Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Nghiên cứu ứng dụng các bộ điều khiển hiện đại để nâng cáo chất lượng điều khiển dây chuyền sản xuất bê tông nhựa nóng tại công ty xây dựng phương thảo hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.1 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
---------------------------------

TRẦN TÙNG CHUẨN

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN HIỆN ĐẠI
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐIỀU KHIỂN DÂY CHUYỀN
SẢN XUẤT BÊ TƠNG NHỰA NĨNG TẠI CƠNG TY
XÂY DỰNG PHƯƠNG THẢO - HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2009


2i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
---------------------------------

TRẦN TÙNG CHUẨN

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN HIỆN ĐẠI
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐIỀU KHIỂN DÂY CHUYỀN
SẢN XUẤT BÊ TƠNG NHỰA NĨNG TẠI CƠNG TY
XÂY DỰNG PHƯƠNG THẢO - HƯNG YÊN

Chuyên ngành: TỰ ĐỘNG HÓA


Mã số: 60.52.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐÀO VĂN TÂN

HÀ NỘI - 2009


3i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Tùng Chuẩn


4i

LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Nghiên cứu, ứng dụng các bộ điều khiển hiện đại để nâng cao
chất lượng điều khiển dây chuyền sản xuất bê tơng nhựa nóng tại Cơng ty xây
dựng Phương Thảo- Hưng Yên" được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân, sự

giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đào Văn Tân đã hướng dẫn,
định hướng cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH xây
dựng Phương Thảo về sự giúp đỡ trong quá trình tìm hiểu, thu thập số liệu từ thực
tế của dây chuyền.
Tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cơ giáo Bộ mơn Tự động hóa
xí nghiệp Mỏ và Dầu khí, Khoa Cơ - Điện, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong cơng tác nghiên cứu.
Với thời gian và kiến thức có hạn chắc chắn luận văn sẽ cịn thiếu sót, kính
mong thầy, cơ và các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn ./.


5i

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa

2i

Lời cam đoan

3i

Lời cảm ơn

4i


Mục lục

5i

Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt

7i

Danh mục các bảng

8i

Danh mục các hình vẽ và đồ thị

9i

MỞ ĐẦU

1

Chương 1- KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
CỦA TRẠM TRỘN BÊ TƠNG NHỰA NĨNG PHƯƠNG THẢO

3

1.1. Tổng quan Trạm trộn bê tơng nhựa nóng Phương Thảo

3

1.2. Cấu tạo, cơng dụng và nguyên lý hoạt động các cụm máy


5

1.3. Khảo sát hệ thống điều khiển trạm trộn bê tông nhựa nóng

10

1.4. Đánh giá hệ thống điều khiển hiện tại của trạm trộn

15

Chương 2- THIẾT KẾ CẢI TIẾN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
TRẠM TRỘN BÊ TƠNG NHỰA NĨNG PHƯƠNG THẢO SỬ
DỤNG PLC S7-300

16

2.1. Công nghệ sản xuất của Trạm trộn bê tông nhựa nóng Phương Thảo

16

2.2. Lựa chọn phương pháp tổng hợp hàm logic

17

2.3. Tổng hợp hàm logic hệ thống sản xuất bê tơng nhựa nóng dựa trên
phương pháp Grafcet

27


2.4. Mã hóa tín hiệu vào/ra

34

2.5. Viết chương trình PLC S7-300

37


6i

Chương 3- SỬ DỤNG BIẾN TẦN ĐỂ ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG
BƠM ỔN ĐỊNH NHIỆT ĐỘ NHỰA ĐƯỜNG

38

3.1. Lựa chọn giải pháp trang bị điện và điều khiển ổn định nhiệt độ nhựa
đường

38

3.2. Xây dựng mơ hình tốn học của hệ thống giữ ổn định nhiệt độ nhựa
đường

45

3.3. Tổng quan về bộ điều khiển PID

47


3.4. Xây dựng và mô phỏng hệ thống điều khiển biến tần - máy bơm

49

3.5. Kết quả mô phỏng

78

3.6. Nhận xét

86

Chương 4- THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT
SỬ DỤNG PHẦN MỀM WINCC

87

4.1. Hệ thống điều khiển SCADA

87

4.2. Mơ hình phân cấp chức năng

90

4.3. Giới thiệu phần mềm Win CC

94

4.4. Kết quả mô phỏng


96

4.5. Nhận xét, đánh giá

96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

98

PHỤ LỤC

99


7i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐKB: Động cơ không đồng bộ
BĐK: Bộ điều khiển
BT: Biến tần
CL: Chỉnh lưu
NL: Nghịch lưu
ĐK: Điều khiển

KĐB: Không đồng bộ
Sử dụng dấu chấm để ngăn cách phần thập phân (Ví dụ: 3.12)


8i

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
1. Bảng 1.1. Đặc tính chủ yếu của trạm trộn

4

2. Bảng 2.1. Tín hiệu ra của hệ thống tác động chính

34

3. Bảng 2.2. Tín hiệu vào của hệ thống tác động chính

35

4. Bảng 3.1. Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc theo Tiêu chuẩn
22TCN 279- 01 của Bộ Giao thông Vận tải

39

5. Bảng 3.2. Bảng thông số tiêu chuẩn Ziegle Nichols

49


6. Bảng 3.3. Trạng thái logic của các nhánh van

59

7. Bảng 3.4. Các ký hiệu trong mô hình

68

8. Bảng 3.5. Thơng số hộp hội thoại

68

9. Bảng PL4.1. Bảng các mã sản phẩm Loadcell trục - F308

138

10. Bảng PL4.2. Bảng thông số kỹ thuật sản phẩm Loadcell trục F308

139

11. Bảng PL4.3. Bảng mã sản phẩm Loadcell ZEMIC

140

12. Bảng PL4.4. Bảng thông số kỹ thuật sản phẩm Loadcell ZEMIC

140

13. Bảng PL5.1. Thuộc tính cảm biến


142

14. Bảng PL5.2. Chuẩn chung cho Platinum RTD

142

15. Bảng PL5.3. Mối quan hệ điện trở - Nhiệt độ với RTD sử dụng
Platinum 385,100.0 W

143


9i

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
5

1.

