Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn ngành luật chính sách và giải pháp quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận 5, tp hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------

NGUYỄN ĐÌNH Q

CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5, TP. HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------

NGUYỄN ĐÌNH Q

CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5, TP. HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Mã số: 8310102
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ ANH TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu, thơng tin và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu khoa học nào khác. Nếu cơng trình có sai sót, tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm trước hội đồng và nhà trường.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Quý


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH, CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH .....................................................................9
1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động du lịch ...................................................9
1.2. Chính sách, công tác quản lý nhà nước về du lịch và phân cấp quản lý
nhà nước về du lịch ở cấp Quận......................................................................16
1.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về hoạt động du lịch .........................27
1.4. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về du lịch ở một số địa phương ...28
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ...............34
2.1. Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của Quận 5 tác động đến du lịch ......34

2.2. Tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn Quận 5 hiện nay ...............44
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Quận 5.....48
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
Quận 5 ............................................................................................................58
Chương 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .........................................................................................63
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước .........................................................63
3.2. Phương hướng, mục tiêu của Quận 5 trong thời gian tới........................65
3.3. Giải pháp và kiến nghị ............................................................................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

DL

Du lịch

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


KH&CN

Khoa học và công nghệ

LHQ

Liên hợp quốc

QLNN

Quản lý nhà nước

TAT

Cơ quan du lịch quốc gia Thái Lan

THPT

Trung học phổ thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TW

Trung ương

UBND


Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên Hợp Quốc

UNWTO

Tổ chức Du lịch thế giới

VHTT

Văn hóa thể thao

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1. Số lượt khách quốc tế đến Quận 5 giai đoạn 2015 - 2017 .....................44
Biểu đồ 2.2. Số lượt khách nội địa đến Quận 5 giai đoạn 2015 - 2017 ...................45
Biểu đồ 2.3. Doanh thu du lịch của Quận 5 giai đoạn 2015 - 2017 .............................48



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượt du khách đến Quận 5 và TP. HCM giai đoạn 2015 - 2017 .........44
Bảng 2.2. Doanh thu từ du lịch của Quận 5 và TP. HCM giai đoạn 2015 - 2017 ....45


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh có q trình hình thành và phát triển hơn
300 năm, các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Thành phố là những dấu ấn về
vật chất và tinh thần phản ánh những giá trị lịch sử, văn hóa của thành phố trong
quá trình khai phá, xây dựng, đấu tranh của nhiều thế hệ cư dân ở vùng đất này
trong tiến trình lịch sử. Cùng theo dòng chảy lịch sử, Quận 5 được hình thành và
phát triển trên vùng đất khá xa xưa - vùng Chợ Lớn. Xưa và nay Quận 5 luôn được
coi là một trung tâm thương mại quan trọng của Thành phố; Quận 5 không chỉ là
một trung tâm sản xuất, kinh doanh, thương mại mà còn là một trong những trung
tâm văn hóa của Thành phố, với đời sống văn hóa đa dạng và phong phú. Đến với
Quận 5 như được sống trong sự giao lưu, hòa quyện các loại hình văn hóa, giao hịa
giữa nét văn hóa có bề dày lịch sử với văn hóa hiện đại, dấu ấn của các cộng đồng
dân cư, của lịch sử đã góp phần tạo nên nét đặc sắc về đời sống văn hóa Quận 5.
Tự hào một Quận 5 năng động về kinh tế, phong phú về văn hóa, càng tự hào
hơn khi Quận 5 có đến 19 di tích được cơng nhận trong đó có 11 di tích cấp quốc
gia và 8 di tích cấp thành phố. Trong đó, quận có ba di tích lịch sử văn hóa: Chùa
Thiên Tôn - cơ sở nội thành, là nơi tiếp tế nuôi quân và là nơi bảo vệ các cán bộ
Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ;
Ngô nhà số 5 Châu Văn Liêm - di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi
Bác dừng chân trước khi ra đi tìm đường cứu nước; Khu di tích trại giam Bệnh viện
Chợ Quán - là nơi đồng chí Trần Phú bị giam giữ và hi sinh. Có 6 Hội quán lớn

thuộc các nhóm ngơn ngữ được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia:
Chùa Bà Tuệ Thành, Chùa Ông Nghĩa An, Nhị Phủ Miếu, Chùa Bà Quỳnh Phủ,
Chùa Bà Ông Lăng, Chùa Bà Hà Chương, Nhà thờ tổ thợ bạc Lệ Châu Hội quán,
Đình Minh Hương, Hội Quán Nghĩa Thuận,… Các di tích kiến trúc nghệ thuật cấp
thành phố gồm: Đình Tân Kiểng, Từ đường Họ Lý, Từ đường Phước Kiến, Hội
quán Tam Sơn, Hội quán Phước An, Trường THCS Hồng Bàng, Trường THPT
chuyên Lê Hồng Phong,… Đó là những di sản có giá trị về mặt lịch sử, chính trị -


