đã hồn thành bồi dưỡng thường xun chu kì 1997
– 2000 cho 775 giáo viên mầm non, 3.358 giáo viên tiểu học, 1.182 giáo viên
THCS; liên kết bồi dưỡng nghiệp vụ cho 169 cán bộ quản lý tiểu học và
THCS; mở được 7 lớp chuẩn hoá cho 391 giáo viên tiểu học, gồm hệ 9+3 là
309 giáo viên, 12+2 là 83 giáo viên.
Đội ngũ giáo viên nhà trường phát triển cả về số lượng và chất lượng,
từ 10 cán bộ – giáo viên – công nhân viên năm 1997, đến năm 2002, trường
đã phát triển đội ngũ lên 55 người, trong đó có 12 cán bộ – giáo viên đã và
Để thực hiện tốt hơn chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
tỉnh nhà, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ VII (nhiệm kì
2001 – 2005) đã xác định trường THSP cần phải được đầu tư về mọi mặt, hội
đủ các tiêu chuẩn cần thiết để sớm nâng cấp thành trường Cao đẳng Sư phạm.
<b>Tóm lại</b>, hoạt động giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề Bình Phước
trong giai đoạn này tuy quy mơ cịn nhỏ bé nhưng cũng có những bước tiến
triển, đóng góp cho việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên cho các ngành
khác. Việc bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ trong ngành đã góp phần giải
quyết khó khăn về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác quản lý giáo dục.
Để giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề ở Bình Phước thu được thành
quảcao hơn trong giai đoạn sauđòi hỏi các cấp lãnh đạo phải đề ra được biện
pháp thiết thực, hiệu quả để quản lý các trung tâm tư nhân cũng như nhà
nước. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho học viên học nghề, tạo dựng một
<b>2.4. Giáo dục thường xuyên </b>
Phát triển giáo dục thường xuyên là một hình thức huy động tiềm năng
của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi
trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh
và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn
nhân lực.
Trong “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời
kì CNH – HĐH”, Hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng khoá VIII (tháng
12/1996) chỉ rõ: “Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà
nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời và
mọi người chăm lo cho giáo dục” [11, tr.27]. Hội nghị xác định mục tiêu cụ
thể phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2000, trong đó có các mục tiêu:
- Thanh toán nạn mù chữ trong những người lao động ở độ tuổi từ 15
đến 35, tích cực thu hẹp diện người mù chữ ở độ tuổi khác, đặc biệt chú ý
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để tất cả các tỉnh đều đạt chuẩn
quốc gia về XMC và phổ cập tiểu học trước khi bước sang thế kỉ XXI.
- Mở rộng các hình thức học tập thường xuyên, đặc biệt là hình thức học
từ xa.
- Có hình thức trường lớp thích hợp nhằm đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ
chốt xuất thân từ các diện chính sách [11, tr.28].
Trong giai đoạn 1997 – 2002, GDTX ở Bình Phướcđược thực hiện qua
những chương trình sau đây:
<b>2.4.1. Xố mù chữ và giáo dục tiếp tục sau xố mù chữ</b>
Bình Phước là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, đường giao thông đi lại
ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới là một trở
ổn định. Đồng bào dân tộc nhận thức về nhu cầu học tập của bản thân và con
em còn hạn chế; chưa quan tâm đến việc làm giấy khai sinh, dẫn đến công tác
điều tra, huy động, duy trì các lớp XMC, PCGD cịn gặp nhiều khó khăn.
Đội ngũ giáo viên trong những năm đầu sau tái lập tỉnh thiếu trầm
trọng, nhất là giáo viên tiểu học gây trở ngại cho việc duy trì các lớp XMC và
sau XMC.
Năm 1997, khi tái lập tỉnh, ngành GD-ĐT Bình Phước có 2/5 huyện,
53/64 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia XMC – PCGD TH. Số người biết chữ
trong độ tuổi 15 – 35 là 143.280 (tỷ lệ 92,9%), số trẻ 6 – 14 tuổi chưa đi học
hoặc bỏ học là 12.063 (tỷ lệ 9,7%) [57, tr.3].
Đầu năm 1997, Sở GD – ĐT đã tham mưu với UBND tỉnh thành lập
ban chỉ đạo XMC – PCGD TH gồm 12 thành viên theo quyết định số
218/QĐUB ngày 15/2/1997. Ngay sau đó, Ban chỉ đạo đã ra chỉ thị số
07/CT/UB ngày 19/2/1997 về việc tiếp tục thực hiện công tác XMC – PCGD
TH. Đồng thời, Ban chỉ đạo đã tổ chức hội nghị cấp tỉnh để các huyện quán
triệt tinh thần chỉ đạo công tác cho năm 1997 và những năm tiếp theo.
Sau khi có Nghị quyết TW2 khố VIII và chương trình hành động của
Tỉnh uỷ về GD-ĐT, toàn ngành đã phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thực hiện công
tác XMC và giáo dục tiếp tục sau XMC.
Công tác XMC – PCGD TH được các huyện thị quan tâm bằng nhiều
biện pháp tích cực như: Theo dõi việc bỏ học và tình trạng lưu ban của học
sinh, tích cực huy động những học sinh bỏ học đi học lại,…
Các ban ngành đoàn thể đã có sự phối hợp, lồng ghép vào chương trình
hoạt động của ngành mình để góp phần thực hiện công tác XMC – PCGD TH.
Một số lực lượng đáng kể người lớn cũng như trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới và vùng đồng bào dân tộc được XMC, PCGD TH qua các lớp
thanh niên đã sát cánh với ngành giáo dục đào tạo trong các chiến dịch: Ánh
sáng văn hố hè, đội thanh niên tình nguyện chống thất học, đội xung kích,...
Chính sự phối hợp này đã đóng góp một phần lớn cho việc đạt chuẩn XMC –
PCGD TH ở vùng sâu và vùng đồng bào dân tộc.
Sở Văn hố – Thơng tin, báo chí, đài phát thanh truyền hình tỉnh tuyên
truyền sâu rộng công tác XMC – PCGD TH, kịp thời cổ vũ động viên phong
trào.
Tỉnh đã cấp kinh phí xây dựng nhiều phòng học. Mạng lưới trường tiểu
học, THCS từng bước được mở rộng tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
học tập của nhân dân. Đội ngũ giáo viên có sự nỗ lực, vượt khó, tích cực hồn
thành nhiệm vụ được giao.
Cơng tác chống tái mù chữ, thực hiện chuyên đề sau XMC để khắc
phục tình trạng tái mù được triển khai qua các năm nhằm cung cấp những
kiến thức hành dụng cơ bản cho người mới được cơng nhận xố mù chữ, giúp
họ có những hiểu biết về đời sống hàng ngày.
Với sự quyết tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các ngành, các cấp trong
việc thực hiện đường lối giáo dục – đào tạo của Đảng, đến tháng 12/1998,
Bình Phước đã được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia về XMC – PCGD TH.
Việc duy trì cơng tác XMC và giáo dục tiếp tục sau XMC vẫn được chỉ đạo
thực hiện thường xuyên, duy trì và nâng cao kết quả đã đạt được trong công
tác XMC, nâng cao tỷ lệ người biết chữ toàn tỉnh.
Số người mù chữ trong độ tuổi 15 – 35 của toàn tỉnh năm 1997 là
14.536, đến năm 2002 còn 11.075, giảm hơn 3.000 người, nâng tỷ lệ biết chữ
toàn tỉnh từ 92,9% lên 95%.
Long. Công tác này được chú ý tại các vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới,
vùng sâu [70, tr.4].
Bảng 2.20. Tình hình cơng tác xố mù chữ ở Bình Phước
Tiêu chí 1997 –
1998
1998 –
1999
1999 –
2000
2000 –
2001
2001 –
2002
Tỷ lệ người biết chữ
trong độ tuổi 15 – 35 92,9% 92,36% x 93,6% 95%
Số người mù chữ trong
độ tuổi 15 – 35 14.536 14.252 x 13.262 11.075
Số người được huy động
ra lớp XMC 5.287 1.943 2.803 3.403 2.756
Số người được huy động
ra lớp sau XMC 326 292 1.273 1.490 1.856
Số huyện đạt chuẩn XMC
– PCGD TH 3/5 4/5 5/5 5/5 6/6
Số xã đạt chuẩn XMC –
PCGD TH 66/75 68/75 73/80 80/80 87/87
Nguồn: Sở GD-ĐT Bình Phước, các báo cáo tổng kết hoạt động
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác XMC và giáo dục tiếp
tục sau XMC trong giai đoạn này cũng tồn tại những điểm hạn chế cần lưu ý.
Sau khi Bình Phước được công nhận đạt chuẩn quốc gia (tháng
mù chữ và trẻ em chưa đi học hoặc bỏ học ra lớp. Đến năm 2002, tồn tỉnh
cịn 11.075 người mù chữ, chiếm tỷ lệ 5%.
Việc thực hiện chuyên đề sau XMC chưa được các đơn vị đẩy mạnh.
Do đó, có nơi có biểu hiện tái mù trở lại [64, tr.b].
Đội ngũ giáo viên chuyên trách các xã phải kiêm nhiệm công tác khác,
lại thay đổi thường xuyên. Do đó, việc lưu trữ hồ sơ sổ sách, văn bản không
được thực hiện đầy đủ, liên tục.
Việc kí hợp đồng trách nhiệm với các đồn thể ban ngành địa phương
khơng được tiến hành thường xuyên, dẫn đến có lúc, có nơi, công tác XMC
được coi là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục. Đời sống của nhân dân
trong tỉnh cịn khó khăn cũng tác động làm hạn chế kết quả của phong trào.
Trong thời gian tới, ngành GD-ĐT Bình Phước cần quyết tâm hơn nữa
trong việc chỉ đạo và thực hiện để duy trì và nâng cao những kết quả đã đạt
được trong thời gian qua.
<b>2.4.2. Bổ túc văn hoá</b>
Khi tái lập tỉnh, Bình Phước có 3 trung tâm GDTX là TT GDTX Đồng
Phú (từ năm 2000 đổi tên thành TT GDTX Đồng Xồi), TT GDTX Bình
Long, TT GDTX Phước Long. Năm học 1998 – 1999, Sở thành lập thêm TT
GDTX Bù Đăng. Đến năm học 2001 – 2002, cịn 2 huyện chưa có TT GDTX
là Đồng Phú và Lộc Ninh.
Việc tuyển sinh của các trung tâm từng bước đi vào ổn định theo đúng
quy chế của Bộ GD-ĐT. Số lượng học sinh BTCS có xu hướng giảm do chủ
trương PCGD THCS, 100% các em học sinh tốt nghiệp tiểu học được xét
tuyển thẳng vào các trường THCS công lập. Số học viên BTTH phát triển
không ổn định do phụ thuộc vào việc xét tuyển từng năm ở bậc THPT. Dù
vậy, số lượng học viên BTVH được duy trì do chất lượng ngành học ngày
Hình 2.4. Quy mơ học viên bổ túc văn hố ở Bình Phước
giai đoạn 1997 – 2002
368 369
147
101
188
847
999
945
860
1390
1215
1368
1133 <sub>961</sub>
1537
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
1997 - 1998 1998 - 1999 1999 - 2000 2000 - 2001 2001 - 2002
S
ố
h
BTCS BTTH Tổng số HV BTVH
Nguồn: Sở GD-ĐT Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
Hầu hết các trung tâm đảm bảo dạy đủ 7 môn theo quy định gồm: Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học. Việc dạy của thầy và
học của trò được thực hiện nghiêm túc với các hình thức như: tự học, học có
hướng dẫn, học tập trung,… Tuy nhiên, do đặc thù ngành học, học viên vừa
học vừa làm nên tỷ lệ học viên xếp loại học lực yếu, kém cao. Năm học 2001
– 2002, có 20,2% học sinh BTCS và 20,6% học sinh BTTH có học lực dưới
trung bình. Ban lãnh đạo các trung tâm đã có những biện pháp tích cực, bồi
dưỡng thêm kiến thức để giảm tỷ lệ học viên yếu, kém.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bổ túc văn hoá hàng năm ở mức cao. Tuy
phản ánh được thực chất trình độ kiến thức, kỹ năng của người học” [16,
tr.208].
Bảng 2.21. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp hệ bổ túc
ở Bình Phước giai đoạn 1997 – 2002
Cấp học 1997 –
1998
1998 –
1999
1999 –
2000
2000 –
2001
2001 –
2002
BTCS 68,61% 81,3% 89,79% 97,44% 85,8%
BTTH 92,4% 79,95% 95,77% 98,31% 97,29%
Nguồn: Sở GD-ĐT Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
Nhìn chung các trung tâm GDTX trong toàn tỉnh chủ yếu bồi dưỡng
nâng cao trình độ văn hố cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, thanh niên,
người lao động và công nhân các công ty cao su. Các trung tâm cịn nhiều khó
khăn do kinh phí hoạt động phải tự cân đối thu chi. Giáo viên giảng dạy chủ
yếu thỉnh giảng từ các trường PTTH trên địa bàn.
Nhằm giúp các trung tâm duy trì hoạt động và phát triển, Sở GD-ĐT đã
chỉ đạo các trung tâm phải xây dựng đề án kế hoạch hoạt động như dạy nghề
phổ thông, liên kết với các trung tâm ngoại ngữ – tin học ở TP HCM đào tạo
cấp chứng chỉ,… Năm học 2000 – 2001, hai TT GDTX Phước Long và Bình
Long triển khai mơ hình trung tâm giáo dục cộng đồng cấp xã theo sự chỉ đạo
của Bộ GD-ĐT, đẩy mạnh việc hợp đồng giảng dạy BTVH cho công nhân các
công ty cao su.
tra chuyên đề 1 trung tâm. Qua kiểm tra, Sở đã kịp thời phát hiện và khắc
phục những sai lệch, đúc rút những kinh nghiệm trong quản lý chỉ đạo.
<b>2.4.3. Giáo dục từ xa</b>
Ngồi các lớp bổ túc văn hố, xuất phát từ nhu cầu thực tế của người
học, từ năm học 2001 – 2002, các trung tâm GDTX đã chủ động xin ý kiến
của Sở mở các lớp Anh văn, vi tính và luyện thi đại học. Kết quả, TT GDTX
Bù Đăng mở 1 lớp tin học với 30 học viên, 2 lớp tiếng Anh với 65 học viên.
TT GDTX Đồng Xoài mở lớp Tiếng Anh với 290 học viên, đưa chương trình
Anh văn vào các lớp bổ túc, mở 3 lớp luyện thi đại học khối A, B, C cho 120
học sinh.
Từ năm học 2000 – 2001, Chi nhánh đào tạo từ xa Huế được thành lập
tại Bình Phước. Khố I được khai giảng với 934 học viên, trong đó, ĐH SP
774, ĐH Luật 94, ĐH Quản trị kinh doanh 66 học viên. Khoá II tuyển sinh
861 sinh viên.
Sự xuất hiện của mơ hình đào tạo từ xa tại Bình Phước khơng chỉ góp
phần nâng cao trình độ, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên của Tỉnh, mà
còn tạo điều kiện để mọi người dân Bình Phước có điều kiện học tập thường
xuyên, học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ văn hố, chun mơn,
nghiệp vụ và kỹ thuật nghề nghiệp, nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân
lực cho sự nghiệp CNH – HĐH tỉnh nhà.
<b>Tóm lại</b>, giáo dục thường xuyên ờ Bình Phước giai đoạn 1997 – 2002
đã đạt được một số thành tựu nổi bật:
- Công tác XMX và giáo dục tiếp tục sau XMC được thực hiện với quyết
tâm cao và duy trì sự chỉ đạo thường xuyên, củng cố và nâng cao những kết
quả đã đạt được. Tháng 12/1998, Bình Phước được cơng nhận đạt chuẩn quốc
2000. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15 đến 35 được nâng từ 92,9% năm
- Công tác bổ túc văn hố được duy trì về quy mô, phát triển về chất
lượng giảng dạy.
- Hình thức đào tạo từ xa bước đầu được thực hiện từ năm học 2000 –
2001.
Những mặt còn tồn tại của giáo dục thường xuyên ở Bình Phước giai
đoạn 1997 – 2002 là:
- Tỷ lệ huy động số người mù chữ ra lớp còn thấp (khoảng 25%).
- Một số huyện chưa có TT GDTX. Các TT GDTX còn gặp nhiều khó
khăn về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động,… Giáo viên giảng dạy tại các TT
GDTX hầu hết là giáo viên thỉnh giảng.
- Hình thức đào tạo từ xa phát triển cịn chậm, mang tính lẻ tẻ, tự phát,
chưa đáp ứng được nhu cầu của người học. Ngành chưa có một chiến lược lâu
dài phát triển hình thức đào tạo này.
***
Ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Phước được tái lập, điều kiện kinh tế – xã hội
của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trong bối cảnh như vậy, với sự
quan tâm của các cấp uỷ Đảng và bằng sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ,
giáo viên, công nhân viên cũng như các em học sinh, ngành giáo dục – đào
tạo Bình Phước trong 5 năm 1997 – 2002 đã đạt được những kết quả bước
đầu đáng khích lệ:
Đội ngũ cán bộ – giáo viên phát triển nhanh cả về số lượng và chất
lượng, khắc phục một phần tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng sau ngày tái
lập tỉnh. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy được triển khai bước đầu mang
lại những kết quả nhất định trong việc giáo dục tồn diện học sinh. Cơng tác
chuẩn hoá, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được tiến hành thường xuyên.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị tiếp tục được củng cố, nâng cấp theo nhu
cầu thực tế.
Công tác giáo dục học sinh dân tộc, học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng
khó khăn được quan tâm. Cơng tác xã hội hố giáo dục được triển khai và đạt
được những kết quả bước đầu. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và THCS
được triển khai đúng tiến độ. Tháng 12/1998, Bình Phước đã được công nhận
đạt chuẩn quốc gia về XMC – PCGD TH.
Có thể nói rằng, với những thành tựu đạt được trong giai đoạn này,
ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước đã góp phần tạo nên những bước
chuyển biến mới cho nền kinh tế – xã hội của tỉnh nhà.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành giáo dục – đào tạo Bình
Phước giai đoạn 1997 – 2002 vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế sau:
Mạng lưới cơ sở trường lớp phát triển không kịp so với sự tăng nhanh
quy mô học sinh, đặc biệt là ở bậc trung học. Vấn đề này liên quan đến sự mất
cân đối trong cơ cấu các ngành học, đặc biệt là giữa giáo dục phổ thông và
giáo dục nghề nghiệp.
Tỷ lệ thu hút học sinh bậc học mầm non đến lớp còn thấp và không ổn
định. Nguyên nhân một phần do cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên chưa đáp
ứng đủ so với nhu cầu thực tế, một phần do bậc học này chưa nhận được sự
quan tâm thoả đáng so với các bậc học khác.
biệt là ở bậc học mầm non. Đời sống của phần lớn giáo viên cịn gặp nhiều
khó khăn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn, ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục tất cả các ngành học.
Chất lượng giáo dục được cải thiện dần thể hiện qua kết hai mặt giáo
dục. Tuy nhiên, xã hội vẫn băn khoăn về chất lượng giáo dục trong nhà
trường phổ thông cũng như chất lượng đào tạo ở các trường chuyên nghiệp và
dạy nghề. Điều này đòi hỏi nhà trường cần có sự xác định mục tiêu cụ thể
trong việc đào tạo con người để từ đó đưa ra những phương pháp giáo dục
phù hợp nhất.
Dù còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như trên nhưng những thành
tựu mà ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước đạt được trong giai đoạn 1997 –
2002 có ý nghĩa to lớn, là tiền đề để ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước
<b>CHƯƠNG 3.</b>
<b>SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC </b>
<b>GIAI ĐOẠN 2002 – 2007 </b>
<b>3.1. Giáo dục mầm non</b>
Sự phát triển của giáo dục mầm non Bình Phước giai đoạn 2002 – 2007
có sự tác động rất lớn từ những thay đổi trong hệ thống chính sách của Đảng
và Nhà nước đối với ngành học này, trong đó, đáng lưu ý nhất là Quyết định
số 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tháng 6/2002, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã
triệu tập hội nghị về công tác giáo dục mầm non với tiêu đề “Phát triển giáo
dục mầm non theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX”. Tại hội nghị này, Bộ GD-ĐT đã
kiểm điểm sâu sắc và đánh giá những mặt được và chưa được của giáo dục
mầm non khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 và Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX về giáo dục mầm non. Hạn chế, bất cập lớn nhất của
giáo dục mầm non được đánh giá lúc đó là chính sách đầu tư bất hợp lí, chỉ
mới đầu tư cho trẻ khu vực cơng lập mà chưa đầu tư cho trẻ ngồi cơng lập.
