Luận văn
Xác định kết quả kinh
doanh của xí nghiệp lương
thực Cái Cam
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
1
LỜI MỞ ĐẦU
E
EE
E &
&&
& F
FF
F
1 Lí do
chọn đề tài
Việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước ta trong những năm
qua nền kinh tế nước ta đã dần chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế thị trường với sự quản lý vĩ mô của Nhà Nước theo
đúng chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa.
Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là
rất khốc liệt, cho nên vấn đề về lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh được
các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu, nói vậy không có nghĩa là các doanh
nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến những vấn đề khác
chẳn hạn như tích lũy của công ty.
Hiện nay xu hướng chung của công ty là không ngừng nâng cao doanh
thu hạ giá thành sản phẩm nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, từ đó gia tăng lợi
nhuận để đảm bảo việc kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định.
Do đó xác định kết quả kinh doanh là quá trình nhận thức và đánh giá
toàn bộ tiến trình và kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó ta thấy rỏ nguyên
nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác những
tiềm tàng của doanh nghiệp để kịp thời khắc phục để mang lại hiệu quả kinh
tế cao hơn, đồng thời có những biện pháp để quản lý.
Mặt khác việc xác định kết quả kinh doanh là công cụ cung cấp thông
tin không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp để điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn cần thiết để cho các đối tượng sử
dụng bên ngoài doanh nghiệp để có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác
đầu tư.
Đó là lý do mà em chọn đề tài “XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH CỦA XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM”. Với hy vọng
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
2
học tập và góp phần nhỏ vào việc mạng lại hiệu tốt cho hoạt đông kinh
doanh của công ty.
2 Mục tiêu và nội dung chọn đề tài
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung là : Một trong những yêu cầu cơ bản của việc xác
định kết quả kinh doanh là đề ra giải pháp nhằm khai thác những khả năng
tiềm tàng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc kiểm tra đánh
giá diễn biến một cách thường xuyên để biết được những nhân tố ảnh hưởng
để đề ra những phương pháp hữu hiệu và kịp thời nhất để đem lại hiệu quả
kinh doanh được tốt hơn.
Mục tiêu riêng là: Mục tiêu cụ thể của xác định kết quả kinh doanh
tại Xí Nghiệp là nhằm đánh giá xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế
như: Trong năm tiếp theo Xí Nghiệp phải sản xuất và tiêu thụ được bao
nhiêu sản phẩm, tổng doanh thu của Xí Nghiệp là bao nhiêu, chi phí sản xuất
trên cơ sở đó ta so sánh với những năm trước xem cao hơn hay thấp hơn so
với những năm trước là bao nhiêu và thực hiện các chỉ tiêu đó đến mức độ
nào, tìm ra những nguyên nhân chủ quan hay khách quan ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp đến quá trình hoạt động kinh doanh để đề ra giải pháp khắc
phục, cũng thông qua việc xác định kết quả kinh doanh ta cũng có thể xác
định được có cần cải tiến phương thức hoạt động, cải tiến tổ chức quản lí
hoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động cụ thể là:
Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng qua các giai đoạn.
Đánh giá hiệu quả hoạt động và nghiên cứu về tình hình tài chính. Từ
đó đưa ra một số biện pháp nâng cao lợi nhuận.
Xác định kết quả kinh doanh là hết sức cần thiết đối với nền kinh tế.
Để tiến hành xác định kết quả kinh doanh thì yêu cầu trước hết là tìm hiểu cơ
sở lí thuyết về xác định kết quả kinh doanh.
Phân tích tình hình tiêu thụ.
Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu.
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
3
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
2.2 Nội dung nghiên cứu
Tính giá thành gạo 5%
Xác định kết quả kinh doanh.
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp tiếp cận thông tin
Thu thập số liệu ở đơn vị thực tập.
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu, ngoài ra còn trao đổi với các
phòng ban lãnh đạo công ty để xin được thông tin cần thiết.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chi tiết
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tổ
Phương pháp liên hệ cân đối
Trong các phương pháp trên thì phương pháp so sánh được dùng
nhiều trong quá trình phân tích đề tài này.
4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Về thời gian : từ ngày 30/7/2009 đến ngày 30/9/2009.
Về không gian đề tài được thực hiện tại Xí Nghiệp Lương Thực Cái
Cam.
Hoạt động kinh doanh tại Xí Nghiệp Lương Thực Cái Cam chủ yếu là
mặt hàng gạo, tấm, cám xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo sự ủy nhiệm của
Tổng công ty và việc xác định kết quả kinh doanh rất phức tạp đòi hỏi phải
có nhiều thời gian và kiến thức đầu tư sâu rộng về nhiều vấn đề nghiên cứu.
Để được cụ thể, khi xác định kết quả kinh doanh những số liệu để xác định
kết quả được trích từ bảng báo cáo kết quả tổng kết cuối năm của hai năm
2007 và 2008, nghiên cứu cụ thể ở ba mặt hàng gao, tấm, cám. Do đó với
kiến thức tích lũy còn nhiều hạn chế nên “ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH CỦA XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM” còn nhiều thiếu
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
4
sót và hạn chế, kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và anh chị để
đề tài được hoàn chỉnh hơn và hy vọng qua việc xác định kết quả kinh doanh
này sẽ thấy được khái quát hơn về quá trình hoạt động kinh doanh của Xí
Nghiệp.
