Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu sự dịch chuyển của chất hòa tan trong nước dưới đất khu vực bãi thí nghiệm đan phượng hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN BÁCH THẢO

NGHIÊN CỨU SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA
CHẤT HÒA TAN TRONG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
KHU VỰC BÃI THÍ NGHIỆM ĐAN PHƯỢNG, HÀ TÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI, 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN BÁCH THẢO

NGHIÊN CỨU SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA
CHẤT HÒA TAN TRONG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
KHU VỰC BÃI THÍ NGHIỆM ĐAN PHƯỢNG, HÀ TÂY

Chuyên ngành: Địa chất thủy văn
Mã số: 60.44.63

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Phạm Quý Nhân
2. PGS.TS. Flemming Larsen



HÀ NỘI, 2008


-1-

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Dự án “Cơ chế di chuyển của As trong nước dưới đất và mối quan hệ giữa
nước mặt và nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ” giai đoạn 1 được thực hiện bởi
hai chính phủ Việt Nam và Đan Mạch từ năm 2004 đến nay. Mục tiêu của Dự án là
nghiên cứu sự dịch chuyển của As trong nước dưới đất và mối quan hệ giữa nước
sông và nước dưới đất dựa vào các kết quả điều tra, thí nghiệm về địa chất thuỷ văn,
thuỷ địa hoá chi tiết trong khu vực nghiên cứu. Từ đó đưa ra quy luật vận động của
As và các vật chất khác cho phạm vi khu vực. Như vậy, các kết quả nghiên cứu của
dự án góp phần rất quan trọng trong cơng tác nghiên cứu sự ô nhiễm As trong nước
dưới đất và đề ra biện pháp quản lý, khai thác hợp lý nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên
nước dưới đất cho vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng.
Nội dung nghiên cứu chính của dự án trong giai đoạn 1 sẽ là thiết lập bãi thực
địa thí nghiệm phục vụ việc nghiên cứu sự tác động qua lại của nước mặt & nước
dưới đất và sự vận động As . Bãi thực địa được thiết lập sẽ phục vụ cho các cơ quan
nghiên cứu tài nguyên nước của Việt Nam trong việc nghiên cứu các vấn đề mơi
trường có liên quan đến việc quản lý tài nguyên nước một cách bền vững nhờ vào
việc thực hiện đề án này.
Để hiểu cơ chế giải phóng As từ trong các tầng đất đá và nước ngầm, ngoài
việc xác định các vi nguyên tố, khoáng vật, điều kiện mơi trường, thành phần hố
học của đất đá chứa nước, còn phải hiểu biết quy luật vận động và mối quan hệ qua
lại giữa nước mặt và nước dưới đất. Chính vì vậy Đề tài này là cơ sở để giải quyết
một phần nhiệm vụ của Dự án.

Chính vì những vấn đề nêu trên, sau khi hồn thành chương trình đào tạo thạc
sỹ Địa chất thuỷ văn của Trường Đại học Mỏ - Địa chất chúng tôi đã được phân
công viết luận văn với Đề tài "Nghiên cứu sự dịch chuyển của chất hòa tan trong
nước dưới đất khu vực bãi thí nghiệm Đan Phượng – Hà Tây" theo Quyết định số


-2-

558/QĐ/MĐC-ĐH & SĐH ngày 29 tháng 10 năm 2007 của Hiệu trưởng trường Đại
học Mỏ - Địa chất.
2. Mục đích
Xây dựng mơ hình dịng chảy nghiên cứu sự dịch chuyển của As trong nước
dưới đất khu vực bãi thí nghiệm Đan Phượng – Hà Tây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tầng chứa nước Holocence và Pleistocen với nước
mặt sông Hồng và 2 sông nhánh. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khu vực Đan
Phượng - Hà Tây. Trong đó trọng tâm là bãi thí nghiệm nằm ở ven sơng Hồng đoạn
chảy qua Đan Phượng.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài gồm 3 nội dung nghiên cứu:
Thu thập tài liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện địa chất thuỷ văn, tài
liệu quan trắc động thái nước dưới đất khu vực bãi giếng quan trắc, tài liệu phân
tích mẫu nước theo thời gian, tài liệu phân tích mẫu nước theo quan điểm ĐCTV
đồng vị xác định thời gian lưu và di chuyển của nước mặt và nước dưới đất.
- Trên cơ sở mô hình dịng chảy, tiến hành xây dựng mơ hình dịch chuyển để
nghiên cứu sự dịch chuyển của As trong nước dưới đất.
- Xác định mối quan hệ giữa sự biển đổi về hàm lượng As và biên độ dao động
mực nước dưới đất cũng như nước sông.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được những mục đích nghiên cứu, luận văn đã sử dụng tổ hợp

các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Thu thập các tài liệu liên quan đến
vùng nghiên cứu, sau đó phân tích, tổng hợp, đánh giá nước dưới đất vùng Đan
Phượng.


-3-

- Áp dụng phương pháp xác suất thống kê để xác định mối quan hệ giữa các
nhân tố nước mặt với nước ngầm.
- Áp dụng phương pháp mơ hình số để sơ đồ hố dịng chảy nước dưới đất.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến góp ý của giáo viên hướng dẫn, các nhà
khoa học, các đồng nghiệp về các vấn đề trong nội dung luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Ý nghĩa khoa học
- Hiểu biết cơ chế dịch chuyển của As trong mối quan hệ qua lại giữa nước
dưới đất và nước mặt mà ở đó q trình đối lưu xảy ra là chủ yếu.
- Ứng dụng mơ hình dịch chuyển 3 chiều để nghiên cứu cơ chế dịch chuyển
trên.
+ Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần giải quyết thêm vè hiểu biết cơ chế dịch chuyển As ở đới ven bờ,
định hướng khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương với 80 trang đánh máy, 29 hình vẽ và 13 bảng biểu.
Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương cùng với phần mở đầu và kết luận.
Mở đầu
Chương 1. Khái quát vùng nghiên cứu
Chương 2. Lý thuyết cơ bản về lan truyền vật chất trong nước dưới đất và
phương pháp mơ hình số trong tính tốn dịch chuyển vật chất trong dịng ngầm.
Chương 3. Sự lan truyền của As trong nước dưới đất khu vực bãi thí nghiệm

