Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu và xây dựng mô hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du lịch quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.16 KB, 89 trang )

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ
PHỐI HỢP CHÍNH

1

Đồn Vân Giang

Đơn vị cơng tác
và lĩnh vực
chuyên môn
Khoa KT - DL

2

Phạm Hồng Nhung

Khoa KT - DL

TT

Họ và tên

1

Nội dung nghiên
cứu cụ thể được
giao
Phân tích các mơ
hình
Nghiên cứu các
mơ hình



Ghi chú


MỤC LỤC
THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................................5
1. Thơng tin chung................................................................................................................5
2. Mục tiêu ...........................................................................................................................5
3. Tính mới và sáng tạo ........................................................................................................5
4. Kết quả nghiên cứu...........................................................................................................5
5. Sản phẩm..........................................................................................................................6
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng. ................6
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG.....................................................................................7
1.1 Tên đề tài: Nghiên cứu và xây dựng mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du
lịch Quảng Bình ...................................................................................................................7
1.2 Lý do lựa chọn đề tài ......................................................................................................7
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................8
1.4 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................................8
1.5 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................8
1.6 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................9
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH TRUNG
TÂM TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ KHÁCH DU LỊCH. .................................................................10
2.1 Các khái niệm cơ bản về mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du lịch.................. 10
2.2. Tình hình nghiên cứu và xây dựng mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du
lịch trong nước và quốc tế. .................................................................................................10
2.2.1 Tình hình trong nước. ................................................................................................ 10
2.2.2 Tình hình quốc tế. ...................................................................................................... 31
2.3 Tình hình nghiên cứu và xây dựng mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du lịch
tại tỉnh Quảng Bình. ........................................................................................................... 51
2.4 Mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du lịch trên Thế Giới và ở Việt Nam hiện

nay. ....................................................................................................................................67
2.5 Xây dựng mô hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du lịch tại Quảng Bình. ............... 75
2.5.1 Tổng quan về trung tâm ............................................................................................ 75
2.5.2 Cơ cấu tổ chức.......................................................................................................... 76
2.5.3 Cơ chế hoạt động....................................................................................................... 81
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 88

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần thứ nhất và lần thứ hai

11

Bảng 2.2 Những giải thưởng ngành Du lịch Việt Nam giành được năm 2017

14

Bảng 2.3 Số lượng khách sạn 5 Sao, 4 Sao, 3 Sao tại Đồng Hới

15

Bảng 2.4 Số liệu nơi cư trú tại tỉnh Quảng Bình năm 2015

47

Bảng 2.5 Số liệu tình hình phát triển du lịch năm 2015 tại Quảng Bình


49

Bảng 2.6 Mục tiêu du lịch Quảng Bình năm 2014

52

Bảng 2.7 Lượng khách du lịch Quảng Bình giai đoạn 1995 – 2002

54

Bảng 2.8 Doanh thu du lịch Quảng Bình giai đoạn 1996 – 2002

54

Bảng 2.9 Các tỉnh có mơ hình trung tâm hỗ trợ khách du lịch tại Việt Nam

60

Bảng 2.10 Mơ hình trung tâm cơ bản

61

Bảng 2.11 Sơ đồ cấu trúc về hệ thống trung tâm tại tỉnh Quảng Bình

68

Bảng 2.12 Sơ đồ cấu trúc trạm thơng tin

69


Bảng 2.13 Sơ đồ các phòng trung tâm

71

Bảng 2.14 Sơ đồ cấu trúc phòng tư vấn

71

Bảng 2.15 Sơ đồ cơ chế hoạt động chung của Trung tâm

73

Bảng 2.16 Sơ đồ hoạt động của Trụ sở chính

75

Bảng 2.17 Sơ đồ hoạt động của Trạm thông tin

76

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Dạng viết tắt


Dạng đầy đủ

Tiếng Việt
1

UBND

Ủy ban nhân dân

2

BR - VT

Bà Rịa – Vũng Tàu

3

VQG

Vườn quốc gia

Tiếng nước ngoài
4

EIA

Environmental Impact Assessment

5


IAURIF

d'Aménagement et d'Urbanisme de la Paris Région Ile
de France

6

FDI

Foreign Direct Investment

7

ODA

Official Development Assistance

8

VISC

Visitor Information and Support Center

9

OECD

Organization for Economic Co-operation and
Development


10

AEC

ASEAN Economic Community

11

CBT

Cognitive behavioral therapy

12

MICE

Meeting, Incentives, Conventions và Exhibitions/event

13

UNWTO

World Tourism Organization

4


THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung
- Tên đề tài: Nghiên cứu và xây dựng mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du lịch