2

xã hội, là bản sắc văn hóa dân tộc, là những dấu ấn của thời gian, của lịch sử, là tài
sản vô giá của nhân dân được sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ngoài ra,
Quận 5 cũng là một trong những Quận của thành phố có nét văn hóa rất riêng về ẩm
thực, các món ăn truyền thống của người Hoa. Bên cạnh đó, Quận 5 cũng là nơi tập
trung các phố chuyên doanh truyền thống điển hình như: Phố Lồng đèn, Phố Đơng
y, Phố vàng, bạc, trang sức, đá quý,… Các trung tâm thương mại lớn tại Quận 5 có
được hình thành từ rất sớm và luôn nhộn nhịp, tấp nập: Trung tâm Thương mại An
Đông Plaza, Thuận Kiều Plaza, Chợ Kim Biên, Chợ Hịa Bình,…
Chính vì các đặc điểm trên, Quận 5 có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển
du lịch trên địa bàn. Thời gian qua, Ban Thường vụ Quận ủy Quận 5 đã ban hành
Chương trình hành động 04-CTrHĐ/QU về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ Quận 5 lần thứ XI về “Phát huy tiềm năng và lợi thế của Quận 5, từng bước xây
dựng và phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn giai đoạn 2015 đến 2020”. Chương
trình nhằm mục đích phát triển du lịch đồng thời với việc duy trì và phát huy các giá
trị văn hóa trên địa bàn quận, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Phát triển du
lịch tham quan di tích lịch sử, di tích kiến trúc, các hoạt động văn hóa lễ hội; du lịch
mua sắm, thưởng thức ẩm thực, chữa bệnh. Tập trung đầu tư, tu bổ các cơng trình
kiến trúc, các di tích lịch sử, di tích văn hóa của quận, nâng cao chất lượng các
chương trình nghệ thuật, hoạt động lễ hội truyền thống của cộng đồng các dân tộc

trên địa bàn quận; xác lập, quảng bá danh mục địa chỉ ẩm thực đặc sắc. Xây dựng
mơi trường du lịch thân thiện, an tồn. Bên cạnh đó, khơng ngừng phát huy tính sáng
tạo, tư duy đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về những nét văn hóa đặc sắc
trên địa bàn Quận 5 đến người dân trong nước và khách quốc tế. Tuyên truyền, nâng
cao nhận thức của nhân dân về giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; về
vấn đề vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị; văn hóa trong lối sống và ứng xử nhằm
xây dựng một hình ảnh điểm đến Quận 5 văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập,… đã làm cho du lịch trở thành
“ngành công nghiệp khơng khói”. Đặc điểm của ngành này là vốn ban đầu không cần
nhiều, điều kiện kinh doanh không cao nhưng đồng vốn quay vòng mang lợi nhuận


3

cao. Với tiềm năng, lợi thế về du lịch của Sài Gịn - Chợ Lớn nói chung, Quận 5 nói
riêng nếu có cách làm hiệu quả, thì kết quả về mặt kinh tế, xã hội do du lịch đem lại
là không nhỏ. Muốn vậy, quản lý hoạt động du lịch, trước hết là quản lý nhà nước là
đặc biệt cần thiết, vì nó bảo đảm cho hoạt động du lịch phát triển bền vững, hiệu quả,
an toàn. Trong bối cảnh ấy, nghiên cứu về chính sách và giải pháp về quản lý nhà
nước về du lịch trên địa bàn Quận 5, TP. Hồ Chí Minh hiện nay là rất cần thiết và cấp
bách cả trong trước mắt và lâu dài để duy trì và phát huy các giá trị văn hóa, nâng cao
đời sống, văn hóa tinh thần của cư dân địa phương. Chính vì vậy, học viên xin chọn
đề tài “Chính sách và giải pháp quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Quận 5,
TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sĩ để nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về du lịch và đề xuất một số giải
pháp hồn thiện chính sách quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Quận 5.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận văn
Vấn đề nghiên cứu về du lịch và công tác quản lý nhà nước về du lịch ở Việt
Nam đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, tác giả đề cập từ cấp quốc gia đến các tỉnh,
thành trong cả nước. Trong đó, có một số cơng trình nghiên cứu đã đề cập những

khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch như: Tổ chức lãnh thổ du lịch của Lê
Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998) tổng quan cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ du
lịch, khái quát sự phân hóa lãnh thổ du lịch Việt Nam và giới thiệu các vùng du lịch
Việt Nam; cuốn Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam do Phạm Trung Lương
chủ biên đã hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn trong đánh giá tài nguyên và môi
trường du lịch Việt Nam (2011); Tài nguyên du lịch (2007) của Bùi Thị Hải Yến
(chủ biên)… cung cấp những vấn đề lý luận và bức tranh chung về phát triển du
lịch, tài nguyên du lịch Việt Nam; Địa lý du lịch do Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và
tập thể tác giả (2010) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch Việt Nam. Và đặc biệt, đã có
các cơng trình khoa học của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch về Cơ sở khoa học
và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2020; của Bộ Văn hóa, Thể thao


4

và Du lịch về Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030, Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020, … Những
cơng trình trên đã phân tích cơ sở lý luận cho phát triển du lịch, đánh giá tổng hợp
tài nguyên phục vụ du lịch, dự báo nhu cầu chiến lược phát triển du lịch, đánh giá
hiệu quả kinh tế - xã hội của phát triển du lịch, là những tài liệu quý giá cho quá
trình nghiên cứu của đề tài. Ngồi ra, cơng tác quản lý nhà nước về du lịch có rất
nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về du lịch trên địa
bàn các tỉnh, thành như Hà Nội, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Quảng Nam, Bắc
Ninh,…Luận án tiến sĩ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh của tác giả Trịnh
Đăng Thanh (2004) với đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động
du lịch ở Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính của tác giả Đinh Thị
Thùy Liên (2016) với đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh”. Riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh, đã có rất nhiều bài viết nghiên cứu về

hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố, tuy nhiên, về công tác quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn thành phố cũng còn hạn chế. Tất cả các cơng trình nghiên
cứu trên đã xây dựng nên cơ sở lý luận khá vững chắc về công tác quản lý nhà nước
về du lịch để tác giả có thể tham khảo và nghiên cứu cho đề tài của mình.
Đối với riêng trên địa bàn Quận 5, có một số cơng trình nghiên cứu tổng hợp
về du lịch trên địa bàn Quận 5 như “Tự hào di sản văn hóa Quận 5” của Phịng Văn
hóa Thơng tin Quận 5 cùng một số ấn phẩm cẩm nang du lịch Quận 5; tuy nhiên,
chưa có một đề tài chính thức nào nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về du
lịch trên địa bàn Quận ngồi các chương trình của các cấp, các ngành trên địa bàn
Quận và một số bài viết trên báo chí bàn về tình hình du lịch trên địa bàn Quận.
Từ đó, tác giả đã tham khảo các cơng trình khoa học, các bài viết của nhiều tác
giả và chọn nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước cùng với các chính sách về du
lịch trên địa bàn Quận 5. Bên cạnh đó, tác giả có những đề xuất một số giải pháp
nhằm hồn thiện chính sách quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Quận 5.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu


5

Nghiên cứu lý luận và thực trạng về hoạt động du lịch và công tác quản lý nhà
nước về du lịch; luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản
lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của
ngành du lịch trên địa bàn Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về hoạt động du lịch nói chung; luận
văn đưa ra khái niệm về du lịch, chính sách quản lý nhà nước về du lịch và các khái
niệm có liên quan; nghiên cứu các tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình
quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Quận.
- Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng về du lịch trên địa bàn Quận 5, thành

phố Hồ Chí Minh;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du
lịch trên địa bàn Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách và cơng tác quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn Quận 5. Chính sách của chính quyền Quận 5 về hoạt động du
lịch trên địa bàn quận bao gồm những biện pháp, kế hoạch cụ thể để thực hiện chủ
trương chung về quản lý và phát triển du lịch. Công tác quản lý nhà nước về du lịch
bao gồm tổng thể các hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà
nước thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động du lịch phát triển bền vững.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình hoạt động
du lịch và cơng tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Quận 5.
- Giới hạn về không gian: địa bàn Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
- Giới hạn về thời gian: Tác giả tập trung nghiên cứu tình hình du lịch và
công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
tập trung trong 03 năm từ 2015 đến hết năm 2017. Tác giả chọn 03 năm như nguyên
lý tính hiệu quả kinh doanh trong kinh tế học áp dụng vào quản lý nhà nước để có