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
5
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHU
CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ
E
EE
E &
&&
& F
FF
F
CH
ƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHU
CÔNG NGHI
ỆP HÒA PHÚ
1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Tháng 12/1998 theo chủ trương của Chính Phủ xây dựng khu công
nghiệp Hòa Phú tại xã Tân Ngãi nhưng do cầu Mỹ Thuận xây dựng nên điều
kiện không còn phù hợp để xây dựng mà dời về xây dựng tại Long Hồ.
Hệ thống giao thông KCN có 7 tuyến đường giao thông: 5 tuyến
đường ngang và 2 tuyến đường dọc, chiều rộng tối đa 15m, tối thiểu 8m.
Hệ thống thoát nước ra sông Bà Lan, sông Lập Hòa thoát về hệ thống
xử lý nước thải tập trung.
Ban quản lý KCN theo chiều dọc từ Bộ xuống Tỉnh, từ Tỉnh xuống
Trưởng Ban quản lý.
Tổng mức đầu tư 231 tỷ trong đó ngân sách Tỉnh hổ trợ 123 tỷ, điện
lực 1,2 tỷ, Bưu chính viễn thông 3,4 tỷ, 103 tỷ ngân sách hổ trợ.
1.2 Quy mô của khu công nghiệp Hòa Phú
Khu công nghiệp HÒA PHÚ với diện tích 137,1 ha, trong đó 92,74 ha
cho các nhà đầu tư thuê 27,1 ha làm trung tâm hành chính, 8,59 ha làm khu
công viên và trồng cây xanh.
Khu công nghiệp có 15 công ty, có 4 loại công ty: công ty TNHH,
công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty 100% vốn nước ngoài, trong đó có
4 công ty nước ngoài 100 % vốn đầu tư nước ngoài.
1. Công ty TNHH Tỷ Xuân, diện tích đất thuê là 33 ha Số vốn đầu tư
là 44 triệu USD, sản xuất giầy thể thao, giày lưu hóa, giày da và hàng dụng
thể thao xuất khẩu.
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
6
2. Công ty TNHH Đỗ Lộc, diện tích đất thuê là 1,83 ha, số vốn đầu tư
là 9,4 tỷ đồng, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản.
3. Công ty TNHH Beofeed, diện tích đất thuê là 0,7 ha, số vốn đầu tư
là 80 tỷ đồng, sản xuất thức ăn gia cầm, thủy hải sản.
4. Công ty TNHH Thiết Lập, diện tích đất thuê là 6,4 ha, số vốn đầu
tư là 89,9 tỷ đồng, chế biến nông sản, thực phẩm.
5. Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long, diện tích
đất thuê là 7,7 ha, số vốn đầu tư là 48,4 tỷ đồng, sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ và mai mặc.
6. Công ty Cổ Phần ACECOOK Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long, diện
tích đất thuê là 3 ha, số vốn đầu tư là 5 triệu USD, sản xuất mì ăn liền
7. Công ty TNHH Á Châu, diện tích đất thuê là 3,2 ha, số vốn đầu tư
là 51,3 tỷ đồng, sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản
8. Công ty Cổ Phần Phú Long, diện tích đất thuê là 2,7 ha, số vốn đầu
tư là 28 tỷ đồng, sản xuất bao bì carton và giầy
9. Công ty TNHH Tân Hải Long, diện tích đất thuê là 4,9 ha, số vốn
đầu tư là 13,56 tỷ đồng , sản xuất bê tông ly tâm
10. Doanh nghiệp tư nhân Việt Hưng, diện tích đất thuê 7 ha, số vốn
đầu tư 7,42 tỷ đồng, chế biến khoai lan chiên xuất khẩu
11. Công ty TNHH thép Thanh Tín Vĩnh Long, diện tích đất thuê là
3,7 ha, số vốn đầu tư là 66,2 tỷ đồng, sản xuất kinh doanh sắt thép
12. Công ty TNHH Phi Dũng, diện tích đất thuê là 3 ha, số vốn đầu tư
là 90 tỷ đồng, sản xuất thức ăn thủy sản
13. Công ty TNHH CJ VINA ARGI chi nhánh Vĩnh Long, diện tích
đất thuê là 2.5 ha , số vốn đầu tư là 3,1 triệu USD, sản xuất thức ăn thủy hải
sản gia cầm.
14. Công ty TNHH Bosing, diện tích đất thuê là 7 ha, số vốn đầu tư là
16 triệu USD, sản xuất mai mặc xuất khẩu
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
7
15. Công ty TNHH sản xuât TM Đại Việt Hương chi nhánh Vĩnh
Long, diện tích đầu tư là 3,5 ha, số vốn đầu tư là 30 tỷ đồng, sản xuất mỹ
phẩm và các sản phẩm tẩy vệ sinh.
