Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tiếp vận EZ shipping

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

HỒN THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG
NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP
VẬN EZ SHIPPING

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. PHAN THU TRANG

VŨ THỊ LAN ANH
Lớp: K52E5
Mã sinh viên : 16D130333

HÀ NỘI – 2020
1
1


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú công tác tại công ty TNHH tiếp
vận EZ shipping đã tận tình chỉ bảo, giúp em phần nào hiểu được thực tế của quy trình
nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển. Đây chính là cơ sở giúp em hoàn thiện, phát
triển những kiến thức thu được khi còn ngồi trên ghế nhà trưởng.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với cơ giáo hướng dẫn ThS. Phan
Thu Trang, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hồn thành khóa luận tốt nghiệp


này.
Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cũng như sự giới
hạn về thời gian, bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót cả về nội
dung lẫn hình thức. Em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý quý báu của các thầy cô và
các bạn để giúp em trong quá trình nghiên cứu và cơng tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày......tháng.....năm 2020
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Lan Anh
Trường đại học Thương Mại – Khoa Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế

2


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
ST
T
1

Tên

Trang
16

2

Bảng 3.1: Các tuyến đường chính EZ Shipping thực hiện dịch vụ xuất-nhập

khẩu trên toàn cầu
Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2016- 2019

3

Bảng 3.3: Tốc độ doanh thu và lợi nhuận 2016 – 2019

17

4

Bảng 3.4 : Tổng doanh thu cho các dịch vụ chính của cơng ty TNHH EZ
18
Shipping từ năm 2017-2019
Bảng 3.5: Tỷ trọng hàng nhập khẩu đường biển của công ty EZ Shipping giai 19
đoạn 2017 – 2019

5

16

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
ST
T
1
2

Tên

Trang


Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty EZ
Shipping
Sơ đồ 3.2: Quy trình nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
tại công ty TNHH tiếp vận EZ shipping

18

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3

20


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, nền kinh tế hàng hóa ngày càng khơng

ngừng phát triển mạnh mẽ. Kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển,
ngành kinh doanh dịch vụ Logistics là một trong những triển vọng phát triển kinh tế, là
giải pháp cho nhu cầu sản xuất và phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng thuận
tiện và nhanh chóng nhất. Do đó, mặc dù ra đời chưa lâu, cịn là một ngành non trẻ
nhưng Logistics đã dần khẳng định được vai trị của mình đối với nền kinh tế của
nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Phát triển logisstics ở các nước có thu nhập trung bình như Việt Nam có thể giúp
thúc đẩy thương mại tăng trưởng và đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu
dùng với giá thành rẻ hơn với chất lượng dịch vụ đảm bảo.
Tuy nhiên, ngành dịch vụ logistics còn là một ngành non trẻ ở nước ta nên còn
nhiều hạn chế, để có thể đưa ngành phát triển mạnh mẽ thì cần phải xem xét nhiều yếu
tố và đưa ra phương hướng phát triển riêng.
EZ Shipping Logistics là một công ty thuần Việt, ra đời trong thời điểm ngành
dịch vụ Logistics mới bắt đầu có bước tiến, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường hàng
hóa ở Việt Nam. EZ Shipping Logistic là một trong số các công ty tham gia vào lĩnh
vực này với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, nhưng giao nhận bằng đường biển vẫn
được chú trọng nhất. Qua q trình thực tập tại cơng ty, nhận thấy rằng chất lượng của
quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là một vấn đề cần được quan tâm và
xem xét. Đây là một vấn đề cấp thiết không chỉ đối với công ty tiếp vận EZ Shipping
mà cịn đối với hầu hết các cơng ty giao nhận nói chung khi đứng trước bối cảnh hội
nhập cùng với sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu, sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
Nhận thức được tầm quan trọng và thực trạng của quy trình giao nhận hàng
hóa nói chung và quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển nói riêng tại cơng ty
EZ Shipping nên em đã chọn đề tài “Hồn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển tại công ty tiếp vận EZ shipping”.
1.2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

5


Cơng tác giao nhận hàng hóa là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cụ
thể, Luận văn - Nguyễn Ngọc Phụng (2012) – “Các giải pháp hoàn thiện quy trình giao
nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container đường biển tại công ty TNHH International

FREIGHTBRIDGE Việt Nam” – đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã sử dụng
phương pháp thống kê, thu thập số liệu, khảo sát thực tế và phương pháp so sánh để
đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp hồn thiện quy trình giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển tại công ty TNHH International Freight
Bridge Việt Nam. Tác giả đã đề xuất: (1) Nâng cao và phát triển trình độ quản lý,
nghiệp vụ chuyên môn và công tác đào tạo đội ngũ nhân viên; (2) Cải thiện trong khâu
chào giá với khách hàng; (3) Hạn chế rủi ro do sai sót của nhân viên; (4) Hồn thiện cơ
sở vật chất và kỹ thuật của công ty TNHH International Freight Bridge Việt Nam.
Tác giả Phạm Thị Hồng Hạnh trong Luận văn tốt nghiệp - Phạm Thị Hồng Hạnh
(2013) – “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theo
phương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistic” – Đại học kinh
tế TP.HCM lại tập trung vào nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
giao nhận hàng nhập khẩu theo phương thức Door to Door bằng đường biển của công
ty Interlogistics. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Sau khi nghiên cứu quy trình
hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp này, tác giả đã đề xuất
các giải pháp: (1) Lập chi nhánh nước ngồi ở những nước có quan hệ mậu dịch
thương mại mạnh với Việt Nam; (2) Nâng cao chất lượng tồn diện trong “sợi mắt
xích” giao nhận Door to Door; (3) Cải thiện cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin; (4)
Đẩy mạnh hoạt động Marketing, thu hút khách hàng; (5) Đa dạng hóa các loại hình
dịch vụ và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng của cơng ty Interlogistics trong thời
gian tới.
Khóa luận tốt nghiệp - Lê Bùi Chí Hữu (2015) – “Hồn thiện quy trình giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại cơng ty TNHH PCSC” – Đại học công nghệ
TP.HCM đã sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê và phương pháp
chuyên gia để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC trong thời gian tới như sau: (1)
Giải pháp về việc kiểm tra và áp mã HS hàng hóa; (2) Giải pháp trong việc chuẩn bị và
6



