Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu ứng dụng của máy toàn đạc điện tử robotic và máy gps hai tần số thàng lập bản đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.21 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

TRẦN THỊ THU TRANG

NGHIÊ CỨU ỨNG DỤNG CỦA MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ ROBOTIC VÀ
MÁY THU GPS HAI TẦN SỐ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ

Chuyên ngành:Kỹ thuật trắc địa
Mã số: 60.52.85

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.NGUYỄN QUANG MINH

HÀ NỘI 2009



1

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH
LẬP BẢN ĐỒ ........................................................................................................ 7
1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ ...................................................... 7
1.1.1. Định nghĩa về bản đồ .................................................................................... 7


1.1.2 Phân loại bản đồ............................................................................................. 8
1.2. CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ................................................................10
1.2.1. Tỷ lệ bản đồ .................................................................................................10
1.2.2. Hệ quy chiếu dùng trong bản đồ địa hình- bản đồ địa chính ........................12
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIA MẢNH VÀ ĐÁNH SỐ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNHĐỊA CHÍNH ......................................................................................................16
1.3.1. Chia mảnh và đánh số bản đồ địa hình .........................................................16
1.3.2. Chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính........................................................21
1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ...............................................23
1.4.1 Thành lập bản đồ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa ..............23
1.4.2 Phương pháp dùng tư liệu ảnh.......................................................................25
1.4.3 Phương pháp biên tập, biên vẽ trong phòng...................................................26
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CỦA MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ ROBOTIC
TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH- ĐỊA CHÍNH..................................29
2.1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ ...............................................29
2.1.1. Nguyên lý và cấu tạo chung của máy toàn đạc điện tử (TĐĐT)....................29
2.1.2. Giới thiệu một số máy TĐĐT.......................................................................31


2

2.2. KIỂM NGHIỆM MÁY TĐĐT VÀ CÁC THIẾT BỊ KÈM THEO.....................33
2.2.1. Xác định hệ số khúc xạ ................................................................................33
2.2.2. Xác định hằng số cộng của máy ...................................................................35
2.2.3. Xác định hằng số nhân của máy ...................................................................38
2.2.4. Xác định đồng thời hằng số cộng và hằng số nhân của máy .........................38
2.2.5. Xác định sai số chu kỳ của máy....................................................................40
2.2.6. Kiểm định bộ phận định tâm quang học của máy và gương..........................40
2.2.7. Kiểm tra độ thẳng đứng của trục đứng máy TĐĐT và máy kinh vĩ...............43
2.3. MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ ROBOTIC ............................................................45
2.3.1. Khái niệm ....................................................................................................45

2.3.2. Các loại máy toàn đạc điện tử Robotic .........................................................45
2.4. ỨNG DỤNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ ROBOTIC TRONG THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH – ĐỊA CHÍNH ..................................................................49
2.4.1 Giới thiệu về máy TĐĐT Trimble S6 ............................................................49
2.4.2 Thành lập quy trình đo ứng dụng thiết bị Robotic..........................................51
2.4.3 Ứng dụng của máy TĐĐT robotic trong thành lập bản đồ .............................53
CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ GPS VÀ ỨNG DỤNG TRONG TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ
..............................................................................................................................55
3.1. CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA GPS...............................55
3.1.1 Khái niệm .....................................................................................................55
3.1.2 Các bộ phận cấu thành của hệ thống GPS và chức năng của chúng ...............57
3.2. CÁC NGUYÊN TắC ĐO VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO GPS ..............................................60
3.2.1. Các đại lượng đo ..........................................................................................60
3.2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO ..................................................................................62
3.3. CÁC NGUỒN SAI SỐ TRONG ĐO GPS ........................................................70
3.3.1. Sai số của đồng hồ vệ tinh............................................................................70
3.3.2 . Sai số của chuyển động vệ tinh trên quỹ đạo ...............................................70
3.3.3. Sai số do tầng điện ly ...................................................................................70
3.3.4. Sai số do tầng đối lưu...................................................................................71


3

3.3.5. Sai số do nhiễu xạ tín hiệu vệ tinh ................................................................72
3.3.6. Sai số do người đo........................................................................................72
3.3.7. Các yếu tố khác............................................................................................73
3.4. CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐO GPS ĐỘNG TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ..........73
3.4.1 Giới thiệu về máy thu GPS R7 GNSS ...........................................................73
3.4.2 Quy trình đo thành lập bản đồ bằng đo GPS động .........................................74
3.4.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp.................................................................76

3.4.4. Ứng dụng của đo GPS động trong thành lập bản đồ .....................................77
CHƯƠNG 4: TÍCH HỢP CƠNG NGHỆ GPS VÀ TĐĐ TRONG TRONG THÀNH
LẬP BẢN ĐỒ .......................................................................................................80
4.1. QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ HIỆN NAY ........................................................80
4.1.1. Sơ đồ quy trình đo thành lập bản đồ hiện nay...............................................80
4.1.2. Ưu điểm, hạn chế của phương pháp .............................................................82
4.2. QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ ĐỀ SUẤT...........................................................83
4.2.1. GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ .....................................83
4.2.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp................................................................88
4.3 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TRIMBLE GEOMATICS OFFICE........................90
4.3.1 Xử lý số liệu hoàn hảo...................................................................................90
4.3.2 Giải pháp đo đạc tích hợp..............................................................................91
4.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ...........................................................................92
4.4.1. Giới thiệu khu đo .........................................................................................92
4.4.2. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................96
PHỤ LỤC ..............................................................................................................98