Hình 1.1. Trạm trộn bê tơng nhựa nóng Phương Thảo

2.

Hình 1.2. Màn hình biểu trưng khi điều khiển từ PT

12

3.


Hình 1.3. Màn hình các chức năng chính khi điều khiển từ PT

13

4.

Hình 1.4. Màn hình đặt các giới hạn sấy khi điều khiển từ PT

13

5.

Hình 2.1. Trình tự thực hiện tổng hợp theo ma trận trạng thái

18

6.

Hình 2.2. Cơng nghệ u cầu- Phương pháp ma trận trạng thái

18

7.

Hình 2.3. Cơng nghệ u cầu- Phương pháp phân tầng

22

8.


Hình 2.4. Lập các trạng thái logic

23

9.

Hình 2.5. Thực hiện phân tầng

23

10. Hình 2.6. Sơ đồ phân tầng 1

23

11. Hình 2.7. Sơ đồ phân tầng 2

24

12. Hình 2.8. Trạng thái ban đầu

25

13. Hình 2.9. Trạng thái làm việc

25

14. Hình 2.10. Phần tử nhớ khí nén - thủy lực

26


15. Hình 2.11. Lập hàm Grafcet I

26

16. Hình 2.12. Hàm Grafcet I

27

17. Hình 2.13. Hàm Grafcet II

28

18. Hình 3.1. Gia nhiệt gián tiếp với ON/OFF Controller

42

19. Hình 3.2. Gia nhiệt trực tiếp với PID Controller

42

20. Hình 3.3. Gia nhiệt gián tiếp với ON/OFF Controller, điều khiển
van điện từ

43

21. Hình 3.4. Gia nhiệt gián tiếp với PID Controller điều khiển van
điện từ

43


22. Hình 3.5. Gia nhiệt gián tiếp với ON/OFF Controller, điều khiển
biến tần

44

23. Hình 3.6. Gia nhiệt gián tiếp với PID Controller, điều khiển biến
tần
24. Hình 3.7. Cấu trúc biến tần gián tiếp

44
49


10i

25. Hình 3.8. Bộ biến tần nghịch lưu nguồn áp và dịng điện

50

26. Hình 3.9. Quan hệ dịng điện và điện áp của biến tần 1 pha, tải
động cơ

51

27. Hình 3.10. Nguyên lý điều biến độ rộng xung

52

28. Hình 3.11. Sơ đồ mạch biến tần một pha


52

29. Hình 3.12. Khảo sát thành phần điện áp ra của biến tần

52

30. Hình 3.13. Dạng xung áp đầu ra của biến tần chuyển mạch dạng
xung vng

54

31. Hình 3.14. Sơ đồ ngun lý của biến tần 3 pha nguồn áp

55

32. Hình 3.15. Nguyên lý điều khiển biến tần ba pha

56

33. Hình 3.16. Khảo sát thành phần điện áp ra của biến tần 3 pha

57

34. Hình 3.17. Hình 3.17- Điện áp ra trên tải (dạng xung vng)

57

35. Hình 3.18. Mơ tả điều khiển biến tần theo phương pháp điều chế
vector khơng gian


58

36. Hình 3.19. Vị trí tương đối của các vector chuẩn so với các trục
toạ độ  , 
37. Hình 3.20. Mẫu xung điều khiển của các van ở các góc phần sáu

59
61

38. Hình 3.21. Cấu trúc hệ thống điều khiển số cho biến tần nguồn áp
3 pha

64

39. Hình 3.22. Sơ đồ cấu trúc Matlab của thùng giữ ổn định nhiệt độ
nhựa đường

65

40. Hình 3.23. Hộp hội thoại khai báo thông tin của thùng ổn định
nhiệt độ nhựa

66

41. Hình 3.24. Sơ đồ tải bơm

66

42. Hình 3.25. Giao diện tải bơm


67

43. Hình 3.26. Khối động cơ khơng đồng bộ

67

44. Hình 3.27. Sơ đồ thay thế động cơ khơng đồng bộ

67

45. Hình 3.28. Hộp hội thoại khai báo

69

46. Hình 3.29. Cấu trúc hệ thống điều khiển số biến tần

70


11i

47. Hình 3.30. Mạch mơ phỏng điều khiển động cơ AC4

70

48. Hình 3.31. Độ rộng dải trễ mơ men

71

49. Hình 3.32. Độ rộng dải trễ từ thơng


71

50. Hình 3.33. Giao diện và tín hiệu vào/ ra của khối DTC

71

51. Hình 3.34. Khai báo thông số bộ điều khiển tốc độ PI

72

52. Hình 3.35. Sơ đồ mạch của bộ điều chỉnh tốc độ PI

73

53. Hình 3.36. Khai báo thơng số bộ điều khiển tựa từ thơng

73

54. Hình 3.37. Sơ đồ mạch bộ điều khiển trực tiếp từ thông và mô
men (DTC)

74

55. Hình 3.38. Khai báo thơng số khối Braking Chopper

74

56. Hình 3.39. Chopper Hysteresis Logic


75

57. Hình 3.40. Khai báo thơng số bộ chỉnh lưu ba pha, hình cầu,
khơng điều khiển
58. Hình 3.41. Khai báo thông số bộ nghịch lưu dùng IGBT