6

sự so sánh tương quan giữa 03 năm, nhận thấy được sự phát triển chất lượng du lịch
qua từng năm. Bên cạnh đó, số liệu được tác giả sử dụng từ năm 2015 vì năm 2015
là năm thơng qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 5 lần thứ XI về vấn đề “Phát
huy tiềm năng và lợi thế của Quận 5, từng bước xây dựng và phát triển dịch vụ du
lịch trên địa bàn giai đoạn 2015 đến 2020”.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận

Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính
sách, pháp luật của Nhà nước pháp quyền Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
cơng tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Quận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, nghiên cứu tài liệu, thu thập, phân
tích tài liệu để thu thập thông tin và hệ thống hóa các cơng trình nghiên cứu khoa
học có liên quan đến đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp so sánh: sử dụng phương pháp này để so sánh giữa 03 năm,
xem xét năm nào có chất lượng cao nhất, tìm ra ngun nhân. Bên cạnh đó, phương
pháp này còn được sử dụng để phục vụ xem tình hình hoạt động du lịch các năm,
các địa phương với đặc điểm khách quan khác nhau.
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: phương pháp này được sử dụng để
điều tra, khảo sát nhân dân và du khách trên địa bàn Quận.
+ Phương pháp thống kê: phương pháp này phục vụ cho các số liệu qua các
năm về tình hình du lịch và các số liệu về hoạt động du lịch trên địa bàn Quận.
+ Phương pháp phỏng vấn: sử dụng phương pháp này cho những câu hỏi trực
tiếp, địi hỏi có chiều sâu; thường sử dụng đối với đối tượng lãnh đạo trong việc đề
ra và thực thi các chính sách về du lịch trên địa bàn Quận.


7

+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: tham khảo các ý kiến của các nhà khoa
học, nghiên cứu, các chuyên gia lĩnh vực du lịch, các chính sách du lịch có chun
mơn, các thầy cơ giảng dạy tại trường đại học chuyên ngành liên quan.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: phương pháp này được sử dụng để làm
nền tảng đề ra các giải pháp để phát huy việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về du lịch.

+ Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: dùng để xử lý các bảng
số liệu thu thập, khảo sát được.
+ Phương pháp đúc rút kinh nghiệm từ các địa phương và các nước trên thế
giới: học hỏi kinh nghiệm quản lý nhà nước từ các quốc gia trong khu vực Đơng
Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung và các địa phương trong cả nước.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về hoạt động du lịch và
công tác quản lý nhà nước về du lịch.
- Luận văn là một trong số ít những cơng trình đầu tiên nghiên cứu cụ thể về
chính sách, cơng tác quản lý nhà nước về du lịch và các giải pháp nhằm nâng cao
công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Quận 5.
- Những kiến nghị, đề xuất của tác giả nêu trong luận văn sẽ là tài liệu tham
khảo cho việc đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về
du lịch trên địa bàn Quận 5 giai đoạn hiện nay.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu cho sinh viên, học viên chuyên ngành và
cho các cá nhân quan tâm đến chủ đề nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận
văn gồm 03 chương:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH, CƠNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5, TP. HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY.


8

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5, TP. HỒ CHÍ MINH TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.



9

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH, CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch phát triển mạnh ngay từ giữa thế kỷ 19, cho đến ngày nay, nó đã tạo
dấu ấn và trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiện nay, rất nhiều
nước đánh giá chất lượng cuộc sống dựa trên chỉ tiêu đi du lịch của dân cư trong
nước. Chính vì vậy, khái niệm du lịch xuất hiện ngày càng phổ biến ở các quốc gia.
Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, rất nhiều quốc gia vẫn hiểu khái niệm “Du lịch”
theo nhiều cách hiểu khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau.
Theo quan điểm của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ
này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu
khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát
sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên” (Trần Như Đào, 2017).
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà
phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý
tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các
cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”
(Trần Như Đào, 2017).
Theo sự tiếp cận của các đối tượng có liên quan đến hoạt động du lịch thì
khái niệm du lịch được hiểu theo nghĩa sau:
Đối với người đi du lịch thì khái niệm du lịch được hiểu như sau: Hoạt
động du lịch chính là việc con người thực hiện một chuyến đi, một cuộc hành trình
đến một địa điểm nào đó khơng phải nơi cư trú của họ để giải quyết các vấn đề về

nhu cầu được khám phá, được trải nghiệm, thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân.
Đối với người kinh doanh du lịch thì khái niệm du lịch được hiểu như sau:
Hoạt động du lịch là việc người kinh doanh du lịch tổ chức các hoạt động, các điều