4

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành lập mới tờ bản đồ theo phương pháp nào? Mục đích để làm gì? Đó là
câu hỏi đặt ra khơng những với người làm trắc địa chúng ta mà của cả các ngành,
các cấp có liên quan. Hiện nay với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ
thuật và cơng nghệ thơng tin thì phương pháp thành lập bản đồ bằng các phương
pháp truyền thống trở nên lạc hậu. Ngành bản đồ trong thời đại công nghệ thông tin
cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật địi hỏi phải có phương pháp

mới để tạo ra sản phẩm bản đồ đáp ứng được nhu cầu thực tế trong nền kinh tế đang
tăng trưởng mạnh của nước ta hiện nay.
Như chúng ta đã biết các phương pháp đo đạc trực tiếp là cơng việc có khối
lượng lớn nhất, phức tạp, nặng nhọc tốn kém thời gian, nhân lực và kinh phí khi tiến
hành với các thiết bị đo đạc quang học truyền thống. Những năm gần đây với sự
xuất hiện của máy tồn đạc điện tử thì công việc này đã được cải thiện đáng kể về
độ chính xác và năng suất lao động song về phương pháp đo cơ bản là khơng thay đổi.
Có thể nói các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định hiện hành về độ chính xác thì
phương pháp đo GPS động có thể thay thế các thiết bị đo truyền thống sử dụng
trong các công đoạn đo đạc lập lưới khống chế và đo vẽ chi tiết. Khi thành lập bản
đồ không cần lập lưới khống chế cơ sở, lưới đo vẽ khi sử dụng kỹ thuật đo GPS
động, cho phép giảm khá lớn kinh phí, giảm tối đa nhân cơng, thời gian thi công
thực địa và tăng chất lượng đo vẽ.
Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp đo GPS động chỉ hiệu quả trong những
điều kiện phù hợp. Với các khu vực ẩn khuất thì việc kết hợp phương pháp đo GPS
động với các thiết bị đo đạc truyền thống sẽ mang lại hiệu quả cao.Ngoài ra, các
máy toàn đạc điện tử hiện nay cũng cho phép liên kết dữ liệu với các thiết bị đo
GPS khi thực hiện đo các chế độ RTK, PPK. Việc nghiên cứu một cách toàn diện và
đầy đủ các hệ thống thiết bị trên và ứng dụng của chúng trong thành lập bản đồ để
có thể tận dụng một cách đầy đủ khả năng của công nghệ mới là cần thiết.


5

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
ứng dụng của máy toàn đạc điện tử Robotic và máy thu GPS hai tần số thành lập
bản đồ " nhằm giải quyết phần nào những vấn đề cấp thiết trên.
2. Mục đích của đề tài
Thử nghiệm hệ thống Robotic trong các máy toàn đạc điện tử vào thành lập
bản đồ.

Nghiên cứu sự phù hợp của các trị đo GPS và trị đo mặt đất bằng TĐĐT ,
khả năng phối hợp giữa chúng trong thành lập bản đồ.
Tìm ra một số giải pháp khi kết hợp GPS và TĐĐT phục vụ công tác thành
lập bản đồ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Từ những nghiên cứu chung về máy toàn đạc điện tử Robotic, hệ thống
GPS. Đề tài này sẽ nghiên cứu chi tiết các kỹ thuật đo GPS động sử dụng các thiết
bị đo GPS động mới được nhập, nghiên cứu sự kết hợp công nghệ TĐĐT và GPS
trong trắc địa. Kết quả nghiên cứu cần xác định được về độ chính xác đạt được của
thiết bị trong điều kiện thực tế của Việt Nam, so sánh với công nghệ truyền thống
để rút ra những kết luận khoa học,từ đó đề xuất quy trình thành lập bản đồ từ việc
kết hợp công nghệ GPS và TĐĐT.
4. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về các tính năng, độ tin cậy của thiết bị mới: máy TĐĐT
Robotic và máy thu GPS hai tần.
Nghiên cứu và phân tích các quy trình thành lập bản đồ bằng: phương pháp
truyền thống, sử dụng TĐĐT Robotic, máy thu GPS. Từ đó đưa ra giải pháp cơng
nghệ tích hợp cơng nghệ GPS và máy TĐĐT Robotic thành lập bản đồ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp, xử lý các thông tin và tài liệu liên quan
Phương pháp phân tích: Sử dụng các phương tiện và các cơng cụ tiện ích,
phân tích các tư liệu, đánh giá khách quan các yếu tố để đưa ra kết luận chính xác
làm cơ sở giải quyết các vấn đề đặt ra.


6

Phương pháp so sánh: Tổng hợp các kết quả, so sánh đánh giá và đưa ra kết
luận chính xác về vấn đề đặt ra.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Hiện nay, có nhiều các thiết bị đo đạc trắc địa hiện đại được đưa vào thực tế
sản xuất ở nước ta, đặc biệt là các loại máy toàn đạc điện tử và hệ thống định vị
toàn cầu GPS. Trong đó, các máy tồn đạc điện tử mới nhất đều được thiết lập các
hệ thống cho phép tiến hành đo đạc tự động (Robotic). cần có sự nghiên cứu đánh
giá một cách đầy đủ về khả năng đo đạc tự động các hệ thống Robotic của máy toàn
đạc điện tử trong việc thành lập bản đồ.
Công nghệ GPS là công nghệ mới, khác biệt, làm thay đổi quan niệm về đo
đạc trong công tác trắc địa bản đồ. Đặc biệt với đo GPS động là bước phát triển mới
của công nghệ đo đạc chi tiết bỏ qua công đoạn lập lưới khống chế, có độ chính xác
đạt u cầu kỹ thuật đo vẽ bản đồ, có những tính năng ưu việt so với phương pháp
đo vẽ bản đồ truyền thống. Đo GPS kết hợp với máy TĐĐT tạo được hiệu quả kinh
tế cao trong thành lập bản đồ địa hình- địa chính.
Qua một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm dưới sự hướng dẫn của thầy
giáo TS. Nguyễn Quang Minh đề tài đã được hồn thành.Tơi xin chân thành cảm ơn
TS. Nguyễn Quang Minh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn
này. Tuy nhiên do thời gian và trình độ cịn hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi
thiếu sót. Tơi mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy và đồng nghiệp để
luận văn hoàn thiện hơn khi đi vào sản xuất.