76
76

59. Hình 3.42. Sơ đồ khối tồn bộ hệ thống điều khiển giữ ổn định
nhiệt độ nhựa

77

60. Hình 3.43. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển xét nhiễu tăng/giảm
nhiệt môi trường

77

61. Hình 3.44. Sơ đồ khối tồn bộ hệ thống điều khiển xét nhiễu ngẫu
nhiên

78

62. Hình 3.45. Thơng số động cơ

79

63. Hình 3.46. Quá trình quá độ ổn định nhiệt độ


79

64. Hình 3.47. Thơng số động cơ

80

65. Hình 3.48. Ổn định nhiệt độ trước điều kiện nhiễu

80

66. Hình 3.49. Thơng số động cơ

81

67. Hình 3.50. Ổn định nhiệt độ trước nhiễu ngẫu nhiên

81

68. Hình 3.51. Nhiễu Sample Gausse Noise

82

69. Hình 3.52. Thơng số động cơ

82

70. Hình 3.53. Ổn định nhiệt độ trước nhiễu Sample Gausse Noise

83



12i

71. Hình 3.54. Nhiễu Pseudorandom Noise

83

72. Hình 3.55. Thơng số động cơ

84

73. Hình 3.56. Ổn định nhiệt độ trước nhiễu Pseudorandom Noise

84

74. Hình 3.57. Nhiễu Poison Random Noise

85

75. Hình 3.58. Thơng số động cơ

85

76. Hình 3.59. Ổn định nhiệt độ trước nhiễu Poison Random Noise

86

77. Hình 4.1. Các thành phần cơ bản của hệ SCADA

89


78. Hình 4.2. Cấu trúc phần mềm của hệ thống điều khiển và giám sát
SCADA

90

79. Hình 4.3. Mơ hình phân cấp chức năng của hệ thống điều khiển
giám sát

91

80. Hình PL2.1. Cho phép hệ thống làm nóng dầu FO hoạt động

116

81. Hình PL2.2. Mở van V0 cấp dầu nóng FO vào đầu đốt tang sấy

116

82. Hình PL2.3. Bộ ổn định nhiệt độ tang sấy hoạt động

117

83. Hình PL2.4. Động cơ quạt gió hút bụi hoạt động

117

84. Hình PL2.5. Máy nén khí hoạt động

118


85. Hình PL2.6. Sàng rung tổng hoạt động

118

86. Hình PL2.7. Băng gầu nóng hoạt động

119

87. Hình PL2.8. Động cơ quay tang sấy hoạt động

119

88. Hình PL2.9. Băng gầu nguội hoạt động

120

89. Hình PL2.10. Băng tải cao su hoạt động

120

90. Hình PL2.11. Bốn sàng rung cấp liệu cát, đá, sỏi hoạt động

121

91. Hình PL2.12. Mở van cấp cát để thực hiện cân liệu cát

121

92. Hình PL2.13. Mở van cấp đá 1 để thực hiện cân liệu đá 1


122

93. Hình PL2.14. Mở van cấp đá 2 để thực hiện cân liệu đá 2

122

94. Hình PL2.15. Mở van cấp đá 3 để thực hiện cân liệu đá 3

123

95. Hình PL2.16. Chạy băng tải phụ gia để thực hiện cân phụ gia

123

96. Hình PL2.17. Đã cân đủ phụ gia và mở trục vít đưa phụ gia vào
thùng trộn

124


13i

97. Hình PL2.18. Đưa trục vít về vị trí ban đầu khi đã xả đủ phụ gia

124

98. Hình PL2.19. Thực hiện bơm nhựa từ thùng nhựa đường lên để
cân nhựa


125

99. Hình PL2.20. Đã cân đủ nhựa, thực hiện mở van V 1, bơm phun
nhựa và trộn

125

100. Hình PL2.21. Đã cân, trộn đủ các thành phần và thực hiện xả
thảm xuống ô tô

126

101. Hình PL3.1. Sơ đồ mô tả tổng thể trạm trộn

127

102. Hình PL3.2. Mạch điều khiển

128

103. Hình PL3.3. Mạch điều khiển (tiếp)

129

104. Hình PL3.4. Mạch điều khiển (tiếp)

130

105. Hình PL3.5. Mạch điều khiển (tiếp)


131

106. Hình PL3.6. Mạch điều khiển (tiếp)

132

107. Hình PL3.7. Mạch điều khiển tủ động lực

133

108. Hình PL3.8. Mạch điều khiển tủ động lực (tiếp)

134

109. Hình PL3.9. Mạch điều khiển tủ động lực (tiếp)

135

110. Hình PL3.10. Mạch điều khiển tủ động lực (tiếp)

136

111. Hình PL3.11. Sơ đồ đấu tủ đầu đốt nấu dầu

137

112. Hình PL4.1. Loadcell trục - F308

138


113. Hình PL4.2. Loadcell ZEMIC

140

114. Hình PL4.3. Cấu trúc 1 của Loadcell ZEMIC

141

115. Hình PL4.4. Cấu trúc 2 của Loadcell ZEMIC

141

116. Hình PL5.1. Sơ đồ ghép nối kiểu 2 dây, xử lý chính xác bằng cách
thêm điện trở phụ nối tiếp với RTD
117. Hình PL5.2. Sơ đồ thêm dây thứ 3 cho phép RTD bù điện trở dây

144
145

118. Hình PL5.3. Sơ đồ ghép nối 4 dây, cho phép đo nhiệt độ Kelvin,
giúp loại bỏ hiệu ứng điện áp rơi như trong trường hợp nối 2 dây

145

119. Hình PL5.4. Sơ đồ bù tuyến tính bằng cách thêm điện trở R2 để
thực hiện phản hồi dương nhỏ

146



14i

120. Hình PL5.5. Đồ thị mơ tả giá trị ra thơ của PT100 (xấp xỉ tuyến
tính với dạng đường thẳng y = ax + b)

147

121. Hình PL5.6. Đồ thị mơ tả khi bù tương tự tín hiệu ra và xấp xỉ
tuyến tính

147

122. Hình PL5.7. Đồ thị mơ tả sai lệch danh định, biểu diễn độ lệch
giữa giá trị ra thô của PT100 và xấp xỉ tuyến tính quan hệ nhiệt
độ, điện trở

148

123. Hình PL5.8. Đồ thị mơ tả sai lệch danh định, biểu diễn sai lệch
giữa giá trị ra tuyến tính của hình PL5.3, xấp xỉ tuyến tính mối
quan hệ giữa nhiệt độ và điện trở

