Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu MỘT SỐ Ý KIẾN TRONG VIỆC DẠY HỌC THEO CHUẨN KTKN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.16 KB, 2 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN TRONG VIỆC DẠY HỌC THEO CHUẨN KTKN.
Ngày /12/2010 Phòng GD&ĐT đã tổ chức hội thảo về việc thực hiện Chuẩn KTKN và
đổi mới PPDH trong những năm qua. Qua hội thảo chúng tôi đã được nghe rất nhiều ý
kiến bổ ích trong việc thực hiện dạy học theo Chuẩn KTKN, giúp chúng tôi có thêm
nhiều kinh nghiệm trong công tác. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến mà chúng tôi chưa
thật sự nhất trí, xin được nêu suy nghĩ ra đây :
- Có ý kiến cho rằng các câu hỏi ở tiết Tập làm văn tuần 1 “Đội TNTP Hồ Chí Minh
được thành lập ngày nào? Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?” chỉ để GV nêu ra rồi tự
mình trả lời mà thôi vì HS mới từ lớp 2 lên, hoàn toàn chưa biết những điều đó. Là một
GV tôi cũng hoàn toàn thông cảm với những khó khăn mà các đồng chí nêu ra. Nhưng tôi
thiết nghĩ, dạy học không phải là nói lại những điều HS đã biết mà là hình thành và phát
triển ở lớp trẻ những kiến thức và kỹ năng hoàn toàn mới để đào luyện các em thành
những con người có khát vọng và năng lực cải tạo thế giới trong tương lai. Tất nhiên dạy
những cái mới không phải dễ. Nhưng để thực hiện yêu cầu này, SGK đã lên một chương
trình rất chu đáo, trong đó bài học trước hỗ trợ bài học sau, gắn kết với nhau một cách
chặt chẽ. Ví dụ bài TLV miệng về Đội ở tiết 9,tuần 1 : những kiến thức về Đội TNTP rất
cần đối với HS lớp 3 vì từ HK 2, các em đã trở thành đội viên, tham gia sinh hoạt đội,
nhiều em còn trở thành chỉ huy Đội, không thể không biết gì về Đội của mình. Ngay từ
tiết 7, tuần 1, qua bài tập đọc Đơn xin vào Đội, HS đã được biết khá nhiều điều về Đội
TNTP. Kết thúc bài tập đọc này, SGV còn hướng dẫn các thầy cô : “Để giúp HS học tốt
tiết TLV sắp tới, GV yêu cầu HS về nhà tự tìm hiểu về Đội TNTP qua bạn bè, người thân
hoặc cung cấp tư liệu cho HS đọc trước, giúp các em làm tốt bài tập 1 của tiết TLV”
(SGV TV3, tập 1 trang 46). Thậm chí để phòng xa trường hợp GV không có đủ tư liệu về
Đội, SGV còn cung cấp sẵn những tài liệu này.
- Một số ý kiến cho rằng phân môn Tập đọc ở khối 4,5 vẫn còn nặng kiến thức, yêu
cầu đối với HS nhất là phần yêu cầu đọc diễn cảm. Nhưng theo tôi Chuẩn KTKN đã giảm
nhẹ mức độ yêu cầu khá nhiều và phù hợp trình độ HS hiện nay. Bởi yêu cầu cần đạt (tối
thiểu) của các bài Tập đọc từ tuần 1- tuần 18 (HK I) theo yêu cầu nâng cao dần và tương
đối nhẹ nhàng. Chẳng hạn tuần 1 (bước đầu có giọng đọc phù hợp tính các nhân vật ),
tuần 2 (đọc giọng phù hợp tính cách nhân vật), tuần 3 (đọc giọng nhẹ nhàng, thể hiện tính
cách nhân vật)..., tuần 17 (biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi..), tuần 18 ôn tập


(đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học với tốc độ 80 tiếng/phút). Còn các bài
HTL từ tuần 1- tuần 18 (bước đầu biết đọc diễn cảm ) và chỉ yêu cầu biết đọc diễn cảm
và HTL từ 1/2 -2/3 số câu có trong bài (hầu hết là thơ). Số câu hỏi trả lời cũng được giảm
xuống 1/5 hoặc 1/4 tùy theo từng bài. Chỉ riêng HS khá giỏi mới yêu cầu đọc diễn cảm,
HTL cả bài và trả lời tất cả câu hỏi có trong bài. Như vậy tôi thấy yêu cầu cần đạt ở
Chuẩn là phù hợp với trình độ thực tế HS hiện nay và tạo ra tâm lý thoải mái cho các em.
Chẳng hạn trước đây hầu như bài HTL nào cũng yêu cầu các em phải thuộc cả bài, nếu
hôm sau GV hỏi bài cũ, HS nào chưa thật thuộc hết hoặc mới thuộc 1-2 khổ sẽ không
dám xung phong lên đọc. Còn bây giờ HS thuộc 1 hoặc 2 hoặc 3 khổ...cũng coi như đạt
yêu cầu và tự tin để phát biểu.
- Một số ý kiến cho rằng Tiếng Việt 4 rất bất cập giữa HTL và viết Chính tả (nhớ viết)
khi cùng sử dụng một bài Tập đọc nào đó. Là một GV tôi cũng hiểu và cảm thông được
với suy nghĩ của những ý kiến đó. trong HK I có 2 bài như vậy (Bài TĐ “Gà Trống và
Cáo” ở tuần 5, bài Chính tả “Gà Trống và Cáo” ở tuần 7 ; Bài TĐ “Nếu chúng mình có
phép lạ” ở tuần 8, bài Chính tả “Nếu chúng mình có phép lạ” ở tuần 11). Theo tôi điều
này cũng không có gì là quá bất cập bởi vì trong tiết HTL bài “Gà Trống và Cáo”, yêu
cầu HS thuộc khoảng 10/20 dòng, tức GV có thể yêu cầu HS đại trà thuộc 10-12 dòng,
HS khá giỏi thuộc cả bài, nếu HS đã đạt yêu cầu tối thiểu đó thì trong tiết Chính tả các
em cũng đã có thể đạt điểm trung bình, những em thuộc nhiều hơn thì đạt điểm cao hơn
(phản ánh được trình độ HS rất rõ).
Còn tiết HTL bài “Nếu chúng mình có phép lạ” gồm có 3 khổ thơ (mỗi khổ 4 câu thơ) và
hai câu cuối lặp lại tên bài, yêu cầu HS thuộc 1-2 khổ thơ, HS khá gỏi thuộc cả bài. Đây
là một bài thơ rất dễ nhớ, dễ thuộc, trong thực tế HS học xong đều thuộc khoảng 2/3 bài
(tức 2 khổ). Như vậy trong tiết Chính tả các em đều có thể đạt điểm TB trở lên. Phân tích
theo thực tế tôi thấy đều hợp lý chứ không bất cập mà lại nhẹ nhàng với HS trong tiết
TĐ-HTL. Tâm lý GV dạy đều muốn 100% HS phải HTL được cả bài trước khi viết chính
tả, điều đó lại càng gây áp lực cho HS.
* Tôi cũng có một ý kiến nhỏ mong các thầy xem xét :
Ở tuần 6 có hai bài Tập đọc đều nói về ngày khai trường (Bài Ngày khai trường của nhà
thơ Nguyễn Bùi Vợi-SGK TV3, tập 1, trang 49 và bài Nhớ lại buổi đầu đi học của nhà

văn Thanh Tịnh-GSK TV 3, trang 51,52). Tuy nhiên thời điểm của 2 lần khai trường này
lại hoàn toàn khác nhau. Ở bài Ngày khai trường “Sáng đầu thu trong xanh/Em mặc quần
áo mới/Đi đón ngày khai trường/Vui như là đi hội” mâu thuẫn với bài Nhớ lại buổi đầu
đi học “Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức
những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”. Có thể đó là những cách cảm, cách nhận
của các nhà văn, nhà thơ mà chúng ta cần tôn trọng. Có thể nhà văn Thanh Tịnh nói về
ngày tựu trường thời ông cắp sách đi học, còn nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi miêu tả ngày khai
trường của HS thời nay. Tuy nhiên nêu nghĩ kỹ chúng ta sẽ thấy cách tính mùa của mỗi
người sẽ có sự khác nhau (theo Âm lịch và theo Dương lịch). Nếu HS hỏi sẽ phải lý giải
như thế nào?
Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi trong quá trình thực hiện dạy học theo Chuẩn
KTKN, mong các thầy xem xét.
Phan Song Thoa.

×