7

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
1.1. Định nghĩa và phân loại bản đồ
1.1.1. Định nghĩa về bản đồ
1. Định nghĩa
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ bề mặt tự nhiên của trái đất hoặc bề mặt của các
thiên thể khác lên trên mặt phẳng theo một quy luật toán học nhất định, thơng qua
việc khái qt hóa và sử dụng một hệ thống ký hiệu quy ước nhằm phản ánh sự

phân bố, trạng thái, các đặc điểm về số lượng, chất lượng và mối liên quan giữa các
hiện tượng tự nhiên và xã hội.
2. Tính chất
v Tính trực quan
Bản đồ cho ta khả năng bao quát và nhận biết nhanh chóng những yếu tố chủ
yếu và quan trọng nhất của nội dung bản đồ. Một trong những tính chất ưu việt nhất
của bản đồ là khả năng bao quát, tạo ra mô hình trực quan của lãnh thổ. Nó phản
ánh về các đối tượng hoặc các hiện tượng được biểu thị. Qua bản đồ người sử dụng
có thể tìm thấy được sự phân bố và quan hệ của các đối tượng các hiện tượng trên
bề mặt trái đất.
v Tính đo được
Đây là tính chất rất quan trọng của bản đồ, tính chất này có liên quan chặt
chẽ tới cơ sở tốn học của bản đồ. Trên bản đồ, người sử dụng có thể xác định được
rất nhiều các trị số khác nhau như: Tọa độ, độ cao, khoảng cách, diện tích, thể tích,
góc, phương hướng và các trị số khác.
v Tính thơng tin của bản đồ
Đó là khả năng lưu trữ, truyền đạt cho người đọc những thông tin khác nhau
về các đối tượng và các hiện tượng được biểu thị.


8

3. Vai trò của bản đồ
Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Nó
được dùng để phục vụ cho việc thiết kế các cơng trình, xây dựng mạng lưới giao
thơng và xây dựng cơ bản.
Bản đồ là tài liệu không thể thiếu được trong công tác xây dựng các dự án,
phân vùng, quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng hệ thống thủy lợi, cải tạo đất, quy
hoạch và khai thác rừng.
Bản đồ là công cụ và phương tiện cần thiết trong cơng tác quản lý hành

chính, là tài liệu khơng thể thay thế được của sự nghiệp giáo dục trong và ngồi Nhà
trường. Chúng khơng chỉ là kho tàng lưu trữ những kiến thức địa lý đã tích lũy được
mà cịn là cơng cụ để truyền bá một cách có hiệu quản những kiến thức đó, để nâng
cao trình độ văn hóa chung, giới thiệu cho đơng đảo quần chúng về đất nước, quê
hương và các quốc gia khác trên thế giới.
Trong quân sự, bản đồ có ý nghĩa rất lớn, nhất là trong thời đại ngày nay,
việc sử dụng kỹ thuật quân sự hiện đại đòi hỏi phải giải quyết những nhiệm vụ khó
khăn, phức tạp do đó phải có sự nghiên cứu những khu vực địa lý lớn có tính chất
tồn cầu.
Ngày nay với nền kinh tế đang được tồn cầu hóa, việc giải quyết những
nhiệm vụ trọng tâm của lồi người đã vượt ra ngồi khn khổ của từng quốc gia:
Bố trí hợp lý lực lượng lao động, sử dụng đúng đắn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường sinh thái…Thì bản đồ ngày càng có một vai trò quan trọng hơn trong
việc phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
1.1.2 Phân loại bản đồ
Để hiểu rõ về các thể loại bản đồ, chúng ta cần phải tiến hành phân loại
chúng. Việc phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong việc sản xuất, nghiên cứu, quản
lý, lưu trữ và sử dụng bản đồ. Bản đồ có thể được phân loại theo nhiều cách, ở đây
chúng ta có thể xét một số cách phân loại sau:


9

1. Phân loại bản đồ theo các đối tượng thể hiện
Bản đồ được phân làm 2 nhóm:
Nhóm các bản đồ địa lý: là các bản đồ biểu thị bề mặt trái đất.
Nhóm các bản đồ thiên văn: bao gồm các bản đồ bầu trời sao, bản đồ các
thiên thể và các hành tinh khác.
Trong đó các bản đồ địa lý là loại bản đồ phổ biến nhất
2. Phân loại bản đồ theo tỷ lệ

Nhóm bản đồ tỷ lệ lớn
Nhóm bản đồ tỷ lệ trung bình
Nhóm bản đồ tỷ lệ nhỏ
3. Phân loại bản đồ theo nội dung
a. Nhóm các bản đồ địa lý tổng hợp (hay các bản đồ địa lý)
Đây là loại bản đồ địa lý mà nội dung của nó biểu thị đầy đủ các đối tượng địa lý tự
nhiên và kinh tế xã hội có trên bề mặt trái đất.
Theo tỷ lệ, các bản đồ địa lý tổng hợp lại được chia thành các loại sau:
Bản đồ địa hình: Gồm các bản đồ có tỷ lệ từ 1/200000 đến lớn hơn
Bản đồ địa hình khái quát: Gồm các bản đồ có tỷ lệ từ 1/300000 đến 1/1000000
Bản đồ khái quát: Gồm các bản đồ có tỷ lệ nhỏ hơn 1/100000
b. Nhóm các bản đồ chuyên đề (chuyên môn)
Bản đồ chuyên đề là các bản đồ mà nội dung của nó được quyết định bởi
từng đề tài cụ thể. Tùy thuộc vào đề tài, bản đồ sẽ phản ánh chi tiết về một chuyên
đề nào đó, có thể là một yếu tố hoặc một nhóm yếu tố địa lý tự nhiên hay kinh tế xã
hội trên bề mặt đất.
Ví dụ: Bản đồ cơng nghiệp, bản đồ địa chất, bản đồ văn hóa giáo dục, bản đồ khí hậu…
Trên bản đồ địa lý chung khơng có sự phân biệt các yếu tố nội dung chính,
phụ, nhưng trên bản đồ chuyên đề có sự phân biệt đó. Các yếu tố nội dung chính
được biểu thị chi tiết, tỷ mỉ hơn. Các yếu tố nội dung phụ đóng vai trị thứ yếu sẽ
được biểu thị sơ lược hơn.
Bản đồ chuyên đề được chia làm 3 nhóm:


10

Nhóm các bản đồ về địa lý tự nhiên
Nhóm các bản đồ về kinh tế, xã hội, văn hóa
Nhóm các bản đồ kỹ thuật
4. Phân loại theo công dụng

Bản đồ tra cứu
Bản đồ giáo khoa
Bản đồ quân sự
Bản đồ du lịch
Bản đồ thông tin quảng cáo
5. Phân loại theo phạm vi khu vực
Bản đồ thế giới
Bản đồ bán cầu
Bản đồ các châu lục
Bản đồ đại dương
Bản đồ các quốc gia
Bản đồ các tỉnh, huyện, xã
6. Phân loại theo các đặc tính phụ khác
Theo số màu in: bản đồ 1 màu, bản đồ nhiều màu
Theo tính chất sử dụng: gồm các bản đồ treo tường, bản đồ để bàn, bản đồ bỏ túi.
Theo số tờ: bản đồ 1 tờ, nhiều tờ
1.2. Cơ sở toán học của bản đồ
1.2.1. Tỷ lệ bản đồ
1. Khái niệm
Tỷ lệ bản đồ là một yếu tố toán học quan trọng, xác định mức độ thu nhỏ của
các đại lượng tuyến tính khi chuyển từ bề mặt vật lý của ellipsoid Trái đất lên mặt
phẳng bản đồ.


11

Tỷ lệ bản đồ chính là tỷ số giữa khoảng cách trên bản đồ ứng với khoảng cách
ngoài thực địa. Tỷ lệ bản đồ cho biết các độ lớn, kích thước của các đối tượng trên
bản đồ thu nhỏ hơn so với ngồi thực địa bao nhiêu lần.
Trong q trình biên tập, thành lập bản đồ thì việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ là

khâu cực kỳ quan trọng quyết định đến quy mô lãnh thổ thể hiện, nội dung mục
đích chuyên đề, kích thước và bố cục của tờ bản đồ.
2. Cách thức thể hiện
Trên các tờ bản đồ tỷ lệ nhỏ, tỷ lệ bản đồ luôn luôn thay đổi, phụ thuộc vào
phép chiếu bản đồ. Vì vậy, trên các loại bản đồ này, người ta phân chia tỷ lệ bản đồ
thành tỷ lệ chung và tỷ lệ riêng.
Tỷ lệ chính: là tỷ lệ ghi chú trên tờ bản đồ, nó chỉ đúng trên một số điểm và
đường nhất định được quyết định bởi phép chiếu bản đồ. Thông thường, để đảm bảo
chính xác khi tính tốn, người ta sẽ ghi chú bên cạnh tỷ lệ bản đồ vị trí địa lý của
các điểm hoặc đường có tỷ lệ bằng đúng với tỷ lệ chính. Trong nghiên cứu về sai số
của các phép chiếu bản đồ, nếu coi tỷ lệ chính bằng 1 thì tỷ lệ riêng của bản đồ sẽ
lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1 tùy vào vị trí trên bản đồ. Tỷ lệ chính được thể hiện trên
bản đồ dưới ba dạng:
Tỷ lệ số: tỷ lệ bản đồ có dạng là một phân số với tử số luôn luôn bằng 1, mẫu
số thường là số chẵn thể hiện số lần thu nhỏ của các đối tượng trên bản đồ so với
ngồi thực địa. Ví dụ: 1:25.000; 1.50.000; 1:100.000; 1:1.000.000...
Tỷ lệ chữ : là chữ viết thể hiện ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ và thường được đặt
ngay bên dưới dòng tỷ lệ số trên bản đồ. Ví dụ: 1cm trên bản đồ tương ứng với
100km với bản đồ tỷ lệ 1: 1000000 trên thực địa. Tỷ lệ chữ thường chỉ có trên các
bản đồ địa hình và bình đồ.


12

Thước tỷ lệ : là dạng đồ thị chia khoảng tương ứng được thiết kế theo tỷ lệ
bản đồ để tiện cho việc tính tốn tên bản đồ. Có hai loại thước tỷ lệ: thước tỷ lệ
thẳng (hay thước tỷ lệ đứng) và thước tỷ lệ ngang (hay thước tỷ lệ xiên). Thước tỷ
lệ xiên có độ chính xác gấp 10 lần thước tỷ lệ thẳng và thường chỉ gặp trên các tờ
bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.
3. Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ.