10

kiện đáp ứng nhu cầu của người đi du lịch, và cuối cùng người kinh doanh du lịch
sẽ thu được lợi nhuận từ các hoạt động trên.
Đối với cộng đồng dân cư thì khái niệm du lịch được hiểu như sau: Hoạt
động du lịch chính là các hoạt động tại địa phương nhằm giúp mang lại nguồn thu
nhập cho dân cư tại địa phương; bên cạnh đó, thơng qua hoạt động này, địa phương
còn tăng được danh tiếng về đặc điểm văn hóa và tự nhiên, các ngành nghề truyền
thống giới thiệu rộng rãi cho người dân ở những nơi khác. Tuy mang lại lợi ích
nhưng hoạt động này cũng khiến cho người dân tại địa phương bị một số tác động
về đời sống và môi trường, trật tự xã hội,…
Đối với chính quyền địa phương thì khái niệm du lịch được hiểu như sau:
Hoạt động du lịch chính là tổng hòa các điều kiện về cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng phục vụ cho khách du lịch; tổng hòa các hoạt động kinh doanh về du
lịch; trong quá trình tham gia du lịch tại địa phương, khách du lịch sẽ tạo điều kiện
để sản phẩm địa phương được giới thiệu rộng rãi hơn; đời sống của người dân từ đó
được nâng cao chất lượng.
Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá
một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,
khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.” (QH,
2017).
Từ các ý kiến trên, tác giả đưa qua quan niệm khái niệm chung về du lịch:
Du lịch là sản phẩm phi vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu con người về văn hóa,
tinh thần, mở mang hiểu biết,… Du lịch là sự kết hợp giữa các hiện tượng và mối

quan hệ do sự tương tác giữa khách du lịch, doanh nghiệp, chính phủ và cộng đồng
dân cư địa phương trong quá trình thu hút và chào đón khách du lịch.


11

1.1.2. Đặc điểm của các loại hình du lịch
Các loại hình du lịch được phân theo các đặc điểm theo loại hình dịch vụ
trực tiếp thì có các loại sau:
- Các loại hoạt động du lịch liên quan đến dịch vụ du lịch:
+ Dịch vụ thông tin trong hoạt động du lịch. Các hoạt động này bao gồm
tổng hòa các loại hình cung cấp về các thơng tin các chuyến hành trình, điểm đếm,
nơi lưu trú, tất cả các đặc điểm kèm các loại dịch vụ của địa phương nơi khách du
lịch đến.
+ Dịch vụ tư vấn trong hoạt động du lịch. Dịch vụ này là việc các khách du
lịch sẽ được thông tin và hướng dẫn trong việc lựa chọn điểm đến, nơi đến kèm các
nhu cầu đáp ứng cho cá nhân khách du lịch khi tham gia các chuyến hành trình.
+ Dịch vụ tổ chức các chương trình trong hoạt động du lịch. Các nhà kinh
doanh du lịch sẽ xây dựng và tổ chức các loại hình chương trình phục vụ cho khách
du lịch.
+ Dịch vụ bán bn và bán lẻ cho các chương trình du lịch. Khi tham gia
các chuyến du lịch, khách du lịch sẽ được giới thiệu các sản phẩm tại địa phương;
bên cạnh đó, nhà kinh doanh du lịch sẽ bán trọn gói các chuyến du lịch cho khách
du lịch có nhu cầu.
+ Dịch vụ đưa và đón khách du lịch đến các nơi. Dịch vụ này là việc chuẩn
bị các điều kiện về giao thơng để đưa đón khách du lịch đến nơi du lịch.
+ Dịch vụ hướng dẫn viên cho hoạt động du lịch. Đây là tổng hòa các hoạt
động của người hướng dẫn viên du lịch phục vụ cho khách du lịch.
+ Dịch vụ tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm.
Các hoạt động này là việc người kinh doanh du lịch xây dựng và tổ chức các

chương trình phục vụ cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu.
Trong q trình tham gia vào q trình du lịch, các loại hình dịch vụ du lịch
xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của con người, trợ giúp phục vụ cho con người.
- Loại hoạt động thứ hai: quản lý, phát triển các điểm du lịch và sự thu hút
của các điểm du lịch, bao gồm xây dựng, quản lý và vận hành.