1.3 Vấn đề quy hoạch và xây dựng môi trường
Tham mưu cho lãnh đạo ban về huy hoạch Khu Công Nghiệp, tuyến
công nghiệp và quản lý quy hoạch theo điều lệ quản lý xây dựng được xây
dựng được phê diệt. Hướng dẫn lập dự án khả thi, xây dựng điều lệ quản lý
xây dựng Khu Công Nghiệp trình Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh phê duyệt.
Phối hợp với công ty phát triển hạ tầng Khu Công Nghiệp hướng dẫn
các Doanh nghiệp xây dựng công trình theo đúng quy hoạch chi tiết và hoàn
chỉnh các thủ tục có liên quan. Đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện các
dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài rào Khu Công Nghiệp và xây
dựng của doanh nghiệp đúng quy trình thủ tục.
Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây
dựng, phát triển khu công nghiệp bao gồm: Quy hoạch phát triển công trình
kết cấu hạ tầng, quy hoạch bố trí ngành nghề, tham gia phát triển công trình
kết cấu hạ tầng ngoài khu công nghiệp liên quan và khu dân cư phục vụ cho
công nhân lao động tại Khu Công Nghiệp.
Nghiên cứu đề xuất giá giao đất và cho thuê đất, các loại phí dịch vụ.
Lưu trữ tài liệu quy hoạch, hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng trong khu
công nghiệp.
Tham mưu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường Khu Công Nghiệp
theo quy định.
1.4 Phương hướng phát triển
Trước nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng nhanh trên địa bàn
tỉnh, để đáp ứng và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động, tăng cường
ngành nghề sản xuất kinh doanh, chủ tịch UBND tỉnh có công văn chỉ đạo
giải phóng mặt bằng Khu Công Nghiệp Hòa Phú giai đoạn II.
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
8
Theo đó chủ tịch UBND tỉnh giao cho ban quản lý dự án đầu tư và
xây dựng các khu và tuyến công nghiệp thuộc Ban quản lý các Khu Công
Nghiệp tỉnh Vĩnh Long làm chủ đẩu tư, tiếp nhận vốn của ngân sách nhà
nước để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt
bằng khu đất thuộc dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu
công nghiệp Hòa Phú giai đoạn II. (xã Hòa Phú, huyện Long Hồ) sau khi
hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, sẽ bàn giao lại cho công ty cổ phần
Hòa Phú để triển khai thực hiện dự án.
Về nguồn vốn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư để
giải phóng mặt: Giao cho Giám đốc Tài Chính chủ trì, phối hợp với Giám
đốc Sở kế hoạch và Đầu tư, Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp tham
mưu UBND tình quyết định bổ trí nguồn kinh phí, để thực hiện công tác giải
phóng mặt bằng theo đúng quy định.
Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp chỉ đạo Ban quản lý dự án
đầu tư và xây dựng các khu và tuyến công nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Long Hồ trực hiện công tác
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng cũng như có kế hoạch
giải ngân chi trả theo đúng quy định; chịu trách nhiệm phối hợp, kiểm tra,
theo dõi các công việc và hồ sư có liên quan về chuẩn bị đầu tư của công ty
Cổ Phần Hòa Phú trước đây bàn giao cụ thể cho Ban quản lý dự án đầu tư và
xây dựng các khu và tuyến công nghiệp tiếp tục thực hiện.
1.5 Ngành nghề thu hút đầu tư
Các ngành công nghiệp nhẹ và ngành công nghiệp có ô nhiễm, ít gây
tiếng ồn, nhưng không ô nhiễm nguồn nước như công nghiệp chế biến lương
thực, thực phẩm, công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp hàng tiêu
dùng, hàng gia dụng, bao bì các loại, công nghiệp dệt may mặc, công nghệ
lắp ráp điện, điện tử, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
9
1.6 Chính sách khuyến khích đầu tư của Khu Công Nghiệp
Giá thuê đất 5, 10, 50 năm đã tính thêm thời gian miễn giảm tiền thuê
đất theo quy định của Bộ Tài Chính và của Tỉnh.
Giá thuê lại đất, phí cơ sở hạ tầng trong Khu Công Nghiệp Hòa Phú
chỉ có tính chất ở giai đoạn I.
Giá thuê đất được thể hiện cụ thể qua bảng sau :
Đơn giá cho
thuê một
năm
(USD/m2/
Năm)
Đơn giá cho thuê cả giai đoạn (Ch
ưa
tính giảm % do nộp trước theo QĐ
189 của Bộ tài chính)
5 năm
(USD/m2/5
năm)
10 năm
(USD/m2/10
năm)
50 năm
(USD/m2/50
năm)
1 - Thuê đất trong KCN
Hòa Phú
0,50 1,82 3,47 10,00
- Thuê lại đất
0,20 0,73 1,39 4,00
- Phí cơ sở hạ tầng
0,30 1,09 2,08 6,00
2 - Thuê đất thô
- Các phường Vĩnh
Long tuyến CN Cổ Chiên
0,20 0,73 1,39 4,00
- Tỉnh Vĩnh Long và nội
thị các thị trấn - các cụm
công nghiệp.