Tỷ lệ bản đồ biểu thị mối quan hệ thu nhỏ giữa đối tượng trên bản đồ và
ngồi thực địa. Vì vậy, nó là cơng cụ hữu ích giúp ta tính tốn quy đổi các giá trị
khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa về khoảng cách trên bản đồ và ngược lại. Ví
dụ, trên bản đồ tỷ lệ 1:500.000, khi ta đo được chiều dài một đoạn thẳng a có giá trị
là 2,7cm thì có nghĩa là đoạn a đó chính là hình chiếu của một đoạn thẳng tương
ứng A dài 13,5km. Ngược lại, cũng trên tỷ lệ bản đồ đó, một đoạn thẳng ngồi thực
địa dài 10km khi thể hiện trên bản đồ sẽ là đoạn thẳng 2cm.
Ngoài phản ánh ý nghĩa mức độ thu nhỏ của bản đồ, tỷ lệ bản đồ còn có quyết
định mức độ tổng quát hóa của nội dung bản đồ, vấn đề về lựa chọn phương pháp
thể hiện nội dung bản đồ và phương pháp sử dụng bản đồ. Ngồi ra, tỷ lệ bản đồ
cịn là một trong những tiêu chí quan trọng để tiến hành phân loại bản đồ.
1.2.2. Hệ quy chiếu dùng trong bản đồ địa hình- bản đồ địa chính
Khi thành lập bản đồ việc đầu tiên là xác định lưới chiếu, hệ tọa độ của bản
đồ. Khi sử dụng bản đồ thì mạng lưới tọa độ chính là cơ sở để tiến hành các công
việc đo đạc khác.
Ở nước ta hiện nay đang sử dụng hai loại phép chiếu là Gauss – Kruger
(năm 2000 trở về trước) và UTM (năm 2000 đến nay). Hai phép chiếu này đều là
phép chiếu hình trụ ngang đồng góc.


13

1. Phép chiếu Gauss - Kruger:
Đây là phép chiếu được Carl Friedrich Gauss, nhà tốn học người Đức tìm ra
và sử dụng để tính tốn các kết quả tam giác đạc. Sau khi Gauss qua đời, Louis
Kruger, nhà trắc địa người Đức tiếp tục nghiên cứu và đưa ra công thức tính tốn
thực tế được cơng bố vào năm 1912 tại Pozdam. Sau đó đã được đưa vào sử dụng ở
Đức và các nước chư hầu của Đức với ellipsoid Bessel.

Hình 1.1 Phép chiếu Gauss- Kruger


Năm 1928, lưới chiếu này được sử dụng ở Liên Xô cũng với ellipsoid Bessel.
Từ năm 1946, được sử dụng với ellipsoid Krasovsky với múi chiếu 6 độ cho bản đồ
tỷ lệ 1:10.000 và nhỏ hơn, còn đối với tỷ lệ 1:5.000 và lớn hơn thì chọn múi chiếu 3 độ.
Từ năm 1952, lưới chiếu Gauss - Kruger được sử dụng thống nhất cho các nước xã
hội chủ nghĩa với việc phân chia lãnh thổ thành các múi 6 độ phù hợp với bản đồ
quốc tế, tỷ lệ 1:1.000.000 mà điểm gốc trùng nhau của ellipsoid Krasovsky và
Geoid tại Pulkovo. Nước ta đã sử dụng lưới chiếu này làm cơ sở toán học của bản đồ địa
hình với ellipsoid Krasovsky và hệ tọa độ Gauss năm 1972 (gọi là hệ tọa độ Hà Nội - 72)
Phép chiếu Gauss chia toàn bộ Trái đất thành 60 phần riêng biệt, mỗi phẫn
được giới hạn bởi hai kinh tuyến có hiệu độ kinh là 6o (gọi là múi chiếu). Trong mỗi
múi chiếu có kinh tuyến chính giữa chia làm hai phần bằng nhau gọi là kinh tuyến
trục. Các múi được đánh số thứ tự từ 1 đến 60 kể từ kinh tuyến gốc về phía đơng,


14

như vậy kinh tuyến gốc (Greenwich) là giới hạn phía tây của múi thứ nhất. Phép
chiếu Gauss được thực hiện trên từng múi một. Trước tiên đặt ellipsoid nội tiếp với
hình trụ nằm ngang sao cho chúng tiếp xúc với nhau theo đường kinh tuyến trục,
chiếu lên hình trụ rồi trải ra mặt phẳng. Lần lượt biểu diễn độc lập cho tất cả 60 múi.
Trên tồn lưới chiếu khơng có biến dạng về góc. Tại kinh tuyến tiếp xúc
(kinh tuyến trục) khơng có biến dạng chiều dài (tỷ lệ chiều dài k=1), càng về hai
kinh tuyến biên, biến dạng càng tăng.Để giảm bớt sai số biến dạng, người ta có thể
sử dụng múi chiếu 3o hoặc 1o30' tùy thuộc vào yêu cầu về độ chính xác của bản đồ.
Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong, đối
xứng qua kinh tuyến giữa, chiều lõm hướng về kinh tuyến giữa. Lãnh thổ Việt Nam
nằm trên hai múi có kinh tuyến giữa là 105o và 111o có số thứ tự là 18 và 19. Xích
đạo là đường thẳng vng góc với kinh tuyến giữa. Các vĩ tuyến cịn lại là những
đường cong, đối xứng qua xích đạo, chiều lõm hướng về phía cực gần với vĩ tuyến đó hơn.


Hình 1.2 Hệ tọa độ vng góc Gauss- kruger
Tại mỗi múi chiếu, có hệ thống tọa độ vng góc riêng. Gốc tọa độ của mỗi
múi là điểm giao nhau của xích đạo với kinh tuyến giữa múi. Để tránh tọa độ âm,
người ta lùi trục tung về phía Tây 500km, nếu ở bán cầu Nam thì dời thêm trục
hồnh về phía Nam 10.000km.
Phép chiếu Gauss - Kruger được ứng dụng rộng rãi để thành lập các bản đồ
địa hình tỷ lệ lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới.