Đan Phượng – Hà Tây
Kết luận và kiến nghị


-4-

8. Cơ sở tài liệu của luận văn
- Tài liệu đo cốt cao địa hình của trên 200 điểm bố trí lỗ khoan, 10 điểm bố trí
mốc đo mực nước sơng kết hợp với bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu tỷ lệ
1:50.000.
- Tài liệu cột địa tầng, thành phần thạch học của trên 200 lỗ khoan khảo sát
trên phạm vi bãi thí nghiệm, trong đó có 8 lỗ khoan nghiên cứu vào tầng chứa nước
Pleitocen (T1, T2, C18, C19, C20, C21, K11, K50), các lỗ khoan nghiên cứu tầng
chứa nước Holocence (tuyến lỗ khoan K, H và chùm lỗ khoan C, OB) và 4 lỗ khoan
nghiên cứu lớp thấm nước yếu trên bề mặt (đới thơng khí).
- Tài liệu quan trắc mực nước dưới đất tại các lỗ khoan quan trắc (45 lỗ khoan)
với tần suất 2 tuần/lần trong đó có 9 lỗ khoan được lắp đặt thiết bị đo mực nước tự
động (logger) được bố trí trên tồn bộ diện tích bãi thí nghiệm và mực nước mặt tại
hai sơng nhánh tại bãi thí nghiệm từ 6/2005 đến nay; số liệu quan trắc khí tượng
khu vực Hà Tây tại trạm quan trắc khí tượng Sơn Tây; số liệu quan trắc mực nước
mặt theo ngày tại trạm quan trắc Sơn Tây và Thượng Cát;
- Các tài liệu nghiên cứu của Dự án VietAs như số liệu phân tích mẫu nước
theo diện và theo chiều sâu từ tháng 11/2005 đến nay tại các tuyến lỗ khoan K, H
(trên 350 mẫu với 5 đơt lấy khác nhau); số liệu phân tích mẫu nước mặt tại sơng
Hồng và các sơng nhánh (2 đợt với 6 mẫu), số liệu phân tích thành phần hạt các
mẫu đất theo diện và theo chiều sâu; số liệu bơm hút nước thí nghiệm chùm (chùm
T1, T2); số liệu hệ số thấm K bằng thí nghiệm slug test tại hơn 100 lỗ khoan H và K
trong tầng chứa nước Holocen; tài liệu địa vật lý lỗ khoan; số liệu xác định tính
thấm ở đáy sơng bằng thí nghiệm seepage… là cơ sở nghiên cứu sự vận động của
nước dưới đất.

- Các tài liệu nghiên cứu về tìm kiếm thăm dò, quan trắc như sân cân bằng
Đan Phượng, đề án Tơng Sơn Tây, Đề án thăm dị sơ bộ nước dưới đất vùng Sơn
Tây… trong khu vực nghiên cứu của các tổ chức khác nhau là cơ sở làm sáng tỏ
điều kiện địa chất thuỷ văn của khu vực.
- Các tài liệu hướng dẫn xây dựng mơ hình dịng chảy và mơ hình dịch chuyển
của chất hịa tan trong nước dưới đất, các nghiên cứu trước đây của các nhà khoa
học trong nước và trên thế giới về ứng dụng phần mềm Visual Modflow trong tính
tốn địa chất thủy văn.


-5-

- Dựa vào kết quả mơ hình dịng chảy nước dưới đất toàn bộ khu vực Đan
Phượng – Hà Tây của tác giả Triệu Đức Huy để tính tốn, lựa chọn biên cho mơ
hình dịng chảy khu vực bãi thí nghiệm.
Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã được sự hướng dẫn tận tình của
thầy giáo PGS.TS Phạm Quý Nhân, PGS.TS Flemming Larsen, TS. Torben
Sonnenborg, (Cục Địa chất Đan Mạch) cùng ý kiến đóng góp bổ ích của các thầy
cô trong Bộ môn Địa chất thuỷ văn, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Đồng thời tác
giả cũng đã được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban chủ nhiệm Bộ môn
Địa chất thủy văn nơi tôi đang công tác, sự hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ của
Ban chủ nhiệm Dự án VietAs – Đại học Mỏ - Địa chất cũng như các thành viên
trong Dự án. Tác giả cũng nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn của TS. Đặng Đình
Phúc. Qua đây tác giả xin gửi tới các thầy cô, các bạn bè đồng nghiệp lòng biết ơn
chân thành đối với sự giúp đỡ quý báu đó.


-6-

Chương 1

KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU

1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Bãi thí nghiệm của Dự án VietAs nằm trên địa bàn xã Trung Châu và Thọ An
thuộc huyện Đan Phượng, nơi tiếp giáp với huyện Phúc Thọ của tỉnh Hà Tây. Nằm
ở phía Đơng Bắc tỉnh Hà Tây với các cửa ngõ vào thủ đô Hà Nội qua các quốc lộ 6,
32 và đường cao tốc Láng – Hồ Lạc, có toạ độ địa lý như sau:
- Vĩ độ Bắc: từ 20058’23’’ đến 21010’57’’
- Kinh ụng: T 10503000 n 10504342

vị trí Vùng nghiên cứu
trong địa phận tỉnh h tây
S = 286km2

BBBaaa V
VVViii
DDD
aaa
nnn
PPP
hhh
uuu
on
ggg
Da
an
nP
Ph
hu

uon
ong
g
on
D
on
PPPhhhuuuccc TThhoo
on
on
T
TX
X...... S
Son
on T
Ta
ay
y PPPhhhuuuccc TTThhhooo
TT
TT
XX
XX
SS
SS
on
on
TT
TT
aa
aa
yy

yy

T
TT
TT
hh
hh
aa
aa
cc
cc
hh
hh
TT
TT
hh
hh
aa
aa
tt
tt
Th
ha
ac
ch
hT
Th
ha
at
t


Khu vùc bè trÝ b∙i giÕng thÝ nghiÖm
S = 1.6km2

oa
oaiii D
HHHoa
DDDuuuccc
Qu
Qu
Quoc
oc
oc
oc Oa
Oa
Oaiiiii
Oa
Qu
Qu
Qu
oc
oc
Oa
TT
XX
HHH
aaa
DDD
on
ggg