148

124. Hình PL5.9. Sơ đồ sử dụng chuyển đổi ADC để chuyển tín hiệu ra
của RTD thành giá trị số sử dụng vi điều khiển. Sau đó, vi điều
khiển tính tốn nhiệt độ đáp ứng dựa trên bảng PL5.3

149


125. Hình PL6.1. Van điện từ phịng nổ DVC6000

151

126. Hình PL6.2. Van điện từ mắc kiểu 2 dây

151

127. Hình PL6.3. Van điện từ mắc kiểu 4 dây

151


-1-

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay các dây chuyền tự động đã đem lại năng suất cao, giảm nhân cơng,
giảm độc hại,…đem lại lợi ích kinh tế to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên
là một quốc gia đang phát triển, trong quá trình chuyển giao và nhập khẩu công
nghệ Việt Nam không tránh khỏi nhập khẩu các công nghệ cũ so với sự phát triển
tiên tiến vượt trội của thế giới. Việc tìm hiểu, đánh giá, cải tiến các dây chuyền
công nghệ tự động để bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của thế giới là vấn đề
cấp thiết đặt ra đối với các cán bộ kỹ thuật trong điều kiện hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Để tìm hiểu và đánh giá dây chuyền công nghệ sản xuất bê tông nhựa nóng
hiện tại của Cơng ty TNHH xây dựng Phương Thảo và đưa ra các giải pháp cải tiến
nhằm tăng năng suất, chất lượng và mức độ tự động hóa cho dây chuyền.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng
Dây chuyền sản xuất bê tơng nhựa nóng của Công ty TNHH xây dựng Phương
Thảo- tỉnh Hưng Yên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu cải tiến dây chuyền công nghệ hiện tại sử dụng PLC S7-300.
- Nghiên cứu, ứng dụng biến tần để điều khiển lưu lượng bơm dầu nóng.
- Nghiên cứu thiết kế giao diện ghép nối với máy tính.
4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu, đánh giá dây chuyền cơng nghệ sản xuất bê tơng nhựa nóng của
Công ty TNHH xây dựng Phương Thảo.
- Nghiên cứu, thiết kế, cải tiến dây chuyền công nghệ sản xuất bê tơng nhựa
nóng dựa trên PLC S7-300.
- Nghiên cứu việc sử dụng biến tần điều khiển lưu lượng bơm dầu nóng để giữ
ổn định nhiệt độ nhựa đường.
- Thiết kế giao diện tổng thể cho dây chuyền tự động ghép nối với máy tính.


-2-

5. Phương pháp nghiên cứu
- Từ các dây chuyền công nghệ thực tế và lý thuyết điều khiển logic tiến hành
thiết kế hệ thống điều khiển tự động bằng PLC S7-300.
- Mô phỏng và hiệu chỉnh thiết kế trên phần mềm simulation PLC của
Siemens.
- Nghiên cứu, thiết kế và ứng dụng biến tần để điều khiển lưu lượng bơm dầu
nóng giữ ổn định nhiệt độ nhựa đường.
- Giám sát hệ thống bằng phần mềm WinCC 6.0.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Để có thể cạnh tranh trên thương trường trong điều kiện khủng hoảng kinh tế
như hiện nay, các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam cần phát triển theo chiều sâu

thay vì phát triển theo chiều rộng như trong thời gian vừa qua. Hai tiêu chí để phát
triển theo chiều sâu mà công ty phải đặc biệt quan tâm là: năng suất của dây chuyền
và chất lượng của sản phẩm. Với các cải tiến mà luận văn nghiên cứu có thể giải
quyết được hai tiêu chí trên và vốn đầu tư cải tiến lại rất khiêm tốn; có thể chấp
nhận được. Đó chính là ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
7. Nội dung của luận văn
Luận văn bao gồm phần mục lục, mở đầu, 4 chương và 06 phụ lục với tổng số
165 trang (98 trang nội dung chính, 15 bảng, 127 hình vẽ và đồ thị).
8. Bố cục của luận văn
- Mở đầu.
- Chương 1: Khảo sát và đánh giá hệ thống điều khiển của Trạm trộn bê tơng
nhựa nóng Phương Thảo.
- Chương 2: Thiết kế cải tiến hệ thống điều khiển Trạm trộn bê tơng nhựa nóng
Phương Thảo sử dụng PLC S7-300.
- Chương 3: Sử dụng biến tần để điều khiển lưu lượng bơm ổn định nhiệt độ
nhựa đường.
- Chương 4: Thiết kế hệ thống điều khiển và giám sát sử dụng phần mềm
WinCC.
- Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.


-3-

Chương 1
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
CỦA TRẠM TRỘN BÊ TƠNG NHỰA NĨNG PHƯƠNG THẢO