15

2. Phép chiếu UTM (Universal Transverse Mecator)
Phép chiếu UTM còn được gọi là phép chiếu Gauss - Boag. Về cách thành
lập cũng tương tự như trong phép chiếu Gauss - Kruger, tức là chia ellipsoid Trái
đất thành nhiều múi (6o hoặc 3o) rồi chiếu từng múi một lên mặt chiếu là hình trụ
ngang. Tuy nhiên, trong phép chiếu UTM ellipsoid khơng tiếp xúc với hình trụ mà
cắt hình trụ tại hai cát tuyến cách kinh tuyến trục 180km về mỗi phía (đối với múi
6o). Đồng thời, cách đánh số thứ tự múi trong phép chiếu UTM cũng có sự khác biệt
so với phép chiếu Gauss - Kruger, múi đầu tiên (múi số 1) được tính từ kinh tuyến
180o đến 174o Tây. Như vậy, phần đất liền lãnh thổ Việt Nam nằm trong các múi 48 và 49.
Đây cũng là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc nên trên tồn phạm vi bản
đồ, khơng có biến dạng về góc. Khác với phép chiếu Gauss - Kruger, trong phép
chiếu UTM tại kinh tuyến trục tỷ lệ biến dạng chiều dài k=0,9996 đối với múi 6o và
k=0,9999 đối với múi 3o. Ở hai cát tuyến (cách kinh tuyến trục 180km về hai phía)
thì khơng có biến dạng chiều dài (k=1), càng về hai kinh tuyến biên thì biến dạng
càng tăng (k>1). Như vậy, trong phép chiếu UTM, biến dạng được phân bố đều trên
toàn bản đồ, sự chênh lệch do biến dạng giữa khu vực trung tâm bản đồ với khu vực
biên là nhỏ hơn so với Gauss - Kruger, nếu ta sử dụng múi chiếu 3o thì biến dạng
này sẽ càng nhỏ hơn nữa. Tuy nhiên, việc tính tốn lại phức tạp hơn nhiều so với

lưới chiếu Gauss - Kruger.
Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong
đối xứng và lõm về phía kinh tuyến giữa. Xích đạo cũng là đường thẳng, các vĩ
tuyến cịn lại là những đường cong lõm về phía hai cực và đối xứng nhau qua xích đạo.


16

Hình 1.3 Lưới chiếu UTM và hệ tọa độ vng góc UTM

Phép chiếu UTM cũng được sử dụng rộng rãi trong việc thành lập các bản đồ
địa hình tỷ lệ lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, nước ta đang sử
dụng hệ tọa độ VN-2000 với lưới chiếu bản đồ đối với các bản đồ tỷ lệ lớn được
xây dựng từ phép chiếu UTM với ellipsoid WGS-84 được định vị lại phù hợp với
lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Phương pháp chia mảnh và đánh số bản đồ địa hình- địa chính
1.3.1. Chia mảnh và đánh số bản đồ địa hình
Hệ thống bản đồ cơ bản nhà nước (tỷ lệ từ 1:5.000 - 1:1.000.000) bao trùm
toàn lãnh thổ gồm rất nhiều mảnh. Phần đất liền nước ta, riêng tỷ lệ 1:50.000 đã có
trên 300 mảnh. Vị trí của từng mảnh bản đồ trong mỗi tỷ lệ và trong dãy tỷ lệ cơ
bản phải được qui định chặt chẽ. Mặt khác, kích thước của mỗi mảnh bản đồ cũng
phải được tính tốn sao cho phù hợp với u cầu kỹ thuật và điều kiện sử dụng. Sự
phân chia mảnh có hệ thống như vậy gọi là sự phân mảnh bản đồ, tên gọi (số hiệu)
của mỗi mảnh trong hệ thống phân mảnh đó được gọi là danh pháp bản đồ.
Có các hệ thống phân mảnh bản đồ sau: phân mảnh theo lưới bản đồ
thường là các lưới kinh vĩ tuyến thường áp dụng cho các bản đồ địa hình và một số


17


loại bản đồ chuyên đề; phân mảnh theo lưới vuông góc thường được sử dụng
trong các loại bản đồ địa chính hoặc các tờ bình đồ và phân mảnh theo đường hỗ
trợ thường được áp dụng cho các bản đồ tỷ lệ nhỏ với kích thước lớn.
Trong lịch sử phát triển ngành đo đạc bản đồ ở nước ta, chúng ta đã sử dụng nhiều
hệ thống phân mảnh bản đồ khác nhau. Sau đây, xin trình bày hệ thống phân mảnh
và danh pháp bản đồ đang được sử dụng chính thức hiện nay, đã được quy định
trong Thông tư hướng dẫn áp dụng. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000
do Tổng cục Địa chính (nay đã được sát nhập vào Bộ Tài Nguyên - Môi trường) ban
hành, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2001. Trong đó các bản đồ địa hình
nằm trong dãy tỷ lệ từ 1:1.000.000 đến 1:2.000 được gọi là các bản đồ địa hình cơ
bản cịn các bản đồ địa hình thuộc tỷ lệ 1:1.000 và 1:500 là các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.

Hình 1.4 Cách chia đai và múi cơ bản

1. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000 được chọn làm cơ sở để phân mảnh. Mỗi
tờ bản đồ có kích thước 4ox6o là giao của múi 6o chia theo kinh tuyến và đai 4o chia


18

theo vĩ tuyến. Kí hiệu múi được đánh bằng số Ả rập 1,2,3... múi số 1 được tính từ
kinh tuyến 180o - 174o Tây, tăng dần từ Đông sang Tây. Kí hiệu đai được đánh bằng
các chữ cái Latinh A,B,C,... (bỏ qua O và I để tránh nhầm lẫn với các số 0 và 1), đai
đai đầu tiên nằm giữa vĩ tuyến 0o và 4o Bắc. Kí hiệu đai tăng dần từ xích đạo về cực.
Trong hệ thống lưới chiếu UTM quốc tế, người ta đặt trước kí hiệu đai thêm chữ cái
N đối với các đai ở bán cầu Bắc và chữ S đối với các đai ở bán cầu Nam.
Phiên hiệu mảnh bản đồ 1:1.000.000 trong hệ VN-2000 có dạng X-yy (NX-yy),
trong đó X là kí hiệu đai và yy là thứ tự múi, phần trong ngoặc là phiên hiệu theo
danh pháp quốc tế. Như vậy, theo qui định này, phần đất liền lãnh thổ Việt Nam nằm