TT
TX
XX
X...... H
Ha
aD
Don
ong
g
on
T
on

CCChhhuuuon
onggg M
Myyy
on
M

TT
hh
aa
nn
hh
Oa
TT
Th
hh
ha
aa

an
nn
nh
hh
h Oa
Oaiiiii
Oa
T
Oa
TT
hh
uu
on
gg
TTT
nnn
TT
Th
hh
hu
uu
uon
on
ong
gg
gT
Tiiiiin
n
T
on

on

0

10

20

kilometers
PPPhhhuuu XXXuuuyyyeeennn
UUU
nnn
ggg
HHH
oa
Un
ng
gH
Hoa
oa
oa
U
oa
M
My
yy
yD
Du
uc
c

M
yy
DDD
uuu
ccc
M
M
M

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu


-7-

Vùng có vị trí địa lý thuận lợi về địa giới hành chính như sau: Phía Bắc giáp
với sơng Hồng và tỉnh Phú Thọ, phía Đơng giáp với Thành phố Hà Nội; phía Tây
giáp với tỉnh Hồ Bình. Diện tích tồn vùng nghiên cứu khoảng 500km2.
1.1.2. Địa hình - địa mạo
Vùng nghiên cứu nằm trong tỉnh Hà Tây được bao bọc từ ba phía bởi hai con
sơng lớn là sơng Hồng và sơng Đà. Đây là tỉnh có địa hình khá phức tạp, là vùng
chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thổ Bắc bộ sang dạng địa hình núi cao Tây Bắc.
Địa hình có dạng thấp dần từ tây sang đơng, từ tây bắc xuống đơng nam.
Vùng gị đồi bán sơn địa phân bố ở vùng phía tây của vùng nghiên cứu, tiếp
giáp với vùng đồi núi của tỉnh. Khu vực này kéo dài từ xã Cổ Đông - thị xã Sơn Tây
đến xã Nghĩa Hương - huyện Phúc Thọ. Đặc trưng của dạng địa hình này là các đồi
núi thấp xen các bậc thềm phù sa cổ. Khu vực này cũng đã phát triển các khu dân
cư. Do hoạt động của con người trong nhiều năm làm thảm thực vật tự nhiên gần
như khơng cịn. Hiện nay trên các đồi, sườn dốc nhân dân đang trồng lại rừng với sự
hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Đồng bằng là dạng địa hình chủ yếu, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên vùng nghiên

cứu. Dạng địa hình này kéo dài từ Phúc Thọ đến Hồi Đức, Đan Phượng, Thường
Tín, dạng địa hình này được hình thành do sự bồi đắp của sơng Hồng.
1.1.3. Khí tượng - Thuỷ văn
Khí hậu – Khí tượng:
Vùng nghiên cứu có đặc điểm khí hậu chung với khí hậu miền Bắc nước ta là
nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 210C. Tháng
lạnh nhất là tháng 2 với nhiệt độ trung bình là 11,20C, nóng nhất là tháng 6 nhiệt độ
trung bình là 29,40C.
Lượng mưa
Lượng mưa hàng năm theo tài liệu trạm khí tượng Sơn Tây ở những năm gần
đây từ 1171mm đến 1690mm trung bình 1464mm (xem bảng 1) xong phân bố
không đều trong năm. Mùa mưa trùng với mùa nóng thường từ tháng 5 đến tháng 9


-8-

chiếm 76% lượng mưa cả năm với các tháng mưa cực đại là tháng 6 và tháng 7.
Mùa khô hay nói đúng hơn là mùa ít mưa trùng với mùa lạnh kéo dài từ tháng 10
đến tháng 4 năm sau có tổng lượng mưa là 24% lượng mưa cả năm, được đặc trưng
bằng 2 thời kỳ là thời kỳ đầu hanh khô, thời kỳ sau ẩm ướt mưa phùn kéo dài.
Nước mưa là loại nước siêu nhạt với tổng độ khoáng hoá từ 0,035 đến 0,06g/l,
độ pH từ 6,6 đến 7,3, tổng hàm lượng sắt (Fe2+ + Fe3+) từ 0,37 đến 4,0mg/l với
thành phần Bicarbonat – clorua hoặc Sulfat – bicarbonat clorua natri – canxi.
Cơng thức thành phần hố học đặc trưng của nước mưa ở Sơn Tây như sau:
M 0,045

4
SO 44 HCO 3 37 Cl
17
Na


Ca
76 13

pH

7.0

Bảng 1.1. Các số liệu khí tượng, thuỷ văn vùng Đan Phượng năm 2007

Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TB
Tổng

Lượng
mưa (mm)

Lượng bốc

hơi (mm)

Lưu lượng
nước
sơng Hồng
(m3/s)
773
749
656
831
1220
2160
5050
3950
1770
2640
1170
802
1814

Mực nước
sơng
Hồng (cm)

Độ ẩm
khơng
khí (%)

0,4
75,6

207
25,1
40,5
194
31,1
50,1
178
17,9
73,3
206
139,6
90,4
265
96,8
111,5
388
247,4
98
679
353,8
58,7
587
183,1
107,6
342
28,3
93
416
116,2
90,8

250
1,2
76,5
183
103,4
80,5
326
1240,9
966
(Nguồn: Trung tâm Mạng lưới Quan trắc KTTV và MT Quốc Gia)

74
86
84
80
78
75
78
83
72
76
76
75
78

Nhiệt độ
Nhiệt độ khu vực thay đổi từ 17 đến 300C, nhiệt độ trung bình năm là 24,30C.
Nhiệt độ của vùng núi thường thấp hơn vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa.