1.1. Tổng quan Trạm trộn bê tơng nhựa nóng Phương Thảo

1.1.1. Giới thiệu chung
Trạm trộn bê tơng nhựa nóng (sau đây gọi tắt là Trạm trộn) được Công ty
TNHH xây dựng Phương Thảo đầu tư, lắp đặt tại xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên. Vị trí lắp đặt trạm trộn nằm cách quốc lộ 5 (nối thành phố Hà Nội
với thành phố Hải Phòng) 100 m, cách huyện Gia Lâm - Hà Nội 7 km, cách Cảng
Hải Phòng 70 km và thành phố Hưng Yên- tỉnh Hưng Yên 45 km. Nơi đây là khu
vực công nghiệp tập trung lớn nhất của tỉnh Hưng n.
Trạm trộn có cơng suất 50 tấn/giờ mang ký hiệu TCB-700CK là loại trạm trộn
cưỡng bước- chu kỳ do Cơng ty cơ khí ơtơ 1-5 chế tạo, lắp đặt, hiệu chỉnh và bàn
giao cho Công ty TNHH xây dựng Phương Thảo để sử dụng.
Sản phẩm bê tông nhự nóng (Asphalt) của trạm trộn đã đáp ứng được yêu cầu
về chất lượng để thi cơng các cơng trình cơng nghiệp, giao thông chất lượng cao
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong và ngoài tỉnh Hưng Yên. Đây là một điển
hình trong ứng dụng tự động hóa vào sản xuất bê tơng nhựa nóng trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ mơi trường.
Trạm trộn có một số đặc điểm chính: Kết cấu gọn, mặt bằng chiếm chỗ nhỏ,
dễ tháo lắp, cơ động do được lắp ghép từ các khối thiết bị độc lập (kết cấu module);
hệ thống cân đong vật liệu, phụ gia và nhựa đường riêng biệt sử dụng cân điện tử
hiện số cấp chính xác cao; hệ thống điều khiển hiện đại và thuận lợi, có 03 chế độ
điều khiển là tự động hồn tồn, bán tự động và ấn nút bằng tay; hệ thống sấy nóng
vật liệu và nhựa đường được đo bằng các cảm biến nhiệt - điện tử nhiệt số; đầu đốt
tang sấy hiện đại có điều khiển tự động; hệ thống nấu nhựa gián tiếp cho chất lượng
nhựa tốt; kết cấu hệ thống lọc bụi gọn, hợp lý đảm bảo tiêu chuẩn mơi trường; chất
lượng bê tơng nhựa nóng tùy theo mác đều đạt yêu cầu đối với 03 tiêu chí là đủ
nhiệt độ, trộn đều và đảm bảo chính xác tỷ lệ thành phần nguyên liệu.


-4-

1.1.2. Đặc tính kỹ thuật chủ yếu của trạm trộn

Trạm trộn bê tơng nhựa nóng Phương Thảo có các đặc tính kỹ thuật chủ yếu
qui định trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Đặc tính chủ yếu của trạm trộn
TT
1
2

3

Đặc tính kỹ thuật
Cơng suất trộn khi vật liệu có độ ẩm (25)%
Nhiệt độ bê tông Asphalt (tiêu chuẩn)
Thành phần cốt liệu qua mắt sàng:
- Cát, đá mạt
- Đá nhỏ
- Đá to

Đơn vị tính

Trị số

tấn/h

50

0

C

mm


140  160
0  4.75
4.75  12.7
12.7  25.4

4

Nhiệt độ nhựa (tiêu chuẩn)

0

C

140  160

5

Dung tích mỗi phễu chứa vật liệu nguội

m3

3  3.5

6

Năng suất năng tải cao su

tấn/h


50

7

Năng suất băng gầu nguội

tấn/h

50

8

Năng suất băng gầu nóng

tấn/h

50

9

Năng suất băng gầu phụ gia

tấn/h

57

độ ẩm (2  5) %

tấn/h


50

11

Tiêu hao nhiên liệu (dầu FO)/1 tấn sản phẩm

kg/tấn

78

12

Công suất quạt hút bụi

kW

30

13

Năng suất sàng vật liệu

tấn/h

50

14

Năng suất thùng trộn/mẻ


kg/ mẻ

700

15

Năng suất máy nén khí

l/min

600

16

Nguồn điện cung cấp cho trạm:
- Điện áp
- Tần số

V
Hz

220/ 380
50

17

Tổng cơng suất điện của trạm

kW


140

18

Kích thước trạm (dài x rộng x cao)

M

30 x 25 x 13

19

Tổng khối lượng trạm

tấn

45

20

Điện trở chống sét



<4

10

Năng suất sấy khô của tang sấy khi vật liệu có



-5-

1.2. Cấu tạo, công dụng và nguyên lý hoạt động các cụm máy
Sơ đồ mô tả tổng thể trạm trộn TCB-700CK trình bày trong hình PL3.1- Phụ
lục 3. Hình 1.1 là hình ảnh Trạm trộn do tác giả chụp từ thực địa.

Hình 1.1. Trạm trộn bê tơng nhựa nóng Phương Thảo
1.2.1. Phễu cấp liệu
Phễu cấp liệu dùng để chứa vật liệu (cát, đá nhỏ, đá trung bình, đá to) và cung
cấp điều hòa theo lệnh các vật liệu vào băng tải cao su. Phía đáy phễu là máng rung
được treo trên 04 lò xo và dây cáp thép. Máng rung có độ nghiêng xi chiều dịng
chảy vật liệu với góc nghiêng 100 120. Rung động của máng rung được tạo ra bởi
động cơ gây rung có cơng suất 0,8 kW, tốc độ 2840 vòng/phút.
Vật liệu được định lượng sơ bộ bằng cách điều chỉnh cao độ của cửa mở làm
cho khe hở giữa lòng máng rung với cánh cửa thay đổi tạo ra mọi thiết diện dòng
chảy vật liệu phù hợp với thành phần cấp phối.
1.2.2. Băng tải cao su
Băng tải cao su có nhiệm vụ vận chuyển vật liệu đã được định lượng sơ bộ từ
các phễu chứa vật liệu tới băng gầu nguội. Băng tải được dẫn động bởi động cơ có
cơng suất 4 kW. Ở đầu tang bị động của băng tải có 02 vít dùng để tăng chỉnh độ
căng của băng tải.