0,18 0,65 1,25 3,60
- Đất không phải đô thị
còn lại
0,03 0,11 0,21 0,60
- Đất hoang hoá
50,00 181,81 346,38 999,96
(USD/ha/giai đoạn)
- Mặt nước sông hố
(USD/ha/giai đoạn)
75,00 272,72 519,57 1.499,93
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
10
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
HÒA PHÚ
2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Đầu năm 2004 Ủy Ban Tỉnh Vĩnh Long đã bàn giao khu đất vừa huy
hoạch và giải tỏa mặt bằng tại Hòa Phú cho Công Ty Vật Liệu Và Xây Dựng
Vĩnh Long. Ngay trong thời điểm nhận được thì Công Ty Vật Liệu Và Xây
Dựng Vĩnh Long (tiền thân của Công Ty Cổ Phần Hòa Phú) đã nhanh chóng
thành Lập Ban Quản Lý Cho Khu Công Nghiệp Hòa Phú. Đến những năm
2005 do Chính Sách Cổ Phần Hóa các Doanh Nghiệp Nhà Nước của Chính
Phủ và đến 01/01/2006 Công Ty Vật Liệu Và Xây Dựng Vĩnh Long đã thật
sự chuyển đổi thành Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Vĩnh Long và Xí
Nghiệp Kết Cấu Hạ Tầng Hòa Phú. Đến tháng 06/2007 do nhu cầu phát triển
của giai đoạn 2 nên Xí Nghiệp tách riêng ra một công ty và lấy tên gọi là
Công Ty Cổ Phần Hòa Phú (trách nhiệm chính của công ty là quản lý Khu
Công Nghiệp Hòa Phú cho giai đoạn 1 và triển khai đầu tư xây dựng cho giai
đoạn 2).
2.2 Cơ cấu tổ chức của Công Ty Cổ Phần Hòa Phú
Với tổng số vốn điều lệ của công ty: 100 tỷ đồng. (cổ phần của công
ty do các cổ đông sáng lập nắm giữ và tạm thời chưa bán ra ngoài.)
Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Gồm 4 thàn
BAN GIÁM ĐỐC
(Gồm 2 người)
PHÒNG
HCTC
PHÒNG
KHKT
PHÒNG
KTTH
BPVH
XLNT
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
11
Ưu điểm :
Công ty có ba phòng riêng biệt tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhân
viên làm việc có hiệu quả hơn, như không gian làm việc thoáng mát dễ chịu,
phân công trách nhiệm rõ ràn cho từng thành viên của từng phòng.
Sự quản lý công ty theo từng tự từ thấp đến cao, đầu tiên là Hội đồng
quản thị sau đó là Giám đốc gồm có 2 người kế tiếp là 3 phòng ban, phòng
Kế toán hành chính, phòng Hành chính sự nghiệp, phòng Khoa học kĩ thuật
và một bộ phận Vận hành và xử lý nước thải, với bộ máy quản lý này thì tạo
sự thuận lợi cho sự quản lý từ cấp lãnh đạo đến cấp nhân viên.
Nhược điểm :
Do việc phân chia từng bộ phận riêng cũng có nhiều hạn chế: khi có
sự cố xảy ra thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, gây phân chia bè phái, thiếu
quan hệ mật thiết giữa các phòng ban.
2.3 Quy mô của Công Ty Cổ Phần Hòa Phú
Công ty đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ giữa năm
2007.
Mô hình hoạt động của công ty: sau khi ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Vĩnh
Long đã giải tỏa mặt bằng và bàn giao cho công ty thì ngay sau đó công ty
chính thức bắt tay vào công việc. Công ty sẽ mua đất để san lắp mặt bằng và
chia ra thành từng khu từng cụm để thực hiện quá trình cho thuê.
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty : đó là cho thuê đất để phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều hình thức cho thuê như cho thuê
ngắn hạn, trung và dài hạn, cho thuê trả trước hoặc trả lần theo định kỳ.
Giá được áp dụng cho thuê như sau: (giá thuê và phương thức thanh
toán đã được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Long qui định 12/09/2005).
2.4 Tổ chức công tác kế toán
Chế độ kế toán áp dụng theo quy định số 15/2006 QĐ/BTC
Hình thức ghi sổ kế toán sử dụng hình thức Nhật Ký Chung
Bộ phận kế toán gồm có 4 người
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
12
Một kế toán trưởng chịu trách nhiệm thực hiện đúng chế độ kế toán
tài chính theo quy định, quyết toán kịp thời, chính xác. Cung cấp thông tin
tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu của lãnh đạo.
Một kế toán thanh toán, kim kế toán kho quản lý tài sản.
Một kế toán tổng hợp
Một thủ quỷ kim báo cáo thuế
2.5 Quy trình luân chuyển chứng từ
Khi tập hợp chứng từ gốc thì phải qua kế toán trưởng. Cuối kỳ báo
cáo cho kế toán tổng hợp, chứng từ luân chuyển ở bộ phận nào thì lưu ở bộ
phận đó.