Quảng Bình
- Mã số:
- Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Văn Chung
- Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Quảng Bình
- Thời gian thực hiện: 6 tháng (Từ tháng 10/2017- 4/2018).
2. Mục tiêu
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch Quảng Bình.
- Phản ánh và đánh giá thực trạng về khách du lịch Quảng Bình.
- Đề xuất giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến Quảng Bình bằng hình thức xây
dựng mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du lịch Quảng Bình.
3. Tính mới và sáng tạo
- Trung tâm đầu tiên tại Quảng Bình có yếu tố “tư vấn” cho khách du lịch. Với trung
tâm này, khách du lịch có thể được cung cấp những thơng tin hữu ích nhất cũng như
thoải mái bày tỏ nguyện vọng về chuyến du lịch của mình trên địa bàn Tỉnh Quảng
Bình, trung tâm sẽ là nơi thực tập cho sinh viên ngành kinh doanh - du lịch Trường Đại
học Quảng Bình nói riêng và tất cả những tình nguyện viên có quan tâm.
- Trung tâm cịn có các trạm thơng tin đặt tại các tụ điểm du lịch cung cấp thơng tin du
lịch Quảng Bình một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất có thể mà du khách khơng cần
phải đến tận trung tâm chính.
4. Kết quả nghiên cứu

5


Thứ nhất, nghiên cứu và tìm hiểu thêm các mơ hình trung tâm hỗ trợ khách du lịch trên
tồn Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu và tìm hiểu thêm các mơ hình trung tâm hỗ trợ khách du lịch ở
quốc tế.
Thứ ba, nghiên cứu và xây dựng mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du lịch tại
tỉnh Quảng Bình.

5. Sản phẩm
- 01 báo cáo tồn văn: Nghiên cứu và xây dựng mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ
khách du lịch tại tỉnh Quảng Bình.
- 01 mơ hình trung tâm hỗ trợ khách du lịch
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng.
+ Kinh tế, xã hội:
- Giúp các nhà hoạch định chính sách Tỉnh Quảng Bình có sự điều chỉnh đúng hướng
về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xây dựng trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du lịch
quốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Bình đến khách du lịch trên khắp thế giới.
- Nâng cao chất lượng du lịch, thu hút khách du lịch và phát triển ngành du lịch trên
tồn tỉnh Quảng Bình.

6


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Tên đề tài: Nghiên cứu và xây dựng mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du
lịch Quảng Bình
1.2 Lý do lựa chọn đề tài
Quảng Bình là một Tỉnh có tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch. Tỉnh Quảng Bình
nằm gọn giữa Đèo Ngang và Đèo Hải Vân nơi giao thoa những điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội miền Bắc và miền Nam, có đường biên giới tiếp giáp với Lào hơn 200 km...
là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch.
Bờ biển Quảng Bình: trải dài hơn 116 km, với 5 cửa sơng lớn (S.Rn, S.Ranh,
S.Lý Hoà, S.Dinh và S.Nhật Lệ), đây là một dạng bờ biển bồi tụ và mài mòn xen kẽ tạo
cho biển Quảng Bình nhiều bãi tắm đẹp như Nhật Lệ, Đá Nhảy, Bảo Ninh, Quang Phú.
Ngồi khơi cịn có 5 hịn đảo nhỏ là Hịn La, Hịn Gió, Hịn Cỏ, Hịn Nồm, Hịn Chùa
trong đó đáng chú ý là Hịn Gió - nhân dân trong vùng quen gọi là Đảo Chim - đây là

