Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.72 KB, 2 trang )
Người trồng tràm đang khóc
Nguồn: diendan.camau.gov.vn
Đằng đẵng hàng chục năm bám đất bám rừng, không ít các hộ dân trồng
tràm U Minh Hạ, Cà Mau gặp cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất.
Năm 1992, ông Hồ Đình Phương nhận 2,2 ha rừng của lâm ngư trường Sông Trẹm
- nay là Công ty lâm nghiệp (CTLN) Sông Trẹm - để giữ và canh tác ăn chia. Từ
đó đến nay, cả gia đình ông phải làm đủ thứ nghề kiếm sống qua ngày đợi ngày
hưởng lợi từ cây tràm. Thế nhưng, đến khi thu hoạch được tràm thì trên diện tích
2,2 ha ấy ông chỉ được chia hơn 1 triệu đồng. Số tiền ấy chỉ đủ trả một phần rất
nhỏ số lãi khoản nợ 50 triệu đồng mà ông ký nhận từ CTLN Sông Trẹm để lên
liếp, trồng tràm thâm canh, nuôi cá... 15 năm bám đất giữ rừng, gia đình ông chỉ
nhận được khoản nợ không thể nào trả được.
Cách đây 5 năm, bà Hà Thị Hồng đem tất cả tài sản trị giá 6,5 lượng vàng về sang
lại 5,5 ha tràm ở ấp I, xã Khánh Hòa, huyện U Minh (Cà Mau). Năm rồi, bà khai
thác 2 ha rừng tràm nhưng chỉ bán được chưa tới 6 triệu đồng, năm nay bà vừa
khai thác thêm 2 ha tràm nữa nhưng số tiền thu được lại ít hơn. Tất cả tiền bán
tràm bà phải nộp trở lại cho CTLN U Minh II để trả tiền thuê xáng vét kênh chứa
nước trong phần đất rừng của bà. Thế là trắng tay. Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị
Huệ (Tiểu khu 7, CTLN Sông Trẹm) trong lúc mẹ con bà đang bới đống than tràm
bốc khói bụi nghi ngút. Bà Huệ nói cả gia đình 6 người của bà đang trông đợi vào
đống than củi vụn này. Củi vụn từ ngọn cây tràm bà Huệ cũng phải đi mua của
người ta khai thác bỏ lại với giá 750 ngàn đồng/ha. Cả gia đình bà phải bỏ ra gần 3
tháng trời để gom củi và hầm than. Kết quả của 3 tháng làm việc quần quật ấy, gia
đình bà cũng chỉ kiếm được trên 1 triệu đồng. Bà Huệ nói bà cũng được Nhà nước
giao cho 3,7 ha rừng tràm, trên chục năm ròng gìn giữ, chăm chút, đến khi khai
thác cũng cũng chỉ được chia không quá 3 triệu đồng. 3 triệu đồng cho trên 10