12

Các hoạt động thương mại tại các điểm du lịch bao gồm ba nhóm sau:
+ Các nhóm du lịch tự nhiên sử dụng cảnh quan thiên nhiên trở thành một
điểm du lịch hấp dẫn. Nhóm du lịch này tập trung vào việc quảng bá điều kiện tự
nhiên đến cho du khách.
+ Nhóm sử dụng di tích lịch sử và các giá trị văn hóa trở thành một điểm du
lịch hấp dẫn. Nhóm này sẽ quảng bá về các cơng trình kiến trúc nghệ thuật văn hóa,
mang giá trị lịch sử đến cho du khách.
+ Tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng
và mong muốn của khách hàng để tạo nên một điểm thu hút du lịch.
- Loại hoạt động thứ ba: tổ chức các cơ sở phục vụ hoạt động du lịch, bao
gồm việc tạo lập, quản lý và vận hành các cơ sở du lịch và các loại hình sau đây:
+ Tất cả các điều kiện về chỗ ở và nghỉ ngơi dành cho khách du lịch (khách
sạn, nhà nghỉ, biệt thự, nhà ở cho thuê, nhà gỗ, khu cắm trại,...).
+ Cung cấp cho khách du lịch các điều kiện về thực phẩm, đồ uống (nhà
hàng, quán bar, ...).
+ Các điều kiện về dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều trị được cung cấp
cho khách du lịch (massage, spa, nước khoáng, bùn, thể dục, châm cứu, thực phẩm
và đồ uống,…).
+ Cung cấp cho khách du lịch các cơ sở giải trí (hình thức nghệ thuật, vũ
trường, phịng karaoke, trị chơi điện tử, ...).
+ Cung cấp cho khách du lịch các phương tiện vận tải hành khách đến các

điểm du lịch (bao gồm máy bay, tàu, thuyền, ô tô, đường sắt và các phương tiện
khác).
+ Khách du lịch được cung cấp các trung tâm, hoạt động thể thao (sân golf,
sân tennis, phòng tập thể dục đa năng, hồ bơi, sân thể thao, thể thao dưới nước,
hàng hải, hàng không,...).


13

1.1.3. Các yếu tố tác động đến du lịch
1.1.3.1. An ninh chính trị, an tồn xã hội
An ninh chính trị, an tồn xã hội cho khách du lịch, đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành
du lịch.
An ninh quốc gia bảo đảm và an toàn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự ổn
định của đất nước và du khách. Đất nước có bầu khơng khí chính trị hịa bình và
thân thiện sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Chiến tranh dân sự, chiến
tranh xâm lược liên quan đến nhiều loại thiết bị gây hại sẽ phá hủy các hoạt động du
lịch, đặc biệt là phá hủy tài nguyên du lịch, cơng trình kiến trúc của nghệ thuật do
con người sáng tạo ra. Ngồi ra, một thế giới bất ổn chính trị, xung đột chủng tộc và
tôn giáo ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch, có nghĩa là du lịch không thực
hiện “sứ mệnh” thật sự của hoạt động du lịch, gây ra sự hoài nghi, tâm lý lo lắng, sợ
hãi cho du khách. Ngoài ra, thiên tai cũng có tác động tiêu cực đến phát triển du
lịch. Chúng ta có thể thấy Nhật Bản là một quốc gia giàu có và xinh đẹp, nhưng vẫn
bị động đất, gây khó khăn cho sự phát triển du lịch, ngành du lịch phát triển vẫn cịn
thụ động.
Do đó, để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước,
sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và các hoạt động du lịch cũng như
các lĩnh vực kinh tế khác đóng vai trị vơ cùng quan trọng.
1.1.3.2. Kinh tế

Trong quá trình phát triển hoạt động du lịch tại một quốc gia, các điều kiện
thuộc lĩnh vực kinh tế sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy các điều kiện phục
vụ cho hoạt động du lịch của quốc gia đó ngày càng bền vững và phát triển hơn nữa.
Không những thế, một khi hoạt động du lịch phát triển thì nó sẽ mang lại nguồn lợi
to lớn cho đất nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Theo các chuyên gia kinh tế của Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp
Quốc, một quốc gia có thể phát triển một ngành du lịch mạnh mẽ nếu bản thân nước