2.6 Quy trình sản xuất sản phẩm
Do công ty mang tính chất là công ty quản lý. Từng bộ phận của công
ty sẽ được phân công quản lý từng lỉnh vực khác nhau theo chức năng và
nhiệm vụ. Riêng nhà máy nước thải chịu sự quản lý của 2 phòng (phòng kế
toán hổn hợp và phòng kế toán kỉ thuật).
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
13
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự đổi mới toàn diện của nền kinh
tế thị trường Khu Công Nghiệp Hòa phú đã và đang tồn tại và phát triển
nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề đặc ra như về tình hình ô nhiễm môi trường,
tình hình nhân công làm việc với mức lương quá thấp, tình trạng lao động dư
thừa theo mùa vụ còn quá cao, …. Việc chuyển dịch khu kinh tế đã góp phần
giải quyết được khoản trên 7000 lao động địa phương và trên 3000 lao động
của vùng. Khu Công Nghiệp Hòa Phú muốn phát triển vững chắc thì cần phải
giải quyết ngay các vấn đề về môi trường và một số vấn đề đã được nêu ra ở
trên. Các công ty đang hoạt động trong Khu Công Nghiệp cần phải nghiêm
chỉnh chấp hành các nội quy của Khu Công Nghiệp Hòa Phú và các chính
sách của Chính Phủ. Ban quản lý Khu Công Nghiệp Hòa Phú cần phải có
những hành động cụ thể để xử lý các công ty hoạt động trong Khu Công
Nghiệp có hành vi vi phạm các nội qui đã nêu trong hợp đồng. Cương quyết
tố cáo đối với các công ty có hành vi vi phạm Pháp Luật.
Chỉ vài giờ ngắn ngủi đi tham quan Công Ty Cổ Phần Hòa Phú đã
giúp em hiểu thêm nhiều về hoạt động của một công ty là như thế nào. Em đã
có dịp so sánh giữ lý thuyết đã học với thực tế về phần hành kế toán và các
phần hành khác về cách ghi chép chứng từ, sổ sách cách luân chuyển chứng
từ. Em nhận thấy Phòng Kế Toán và các phòng ban khác như Phòng Kế
Hoạch Kỹ Thuật, Phòng Hành Chính Tổ Chức,… của công ty Cổ Phần Hòa
Phú đã thực hiện đúng trách nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ của mình. Bộ
phận tổ chức quản lý gọn nhẹ, cán bộ công nhân viên có năng lực, tích cực,
vui vẻ và nhiệt tình trong công việc của mình và giúp đỡ chúng em trong suốt
buổi đi tham quan tại công ty.
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
14
PHẦN 2: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM
E
EE
E &
&&
& F
FF
F
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ
NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM
1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
QĐ 21/XNK 93 ngày 28/07/1993 chuyển từ trạm thu mua và chế biến
hàng xuất khẩu thành Xí Nghiệp chế biến hàng xuất khẩu trực thuộc công ty
XNK Vĩnh Long.
QĐ01/QĐ XNK.96 ngày 06/01/1997 thành lập Xí Nghiệp chế biến
lương thực xuất khẩu trực thuộc công ty XNK Vĩnh Long.
QĐ01/QĐ XNK ngày 04/01/2001 đổi tên Xí Nghiệp chế biến Lương
Thực Xuất Khẩu thành Xí Nghiệp Lương Thực Cái Cam.
QĐ22/QĐ.XNK ngày 24/12/2007 thành lập Xí Nghiệp Lương thực
Cái Cam, trực thuộc Công Ty Cổ Phần XNK Vĩnh Long.
Địa chỉ: 171/18A, Quốc lộ 1A, xã Trường An, TP Vĩnh Long
Điện thoại: (070) 3822324 – Fax: (070) 3816422
Trụ sở chính :
3-5, đường 30/4, phường I, TP Vĩnh long, tỉnh Vĩnh Long
Điện thoại: (070) 3823618 – Fax: (070) 3823822
1.2 Đặc điểm kinh doanh
Mua bán lương thực; nông sản nguyên liệu, nông sản sơ chế (tấm,
cám,….); máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế; phân bón và hóa chất sử
dụng trong nông nghiệp; nhiên liệu động cơ.
Xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo. Liên doanh với các đơn vị trong và
ngoài nước để đầu tư chế biến nông sản xuất khẩu và trong các lĩnh vực khác.
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
15
Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê (cho thuê đất,
kho, bãi; môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất…).
Mặt hàng kinh doanh
Gạo 5% tấm
Gạo 10% tấm
Gạo 15% tấm
Gạo 25% tấm
Gạo 100% tấm
Phụ phẩm (tấm 3, cám
)
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Xí Nghiệp
1.3.1 Chức năng
Được Cty ủy quyền ký các hợp đồng mua bán và thu mua lúa, gạo các
loại để chế biến cung ứng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Có bộ phận kế toán riêng, tự hạch toán và lập báo cáo tài chính dưới
hình thức báo sổ gửi về công ty theo từng kỳ quy định.
Được vay vốn bằng tiền Việt Nam tại các ngân hàng.
Được ký kết hợp đồng với các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các
thành phần kinh tế.
1.3.2 Nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch công ty giao
và hoạt động dưới sự quản lý và chỉ đạo của giám đốc công ty.