kiểm tra chứng từ; (3) Giải pháp để đầu tư phát triển phương tiện vận tải hiệu quả; (4)
Giải pháp về chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Nhìn chung các nghiên cứu trên đã đạt được những thành tựu nhất định như: (1)
Khái quát hóa được hệ thống cơ sở lý luận về cơng tác giao nhận hàng hóa trong lĩnh
vực Logistics tại các doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam; (2) Phân tích được thực
trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của doanh nghiệp mà
mình nghiên cứu; và (3) Đưa ra được một số giải pháp mang tính thực tiễn giúp doanh
nghiệp hồn thiện hoặc nâng cao được hiệu quả trong quá trình giao nhận hàng hóa
quốc tế. Các giải pháp thường tập trung vào hồn thiện cơng tác Marketing mở rộng
thị trường, chăm sóc khách hàng, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ nhân
viên...
Công ty tiếp vận EZ shipping do mới đi vào hoạt động nên có rất nghiên cứu về
đơn vị này. Các nghiên cứu mới tập trung vào mảng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, phân tích tài chính và cải thiện tình hình tài chính, hoặc giải pháp marketing
nhằm mở rộng thị trường cho doanh nghiệp mà chưa có nghiên cứu nào về quy trình
nhận hàng hóa bằng đường biển của cơng ty này. Do đó để làm mới vấn đề này cũng
như mong muốn cơng ty hồn thiện, nâng cao được hiệu quả hoạt động dịch vụ của
mình, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hồn thiện quy trình nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển tại công ty tiếp vận EZ shipping” để làm đề tài cho khóa
luận tốt nghiệp của mình.
1.3.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Nội dung của đề tài là tập trung vào các giải pháp hồn thiện quy trình nhận hàng

hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tiếp vận EZ shipping.
1.4.

Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nâng cao hiệu quả của quy trình nhận hàng

hóa nhập khẩu bằng đường biển tại cơng ty tiếp vận EZ shipping.
1.5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình hoạt động và kinh doanh của cơng tiếp vận EZ

shipping và quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của cơng ty.
- Phạm vi nghiên cứu: (thời gian, không gian, nội dung)
- Không gian: Công ty tiếp vận EZ shipping
7


1.6.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu được thu thập từ các đề tài luận văn đều thuộc lĩnh vực giao nhận vận tải

hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh và thủ tục chứng từ trong quá trình
hoạt động tại cơng ty tiếp vận EZ shipping.
Dữ liệu thơng qua tìm kiếm thông tin trên internet bao gồm các trang web đăng
tải các chuyên đề luận văn như: tailieu.vn, luanvan.net,…, thư viện trường đại học
thương mại.
Các bài viết có liên quan được đăng lên báo, tạp chí.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát thực tế thơng qua q

trình tiếp xúc trực tiếp với các dịch vụ giao nhận hàng hóa tại phịng kinh doanh của
cơng ty.
1.7.

Kết cấu của khóa luận
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Chương 3: Thực trạng quy trình nhận hang nhập khẩu bằng đường biển của công

ty tiếp vận EZ shipping
Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện quy trình giao nhận
hang hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tiếp vận EZ shipping.

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1.
2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm người giao nhận
Dịch vụ giao nhận
Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối hàng

hóa, một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, hai mặt chủ yếu của chu trình
tái sản xuất của xã hội.
8


Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất, khi mặt thứ

nhất là thủ tục thương mại đã hình thành.
Giao nhận gắn liền và song hành với q trình vận tải. Thơng qua giao nhận, các
tác nghiệp vận tải được tiến hành: tập kết hàng hoá, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho,
chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ... Với nội hàm rộng như vậy, nên có rất nhiều
định nghĩa về giao nhận.
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “Dịch vụ giao nhận được
định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu
kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên
quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề về hải quan, tài chính, mua bảo hiểm,
thanh tốn, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”.
Theo luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì Giao nhận hàng hố là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ
chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên
quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải
hoặc của người giao nhận khác.
Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có
liên quan đến q trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi
hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
Khái niệm người giao nhận
Trong thương mại quốc tế, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người
mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các thủ tục xuất
khẩu, nhập khẩu và những thủ tục liên quan khác. Vì vậy xuất hiện người giao nhận
với nhiệm vụ thu xếp tất cả những vấn đề thủ tục và các phương thức vận tải nhằm
dịch chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác một cách hợp lý và giảm
thiểu chi phí.
Theo quy tắc mẫu của FIATA thì “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa
được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà
bản thân anh ta không phải là người chuyên chở”.
Người giao nhận có thể đảm đương các vai trò dưới đây:
9