-9-

Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi của khu vực khá cao nhất, là trong những tháng mùa hè, do
nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều nên lượng bốc hơi đạt cao hơn hẳn các tháng mùa
đông. Lượng bốc hơi cũng khá cao và phân bố không đều về mặt thời gian, thường
về mùa khô lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa là thời kỳ hụt nước, về mùa mưa
lượng mưa cao hơn lượng bốc hơi là thời kỳ dư nước (hình 1.2).
Số giờ nắng trung bình năm khoảng (1.300 - 1.500) giờ/năm. Các tháng có số
giờ nắng cao là các tháng (5 - 10). Các tháng cịn lại có số giờ nắng ớt hn.
(a)

Lợng ma - Bốc hơi (mm)

350
300
250
200
Thời kỳ hụt nớc
150
100
50

Thời kú d− n−íc

0
10

11


12

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Thêi gian th¸ng

Hình 1.2. Đặc trưng độ ẩm tự nhiên vùng nghiên cứu
Thủy văn
Khu vực nghiên cứu có nhiều sông suối chảy qua. Hệ thống sông suối khá
phát triển và đa dạng. Trong đó đáng kể là sơng Hồng có ý nghĩa quan trọng trong
đời sống xã hội. Sông Hồng chảy qua hướng Bắc và hướng Đông Bắc của vùng
nghiên cứu.
- Sơng Hồng: Chảy qua phía Bắc của tỉnh và khu vực nghiên cứu. Sơng Hồng
có lưu lượng nước khá lớn. Vào mùa lũ mực nước dâng cao đến cốt +12,4m so với

mặt biển. Biên độ dao động trong năm đạt từ 8 - 10m (hình 1.3). Sơng Hồng là nơi


-10-

cung cấp nước cho các tầng chứa nước chính của khu vực và có ý nghĩa rất thiết
thực đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân.
- Sông Đáy : Tại Hát Môn (huyện Phúc Thọ), sông Đáy bắt nguồn từ sông
Hồng, chảy theo hướng Bắc nam qua các huyện : Đan Phượng, Hoài Đức, Chương
Mỹ, Thanh Oai, ứng Hoà và chảy sang tỉnh Hà Nam tại Phú Dư. Sơng Đáy có chiều
rộng khơng lớn từ 70 – 200m, chiều sâu trung bình là 14,8m vào mùa mưa, lưu
lượng lớn nhất là 798m3/s và nhỏ nhất là 1,01m3/s.
Ngoài ra trong khu vực nghiên cứu cịn nhiều sơng suối nhỏ khác : sơng Tích,
suối Hai,…
14
12

Mùc n−íc (m)

10
8
6
4
2
0
1/95

1/96

1/97


1/98
Thêi gian

1/99
Shong

1/00
Sday

Hình 1.3. Đồ thị dao động mực nước theo thời gian sông Hồng và sơng Đáy
* Hệ thống hồ :
Phía Tây Bắc tiếp giáp vùng nghiên cứu là hồ suối Hai. Trong khu vực nghiên
cứu tại xã Sơn Đơng có hồ Đồng Mô - Ngũ Sơn. Hồ nằm trong vùng đồi và thung
lũng phía Đơng núi Ba Vì có diện tích gần 2000ha, diện tích chứa nước là 1450ha
với 21 đảo lớn nhỏ. Quần thể hồ Đồng Mô - Ngũ Sơn được đánh giá là khu sinh thái
– danh thắng đặc sắc của tỉnh Hà Tây.


-11-

Nhìn chung, vùng nghiên cứu có hệ thống sơng suối khá phong phú, đa dạng
và có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Trữ lượng nguồn nước này dồi dào, phân bố
rộng.
Đây là một thuận lợi cũng là một yếu tố bất lợi hay bị lũ lụt của Hà Tây và khu
vực nghiên cứu.
Vì vậy, chúng ta cần quan tâm nghiên cứu ở cả hai lĩnh vực: Khả năng cung
cấp nước và vấn đề môi trường cũng như những ảnh hưởng của các sơng nêu trên.
Gần đây, Nhà nước và Chính phủ đã và đang thực hiện dự án nước mặt được khai
thác từ sông Đà về Thành phố Hà Nội và khu vực Xuân Mai.

1.1.4. Kinh tế, xã hội và giao thông
Theo niên giám thống kê 2004, dân số của Hà Tây là 2479,4 nghìn người.
Trong đó dân số thành thị là 207,8 nghìn người và dân số nơng thơn là 2271,6 nghìn
người. Trên địa bàn Hà Tây có 4 dân tộc sinh sống là: Kinh, Tày. Mường và Dao.
Số người Kinh chiếm 99% sinh sống ở khu vực đồng bằng và trung du, các dân tộc
khác chiếm 1% và sinh sống ở vùng núi, chủ yếu là khu vực Ba Vì.
Do điều kiện phát triển văn hố, xã hội, đời sống của khu vực nghiên cứu cịn
khó khăn; điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn tương đối phức tạp cho nên việc đầu
tư các dự án phát triển chủ yếu là dựa vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước.
Nhìn chung, mạng lưới đường bộ của Hà Tây rất phát triển so với các tỉnh khu
vực phía Bắc. Tổng chiều dài đường bộ trong tỉnh đạt 4.503km, trong đó có 964km
đường ơ tơ. Mật độ đường ơ tơ đạt được là 0,44km/km2. Lượng xe lưu thông trên
các tuyến đường đạt tới 15.000 – 20.000 lượt xe/ ngày đêm.
Bên cạnh đường bộ, Hà Tây cịn có hệ thống đường thuỷ thuận lợi. Con sông
Hồng và sông Đà là nơi vận tải đường sông đắc lực nối Hà Tây với nhiều địa
phương khác của đất nước.


-12-

Với những điều kiện mạng lưới giao thông như vậy rất thuận lợi cho công tác
điều tra để xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ thiết thực để nâng cao
đời sống cho nhân dân nơi đây.
1.2. Đặc điểm địa chất
Trong khu vực nghiên cứu có các phân vị địa tầng được mô tả từ già đến trẻ
như sau:
1.2.1. Phức hệ sông Hồng (PR1-2sh)
Phức hệ sông Hồng phân bố từ khu vực Hà Trung qua Sơn Tây, đến huyện
Thạch Thất tạo thành một dải kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chiều rộng
của dải phân bố từ 2 đến 3 km, chiều dài hơn 20 km. Cấu tạo nên chúng là những

thành tạo phiến biotit có granit, amfibolit, grafit... Các đá nói trên đã bị biến chất
mạnh đến biến chất cao. Chiều dài của chúng đạt tới 1000m.
1.2.2. Hệ tầng Viên Nam (T1vn)
Hệ tầng Viên Nam có diện lộ khoảng 110 km2. Chúng phân bố ở phía Tây
Bắc của khu vực. Thành phần thạch học bao gồm đá phiến sét, Proterozoi phân lớp,
các đá phun trào bazan, spilit có lẫn tuf. Chiều dày khoảng 500m.
1.2.3. Hệ tầng Tân Lạc (T1tl)
Hệ tầng Tân Lạc phân bố ở khu vực Ba Vì kéo dài xuống huyện Mỹ Đức.
Diện phân bố hẹp với chiều dài khoảng vài km còn chiều ngang chỉ khoảng vài trăm
mét. Các thành tạo của hệ tầng này không lộ ra liên tục mà có chỗ bị các trầm tích
trẻ hơn phủ lên. Thành phần thạch học của chúng chủ yếu là: các đá nguồn gốc núi
lửa, cuội kết, cát kết tuf, spilit màu nâu đỏ, nâu tím. Chiều dày của hệ tầng này
khoảng 500m.