Báo cáo quyết toán chính xác, trung thực, kịp thời.Tuân thủ các quy
định về nguyên tắc kế toán tài chính, thống kê và pháp luật Nhà Nước.
Quản lý nhân sự, tài sản, thiết bị phù hợp với chức năng và nhiệm vụ,
đảm bảo an toàn và sử dụng có hiệu quả tiền vốn và tài sản được giao.
Thực hiện đúng quy chế tài chính của đơn vị.
Tạo nguồn vốn kinh doanh xuất nhập khẩu đầu tư mở rộng sản xuất
kinh doanh, bù đắp chi phí, tự cân đối thu, chi trong xuất nhập khẩu, làm tròn
nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và thực hiện chỉ tiêu xuất khẩu.
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
16
Quản lý và sử dụng nguồn vốn của xí nghiệp ngày càng hoạt động có
hiệu quả nhằm phát triển sản xuất kinh doanh có lãi.
Sử dụng vốn có hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đổi
mới máy móc thiết bị.
Tự chịu trách nhiệm về số liệu trên báo cáo tài chính và công khai báo
cáo tài chính hàng năm.
1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Xí Nghiệp
Tổng số cán bộ công nhân viên: 15 người
Trình độ: Đại học 02, cao đẳng 01, trung cấp 05, bằng nghề 04, lao
động phổ thông 03.
Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn bộ phận Xí Nghiệp Lương Thực Cái
Cam, phân đoàn Đoàn TNCS HCM trực thuộc chi đoàn công ty.
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
TCHC
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
P. GIÁM ĐỐC
QUẢN ĐỐC
PHÂN XƯỞNG
NV
KẾ TOÁN
THỦ
QUỶ
TT.KCS TT.VHM
THỦ
KHO 1
THỦ
KHO 2
BẢO
VỆ
NV.KCS NV.VHM 1 NV.VHM 2 NV.VHM3
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
17
1.5 Nhận xét về cơ cấu bộ máy tổ chức
Ưu điểm :
Quyền hạn tập trung vào giám đốc xí nghiệp dẫn đến những thông tin
được triển khai nhanh chống từ cấp trên đến cấp dưới.
Tập trung năng lực trong các hoạt động cải cách, nâng cao chất lượng
sản phẩm lên hàng đầu.
Với sơ đồ tổ chức trên thuận lợi cho việc quản lý có hiệu quả hơn do
sơ đồ tổ chức đơn giản, dẫn đến đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Tuy đơn giản nhưng cũng tương đối đầy đủ các bộ phận, giám đốc dể
dàng phân chia nhiệm vụ giữa các bộ phận, khi có chuyện xảy ra khó đổ lỗi
cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên làm việc an tâm hơn.
Nhượt điểm :
Mỗi bộ phận có chuyên môn và chức năng khác nhau nên rất khó
khăn trong hợp tác trong quá trình sản xuất của xí nghiệp.
1.6 Phân công nhiệm vụ
1.6.1 Giám đốc
a. Trách nhiệm :
Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty và pháp luật về hoạt
động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp.
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản được giao.
Tổ chức sản xuất kinh doanh đúng quy chế tài chính công ty và luật
pháp nhà nước.
Quan hệ và phối hợp chặt chẽ các tổ chức Đảng, công đoàn và đoàn
thể trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách nhà nước.
b. Quyền hạn :
Ký các hợp đồng mua bán và hợp đồng lao động theo quy chế công ty,
quyết định giá cả mua bán.
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
18
1.6.2 Phó giám đốc
1.6.2.1 Phó giám đốc sản xuất kinh doanh
a. Trách nhiệm :
Theo dõi giá cả thị trường hàng ngày phục vụ cho việc ký kết các hợp
đồng mua, bán.
Tham mưu cho giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh trong và
ngoài đơn vị, giúp cho hoạt động của Xí Nghiệp diễn biến thuận lợi và đạt
hiệu quả tốt nhất, chỉ đạo trực tiếp khu vực sản xuất.
Đảm nhận một số công việc khác do giám đốc phân công.
b. Quyền hạn :
Các chứng từ mua bán, chi phí công nhân bốc xếp. Phân công, điều
động cán bộ công nhân viên bộ phận sản xuất theo yêu cầu chung.
1.6.2.2 Phó giám đốc tổ chức hành chánh
a. Trách nhiệm :
Phụ trách công tác tổ chức hành chánh quản trị tại đơn vị.
Lập và theo dõi các hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể cho
cán bộ công nhân viên và công nhân.
Lập đề nghị nâng lương cho cán bộ công nhân viên đến hạn theo quy
định của chế độ tiền lương.
Soạn thảo và thanh lý hợp đồng đầu tư xây dưng cơ bản đảm bảo
đúng theo quy định.
Lập các báo cáo, văn bản và đảm nhận một số công việc khác do giám
đốc phân công.
b. Quyền hạn :
Hướng dẫn và nhắc nhỡ cán bộ công nhân viên làm đúng theo nội quy
và quy chế của đơn vị.