+ Mơi giới hải quan: Người giao nhận có nhiệm vụ là làm thủ tục hải quan đối
với hàng nhập khẩu. Sau đó họ mở rộng hoạt động dịch vụ ra cả hàng xuất khẩu và
dành chỗ chở hàng trong thương mại quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự
uỷ thác của người XK hoặc người NK tuỳ thuộc vào hợp đồng mua bán. Trên cơ sở
được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người XK hoặc người NK để khai
báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan.
+ Đại lý: Người chuyên chở chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng
và người chuyên chở, như một đại lý của người gửi hàng. Người giao nhận, nhận uỷ
thác từ chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như:
nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho...
+ Người gom hàng: Trong ngành vận tải hàng hoá bằng container dịch vụ gom
hàng là không thể thiếu được nhằm biến lô hàng lẻ (LCL) thành lô hàng nguyên (FCL)
để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải.
+ Người chuyên chở: Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trị
là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà
khách hàng u cầu.
Người giao nhận đóng vai trị là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp
họ tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming
carrier) mà cịn trong trường hợp họ phát hành chứng từ vận tải của mình, cam kết
đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở containerracting carrier).
Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói,
lưu kho, bốc xếp hay phân phối... thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người
chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình
hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm
như một người chun chở. Khi đóng vai trị là người chun chở thì các điều kiện
kinh doanh tiêu chuẩn thường khơng áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc
các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành.
2.1.2.


10

Khái niệm dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển


Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế là loại dịch vụ được cung cấp bởi những
người vận chuyển để đưa hàng hóa từ điểm này tới điểm khác theo thỏa thuận với
những tổ chức, cá nhân có nhu cầu để hưởng thù lao dịch vụ.
Vận tải hàng hóa bằng đường biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc
sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất,
khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ,
hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầu biển, các thiết bị
xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến
đường biển.
Trước đây, việc giao nhận hàng hóa nhập khẩu có thể do người bên xuất khẩu,
bên nhập khẩu hay do người thực hiện việc chuyên chở đứng ra đảm nhiệm và tiến
hành. Tuy nhiên, chính sự phát triển trong buôn bán quốc tế và phân công lao động
quốc tế ở mức độ và quy mô ngày càng chuyên môn hố và trên phạm vi tồn
cầu, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển nói riêng ra đời do các tổ chức hoặc các nghiệp đoàn thực hiện
một cách chuyên nghiệp.
Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển là bất cứ loại dịch
vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói… kể cả các
vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến
hàng hóa.
Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu trong kinh tế thương mại có những vai trị
sau đây:
Tạo điều kiện cho hàng hố được lưu thơng nhanh chóng, đảm bảo vấn đề an
tồn và tiết kiệm mà khơng cần có sự hiện diện của bên xuất khẩu và nhập khẩu trong

quá trình tác nghiệp.
Giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh được tốc độ quay vòng của phương tiện
vận tải, tận dụng một cách tối đa cũng như có hiệu quả tải trọng và dung tích của các
phương tiện hay công cụ vận tải và các phương tiện hỗ trợ giao nhận khác.
Giúp làm giảm giá thành cho hàng hoá xuất nhập khẩu.
Giảm bớt các loại chi phí khơng cần thiết cho khách hàng như lưu kho, bến bãi,
chi phí đào tạo nhân công.
11


2.2.
2.2.1.

Một số lý thuyết về quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Bước 1: Nắm tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải
Người giao nhận cần phối hợp người nhận hàng (người nhập khẩu) nắm tình hình

phương tiện cận tải hoặc tiến hành lưu cước, đăng kí chuyển phương tiện vận tải
+ Trường hợp đồng với người chuyên chở thực hiện , người giao nhận cần liên
lạc với hãng vận chuyển để biết lịch trình của phương tiện vận chuyển có thay đổi gì
khơng.
+ Trường hợp cần lưu cước (Booking note) với hang tàu chợ do người nhập khẩu
là người chịu trách nhiệm vận chuyển quốc tế.
Bước 2: Chuẩn bị chứng từ nhận hàng nhập khẩu
Người giao nhận nhận pre-alert và bản chụp chứng từ từ đại lý nước ngoài, in
chứng từ ra, kiểm tra đối chiếu MBL và HBL các chi tiết có khớp khơng. Nếu có khác
biệt giữa MBL và HBL thì viết mail báo ngay cho đại lý, yêu cầu họ kiểm tra xem chi
tiết trên MBL đúng hay trên HBL đúng và chỉnh sửa bill để nộp manifest.
Trước ngày tàu đến hang tàu hoặc Co-loader sẽ gửi giấy báo hàng đến (Arrival

notice), trên A/N mà hang tàu hay Co-loader gửi thường có thơng báo số cước và các
lacal charges phải nộp. Kiểm tra xem tiền cước Collect có khớp với Pre-alert của đại lý
khơng. Dựa trên A/N của hang vận chuyển để gửi A/N cho khách hàng.
Nắm tình hình hoặc thay mặt chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu đến
hang vận chuyển để lấy lệnh giao hàng (D/O) và đóng lệ phí.
Người nhập khẩu chuẩn bị các chứng từ phục vụ cho việc khai báo và thơng quan
như hợp đồng, hóa đơn, phiếu đóng gói, vận đơn gốc, chứng nhận hun trùng,chứng
nhận kiểm dịch, chứng nhận xuất xứ,…
Trường hợp thanh tốn bằng hình thức chuyển khoản thì bộ chứng từ hàng hóa
gồm vận đơn được gửi trực tiếp từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu
Trường hợp thanh tốn bằng hình thức nhờ thu hoặc thư tín dụng, bộ chứng từ
được gửi qua ngân hàng. Người nhập khẩu cần hoàn thành các nghĩa vụ hành chính để
được giải phóng chứng từ.
Bước 3: Nhận hàng hóa tại địa điểm quy định
Người giao nhận phối hợp cùng với người nhập khẩu để thực hiện các công việc:
12


Khai báo và thơng quan hàng hóa xuất khẩu. Người giao nhận có thể khai báo
dưới tên của chủ hàng hoặc dưới tên của chính mình (đại lý khai báo hải quan). Nếu
hàng hóa bị phân vào lng đỏ cần phối hợp với cán bộ hải quan để kiểm tra thực tế
hàng hóa.
Tiến hành kiểm nghiệm, giám định, nếu cần và lấy giấy chứng nhận hay biên bản
thích hợp
Nhận hàng nhập khẩu từ người vận chuyển thực tế.
+Đối với vận chuyển đường biển, hàng đóng trong container, gửi hàng nguyên
(FCL/FCL)
Mang D/O cùng bộ chứng từ nhận hàng đến văn phòng quản lý tại cảng để xác
nhận D/O đồng thời mang 1 bản D/O đến hải quan giám sát cảng để đối chiếu với
manifest.

