Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu ĐỔI MỚI CÁCH RA ĐỀ THI HỌC PHẦN TRONG GIẢNG DẠY MÔN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TOÁN Ở THCS ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.36 KB, 3 trang )

ĐỔI MỚI CÁCH RA ĐỀ THI HỌC PHẦN TRONG GIẢNG
DẠY MÔN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TOÁN Ở THCS

TRẦN THÁI MINH
Trường CĐSP Tuyên Quang

Như chúng ta đã biết trên các phương tiện thông tin đại chúng, thời
gian gần đây các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước đã có nhiều bài
viết bàn về chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam, một trong những nội
dung chính của các bài viết này đều khảng định, nhiều năm qua giáo dục
Đại học ở Việt Nam có chất lượng thấp so với khu vực và trên toàn thế
giới, kết quả đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân khá
quan trọng là cách dạy, các học của thầy và trò trong các trường Đại học và
Cao đẳng ở Việt Nam còn lạc hậu, nặng về việc yêu cầu sinh viên ghi nhớ
máy móc, học thuộc, chương trình đào tạo còn nặng nề và chủ yêú thiên về
lý thuyết chung chung, ít chú ý tới kỹ năng vận dụng kiến thức vào các hoạt
động thực tiễn của lính vực chuyên môn của mình, việc tổ chức thi, kiểm
tra đánh giá sinh viên cũng thiên theo chiều hướng đó, cùng với nó là
những biểu hiện tiêu cực trong thi cử.
Với thực tế đó đỏi hỏi chúng ta phải từng bước đổi mới các khâu
trong quá trình đào tạo sinh viên. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ
trình bày đôi điều về suy nghĩ và cách vận dụng trong khâu ra đề thi môn
Phương pháp giảng dạy môn Toán ở THCS cho sinh viên ngành sư phạm
ngành Toán.
Đề thi học phần cần đáp ứng được yêu cầu:
- Kiểm tra được việc nắm vứng các kiến thức trong học phần đã học của
sinh viên
- Kiểm tra được khả năng vận dụng các kiến thức vào thực tiễn ( tức là vận
dụng kiến thức về phương pháp giảng dạy môn Toán ở THCS vào quá trình
soạn giảng của sinh viên )
-Kiểm tra được tư tưởng tình cảm của sinh viên đối với môn học


Vấn đề là ở chỗ ra đề như thế nào để việc đánh giá các nội dung trên
đối với sinh viên được khách quan, trung thực.
Nhiều năm qua không ít các đề thi thường chỉ yêu cầu sinh viên học
thuộc, ví dụ như dạng câu hỏi: " Hãy trình bày các mục đích dạy học môn
Toán ở THCS " hay dạng câu hỏi :" Hãy trình bày các bước dạy một định
lý Toán học ở THCS; Lấy ví dụ minh hoạ"
Các mẫu câu hỏi dạng trên thường được xem là chính tắc, vì thế đã
tồn tại khá lâu trong dạy học ở Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam. Kết quả
là sinh viên phải "bò" ra để học thuộc những điều đã được ghi rõ ràng từng
câu, từng chữ trong giáo trình hoặc trong vở ghi của sinh viên, đương nhiên
sinh viên nào chép lại trong bài thi càng đầy đủ, chính xác thì được điểm
cao, nếu sinh viên nào lười học thì kéo theo là làm " phao" để quay cop
bằng chứng là các cửa hàng pho tô copy thường rộn rã in sao, thu nhỏ tài
liệu trong các mùa thi... Nếu thực hiện một đợt khảo sát ở đội ngũ giáo viên
toán ở THCS hiện nay khi được hỏi :khi dạy một định lý; hay một khái
niệm toán cho học sinh THCS phải qua các bước nào, sẽ có nhiều giáo viên
trả lời dạng như : gọi một vài học sinh đọc định lý; ghi giả thiết kết luận,
sau đó giáo viên nêu một số câu hỏi gợi mở phát vấn một vài học sinh để
tìm lời giải, tiếp đến là giáo viên trình bày lời chứng minh của định lý, học
sinh ghi vào vở, rồi lấy 1; 2 ví dụ cho học sinh vận dụng... Có thể nói giáo
viên đã dạy cho học sinh theo những gì mà kinh nghiệm học tập của họ đã
trải qua, còn việc vận dụng một cách bài bản những kiến thức chuyên môn
về phương pháp giảng dạy để dạy học cho học sinh thì có thể nói biểu hiện
của nó còn mờ nhạt, mà sự mờ nhạt đó thường được đem đến bởi tính
không chủ định.
Trong những năm học qua chúng tôi đã tập trung suy nghĩ để khi ra
đề phần nào khắc phục những mặt hạn chế nêu trên theo hướng sinh viên
phải nắm được nội dung chủ yếu của môn học từ đó vận dụng sử lý tình
huống có thực trong dạy học toán. Từ sự vận dụng đó phân tích làm rõ tính
mục đích của các bước trong sử lý tình huống. Với cách ra đề như vậy sinh

viên có nhiều cơ hội hơn để thể hiện chứng kiến cá nhân, tức là sinh viên
có nhiều cơ hội hơn để sáng tạo trong soạn bài và giảng bài, mà vẫn không
xa rời với cơ sở lý luận. Việc làm đó hi vọng sẽ trang bị cho sinh viên thói
quen tiếp cận vấn đề và rèn luyện kỹ năng sử lý tình huống trong dạy học
toán, từng bước trang bị cho họ nhứng cẩm nang có tính thủ pháp trong dạy
từng nội dung toán học ở THCS
Chúng tôi thường ra đề với dạng câu hỏi, ví dụ như: Hãy hướng dẫn
học sinh lớp 7 (THCS) hoạt động học tập định lý về tổng các góc trong một
tam giác, thông qua hoạt động đó nhằm hướng tới mục đích trong dạy học
môn toán ở trường THCS như thế nào?
Để quá trình đổi mới trong cách ra đề thi học phần phát huy hiệu quả
cần phải được triển khai rộng khắp trong tất cả các môn học trong nhà
trường.
Từng bước chuẩn bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu tách việc kiểm
tra đánh giá sinh viên khỏi khâu giảng dạy ( Tức là người dạy chỉ tập trung
vào việc day; còn khâu kiểm tra đánh giá được thực hiện do một bộ phận
chức năng riêng .
Tháng 10 năm 2008





×