Phần lớn nơng thơn, miền núi và những vùng khó khăn, cơ sở vật chất trường
lớp mầm non còn rất nghèo nàn do nhiều năm không được đầu tư, có tới 222
xã khơng có một nhóm, lớp mầm non nào. Chính sách hỗ trợ cho giáo viên
ngồi biên chế cịn bất cập, đời sống của giáo viên thấp, quyền lợi tham gia
bảo hiểm không đảm bảo, tạo ra sự không công bằng đối với các lực lượng
tham gia lao động trong xã hội. Thực tiễn đó là những căn cứ để Thủ tướng
Chính phủ kí ban hành Quyết định 161/2002/QĐ-TTg về một số chính sách
phát triển giáo dục mầm non.
Quyết định 161/2002/QĐ-TTg là mốc son trong lịch sử phát triển giáo
nước tiếp tục tăng đầu tư phát triển giáo dục mầm non, đồng thời đẩy mạnh
sự nghiệp xã hội hoá giáo dục mầm non”. Định hướng phát triển các loại hình
giáo dục mầm non đến năm 2010 cũng đã được xác định rõ. Đặc biệt, nhằm
duy trì, ổn định và phát triển đội ngũ giáo viên, Quyết định đã quy định giáo
viên mầm non ở các xã đặc biệt khó khăn (danh mục được quy định theo
Quyết định 135 của Thủ tướng Chính phủ) được tuyển vào biên chế nếu đủ
điều kiện về trình độ đào tạo, sức khoẻ. Đối với các vùng cịn lại, biên chế
được bố trí cho cán bộ quản lí: hiệu trưởng, hiệu phó và cán bộ nịng cốt về
chun mơn. Giáo viên ngoài biên chế được hưởng lương thấp nhất không
dưới mức lương tối thiểu, được hưởng bảo hiểm xã hội, chế độ đào tạo, bồi
dưỡng, các danh hiệu tôn vinh nhà giáo. Nguồn thu được lấy từ học phí và các
nguồn khác, trong đó có sự hỗ trợ từ kinh phí nhà nước. Quyết định
161/2002/QĐ-TTg còn quy định trách nhiệm các bộ, ngành và trách nhiệm
của UBND các cấp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục mầm
non [107, tr.323].
Trước đó, quyết định của Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển
giáo dục 2001 – 2010 đã đề ra mục tiêu phát triển giáo dục mầm non đến năm
2010 là: “Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở
để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ; mở rộng hệ
thống nhà trẻ và trường mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt nông thôn
và những vùng khó khăn; tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư
vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình” [18, tr.23].
Năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Kế hoạch hành động
quốc gia giáo dục cho mọi người 2003 – 2015” với các mục tiêu giáo dục
mầm non là: Cung cấp cơ hội tiếp cận với chăm sóc giáo dục mầm non cho
trẻ từ 0 – 5 tuổi, ưu tiên trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em có hồn cảnh khó
khăn, đảm bảo tất cả trẻ em đều hoàn thành 1 năm giáo dục tiền học đường có
Nghị quyết 37/2004/QH11 của Quốc hội khoá XI về giáo dục và đào
tạo đã khẳng định mục tiêu đổi mới chương trình nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục tồn diện thế hệ trẻ và nhiệm vụđổi mới chương trình chăm sóc giáo
dục mầm non.
Luật Giáo dục 2005, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (có hiệu
lực từ ngày 1/1/2005) đã xác nhận: Trẻ em được quyền tiếp nhận một nền
giáo dục cơ sở từ giáo dục mầm non để phát triển toàn diện nhân cách và
chuẩn bị vào lớp một thông qua nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với
trẻ. Các Luật cũng khẳng định nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo,… phải có những
điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng nuôi dạy trẻ em; nhà nước dành
một tỉ lệ ngân sách thích đáng trong kế hoạch hàng năm cho việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy
mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao đã
đặt ra những yêu cầu mới, các mục tiêu mới về phát triển giáo dục mầm non
đến năm 2010 trong điều kiện tuân theo quy luật của nền kinh tế thị trường,
đồng thời đảm bảo công bằng trong giáo dục.
Ngày 23/6/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
49/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn
2006 – 2015” khẳng định phát triển giáo dục mầm non nhằm tạo bước chuyển
biến cơ bản, vững chắc và tồn diện, nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ; củng cố, mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, đặc
biệt chú trọng đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế – xã
hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.
Phấn đấu đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng
Quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
đã đem lại những chuyển biến rất tích cực trong giáo dục mầm non cả nước
nói chung, trong đó có Bình Phước trên tất cả các phương diện.
<b>3.1.1. Quy mơ trường, lớp, học sinh</b>
Công tác mở rộng quy mô phát triển giáo dục mầm non công lập được
UBND các cấp chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện xây dựng mạng
lưới để phát triển các lớp mầm non, mẫu giáo và nhóm trẻ theo điều kiện cụ
thể của từng địa phương.
Thực hiện Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
giáo dục mầm non các xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân
tộc tiếp tục được ưu tiên phát triển. Số trường mầm non tăng nhanh (gấp 2,24
lần sau 5 năm). Trường mầm non được hình thành từ việc mở rộng trường
mẫu giáo hoặc sáp nhập một số nhóm trẻ nhà trẻ vào trường mẫu giáo. Cùng
với biện pháp thành lập các lớp mẫu giáo trong trường tiểu học, về cơ bản,
ngành đã xoá được xã trắng về giáo dục mầm non trong toàn tỉnh từ năm học
2003 – 2004 [73, tr.4].
Đối với khu vực thuận lợi, địa phương ln khuyến khích, động viên,
tạo mọi điều kiện cho các loại hình trường mầm non dân lập, tư thục phát
triển. Tuy nhiên, do đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn nên loại hình
trường mầm non ngồi cơng lập phát triển cịn chậm.
Năm học 2006 – 2007, cả tỉnh có 104 cơ sở giáo dục mầm non, trong
đó có 47 trường mầm non (8 trường ngồi cơng lập), 57 trường mẫu giáo (2
trường ngồi công lập). Hai trường đạt chuẩn quốc gia là Mầm non Hoa Hồng
(Đồng Xoài) và Mầm non Hoạ Mi (Bình Long) được cơng nhận từ năm học
2005 – 2006.
Các nhóm trẻ gia đình có xu hướng phát triển nhanh. Nguyên nhân một
chỉ ưu tiên huy động các cháu 5 tuổi ra lớp mẫu giáo. Mặt khác, các nhóm trẻ
gia đình có thể linh động về thời gian, đáp ứng nhu cầu phần lớn dân cư sống
bằng nghề nơng, cơng nhân xí nghiệp. Đối với loại hình nhóm trẻ này, phịng
giáo dục huyện thị chưa thể quản lí hết được [79, tr.3].
Hình 3.1. Số cơ sở giáo dục mầm non ở Bình Phướcgiai đoạn 1997 – 2007
1 1 1 1 1 1 1 1 0 0
14 15 15 16 20 21
29 34 42
47
30 35 39
45
49 57
56 52
52
57
0
20
40
60
80
100
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
Tỷ lệ huy động số cháu đến nhà trẻ trong độ tuổi chiếm tỷ lệ 8,75%
năm học 2002 – 2003, đến năm học 2006 – 2007 chỉ còn 8,57%.
Số học sinh mẫu giáo đến lớp tăng đều. Năm học 2006 – 2007, số học
mẫu giáo huy động đến trường so với số cháu trong độ tuổi chiếm tỷ lệ
58,69%, số cháu mẫu giáo 5 tuổi ra lớp là 14.017, đạt tỷ lệ 85,63%.
Tỷ lệ huy động các cháu đi nhà trẻ và mẫu giáo ở Bình Phước cịn thấp
so với tỷ lệ chung của cả nước. Chẳng hạn, năm học 2004 – 2005, tỷ lệ các
cháu đi nhà trẻ của cả nước là 17%, của Bình Phước chỉ đạt 8,23%, tỷ lệ các
cháu đi mẫu giáo của cả nước đạt 64,4%, của Bình Phước đạt 47,96%.
Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ sở vật chất thiếu thốn, trường lớp
không đáp ứng yêu cầu phát triển; giáo viên ra trường hằng năm cũng khơng
Bảng 3.1. Tình hình huy động trẻ ra lớp mầm non ở Bình Phước
giai đoạn 2002 – 2007
2002 – 2003 2003 – 2004 2004 – 2005 2005 – 2006 2006 – 2007
<b>Nhà trẻ</b>
Số lượng 2.601 2.480 2.424 2.516 2.674
Tỷ lệ % 8,75 9,45 8,23 8,62 8,57
<b>Mẫu giáo</b>
Số lượng 18.969 19.766 23.773 24.607 25.884
Tỷ lệ % 50,18 46,75 47,96 54,73 58,69
<b>Trẻ 5 tuổi</b>
Số lượng 11.734 12.561 12.676 14.445 14.017
Tỷ lệ % 83,36 87,31 88,0 93,67 85,63
đáp ứng đủ yêu cầu của các trường mầm non, việc ưu tiên cho trẻ 5 tuổi ra lớp
mẫu giáo [80, tr.7].
Tỷ lệ trẻ là con em đồng bào dân tộc có sự chuyển biến trong giai đoạn
2002 – 2007, nhưng còn chiếm tỷ lệ thấp. Năm học 2006 – 2007, tỷ lệ học
sinh dân tộc ở nhà trẻ chiếm 2,4%, ở bậc mẫu giáo chiếm 12,8%.
Để phát triển quy mô ngành giáo dục mầm non Bình Phước trong
những năm học tới, ngành cần tăng cường hơn nữa sự ưu tiên cho giáo dục
mầm non như dành quỹ đất để xây dựng trường, tăng cường xây dựng cơ sở
vật chất, nâng cao chất lượng cũng như thúc đẩy q trình xã hội hố giáo dục
mầm non.
Bảng 3.2. Tình hình huy động trẻ dân tộc ít người ra lớp mầm non
ở Bình Phước giai đoạn 2002 – 2007
2002 – 2003 2003 – 2004 2004 – 2005 2005 – 2006 2006 – 2007
<b>Nhà trẻ</b>
Số lượng 18 45 11 34 66
Tỷ lệ % 0,7 1,8 0,45 1,35 2,4
<b>Mẫu giáo</b>
Số lượng 1.672 2.436 2.449 3.020 3.330
Tỷ lệ % 8,8 12,3 10,3 12,27 12,8
<b>3.1.2. Chất lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục</b>
<i><b>* V</b><b>ề cơng tác chăm sóc, ni dưỡng:</b></i>
Việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu tiếp tục được các đơn vị ngành giáo
dục mầm non thực hiện tốt. Các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức khám sức
khỏe ngay từ đầu năm học, đồng thời theo dõi sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ
tăng trưởng, kịp thời có kế hoạch bổ sung chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho
trẻ. Trong các năm học, hầu hết trẻ đến lớp được theo dõi cân nặng qua việc
chấm biểu đồ tăng trưởng. Các đơn vị trường phối hợp với ngành y tế khám
sức khoẻ định kì cho trẻ ít nhất 1 lần/năm.
Trong hè năm 2003, ngành đã mở lớp tập huấn về dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm cho các đơn vị mầm non trong tỉnh, hướng dẫn cách
chấm điểm đánh giá chuyên đề, kết hợp với trung tâm y tế dự phòng tỉnh tổ
chức lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý, nhân viên
cấp dưỡng trong các trường mầm non có tổ chức ăn cho trẻ. Nhằm xây dựng
mơ hình để nhân rộng tồn tỉnh, ngành tiếp tục chỉ đạo xây dựng điểm chuyên
đề theo từng đơn vị huyện, thị. Trong năm học 2003 – 2004, ngành đã kiểm
tra 8/8 trường điểm thực hiện chuyên đề, kết quả xếp loại tốt: 5, khá: 3. Qua
thực hiện chuyên đề dinh dưỡng và vệ sinh an tồn thực phẩm, phụ huynh có
sự đồng tình cao trong việc kết hợp với nhà trường ni dưỡng, chăm sóc trẻ.
Các biện pháp được thực hiện để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ
như vận động phụ huynh học sinh tăng khoản đóng góp về tiền ăn cho phù
hợp với thời giá; tổ chức cho trẻ ăn theo thực đơn hàng ngày có thay đổi và
điều tra trước khi đi chợ để có điều chỉnh kịp thời về chất lượng; kiểm tra chặt
chẽ khâu tiếp phẩm, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh chế biến, chia ăn cho các
cháu, đồng thời có biện pháp phối hợp với gia đình để tăng cường cơng tác
giáo dục dinh dưỡng và chăm sóc cháu suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó Sở GD
thị trường tăng cao mặc dù các đơn vị đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng
bữa ăn hàng ngày của trẻ cũng còn nhiều hạn chế.
Các đơn vị trường bán trú thực hiện tốt khâu vệ sinh an toàn thực
phẩm, tăng cường công tác kiểm tra, vệ sinh phịng – nhóm, vệ sinh môi
trường xung quanh. 100% các trường bán trú ký hợp đồng mua thực phẩm
tươi ngon, hợp vệ sinh với các cửa hàng có uy tín tại địa phương. Cơng tác
phịng tránh tai nạn cho trẻ luôn được các đơn vị quan tâm, chú ý. Cơng tác
đảm bảo an tồn, phịng chống dịch bệnh, chăm sóc vệ sinh cho trẻ được thực
hiện tốt. Việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ được đưa vào tiêu chuẩn xét
thi đua hàng tháng và được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện
nghiêm túc. Trong giai đoạn 2002 – 2007, toàn ngành học mầm non không để
xảy ra ngộ độc thực phẩm và tai nạn trong trường, lớp mầm non.
Với những biện pháp tích cực của ngành, tỷ lệ trẻ mầm non suy dinh
dưỡng ở Bình Phước có xu hướng giảm mạnh. Năm học 2001 – 2002, tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng ở cuối năm học là 19,5% ở nhà trẻ và 22,18% ở mẫu giáo.
Đến năm học 2007 – 2008, tỷ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm học ở nhà trẻ là
6,41%; mẫu giáo là 10,02%.
<i><b>* V</b><b>ề công tác giáo dục:</b></i>
Từ những năm học trước, Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước chỉ đạo
các đơn vị thực hiện các loại chương trình chăm sóc giáo dục do Bộ Giáo dục
– Đào tạo quy định: Nhà trẻ thực hiện chương trình chỉnh lí, mẫu giáo chương
trình cải cách. Riêng lớp 5 tuổi các trường trọng điểm huyện thị thực hiện
chương trình đổi mới do Bộ ban hành. Từ năm học 2002 – 2003, chương trình
đổi mới hình thức giáo dục trẻ 5 tuổi được thực hiện ra diện rộng ở những nơi
có điều kiện cơ sở vật chất,đội ngũ giáo viên. Kết quả thực hiện chương trình
đổi mới hình thức trẻ 5 tuổi đã có bước chuyển về chất lượng, được sự hỗ trợ
của chính quyền địa phương và hội phụ huynh học sinh trong việc đầu tư cơ
dục trẻ 3, 4 tuổi cũng được triển khai thử nghiệm tại hai đơn vị là trường
Mầm non Hoa Hồng – Đồng Xoài và trường Mẫu giáo Phú Riềng B – Phước
Long. Việc triển khai thử nghiệm bước đầu xây dựng được nội dung giáo dục
phù hợp làm cơ sở nhân rộng cho các đơn vị trong toàn tỉnh. Đến hết năm học
2006 – 2007, việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới
đạt kết quả như sau:
- Nhà trẻ: 60% thực hiện chương trình đổi mới, 40% vẫn còn thực
hiện chương trình chỉnh lý;
- Mẫu giáo: 54,79% thực hiện chương trình đổi mới; 45,21% thực
hiện chương trình cải cách.
Do đội ngũ giáo viên mầm non phần lớn là giáo viên đào tạo nâng
chuẩn, việc tiếp thu cái mới còn chậm nên việc thực hiện chương trình đổi
mới cịn gặp nhiều hạn chế.
Trong các năm học, Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước chỉ đạo các
đơn vị mầm non trong tỉnh thực hiện nhiều chuyên đề chuyên môn nhằm từng
bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trẻ: chuyên đề làm quen với
toán; chuyên đề làm quen với văn học, chữ viết; chuyên đề giáo dục dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm; chuyên đề về an tồn giao thơng,… Qua
triển khai thực hiện, các đơn vị thực hiện tốt phân phối chương trình, quy chế
chuyên môn, đảm bảo chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ; giáo viên vận dụng
tốt phương pháp để hướng dẫn trẻ hoạt động; trẻ tự tin, mạnh dạn, tích cực
trong các tiết kể chuyện, đọc thơ, biết xem truyện tranh chữ to và kể lại
chuyện. Trẻ 5 tuổi được trang bị những kiến thức cơ bản chuẩn bị vào lớp 1.
Các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thực hiện tốt cơng tác chăm
sóc giáo dục trẻ khuyết tật được hoà nhập: xây dựng kế hoạch chăm sóc, chú
ý quan tâm đến trẻ hơn tạo cho trẻ tự tin khi tham gia vào các hoạt động với
bạn bè cùng trang lứa. Ngành đã tổ chức triển khai nội dung tập huấn của Bộ
giáo viên có trẻ khuyết tật hịa nhập. Tuy nhiên, địa phương chưa có chế độ
hỗ trợ cho giáo viên; chỉ giảm số cháu theo qui định tại điều lệ trường mầm
non đối với lớp có trẻ khuyết tật hịa nhập.
Những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại là: Chưa mở được lớp bồi
dưỡng kỹ năng chăm sóc trẻ khuyết tật hịa nhập cho giáo viên; phần lớn trẻ
khuyết tật chưa được cơ quan chức năng chứng nhận khuyết tật, chủ yếu do
nhận định của cô giáo và phụ huynh; chưa có kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ
mà chỉ có kế hoạch giáo dục chung của lớp.
Ngành tổ chức nhiều hội thi từ cấp trường đến cấp tỉnh nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; đồng thời phối hợp với các ban ngành
đồn thể tun truyền phổ biến kiến thức ni dạy trẻ cho các bậc phụ huynh
học sinh: Gia đình và người cơng dân tí hon, tìm hiểu luật an tồn giao
thơng… Hàng năm, ngành xét duyệt hồ sơ các cháu đạt danh hiệu “Bé khoẻ,
bé ngoan” cấp tỉnh. Năm học 2006 – 2007 có 2.676 cháu đạt giải.
<b>3.1.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí</b>
Nét nổi bật nhất của tình hình đội ngũ giáo viên mầm non giai đoạn
1997 – 2002 là tình trạng thiếu giáo viên và tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn thấp.
Bằng biện pháp hợp đồng ngoài biên chế số giáo viên tiểu học chuyển sang
dạy mầm non, về cơ bản, số giáo viên đủ đáp ứng cho bậc mầm non phát
triển.
Từ khi có Quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT cùng Sở Nội vụ
tham mưu UBND tỉnh tuyển dụng giáo viên mầm non cho tất cả 43 xã đặc
biệt khó khăn. Đến năm học 2006 – 2007, ngành có 1.317 giáo viên mầm non,
tăng 1,4 lần so với năm học 2002 – 2003. Dù vậy, do quy mô học sinh tăng
nhanh và do yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng theo chương
phục bằng các biện pháp như động viên giáo viên mầm non dạy thêm lớp và
hợp đồng học sinh tốt nghiệp THPT thông qua lớp bồi dưỡng chuyên môn
ngắn hạn để làm việc tại trường có lớp bán trú [79, tr.9].
Bảng 3.3. Tình hình giáo viên mầm non Bình Phước giai đoạn 2002 – 2007
Nội dung 2002 –
2003
2003 –
2004
2004 –
2005 –
2006
2006 –
2007
Số giáo viên mầm nonđứng lớp 969 1.001 1.126 1.171 1.317
Số lớp/nhóm trẻ 828 857 953 932 996
Số giáo viên còn thiếu 0 100 119 334 418
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn (%) 46,3 22,2 27,98 38,87 53,21
Nguồn: Sở GD-ĐT Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học, [80, tr.3]
Nhằm nâng cao trình độ chun mơn và năng lực cán bộ quản lí, hàng
năm Sở GD-ĐT mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, cán bộ
quản lí. Năm học 2002 – 2003, ngành mở 1 lớp cán bộ quản lí với 60 học
viên. Năm học 2005 – 2006, ngành mở 2 lớp khơng chính quy đào tạo chuẩn
hoá 132 giáo viên 2 huyện Đồng Phú và Lộc Ninh. Đến năm học 2006 –
2007, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên ở bậc mầm non là 53,21% (có 2,9%
trên chuẩn).
Song song với việc mở lớp bồi dưỡng, chuẩn hố, Sở GD-ĐT cịn chỉ
đạo trường CĐSP tuyển sinh, đào tạo giáo viên mầm non đạt chuẩn 12+2, mở
1 lớp đại học tại chức đào tạo 69 giáo viên mầm non.
Năm học 2006 – 2007, có 49/1.317 giáo viên mầm non trực tiếp đứng
<b>3.1.4. Cơ sở vật chất</b>
Cơ sở vật chất trường lớp mầm non ngày càng được cải thiện. Hằng
năm, ngành có nhiều cố gắng trong việc tham mưu xây dựng, tu sửa vật chất
trường lớp hiện có; từng bước cải tạo trường lớp khang trang, sạch đẹp. Điểm
mạnh của tỉnh Bình Phước trong công tác xây dựng cơ bản là được Tỉnh uỷ,
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quan tâm và chỉ đạo xây dựng theo
hướng lầu hoá dần ở khu trung tâm, khu đơng dân cư, xố dần lớp học ca ba
và phòng học tranh tre. Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách, ngành còn huy
động nguồn vốn từ quỹ đóng góp xây dựng cơ sở vật chất của nhân dân và
các cơ quan, đơn vị khác.