Đến bãi và tìm vị trí container.
Đến phịng điều độ của cảng nộp phí lưu kho, phí xếp dỡ container, nộp biên lai
thanh tốn các chi phí này cùng với D/O để đổi lấy phiếu xuất kho cho phép hàng rời
khỏi cảng.
Trường hợp mang container về kho riêng để kiểm hóa và rút hàng thì cần làm
đơn gửi hang tàu để mượn container về kho riêng, yêu cầu xếp container lên phương
tiện vận tải. Sau khi rút hàng xong, người giao nhận bố trí mang container về trả tại
cảng.
Trường hợp dỡ hàng trong container ngay tại cảng thì phải có lệnh điều động
cơng nhân để dỡ hàng khỏi container và xếp hàng lên phương tiện vận chuyển.
Hoàn tất việc nhận hàng nếu trong q trình kiểm hóa khơng có vấn đề gì về
hàng hóa và hồ sơ khai hải quan.
+ Đối với vận chuyển đường biển, hàng đóng trong container, gửi hàng lẻ
(LCL/LCL)
Đối với hàng lẻ, cần mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hang tàu
hoặc đại lý của người gom hàng lấy D/O. Sau khi xác nhận, đối chiếu D/O thì mang
đến thủ kho để nhận phiếu xuất kho. Sau đó mang chứng từ đến kho CFS để nhận
hàng.
+ Đối với vận chuyển đường biển hàng rời
13


Nhận bộ chứng từ do người bán gửi cho tổng qua ngân hàng nếu thanh toán bằng
phương thức L/C hay nhờ thu đổi chứng từ. Nếu trên B/L ghi ở mục consignee là “TO
ORDER OF” thì người nhập khẩu phải ngân hàng ký hậu trên B/L mơi lấy được hàng.
Trình vận đơn cho hang tàu để nhận được ba bản lệnh giao hàng.
Nộp hồ sơ xin đăng ký kiểm hóa hải quan và nhận thông báo sẵn sang dỡ hàng
của tàu.
Nhân viên giao nhận đại diện cho người nhập khẩu phải có mặt cùng đại diện của
cơ quan liên quan khi mở hầm tàu. Nếu phát hiện hầm tàu ẩm ướt, hàng hóa ở trong

tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mất mát thì phải lập biên bản để hai bên cùng ký.
Nếu tàu khơng chịu ký vào thì mời cơ quan giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ
hàng.
Làm thủ tục hải quan.
Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để
đưa vào kho bãi. Trong quá trình dỡ hàng đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng
kiểm đếm và phân loại hàng hóa cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hóa và ghi vào
Taly Sheet.
Bước 4: Quyết tốn chi phí
Sau khi nhận hàng hóa người giao nhận quyết tốn chi phí với các nhà cung cấp
và người nhập khẩu các chi phí như cước vận chuyển, local charge tại đầu nhập khẩu,
phí hoa hồng cho đại lý nước ngồi và các chi phí khác.
2.2.2.

Các loại chứng từ sử dụng trong quy trình nhận hàng NK bằng đường

biển
2.2.2.1. Chứng từ hải quan:
- Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất
trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh
thổ quốc gia. Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt nam quy định việc khai báo hải
quan là việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập qua cửa khẩu quốc gia.
Mọi hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không trung thực đều bị cơ
quan hải quan xử lý theo luật pháp hiện hành.
- Hợp đồng mua bán ngoại thương
14


Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở

kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào
quyền sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hoá. Bên nhập khẩu
có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số
doanh nghiệp
Trước đây doanh nghiệp XNK phải nộp giấy phép kinh doanh XNK loại 7 chữ số
do Bộ Thương mại cấp. Hiện giờ tất cả các doanh nhiệp hội tụ đủ một số điều kiện (về
pháp lý, về vốn....) là có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.
2.2.2.2. Chứng từ với cảng và tàu
- Bản khai lược hàng hoá
Ðây là bản lược kê các loại hàng xếp trên tàu đẻ vận chuyển đến các cảng khác
nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên. Bản lược khai phải
chuẩn bị xong ngày sau khi xếp hàng, cũng có thể lập khi đang chuẩn bị ký vận đơn,
dù sao cũng phải lập xong và ký trước khi làm thủ tục cho tàu rời cảng.
Bản lược khai cung cấp số liệu thông kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu và là cơ sở
để công ty vận tải (tàu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng.
-

Vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá bằng đường biển do người
chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu
hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải rất
quan trọng, cơ bản về hoạt động nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa
người gửi hàng với người nhận hàng. Nó có tác dụng như là một bằng chứng về giao
dịch hàng hố, là bằng chứng có hợp đồng chun chở.
2.2.2.3. Chứng từ khác
Ngồi các chứng từ xuất trình hải quan và giao dịch với cảng, tàu, NGN được sự
uỷ thác của chủ hàng lập hoặc giúp chủ hàng lập những chứng từ về hàng hoá, chứng
từ về bảo hiểm, chứng từ về thanh tốn... Trong đó có thể đề cập đến một số chứng từ
chủ yếu sau:


-

Giấy chứng nhận xuất xứ

15


Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người xuất
khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người xuất khẩu
xác nhận. Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tuỳ theo chính sách của Nhà
nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế. Nó cũng cần thiết cho việc theo dõi
thực hiện chế độ hạn ngạch. Ðồng thời trong chừng mực nhất định, nó nói lên phẩm
chất của hàng hố bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất có ảnh hưởng tới
chất lượng hàng hố.
-

Hố đơn thương mại
Sau khi giao hàng xuất khẩu, người xuất khẩu phải chuẩn bị một hố đơn thương
mại. Ðó là u cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi
trên hố đơn.