14

này sản xuất phần lớn của cải cho quốc gia mình, phục vụ phần lớn của cải vật chất
cho ngành du lịch của mình.
Bên cạnh đó, sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm là rất
quan trọng cho sự phát triển của du lịch. Đây là cơ sở quan trọng nhất cho du lịch.
Trong nền kinh tế của đất nước, không thể không đề cập đến việc vận
chuyển. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hai cách: số lượng
và chất lượng. Sự tăng trưởng về số lượng có nghĩa là mạng lưới vận chuyển đến tất
cả các nơi trên thế giới. Chất lượng giao thông ảnh hưởng đến du lịch ở các khía
cạnh sau: tốc độ, an tồn, thoải mái, giá cả.
Trong quá trình phát triển, du lịch vẫn coi nền kinh tế là một trong những
nguồn lực quan trọng nhất. Tác động của điều kiện kinh tế đến phát triển du lịch thể
hiện bằng nhiều cách khác nhau. Hiểu được điều này là một cách để giúp các nhà
quản lý và du lịch phát triển các chính sách phát triển ngành phù hợp.
Việt Nam đang trở nên hội nhập thế giới nhiều hơn. Bằng chứng là Việt
Nam được bầu là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc trong giai đoạn 2008 - 2009 và đã chính thức đảm nhận chức chủ tịch luân
phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc từ ngày 01 Tháng 7 năm 2008 đến ngày
31 tháng năm 2008, trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (01/11/2007)
đã tạo ra một chỉ số uy tín rất cao của Việt Nam trên bối cảnh quốc tế. Nhờ có uy tín

cao, chúng ta rất có năng lực trong phát triển kinh tế và có thể thu hút các sự kiện
thể thao lớn trong khu vực, châu lục và thế giới. Và nếu các sự kiện thể thao lớn
được tổ chức, cơ hội phát triển du lịch là rất lớn. Nhờ có du lịch, chúng ta có cơ hội
quảng bá hình ảnh của đất nước trong mọi lĩnh vực và coi đó là đòn bẩy để thu hút
các sự kiện thể thao khác. Trong nước, cuộc sống của người dân ngày càng cao, số
lượng khách du lịch nội địa ở Việt Nam đã gần đạt đến ngưỡng 80 triệu lượt khách
mỗi năm. Điều này cho phép chúng ta nói rằng vì đời sống kinh tế của người dân
ngày càng cao, tiền lương và tiền thưởng là hấp dẫn. Ở cấp quốc gia, nền kinh tế đã


15

phát triển “thay da đổi thịt”, nhiều dự án cao cấp, nhiều khách sạn và khu nghỉ
dưỡng gắn liền với đầu tư nước ngoài. Đây là cơ sở để chúng ta có cơ sở vật chất và
đảm bảo khả năng hoạt động và chào đón du khách quốc tế tham quan.
Vì vậy, một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sự xuất hiện và phát
triển của du lịch là tình hình kinh tế chung. Sự phát triển của nền kinh tế là tiền đề
của sự ra đời và phát triển của ngành du lịch.
1.1.3.3. Văn hóa
Trình độ học vấn cao góp phần vào sự phát triển của du lịch. Phần lớn
những người tham gia hoạt động du lịch là những người có trình độ giáo dục nhất
định, đặc biệt là những người đi du lịch nước ngồi. Bởi vì họ thích khám phá cảnh
quan, di tích lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc hoặc, chính xác hơn là nghiên cứu tài
nguyên, điểm đến du lịch liên quan tác động đến họ. Ở những nước trình độ dân trí
cao, số lượng người đi du lịch ra nước ngoài đang tăng lên đều đặn. Ngoài ra, mức
độ dân số ở nước sở tại, nơi khách hàng cũng phải chú ý. Mức độ dân trí thấp ảnh
hưởng đến sự phát triển của du lịch, gây nên các tệ nạn tác động đến hoạt động du
lịch như ăn xin, ăn cắp, ép khách mua hàng, cướp giật.
Sự phát triển của du lịch phải mang dấu ấn của con người, bằng sự khôn
ngoan, cách cư xử, trí tuệ của mình, con người đưa ra các biện pháp phát triển hoạt

động du lịch một cách phù hợp. Một đất nước giàu tài nguyên du lịch nhưng nếu
bạn khơng biết sử dụng trí tuệ con người để thúc đẩy giá trị đầy đủ của tài nguyên,
thì cũng như là “muối bỏ bể”. Ngược lại, lại có các nước nghèo về nguồn lực, tài
nguyên du lịch, nhưng biết phát huy, xúc tiến các biện pháp hợp lý sẽ thu hút một
lượng lớn khách du lịch và ngành du lịch sẽ phát triển một cách bền vững.
1.1.3.4. Đường lối phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa cho sự thành cơng của phát triển
du lịch. Nếu đường lối sai với thực tế, nó có thể bị kìm hãm hoạt động du lịch.
Chính sách phát triển du lịch có hai yếu tố. Đầu tiên là chính sách chung của tổ
chức du lịch thế giới cho các nước thành viên. Thứ hai là chính sách của chính
quyền địa phương. Điều thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động nguồn