-13-

1.2.4. Trầm tích hệ Neogen (N)
Các thành tạo neogen phân bố khá rộng. Chúng lộ ra ở khu vực phía tây bắc,
bắc của vùng. Bắt gặp vùng lộ ở Trung Hà, Suối Hai về đến Quốc Oai. Ở những
khu vực đồng bằng các thành tạo này bị chìm xuống và bị các trầm tích Đệ Tứ phủ
lên trên. Thành phần thạch học chủ yếu là cuội kết, tảng kết, cát kết có tính nhịp.
Chiều dày của chúng khoảng 100 đến 200 mét.
1.2.5. Hệ tầng Hà Nội (Q1 2-3 hn)
Hệ tầng Hà Nội (Q12-3hn) là các trầm tích hỗn hợp sơng – lũ phân bố ở ven rìa
đồng bằng khu vực Tùng Thiện, Thạch Thất. Thành phần của chúng là cuội, sỏi, lẫn
dăm, sạn có độ mài trịn tốt. Chiều dày ở vùng lộ của chúng khá mỏng chỉ đạt 1-2
mét. Tại khu vực bị phủ, các thành tạo này được nghiên cứu qua các lỗ khoan. Có
thể bắt gặp chúng ở nhiều nơi như Thường Tín, Phú Xuyên, Đan Phượng, Hà Đơng
và ở các vị trí khác của đồng bằng. Chiều dày của chúng đạt 10 đến 15 mét.

1.2.6. Hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13vp)
Các trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13vp) phân bố ở các khu vực Quốc
Oai, Chương Mỹ, Ba Thá, Mỹ Đức và chìm xuống. Thành phần của các thành tạo
này bao gồm: sét xen cát bột màu xám nâu. Tại những nơi có lộ diện là sét màu
vàng, xám xanh màu loang lổ. Tầng Vĩnh Phúc do có đặc điểm khá đặc trưng nên
được gọi là tầng đanh dấu. Chiều dày của chúng thay đổi 10 đến 20 m, thậm chí có
thể bị bào mịn.
1.2.7. Hệ tầng Hải Hưng (Q21-2hh)
Hệ tầng này bao gồm các trầm tích nguồn gốc đầm lầy-biển, trầm tích biển và
trầm tích hồ-đầm lầy. Thành phần của chúng là sét dẻo, sét xám xanh, xám vàng,
thấu kính than bùn. Chiều dày từ 7-10 mét.
1.2.8. Hệ tầng Thái Bình (Q23tb)
Các trầm tích của hệ tầng Thái Bình (Q23tb) phân bố rộng khắp trên bề mặt
đồng bằng. Chúng là các trầm tích đa nguồn gốc. Thành phần là bột, sét màu xám


-14-

nâu, xám gụ. Nếu là nguồn gốc đầm lầy có thể gặp các thấu kính than bùn màu đen,
màu nâu. Chiều dày của các thành tạo này đạt tới 20 mét.
1.2.9. Mác ma
Trên địa bàn Hà Tây còn phân bố các đá mác ma. Đó là các đá thuộc phức hệ
Ba Vì tuổi TriAs (T1bv). Thành phần của các đá là gabro - điaba, các đá dunit,
peridotit màu đen đặc sít. Chúng phân bố ở dạng thấu kính nằm rải rác ở khu vực
núi Ba Vì.
1.2.10. Kiến tạo
Theo Dopjikov thì phần lớn diện tích của tỉnh Hà Tây nằm trong vũng trũng
Hà Nội. Phần diện tích này chiếm tới 2/3 diện tích của tồn tỉnh. Phần diện tích cịn
lại thuộc cấu tạo sơng Hồng và đới ninh Bình thuộc miền uốn nếp Bắc Việt Nam.
Có thể chia ra như sau:

Vùng trũng Hà Nội: được hình thành trên cơ sở hoạt động của các đứt gãy sâu
(sông Hồng, sông Chảy). Vùng trũng này được lấp đầy các trầm tích lục địa, đầm
lầy, sông biển của các thành tạo Neogen, Đệ tứ.
Đới sông Hồng: phân bố thành dải từ Trung Hà đến Thạch Thất. Đây là đới
nâng cao, lộ móng kết tinh gồm các thành tạo biến chất của phức hệ.
Đới Ninh Bình: gồm các thành tạo nguồn gốc lục địa – phun trào thuộc hệ
tầng Viên Nam, các thành tạo hệ tầng Tân Lạc, Nậm Thẩm, Mường Trai và các
trầm tích thuộc thành hệ cacbonat.
1.2.11. Đứt gãy
Trong phạm vi của tỉnh, có nhiều đứt gãy phát triển theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Lớn nhất là đứt gãy sâu sông Hồng. Đa số các đứt gãy đã được lấp đầy
bởi các trầm tích Neogen và Đệ tứ.
1.3. Đặc điểm địa chất thủy văn
Vùng nghiên cứu phân bố chủ yếu là hai dạng chứa nước lỗ hổng Đệ tứ và các
phức hệ khe nứt trước Đệ tứ. Tuy nhiên chỉ có các tầng chứa nước lỗ hổng Đệ tứ là