nơi sinh sống của rất nhiều loài chim, một giá trị sinh thái đặc biệt hấp dẫn du khách.
Do những chuyển động kiến tạo nâng lên, hạ xuống của vỏ trái đất đã tạo cho
Quảng Bình nhiều thắng cảnh đẹp, trong đó đáng chú ý là hệ thống hang động huyền bí
và quyến rũ. Phải kể đến đầu tiên đó là hệ thống động Phong Nha – Kẻ Bàng. Đây là
khu vực vừa được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Ngoài ra cịn
có các hang động như: hang Vịm, hang Tối, hang Rục Mòn, hang Rục Cà Roòng, hang
Chà Áng, hang Con Chuột, hang Minh Cầm, hang Bàn Cờ, hang Khai... tất cả tạo thành
một hệ thống hang động kỳ vĩ.
Nhưng thực tiễn cho thấy so với tiềm năng, kết quả đạt được của ngành du lịch
Quảng Bình cịn ở mức khiêm tốn. Du lịch Quảng Bình cịn phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức. Để phát triển một cách bền vững và đạt hiệu quả hơn trong tương lai
thì địi hỏi chúng ta phải tiến hành giải quyết hàng loạt các vấn đề. Trong đó yếu tố
khách du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của du lịch Quảng Bình. Khách
du lịch là một cơ hội kinh doanh để thu lợi nhuận qua việc cung ứng các loại hàng hóa
và dịch vụ du lịch cho du khách. Không những vậy, khách du lịch đến càng đông, du
lịch càng phát triển thì càng tạo ra cơng ăn việc làm cho người dân địa phương. Ngoài
7


những vấn đề về kinh tế thì du lịch cũng là một cách quảng bá hình ảnh tươi đẹp của
Quảng Bình nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung tới bạn bè trong và ngồi nước.
Chính vì vậy, cơng tác tư vấn và hỗ trợ là vô cùng cần thiết để duy trì và nâng cao
lượng khách đến du lịch Quảng Bình. Hơn thế nữa hiện nay tại tỉnh Quảng Bình chưa
có một cơ sở nào được thành lập nhằm hỗ trợ khách du lịch nơi đây. Vì vậy chúng em
đã chọn nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu và xây dựng mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ
trợ khách du lịch ở Quảng Bình. Trung tâm thành lập nhằm mục đích tiếp nhận và
giải đáp những yêu cầu cũng như kiến nghị của khách du lịch tại Tỉnh Quảng Bình. Kết
hợp với các sở ban ngành, khối doanh nghiệp để cung cấp cho du khách những thông
tin về các dịch vụ, địa điểm du lịch. Hỗ trợ về ngơn ngữ hay giúp họ tìm kiếm nơi ăn
chỗ ở, phương tiện đi lại. Tạo điều kiện tốt nhất để du khách có thể có một chuyến du

lịch viên mãn nhất. Nâng cao chất lượng du lịch tại Quảng Bình, thu hút khách du lịch,
phát triển ngành du lịch toàn tỉnh.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Sau quá trình nghiên cứu có thể xây dựng được một mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ
khách du lịch tại Quảng Bình, phù hợp với những điều kiện của tỉnh.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch Quảng Bình.
+ Phản ánh và đánh giá thực trạng về khách du lịch Quảng Bình.
+ Đề xuất giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến Quảng Bình bằng hình thức xây
dựng mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du lịch Quảng Bình.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu và xây dựng mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du lịch ở Quảng
Bình.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Phạm vi thời gian: 6 tháng ( Từ tháng 10/2017- 4/2018).

8


- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu các mơ hình trung tâm hỗ trợ khách du lịch
có trước từ đó đề xuất xây dựng mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du lịch ở
Quảng Bình.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thơng tin, nghiên cứu thực tiễn.
Đây là phương pháp khá quan trọng trong bài nghiên cứu này. Các bài nghiên cứu,
thông tin về các trung tâm hỗ trợ khách du lịch tại các tỉnh thành như Hà Nội, Huế, Đà
Nẵng, Ninh Bình, Nha Trang, Lạng Sơn, Vũng tàu, Sài Gịn được nhóm nghiên cứu tập
hợp nghiên cứu và phân tích từ đó có một cái nhìn tổng qt về trung tâm hỗ trợ khách

du lịch tại Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Phương pháp xây dựng mơ hình dựa trên nghiên cứu thực tiễn.
Nghiên cứu mô tả và phân tích các mơ hình hiện có trên tồn Việt Nam. Mơ tả, đánh
giá tình hình hoạt động và phát triển của các trung tâm có trước. Từ đó, nhóm nghiên
cứu khái quát chung về các trung tâm rồi liên hệ thực tiễn với điều kiện của tỉnh Quảng
Bình.