trong phạm vi các đai có kí hiệu từ C đến F và các múi 48, 49.Ví dụ, mảnh C-48(NC-48)
2. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:500.000 có kích thước 2ox3o được đánh kí hiệu bằng các chữ cái A,B,C,D theo
thứ tự từ trái sang phải, trên xuống dưới. Theo danh pháp quốc tế, các kí hiệu
A,B,C,D được đánh theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ góc Tây Bắc.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 trong hệ VN-2000 là phiên hiệu của
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chứa mảnh 1:500.000 đó, dấu gạch nối (-) và sau đó
là kí hiệu của mảnh 1:500.000, tiếp đến phần trong ngoặc là danh pháp quốc tế. Ví
dụ, mảnh C-48-D(NC-48-C)
3. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:250.000 có kích thước 1ox1o30' được đánh kí hiệu bằng các chữ số Ả rập 1,2,3,4
theo thứ tự từ trái sang phải, trên xuống dưới. Theo danh pháp quốc tế, mảnh
1:250.000 được chia từ mảnh 1:1.000.000 thành 16 mảnh cũng có kích thước
1ox1o30', kí hiệu bằng các chữ số Ả rập từ 1 tới 16 theo thứ tự từ trái sang phải, trên
xuống dưới.


19

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 trong hệ VN-2000 gồm phiên hiệu
của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 chứa mảnh 1:250.000 đó, dấu gạch nối (-) và sau
đó là kí hiệu của mảnh 1:250.000, tiếp đến phần trong ngoặc là danh pháp quốc tế.
Ví dụ, mảnh C-48-D-1(NC-48-11)
4. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 được chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:100.000 có kích thước 30'x30' được đánh kí hiệu bằng các chữ số Ả rập từ 1 đến
96 theo thứ tự từ trái sang phải, trên xuống dưới. Theo danh pháp quốc tế, hệ thống
bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được phân chia độc lập so với hệ thống bản đồ tỷ lệ

1:1.000.000. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm 4 số, hai số đầu bắt đầu
bằng 00 là số thứ tự của múi có độ rộng 30' theo kinh tuyến tính từ kinh tuyến 75o
Đơng và tăng dần về phía Đơng, hai số sau bắt đầu bằng 01 là số thứ tự của các đai
có độ rộng 30' theo vĩ tuyến tính từ vĩ tuyến 4o Nam và tăng dần về phía cực.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 trong hệ VN-2000 gồm phiên hiệu
của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chứa mảnh 1:100.000 đó, dấu gạch nối (-) và sau
đó là kí hiệu của mảnh 1:250.000, tiếp đến phần trong ngoặc là danh pháp quốc tế.
Ví dụ, mảnh F-48-68(6151)
5. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:50.000 có kích thước 15'x15' được đánh kí hiệu bằng các chữ cái A, B, C, D.
Theo danh pháp quốc tế, việc chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 cũng được thực hiện
tương tự nhưng phiên hiệu mảnh được đánh bằng các chữ số La Mã I, II, III, IV
theo thứ tự bắt đầu từ mảnh góc Đơng Bắc theo chiều kim đồng hồ.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 trong hệ VN-2000 gồm phiên hiệu
của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 chứa mảnh 1:50.000 đó, dấu gạch nối (-) và sau đó


20

là kí hiệu của mảnh 1:50.000, tiếp đến phần trong ngoặc là danh pháp quốc tế. Ví
dụ, mảnh F-48-68-D(6151II)
6. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:25.000 có kích thước 7'30"x7'30" được đánh kí hiệu bằng các chữ cái a, b, c, d.
Trong danh pháp quốc tế, không tiến hành phân chia các mảnh bản đồ có tỷ lệ
1:25.000 và lớn hơn.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 gồm phiên hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ
1:50.000 chứa mảnh 1:25.000 đó, dấu gạch nối (-) và sau đó là kí hiệu của mảnh
1:25.000. Ví dụ, mảnh F-48-68-D-a.

7. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:10.000 có kích thước 3'45"x3'45" được đánh kí hiệu bằng các chữ số 1, 2, 3, 4.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 gồm phiên hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ
1:25.000 chứa mảnh 1:10.000 đó, dấu gạch nối (-) và sau đó là kí hiệu của mảnh
1:10.000. Ví dụ, mảnh F-48-68-D-a-3.
8. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được chia thành 256 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:5.000 có kích thước 1'52,5"x1'52,5" được đánh kí hiệu bằng các chữ số từ 1 đến 256.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 gồm phiên hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ
1:100.000 chứa mảnh 1:5.000 đó, dấu gạch nối (-) và sau đó là kí hiệu của mảnh
1:5.000 đặt trong dấu ngoặc đơn (). Ví dụ, mảnh F-48-68-(255)
9. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 được chia thành 9 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000
có kích thước 37,5"x37,5" được đánh kí hiệu bằng các chữ cái La tinh a, b, c, d, e, f,


21

g, h, k (bỏ qua i và j để tránh nhầm lẫn với 1) theo thứ tự từ trái sang phải, trên
xuống dưới
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 gồm phiên hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ
1:5.000 chứa mảnh 1:2.000 đó, dấu gạch nối (-) và sau đó là kí hiệu của mảnh
1:2.000 đặt trong dấu ngoặc đơn () cả kí hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 và mảnh
1:2.000. Ví dụ, mảnh F-48-68-(255-h).
10. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000,
kí hiệu bằng các chữ số La Mã I, II, III, IV theo thứ tự từ trái sang phải, trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000 gồm phiên hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ
1:2.000 chứa mảnh 1:1.000 đó, dấu gạch nối (-) và sau đó là kí hiệu của mảnh