-6-

1.2.3. Băng gầu nguội
Băng gầu nguội có nhiệm vụ cung cấp vật liệu đều đặn vào tang sấy. Cấu tạo
chủ yếu của băng gầu nguội là các gầu xúc được lắp ráp trên 2 nhánh xích tải. Đầu
trên là đĩa xích chủ động, đầu dưới là đĩa xích bị động. Hai đĩa này được lắp ráp

trên 2 trục với 4 ổ đỡ. Các ổ đỡ được lắp ráp vào khung cố định của băng gầu, 2 ổ
đỡ phía dưới có thiết kế 2 vít me để điều chỉnh xích tải. Khung của băng gầu nguội
đặt nghiêng so với mặt đất một góc xấp xỉ 700 và được lắp ghép vào tai đỡ miệng
tang sấy. Đĩa xích chủ động của băng gầu được dẫn động bởi động cơ công suất
4kW.
1.2.4. Băng gầu nóng
Băng gầu nóng có nhiệm vụ vận chuyển vật liệu sau khi đã sấy đạt nhiệt độ
làm việc 180 0C đến 220 0C từ tang sấy lên sàng phân loại. Về mặt cấu tạo, băng
gầu nóng cơ bản giống như băng gầu nguội nhưng có những điểm khác nhau là:
Băng gầu nóng vận chuyển vật liệu khơ và nóng do vậy nó có vỏ che phía ngồi để
tránh bụi và thất thốt nhiệt và vật liệu. Băng gầu nóng được lắp ráp với khung tháp
phễu qua 2 thanh đỡ phía trên có bu lơng xiết chặt. Phía dưới băng gầu nóng có
phễu nhập vật liệu nghiêng dốc về phía gầu xúc.
1.2.5. Băng gầu vận chuyển phụ gia
Băng gầu phụ gia có nhiệm vụ vận chuyển phụ gia từ vít xoắn số 1 đưa lên
tháp phễu. Trên tháp phễu có bố trí phễu chứa phụ gia và vít xoắn số 2 để đưa phụ
gia vào phễu cân phụ gia. Về cấu tạo của 2 băng gầu nóng, nguội và băng gầu phụ
gia là giống nhau chỉ khác ở chỗ chiều dài của băng gầu phụ gia ngắn hơn của băng
gầu nóng. Gầu xúc của băng gầu phụ gia nơng hơn, đảm bảo vật liệu bột đá dễ thốt
hơn.
1.2.6. Vít xoắn vận chuyển phụ gia
Trạm trộn có bố trí 2 vít xoắn để vận chuyển phụ gia. Vít xoắn số 1 có nhiệm
vụ vận chuyển phụ gia ở dưới phễu chứa đưa vào băng gầu phụ gia. Cấu tạo chính
của vít gồm có vỏ vít, trục cánh xoắn và ổ đỡ 2 đầu. Khi động cơ dẫn động qua hộp
giảm tốc và bộ truyền trung gian làm việc sẽ truyền chuyển động quay cho trục
xoắn. Do cấu tạo có dạng xoắn mà vật liệu được đẩy ra đầu kia của vít.
Cả 2 vít xoắn có cấu tạo giống nhau nhưng nhiệm vụ của vít xoắn số 2 ở trên
tháp phễu là vận chuyển phụ gia từ phễu lưu phụ gia vào phễu cân phụ gia. Ở đầu



-7-

của vít xoắn số 2 có bố trí van khống chế lượng phụ gia cân để đảm bảo chính xác
khối lượng phụ gia cần dùng cho mỗi mẻ trộn.
1.2.7. Sàng rung
Sàng rung có nhiệm vụ phân loại vật liệu ra từng kích cỡ theo yêu cầu của
thành phần cấp phối. Kích thước mắt sàng quyết định kích cỡ hạt cấp phối. Các hạt
cấp phối gồm các loại đá và cát sau khi phân loại sẽ được chứa vào các ngăn riêng
biệt của phễu nóng. Tồn bộ sàng có vỏ che kín phía ngồi chống bụi và thất thốt
nhiệt, khi bụi xuất hiện trong quá trình sàng sẽ được hút sang các ống riêng để về
xiclô.
1.2.8. Tang sấy vật liệu
Tang sấy vật liệu có nhiệm vụ là sấy khơ vật liệu từ trạng thái môi trường
(nguội và ẩm) lên trạng thái khơ và nóng với nhiệt độ là: 180 0C  220 0C. Cấu tạo
của tang sấy gồm: Thân tang sấy, phễu nhập vật liệu, phễu xuất vật liệu, khung
dầm, các bộ phận gia nhiệt (gồm đầu đốt và buồng đốt).
Hệ thống gia nhiệt tang sấy gồm có đầu đốt và buồng đốt. Đầu đốt sử dụng ở
trạm trộn này là đầu đốt hiện đại đời mới điều khiển tự động hóa hồn tồn q
trình đốt. Buồng đốt tang sấy có cấu tạo hình trụ đặt trên giá đỡ, góc nghiêng của
buồng đốt trùng với góc nghiêng của tang sấy đảm bảo ngọn lửa đốt được đúng tâm
tang sấy.
1.2.9. Khối tháp phễu phía trên
Khối tháp trên gồm có hệ thống khung trên có lắp ráp phễu nóng. Phễu chứa
phụ gia và các cửa xả vật liệu của phễu nóng.
Phễu nóng có 4 ngăn chính: Ngăn chứa cát và đá mạt (0  4.75) mm; ngăn đá
nhỏ (4.7512.7) mm; ngăn đá vừa (12.719) mm và ngăn đá to (1925.4) mm.
Phễu lưu và cân phụ gia đi theo đường riêng.
1.2.10. Khối tháp trộn phía dưới
Khối tháp trộn phía dưới chủ yếu cấu tạo gồm khung chính, các phễu cân vật
liệu, cân phụ gia, thùng trộn, bình cân nhựa và bơm phun nhựa. Phía trên thùng trộn

bố trí phễu cân vật liệu và phễu cân phụ gia. Đáy các phễu có xy lanh mở cửa.
Thùng trộn kiểu cưỡng bức hoạt động theo chu kỳ, dạng 2 trục quay là trục
phải và trục trái. 4 ổ gối đỡ lắp ráp bi chao đảm bảo 2 trục quay nhẹ nhàng. Trên 2
trục trộn quay ngược chiều có lắp ráp các bàn tay trộn và cánh tay trộn. Góc