-15-

đối tượng nghiên cứu chính. Cịn các phức hệ chứa nước khe nứt chưa thể nghiên
cứu trong khuôn khổ luận văn này.
Đối với các trầm tích chứa nước lỗ hổng Đệ Tứ, hầu hết các cơng trình nghiên
cứu đều phân chia ra làm 2 tầng chứa nước qh và qp theo thứ tự từ trên xuống. Sau
đây tơi xin trình bày đặc điểm của các tầng chứa nước trong khu vực.
1.3.1. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen
Trong khu vực Đan Phượng, tầng chứa nước Holocence có diện phân bố rộng
rãi và tương đối liên tục. Chúng lộ ra ở khu vực đồng bằng như khu vực Thường
Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Sơn Tây...Thành phần chủ yếu là cát pha, cát các loại
màu vàng nhạt, vàng xám hoặc xám nâu, ngồi ra cịn xen kẽ các thấu kính sét lẫn
tàn tích thực vật.
Tại vị trí bãi thí nghiệm, thành phần thạch học của tầng chứa nước Holocence

chủ yếu là cát hạt mịn đến trung, cát pha màu vàng nhạt, xám vàng hoặc xám xanh.
Độ sâu phân bố từ +9m đến -20m, chiều chiều dày biến đổi từ 17m đến 25m. Hệ số
thấm (K) được xác định dựa vào tài liệu thí nghiệm slugtest tại hơn 100 lỗ khoan có
giá trị thay đổi từ 1,7m/ngày đến 15,6m/ngày trung bình đạt khoảng 12m/ngày đối
với các lỗ khoan tuyến K và từ 11,3-27,6m/ngày, trung bình đạt khoảng 25m/ngày
tại khu vực bãi sông giữa sông Hồng và các sông nhánh, hệ số nhả nước trọng lực
(μ) thay đổi từ 0.08 đến 0.18
Theo kết quả hút nước thí nghiệm chùm của dự án VietAs tại hai lỗ khoan
T1A (trong tuyến lỗ khoan K) và T2A (trong tuyến lỗ khoan H) đã xác định được
hệ số thấm của tầng chứa nước này biến đổi từ 10,45m/ngày (T2A) đến
11,84m/ngày (T1A).
Do đó, hệ số thấm của tầng chứa nước này sẽ được mô phỏng trong mô hình
cho tồn bộ diện tích bãi thí nghiệm có giá trị là 11m/ngày.
Bên cạnh đó, theo các tài liệu điều tra địa chất thủy văn vùng Sơn Tây thì độ
giầu nước của tầng chứa nước Holocence được xếp vào loại giầu nước trung bình.
Tính thấm của đất đá chứa nước từ trung bình đến cao. Hệ số nhả nước trọng lực


-16-

qua thí nghiệm hút nước chùm xấp xỉ là 0,1. Tốc độ hồi phục mực nước nhìn chung
tương đối nhanh (t ≤ 0,1T).
Lớp bồi tích hiện đại ở bãi bồi và lịng sơng Hồng có chiều dày thay đổi từ 0,2
đến 0,85m, hệ số thấm từ 1,02m/ng đến 1,22 m/ng, trung bình 1,07 m/ng. μ0 từ
0,125 đến 0,236 trung bình 0,15.
Qua kết quả thí nghiệm thấy rằng nước sơng Hồng có liên quan thủy lực trực
tiếp với nước tầng qh. Trên thực tế, bằng việc nghiên cứu đo đạc ngoài thực địa thấy
rằng:
- Đáy sông Hồng cắt trực tiếp vào tầng chứa nước
- Các lỗ khoan càng gần sơng có biên độ dao động càng lớn. (LK82c nằm ở sát

sông có ΔΗ= 1,18m; LK82A nằm giữa ΔΗ= 0,95m và LK 82 xa sông nhất ΔΗ=
0,87m).
Nước tàng trữ và lưu thông trong tầng là loại nước có tính chất kiềm yếu, nước
nhạt (M= 0,158 -LK27 đến 0,42 -LK82, kiểu nước chủ yếu là Bicarbonat - Canxi,
nước thuộc loại từ mềm đến cứng.
Bảng 1.2. Kết quả tính thơng số ĐCTV của tầng chứa nước Holocence (qh)
Kết quả hút nước

Thông số ĐCTV
Ghi

SH

Q

S

Ht

Q

LK

l/s

(m)

(m)

l/sm


82

4,44 5,37 6,34 0,82 300 4,1*103 0,07 0

152

8,05

79

3,96 7,68 2,79 0,52 65

187

5,92

26

0,2

27

5,93 1,14 2,6

8,45 1,1

Km a

μ


ΔL R

K

0,02
5,2

chú

Ven
sơng
Hồng

471

45,1 15,74

Tầng chứa nước Holocence có chiều sâu mực nước nơng. Chiều sâu này ngồi
sự chịu ảnh hưởng của điều kiện khí tượng thuỷ văn cịn phụ thuộc vào mức độ khai


-17-

thác nước của khu vực. Tuy nhiên đây là tầng chứa nước chịu ảnh hưởng về động
thái của các sông. Càng gần sông dao động mực nước càng lớn rất rõ rệt.
Chất lượng nước của tầng Holocence (qh) thể hiện tại một số mẫu nước điển
hình sau:
Tại LK 132:
M 0,25


HCO3 85Cl13
pH 7,7
Ca37 Mg 36( Na + K )27

Tại lỗ khoan 125:
M 0,57

Cl 57 HCO3 32
pH 5,9
( Na + K )45Ca 23

Nguồn cung cấp của tầng chứa nước Holocence là nước mưa và nước mặt.
Miền thốt là các sơng hồ, bay hơi và ngấm xuống tầng chứa nước phía dưới. Một
phần cũng khá đáng kể là thoát nhân tạo, tức là do con người khai thác để sử dụng.
1.3.2. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen dưới - trên (qp)
Tầng chứa nước Pleistocen có diện phân bố khá rộng rãi. Chúng ít lộ ra trên
mặt mà bị các trầm tích Holocen, trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc phủ chỉnh hợp lên
trên. Dựa vào các lỗ khoan nghiên cứu trên diện tích bãi thí nghiệm của Dự án thì
chiều sâu phân bố của tầng chứa nước Pleitocen từ -20m đến -40m, chiều dày trung
bình từ 15 đến 20 mét. Đây là tầng chứa nước liên tục. Tầng chứa nước Pleistocen
có diện phân bố gần trùng với tầng Holocence nhưng rộng lớn hơn. Thành phần của
chúng là các thành tạo cuội, sỏi, cát trung thơ có chiều dày thay đổi.
Chiều sâu thế nằm mực nước thường từ 6-8m. Tài liệu hút nước tại các lỗ
khoan cho thấy lưu lượng lỗ khoan từ 3-5 l/s đến 10-20 l/s. Đây là tầng rất giầu
nước, số lỗ khoan có lưu lượng trên 10 l/s chiếm 70,4% và tương đối đồng nhất. Độ
dẫn nước (Km) thay đổi từ nhỏ hơn 100 m2/ng (phần rìa thung lũng) đến trên 1000
m2/ng (chiếm phần lớn diện tích ở trung tâm) trung bình 735m2/ng. Sơng Hồng có