1.6.3 Phòng kế toán tài vụ
1.6.3.1 Kế toán trưởng
a. Trách nhiệm :
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
19
Chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán của đơn vị trước lãnh đạo
Xí Nghiệp, công ty và pháp luật.
Thực hiện đúng chế độ kế toán tài chính theo quy định, quyết toán kịp
thời, chính xác.
Cung cấp thông tin tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu của lãnh đạo để
phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh.Trên cơ sở
đó, quản lý vốn tiết kiệm, hiệu quả.
Soạn thảo và thanh lý hợp đồng mua bán.
Tham mưu cho lãnh đạo trong việc thực hiện các chủ trương, chính
sách theo chế độ kế toán hiện hành.
Tính giá thành sản phẩm, đồng thời đảm nhiệm khâu kế toán tổng hợp
và quyết toán.
b. Quyền hạn :
Ký các chứng từ kế toán, từ chối thanh toán chi phí sai qui định và
những chứng từ bất hợp lệ.
Phân công, điều động nhân viên thuộc phòng theo yêu cầu chung của
công tác chuyên môn.
Yêu cầu quản đốc phân xưởng và tổ kiểm tra chất lương sản phẩm
cung cấp tỉ lệ thu hồi, đấu trộn và tồn kho để phục vụ công tác chuyên môn
và có số liệu báo cáo kịp thời.
Đề xuất giám đốc cho kiểm kê hàng hoá và tài sản khi cần thiết.
1.6.3.2 Nhân viên kế toán
a. Trách nhiệm :
Căn cứ vào chứng từ gốc được duyệt, kiểm tra tính hợp lệ của các
chứng từ thanh toán, lập phiếu thu, chi và cập nhật vào sổ nhật ký chuyên
dùng. Đồng thời hạch toán chi phí đúng tính chất, rõ ràng và chính xác. Đối
chiếu thường xuyên với thủ quỹ, kiểm quỹ thực tế cuối tháng và lập biên bản.
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
20
Căn cứ vào phiếu kiểm hàng nhập, xuất được duyệt, lập phiếu nhập,
xuất và vào sổ nhật ký chuyên dùng, thường xuyên đối chiếu với thủ kho.
Đồng thời, cập nhật chi tiết và đôn đốc thu hồi công nợ. Báo cáo kịp thời cho
lãnh đạo những công nợ có biểu hiện trả chậm so với thời gian thỏa thuận.
Theo dõi và ghi chép tình hình tăng, giảm của TSCĐ, TSLĐ, đồng
thời tính và trích khấu hao TSCĐ theo đúng nguyên tắc.
Tính và trích lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, quỹ cứu tế xã hội.
Lập báo cáo thuế và tình hình sử dụng hóa đơn kịp thời theo quy định
của Cty và cục thuế.
Đánh máy văn bản theo sự phân công của lãnh đạo.
b. Quyền hạn :
Hướng dẫn cho người thanh toán làm thủ tục đúng quy định.
Từ chối thanh toán đối với những chứng từ không hợp lệ.
Yêu cầu thủ quỹ và thủ kho đối chiếu định kỳ và đột xuất.
1.6.3.3 Thủ quỷ
a. Trách nhiệm :
Căn cứ các chứng từ thu chi cập nhật vào sổ quỹ hằng ngày, thường
xuyên đối chiếu tồn quỹ với kế toán tiền mặt. Mỗi tháng lập biên bản kiểm
quỹ.
Quản lý tiền mặt rõ ràng, chặt chẽ. Thu chi đúng nguyên tắc.
Theo dõi các khoản thu, chi đoàn phí công đoàn. Thu, nộp đảng phí và
quỹ cứu tế xã hội.
Kết hợp cùng nhân viên kế toán theo dõi công nợ mua bán.
b. Quyền hạn :
Từ chối thanh toán đối với những chứng từ thu, chi không hợp lệ
(Chưa đủ chữ ký).
Yêu cầu với bộ phận liên đới trách nhiệm đối chiếu tồn quỹ trên sổ
sách và kiểm quỹ thực tế định kỳ mỗi tháng, có biên bản kèm theo.
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
21
1.6.4 Quản đốc phân xưởng
a. Trách nhiệm :
Chịu trách nhiệm chung trước ban giám đốc của Xí Nghiệp về số
lượng, chất lượng hàng hóa và mọi hoạt động sản xuất trong kho.
Theo dõi và ghi chép tỉ lệ thu hồi qua máy. Từ đó, xác nhận khối
lượng sản phẩm hoàn thành cho công nhân.
Quản lý và sắp xếp một cách khoa học công tác giữa các bộ phận để
chất lượng công việc đạt hiệu quả tốt nhất.
Nhắc nhỡ cán bộ công nhân viên chấp hành nghiêm chỉnh nội quy
kho.
b. Quyền hạn :
Điều động công việc hằng ngày trong khu vực sản xuất.
Huy động lực lượng công nhân theo yêu cầu.
1.6.5 Tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS)
1.6.5.1 Tổ trưởng
a. Trách nhiệm :
Chịu trách nhiệm chung trước quy định của phân xưởng và ban giám
đốc về công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa trong kho.