Sự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các lớp mẫu giáo 5 tuổi,
tuy có phần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn nhưng so với nhu cầu thực
tế của chương trình đổi mới thì cịn hạn chế rất nhiều. Năm học 2006 – 2007,
ngành học mầm non có 987 phịng học, tăng 157 phòng so với năm 2005 –
2006, nhưng số phòng học mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu. Vẫn còn phòng học
tranh tre. Nhiều nơi trẻ còn học phòng tạm, học nhờ nhà dân, học nhờ phòng
của trường tiểu học. Một số đơn vị trường cịn thiếu phịng, nhóm lớp phải
học 2 ca/ngày. Trường lớp chưa có sân chơi, cơng trình vệ sinh. Bếp ăn chưa
xây dựng theo đúng quy định [79, tr.1].
Cùng với việc kiên cố hóa trường lớp, ngành đã chú trọng đầu tư xây
dựng một số trường điểm, tạo diện mạo mới của giáo dục mầm non theo
hướng chuẩn hoá hệ thống trường lớp. Đến năm 2007, Bình Phước có 2
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là trường Mẫu giáo Hoạ Mi (Bình Long)
và Mầm non Hoa Hồng (Đồng Xồi).
<b>3.1.5. Tình hình xã hội hóa giáo dục mầm non</b>
Trong giai đoạn 2002 – 2007, các giải pháp thực hiện xã hội hoá giáo
pháp: Tăng cường sự chỉ đạo của cấp uỷ và UBND các cấp; huy động sự tham
gia của các ban ngành và đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội; thu hút nhiều
nguồn lực trong nhân dân; xây dựng và nhân rộng các điển hình tốt về giáo
dục mầm non. Nhờ vậy, một hệ thống giáo dục mầm non ngồi cơng lập đã
hình thành và ngày càng phát triển.
Từ năm học 1999 – 2000, ngành giáo dục mầm non Bình Phước bước
đầu chỉ đạo thực hiện loại hình cơng lập có lớp bán công ở 4 trường trọng
điểm của 4 huyện, thị với 1.051/17.279 học sinh, chiếm tỉ lệ 6,1%. Đến năm
học 2006 – 2007, ngành đã có 10 cơ sở giáo dục mầm non ngồi cơng lập với
số học sinh nhà trẻ là 498 (tỷ lệ 22%) và số học sinh mẫu giáo là 2.249 (tỷ lệ
8,72%).
Bảng 3.4. Số học sinh bậc mầm non ngồi cơng lập ở Bình Phước
giai đoạn 2002 – 2007
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
2002 – 2003 2003 – 2004 2004 – 2005 2005 – 2006 2006 – 2007
<b>Nhà trẻ</b>
Số lượng 825 753 841 725 1.158
Tỷ lệ % 31,7 30,36 34,69 28,8 43,3
<b>Mẫu giáo</b>
Số lượng 1.514 2.294 2.400 1.941 2.313
Phương thức xã hội hố cịn được thể hiện trong việc tổ chức tuyên
truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng và
tuyên truyền về giáo dục mầm non. 100% các đơn vị trường đều có bảng
tuyên truyền tại các góc lớp, tuyên truyền qua loa đài, qua các cuộc họp phụ
huynh, qua lễ hội, hội thi. Công tác tuyên truyền được thực hiện tốt đã giúp
phụ huynh hiểu biết sâu sắc về những lợi ích trong việc đưa trẻ đến trường
mầm non. Số bậc phụ huynh đưa con đến trường mầm non ngày một đơng;
cơng tác xã hội hố giáo dục để mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất được thuận
lợi; cộng đồng có sự quan tâm hơn đối với bậc học mầm non trong việc phối
hợp tổ chức các hội thi, hỗ trợ kinh phí khen thưởng cho các cháu đạt thành
tích tốt trong các năm học.
Từ năm học 2006 – 2007, ngành học mầm non kết hợp với Trung tâm
chăm sóc sức khỏe sinh sản của tỉnh thực nghiệm chương trình phịng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ qua việc uống sữa đậu nành ở 6 trường mầm non (thử
nghiệm trong 3 năm). Kết quả thực hiện bước đầu khá khả quan, các cháu đều
tăng cân. Việc phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương tuy có
nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng gặp một số khó khăn trở ngại như:
Do đặc thù cơng việc khác nhau nên đôi khi việc khám sức khỏe theo định kỳ
của các cháu còn chậm trễ so với dự kiến; tranh ảnh tuyên truyền đến các bậc
phụ huynh còn hạn chế; trong các cuộc họp phụ huynh các bậc cha mẹ tham
gia chưa đầy đủ.
<b>Tóm lại,</b> giáo dục mầm non Bình Phước trong giai đoạn 2002 – 2007
đã có sự chuyển biến rõ rệt từ quy mô đến chất lượng, từng bước vượt qua
những khó khăn và đạt được những thành tựu đáng kể.
Mạng lưới trường lớp mầm non phát triển rộng khắp. Thực hiện Quyết
định số 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, giáo dục mầm non các
tiên phát triển. Đây là một thành tựu lớn của ngành giáo dục mầm non Bình
Phước, thể hiện tính ưu việt trong chính sách phát triển giáo dục của Đảng và
Nhà nước ta.
Chất lượng giáo dục mầm non ngày càng được nâng cao nhờ thực hiện
tốt các chuyên đề trọng tâm trong công tác chuyên môn như: nâng cao chất
lượng giáo dục, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm; bước đầu giúp trẻ
làm quen được với toán, văn học, chữ viết… giáo dục ý thức cộng đồng cho
các cháu qua các hoạt động ngoại khóa. Các chuyên đề này đã góp phần quan
trọng làm phong phú, sâu sắc thêm nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục
trẻ. Cơng tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho gia đình và xã
hội được quan tâm phát triển.
Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa, nâng cao trình độ. Số
lượng giáo viên mầm non tăng nhanh, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển của
ngành học.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận đó thì giáo dục
mầm non Bình Phước trong giai đoạn này cũng còn tồn tại khơng ít những
hạn chế, bất cập.
Mạng lưới trường mầm non mặc dù được đầu tư mở rộng nhưng chưa
tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều hơn học sinh đến trường. Hệ thống cơ
sở giáo dục mầm non ngồi cơng lập phát triển chậm. Tỷ lệ trẻ huy động ra
lớp vẫn còn rất thấp so với tỷ lệ chung của cả nước.
Các trường mầm non ở Bình Phước hiện nay còn rất nhiều yếu kém về
cơ sở vật chất, chưa xây dựng được theo quy mô hiện đại và yêu cầu chuẩn.
Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất
lượng, nhiều phòng học phải học nhờ trường tiểu học. Hầu hết các trường
mầm non ở Bình Phước đều có quy mô không lớn, đa số các trường không đạt
em mình vào học. Một số trường khơng có cơ sở vật chất riêng, các phịng
học có được là nhờ vào sự chuyển giao từ các trụ sở làm việc cũ được cải tạo
chưa được đầu tư sửa chữa cho phù hợp với lứa tuổi.
Cùng với sự khó khăn về cơ sở vật chất, về sự phân bố trường lớp thì
việc đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non cũng cịn nhiều khó khăn bất cập.
Năm học 2006 – 2007, tồn tỉnh có 1.317 giáo viên. Dù số lượng tăng lên một
cách đáng kể nhưng do quy mô học sinh tăng nhanh và do yêu cầu nâng cao
chất lượng chăm sóc, ni dưỡng theo chương trình mẫu giáo mới nên tình
non. Tỷ lệ gần 50% giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn đã gây khơng ít khó
khó khăn cho việc nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu về số lượng cho
ngành học này.
Với những hạn chế như trên, lãnh đạo ngành GD-ĐT Bình Phước đã
đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách
quan mà ngành học mầm non vẫn chưa thoát khỏi hẳn những bất cập này.
Trong thời gian tới, ngành GD-ĐT Bình Phước cần phát huy những
mặt tích cực này, đồng thời đưa ra những giải pháp khoa học để khắc phục
những hạn chế, có kế hoạch quy hoạch và đào tạo hợp lý trong việc phân bố
trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để đưa giáo dục
<b>3.2. Giáo dục phổ thông </b>
Những năm đầu thế kỉ XXI, đất nước ta bước vào thời kì đẩy mạnh
CNH – HĐH với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông
nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc
tế. Giáo dục phổ thơng có vai trò quan trọng trong việc hình thành một hệ
thống phẩm chất và năng lực của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của
công cuộc CNH – HĐH đất nước cũng như hội nhập quốc tế. Ngoài các phẩm
chất như lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, quý trọng và hăng say lao
động, lịng nhân ái, ý thức trách nhiệm, cịn có những phẩm chất và năng lực
rất cần thiết trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ kinh tế nông
nghiệp sang kinh tế công nghiệp và chuẩn bị hình thành kinh tế tri thức; đó là
phẩm chất tôn trọng và nghiêm túc tuân theo pháp luật; quan tâm và tham gia
giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính tồn cầu; có tư duy phê phán để
thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống; đó là năng lực hợp tác và giao
tiếp có hiệu quả, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của sản
xuất và thị trường lao động, năng lực quản lý, nổi bật nhất là năng lực thích
ứng với cốt lõi và khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Những phẩm chất
và năng lực nêu trên phải được xem là những nội dung chủ yếu của mục tiêu
giáo dục và trước hết là mục tiêu của nhà trường phổ thông [16, tr.102].
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ
của khoa học cơng nghệ thể hiện qua các lí thuyết, các thành tựu mới và khả
năng ứng dụng cao, rộng và nhanh vào thực tế buộc chương trình, sách giáo
khoa phải ln được xem xét, điều chỉnh. Học vấn mà nhà trường phổ thông
trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn, vì vậy phải coi
trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức của lồi người, trên cơ
sở đó mà tiếp tục học tập suốt đời. Nội dung học vấn phải góp phần quan
học sinh những kĩ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này [16,
tr.102-103].
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 đã xác định: đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục là một
trong những giải pháp trọng tâm nhằm đạt được các mục tiêu chung và mục
tiêu của từng cấp học, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng thực hiện CNH –
HĐH và xây dựng kinh tế tri thức. Quy mô đổi mới ở tất cả các bậc học từ
giáo dục mầm non đến đại học.
Giáo dục phổ thơng được chọn đổi mới trước tiên vì có vị trí chủ yếu
trong tồn bộ cơng tác giáo dục – đào tạo, có vai trị quyết định trong sự tiến
bộ của đất nước. Giáo dục phổ thông chiếm số đông tuyệt đối trong số những
người đi học, quyết định chất lượng và hướng đi của các cấp học ngang nó và
sau nó, tạo nên trình độ chất lượng học vấn cho lớp người lao động trẻ và
trình độ văn hoá dân tộc [11, tr.106].
Ngày 9/12/2000, Quốc hội khoá X ban hành Nghị quyết 40/2000/QH10
về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc
đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng là xây dựng nội dung chương trình,
phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân
lực phục vụ CNH – HĐH đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống
Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong
khu vực và trên thế giới.
Ngày 11/6/2001, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 14/2001/CT
-TTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết
40/2000/QH của Quốc hội khoá X, nêu rõ các công việc mà Bộ Giáo dục –
Đào tạo và các cơ quan liên quan cần tiến hành trong thời gian tới.
Nhằm thực hiện Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
40/2000/QH10, ngày 10/5/2002, UBND tỉnh Bình Phước ra Chỉ thị số
10/2002/CT-UB về việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông. Chỉ thị hướng tới mục tiêu thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, tạo sự chuyển biến quan trọng về
chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cần nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong quá trình CNH – HĐH đất nước.
Trong giai đoạn 2002 – 2007, giáo dục phổ thơng Bình Phước có nhiều
chuyển biến mạnh mẽ trên cơ sở quá trình đổi mới chương trình giáo dục.
<b>3.2.1. Mạng lưới trường phổ thông</b>
Từ sau ngày tái lập tỉnh (1/1/1997), 100% xã, phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh đều đã có trường tiểu học. Trong 5 năm 2002 – 2007, số trường tiểu
học phát triển ổn định, tăng 12 trường (8,1%). Đến năm học 2006 – 2007,
tồn tỉnh có 148 trường tiểu học.
Trường có lớp học 2 buổi/ngày có xu hướng tăng nhanh, từ 29/131
trường năm học 2001 – 2002 lên 65/148 trường năm học 2006 – 2007. Việc
dạy học 2 buổi/ngày nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong
việc quản lý, giáo dục học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm – học thêm
không đúng quy định ở các nhà trường; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ
năng sống cho học sinh. Số trường có lớp học 2 buổi/ngày tăng chứng tỏ các
các cấp quản lý giáo dục cũng như xã hội đã có sự quan tâm hơn đến loại hình
trường lớp này.
Trường có lớp ghép còn nhiều: 46 trường (tỷ lệ 31,1%) với tổng cộng
Bảng 3.5. Tình hình mạng lưới trường tiểu học ở Bình Phước
giai đoạn 2002 – 2007
Nội dung 2002 –
2003
2003 –
2004
2004 –
2005
2005 –
2006
2006 –
2007
Tổng số trường TH và PTCS 136 142 142 144 148
Trường học 2 buổi/ngày 2 2 2 2 4
Trường có lớp học 2 buổi/ngày 40 52 50 50 65
Trường có lớp ghép 51 47 49 46 46
Số lớp ghép 114 107 118 102 93
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
Mạng lưới trường tiểu học phát triển không đồng đều giữa các huyện
thị. Các huyện Phước Long, Bù Đăng có mật độ trường tiểu học trên xã cao;
trong khi ở các huyện Chơn Thành, Bù Đốp, mạng lưới trường tiểu học còn
thưa thớt. Về cơ bản, trong giai đoạn 2002 – 2007, ở Bình Phước, mật độ
trường tiểu học trên địa bàn các xã, phường, thị trấn khơng có nhiều thay đổi
do số trường tiểu học phát triển tương đối ổn định và số xã, phường, thị trấn
có xu hướng tăng từ quá trình chia tách các đơn vị hành chính. Năm 2007,
Bảng 3.6. Số trường tiểu học trung bình trên địa bàn một xã, phường, thị trấn
ở Bình Phước năm 2002 và 2007
Huyện/ Thị
xã
Năm 2002 Năm 2007
Số xã,
phường,
thị trấn
Số
TH và
PTCS
Tỷ lệ
trường
/đơn vị
Số xã,
phường,
thị trấn
Số trường
TH và
PTCS
Tỷ lệ
trường
/đơn vị
Đồng Xoài 7 11 1,57 8 12 1,50
Đồng Phú 11 15 1,36 11 16 1,45
Phước Long 18 33 1,83 20 38 1,90
Lộc Ninh 13 17 1,30 15 21 1,40
Bù Đốp 5 7 1,40 7 9 1,29
Bù Đăng 12 24 2,00 14 27 1,93
Bình Long 13 24 1,84 15 25 1,67
Chơn Thành 8 11 1,38 9 11 1,22
Tổng 87 140 1,61 94 159 1,69
Nguồn: Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê
Số trường THCS tăng chậm (gấp 1,13 lần sau 5 năm) do mạng lưới
trường đã được phủ tương đối rộng khắp. Đến năm 2007, 88,8% xã, phường,
thị trấn trên địa bàn tỉnh có trường THCS (các huyện Đồng Phú và Bình Long
Bảng 3.7. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có trường trung học cơ sở
phân theo huyện, thị
Đơn vị: %
Đơn vị Năm
2000
Năm
2001
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Đồng Xoài 28,6 71,4 100 100 87,5
Đồng Phú 85,7 85,7 63,6 63,6 100
Phước Long 88,2 94,1 100 100 95
Lộc Ninh 83,3 100 86,7 86,7 80
Bù Đốp 16,7 28,6 71,4 71,4 85,7
Bù Đăng 63,6 72,7 92,3 92,3 85,7
Bình Long 100 100 92,9 92,9 100
Chơn Thành 100 100 88,9 88,9 77,8
Toàn tỉnh 76,3 85 88,3 88,3 88,8
Nguồn: Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 2007
Số trường THPT tăng từ 17 lên 23. Đến năm học 2006 – 2007, Bình
Phước vẫn cịn 4 trường bán công và đang dự kiến được chuyển đổi sang loại
hình cơng lập (vì trong Luật giáo dục 2005 khơng có loại hình trường bán
công). Năm học 2003 – 2004, trường THPT chuyên Quang Trung được thành
lập, là nơi đào tạo học sinh giỏi của tỉnh nhà. Chất lượng giáo dục mũi nhọn
dần trở thành một trong những thế mạnh của ngành giáo dục – đào tạo Bình
Bảng 3.8. Số trường phổ thơng Bình Phước giai đoạn 2002 – 2007
Đơn vị: Trường
Bậc học 2002 –
2003
2003 –
2004
2004 –
2005
2005 –
2006
2006 –
2007
Tiểu học 134 139 142 144 148
PTCS 2 3 0 0 0
THCS 74 79 84 84 86
PTTH 17 19 21 22 23
Tổng số 227 240 247 250 257
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
<b>3.2.2. Quy mô học sinh</b>
Quy mô học sinh tiểu học bắt đầu có xu hướng giảm từ năm học 2002 –
2003 và đang đi dần vào ổn định. Đây là kết quả tất yếu của việc thực hiện tốt
công tác dân số – kế hoạch hố gia đình cũng như tác động tích cực của cơng
tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Năm học 2006 – 2007, bậc tiểu
học có 89.816 học sinh, giảm 16.624 em (18,5%) so với năm học 2001 –
2002, năm có số học sinh tiểu học cao nhất. Tỷ lệ huy động học sinh đúng độ
tuổi đạt 97,28%.
Ở bậc THCS, số học sinh tăng ổn định, bình quân tăng khoảng
2%/năm. Đến năm học 2006 – 2007, bậc THCS có 63.695 học sinh.
Bậc THPT vẫn duy trì tốc độ tăng nhanh quy mô học sinh. Năm học
2006 – 2007, tồn tỉnh có 27.321 học sinh, tăng 8.928 em so với năm học
2002 – 2003. Trung bình mỗi năm quy mơ học sinh THPT tăng khoảng 8%.
Nhìn chung, quy mơ học sinh phổ thơng Bình Phước trong giai đoạn
học sinh THCS tăng chậm. Riêng bậc THPT, quy mô học sinh vẫn tiếp tục
tăng nhanh.
Hình 3.2. Quy mô học sinh phổ thông giai đoạn 2002 – 2007
93105
97418
101894
90791 89816
63695
63098
62061
59252
58503
27321
26477
22484
2002 - 2003 2003 - 2004 2004 - 2005 2005 - 2006 2006 - 2007
S
ố
học
s
inh
Tiểu học THCS THPT Tổng số HS PT
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
<b>3.2.3. Chất lượng giáo dục</b>
Việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh tiếp tục được
các trường quan tâm thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt đoàn thể, sinh hoạt
học sinh, đồng thời, có sự phối hợp tốt cùng gia đình trong việc giáo dục các
em. Nhìn chung, đa số học sinh có lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái,
tôn trọng pháp luật, biết kính trên, nhường dưới,… và thực hiện nghiêm túc
nội quy nhà trường.
Bảng 3.9. Xếp loại hạnh kiểm học sinh phổ thơng Bình Phước
năm học 2006 – 2007
Bậc học Hạnh kiểm Số lượng (HS) Tỷ lệ (%)
Tiểu học Thực hiện đầy đủ 87.427 99,0
Thực hiện chưa đầy đủ 865 1,0
THCS Khá – Tốt 54.549 88,9
Trung bình 6.510 10,6
Yếu – Kém 282 0,5
THPT Khá – Tốt 23.462 89,9
Trung bình 2.385 9,1
Yếu – Kém 259 1,0
Nguồn: Sở GD-ĐT Bình Phước, Báo cáo tổng kết năm học 2006 – 2007
Từ năm học 2002 – 2003, ngành triển khai thực hiện đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông. Đến năm học 2006 – 2007, việc đổi mới chương
Chương trình tiểu học mới với yêu cầu về nội dung và phương pháp
giảng dạy tích cực địi hỏi giáo viên dành nhiều cơng sức chuẩn bị. Ngành ưu
tiên bố trí những giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và năng lực chuyên
môn tốt làm công tác giảng dạy trực tiếp. Chất lượng giáo dục nhờ đó được
nâng lên. Lớp học sinh động, kích thích khả năng tư duy, độc lập sáng tạo của
học sinh.
Thực hiện chương trình mới, học sinh được phát triển các kỹ năng một
cách tồn diện hơn thơng qua hệ thống bài tập thực hành phong phú, đa dạng.