-18-

liên quan với nước chứa trong tầng thông qua tầng qh bên trên (thể hiện qua ΔL =
400m) giá trị hệ số truyền áp trung bình a = 3,4 105, μ*=0,0022.
Bảng 1.3. Kết quả bơm hút nước thí nghiệm tầng chứa nước qp vùng nghiên
cứu
Kết quả hút nước
Q

S

Ht

q

Km

l/s

(m)

(m)

l/sm

m2/ng

TT

LK


1

84

3,9

12,58

4,33

0,31

-

2

85

14,77

8,13

3,22

1,82

400

3


86

19,73

4,7

5,26

4,2

500

4

89

20,45

5,17

3,06

3,96

500

5

90


26,69

1,81

2,54

14,75

1500

6

92

16,4

8,87

2,6

1,85

600

7

94

31,14


4,31

1,07

7,22

700

8

97

16,4

7,82

2,15

9,1

1000

9

100

25,25

3,76


2,2

6,71

1100

10

38

6,99

1,39

1,63

5,03

400

11

52

19,9

1,27

0,81


15,65

1500

12

53

14,91

1,76

3,29

8,5

1300

13

54

14,03

4,0

2,12

3,5


500

14

57

3,57

4,45

0,95

0,8

15

58

6,9

1,12

1,5

6,3

16

60


3,58

10,25

0,2

0,35

17

83

14,0

7,0

6,18

2,0

500

300

Ghi chú


-19-


Kết quả hút nước
Q

S

Ht

q

Km

l/s

(m)

(m)

l/sm

m2/ng

129

19,24

1,76

2,55

10,93


1140

19

128

11,17

1,75

4,27

8,94

860

20

127

13,89

4,04

1,41

3,44

380


21

126

6,9

1,8

0,86

3,83

360

22

125

8,47

7,84

0,20

1,08

23

124


5,47

12,31

0,45

0,44

24

119

11,23

3,26

1,07

3,44

360

25

118

6,98

2,09


3,07

3,34

350

26

112

4,7

9,44

2,04

0,5

27

122

3,7

7,59

5,01

0,49


50

28

120

6,67

0,87

3,07

7,66

730

TT

LK

18

Ghi chú

Tốc độ hồi phục mực nước sau khi ngừng hút đa phần thuộc loại nhanh, nhất
là các lỗ khoan ở phần trung tâm và ven sông (t ≤0,1T).
Tài liệu quan trắc của Dự án cho thấy:
Về mùa khô và thời kỳ cuối mùa mưa, nước dưới đất có xu hướng chảy từ rìa
thung lũng ra sơng (hướng TN - ĐB), sơng là miền thốt của nước dưới đất.

- Vào thời gian đầu mùa mưa nước có xu hướng chảy từ sông vào (hướng TB ĐN) sông là nguồn cấp cho nước dưới đất.
- Biên độ dao động mực nước có tính chất giảm dần từ sơng vào thung lũng.


-20-

Nước tầng qp thuộc loại trung tính đến kiềm yếu (pH lớn hơn 7 và nhỏ hơn
8,5), nước nhạt (M 0,2 - 0,45 g/l), đa số nước mềm đến hơi cứng (0,2-7,28 mge/l),
chủ yếu có kiểu HCO3-Ca.
Hàm lượng sắt trong nước thuộc loại cao (50% số mẫu có hàm lượng sắt trên 5
mg/l). Hàm lượng Fe+2 từ 0,63 mg/l (LK83) đến 1,9 mg/l (LK94), Fe+3 từ 0,07
mg/l (LK90) đến 12,13 mg/l (LK83).
Hàm lượng NO3- nhiều lỗ khoan lớn hơn 3 mg/l, cá biệt LK92 lớn nhất đạt
13,4 mg/l.
Nhìn chung nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh, cá biệt có 1 số lỗ khoan nước bị
nhiểm bẩn.
Tại bồi tích sơng Hồng ở vùng Ba Vì tầng có chiều dày thay đổi từ 8,4m
(LK112) đến 39,8m (LK126). Số lỗ khoan có chiều dày tầng trên 20m là 6 LK
chiếm 66,7%, từ 10-20m có 2 LK chiếm 22,2 %.
Biên độ dao động mực nước từ 3,95m đến 6,56m và có xu hướng giảm dần từ
sơng vào rìa thung lũng.
Nước thuộc loại trung tính (pH-7,04-7,05), nhạt (M=0,16-0,43 g/l), từ mềm
đến hơi cứng (tổng độ cứng 1,78-4,28 mge/l), kiểu Bicarbonat. Nước đảm bảo tiêu
chuẩn về phương diện vi sinh.
Chất lượng nước nhìn chung đạt tiêu chuẩn (trừ một số nơi nước bị nhiễm bẩn
về phương diện vi trùng và hàm lượng sắt trong nước cao phải xử lí) (xem chương
chất lượng nước).
Ở các thũng lũng giữa núi hoặc ven các sông suối nhỏ, đôi nơi cũng bắt gặp
những khoảnh có chiều dày trầm tích Đệ Tứ lớn như khoảnh Xuân Mai, chiều dày
thay đổi từ một vài mét ở ven rìa tới trên 20m, có nơi gặp các trũng sâu ven núi tới

56m (điểm nằm cách Xn Mai 2 km về phía Đơng).