1:1.000 đặt trong dấu ngoặc đơn () cả kí hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000, mảnh
1:2.000 và mảnh 1:1.000. Ví dụ, mảnh F-48-68-(255-h-III).
11. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 được chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500,
kí hiệu bằng các chữ số Ả rập từ 1 đến 16 theo thứ tự từ trái sang phải, trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 gồm phiên hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ
1:2.000 chứa mảnh 1:500 đó, dấu gạch nối (-) và sau đó là kí hiệu của mảnh 1:500
đặt trong dấu ngoặc đơn () cả kí hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000, mảnh 1:2.000
và mảnh 1:500. Ví dụ, mảnh F-48-68-(255-h-12). 00 được chia thành 16 mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:500, kí hiệu bằng các chữ số Ả rập từ 1 đến 16 theo thứ tự từ trái sang
phải, trên xuống dưới.
1.3.2. Chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính các loại tỷ lệ đều được thể hiện trên bản vẽ hình vng.
Việc chia mảnh bản đồ địa chính dựa theo lưới ơ vng của hệ tọa độ vng góc phẳng.
Trước hết xác định 4 góc của hình chữ nhật có tọa độ chẵn km trong hệ tọa
độ vng góc theo kinh tuyến trục của tỉnh bao kín tồn bộ ranh giới hành chính của


22

tỉnh hoặc thành phố làm giới hạn chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1/25000. Các tờ bản đồ tỷ
lệ lớn hơn sẽ được chia nhỏ từ tờ bản đồ 1/25000.
1. Bản đồ tỷ lệ 1/25000
Dựa theo hình chữ nhật giới hạn khu đo, từ góc Tây - Bắc chia khu đo thành
các ơ vng kích thước thực tế 12×12km. Mỗi ô vuông tương ứng với một tờ bản
đồ tỷ lệ 1/25000, kích thước bản vẽ là 48×48cm, diện tích đo vẽ là 14400 ha. Số
hiệu tờ bản đồ 1/25000 gồm 8 chữ số: hai số đầu là 25, tiếp sau là dấu gạch ngang (-),
ba số tiếp theo là số chẵn km tọa độ X, ba số sau cùng là số chẵn km tọa độ Y của
góc Tây- Bắc tờ bản đồ.
2. Bản đồ tỷ lệ 1/10000

Lấy tờ bản đồ tỷ lệ 1/25000 làm cơ sở chia thành 4 ô vng kích thước
6×6km, tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1/10000. Kích thước khung trong của
tờ bản đồ là 60×60cm, ứng với diện tích đo vẽ là 3600 ha. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ
lệ 1/10000 đánh theo nguyên tắc tương tự tờ bản đồ 1/25000 nhưng thay 2 số đầu
25 bằng số 10.
3. Bản đồ tỷ lệ 1/5000
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1/10000 thành 4 ô vng, mỗi ơ vng có kích thước
là 3×3km, ta có một mảnh bản đồ tỷ lệ 1/5000. Kích thước hữu ích của bản vẽ sẽ là
60×60cm, tương ứng với diện tích đo vẽ là 900 ha ngồi thực địa. Số hiệu của tờ
bản đồ 1/5000 gồm 6 chữ số ba số chẵn km tọa độ X, ba số chẵn km tọa độ Y của
góc Tây – Bắc tờ bản đồ.
4. Bản đồ tỷ lệ 1/2000
Lấy tờ bản đồ 1/5000 làm cơ sở chia thành 9 ô vuông, mỗi ô vuông có kích
thước thực tế là 1×1km, ứng với tờ bản đồ tỷ lệ 1/2000, có kích thước khung bản vẽ
là 50×50cm, diện tích đo vẽ thực tế là 100 ha. Các ô vuông được đánh số bằng chữ
số Arập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1/2000 là số hiệu mảnh 1/5000 thêm gạch nối với số hiệu ô vuông.


23

5. Bản đồ tỷ lệ 1/1000
Lấy tờ bản đồ 1/2000 làm cơ sở chia thành 4 ô vuông. Mỗi ô vng có kích
thước 500×500m, ứng với mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000. Kích thước hữu ích của bản vẽ
là 50×50cm, diện tích đo vẽ thực tế là 25 ha. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng
chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu tờ bản
đồ 1/1000 gồm số hiệu tờ bản đồ 1/2000 gạch nối số thứ tự ô vuông.
6. Bản đồ tỷ lệ 1/500
Tư tờ bản đồ 1/2000 chia thành 16 ơ vng. Mỗi ơ vng có kích thước thực
tế là 250×250m tương ứng với một tờ bản đồ 1/500. kích thước hữu ích của bản vẽ

là 50×50cm, diện tích đo vẽ 6.25 ha. Các ơ vng được đánh số từ 1 đến 16 theo
nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu tờ 1/500 gồm số hiệu tờ
1/2000 gạch nối với thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
Trong trường hợp đặc biệt cần vẽ bản đồ tỷ lệ 1/200 thì lấy tờ 1/2000 chia thành
100 tờ bản đồ tỷ lệ 1/200 được ký hiệu bằng chữ Arập từ 1 đến 100. Số hiệu tờ
1/200 gồm số hiệu mảnh 1/2000 gạch nối số thứ tự ô vuông.
1.4 Các phương pháp thành lập bản đồ
1.4.1 Thành lập bản đồ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa
Khi thành lập các bản đồ tỷ lệ lớn, địi hỏi phải xác định chính xác vị trí của
các đối tượng trên mặt đất, đồng thời khơng có một nguồn thơng tin tài liệu nào
khác đáp ứng yêu cầu của bản đồ cần thành lập thì người ta phải thu thập thơng tin
ngun thủy trực tiếp ngồi thực địa. Trong đo đạc thực địa, do đặc điểm phân bố
của các thông tin cần thu thập cho bản đồ mà các thiết bị cũng như quy trình cơng
nghệ được ứng dụng cho từng thể loại bản đồ cũng rất khác nhau.
Việc thành lập bản đồ bằng phương pháp tồn đạc sẽ bao gồm những cơng
đoạn chung sau đây:


×