Học sinh được tiếp thu nhiều kiến thức gần gũi, thiết thực với cuộc sống hàng
ngày.
Trong giai đoạn này, các trường ở Bình Phước đều dạy đầy đủ các
môn học theo quy định. Việc giảng dạy tin học và áp dụng công nghệ thông
tin trong trường phổ thông được quan tâm. Ngồi các mơn học chính khóa,
nội dung giáo dục an tồn giao thơng, sức khỏe sinh sản, bảo vệ môi trường
được đưa vào các hoạt động ngoại khóa hoặc lồng ghép vào chương trình học
Bảng 3.10. Xếp loại học lực học sinh phổ thơng Bình Phước
năm học 2006 – 2007
Bậc học Học lực Số lượng (HS) Tỷ lệ (%)
Tiểu học Giỏi 12.912 14,6
Tiên tiến 19.218 21,8
Còn lại 56.162 63,6
THCS Khá – Giỏi 16.434 26,8
Trung bình 30.329 49,4
Yếu – Kém 14.578 23,8
THPT Khá – Giỏi 4.915 18,8
Trung bình 12.848 49,2
Yếu – Kém 8343 32,0
Nguồn: Sở GD-ĐT Bình Phước, Báo cáo tổng kết năm học 2006 – 2007
Chất lượng giáo dục mũi nhọn được duy trì và phát triển. Hàng năm,
cơng tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi được chú trọng.
Năm 2003, trường THPT chuyên Quang Trung được thành lập và đi
vào hoạt động. Trường được ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang
thiết bị cũng như công tác tuyển chọn giáo viên. Đến năm học 2006 – 2007,
có 2 khố học sinh ra trường với tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT 100%. Tỷ lệ học
sinh đậu vào các trường đại học công lập từ 86,5% năm 2005 – 2006 được
nâng lên 96,7% năm học 2006 – 2007. Hầu hết số học sinh giỏi quốc gia của
Bình Phước đều là học sinh trường chuyên với chất lượng và số lượng giải
<b>3.2.4. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí</b>
Đội ngũ giáo viên Bình Phước trong giai đoạn 1997 – 2002 đã có sự
phát triển nhanh về số lượng. Tuy nhiên, đến năm học 2001 – 2002, ngành
còn thiếu hơn 1.000 giáo viên phổ thông, nhiều giáo viên ở bậc tiểu học và
THCS chưa đạt chuẩn đào tạo. Bên cạnh đó, quy mơ học sinh vẫn tiếp tục
tăng (đặc biệt là bậc THPT) đã tạo một sức ép lớn đối với ngành để có thể
đảm bảo chất lượng giáo dục.
Trong giai đoạn 2002 – 2007, nhiều biện pháp khắc phục những khó
mơn cịn thiếu ở bậc THPT (Tốn, Tin, Cơng nghệ, Thể dục); chỉ đạo trường
Cao đẳng Sư phạm Bình Phước đào tạo giáo viên bậc THCS các mơn Tốn,
Tin, Nhạc, Hoạ, Thể dục, Công nghệ; tạo điều kiện cho giáo viên tự học nâng
chuẩn với các hình thức như chuyên tu, từ xa,…; liên kết với trường Đại học
Huế mở các lớp sau đại học;…
Có thể nói, chính sách thu hút giáo viên từ các tỉnh khác đến công tác
tại Bình Phước là một trong những chủ trương đúng đắn của Tỉnh uỷ tỉnh
Bình Phước. Chính sách này vừa giúp Bình Phước nhanh chóng khắc phục
tình trạng thiếu giáo viên, vừa tiết kiệm chi phí đào tạo và tạo cơ hội việc làm
cho nhiều sinh viên mới ra trường. Bình quân mỗi năm ngành GD-ĐT Bình
Phước tuyển khoảng 700 giáo viên phổ thơng. Nhờ đó, đội ngũ giáo viên
Bình Phước có sự phát triển nhanh về số lượng. Đến năm học 2006 – 2007,
tổng số giáo viên phổ thơng của Bình Phước là 8.300, trong đó có 4.232 giáo
Bảng 3.11. Số giáo viên phổ thông được Sở GD-ĐT Bình Phước tuyển mới
hàng năm giai đoạn 2002 – 2007
Cấp học 2002 –
2003
2003 –
2004
2004 –
2005
2005 –
2006
2006 –
2007
Tiểu học 267 385 101 105 84
THCS 420 330 256 328 396
THPT 139 149 307 133 223
Tổng 726 864 664 566 703
Nguồn: Sở GD-ĐT Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
Bảng 3.12. Số giáo viên phổ thơng ở Bình Phước giai đoạn 1997 – 2007
Năm học Tiểu học THCS THPT Tổng số
1997 – 1998 2.848 795 175 3.818
1998 – 1999 2.975 933 201 4.109
1999 – 2000 3.420 1.196 247 4.863
2000 – 2001 3.621 1.581 348 5.550
2001 – 2002 3.737 1.844 428 6.009
2002 – 2003 3.942 2.125 526 6.593
2003 – 2004 4.157 2.355 649 7.161
2004 – 2005 4.206 2.498 798 7.502
2005 – 2006 4.301 2.722 1.027 8.050
2006 – 2007 4.232 2.960 1.108 8.300
Tỷ lệ giáo viên trên lớp chuyển biến tích cực. Từ năm học 2002 – 2003,
bậc tiểu học đã có giáo viên dự trữ để bù nữ và tham gia học chuẩn hoá, nâng
cao trình độ. Bậc THCS và THPT đã có giáo viên dạy đủ tất cả các môn,
nhưng đến năm học 2006 – 2007, một số mơn vẫn thiếu nhiều giáo viên như
Tốn, Anh văn, Thể dục, Kỹ thuật,… Ngành đã khắc phục bằng biện pháp
phân công giáo viên dạy thêm giờ.
Bảng 3.13. Hiện trạng thừa, thiếu giáo viên ở Bình Phước tính đến năm 2007
Loại hình Tiểu học THCS THPT
Giáo viên
Môn Văn 6 5
Môn Sử 2
Môn Địa 6
Môn GDCD 2
Tổng số 0 14 7
Giáo viên
thiếu
Mơn Tốn 10 39
Mơn NN 14 29
Môn Tin 28
Môn Kỹ thuật 23
Các môn khác 16 39
Tổng số 0 40 158
Bảng 3.14. Tỷ lệ giáo viên trên lớp các cấp phổ thông ở Bình Phước
giai đoạn 2002 – 2007
Cấp học 2002 –
2003
2003 –
2004
2004 –
2005
2005 –
2006
2006 –
2007
Chuẩn
quy định
Tiểu học 1,11 1,17 1,26 1,28 1,28 1,15
THCS 1,41 1,47 1,51 1,64 1,77 1,85
THPT 1,26 1,37 1,44 1,59 1,66 2,10
Nguồn: Dựa theo số liệu của Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê
Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao do những giáo
viên mới tuyển đều đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD-ĐT, bên cạnh đó,
cơng tác chuẩn hoá giáo viên được đẩy mạnh. Những giáo viên chưa đạt
chuẩn đào tạo được tạo điều kiện tham gia học chuẩn hoá.
Ở bậc tiểu học: Thực hiện dự án phát triển giáo viên tiểu học, trường
Cao đẳng Sư phạm Bình Phước đã mở các lớp nâng chuẩn từ THSP lên CĐSP
cho 400 giáo viên tiểu học. Ngồi ra, các đơn vị cịn khuyến khích giáo viên
tham gia các lớp đại học tại chức, từ xa ngành giáo dục tiểu học bằng kinh phí
tự túc. Đến năm 2007, 98,8% giáo viên tiểu học đạt chuẩn đào tạo, trong đó
có 23,3% trên chuẩn. Đây là một trong những cơ sở giúp quá trình đổi mới
phương pháp giảng dạy ở bậc tiểu học đạt kết quả tốt cho những năm học tiếp
theo.
Ở bậc THCS: Sở GD-ĐT rà soát lại đội ngũ giáo viên THCS theo từng
bộ môn, nắm nhu cầu các môn thiếu để tuyển sinh, đào tạo giáo viên THCS
kịp thời bổ sung cho các trường. Đồng thời, công tác chuẩn hoá được tiến
đẳng sư phạm (12+3) cho 26 giáo viên. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên
chuẩn bậc THCS đạt 99,2% (năm 2007).
Ở bậc THPT: Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng ở giai
đoạn trước, đặc biệt là ở các môn khoa học tự nhiên, Sở đã gửi công văn đến
các trường Đại học nhờ các trường giới thiệu sinh viên về Bình Phước cơng
tác. Trong giai đoạn này, Sở đã liên kết với trường Đại học Huế tuyển sinh
học viên cao học theo đề án “Hỗ trợ đào tạo sau đại học cho cán bộ, giáo viên
các địa phương khó khăn”. Năm 2007 có 13 học viên theo học. Đội ngũ giáo
viên dạy Thể dục được chú ý đào tạo chuẩn hoá. Đến năm 2007, 96,7% giáo
viên THPT đạt chuẩn đào tạo trở lên.
Bảng 3.15. Tỷ lệ giáo viên phổ thông đạt chuẩn đào tạo theo quy định
ở Bình Phước năm 2007
Tiểu học THCS THPT
Tổng số GV 4.207 2.842 1.435
GV đạt chuẩn Số lượng 3.177 2.283 1.383
Tỷ lệ 75,5 80,3 96,3
GV trên chuẩn Số lượng 979 537 5
Tỷ lệ 23,3 18,9 0,4
GV chưa đạt
chuẩn
Số lượng 51 22 47
Tỷ lệ 1,2 0,8 3,3
Nguồn: [78, tr.1]
Đại bộ phận nhà giáo tận tuỵ với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, cần
thực hiện nề nếp chuyên môn đúng quy định như lên lớp có soạn giáo án, có
lịch báo giảng, có đầy đủ hồ sơ, sổ sách cá nhân,…
Bảng 3.16. Số lượng giáo viên phổ thơng cịn thiếu ở Bình Phước
giai đoạn 2002 – 2007
Cấp học 2002 –
2003
2003 –
2004
2004 –
2005
2005 –
2006
2006 –
2007
Tiểu học 126 0 0 0 0
THCS 665 616 553 340 141
THPT 354 344 363 325 295
Tổng 1.145 960 916 665 436
Nguồn: Dựa theo số liệu của Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên Bình Phước trong giai đoạn 2002 – 2007
đã có sự phát triển nhanh về số lượng, cơ bản khắc phục tình trạng thiếu giáo
viên. Đội ngũ giáo viên của Bình Phước có đặc điểm trẻ, năng động, đa số đạt
chuẩn đào tạo. Đây là một ưu thế rất lớn mà ngành cần phát huy trong thời
gian tới.
<b>3.2.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị</b>
Với mục tiêu đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư cho phát triển kinh
tế – xã hội, UBND tỉnh Bình Phước rất quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang
Nhờ phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong và
ngồi tỉnh, số phịng học tồn ngành có đến năm học 2006 – 2007 là 4.870
(tăng 659 phòng so với năm học 2002 – 2003), trong đó phịng cấp 4 trở lên
chiếm 92,8%.
Bảng 3.17. Bảng số liệu cơ sở vật chất trường học ở Bình Phước
Năm học Tổng
số
trường
Tổng số
phòng
Cấp 4 trở lên Tranh tre Ca
ba
Số
lượng
Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ
2002 – 2003 311 4.211 3.721 88,4 568 11,6
2003 – 2004 331 4.180 3.762 90 418 10
2004 – 2005 340 4.494 4.163 92,6 331 7,4
2005 – 2006 353 4.516 4.130 91,5 386 8,5
2006 – 2007 370 4.870 4.521 92,8 349 7,2
Nguồn: [80, tr.4]
Để thực hiện chương trình thay sách giáo khoa có hiệu quả, tỉnh đã đầu
tư hàng tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị trường học phục vụ cho việc dạy
học. Bằng nguồn kinh phí đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa, Sở
GD-ĐT đã đầu tư cho việc mua sách với số lượng 53.742 bộ (từ lớp 1 đến lớp
10) trị giá 3.594 triệu đồng; 3.432 bộ đồ dùng dạy học trị giá 37.647 triệu
đồng. Ngồi ra, Sở GD-ĐT cịn kết hợp với Sở Khoa học Công nghệ thực
Kinh phí chi cho ngành giáo dục – đào tạo hàng năm đều tăng, nhưng
do nhu cầu hoạt động, các chế độ và lương cũng tăng, tỷ lệ chi cho con người
hàng năm chiếm từ 90 đến 93% nên kinh phí cho các hoạt động nhìn chung
cịn rất hạn chế.
Kinh phí theo Thơng tư 30 (Về thi hành chế độ chỉ tiêu cho sự nghiệp
giáo dục miền núi) cho các đơn vị q ít, có huyện chỉ chiếm 1 đến 2%, cao
nhất là 3%, khối các trường THPT là 5%, chưa đảm bảo theo tinh thần Thông
tư 30 của liên bộ Giáo dục – Tài chính là tối thiểu từ 6 – 10% tổng chi sự
nghiệp giáo dục và đào tạo. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến việc mua sắm,
trang bị các thiết bị phục vụ giảng dạy trong các trường. Việc “dạy chay” ở
các môn khoa học thực nghiệm là phổ biến.
Mặc dù giá cả và lương đã tăng rất nhiều nhưng mức học phí vẫn thu
theo quyết định của UBND tỉnh từ năm 2002 và quỹ xây dựng thu theo quyết
định của UBND tỉnh từ năm 1999 nên các trường chỉ có thể dùng tiền học phí
(tỉ lệ trích lại), tiền xây dựng để sửa chữa nhỏ chứ không thể trang bị các thiết
bị cần thiết phục vụ công tác dạy và học. Hầu hết các trường chưa có phịng
học bộ mơn, phịng thí nghiệm thực hành, ảnh hưởng không nhỏ đến việc
Bảng 3.18. Bảng tổng hợp kinh phí ngành giáo dục – đào tạo
Bình Phước giai đoạn 2002 – 2007
Năm học Kinh phí
cấp cho
sự nghiệp
GD-ĐT
(triệu
đồng)
Tỷ lệ
chi
người
(%)
Tỷ lệ
chi
cho
hoạt
động
(%)
Kinh phí theo
Thơng tư 30
Ghi chú
Số tiền
(triệu
đồng
Tỷ lệ
(%)
2002 – 2003 115.960 90 10 2.600 2,24
2003 – 2004 162.000 92 8 2.012 1,24
2004 – 2005 22.278 90 10 623 2,8 Kinh phí các
phịng GD-ĐT
phân cấp về
huyện, thị xã
2005 – 2006 39.410 90 10 1.970 5,0
2006 – 2007 44.077 92,8 7,2 2.203 5,0
Nguồn: [80, tr.5]
<b>3.2.6. Công tác giáo dục học sinh dân tộc</b>
Công tác giáo dục học sinh dân tộc tiếp tục được ngành giáo dục đào
tạo Bình Phước quan tâm. Sở tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc
bằng các biện pháp như chỉ đạo thành lập mạng lưới chuyên môn giáo dục
dân tộc ở các đơn vị trực thuộc, tổ chức tổng kết và phổ biến kinh nghiệm
trong việc quản lý và giảng dạy ở trường DTNT và các trường vùng dân tộc
thiểu số, quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên người dân tộc phát triển cả về
số lượng và chất lượng,…
Để công tác giáo dục dân tộc phù hợp với quy hoạch đào tạo cán bộ của
địa phương và công tác phát triển mạng lưới, quy mô trường phổ thơng
tình hình cơ sở vật chất, đội ngũ và nhu cầu nguồn cán bộ của địa phương để
đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh. Vì vậy, quy mô tuyển sinh các trường luôn gắn
với nhu cầu tạo nguồn cán bộ của địa phương.
Hàng năm, Hội đồng cử tuyển xét duyệt học sinh dân tộc thiểu số học
cử tuyển tại các trường cao đẳng, đại học. Nhìn chung, số học sinh cử tuyển
cịn chưa nhiều so với tỷ lệ dân tộc thiểu số ở Bình Phước.
Bảng 3.19. Số lượng học sinh cử tuyển ở Bình Phước giai đoạn 2002 – 2007
Năm học Chỉ tiêu đại học Học sinh DTTS HS người Kinh vùng 135
2002 – 2003 10 10 0
2003 – 2004 10 8 2
2004 – 2005 10 8 2
2005 – 2006 16 12 4
2006 – 2007 14 11 3
Nguồn: [80, tr.5]
Năm học 2006 – 2007, toàn tỉnh có 1 trường THPT DTNT tỉnh với 322
học sinh và 4 trường THCS DTNT huyện với 680 học sinh. Việc miễn giảm
học phí, cấp học bổng, sách giáo khoa cho học sinh dân tộc thiểu số được
thực hiện theo quy định của Nhà nước. Các đơn vị đã tổ chức các hoạt động
thiết thực để giáo dục tư tưởng, đạo đức, giáo dục truyền thống tốt đẹp giữa
các dân tộc; giáo dục tinh thần tập thể, tình đồn kết, ý thức chấp hành kỷ luật
và sẵn sàng trở về địa phương cơng tác sau khi tốt nghiệp.
Với nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích học hành đối với học sinh
gian qua, đóng góp một phần nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế – xã
hội của địa phương.
Bảng 3.20. Xếp loại hạnh kiểm học sinh dân tộc ở Bình Phước
năm học 2004 – 2005
Đơn vị: %
Ngành học Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ
Tiểu học (1, 2, 3) 95,8 4,2
Ngành học Tốt Khá tốt Cần cố gắng
Tiểu học (4, 5) 80,1 18,8 0,1
Ngành học Tốt Khá Trung bình Yếu Kém
THCS (chung) 44,9 42,3 12,5 0,3 0
THCS (6, 7, 8) 44,7 42,8 12,2 0,3 0
THPT 49,6 37,4 12,4 0,6 0
Bảng 3.21. Xếp loại học lực học sinh dân tộc ở Bình Phước
năm học 2004 – 2005
Đơn vị: %
Ngành học Giỏi Tiên tiến Còn lại
Tiểu học (1, 2, 3) 6,8 25,7 67,4
Ngành học Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Tiểu học (4, 5) 3,9 25,1 65,8 5,2 0
THCS (chung) 1,0 11,1 57,1 29,8 1,0
THCS (6, 7, 8) 1,0 10,9 57,9 29,1 1,1
THPT 0,8 11,6 53,6 32,2 1,8
Nguồn: Sở GD-ĐT Bình Phước, báo cáo tổng kết năm học 2004 – 2005
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tiến bộ, giáo dục vùng dân tộc ở Bình
Phước cịn nhiều mặt yếu kém, càng lên cao tỷ lệ bỏ học càng lớn, số học sinh
lưu ban vẫn còn nhiều. Đội ngũ giáo viên tuy có ổn định nhưng chưa đáp ứng
yêu cầu về chất lượng, chế độ đãi ngộ còn thấp so với nhu cầu sinh hoạt hiện
nay. Nguyên nhân của những yếu kém là do hoàn cảnh kinh tế gia đình của
đồng bào các dân tộc cịn gặp nhiều khó. Đa số đồng bào tập trung ở những
vùng sâu nên rất khó huy động học sinh ra lớp. Số học sinh THPT dù có tăng
nhưng chiếm tỷ lệ thấp so với số người trong độ tuổi đi học vì phải đi làm để
kiếm sống. Tiếp tục thực hiện và tăng cường chính sách ưu đãi đối với học
Bảng 3.22. Số học sinh dân tộc thiểu số ở Bình Phước giai đoạn 2002 – 2007
Năm học Bậc tiểu học Bậc THCS Bậc THPT Tổng số
2002 – 2003 19.964 8.222 872 29.058
2003 – 2004 20.918 6.096 1.149 28.163
2004 – 2005 20.631 6.340 1.435 28.406
2005 – 2006 20.703 7.537 1.762 30.002
2006 – 2007 20.381 9.307 1.898 31.568
Nguồn: [80, tr.11]
<b>3.2.7. Công tác phổ cập giáo dục</b>
<i><b>* Ph</b><b>ổ cậ</b><b>p giáo d</b><b>ục tiểu học</b></i>
Sau khi được công nhận đạt chuẩn quốc gia về XMC – PCGD TH
(tháng 12/1998), Bình Phước đã cố gắng củng cố vững chắc kết quả PCGD
TH bằng các biện pháp như thực hiện tốt ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường”,
duy trì sĩ số, hạn chế lưu ban, bỏ học; hỗ trợ tích cực đến các nhóm đối tượng
học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Năm học 2006 – 2007,
toàn ngành đã huy động được 151.574 em trong độ tuổi 6 – 14 ra lớp, đạt tỷ lệ
huy động 97%. Số trẻ 6 – 14 tuổi cịn ngồi nhà trường là 4.684 em (tỷ lệ
3%). Tất cả các huyện, xã đều giữ vững chuẩn PCGD TH.
<i><b>* Ph</b><b>ổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi</b></i>
Để củng cố kết quả PCGD TH đã đạt và từng bước xây dựng bậc tiểu
Từ cuối năm học 2000 – 2001, ngành đã chỉ đạo phòng GD-ĐT các
huyện thị từng bước chỉ đạo PCGD TH đúng độ tuổi, phấn đấu đến năm 2006,
tỉnh sẽ đạt chuẩn quốc gia về PCDG TH đúng độ tuổi.