-21-

Tuy chiều dày lớn nhưng các trầm tích chứa nước lại rất mỏng thường chỉ một
vài mét lại lẫn sét nên độ giầu nước của tầng bị hạn chế. Tại đây chỉ được thí
nghiệm một lỗ khoan cho lưu lượng 2,3 l/s, hạ 1m cột nước chỉ cho 0,52 l/s.
Tầng chứa nước Pleistocen là tầng chứa nước có khả năng khai thác sử dụng
phục vụ cung cấp cho sinh hoạt và một phần cho công nghiệp. Tuy nhiên đây là
tầng chứa nước có quan hệ thuỷ lực với các sơng (sông Hồng, sông Đáy) nên trữ
lượng được phục hồi và cũng vì vậy mà có có thể bị ơ nhiễm do các chất độc hại từ
bên ngoài.
1.3.3. Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng trong trầm tích Neogen (m)
Tầng phân bố thành những dải, nhiều khi gặp kiểu nêm vát nhọn kẹp giữa các
đứt gãy. Chúng phân bố ở khu vực nam Trung Hà-Suối hai về đến Quốc Oai. Đất đá
cấu tạo nên tầng chứa nước là cuối kết, tảng kết, cát kết có chứa nước. Phần phía
trên là các thành tạo bột kết, sét kết chứa than nghèo nước hoặc khơng chứa nước.
Tài liệu thí nghiệm 4 lỗ khoan (Bảng 2.3) cho thấy:
- Lưu lượng nhỏ hơn 0,5 l/s chiếm 25% (1LK)
- Lưu lượng từ 1 đến 5 l/s chiếm 75% (3LK)
Tính chất thấm của đất đá hầu hết thuộc loại rất thấp.
Bảng 1.4. Kết quả thí nghiệm trong tầng chứa nước m
STT

LK

Kết quả hút nước
Q (l/s)


S(m)

Ht(m)

q (l/sm)

Ghi chú

1

67

8,2

21,67

1.28

Vùng Sơn Tây –

2

107

0,06

28,51

3,66


Ba Vì

3

103

1,16

24,89

2,37

0,046

153

1,4

32,75

1,35

0,0005

4

Xuân

Mai


Lương Sơn




-22-

Tài liệu phân tích chất lượng nước cho thấy nước thuộc loại siêu nhạt đến nhạt
(tổng khoáng từ nhỏ hơn 0,1 đến 0,28 g/l), rất mềm đến mềm (tổng độ cứng từ nhỏ
hơn 1,5 đến 3 mge/l), từ trung tính đến kiềm yếu (pH: 7,1-8,5), kiểu Bicarbonat Canxi, Bicarbonat - Natri. Hầu hết các chỉ tiêu nước đều thoả mãn tiêu chuẩn nước
dùng cho ăn uống sinh hoạt.
1.3.4. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích T2-3sb
Phân bố thành dải nằm song song và tiếp xúc kiến tạo với đá biến chất cổ sông
Hồng (vùng Sơn Tây) hay cả với đá biến chất cổ sông Hồng và đá TriAs hạ (vùng
Ba Vì).
Đất đá cấu thành gồm cát kết phân lớp, bột kết, phiến sét đen, phiến sét chứa
vôi, đôi chỗ kẹp thấu kính Proterozoi mỏng.
Tầng nhìn chung nghèo nước, đất đá có tính thấm rất thấp. Tài liệu thí nghiệm
8 LK cho thấy(Bảng 2.4):
Lưu lượng lớn hơn 5l/s chiếm 12.5% (1 LK)
Lưu lượng từ 0.5-5l/s chiếm 37.5% (3 LK)
Lưu lượng nhỏ hơn 0.5 l/s chiếm 50% (4 LK)
Bảng 1.5. Kết quả hút nước trong tầng chứa nước T2-3sb

STT

LK

1


Kết quả hút nước

Km
m2/ng

Q l/s

S(m)

Ht(m)

q l/sm

59

0,014

39,15

2,9

0,0003

2

51

3,39

12,41


2,9

0,27

3

8

0,27

34,06

1,0

0,008

2

4

22

0,36

27,29

4,0

0,01


1

5

49

0,86

23,14

1,68

6

117

7,41

5,6

2,66

Ghi chú

Vùng Sơn Tây

Vùng Ba Vì
1,32


130


-23-

STT

LK

7
8

Kết quả hút nước

Km

Q l/s

S(m)

Ht(m)

q l/sm

m2/ng

170

2,94


16,21

1,94

0,18

20

169

0,11

31,56

2,83

0,003

Ghi chú

1.3.2.3. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích T2nt
Phân bố thành các khoảnh hẹp khoảng 4-5 km2 (Xã Liên Sơn-Xuân Mai).
Thành phần đất đá bao gồm: bột kết kẹp cát kết, sét kết, sạn kết chứa vơi.
Nhìn chung độ giầu nước của tầng từ thấp đến trung bình. Đây là tầng chưa
được nghiên cứu kỹ. các tài liệu điều tra, thu thập cũng chưa có những kết quả về
tầng chứa nước này. Trong q trình điều tra, hiện chưa có lỗ khoan nào thí nghiệm
trong tầng chứa nước này.
1.3.5. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích T1
Tầng có diện phân bố khá rộng ở Xuân Mai - Lương Sơn nằm chỉnh hợp với
các đá thuộc T2a và T1vn, đa phần bị các trầm tích trẻ hơn phủ, trừ một số núi xuất

lộ có độ cao 100m.
Ở khu vực Ba Vì phân bố thành dải từ Khê Thượng đến Mĩ Khê, nằm trái
khớp kiến tạo với trầm tích Neogen và khớp đều với T1vn. Cấu thành nên tầng chứa
nước gồm các thành tạo cuội kết, cát kết, bột kết, phiến sét, có nơi cả Proterozoi
xám đen, xám trắng. Tầng chứa nước này có mức độ chứa nước rất khơng đều, tính
thấm của đất đá rất bất đồng nhất, đa phần thuộc loại nghèo nước, cá biệt mới có lỗ
khoan gặp lưu lượng lớn.
Chiều sâu thế nằm mực nước thường nằm nông gần mặt đất (từ 2-3,36m).
Nước tàng trữ và lưu thông trong tầng là nước nhạt (M=0,179-0,21 g/l), kiềm
yếu (pH= 7,2-8,4), mềm đến hơi cứng (từ dưới 1,5 mge/l đến 3,3 mge/l), kiểu


×