-

Phiếu đóng gói
Phiếu đóng gói là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng.
Phiếu đóng gói được sử dụng để mơ tả cách đóng gói hàng hố ví dụ như kiện hàng
được chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng, trọng lượng của bao gói,
kích cỡ bao gói, các dấu hiệu có thể có trên bao gói... Phiếu đóng gói được đặt trong
bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi để trong một túi gắn

bên ngồi bao bì.

-

Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng
Ðây là một chứng thư mà người xuất khẩu lập ra, cấp cho người nhập khẩu nhằm
xác định số trọng lượng hàng hoá đã giao. Tuy nhiên để đảm bảo tính trung lập trong
giao hàng, người nhập khẩu có thể yêu cầu người xuất khẩu cấp giấy chứng nhận
số/trọng lượng do người thứ ba thiết lập như Công ty giám định, Hải quan hay người
sản xuất.

-

Chứng từ bảo hiểm
NGN theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể mua bảo hiểm cho hàng hoá.
Chứng từ bảo hiểm là những chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp cho các đơn vị xuất
nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hoá đã được bảo hiểm và là bằng chứng của hợp
đồng bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm (Insurance
Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate).
16


Khi nhận hàng nhập khẩu, NGN phải tiến hành kiểm tra, phát hiện thiếu hụt, mất
mát, tổn thất để kịp thời giúp đỡ người nhập khẩu khiếu nại đòi bồi thường.
Một số chứng từ có thể làm cở sở pháp lý ban đầu để khiếu nại địi bồi thường, đó là:
-

Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo-

ROROC).

Ðây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hàng hoặc toàn
bộ số hàng trên tàu để xác nhận số hàng thực tế đã giao nhận tại cảng dỡ hàng qui
định.Văn bản này có tính chất đối tịch chứng minh sự thừa thiếu giữa số lượng hàng
thực nhận tại cảng đến và số hàng ghi trên bản lược khai của tàu. Vì vậy đây là căn cứ
để người nhận hàng tại cảng đến khiếu nại người chuyên chở hay công ty bảo hiểm
(nếu hàng hoá đã được mua bảo hiểm). Ðồng thời đây cũng là căn cứ để cảng tiến
hành giao nhận hàng nhập khẩu với nhà nhập khẩu và cũng là bằng chứng về việc cảng
đã hoàn thành việc giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng số lượng mà mình thực
tế đã nhận với người chuyên chở.
- Biên bản kê khai hàng thừa thiếu (Certificate of shortlanded cargo-CSC)
Khi giao nhận hàng với tàu, nếu số lượng hàng hoá trên ROROC chênh lệch so
với trên lược khai hàng hố thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biên bản hàng thừa
thiếu. Như vậy biên bản hàng thừa thiếu là một biên bản được lập ra trên cơ sở biên
bản kết toán nhận hàng với tàu và lược khai.
- Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ (Cargo outum report- COR)
Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng hố bị
hư hỏng đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận, kho hàng) và tàu phải cùng
nhau lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ của hàng hoá. Biên bản này gọi là biên bản
xác nhận hàng hư hỏng đỏ vỡ do tàu gây nên.
- Biên bản giám định phẩm chất (Survey report of quality)
Ðây là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hoá tại nước người nhập
khẩu (tại cảng đến) do một cơ quan giám định chuyên nghiệp cấp. Biên bản này được
lập theo qui định trong hợp đồng hoặc khi có nghi ngờ hàng kém phẩm chất.
- Biên bản giám định số lượng/ trọng lượng
Ðây là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng thực tế của lô hàng được dỡ khỏi
17


phương tiện vận tải (tàu) ở nước người nhập khẩu. Thông thường biên bản giám định
số lượng, trọng lượng do công ty giám định cấp sau khi làm giám định.

- Biên bản giám định của công ty bảo hiểm.
Biên bản giám định của công ty bảo hiểm là văn bản xác nhận tổn thất thực tế
của lô hàng đã được bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp để làm căn cứ cho việc bồi
thường tổn thất.
- Thư khiếu nại
Đây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếu nại thoả mãn
yêu sách của mình do người bị khiếu nại đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (hoặc khi hợp
đồng cho phép có quyền khiếu nại).
- Thư dự kháng (Letter of reservation) :
Khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận hàng thấy có nghi ngờ gì về tình
trạng tổn thất của hàng hố thì phải lập thư dự kháng để bảo lưu quyền khiếu nại địi
bồi thường các tổn thất về hàng hố của mình. Như vậy thư dự kháng thực chất là một
thông báo về tình trạng tổn thất của hàng hố chưa rõ rệt do người nhận hàng lập gửi
cho người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở. Sau khi làm thư dự kháng để
kịp thời bảo lưu quyền khiếu nại của mình, người nhận hàng phải tiến hành giám định
tổn thất của hàng hoá và lập biên bản giám định tổn thất hoặc biên bản hàng đổ vỡ hư
hỏng để làm cơ sở tính tốn tiền địi bồi thường.
Tóm lại, Giao nhận vận tải hàng hoá nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển là
nghiệp vụ phức tạp trong buôn bán quốc tế. Hợp đồng xuất nhập khẩu chỉ có thể thực
hiện được khi hoạt động giao nhận vận tải được thực hiện. Hợp đồng xuất nhập khẩu
là hợp đồng thay đổi quyền sở hữu song quyền sở hữu di chuyển như thế nào phải cần
đến giao nhận và vận tải. Giao nhận và vận tải đóng vai trị hết sức quan trọng trong
buôn bán quốc tế.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CƠNG TY TIẾP VẬN EZ SHIPPING
3.1. Tổng quan về công ty tiếp vận EZ shipping
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH tiếp vận EZ
shipping