Công tác PCGD TH đúng độ tuổi năm học 2006 – 2007 đạt kết quả như
sau:
- Tổng số trẻ 6 tuổi cần huy động: 16.880
- Tổng số trẻ 6 tuổi đang học lớp 1: 16.368
- Tỷ lệ huy động: 96,96%
- Tổng số trẻ 11 tuổi: 17.319
- Tổng số trẻ tốt nghiệp tiểu học: 12.273
- Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học đúng độ tuổi: 70,86%
- Số xã, phường, thị trấn đã đạt PCGD TH đúng độ tuổi: 36/99 (tỷ lệ:
Bảng 3.23. Bảng thống kê kết quả thực hiện công tác PCGD TH đúng độ tuổi
ở Bình Phước đến năm 2007
Đơn vị (Huyện – Thị xã) Số xã
đạt
chuẩn
năm
2002
Số xã
đạt
chuẩn
năm
2003
Số xã
đạt
chuẩn
năm
2005
Số xã
đạt
chuẩn
năm
2006
Số xã
đạt
chuẩn
năm
2007
Lộc Ninh Số lượng 3/13 3/13 6/15 6/15 6/15
Tỷ lệ 23,1 23,1 40,0 40,0 40,0
Bình Long Số lượng 2/13 4/13 3/14 4/14 3/15
Tỷ lệ 15,4 30,8 21,4 28,6 20,0
Đồng Xoài Số lượng 1/7 4/7 7/7 7/7 8/8
Tỷ lệ 14,3 57,1 100 100 100
Đồng Phú Số lượng 1/11 3/11 6/11 4/11 5/11
Tỷ lệ 9,1 27,3 54,5 36,4 45,5
Phước Long Số lượng 3/18 7/18 12/18 5/18 6/20
Tỷ lệ 16,7 38,9 66,7 27,8 30,0
Bù Đăng Số lượng 1/12 4/12 7/13 1/13 1/14
Tỷ lệ 8,3 33,3 53,8 7,7 7,1
Bù Đốp Số lượng 0/5 0/5 0/7 1/7 1/7
Tỷ lệ 0 0 0 14,3 14,3
Chơn Thành Số lượng 2/8 4/8 5/9 7/9 6/9
Tỷ lệ 25,0 50,0 62,5 77,8 66,7
Cộng Số lượng 15/87 29/87 46/94 34/94 36/99
Tỷ lệ 17,2 33,3 48,9 36,2 36,4
<i><b>* Ph</b><b>ổ cập giáo dục trung học cơ sở</b></i>
Ngày 28/12/2000, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 61-CT/TW về việc
thực hiện PCGD THCS. Ngay từ đầu năm 2001, tỉnh Bình Phước đã tập trung
quán triệt Chỉ thị 61-CT/TW và một số nghị quyết liên quan như: Nghị quyết
41 của Quốc Hội, Nghị định 88 của Chính phủ cho cán bộ, giáo viên trong
toàn ngành giáo dục.
Ngày 14/3/2001, Ban chỉ đạo CMC – PCGD TH & THCS của tỉnh
được thành lập. Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch thực hiện công tác CMC –
hoạch, chỉ tiêu của tỉnh.
Sở GD-ĐT Bình Phước chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu
cho Ban chỉ đạo tồn bộ kế hoạch, đề án, q trình tổ chức thực hiện; chỉ đạo
các huyện, thị xã tiến hành tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện công
tác tại địa phương; tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện; phối hợp với sở Nội
vụ bố trí đội ngũ giáo viên chuyên trách; phối hợp với sở Tài chính cấp kinh
phí hoạt động, các chế độ cho người dạy, người học.
Công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng
người dân và cộng đồng được triển khai thực hiện trong công tác CMC –
PCGD. Bên cạnh đó, các điều kiện thực hiện PCGD luôn được đảm bảo.
Ngồi kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách UBND tỉnh đầu
tư, các địa phương còn huy động các lực lượng xã hội hỗ trợ về cơ sở vật
chất, giúp đỡ các đối tượng có hồn cảnh khó khăn tham gia các lớp xố mù
chữ, PCGD. Các trường phổ thông đã chú ý nâng cao hiệu quả đào tạo, đổi
mới phương pháp giảng dạy, quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh,
giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học. Ngành đã đưa nhiệm vụ thực hiện phổ cập THCS
Đến năm 2007, công tác PCGD THCS đạt kết quả: Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào
lớp 1 là 96,5%, tỷ lệ trẻ 11 – 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học đạt 85%, tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp THCS năm học 2006 – 2007 đạt 92,6%; có 5/8 huyện thị và
80/99 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS.
Năm 2006 có hiện tượng rớt chuẩn ở một số xã thuộc hai huyện Phước
Long và Bù Đăng. Đây là hai huyện có nhiều xã đặc biệt khó khăn với tỷ lệ
đồng bào dân tộc ít người cao. Việc làm giấy khai sinh ở vùng đồng bào dân
tộc chưa kịp thời, đầy đủ ảnh hưởng đến việc cập nhật số liệu, thống kê trình
độ văn hoá cũng như huy động học viên ra lợp XMC – PCGD TH và THCS.
Nhiều em đi học quá tuổi. Các em dễ bỏ học khi học yếu và hoàn cảnh gia
đình khó khăn.
Hiện tượng rớt chuẩn PCGD TH đúng độ tuổi và PCGD THCS ở hai
huyện Bù Đăng và Phước Long còn do những nguyên nhân chủ quan từ phía
các đơn vị thực hiện cơng tác PCGD. Huyện Phước Long và Bù Đăng trong
một thời gian dài khơng có trưởng ban chỉ đạo công tác PCGD. Một số ban
chỉ đạo cấp xã chưa sâu sát, không tổ chức hoặc duy trì việc họp giao ban
hàng tháng, chưa có những giải pháp cụ thể để huy động, duy trì các lớp
XMC, PCGD. Ban giám hiệu các trường tiểu học và THCS thiếu sự kiểm tra,
đôn đốc và chưa kịp thời tham mưu cho các Ban chỉ đạo xã những giải pháp
cần thiết… Việc rớt chuẩn PCGD TH đúng độ tuổi và THCS cần được
Bảng 3.24. Tổng hợp kết quả các tiêu chí PCGD THCS
tỉnh Bình Phước đến năm 2007
Tiêu chí Năm 2003 Năm 2005 Năm 2007
Tổng số trẻ 6
tuổi
Phải phổ cập 16.588 15.658 16.753
Huy động 15.997 15.247 16.169
Tỷ lệ 96,4 97,4 96,5
Tổng số trẻ
11 – 14 tuổi
Phải phổ cập 72.467 70.726 72.957
Đã tốt nghiệp
tiểu học
56.938 59.669 62.029
Tỷ lệ 78,6 84,4 85,0
Số học sinh
học lớp 5
Phải phổ cập - 18.091 16.456
Tốt nghiệp
tiểu học
- 18.091 15.468
Tỷ lệ - 100 94,0
Số học sinh
lớp 9
Phải phổ cập - 14.022 13.187
Tốt nghiệp
THCS
- 13.837 12.211
Tỷ lệ - 98,7 92,6
Số học sinh
trong độ tuổi
15 – 18
Phải phổ cập 56.096 59.263 65.100
Đã tốt nghiệp
THCS
33.878 41.696 45.945
Tỷ lệ 60,4 70,4 70,6
Nguồn: Ban chỉ đạo CMC – PCGDTH&THCS,
Bảng 3.25. Tình hình PCGD THCS ở Bình Phước đến năm 2007
Đơn vị (Huyện – Thị xã) Số xã đạt
chuẩn
năm
2003
Số xã đạt
chuẩn
năm
2005
Số xã đạt
chuẩn
năm
2006
Số xã đạt
chuẩn
năm
2007
Lộc Ninh Số lượng 10/13 10/15 13/15 13/15
Tỷ lệ 76,9 66,7 86,7 86,7
Bình Long Số lượng 8/13 11/14 13/14 14/15
Tỷ lệ 61,5 78,6 92,9 93,3
Đồng Xoài Số lượng 7/7 7/7 7/7 8/8
Tỷ lệ 100 100 100 100
Đồng Phú Số lượng 9/11 10/11 10/11 10/11
Tỷ lệ 81,8 90,9 90,9 90,9
Phước Long Số lượng 12/18 15/18 11/18 12/20
Tỷ lệ 66,7 83,3 61,1 60,0
Bù Đăng Số lượng 8/12 9/13 5/13 7/14
Tỷ lệ 66,7 69,2 38,5 50,0
Bù Đốp Số lượng 2/5 4/7 7/7 7/7
Tỷ lệ 40,0 57,1 100 100
Chơn Thành Số lượng 7/8 8/9 9/9 9/9
Tỷ lệ 87,5 88,9 100 100
Cộng Số lượng 63/87 74/94 75/94 80/99
Tỷ lệ 72,4 78,7 79,8 80,8
Đến năm 2007, vẫn còn 19/99 xã chưa đạt chuẩn PCGD THCS. Mục
tiêu PCGD THCS của Bình Phước khơng hồn thành theo kế hoạch dự kiến.
Ngun nhân do nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của cơng tác này cịn
hạn chế; điều kiện thực hiện các mục tiêu phổ cập cịn nhiều khó khăn, nhất là
cơ sở vật chất trường lớp và đội ngũ giáo viên; nguồn kinh phí hạn hẹp.
Những vấn đề này cần được chú ý giải quyết kịp thời trong những năm tiếp
theo.
<b>3.2.8. Tình hình xã hội hóa giáo dục phổ thông</b>
Xuất phát từ quan điểm “Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”,
“Toàn dân tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục – đào tạo”, các ban ngành,
đoàn thể đã đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển giáo dục tỉnh nhà, tạo
nên phong trào học tập rộng rãi trong nhân dân. Bên cạnh đó, các nguồn lực
đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo ngày càng đa dạng: Ban đại diện hội
cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm, các tổ chức trong và ngồi tỉnh, các tổ chức
quốc tế thơng qua việc cung cấp thiết bị, đồ dùng dạy học, đóng góp cho các
quỹ học bổng, quỹ trẻ em nghèo vượt khó [80, tr.6].
Hàng năm, các xã phường, thị trấn đều tổ chức Đại hội giáo dục. Hai
năm học 2003 – 2004, 2004 – 2005 có 87/87 xã phường và 6/8 huyện thị tổ
chức Đại hội giáo dục.
Ngành đã huy động đóng góp của phụ huynh học sinh bằng nguồn xây
dựng cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội, các tổ chức phi chính
phủ, các hội từ thiện đóng góp xây dựng trường học, trao học bổng cho học
sinh nghèo hiếu học, học sinh khuyết tật, học sinh là người dân tộc thiểu số.
Năm 2004, ngành đã huy động được 14 tỷ 480 triệu đồng cho việc xây dựng,
tu sửa phòng học; riêng cơng ty Thành Lễ (Bình Dương) hỗ trợ 7 tỷ đồng xây
dựng trường THPT chuyên Quang Trung. Năm 2005, ngành huy động được
đoàn giáo dục tỉnh đã phối hợp với Sở GD-ĐT xây dựng được 38 phòng ở tập
thể giáo viên, mua sắm các phương tiện sinh hoạt cho giáo viên vùng sâu,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tổng số tiền khoảng 266 triệu đồng [80,
tr.7].
Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố Hồ Chí Minh từ năm học 2002
– 2003 đã hỗ trợ hàng năm khoảng 50 suất học bổng cho học sinh bậc Tiểu
học và THCS có hồn cảnh nghèo, khuyết tật, con em dân tộc thiểu số học
khá giỏi. Mỗi suất dành cho học sinh Tiểu học là 600 ngàn, học sinh THCS là
800 ngàn. Công ty Đông dược Song Long hỗ trợ 2 năm 2004, 2005 mỗi năm
25 triệu đồng trao học bổng cho học sinh giỏi, xuất sắc. Quỹ khuyến học Việt
Nam tại TP HCM trong hai năm 2006 và 2007 đã trao mỗi năm 50 suất học
bổng. Mỗi suất 500 ngàn đồng kèm theo 1 bộ SGK, quà bánh… [81, tr.7].
Nhìn chung, cơng tác xã hội hố giáo dục đã góp phần phát huy truyền
thống hiếu học của nhân dân trong tỉnh. Qua xã hội hoá giáo dục, ngành đã
huy động được tiềm năng và nguồn lực lớn của xã hội dưới nhiều hình thức
như thành lập các quỹ học bổng, khuyến học, trợ giúp các em có hồn cảnh
gia đình khó khăn,… Tuy nhiên, cơng tác xã hội hố giáo dục ở Bình Phước
trong giai đoạn này nhìn chung cịn mang tính tự phát, chưa trở thành động
lực mạnh mẽ thúc đẩy giáo dục phát triển.
<b>Tóm lại,</b> giáo dục phổ thơng Bình Phước trong giai đoạn 2002 – 2007
đã đạt được một số thành tựu nổi bật.
Mạng lưới trường lớp tiếp tục được mở rộng ở tất cả các cấp học, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh. Chất lượng
giáo dục bước đầu có những chuyển biến nhất định từ việc đổi mới nội dung
chương trình cũng như phương pháp giảng dạy.
Tình trạng thiếu giáo viên cơ bản được khắc phục. Trong 10 năm đầu
trẻ, năng động, đạt chuẩn đào tạo. Đây là tiềm năng giúp ngành giáo dục Bình
Phước có thể đẩy mạnh q trình đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp giáo
dục Bình Phước thành công trong những năm tới.
Chất lượng giáo dục mũi nhọn được quan tâm tạo điều kiện phát triển.
Trường THPT chuyên Quang Trung tuy mới thành lập nhưng đã khẳng định
được vị thế của mình trong hệ thống trường chuyên của cả nước. Đây là một
mô hình giáo dục hiệu quả, đã góp phần thúc đẩy giáo dục phổ thơng Bình
Phước trong những năm qua và cả những năm tới sẽ có những chuyển biến
tích cực.
Tuy nhiên, ngành giáo dục phổ thơng Bình Phước vẫn cịn một số tồn
tại trong giai đoạn 2002 – 2007 cần được khắc phục là: Cơng tác xã hội hố
giáo dục chưa được đẩy mạnh dẫn đến nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục
còn hạn hẹp. Việc bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên được tiến hành
thường xuyên nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt, chưa giúp giáo
viên nhận thức việc cần thiết cũng như định hướng đổi mới phương pháp dạy
học. Công tác phổ cập giáo dục chưa đạt được kế hoạch đề ra.
Thực trạng trên đặt ra nhiệm vụ cho lãnh đạo tỉnh cũng như ngành cần
tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên, chú ý công tác bồi dưỡng thường xuyên
giúp giáo viên nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp
giảng dạy; tiếp tục có những chính sách ưu đãi phát triển trường THPT
chuyên làm mơ hình chuẩn xây dựng và phát triển các trường THPT khác trên
địa bàn tỉnh; nghiên cứu tạo ra một chính sách linh động nhằm đẩy mạnh việc
thực hiện xã hội hoá giáo dục. Đây sẽ là những tiền đề giúp ngành giáo dục –
<b>3.3. Giáo dục nghề nghiệp</b>
Phương hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp của cả nước trong giai
đoạn này được khẳng định qua hệ thống văn bản pháp quy đã được ban hành
như: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010; Quy hoạch mạng lưới
trường Dạy nghề giai đoạn 2002 – 2010 (Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg
ngày 11/4/2002); Nghị quyết 37/2004/QH11 của Quốc hội về giáo dục với
một số nội dung chủ yếu: Nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ
vào năm 2010 đạt khoảng 40%; Quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn
với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại; Gắn đào
tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động; Chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo
công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao; Phát
triển mạnh giáo dục nghề nghiệp, thực hiện phân luồng sau THCS và liên
thông trong hệ thống giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh thiếu niên
lựa chọn nhiều hình thức học tập;…
Trong giai đoạn 1997 – 2002, giáo dục nghề nghiệp ở Bình Phước cịn
nhiều hạn chế: Quy mơ đào tạo nhỏ bé, cơ sở vật chất chưa được đầu tư xây
dựng, công tác hướng nghiệp chưa được các đơn vị trường học chú ý,… Kết
quả là quy mô học sinh THPT tăng rất nhanh, ảnh hưởng đến sự phát triển
chung của ngành GD-ĐT Bình Phước. Trên cơ sở nhận thức được sự chưa
đồng bộ trong cơ cấu ngành học, ngành GD-ĐT Bình Phước đã từng bước
khắc phục hạn chế, tạo điều kiện cho giáo dục nghề nghiệp phát triển.
<b>3.3.1. Dạy nghề</b>
Mạng lưới cơ sở dạy nghề tiếp tục được mở rộng. Đến năm 2007, tồn
tỉnh có 13 cơ sở dạy nghề gồm 11 cơ sở công lập và 2 cơ sở tư thục. Các cơ
sở dạy nghề phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các thị xã, thị trấn
Bảng 3.26. Các cơ sở dạy nghề có trên địa bàn tỉnh Bình Phước
tính đến năm 2007 và dự kiến đến năm 2010
TT Tên cơ sở dạy nghề Địa điểm
Năm
thành
lập
Cơ quan quản lý
<b>A.</b> <b>TỪ 1997 ĐẾN 2007</b>
1 Trường TH KTNV cao su Đồng Xoài 1978 Tập đoàn Cao su VN
2 TT GTVL tỉnh Bình Phước Đồng Xồi 1997 Sở LĐTBXH
3 Trường DN tư thục Bình Phước Đồng Phú 1998 UBND tỉnh
4 TT DN Hà Long Lộc Ninh 2000 UBND H. Lộc Ninh
5 TT DVVL Hội Phụ nữ Đồng Xoài 2001 Hội Phụ nữ tỉnh
6 Trung tâm hỗ trợ nơng dân Đồng Xồi 2001 Hội nơng dân tỉnh
7 TT DN huyện Bình Long Bình Long 2002 UBND H. Bình Long
8 TT DN huyện Bù Đăng Bù Đăng 2002 UBND H.Bù Đăng
9 Trường TC nghề Tôn Đức Thắng Chơn Thành 2003 Sở LĐ-TB&XH
10 TT DN huyện Phước Long Phước Long 2003 UBND H. Phước Long
11 Trường TH Kinh tế Kỹ thuật Đồng Xoài 2004 UBND tỉnh
12 TT DN huyện Chơn Thành Chơn Thành 2004 UBND H. Chơn Thành
13 Trường THPT DTNT Đồng Xoài 2007 Sở GD-ĐT
<b>B. DỰ KIẾN ĐẾN NĂM 2010</b>
1 TT DN huyện Bù Đốp Bù Đốp 2008 UBND H. Bù Đốp
2 TT DN huyện Lộc Ninh Lộc Ninh 2009 UBND H. Lộc Ninh
3 TT DN huyện Đồng Phú Đồng Phú 2010 UBND H. Đồng Phú
Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Bình Phước, Báo cáo mạng lưới cơ sở dạy
Theo quyết định số 1134/QĐ-UB ngày 6/7/1999 của UBND tỉnh về
việc quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 1999 – 2010 thì mỗi
huyện sẽ thành lập một trung tâm dạy nghề, nhưng đến năm 2007 mới chỉ có
các huyện Bình Long, Chơn Thành, Bù Đăng, Phước Long thành lập TT DN.
Hệ thống TT DN được thành lập ở các huyện phần nào đáp ứng nhu cầu học
nghề của người dân, tạo thuận lợi cho người lao động khơng có điều kiện học
nghề tạo các cơ sở dạy nghề ở ngồi tỉnh có thể học nghề tại chỗ giảm bớt
khó khăn cho gia đình.
Từ năm 2004, Sở LĐ-TB&XH xây dựng đề án dạy nghề cho một số
đối tượng đặc thù. Ngay từ đầu năm 2004, Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu cho
UBND tỉnh xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đến tháng
7/2004, sau khi có thơng tư liên tịch số 65/2004/TTLT/BTC-BLĐTBXH
hướng dẫn về việc thực hiện kinh phí hỗ trợ cho dạy nghề cho lao động nông
thôn, dự án được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện thực hiện từ
tháng 10/2004. Các đối tượng như người tàn tật, bộ đội, dân tộc thiểu số...
được Sở LĐ-TB&XH lập dự án chung với dự án dạy nghề cho lao động nông
thôn. Các đối tượng đặc thù được thụ hưởng chính sách tại quyết định
134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ chi phí đào tạo là
250.000đ/người/tháng; riêng các đối tượng là người tàn tật, người thuộc diện
xóa đói giảm nghèo, người dân tộc thiểu số được còn được hỗ trợ tiền ăn là
10.000đ/ngày/người.
