Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.59 KB, 2 trang )
Hướng dẫn mới về thực hiện bảo hiểm y tế
Nguồn: bhxhdongnai.gov.vn
Mức đóng BHYT hiện nay bằng 3% tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ
cấp mất sức lao động, mức tiền lương tối thiểu, trợ cấp thất nghiệp, đến 1/1/2010, sẽ
tăng lên 4,5%.
Để áp dụng quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT) từ ngày 1/10/2009, Liên Bộ Y tế-Tài
chính đã ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về thực hiện BHYT, theo hướng giữ
nguyên quyền lợi cho người tham gia BHYT và bổ sung một số điểm mới.
Thông tư liên tịch quy định 25 nhóm đối tượng tham gia BHYT, trong đó có một số
nhóm đối tượng được cấp thẻ BHYT từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Mức đóng BHYT của các đối tượng vẫn giữ nguyên như hiện nay bằng 3% mức tiền
lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động, mức tiền lương tối thiểu,
trợ cấp thất nghiệp. Đến 1/1/2010, mức đóng này sẽ tăng lên 4,5%.
Thông tư quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến quyền lợi người tham gia BHYT như:
Mức hưởng BHYT đối với người tham gia BHYT thực hiện theo Điều 22 Luật BHYT
và Điều 7 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP; Mức chi phí của một lần khám chữa bệnh
không phải thực hiện cùng chi trả quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định
62/2009/NĐ-CP thấp hơn 15% mức lương tối thiểu hiện hành.
Quỹ BHYT sẽ thanh toán 50% chi phí của thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép
ngoài danh mục của Bộ Y tế nhưng đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Tuy nhiên,
người bệnh chỉ được quỹ BHYT thanh toán nếu tham gia liên tục đủ từ 36 tháng trở lên,
trẻ em dưới 6 tuổi và một số đối tượng khác.
Đối với trường hợp khám chữa bệnh (kể cả dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn) không đúng
cơ sở khám chữa bệnh ban đầu hoặc không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật thì được quỹ
BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo tuyến chuyên môn kỹ thuật, không phân
biệt đối tượng, loại dịch vụ kỹ thuật.
Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám bệnh,
chữa bệnh BHYT; đi khám bệnh ở nước ngoài, người bệnh tự thanh toán chi phí, sau đó
mang chứng từ đến Bảo hiểm xã hội để thanh toán theo chi phí thực tế, nhưng không
vượt quá mức quy định. Ví dụ, mức chi phí bình quân khám, chữa bệnh ở nước ngoài quy