18



Công ty TNHH tiếp vận EZ shipping được thành lập đi vào hoạt động từ ngày
04/04/2012 với nhiều chức năng và dịch vụ như: Dịch vụ vận tải biển hàng nguyên
container và hàng lẻ, Dịch vụ vận tải hàng không, Dịch vụ khai hải quan, Vận tải bộ,
cho thuê kho bãi, Tư vấn quy trình xuất nhập khẩu, tra mã HS, đóng gói hàng hóa, …
Tự hào là một cơng ty thuần Việt năng động, chuyên nghiệp và được xây dựng
dựa trên nền tảng: con người, công nghệ và chất lượng dịch vụ. Có trụ sở chính đặt tại
Hà Nội, các chi nhánh tại Hải Phịng, Tp.HCM và có mạng lưới đại lý trên hàng trăm
nước trên thế giới, EZ SHIPPING cam kết mang lại những tiện ích dễ sử dụng và giá
trị gia tăng cao nhất; đó là một "Dịch vụ tồn cầu - Chăm sóc địa phương".
Sứ mệnh: Am hiểu tập quán địa phương, tạo ra sự tiện lợi và giá trị gia tăng cao
nhất cho khách hàng, đem nền văn hóa Việt Nam đến với thế giới.
Tầm nhìn: Bằng địn bẩy cơng nghệ thơng tin, am hiểu tập quán địa phương,
phát triển EZ SHIPPING thành một thương hiệu thuần Việt đẳng cấp tại thị
trường Việt Nam và thương hiệu quen thuộc trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, …
Hiện nay công ty EZ Shipping phục vụ các tuyến đường khá đa dạng nhằm tạo ra
những thuận lợi tối đa cho khách hàng. Các tuyến đường chính của EZ Shipping được
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Các tuyến đường chính EZ Shipping thực hiện dịch vụ xuất-nhập khẩu
trên tồn cầu
STT

Khu vực

Tuyến chính

Các nước phổ biến


1

Châu Âu

Hamburg…

Pháp, Đức…

2

Đông Nam Á

Singapore, Bangkok, Port

Singapore, Thailand,

lang, Ja arta, Phnom penh… Malaysia, Indonesia, Campuchia…
Hongkong, Pusan, Kaoshiung,

3

4

19

Châu Á

Châu Mỹ

Shanghai Keelung, Tokyo,


Hong Kong, Korea,

Kobe, Osa a, Qingdao…

Taiwan, Japan, China…

Longbeach, Los Angeles,
Portland, Houston…

USA, Canada…


5

Châu Đại

Melboune, Sydney,

Dƣơng

Prtoiantle…

Australia, Newzealand…
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

3.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty

Mặc dù, khi mới bắt đầu cho hoạt động kinh doanh, khởi đầu cho việc xâm
nhập thị trường cịn khó khăn, tuy nhiên với những tiềm lực tài chính mạnh, quy

mơ hoạt động rộng lớn, mạng lưới mở rộng toàn cầu, hoạt động kinh doanh mang
tính chuyên nghiệp và uy tín tạo nên kết quả, kết quả hoạt động kinh doanh phản
ánh phần nào vài trò của EZ shipping logistics trên thị trường Việt Nam cũng như
đưa ra thị trường thế giới.
Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2016- 2019

Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thế

2016
500.650
250.000
233.758

2017
886.866
478.773
421.109

2018
422.278
232.252
197.665

2019
750.546
412.803

357.468

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo hàng năm)
Bảng 3.3: Tốc độ doanh thu và lợi nhuận 2016 – 2019
2017 So với
2018

2018 So với
2019

Doanh thu lần 1 1.736616

0.485098

1.77739266

Lợi nhuận lần 1

0.476146

1.777374147

Chỉ tiêu

2016 So với
2017

1.771429

(Nguồn: Tự tổng hợp)


Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy hoạt động của EZ shipping đã ngày một
đi sâu vào thị trường, năm 2016 sau một thời gian ngắn thành lập công ty những EZ
đã có lợi nhuận là 233.758 triệu đồng . Doanh thu năm 2016 là 500.650 triệu đồng
còn thấp so với doanh nghiệp nước ngoài nhưng đối với EZ là một thành công sau
một thời gian ngắn sau những năm tháng bắt đầu đi vào hoạt động của công ty. Đây
cũng coi là một kết quả đáng ngạc nhiên cho EZ và cũng như cho cả ngành dịch vụ
logistics. Điều này chứng tỏ rằng đây là một thị trường cần được khải thác sâu hơn
20