Kinh phí tổ chức thực hiện chương trình từ nguồn kinh phí chương
Quy mơ đào tạo nghề giai đoạn 2002 – 2007 có chuyển biến tích cực,
tăng từ 1.771 năm 2002 lên 5.290 năm 2007. Chỉ tiêu tuyển sinh hệ ngắn hạn
và dài hạn đều có sự tăng nhanh, đặc biệt trong 2 năm 2006 và 2007. Tỷ lệ
đào tạo ngắn hạn chiếm hơn 90% quy mơ đào tạo.
Hình 3.27. Quy mơ đào tạo nghề ở Bình Phước giai đoạn 2002 – 2007
Năm Hệ dài hạn Hệ ngắn hạn Tổng
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
2002 165 9,3 1.606 90,7 1.771
2003 133 13,2 868 86,7 1.001
2004 118 6,1 1.806 93,9 1.924
2005 130 4,8 2.568 95,2 2.698
2006 205 4,8 4.019 95,2 4.224
2007 279 5,3 5.011 94,7 5.290
Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Bình Phước, các báo cáo tổng kết
Cơ cấu đào tạo nghề ở Bình Phước rất đa dạng. Một số ngành được đào
tạo với quy mô lớn như: Khai thác cao su, tin học văn phòng, lái xe,… Sự đa
dạng về các ngành nghề cùng với sự mở rộng về quy mô trường lớp đã tạo
điều kiện cho nhiều học sinh được học hành và có được một nghề để ni
Bảng 3.28. Tình hình tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề năm 2007
Nghề đào tạo Trình độ
trung cấp
Trình độ
sơ cấp
Dạy nghề
thường xuyên
Tổng
Điện CN – dân dụng 113 71 0 184
Điện tử 44 25 0 69
Chế biến mủ 0 78 0 78
Quản trị mạng 81 0 0 81
Công nghệ ô tô 21 0 0 21
Cắt gọt kim loại 20 0 0 20
Khai thác cao su 0 0 2.993 2.993
Thú y 0 0 194 194
Trồng nấm 0 0 120 120
May công nghiệp 0 0 62 62
May dân dụng 0 30 12 42
Cắt tóc 0 30 47 77
Tin học văn phòng 0 0 657 657
Điện lạnh 0 28 0 28
Bảo vệ thực vật 0 0 60 60
Lái xe 0 567 0 567
Sửa chữa mô tô 0 32 5 37
Tổng 279 861 4150 5.290
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề được bồi dưỡng chuẩn
hóa dần theo quy định.Năm 2003, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã
tổ chức lớp đào tạo bồi dưỡng sư phạm bậc I cho 25 giáo viên và cán bộ quản
lý của các cơ sở dạy nghề. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo nghề cũng tự đứng ra
tổ chức 02 đợt bồi dưỡng sư phạm bậc I với tổng số người tham gia là 55
người. Đến năm 2007, số lượng giáo viên dạy nghề ở Bình Phước là 133
người, trong đó hơn 90% là giáo viên cơ hữu. Số giáo viên có trình độ cao
đẳng – đại học trở lên chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Đội ngũ giáo viên được tuyển
chọn từ nhiều nguồn, nhiều trường khác nhau. Phần lớn giáo viên không được
đào tạo tại các trường sư phạm kỹ thuật mà chỉ học qua lớp bồi dưỡng sư
phạm nên việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học viên bị hạn chế. Tại
các TT DN, mỗi giáo viên phụ trách một nghề nên gặp khó khăn trong q
trình bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ.
Bảng 3.29. Trình độ giáo viên dạy nghề ở Bình Phước năm 2007
Tổng số
giáo viên
Giáo viên
cơ hữu
Sau đại
học
Đại học –
Cao đẳng
Trình độ
khác
Trường trung cấp
chuyên nghiệp 75 68 12 50 16
Trường dạy nghề 36 36 0 17 19
Trung tâm dạy nghề 7 5 0 3 2
CS dạy nghề khác 15 13 0 9 4
Tổng số 133 122 12 79 41
Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Bình Phước, Thống kê cán bộ nhân viên và
<i><b>V</b><b>ề chương tr</b><b>ình</b></i>: Trong giai đoạn này, Sở LĐ-TB&XH đã chủ trì phối
hợp cùng các cơ sở dạy nghề xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt 17
chương trình dạy nghề ngắn hạn và 3 chương trình đào tạo trung cấp nghề.
Ngoại trừ một số chương trình chuẩn có đặc thù riêng do các Bộ ngành
nghiên cứu ban hành, các chương trình đang sử dụng tại cơ sở dạy nghề đều
do cơ sở dạy nghề tự biên soạn hoặc sao chép lại của những đơn vị khác nên
cịn mang tính chắp vá, chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao
động.
Về cơ sở vật chất trang thiết bị, các cơ sở dạy nghề công lập lẫn tư thục
đều dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư nâng cấp sửa chữa nhà
xưởng, phòng học và mua sắm thiết bị dạy nghề, nhưng nhìn chung phịng
học, xưởng thực tập vẫn còn thiếu. Thiết bị giảng dạy chỉ giới hạn ở một số
ngành nghề như điện, điện tử, may, cơ khí động lực, vi tính...
Trước khi có Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 14/8/2005 về đẩy mạnh
xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, cơng tác đào tạo nghề ở
Bình Phước chủ yếu phát triển trong các cơ sở công lập. Nghị quyết
05/2005/NQ-CP và Nghị định 53/CP-NĐ ngày 25/5/2006 của Chính phủ ban
hành sau đó thực sự là địn bẩy pháp lý để các cấp lãnh đạo mạnh dạn chỉ đạo
các bộ phận chuyên môn triển khai thực hiện làm thay đổi từng bước công tác
đào tạo nghề, góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng
thời nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Thực hiện chính sách xã hội hoá
giáo dục dạy nghề, đến năm 2007, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 4 cơ sở
tuyển sinh hệ ngồi cơng lập với quy mô hàng năm khoảng 1.500 đến 2.000
Bảng 3.30. Quy mơ đào tạo nghề hệ ngồi cơng lập ở Bình Phước
từ 2005 đến 2007
Số TT Cơ sở dạy nghề Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
1 Trường dạy nghề tư thục Bình Phước 637 634 576
2 Trường TH dân lập Kinh tế Kỹ thuật 48 71 31
3 Trung tâm dạy nghề Hà Long 158 137 0
4 Trường TH KTNV cao su 1.281 1.060 930
Tổng cộng 2.124 1.905 1.537
Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Bình Phước, Báo cáo tình hình thực hiện chủ
trương xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề năm 2007
<b>3.3.2. Giáo dục chuyên nghiệp</b>
Mạng lưới trường chuyên nghiệp ở Bình Phước phát triển chậm. Năm
2003, trường THSP Bình Phước được nâng cấp thành trường Cao đẳng Sư
phạm. Năm 2004, UBND tỉnh quyết định thành lập trường Trung học dân lập
Kinh tế Kỹ thuật Bình Phước đào tạo các ngành nghề hạch toán kế toán, tin
học, điện dân dụng,… Như vậy, tính đến năm học 2006 – 2007, tồn tỉnh có 1
trường Cao đẳng Sư phạm và 3 trường trung học chuyên nghiệp (Trung học Y
tế, Trung học Kỹ thuật Nghiệp vụ Cao su; Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật).
Quy mô đào tạo giáo dục chuyên nghiệp ở Bình Phước giai đoạn 2002
– 2007 tương đối ổn định, mỗi năm đào tạo khoảng từ 2.000 đến 3.000 học
sinh, sinh viên; đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực của tỉnh. Trong số4 cơ sở
giáo dục chuyên nghiệp, trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bình Phước
Bảng 3.31. Quy mơ đào tạo giáo dục chuyên nghiệp ở Bình Phước
giai đoạn 2002 – 2007
Năm Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng Tổng
2002 2.227 - 2.227
2003 1.862 548 2.410
2004 1.730 610 2.340
2005 2.331 630 2.961
2006 2.618 734 3.352
2007 2.238 697 2.935
Nguồn: Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê các năm
Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước do ngành trực tiếp quản lí, đào
tạo 7 mã ngành. Số lượng học sinh sinh viên hệ cao đẳng và THMN được duy
trì và phát triển tương đối ổn định. Hệ THSP đào tạo GV tiểu học thu hẹp dần
về quy mô đào tạo. Từ năm học 2003 – 2004, trường mở một số lớp tạo
Bảng 3.32. Quy mơ đào tạo học sinh trường THSP Bình Phước
giai đoạn 2002 – 2007
Số HS-SV 2002 –
2003
2003 –
2004
2004 –
2005
2005 –
2006
2006 –
2007
Hệ CĐ đào tạo GV THCS 524 539 560 583 648
Hệ CĐ đào tạo GV TH 0 0 67 67 67
Hệ TH đào tạo GV TH 144 114 54 0 0
Hệ TH đào tạo GV MN 95 226 267 389 267
Tạo nguồn người dân tộc 0 20 27 82 67
Tổng số 763 899 975 1.076 1.049
Nguồn: Sở GD-ĐT Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
Đa số học sinh sinh viên có tinh thần, động cơ, thái độ học tập tốt. Bên
cạnh đó, vẫn cịn một số HS – SV cá biệt được nhà trường thường xuyên theo
dõi, nhắc nhở. Ban quản lý ký túc xá luôn bám sát tình hình diễn biến tư
tưởng; phát hiện, giáo dục, xử lí và ngăn chặn kịp thời các mầm mống tệ nạn
Bảng 3.33. Xếp loại học lực học sinh – sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm
Bình Phước năm học 2003 – 2004
Đơn vị: %
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, Báo cáo tổng kết năm học
2003 – 2004
Bảng 3.34. Xếp loại hạnh kiểm học sinh – sinh viên trường Cao đẳng
Sư phạm Bình Phước năm học 2003 – 2004
Đơn vị: %
Khối Xếp loại hạnh kiểm
Xuất sắc Tốt Khá TB khá TB Yếu
Cao đẳng 2,9 9,5 27,6 43,6 15,4 0,9
Tiểu học 1,8 8,9 36,2 38,9 13,2 0,9
Mầm non 0,4 80,1 5,8 8,4 5,3 -
Tạo nguồn - 100 - - - -
Tổng 2,1 29,0 22,6 33,3 12,3 0,7
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, Báo cáo tổng kết năm học
2003 – 2004
Khối Xếp loại học lực
Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Cao đẳng 0,4 6,0 27,6 59,2 6,4 0,4
Tiểu học - 11,5 16,9 39,8 0,9 0,9
Mầm non - 6,4 36,2 57,5 - -
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh – sinh viên,
nhà trường hàng năm tổ chức các hoạt động ngoại khoá như thi nghiệp vụ sư
phạm, thi Olympic các mơn Tốn, Lý, Hố, Sinh; thi Olympic chính trị tìm
hiểu thân thế, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh,… Trường tổ chức cho
nhiều giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu chương
trình, phương pháp dạy học mới để bồi dưỡng cho giáo viên trong tồn tỉnh.
Bên cạnh đó, trường CĐSP Bình Phước cịn mở các lớp chuẩn hóa cho
giáo viên trong tỉnh, lập kế hoạch bồi dưỡng trong hè, liên kết với các trường
đại học đào tạo đại học sư phạm tại chức,…
<b>Tóm lại,</b> giáo dục nghề nghiệp ở Bình Phước trong giai đoạn 2002 –
2007 đã có nhiều chuyển biến và đóng góp đáng kể trong việc tạo ra lực
lượng lao động có trình độ, có kỹ năng nghề nghiệp cho tỉnh nhà.
Tuy nhiên, giáo dục nghề nghiệp ở Bình Phước nhìn chung chưa đáp
ứng được yêu cầu. Quy mơ đào tạo cịn nhỏ bé, cơ sở vật chất và giáo viên
giảng dạy còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; mâu thuẫn giữa nhu cầu đào tạo
với khả năng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế địa phương vẫn còn là một vấn
đề cần được giải quyết.
Trong thời gian tới, ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước cần tăng
cường đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề; bố
trí biên chế giáo viên dạy nghề phù hợp cho các trung tâm; tuyên truyền
hướng nghiệp cho học sinh tốt nghiệp THCS, THPT khơng đủ trình độ theo
học đại học vào học tại các trường nghề; ban hành chính sách ưu đãi cụ thể
đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trực tiếp tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghề
cho người lao động; hướng dẫn cụ thể về chính sách khuyến khích xã hội hóa
dạy nghề nhất là trong các lĩnh vực đất đai, thuế, tín dụng… theo Nghị định
<b>3.4. Giáo dục thường xuyên </b>
Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa học vừa làm, học liên tục,
học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ
học vấn, chun mơn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc
làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội [116, tr.380]. Trong xu
thế học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, giáo dục thường xuyên được
coi trọng và chính thức được đưa vào Luật giáo dục 2005 như một ngành học.
Trong giai đoạn 2002 – 2007, các hình thức GDTX ở Bình Phước phát triển
đa dạng, gồm các chương trình: Xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau xoá mù
chữ, bổ túc văn hoá, giáo dục từ xa và phát triển các trung tâm học tập cộng
đồng.
<b>3.4.1. Xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau xoá mù chữ</b>
Trong giai đoạn 2002 – 2007, cơng tác xố mù chữ và giáo dục sau xoá
mù chữ vẫn tiếp tục được duy trì thực hiện. Hàng năm, thường trực Ban chỉ
đạo đều rà soát và bổ sung các thành viên. Thành phần Ban chỉ đạo tổ chức
họp giao ban theo định kì để báo cáo tình hình, tiến độ và rút kinh nghiệm chỉ
đạo thực hiện, xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu thực hiện hàng năm.
Thường trực Ban chỉ đạo phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong
tỉnh qua việc ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa Sở GD-ĐT với Bộ chỉ huy
biên phòng tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân,… phối hợp thực
hiện cơng tác XMC – PCGD.
Các phịng GD-ĐT đã tham mưu cho huyện uỷ, HĐND, UBND các
huyện thị, đồng thời phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức tốt ngày
“Toàn dân đưa trẻ đến trường”, điều tra trình độ văn hố trong nhân dân để
kịp thời cập nhật, thống kê số liệu huy động các đối tượng ra lớp XMC và sau
XMC, theo dõi việc duy trì sĩ số, giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học,…
Huyện uỷ, UBND một số huyện, thị đã tổ chức kiểm tra, thăm các lớp
Hội Liên hiệp phụ nữ, các nhà từ thiện tặng quà, động viên những học sinh có
hồn cảnh khó khăn đi học.
Với những biện pháp trên, 100% số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh
giữ vững Chuẩn quốc gia về công tác XMC – PCGD TH trong giai đoạn 2002
– 2007.
Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15 đến 35 ổn định khoảng 96%.
Công tác chống tái mù chữ được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ở tất cả các
huyện, thị, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Bảng 3.35. Tình hình cơng tác xố mù chữ ở Bình Phước
giai đoạn 2002 – 2007
Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các đơn vị cịn gặp nhiều khó
khăn trong việc huy động học viên ra lớp, duy trì sĩ số các lớp học vì hầu hết
học viên là lực lượng lao động chính trong gia đình, thời gian học vào ban
Tiêu chí 2002 –
2003
2003 –
2004
2004 –
2005
2005 –
2006
2006 –
2007
Tỷ lệ người biết chữ
trong độ tuổi 15 – 35 x 95,95% 96% 96,4% 96,1%
Số người mù chữ trong
độ tuổi 15 – 35 10.409 8.857 8.869 8.978 11.904
Số người huy động ra
lớp xoá mù 1.728 2.361 1.436 1.484 1.107
Số người huy động ra
đêm, thời tiết thất thường. Kinh phí cho người dạy chưa được cấp phát kịp
thời. [79, tr.8].
Bảng 3.36. Kết quả công tác XMC và giáo dục tiếp tục sau XMC
ở Bình Phước năm 2007
ST
T
Đơn vị Số học viên XMC Số học viên sau XMC
Chỉ tiêu Thực hiện Chỉ tiêu Thực hiện
1. Đồng Xoài 370 0 220 0
2. Đồng Phú 302 66 100 0
3. Bù Đăng 518 327 359 96
4. Phước Long 500 221 600 198
5. Bình Long 253 142 60 30
6. Chơn Thành 100 194 261 71
7. Bù Đốp 80 85 80 45
8. Lộc Ninh 570 72 670 0
Tổng số 2.693 1.107 2.350 440
Nguồn: [7, tr.10]
<b>3.4.2. Bổ túc văn hoá </b>
Trong giai đoạn 2002 – 2007, mạng lưới cơ sở GDTX đã phát triển đến
Bảng 3.37. Tình hình phát triển cơng tác bổ túc văn hố ở Bình Phước
giai đoạn 2002 – 2007
Nội dung 2002 –
2003
2003 –
2004
2004 –
2005
2005 –
2006
2006 –
2007
Số TT GDTX 5 5 6 7 8
Số học viên BTCS 80 159 269 477 237
BTTH 1.472 1.562 1.763 1.991 2.037
Tổng số HV
BTVH 1.552 1.721 2.032 2.468 2.374
Nguồn: Sở GD-ĐT Bình Phước, các báo cáo tổng kết năm học
Năm học 2006 – 2007, tổng số học viên học BT THCS, BT THPT là
2.374, trong đó có 884 học viên xếp loại học lực yếu, kém chiếm tỷ lệ 37.2%.
Nguyên nhân học viên có học lực yếu, kém chiếm tỷ lệ cao là do Bình Phước
khơng tổ chức thi tuyển vào lớp 10, mà xét tuyển 100% học sinh tốt nghiệp
lớp 9. Do đó, đối tượng các TT GDTX tuyển sinh chủ yếu là cán bộ, giáo viên
Bảng 3.38. Xếp loại học lực bổ túc văn hố các TT GDTX
ở Bình Phước năm học 2006 – 2007
Cấp học Tổng
số
Học lực
Giỏi Khá TB Yếu Kém
BTCS Số lượng 237 0 13 201 20 3
Tỷ lệ % 100 0 5.5 84,8 84 1,3
BTTH Số lượng 2.037 2 49 1.125 728 133
Tỷ lệ % 100 0,1 2,4 55,2 35,7 6,5
Nguồn: Sở Giáo dục – đào tạo Bình Phước, Báo cáo tổng kết năm học
2006 – 2007
Số học viên bỏ học tại các TT GDTX có xu hướng tăng, đặc biệt từ
năm học 2006 – 2007. Nguyên nhân bỏ học là do các học viên có hồn cảnh
gia đình khó khăn, khơng có đủ thời gian để học nên khơng theo kịp chương
trình, một số học viên ở vùng sâu, vùng xa bị ảnh hưởng thời tiết như mưa,
bão, đường xá đi lại khó khăn; từ năm học 2006 – 2007, ngành thực hiện
nghiêm túc cuộc vận động “Hai không”, một số học viên không đủ kiến thức
phải học lại đã tự ý bỏ học.
Để hạn chế tình trạng học viên bỏ học, các đơn vị đã có biện pháp tích
cực như chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể
ở địa phương, hội phụ huynh học sinh vận động học viên ra lớp, hỗ trợ kinh
phí, hỗ trợ sách, vở, quần áo cho những học viên nghèo hiếu học; quản lý chặt
chẽ các lớp học, thực hiện dạy đúng, dạy đủ theo phân phối chương trình và
thời gian quy định, tuyệt đối không được cắt xén chương trình, từng bước
Mặc dù vậy, trong giai đoạn 2002–2007, hoạt động của các TT HDTX
vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập: Tất cả các lớp học bổ túc trong tỉnh đều thực
hiện đúng chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy
nhiên, chương trình SGK mới địi hỏi phải có đủ đồ dùng dạy học, nhưng do
thiếu cơ sở vật chất, phòng học và trang thiết bị nên các lớp học bổ túc THCS
và một số TT GDTX chủ yếu là dạy “chay” nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến
chất lượng giáo dục.
Tình trạng thiếu giáo viên và sự hạn chế về cơ sở vật chất dẫn đến việc
phối hợp với các phịng giáo dục thực hiện cơng tác XMC, PCGD TH, PCGD
THCS còn nhiều hạn chế.
Tuy còn những bất cập trên, song nhìn chung, cơng tác bổ túc văn hố
trên địa bàn Bình Phước có sự phát triển về mọi mặt, từ quy mô trường lớp,
học viên đến các loại hình đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập
của nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu PCGD TH và THCS.