16

nhân lực dựa trên thẩm quyền, khả năng thực tế của từng khu vực và quốc gia để
thiết lập các chính sách phù hợp.
Các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động du lịch mang tính khoa học
và thực tiễn cho đến nay đã được chuẩn bị từ Đại hội lần thứ 8 bằng chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Luật du lịch ở Việt Nam, được ban
hành vào năm 2005, đã tồn tại và ngành du lịch ở Việt Nam đã được tạo điều kiện
thuận lợi để hoạt động và ngày càng phát triển.
1.1.3.5. Tài nguyên du lịch
Trong sự phát triển du lịch một cách bền vững thì yếu tố khơng thể thiếu đó
chính là các thành phần xây dựng cho hoạt động du lịch của địa phương, quốc gia
đó. Trong đó, khơng thể khơng kể đến tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch bao
gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Bên cạnh đó, tài
nguyên du lịch cịn bao gồm cả loại tài ngun có sự kết hợp giữa tự nhiên và nhân
văn. Để hoạt động du lịch ngày càng mang lại hiệu quả cao thì chúng ta cần lưu ý
đến vấn đề này; không ngừng bảo tồn, xây dựng và tái tạo cho các loại tài nguyên

du lịch đang có.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm: địa hình, khí hậu, tài ngun nước, hệ
động thực vật,... Tài nguyên du lịch nhân văn gồm: di tích lịch sử văn hoá, các bảo
tàng, các lễ hội, tiềm năng du lịch gắn với dân tộc học, văn hóa ẩm thực,…
Tất cả những loại hình tài nguyên du lịch trên đều có tác động mạnh mẽ đến
sự phát triển của du lịch, và kết quả mà ngành du lịch mang lại cho địa phương,
quốc gia; và xây dựng các sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng của mỗi vùng, mỗi
địa phương, mỗi quốc gia phục vụ cho khách du lịch để tạo hướng đi mới cho ngành
du lịch.
1.2. Chính sách, công tác quản lý nhà nước về du lịch và phân cấp quản lý
nhà nước về du lịch ở cấp Quận
1.2.1. Khái niệm chính sách về du lịch
1.2.1.1. Khái niệm chính sách


17

Theo Từ điển Tiếng Việt, “chính sách” là sách lược và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình
thực tế mà đề ra.
Theo tác giải Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được
thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự
ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ
nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ
thống xã hội”. (Vũ Cao Đàm, 2011) Theo tác giả thì khái niệm “hệ thống xã hội”
được hiểu theo một ý nghĩa khái quát. Đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành
chính, một doanh nghiệp.
Cũng có một định nghĩa khác, chính sách là chuỗi những hoạt động mà
chính quyền chọn làm hay khơng làm với tính tốn và chủ đích rõ ràng, có tác động
đến người dân.

Như vậy, qua nhiều nghiên cứu và phân tích thì: Chính sách là do một chủ
thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, được ban hành căn cứ vào đường lối
chính trị chung và tình hình thực tế nhắm đến một mục đích nhất định nhằm thực
hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sách được ban hành đều có sự tính tốn và
chủ đích rõ ràng.
1.2.1.2. Chính sách nhà nước về du lịch
Chính sách nhà nước về du lịch được quy định cụ thể tại Điều 5, Luật Du
lịch năm 2017, cụ thể như sau:
1. Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch
để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu
tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu
tư.
3. Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây: điều tra,
đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch; lập quy hoạch về du


18

lịch; xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương; xây dựng
kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao; nghiên cứu,
định hướng phát triển sản phẩm du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du
lịch; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu
hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo,
du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù
khác; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;
Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa
phương; đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mơ lớn; hệ thống

cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.
5. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục
xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp khác cho khách du lịch.
1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
1.2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước,
là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước là hoạt động của cả ba hệ
thống cơ quan nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.
Quản lý nhà nước là ảnh hưởng của các chủ thể tác động đến đối tượng thực
hiện các quy định của pháp luật về các vấn đề quản lý, để thực hiện các chức năng
đối nội đối ngoại của nhà nước, quản lý nhà nước chủ quan là dùng quyền lực của
Nhà nước tác động đến đối tượng quản lý.
Theo nghĩa chung nhất, quản lý nhà nước vừa là chức năng, vừa là quyền
hạn và nhiệm vụ của nhà nước, nó được hiểu là việc Nhà nước sử dụng quyền lực
chung đã được thể chế hóa tác động thường xuyên và liên tục đến các quá trình, lĩnh
vực hay quan hệ xã hội nhằm đạt được mục đích quản lý.


×