và cần sự hỗ trợ của các nhà đầu tư. Vào cuối năm 2016 công ty EZ shipping bắt
đầu đi vào và tiến hành thêm một số dịch vụ thu mua ủy thác, dịch vụ thuê kho bãi
do đó doanh thu của năm 2017 tăng đáng kể 886.886 triệu đồng hơn 386.216 triệu
như vậy là lợi nhuận tăng 1.771429% so với năm trước. Nhìn vào con số trên có thể
thấy rằng EZ shipping đã định đướng hướng đi kinh doanh và chiến lược đúng đắn
mặc dù vẫn còn những bất lợi khó khăn từ thị trường. EZ đã đạt được tiềm lực về
tài chính vững mạnh và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm từ đó phát triển cơng
ty ngày một đi lên và thị trường ngày càng mở rộng hơn ở nhiều khu vực.
Con số trên có được trong 4 năm qua cho thấy tốc độ và sự biến đổi về doanh
thu cũng như lợi nhuận theo hướng tích cực song những con số này cũng có tầm
ảnh hưởng quan trọng trong quá trình định hướng và phát triển kinh doanh của EZ
shipping. Dưới đây là biểu đồ phản ánh kết quả kinh doanh với hai chỉ tiêu chính
đó là doanh thu và lợi nhuận trước thuế . Trong đó sẽ phản ánh được phần nào của
hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng trưởng trên thị trường.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty EZ
Shipping
(Nguồn: Tự tổng hợp)

Doanh thu trong những năm gần đây cho thấy sự biến động đáng chú ý. Tốc

độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận cũng có sự thay đổi và những biến động,
nhìn chung EZ shipping cũng đã thể hiện được khả năng đứng vững cảu mình trên
thị trường dịch vụ logistics của Việt Nam và đứng vững sau những khó khăn mà EZ
Shipping gặp phải. Đó là nhờ vào q trình quản trị và đào tạo nhân lực đúng cách
và hiệu quả. Và nhờ vào việc chăm sóc và tạo dựng các mối quan hệ lâu dài cùng
với các đối tác lớn.
3.1.3. Tình hình giao nhận hàng nhập khẩu của cơng ty EZ Shipping
Bảng 3.4 : Tổng doanh thu cho các dịch vụ chính của cơng ty TNHH EZ Shipping
từ năm 2017-2019:

Đơn vị: triệu đồng
STT
1
21

Loại hình dịch vụ
Vận tải đường biển

Năm 2017
432.556

Năm 2018
202.320

Năm 2019
170.680


2


Vận tải đường hàng
107.810
70.450
59.345
không
Vận tải bộ
196.265
80.567
72.148
Vận tải đường sắt
150.235
68.941
55.295
Tổng doanh thu
886.866
422.278
357.468
(Nguồn: Phịng kinh doanh cơng ty TNHH tiếp vận EZ Shipping)

3
4

Với tư cách là một công ty chuyên về dịch vụ xuất nhập khẩu nên hoạt động giao
nhận hàng hoá đóng vai trị vơ cùng quan trọng với cơng ty vì các hợp đồng mà khách
hàng ký kết chủ yếu với công ty là hợp đồng dịch vụ xuất nhập khẩu. Trong đó hoạt
động giao nhận hàng nhập khẩu đường biển là chiếm tỷ trọng nhiều hơn.
Bảng 3.5: Tỷ trọng hàng nhập khẩu đường biển của công ty EZ Shipping giai
đoạn 2017 – 2019
Năm
2017

2018
2019
Tổng

Tổng lượng hàng Hàng nhập đường biển
Triệu đồng
Tỷ lệ
nhập
530.6
340.1
64.09%
281.3
170.3
60.54%
238.6
145.3
60.89%
1110.5
595.7
84.78%
(Nguồn : phịng kinh doanh)

Có thể thấy rằng trên 60% lượng hàng công ty đang chịu trách nhiệm làm thủ tục
nhập khẩu là bằng đường biển. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc giao nhận
hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty hiện nay là rất lớn. Thực hiện quá trình
giao nhận tốt, nhanh gọn giúp cơng ty nhanh chóng hồn thành hợp đồng, giữ được
lịng tin cũng như uy tín trong lịng khách hàng. Phần lớn khách hàng của EZ Shipping
sử dụng hình thức vận tải nhập khẩu bằng đường biển. Chính vì điều đó mà hoạt động
giao nhận hàng hoá nhập khẩu đã trở thành khâu then chốt trong cả quá trình hoạt
động của cơng ty.

3.2. Phân tích quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công
ty TNHH tiếp vận EZ shipping
Ở chương 2 đã tìm hiểu sơ lược về quy trình nhận hàng nhập khẩu hàng hóa bằng
đường biển, song có thể nắm rõ hơn thực tế quy trình giao nhận hàng nhập diễn ra
nhưn thế nào, những sai sót có thể xảy ra ở từng bước, trong chương 3 này sẽ tìm hiểu
chi tiết về quy trình nhập khẩu hàng hóa tại cơng ty EZ Shipping trong bộ chứng từ
hóa đơn thương mại số AL-20019, quy trình gồm các bước sau:
22


Nhận chứng từ
liên
quan đến NK
Nhân viên giao nhận
PHỊNG GIAO
NHẬN

KHÁCH
HÀNG

Nắm tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải

Chuẩn bị chứng từ nhận hàng nhập khẩu

Nhận hàng hóa tại địa điểm quy định
Quyết tốn chi phí

Sơ đồ 3.2: Quy trình nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
tại cơng ty TNHH tiếp vận EZ shipping
(Nguồn: tự tổng hợp)