-8-

nghiêng của bàn tay trộn với trục là 450 các cánh tay trộn trên 2 trục được lắp ráp
tạo thành 3 vùng đặc trưng của thùng trộn theo chiều dài trục là vùng A-B-C.
Vùng A và vùng B làm cho vật liệu ở 2 đầu thùng trộn dịch chuyển vào giữa
thùng trộn còn vùng C ở giữa vùng trộn đảm bảo cho vật liệu từ trái qua phải và từ
phải qua trái. Nhựa đường lỏng được tưới vào vật liệu trong thùng trộn qua ống
phun nhựa và bơm nhựa. Do cấu tạo như vậy lên vật liệu được trộn một cách đồng
đều và khi xả thảm được nhanh, gọn.
Để mở cửa thùng trộn xả thảm nóng xuống xe ơ tơ vận chuyển, nhà chế tạo đã
bố trí 1 cửa đóng, mở sử dụng xy lanh khí nén. Cửa mở thùng trộn ln đóng trong
suốt q trình làm việc, nó chỉ mở khi xả thảm nóng xuống xe ơ tơ và đóng lại ngay.
1.2.11. Hệ thống lọc bụi ẩm
Hệ thống lọc bụi ẩm có nhiệm vụ lọc bụi ẩm và khói thoát ra từ tang sấy và
sàng vật liệu với mục đích là thu giữ và xử lý các hạt bụi, cịn khói và hơi nước xả
ra mơi trường đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia về môi trường. Các bộ phận chủ yếu của
hệ thống lọc bụi ẩm: ống dẫn, xiclô, thu bụi, quạt gió, bồn dập bụi, bình tách nước,
ống khói, bể lắng và bơm nước.
1.2.12. Hệ thống khí nén
Hệ thống khí nén có nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp việc điều khiển các cửa mở của
phễu nóng, phễu cân, thùng trộn, ... Cấu tạo chủ yếu của hệ thống gồm: máy nén
khí, bình tích khí, đồng hồ đo áp suất, van phân phối khí, xy lanh cơng tác và hệ ống
dẫn. Xy lanh công tác nối với van phân phối khí qua đường ống. Khi khơng có dịng
điện điều khiển, cuộn dây điện từ của van khơng có tác dụng, khi có dịng điện van

sẽ đóng, mở và xi lanh sẽ mở cửa của phễu. Áp lực công tác thơng thường của hệ
thống khí nén là (78) kG/cm2.
1.2.13. Hệ thống cấp nhiên liệu đốt
Hệ thống cung cấp nhiên liệu đốt có nhiệm vụ cung cấp dầu DO, FO (đã được
sấy nóng) cho các đầu đốt tang sấy và nấu nhựa. Các bộ phận chủ yếu của hệ thống
bao gồm: Thùng chứa dầu FO, DO, bơm nhiên liệu, bầu lọc thơ, bầu lọc tinh, van an
tồn, đồng hồ và đường ống dẫn.
Trước tiên, đầu đốt nấu dầu sử dụng nhiên liệu dầu DO để đun nóng dầu FO
đến nhiệt độ tiêu chuẩn (900C1100C), sau đó ngừng sử dụng dầu DO và chuyển
sang sử dụng nhiên liệu dầu FO đã được sấy nóng qua bơm dầu nóng.


-9-

Bơm dầu nóng là loại bơm bánh răng. Dầu FO được sấy trong thùng dầu qua
bơm dầu nóng đạt áp lực làm việc từ (35) kG/cm2 cung cấp vào đường ống cho 2
đầu đốt tang sấy và nấu nhựa.
1.2.14. Hệ thống nấu nhựa
Hệ thống nấu nhựa gián tiếp gồm có các cụm thiết bị chính như sau: Thiết bị
nấu dầu nóng FO; thiết bị nấu thơ nhựa đường; thiết bị nấu tinh nhựa đường; hệ
thống bơm dầu nóng truyền nhiệt; hệ thống bơm nhựa nóng từ nấu thơ sang nấu
tinh. Thiết bị nấu dầu FO có nhiệm vụ nấu và cấp dầu nóng (chạy trong đường ống
tuần hồn) để sấy nóng nhựa đường trong thùng nấu thơ và nấu tinh.
Thiết bị nấu dầu có thùng nấu 2 lớp vỏ, giữa 2 lớp vỏ ghép bơng thủy tinh
cách nhiệt, thùng tích áp đặt trên thùng nấu. Đầu đốt cấp nhiệt để nấu dầu FO là đầu
đốt hiện đại điều khiển tự động, ngồi ra cịn trang bị các thiết bị đo nhiệt độ, đo áp
lực và thiết bị khống chế tự động nhiệt độ dầu và áp lực dầu trong thùng nấu. Nhiệt
độ dầu được nấu lên 220 oC và áp lực P = 2 at.
Thiết bị nấu thơ gồm có vỏ thùng, trong đó đặt hệ thống đường ống chứa dầu
nóng, đường ray và 2 xe con úp thùng phi nhựa. Ở đây nhựa được đun đến

900C1100C và được bơm sang thiết bị nấu tinh đun tiếp lên đến 140 0C  160 0C.
Thiết bị nấu tinh gồm có thùng nấu 2 lớp vỏ (vỏ bảo ơn) hình trụ nằm ngang,
bên trong ghép hệ thống ống (ruột gà) chứa dầu nóng để nấu nhựa đường từ 90 0C
lên đến 140 0C hoặc đến 160 0C (nhiệt độ làm việc của nhựa nóng).
Hệ thống bơm dầu nóng có nhiệm vụ bơm dầu đã được đun nóng ở thùng nấu
dầu chảy trong đường ống tuần hồn (tại thiết bị nấu thơ và nấu tinh nhựa) để truyền
nhiệt cho nhựa đường. Nhiệt độ nhựa đường tăng lên trong quá trình nhận nhiệt từ
dầu mơi chất, cịn dầu mơi chất bị giảm dần nhiệt độ, dầu môi chất sau khi đã truyền
nhiệt, nhiệt độ thấp được bơm đẩy về thùng nấu, ở đây dầu môi chất tiếp tục thu
nhiệt, rồi lại được bơm đi tuần hồn trong đường ống dẫn dầu nóng,…
Hệ thống bơm nhựa nóng có nhiệm vụ bơm nhựa nóng 90 0C từ thùng nấu thô
sang thùng nấu tinh để tiếp tục nấu lên đến 140 0C hoặc đến 160 0C, sau đó nhựa
nóng được bơm lên tháp trộn để cân và phối trộn với vật liệu cho ra bê tơng nhựa
nóng.