Phân loại và sắp xếp hàng hóa hợp lý để quá trình chế biến đạt hiệu
quả cao.
Phối hợp chặt chẽ với bộ phận máy và kho, nắm tỷ lệ các lô hàng
trong quá trình chế biến.
Kiểm tra khâu đóng gói hàng xuất, bao bì, may bao, cân trọng lượng.
Xây dựng chân hàng, tham mưu lãnh đạo tính toán tỷ lệ đấu trộn hàng
xuất chất lượng, hiệu quả.
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
22
b. Quyền hạn :
Đề xuất với giám đốc về chất lượng nhập và xuất khi hàng chưa đạt
yêu cầu.
Phân công, điều động nhân viên KCS theo yêu cầu công tác chuyên
môn.Yêu cầu kiểm kê kho khi cần thiết.
1.6.5.2 Nhân viên KCS
a. Trách nhiệm :
Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất, nhập kho.
Phân loại và sắp xếp hàng hóa theo sự phân công của tổ trưởng.
b. Quyền hạn :
Đề xuất với tổ trưởng về chất lượng nhập và xuất khi hàng chưa đạt
yêu cầu.
1.6.6 Tổ vận hành máy
1.6.6.1 Tổ trưởng
a. Trách nhiệm :
Chịu trách nhiệm chung trước quy định phân xưởng và ban giám đốc
về công tác vận hành và bảo trì máy móc thiết bị trong kho.
Phối hợp chặt chẽ với bộ phận kho, KCS trong quá trình chế biến.
Lập sổ nhật ký vận hành máy trình lãnh đạo mỗi ngày.
Thường xuyên kiểm tra bảo quản thiết bị máy móc, vệ sinh an toàn lao
động.
Kiểm tra đôn đốc công nhân trong bộ phận máy lau, khâu đóng gói
cân đong chính xác để công việc luôn đạt chất lượng và cung cấp số liệu báo
cáo.
b. Quyền hạn :
Phân công, điều động nhân viên vận hành máy trong khâu chế biến.
Đề xuất lên ban giám đốc về việc bảo trì, nâng cấp MMTB.
Đề xuất phối hợp với bộ phận KCS trong việc kiểm tra chất lượng
hàng hóa trong quá trình chế biến.
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
23
1.6.6.2 Nhân viên vận hành máy
a. Trách nhiệm :
Sử dụng máy móc thiết bị đúng theo nguyên tắc và quy trình vận hành
để có sản phẩm phù hợp và đạt chuẩn.
Kiểm tra, vệ sinh máy khi hết ca sản xuất và bảo trì thiết bị theo đúng
định kỳ, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động.
Ghi sổ nhật ký vận hành máy mỗi ngày.
b. Quyền hạn :
Đề xuất với tổ trưởng kết hợp cùng bộ phận KCS kiểm tra chất lượng
hàng hóa trong quá trình chế biến .
1.6.7 Thủ kho
a. Trách nhiệm :
Tổ chức nhập và xuất hàng đủ số và chất lượng theo đúng thủ tục đã
quy định.Tổ chức dự trữ hàng trong kho theo qui phạm bảo quản hàng hóa.
Quản lý các thiết bị trong kho.Tổ chức vệ sinh kho hàng.
Quản lý sổ kho và các chứng từ khác, ghi chép rõ ràng, đáp ứng kịp
thời yêu cầu báo cáo nhập, xuất, tồn.Tham gia kiểm tra, kiểm kê định kỳ, bất
thường ở kho.
b. Quyền hạn :
Có ý kiến về việc điều động nhân viên hỗ trợ công tác kho.
Yêu cầu kế toán đối chiếu định kỳ và đột xuất.
1.6.8 Bảo vệ
a. Trách nhiệm :
Có mặt thường trực tại Xí nghiệp kể cả ngày và đêm.
Giữ gìn an toàn tài sản trong Xí nghiệp.
Kiểm tra người lạ, công nhân và hàng hóa ra vào cổng. Kiểm tra dụng
cụ phòng chống cháy nổ đảm bảo an toàn trong cơ quan. Kiểm tra công - tắc
điện khi hết giờ làm việc.
GVHD: TS. LEÂ THÒ LANH SVTH: NGUYEÃN THÒ CHUÙC LY
24
b. Quyền hạn :
Không cho người lạ mặt và không phận sự vào kho.
Không cho xe ra vào cổng nếu không xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng
minh.
1.7 Tổ chức bộ máy kế toán
1.7.1 Nhân sự
Gồm có 3 người : 1 kế toán trưởng, 1 kế toán viên, một thủ quỷ
Sơ đồ:
Phòng Kế Toán của Xí Nghiệp lương thực Cái Cam
1.7.2 Hình thức sổ kế toán
Hình thức sổ kế toán mà Xí Nghiệp sử dụng là hình thức Nhật Ký
Chung.
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký
đặt biệt
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ, thể kế
toán chi
Bảng tổng hợp chi tiết
SỔ CÁI
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Bảng cân đối
số phát sinh
Phòng Kế Toán
Thủ Quỷ Kế Toán Viên Kế Toán Trưởng