<b>3.4.3. Đào tạo từ xa</b>
Các TT GDTX đã có nhiều nỗ lực trong việc đa dạng hố các loại hình
học tập. Ngồi chương trình bổ túc văn hố, các trung tâm còn mở các lớp tin
học – ngoại ngữ, đại học tại chức, trung cấp thú y, trung cấp kế toán,… Năm
học 2003 – 2004, các trung tâm đã mở 8 lớp Anh văn với 213 học viên, 15
lớp tin học với 281 học viên. Năm học 2004 – 2005, các TT GDTX đã mở 12
lớp Anh văn (495 học viên), 26 lớp tin học (737 học viên), 4 lớp đại học các
chuyên ngành nông lâm, quản trị kinh doanh, luật (356 học viên), 1 lớp trung
cấp thú y (50 học viên), 1 lớp trung cấp kế toán (67 học viên). Đặc biệt, từ
năm học 2006 – 2007, việc đào tạo từ xa tại các TT GDTX được mở rộng cả
<b>+ </b>Liên kết với ĐH Huế:
STT CHUYÊN NGÀNH SỐ HỌC VIÊN
1 ĐHSP Toán 218
2 ĐHSP Lý 42
3 ĐHSP Hoá 60
4 ĐHSP Sinh 87
5 ĐHSP Thể dục 63
6 ĐHSP Sử 87
7 ĐHSP Văn 298
8 ĐHSP Anh văn 133
9 ĐHSP Mẫu giáo 138
10 ĐHSP Địa 19
11 Luật 493
12 Giáo dục Tiểu học 1.557
13 Quản trị kinh doanh 156
<b>Tổng cộng</b> <b>3.315 </b>
+ Liên kết với ĐH mở TP HCM :
- TT GDTX Tỉnh : 91 SV
- TT GDTX Chơn Thành : 83 SV
- TT dạy nghề Phước Long : 178 SV
- TT GDTX Lộc Ninh : 132 SV
+ Các lớp tại chức liên kết với ĐH Mở TP HCM:
T
T
Ngành học Số
lớp
Số
SV
Trường liên
kết
Khố
Địa điểm
1 Nơng học 01 108 ĐH Nông lâm
TP HCM
2004 –
2008
TT GDTX
Tỉnh
2 Khuyến nông và
phát triển nông
thôn
01 49 ĐH Nông lâm
TP HCM
2004 –
2008
TT GDTX
Tỉnh
3 Kinh tế 01 76 ĐH Nông lâm
TP HCM
2005 –
2009
TT GDTX
Tỉnh
4 Kế toán 01 112 ĐH Nông lâm
TP HCM
2005 –
2009
TT GDTX
Tỉnh
5 Quản lýđất đai 01 58 ĐH Nông lâm
TP HCM
2005 –
2009
TT GDTX
Tỉnh
TWII
2005 –
2009
TT GDTX
Tỉnh
7 Giáo dục Tiểu học 01 149 ĐH Tây
Nguyên
2006 –
2010
Huyện Đồng
Phú
8 Luật học 01 107 ĐH Đà Lạt 2007 –
2011
TT GDTX
Tỉnh
<b>Tổng </b> <b>8 725 </b>
+ TT GDTX Chơn Thành liên kết với trường Cao đẳng Nơng lâm Bình
Dương mở lớp trung cấp kế tốn có 58 sinh viên.
<b>3.4.4. Phát triển trung tâm học tập cộng đồng</b>
TTHTCĐ là một mô hình giáo dục mới với địa điểm học tập thuận lợi,
đáp ứng được nhu cầu “cần gì học nấy” của nhân dân. Khơng chỉ vậy, trung
tâm cịn có khả năng tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân trong
cộng đồng. Do đó, việc phát triển TTHTCĐ là cần thiết và trở thành xu thế tất
yếu nhằm phát triển cộng đồng.
Tháng 4/1997, nhằm khuyến khích, huy động và tạo điều kiện cho toàn
xã hội tham gia phát triển giáo dục, tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi lứa tuổi,
mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời, tiến tới một xã hội học
tập, Chính phủ Việt Nam chủ trương củng cố và mở thêm các cơ sở giáo dục
thường xuyên như Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm dạy nghề,
Trung tâm học tập cộng đồng… Những trung tâm này có chức năng như là
một địa điểm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau: dạy chữ, dạy kỹ năng
sống và đào tạo kỹ năng tạo thu nhập cũng như là trung tâm học tập và sinh
Trong phương hướng về phát triển giáo dục và đào tạo, Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) đã xác định: “Đẩy mạnh phong trào học
tập trong nhân dân bằng các hình thức giáo dục chính quy và khơng chính
quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành xã hội học tập” [40,
tr.109].
Ngày 1/8/2001, Bộ GD-ĐT có cơng văn số 7626/GDTX về việc
“Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2001 – 2002 đối với giáo dục khơng chính
quy”, trong đó nêu rõ việc từng bước xây dựng các TTHTCĐ ở các phường
xã trên cơ sở đảm bảo bền vững trong hoạt động và phát triển.
Ngày 28/12/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
201/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 –
2010”, trong đó nêu rõ “củng cố và mở thêm các cơ sở giáo dục thường xuyên
như trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục cộng đồng, trường
bổ túc văn hoá nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của mọi người, ở
Chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ trưởng bộ GD-ĐT và
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã kí “Kế hoạch phối hợp công tác năm
2002 – 2003” (số 9487/VP ngày 21/10/2002), nhất trí đẩy mạnh việc thành
lập các TTHTCĐ ở phường, xã. Văn bản nêu rõ: “Ngành Giáo dục và Đào tạo
phối hợp với Hội Khuyến học tổng kết, hồn chỉnh mơ hình, xây dựng thể
chế, biên soạn tài liệu hướng dẫn và huấn luyện cán bộ, tranh thủ sự ủng hộ
của các ngành, các cấp, đẩy mạnh việc thành lập TTHTCĐ ở xã, phường, góp
phần phát triển xã hội học tập ở cơ sở” [5, tr.2].
Căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngành GD-ĐT Bình
Phước đã tham mưu với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành chỉ thị số 20/CT/TU
ngày 23/10/2003 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ “về việc tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác khuyến học và xây dựng xã hội học tập trên địa
bàn tỉnh”. Chỉ thị nêu rõ: “Xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn một TTHTCĐ
do Đảng uỷ, UBND, UBMTTQVN, Hội Khuyến học phường, xã, thị trấn tổ
chức và duy trì hoạt động. Các nhà sinh hoạt văn hoá ở các ấp vùng dân tộc
thiểu số sau khi xây dựng xong sẽ trở thành chi nhánh của TTHTCĐ” [5,
tr.2].
Ngày 4/12/2003, UBND Tỉnh đã ra Chỉ thị số 18/2003/CT/UB “về việc
thực hiện công tác khuyến học và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh”,
xác định “Cơ sở vật chất ban đầu của TTHTCĐ sẽ được bổ trợ một phần từ
ngân sách nhà nước và hàng năm được hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động”
[5, tr.3].
Sau khi có Chỉ thị của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh về triển khai thành lập
các TTHTCĐ, Sở GD-ĐT đã sao in các tài liệu về TTHTCĐ của Bộ GD-ĐT,
phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh tổ chức họp Ban Chỉ đạo tỉnh để thông qua
kế hoạch thành lập các TTHTCĐ và tiếp tục tổ chức hội nghị triển khai cho
đạo Hội Khuyến học tỉnh, huyện thị, lãnh đạo và chuyên trách của 8 huyện
thị, 8 phòng GD-ĐT và 87 xã phường, thị trấn.
Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành kế
hoạch số 26/KH-UB “Về việc tổ chức thực hiện các TTHTCĐ tại các xã
phường và thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Phước”, phân cơng trách nhiệm cụ
thể cho các ban ngành đoàn thể như sau:
a/ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ: Giới thiệu báo cáo viên đảm nhiệm về nội
dung chính trị, pháp luật, nghị quyết, chủ trương chính sách mới của Đảng và
Nhà nước.
b/ Sở GD-ĐT: Giới thiệu báo cáo viên và giáo viên chuyên ngành.
c/ Sở Văn hố – Thơng tin: Giới thiệu báo cáo viên về văn hố, thơng
tin, tun truyền.
d/ Sở LĐ-TB&XH: Giới thiệu báo cáo viên chịu trách nhiệm về giáo
dục pháp luật, lao động; phẩm chất công nhân, xây dựng dự án vay vốn; giải
quyết việc làm.
e/ Sở Tư pháp: Giới thiệu báo cáo viên đảm nhiệm nội dung sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
f/ Sở Y tế: Giới thiệu báo cáo viên về chăm sóc sức khoẻ ban đầu,
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, dinh dưỡng vệ sinh phịng dịch.
g/ Uỷ ban Dân số – Gia đình – Trẻ em tỉnh: Giới thiệu báo cáo viên về
dân số, gia đình, sức khoẻ sinh sản.
h/ Liên minh Hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Giới thiệu
báo cáo viên về Hợp tác xã.
i/ Sở Công nghiệp: Giới thiệu báo cáo viên về tiểu thủ công nghiệp; tổ
chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp và chế biến nông sản.
j/ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giới thiệu báo cáo viên
trong và ngồi tỉnh về chương trình khuyến nơng; cơ cấu cây trồng, vật nuôi;
k/ Hội khuyến học: Giới thiệu đội ngũ hướng dẫn về chương trình, tổ
chức, vận động tài trợ; hướng dẫn thành lập TTHTCĐ ở cơ sở.
l/ Bưu điện: Xây dựng bưu điện văn hoá xã, nâng cấp bưu điện văn hố
xã hiện có, bố trí tủ sách văn hố.
m/ Sở Tài chính – Vật giá: Có văn bản tham mưu về cơ cấu tài chính,
hướng dẫn XHH hoạt động của TTHTCĐ.
n/ Đài phát thanh và truyền hình Bình Phước: Xây dựng chương trình
hỏi đáp về khoa học, đời sống; phối hợp với Sở GD-ĐT thực hiện tuyên
truyền các chương trình phổ cập THCS trên địa bàn tỉnh.
o/ Sở Khoa học – Công nghệ: Giới thiệu báo cáo viên triển khai hướng
dẫn về các chương trình ứng dụng cơng nghệ mới và áp dụng cơng nghệ
thơng tin phục vụ nơng thơn.
Ngồi ra, Sở GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tập huấn cho Ban quản lý các
trung tâm, xây dựng nội dung hoạt động cho trung tâm ngày càng hiệu quả,
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và phát triển kinh tế
xã hội ở địa phương.
Mỗi TTHTCĐ được hỗ trợ kinh phí ban đầu từ 15 đến 20 triệu đồng để
mua sắm trang thiết bị, sách tham khảo về pháp luật, chính trị, kinh tế, kỹ
thuật chăn nuôi, trồng trọt,… Ngân sách huyện, phường/xã/thị trấn hằng năm
được HĐND huyện, phường/xã/thị trấn thơng qua dành một phần kinh phí để
chi cho hoạt động của các TTHTCĐ [6, tr.3-4].
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã đầu tư xây dựng các nhà văn hoá xã ở một
số phường, xã, thị trấn. Đây là những cơ sở vật chất hết sức quan trọng để
thành lập các TTHTCĐ.
Bình Phước được sự hỗ trợ của tổ chức UNESCO và Bộ GD-ĐT xây
Số TTHTCĐ xuất hiện ngày càng nhiều. Năm 2004, tồn tỉnh có 21
TTHTCĐ; đến năm 2007, trên tồn tỉnh đã có 56 trung tâm được thành lập và
đi vào hoạt động.
Hình 3.3. Tình hình phát triển trung tâm học tập cộng đồng
ở Bình Phước đến năm 2007
21 25
38
56
94
94
94
87
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2004 2005 2006 2007
Số TTHTCĐ
Số xã, phường,
thị trấn
Nguồn: Ban chỉ đạo CMC-PCGDTH & THCS,
Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết
Tuy nhiên, sự ra đời các TTHTCĐ chưa đồng đều ở các huyện, thị.
Huyện Bù Đốp ngay trong năm 2004 đã có 5/5 xã, thị trấn có TTHTCĐ (tỷ lệ
100%). Trong khi đó, huyện Bù Đăng đếnnăm 2007 vẫn chưa có một trung
Bảng 3.39. Tình hình phát triển các TTHTCĐ ở Bình Phước
trong 2 năm 2005, 2007 theo huyện thị
Huyện/Thị xã Số xã, phường,
thị trấn
Số TTHTCĐ
Năm 2005 Năm 2007
Bình Long 14 2 4
Phước Long 18 2 7
Lộc Ninh 15 6 15
Đồng Phú 11 3 11
Đồng Xoài 7 4 7
Bù Đốp 7 5 5
Chơn Thành 9 3 7
Bù Đăng 13 0 0
Tổng cộng 94 25 56
Nguồn: Ban chỉ đạo CMC-PCGDTH & THCS,
Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết
Các TTHTCĐ đã triển khai tổ chức điều tra cơ bản về nhu cầu học tập
ở địa phương, từ đó đề xuất nội dung và hình thức học phù hợp cho từng đối
tượng. Đáp ứng nhu cầu người học, các buổi nói chuyện, các hoạt động học
tập được tổ chức với các nội dung sau:
+ Về chính trị: Tổ chức tuyên truyền thời sự, pháp luật, chủ trương
chính sách mới của Đảng và Nhà nước; tổ chức các khoá học nghị quyết TW,
truyền thống Bộ đội Cụ Hồ; mở các lớp đối tượng Đoàn cho thanh niên nhập
ngũ với 15.286 lượt người tham gia.
+ Về kinh tế: Tổ chức tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học,
kỹ thuật, công nghệ giúp dân phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giúp
dân xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên làm giàu
chính đáng; tổ chức các khoá học về ghép cây điều, chống rụng bông điều,
chăm sóc cây điều, trừ sâu bệnh cho hồ tiêu, cao su; tổ chức hội thảo mơ hình
dịch cúm gia cầm, mơ hình chăn ni bị sữa; tuyên truyền bảo vệ rừng, vệ
sinh an toàn thực phẩm; thu hút 6.845 lượt người tham gia.
+ Về chăm sóc sức khoẻ: Hướng dẫn nhân dân phòng chống các tệ nạn
xã hội, phịng chống dịch bệnh theo mùa; tổ chức các khố học về dân số, kế
hoạch hố gia đình, phịng chống lao, sốt rét,… thu hút 5.218 lượt người tham
gia.
+ Tổ chức các lớp học và thi bằng lái xe mô tô với hơn 3.000 lượt
người tham gia.
+ Về văn hoá – xã hội – thể dục thể thao: Tổ chức tìm hiểu lịch sử
Đảng; các buổi toạ đàm về gia đình văn hố mới, các hoạt động vui chơi, giải
trí, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, kéo co, cờ vua với hàng ngàn người tham
gia [6, tr.12-13].
Các hoạt động có hiệu quả của TTHTCĐ đã đem đến cho người lao
động nhận thức mới, có hành động tích cực nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống, chất lượng nguồn nhân lực.
Các TTHTCĐ còn liên kết thực hiện các chương trình giáo dục ở địa
phương. Trong 2 năm 2004 – 2005, các TTHTCĐ đã mở được 125 lớp XMC
<b>Tóm lại,</b> giai đoạn 2002 – 2007, các hình thức giáo dục thường xuyên
được mở rộng với nhiều loại hình đào tạo đa dạng cho nhiều đối tượng có nhu
cầu học tập trong xã hội và với nhiều trình độ khác nhau tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thu hút người học ra lớp.
Công tác XMC – PCGD TH và công tác chống tái mù tiếp tục được
đẩy mạnh thực hiện ở tất cả các huyện thị, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi được duy trì ổn định ở mức cao (96%).
Cơng tác bổ túc văn hố có sự phát triển về mọi mặt, từ quy mô trường
lớp, học viên đến các loại hình đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
học tập của nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu PCGD TH và THCS.
Hình thức đào tạo từ xa được mở rộng cả về số lượng sinh viên lẫn
ngành nghề đào tạo.
Số TTHTCĐ phát triển nhanh. Hoạt động của các TTHTCĐ bước đầu
đem đến cho người lao động nhận thức mới để từ đó, có hành động tích cực
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực.
Tồn tại của GDTX ở Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung hiện
nay là chất lượng GDTX chưa tạo được sự tin tưởng của xã hội. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên phục vụ cho các hình thức giáo dục
thường xuyên cịn nhiều hạn chế so với những ngành học chính quy.
Trong thời gian tới, lãnh đạo ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước cần
quản lý chặt chẽ hơn nữa các cơ sở giáo dục thường xuyên; tiếp tục duy trì
cơng tác XMC và giáo dục sau XMC; tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất,
trang thiết bị để nâng cao chất lượng giáo dục hệ BTVH; xây dựng chương
trình hoạt động cụ thể cho các trung tâm học tập cộng đồng, góp phần nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của
1. Bình Phước là một tỉnh miền núi mới được tái lập năm 1997, điều
kiện phát triển kinh tế xã hội cịn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó,
ngành giáo dục – đào tạo đã được Đảng bộ tỉnh Bình Phước quan tâm tạo điều
kiện phát triển. Ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước trong 10 năm đầu sau
tái lập tỉnh đã đạt được những thành tựu nhất định.
Thứ nhất, nhu cầu học tập của nhân đân trong tỉnh được đáp ứng ngày
càng tốt hơn, trước hết là ở giáo dục phổ thông. Mạng lưới cơ sở giáo dục
loại hình nhà trường và phát triển hình thức giáo dục thường xuyên đã tạo
thêm cơ hội học tập cho nhân dân, trước hết là thanh thiếu niên, góp phần
thúc đẩy sự phát triển ngành GD-ĐT và bước đầu hình thành xã hội học tập ở
Bình Phước.
Thứ hai, việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ở
Bình Phước đạt được một số kết quả quan trọng. Tháng 12/1998, Bình Phước
được cơng nhận chuẩn quốc gia về XMC – PCGD TH. Chủ trương PCGD
THCS được triển khai tích cực. Đến tháng 12/2007, Bình Phước có 80/99 xã,
phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Bình
Phước không ngừng được nâng cao. Việc đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng
khiếu được chú trọng và đạt được những kết quả rõ rệt.
Thứ ba, cơ sở vật chất trường lớp và trang thiết bị trong các cơ sở giáo
chuẩn ngày càng cao. Điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục được tăng cường
hơn trước.
Thứ tư, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Đối với ngành
học mầm non, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ ngày càng giảm đi, các yêu cầu vệ
sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong trường mầm non được thực hiện
tốt. Đối với giáo dục phổ thông, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng
giảm, tỷ lệ học sinh giỏi tăng lên qua các năm học và giảm dần tỷ lệ học sinh
yếu kém. Chất lượng đạo đức văn hóa có bước phát triển tốt. Số học sinh có
hạnh kiểm khá, tốt tăng lên. Đa số các trường phổ thông đều giảng dạy đầy đủ
các môn học theo quy định. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt ở mức cao, có nhiều học sinh
được tuyển vào các trường cao đẳng, đại học. Kết quả học tập ở các trung tâm
GDTX ngày càng đánh giá đúng thực chất. GDCN thường xuyên đổi mới
chương trình và phương pháp giảng dạy, cơng tác tuyển sinh được tiến hành
chặt chẽ, nghiêm túc, chuẩn đầu vào và đầu ra cao nên chất lượng cũng tăng
lên.
Vượt lên trên những khó khăn của hồn cảnh trong buổi đầu tách tỉnh,
thành tựu mà ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước đạt được là rất đáng trân
trọng. Đó là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ – giáo viên
ngành giáo dục; sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo cũng như ý thức
được tầm quan trọng của giáo dục trong đại bộ phận nhân dân. Thành tựu của
ngành giáo dục – đào tạo đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã
hội của tỉnh, hướng tới tạo ra một nguồn lực mới, tạo cơ sở hạ tầng xã hội, tạo
ra nguồn vốn con người – nguồn lực quan trọng nhất của công cuộc phát triển
kinh tế – xã hội tỉnh Bình Phước và cả nước trên con đường cơng nghiệp hóa
– hiện đại hóa.
2. Bên cạnh những thành tựu, GD-ĐT Bình Phước cũng có nhiều hạn
chế cần được khắc phục.
Thứ nhất, vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy còn tồn tại
một số bất cập. Nội dung chương trình quá dài. Một số giáo viên năng lực hạn
chế, nặng về truyền đạt kiến thức mà chưa chú ý rèn kĩ năng cho học sinh.
Trang thiết bị ở nhiều trường chưa được trang bị đầy đủ. Phương pháp giảng
dạy lạc hậu và chậm đổi mới, chưa phát huy tính tích cực của học sinh trong
học tập.
Thứ hai, mạng lưới cơ sở trường lớp chưa đủ để huy động tối đa học
sinh đến trường. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường ở bậc mầm non thấp hơn
nhiều so với cả nước. Đến năm học 2006 – 2007, cịn nhiều xã chưa có trường
THCS; trung bình mỗi huyện thị có 2,88 trường THPT. Cơ sở vật chất các
trường học mặc dù có được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết chưa đạt chuẩn
theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
Thứ ba, việc thực hiện xã hội hoá giáo dục còn chậm. Số cơ sở giáo
dục ngồi cơng lập ở tất cả các cấp học cịn rất ít. Trong việc thực hiện xã hội
hố giáo dục, Bình Phước chưa có một cơ chế quản lý linh hoạt tạo điều kiện
cho giáo dục ngồi cơng lập phát triển.
Thứ tư, cơng tác PCGD chưa có những biện pháp cụ thể để đẩy nhanh
tiến độ thực hiện nên kết quả cịn thấp.