- 10 -

1.2.15. Ca bin điều khiển
Cabin điều khiển trong đó tập trung tất cả các thiết bị điện để điều khiển sự
hoạt động của trạm; cabin được đặt ở cao độ ngang với tầng tháp trộn có cửa kính
nhìn bao quát toàn bộ hoạt động của trạm. Trong buồng cabin có trang bị máy điều
hịa nhiệt độ, máy tính, máy in và các tiện nghi khác.
1.2.16. Hệ thống điều khiển
Hệ thống điều khiển tự động hóa tồn bộ hoạt động của trạm trộn bao gồm tất
cả các nguyên công: Cân đong vật liệu theo nguyên tắc cân cộng dồn, cân đong
nhựa, nạp vật liệu, trộn vật liệu, xả thảm nóng xuống xe ơ tơ. Hệ thống này có thể
điều chỉnh được tỷ lệ phối liệu theo từng mác bê tông nhựa cũng như điều chỉnh
thao tác các nguyên công trộn bằng các thiết bị hẹn giờ.
Ngoài ra hệ thống điều khiển cịn có nhiệm vụ khống chế quy trình trộn nhằm

ngăn ngừa tình huống cùng một lúc mở nhiều cửa xả, cửa cân mà trong buồng trộn
chưa xả thảm.
1.2.17. Các thiết bị điện của hệ thống điều khiển
Hệ thống điện của trạm trộn bao gồm 2 bộ phận chính là bàn điều khiển và tủ
điện động lực.
- Bàn điều khiển bao gồm tất cả các thiết bị điện, tự động hóa tồn bộ q
trình hoạt động của trạm trộn, các bộ phận chủ yếu của bàn điều khiển là: Hệ thống
định lượng vật liệu cát, đá, nhựa bao gồm cả phần mạch nhận tín hiệu, mạch
khuyếch đại và màn hình hiển thị. Hệ thống điều khiển tự động hóa gồm tất cả các
mạch điều khiển 3 chế độ là chế độ ấn nút bằng tay, chế độ bán tự động và chế độ tự
động hồn tồn có sự phối hợp của máy tính.
- Tủ điện động lực gồm có áptômat tổng, các khởi động từ, áptômat của động
cơ điện, các rơ le bảo vệ và các loại đồng hồ chỉ thị. Trong phần tủ điện động lực có
lắp ráp mạch điện liên động các bộ phận trong dây chuyền làm việc của trạm. Các
động cơ băng gầu phụ gia, thùng trộn, máy nén khí, bơm nhựa…ở các tủ bên phải là
chạy độc lập (khơng có mạch liên động) đảm bảo sử dụng thuận tiện.
1.3. Khảo sát hệ thống điều khiển trạm trộn
1.3.1. Tính năng kỹ thuật chính của hệ thống điều khiển
Hệ thống điều khiển trạm trộn có ký hiệu BPAC-2000 với các tính năng kỹ
thuật chính như sau:


- 11 -

1.3.1.1. Hệ thống điều khiển cân, trộn:
- Sử dụng PLC S7-200 với màn hình cảm ứng PT070 của Siemens.
- Sử dụng 03 cân điện tử (dùng 3-6 loadcell, sai số tĩnh ≤ 0,25 FS) để cân cốt
liệu (đá, cát), phụ gia, nhựa đường.
- Số thành phần vật liệu cần định lượng: 06; tổng khối lượng lớn nhất là
2000kg.

- Chế độ chỉnh “zêrô” tự động.
- Điều khiển định lượng và bù rơi tự động với sai số ≤ 1,0 FS.
- Có chế độ “tạo mác bê tơng mới”, lưu trữ 99 mác bê tông khác nhau định
trước để lựa chọn sử dụng.
- Máy tính kết nối với máy in để in số liệu theo yêu cầu; lưu trữ số liệu theo
ngày, tháng, năm và kiểm soát biển số xe ô tô trong thời gian dài.
- Điều khiển 03 cân với 03 chế độ là ấn nút bằng tay, bán tự động, tự động
hoàn toàn; cho phép chuyển đổi giữa 03 chế độ cân ở bất kỳ thời điểm làm việc nào.
- Số điểm đo nhiệt độ: 06 (cốt liệu ra lị, thùng chứa dầu nóng FO, thùng nấu
dầu FO, khí thải, cốt liệu trong phễu, nhựa nóng).
- Đối tượng được điều khiển: 06 van cân, 03 van nạp, 02 van đóng mở động
cơ vít tải phụ gia và động cơ bơm phun nhựa.
- Điều kiện môi trường làm việc: Nguồn điện 220 V  240 V, nhiệt độ đến
0

50 C, độ ẩm đến 85%.
1.3.1.2. Các bộ điều khiển liên quan:
- Điều khiển nhiệt tang sấy cốt liệu bằng công nghệ “LOOP”, sai số  0,5 0C.
- Điều chỉnh tự động tốc độ kéo của 04 băng tải cấp liệu nguội.
- Báo mức cốt liệu trong phễu chứa bằng màn hình mơ phỏng và đèn hiệu.
1.3.1.3. Quản lý và giám sát:
- Số mẻ trộn, nhiệt độ và khối lượng qua máy tính và màn hình PT.
- Mơ phỏng hoạt động của các thiết bị, quá trình cân, trộn…
- Biện pháp phòng vệ: Phần mềm hệ thống và dữ liệu được bảo vệ bằng mật
khẩu và cấp quyền, an toàn, trung thực.
1.3.2. Quá trình điều khiển từ màn hình PT (Panel Touch)
Trạm trộn được trang bị màn hình cảm ứng hay cịn gọi là “màn hình sờ” với
q trình điều khiển như sau:



×