Bước 1: Nhận thông báo về lơ hàng từ đại lý nước ngồi
Trước khi gửi hàng về Việt Nam các Đại lý nước ngoài đều gửi thông báo chi tiết
về lô hàng cho EZ Shipping bằng email bao gồm:
Vận đơn chính (MBL): Trên vận đơn chính thể hiện số vận đơn, chuyến tàu, ngày
tàu chạy, tên người gửi, người nhận, số cont, số seal, số ký, số khối.
Bảng kê khai hàng hóa (Manifest).
Hóa đơn (Invoice) và Phiếu đóng gói (Packing list) của lơ hàng và các giấy tờ
khác (nếu có).
Khi đã nhận được email này, nhân viên của phòng Đại lý vận tải cần phải kiểm
tra thơng tin trên bộ hồ sơ có đồng bộ, chính xác hay khơng và xác nhận với Đại lý
23


nước ngồi. Sau đó nhân viên giao nhận cần phải căn cứ theo thông báo này tiến hành
theo dõi và kiểm tra hành trình của chuyến tàu với hãng.
Kiểm tra chứng từ là khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình, mỗi chứng từ đều
có chức năng riêng biệt nhưng chúng có mối quan hệ rang buộc lẫn nhau. Nhân viên
chứng từ sẽ kiểm tra tính hợp lệ và tính đồng nhất của những chứng từ trên để khâu
làm thủ hải quan nhanh chóng và thuận lợi.
Trong bộ chứng từ hóa đơn thương mại số AL-20019 thì nhân viên chứng từ cần
kiểm tra kĩ lưỡng và chú ý những nội dung sau:




Kiểm tra hóa đơn thương mại
Số của hóa đơn: AL-20019
Ngày phát hành hóa đơn: 13/03/2020
Thơng tin bên mua: CAT TUONG TRADING & SERVICE JOINT STOCK














COMPANY
Thơng tin bên bán: AMILI ENTERPRISES LTD.
Tên hàng: HP LASERJET PRO M404DN PRINTER
Số lượng hàng: 525 PCS
Đơn giá: 145.000$
Tổng giá trị: 76,125.000 $
Điều kiện cơ sở giao hàng: CIF HAI PHONG
Kiểm tra packing list
Số và ngày phát hành invoice trên packing list: 13/03/2020
Tên hàng: HP LASERJET PRO M404DN PRINTER
Số lượng: 525 PCS
Trọng lượng tịnh: 5,410.000 KGS
Quy cách đóng gói: EACH UNIT, HAS BEEN PACKED CAREFULLY IN STRONG








CLOSED CARTON AS PER INTERNATIONAL EXPORT STANDARD
Kiểm tra Billl of loading
Số Billl of loading: YMLUA011026566
Số cont: 1
Số seal/marks & Nos: CAN AEFTAR6CS
Thông tin về người gửi hàng: AMOLI ENTERPRISES LTD.
Thông tin về người nhận hàng: CAT TUONG TRADING & SERVICE JOINT STOCK








COMPANY
Tên cảng dỡ hàng: HAI PHONG
Tên tàu: OOCL YOKOHAMA
Tên cảng bốc hàng: SYDNEY
Tên hàng: HP LASERJET PRO M404DN PRINTER
Số lượng: 525 PCS
Trọng lượng tịnh: 5,410.000 KGS
24


Bước 2: Chuẩn bị chứng từ nhận hàng nhập khẩu
Nhận giấy báo hàng đến (Arrival notice)
Yêu cầu người nhận hàng khi đến nhận chứng từ cần xuất trình các giấy tờ sau:

Giấy báo nhận hàng, Giấy giới thiệu của cơ quan (nếu là hàng của các cơ quan, tổ
chức), hoặc Hộ khẩu và CMND, Bill gốc và đóng phí chứng từ cũng như các chi phí
khác.
Trên thơng báo hàng đến cho người nhận hàng sẽ thể hiện các thông tin sau:








Người nhận hàng: CAT TUONG TRADING & SERVICE JOINT STOCK COMPANY
Chuyến tàu: YM INTELLIGENT
Ngày tàu cập cảng: 05/04/2020
Số cont: TLLU2259867
Số seal: MLAU1522809
Số khối: 29.560CBM
Tên hàng: HP LASERJET PRO M404DN PRINTER
Nhận lệnh giao hàng (D/O)
Khi ngày tháng đã cận kề ngày dự kiến tàu đến, nhân viên giao nhận cần chủ
động liên lạc với hãng tàu là tàu đã về hay chưa, lúc nào sẽ cập cảng dỡ. Sau khi biết
tàu đã cập cảng dỡ, nhân viên giao nhận cầm vận đơn surrender và giấy giới thiệu
cùng với chứng minh thư đi đến văn phòng đại diện của hãng tàu, tại địa chỉ được thể
hiện trên giấy báo hàng đến để lấy D/O.
Sau khi đến văn phòng đại diện của hãng tàu, trình giấy giới thiệu, vận đơn
surrender, chứng minh thư cho nhân viên của văn phòng đại diện hãng tàu, nhân viên
này sẽ tiếp nhận và sẽ đưa ra mức phí phải đóng. Nhân viên giao nhận đóng phí theo
u cầu, kí tên vào biên lai thu tiền, biên lai giá trị gia tang nhận D/O và các biên. Khi
nhận D/O thì trên D/O sẽ được văn phịng đại diện đóng con dấu của hãng tàu (tại Việt

Nam).
Vì khi người nhận hàng giao chứng từ cho công ty EZ Shipping thì người nhận
hàng đã kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, hay đã tu chỉnh khi xảy ra bất hợp lệ, nên
các số liệu trong các chứng từ đã khớp với nhau, lúc này khi nhận D/O, nhân viên giao
nhận chỉ cần đối chiếu nội dung D/O với vận đơn là đủ, nhằm phát hiện ra sai sót của
D/O và chỉnh sửa ngay, tránh trường hợp D/O khơng có giá trị hiệu lực. Vậy khi nhận
lệnh, nhân viên giao nhần cần đối chiếu lệnh với vận đơn ngay khi còn ở đại lý hãng
25


×