3. Căn cứ vào tình hình thực tế kinh tế – xã hội Bình Phước, vào những
chỉ thị của Đảng bộ Bình Phước thơng qua nghị quyết Đại hội Đảng của tỉnh
lần thứ VIII cũng như những bất cập còn tồn tại của giáo dục – đào tạo Bình
Phước trong giai đoạn hiện nay và chủ trương phát triển giáo dục Việt Nam
trong thời kì CNH – HĐH, xin đưa ra một số kiến nghị đối với ngành GD-ĐT
Đối với giáo dục mầm non, cần tập trung phát triển quy mô, mạng lưới
trường, lớp mầm non, tiếp tục đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng; đổi mới công tác quản
lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra, đặc biệt với các cơ sở giáo dục mầm non
ngồi cơng lập; đẩy mạnh cơng tác tun truyền, cơng tác xã hội hố giáo dục
để huy động các nguồn lực, sự tham gia của gia đình chăm lo cho giáo dục
mầm non.
Đối với giáo dục phổ thông, trên cơ sở xác định rõ mục tiêu đào tạo con
người, những phẩm chất mà học sinh phổ thông cần đạt, cần tăng cường đổi
mới phương pháp giảng dạy trên cơ sở lấy người học làm trung tâm, tạo điều
kiện phát triển năng lực của từng học sinh; tăng cường giáo dục động cơ, thái
độ học tập đúng đắn để học sinh thấy được tầm quan trọng của việc trau dồi
tri thức, khiến các em cảm nhận được “mỗi ngày đến lớp là một niềm vui”;
đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh THCS và THPT nhằm giúp
các em lựa chọn đúng trường, đúng ngành theo năng lực học tập, tránh lãng
phí cơng sức, thời gian.
Đối với GDTX và GDCN, xây dựng ở mỗi huyện thị một trung tâm
GDTX và một trường dạy nghề để tạo điều kiện cho học viên học tập, đào tạo
đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã
hội của tỉnh. Kiểm tra và đánh giá đúng chất lượng của GDTX để nâng cao
chất lượng giáo dục. Trong thời gian tới, tỉnh cần mở rộng đào tạo nhiều
ngành nghề hơn nữa cho hệ trung cấp, đặc biệt chú trọng những ngành phù
hợp với yêu cầu ở địa phương như: nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y tế,
giáo viên mầm non,… Ngoài ra, cần đào tạo nguồn nhân cơng có tay nghề
cao chất lượng, liên kết với các cơ sở đào tạo trên toàn quốc để đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ở tỉnh nhà.
Đối với giáo dục vùng dân tộc, tổ chức tuyên truyền về tầm quan trọng
của việc học tập cũng như hướng nghiệp cho gia đình và bản thân học sinh
vùng dân tộc; xây dựng ở mỗi huyện một trường dân tộc nội trú để thu hút
học sinh dân tộc vào học, hạn chế tình trạng bỏ học; mở các lớp đào tạo nghề,
đảm bảo việc làm cho học viên sau khi ra trường, phối hợp với các lực lượng
xã hội, các ban ngành đoàn thể hỗ trợ cho gia đình dân tộc, giáo viên, học
sinh người dân tộc nhiều hơn nữa để họ yên tâm công tác, yên tâm học hành
mà khơng phải bỏ việc hay bỏ học vì miếng cơm manh áo.
Để thực hiện được tất cả những kế hoạch đã đề ra cho các ngành học
thì điều kiện tiên quyết là phải tập trung đầu tư kinh phí nhiều hơn nữa cho
giáo dục để xây dựng trường lớp và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất; quy hoạch
lại mạng lưới trường lớp từ mầm non cho đến cao đẳng, đại học, GDTX,
GDCN; kiểm tra đánh giá một cách chính xác về năng lực của cán bộ quản lý
cũng như đội ngũ giáo viên để có biện pháp xử lý và đào tạo bồi dưỡng kịp
thời; thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực
chăm lo cho sự nghiệp giáo dục
Về mặt đầu tư cho giáo dục cần tập trung cho những vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc: Không thực hiện dàn trải mà đầu tư trên cơ sở có kế hoạch hợp
lý, trong đó vấn đề chất lượng được đặt lên hàng đầu; tăng cường nguồn tài
chính để cải tạo cơ sở vật chất cho giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa phục vụ việc dạy và học; tích cực đầu tư để xây dựng trường chuẩn quốc
gia.
việc nâng cao chất lượng cần phải được đặc biệt coi trọng. Công tác bồi
dưỡng chuyên môn cần được tiến hành thường xuyên với hiệu quả cao nhất.
Ngành cần tiếp tục thực hiện chính sách thu hút nhân tài về phục vụ
cho địa phương và tăng cường công tác đào tạo đội ngũ. Hiện nay, Bình
Phướcđã và đang thực hiện các đề án đưa cán bộ – giáo viên đi học sau đại
học để nâng cao trình độ, trong thời gian tới Bình Phước cần tiếp tục thực
hiện những đề án như vậy để từng bước hình thành một bộ phận giáo viên có
trình độ cao, năng lực sư phạm giỏi, đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội
dung, phương pháp giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở tất
cả các ngành, bậc học. Kết hợp với trường CĐSP trong việc hoàn thành chỉ
tiêu và bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên tiểu học, THCS.
Về việc thực hiện xã hội hóa giáo dục cần tranh thủ hơn nữa sự hỗ trợ
của Hội đồng giáo dục các cấp cũng như Hội khuyến học và các ban ngành,
các lực lượng xã hội cho sự phát triển giáo dục. Mặt khác, đây cũng là biện
pháp để gắn chặt mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường – xã hội, tạo cơ hội
cho người học được hưởng quyền học tập và học tập suốt đời. Ngồi ra, cần
nặng cho ngân sách nhà nước.
Tóm lại, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, hơn
bao giờ hết ngành giáo dục – đào tạo đang địi hỏi phải thích ứng và đáp ứng
yêu cầu của thời đại. Muốn làm được điều đó thì phải cải thiện và phát triển
giáo dục – đào tạo đến từng cơ sở. Vì vậy, ngành giáo dục – đào tạo Bình
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước (2000), Lịch sửĐảng bộ tỉnh
Bình Phước 1930 – 1975 (Sơ thảo), Ban thường vụ tỉnh ủy ấn hành.
2. Ban Chấp hành Trung ương (2002), Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện
nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và phương hướng phát triển giáo dục từ
nay đến năm 2005 và đến năm 2010, Số 72/TLHN.
3. Ban chỉ đạo CMC – PCGD TH & THCS tỉnh Bình Phước (2005), Báo
cáo tổng kết công tác CMC – PCGD TH & THCS năm 2004 – Kế hoạch năm
2005, đẩy mạnh thực hiện các trung tâm học tập cộng đồng, số 283/BCĐ,
ngày 15/3/2005.
4. Ban chỉ đạo CMC – PCGD TH & THCS tỉnh Bình Phước (2005), Báo
cáo tổng kết công tác phổ cập GD THCS giai đoạn I (2001 – 2005), phương
hướng nhiệm vụgiai đoạn II (2006 – 2010), Tài liệu lưu trữ.
5. Ban chỉ đạo CMC – PCGD TH & THCS tỉnh Bình Phước (2005), Báo
cáo tổng kết công tác xây dựng và phát triển trung tâm học tập cộng đồng
năm 2004 - Kế hoạch năm 2005, Số 284/BCĐ, Tài liệu lưu trữ.
6. Ban chỉ đạo CMC – PCGD TH & THCS tỉnh Bình Phước (2005), Báo
cáo sơ kết công tác xây dựng và phát triển trung tâm học tập cộng đồng giai
đoạn 2004 – 2005 - Kế hoạch năm 2006, Tài liệu lưu trữ.
7. Ban chỉ đạo CMC – PCGD TH & THCS tỉnh Bình Phước (2007), Báo
cáo tổng kết công tác CMC – PCGD TH & THCS – TTHTCĐ năm 2006,
phương hướng nhiệm vụnăm 2007, Số675/BCĐ, ngày 17/4/2007.
8. Ban chỉ đạo CMC – PCGD TH & THCS tỉnh Bình Phước (2008), Báo
cáo tổng kết cơng tác chống mù chữ – Phổ cập giáo dục năm 2007, phương
hướng nhiệm vụnăm 2008, số599/BCĐ, ngày 1/3/2008.
9. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước (2004), Đo đạc chỉ số phát triển
thực hiện theo Quyết định số 456-QĐ/TU ngày 21/5/2003 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Bình Phước).
10. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng
tới tương lai – Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục Việt Nam thời kì đổi mới, Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục
đào tạo (1945 – 1995), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển
giáo dục trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Giáo dục.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Tài liệu bổ sung về tình hình giáo dục,
Hà Nội.
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo
viên mầm non (Ban hành kèm theo quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày
22/1/2008 của Bộtrưởng Bộ GD-ĐT).
16. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên) (2007), Giáo dục Việt Nam những năm
đầu thế kỉ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2006), Giáo dục
học mầm non, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
18. Chính phủ (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
19. Chính phủ (2002), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002 – 2010, Số
48/2002/QĐ-TTg, ngày 11/4/2002.
20. Chính phủ (2004), Báo cáo về tình hình giáo dục, Số 1534/CP-KG,
ngày 14/10/2004, Hà Nội.
22. Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 1997.
23. Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 1998.
24. Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 1999.
25. Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 2000.
26. Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 2001.
27. Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 2002.
28. Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 2003.
29. Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 2004.
30. Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 2005.
31. Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 2006.
32. Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 2007.
33. Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 2008.
34. Đảng bộ tỉnh Bình Phước (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ
tỉnh Bình Phước lần thứ VI (1997 – 2000), Tài liệu lưu hành nội bộ.
35. Đảng bộ tỉnh Bình Phước (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ
tỉnh Bình Phước lần thứ VII (nhiệm kỳ 2001 – 2005), Tài liệu lưu hành nội
bộ.
36. Đảng bộ tỉnh Bình Phước (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ
tỉnh Bình Phước lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2005 – 2010), Tài liệu lưu hành nội
bộ.
37. Đảng bộ tỉnh Sông Bé (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ
Sông Bé lần thứ V, Tài liệu lưu hành nội bộ.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại
hội VI, VII, VIII, XIX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Nguyễn Hữu Được (2000), Giáo dục Tiền Giang từnăm 1975 đến năm
1999, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Quốc gia TP
44. Phan Sỹ Giản (2006), Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Phước, Tạp
chí Giáo dục số 129, tháng 1/2006.
45. Lê Văn Giạng (2001), Những vấn đề lí luận cơ bản của khoa học gióa
dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Phạm Minh Hạc (2000), Tổng kết 10 năm (1900 – 2000) xóa mù chữ
và phổ cập giáo dục tiểu học, Nxb CTQG, Hà Nội.
47. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ
XIX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48. Phạm Minh Hạc (2003), Về giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
49. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (đồng chủ biên) (2007),
Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển, hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
50. Bùi Minh Hiền (2004), Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
51. Đào Trọng Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng (2000), Ngành giáo dục – đào
tạo phía Nam bước vào thế kỉ 21, Nxb Trẻ, TP HCM.
53. Nhiều tác giả (2008), Những vấn đề giáo dục hiện nay: Quan điểm và
giải pháp, Nxb Tri thức, Hà Nội.
54. Nguyễn Thành Phương (2005), Lịch sử phát triển giáo dục – đào tạo
An Giang (1975 – 2000), Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học
Quốc gia TP HCM.
55. Võ Tấn Quang (chủ biên) (2001), Xã hội hóa giáo dục, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
56. Quốc hội (2008), Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (1997), Báo cáo tổng kết năm 1997,
Số254/GDĐT, ngày 5/12/1997.
58. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (1998), Báo cáo tổng kết năm học
1997 – 1998, Số 855/GD - HCTH, ngày 12/8/1998.
59. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (1998), Phương hướng nhiệm vụ
năm học 1998 – 1999, Số 856/GD - HCTH, ngày 12/8/1998.
60. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (1999), Báo cáo sơ kết học kì I năm
học 1998 – 1999, Tài liệu lưu trữ.
61. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (1999), Báo cáo tổng kết năm 1999,
Số 426/HCTH-GD, ngày 22/11/1999.
62. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2000), Báo cáo công tác năm
2000, số 1770/BC-GD, ngày 13/12/2000.
63. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2000), Báo cáo tổng kết năm học
1999 – 2000, Số 1420/HCTH-GD, ngày 25/8/2000.
64. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2001), Báo cáo tổng kết cơng tác
chống mù chữ – Phổ cập giáo dục tiểu học – Thực hiện chuyên đề sau xóa mù
chữ và phổ cập THCS tỉnh Bình Phước năm 2000 và những công tác trọng
tâm năm 2001, Tài liệu lưu trữ.
66. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2001), Đề án kế hoạch thực hiện
phổ cập giáo dục THCS tỉnh Bình Phước, ngày 3/4/2001, Tài liệu lưu trữ.
67. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2001), Báo cáo tình hình thực hiện
chỉ thị 34-CT/TW và chỉ thị 16/CT-TU về việc tăng cường cơng tác Chính trị
tư tưởng củng cố tổ chức Đảng – đoàn thể quần chúng và công tác phát triển
Đảng trong các trường học, Số 175/GD-ĐT, Tài liệu lưu trữ.
68. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2001), Báo cáo công tác năm
2001, Số 1182/GD-TDKT, ngày 10/12/2001.
69. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2002), Báo cáo tình hình 5 năm
thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VIII, Số 212/GD-HCTH, ngày 22/3/2002.
70. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2002), Báo cáo tổng kết cơng tác
71. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2002), Báo cáo tổng kết năm học
2001 – 2002, Số 867/2002/GD-HCTH, ngày 27/8/2002.
72. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2003), Đặc san Giáo dục – Đào tạo
Bình Phước (Xn Q Mùi 2003).
73. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2004), Báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụnăm 2004, Số 1485/GD-HCTH, ngày 9/11/2004.
74. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2004), Báo cáo sơ kết 3 năm thực
hiện chỉ thị 61-CT/TW ngày 28/12/2000 của Bộ chính trị về công tác PCGD
THCS, số1194/GDPT, ngày 17 tháng 9 năm 2004.
75. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2004), Báo cáo tổng kết năm học
2003 – 2004, số 1068/BC-GD, ngày 25/8/2004.
76. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2005), Báo cáo tổng kết năm học
2004 – 2005, số 1226/GD-HCTH, ngày 25/8/2005.
78. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2007), Báo cáo kết quả triển khai
Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, số
2689/BC-SGDĐT, ngày 26/11/2007.
79. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2007), Báo cáo tổng kết năm học
2006 – 2007 và nhiệm vụ năm học 2007 – 2008, số 1634/BC-SGDĐT, ngày
28/8/2007.
80. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2007), Báo cáo kết quả5 năm thực
hiện Chương trình hành động số 12-CTHD/TU ngày 28/10/2002 của Tỉnh uỷ
về Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) về giáo dục – đào tạo, số
2072/BC-SGDĐT, ngày 26/11/2007.
81. Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Phước (2007), Báo cáo về việc thực hiện
nhiệm vụcông tác năm 2007, số 2691/BC-SGDĐT, ngày 26/11/2007.
82. Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Phước (2005), Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Phước thời kì 2006 – 2020, Tài liệu lưu trữ.
83. Sở Lao động Thương binh và xã hội Bình Phước (2000), Kế hoạch đào
tạo nghềgiai đoạn 2001 – 2010 tỉnh Bình Phước, Tài liệu lưu trữ.
84. Sở Lao động Thương binh và xã hội Bình Phước (2004), Đề án dạy
nghềcho lao động nông thôn giai đoạn 2004 – 2006, Tài liệu lưu trữ.
85. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Phước (2005), Báo cáo tình
hình thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động trong các lĩnh vực dạy
nghề, Tài liệu lưu trữ.
86. Sở Lao động Thương binh và xã hội Bình Phước (2006), Công văn
cung cấp thông tin cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập, Tài liệu lưu trữ.
87. Sở Lao động Thương binh và xã hội Bình Phước (2006), Báo cáo tài
chính dạy nghề 2006 và dự kiến kế hoạch 2007, Tài liệu lưu trữ.
89. Sở Lao động Thương binh và xã hội Bình Phước (2006), Báo cáo kết
quảcông tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong đồng bào dân tộc thiểu
sốnăm 2006, Tài liệu lưu trữ.
90. Sở Lao động Thương binh và xã hội Bình Phước (2006), Báo cáo thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo thực hiện 2005, ước
thực hiện 2006 và dự kiến kế hoạch 2007, Tài liệu lưu trữ.
91. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Phước (2007), Bảng tổng
hợp số liệu đào tạo nghề 1997 – 2007, Tài liệu lưu trữ.
92. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Phước (2007), Báo cáo kết
quả công tác dạy nghềnăm 2007 và kế hoạch năm 2008, Tài liệu lưu trữ.
93. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Phước (2007), Báo cáo
mạng lưới cơ sở dạy nghề hiện có và dự kiến phát triển đến năm 2010, Tài
liệu lưu trữ.
94. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Phước (2007), Báo cáo tài
chính dạy nghề 2006 và dự kiến kế hoạch 2007, Tài liệu lưu trữ.
95. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Phước (2007), Báo cáo thực
hiện CTMT quốc gia giáo dục đào tạo (Dựán "Tăng cường năng lực dạy nghề
thực hiện 2006, ước thực hiện 2007 và dự kiến kế hoạch 2008), Tài liệu lưu
trữ.
96. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Phước (2007), Báo cáo tình
hình đào tạo nghề và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân thời kì cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa, Tài liệu lưu trữ.
97. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Phước (2007), Báo cáo tình
hình đào tạo nghề và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân thời kì cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa, Tài liệu lưu trữ.
99. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Phước (2007), Báo cáo tình
hình kiểm tra chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển cơ sở cung ứng
dịch vụ ngồi cơng lập, Tài liệu lưu trữ.
100. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Phước (2007), Thống kê cán
bộ nhân viên và giáo viên day nghềnăm 2007, Tài liệu lưu trữ.
101. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Phước (2007), Tình hình
tuyển sinh của các cơ sở dạy nghềnăm 2007, Tài liệu lưu trữ.
102. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Phước (2008), Báo cáo
thống kê đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề thuộc địa bàn tỉnh Bình
Phước tính đến ngày 25/12/2007, Tài liệu lưu trữ.
103. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Phước (2008), Thành lập
mới, nâng cấp, chuyển đổi, sáp nhập, giải thểcơ sở dạy nghề từ1/1/2001 đến
nay và dự kiến đến năm 2010, Tài liệu lưu trữ.
104. Sở Lao động Thương binh và xã hội Bình Phước (2008), Đề án đào tạo
nghềcho lao động nông thôn, dân tộc thiểu số, người tàn tật giai đoạn 2008 –
2010, Tài liệu lưu trữ.
105. Sở Lao động Thương binh và xã hội Bình Phước (2008), Báo cáo tình
hình thực hiện chương trình mục tiêu năm 2007 và phân bổ chương trình mục
tiêu năm 2008, Tài liệu lưu trữ.
106. Sở Lao động Thương binh và xã hội Bình Phước (2008), Kế hoạch đào
tạo nghề cho công nhân trong thời kì cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, Tài liệu
lưu trữ.
107. Phạm Thị Sửu (chủ biên) (2006), 60 năm giáo dục mầm non Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
108. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định của Thủtướng Chính phủ về
109. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định về một số chính sách phát
triển giáo dục mầm non, số 161/2002/QĐ-TTg, ngày 15/11/2002.
110. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định của Thủtướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án "Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục, số09/2005/QĐ-TTG, ngày 11/1/2005.
111. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định phê duyệt đề án "phát triển
giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015, số 149/2006/QĐ-TTg, ngày
112. Tỉnh uỷ Bình Phước (2004), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị
61-CT/TW của Bộ Chính trị (khố VIII) về thực hiện phổ cập THCS, số
134-BC/TU.
113. Tỉnh uỷ Bình Phước (2004), Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết Trung ương 9 (khoá IX), Số 25-CTr/TU.
114. Dương Thiệu Tống (2003), Suy nghĩ về giáo dục Việt Nam truyền
thống và hiện đại, Nxb Trẻ, TP HCM.
115. Hoàng Tụy (2005), Thực trạng khoa học và giáo dục: Góc nhìn của
người trong cuộc, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 6/2005.
116. Hoàng Tụy (chủ biên) (2005), Cải cách và chấn hưng giáo dục, Nxb
Tổng hợp, TP HCM.
117. Hoàng Tụy (2008), Khủng hoảng giáo dục – Nguyên nhân và lối ra
trước thách thức tồn cầu hóa, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, tháng 7/2008.
118. Hoàng Tụy (2008), Thực hiện một cuộc cải cách giáo dục toàn diện,
triệt để, Tạp chí Tia sáng, số 12/2008.
119. UBND tỉnh Bình Phước (2001), Chiến lược dân số tỉnh Bình Phước
120. UBND tỉnh Bình Phước (2002), Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, Số
10/2002/CT-UB, ngày 10/5/2002.
121. UBND tỉnh Bình Phước (2007), Báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện Pháp
lệnh dân số (2003 – 2007), Số 67/BC-UBND.
122. Ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương (1984), Quy chế nuôi dạy
trẻ, Ban hành kèm theo Quyết định số 39/QĐUB ngày 22 tháng 4 năm 1984,
Tài liệu lưu trữ.