9


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH
TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ KHÁCH DU LỊCH.
2.1 Các khái niệm cơ bản về mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách du lịch
Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng “trung tâm” là chính giữa hoặc trọng yếu,
như trung tâm thành phố hay nhiệm vụ trọng yếu. Vậy trung tâm tức là một nơi quan
trọng, có nhiệm vụ lớn lao trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn
hóa – xã hội của nơi sở tại. Trạm thông tin và Hỗ trợ khách du lịch có tên tiếng Anh là
Visitor Information and Support Center (VISC), hoạt động từ 8 giờ - 21 giờ vào tất cả
các ngày trong tuần. Mỗi trạm có diện tích xây dựng tiêu chuẩn khoảng 55m2, được
thiết kế hiện đại, không gian mở, gần gũi với du khách cùng với trang thiết bị hiện đại,
ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ đa dạng nhu cầu tìm kiếm thơng tin của khách
du lịch.
Đến với Trạm thông tin, du khách sẽ được các nhân viên trực tiếp tư vấn, hướng
dẫn cụ thể thông tin du lịch, các điểm đến tham quan trên địa bàn. Khách du lịch còn
được tham khảo cẩm nang du lịch, bản đồ du lịch, sử dụng Bộ quy tắc ứng xử dành cho
khách du lịch với các ngôn ngữ Anh, Nhật, Nga và Trung Quốc. Thêm vào đó, du
khách cịn được tìm hiểu các ấn phẩm quảng bá du lịch của tỉnh, thành lân cận; thông
tin sản phẩm du lịch đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn.Ngoài việc được tư
vấn trực tiếp, du khách còn được sử dụng miễn phí máy tính hoặc màn hình cảm ứngh
kết nối mạng cung cấp các thông tin du lịch, giúp du khách dễ dàng tra cứu các thơng

tin du lịch, tìm đường đi và phương tiện phù hợp đến các điểm tham quan tại địa
phương. Trung tâm thường xuyên ghi nhận ý kiến phản hồi của khách du lịch trong và
ngoài nước về hiệu quả hoạt động của Trạm Thông tin nhằm khai nghiên cứu phương
án mở rộng mơ hình này tại các vị trí tham quan trọng điểm của địa phương tạo thuận
tiện hơn cho du khách trong việc tìm kiếm thơng tin du lịch trên địa bàn sở tại.
2.2. Tình hình nghiên cứu và xây dựng mơ hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách
du lịch trong nước và quốc tế.
2.2.1 Tình hình trong nước.

10


Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách
quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày
càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn
là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan
tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận
được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất
lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và
tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng tỷ lệ khách quay trở lại
cho thấy tính cạnh tranh của du lịch. Tuy nhiên, do du lịch là một ngành kinh tế tổng
hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nên tính cạnh tranh của du lịch phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới góc độ kinh tế du lịch, tỷ lệ khách quay trở lại không phải
là chỉ tiêu nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách phát triển ngành. Hiệu quả của
ngành Du lịch thường được đánh giá qua các chỉ số chính như: tốc độ tăng trưởng
khách, độ dài lưu trú bình quân của khách, chi tiêu bình quân của khách, đóng góp của
du lịch vào cơ cấu GDP. Nhìn từ kinh nghiệm bên ngoài, theo Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế (OECD), các chỉ số cơ bản đo lường tính cạnh tranh của ngành du lịch một
quốc gia gồm có: đóng góp của du lịch vào GDP, thu nhập từ khách du lịch inbound
theo từng thị trường, thời gian lưu trú qua đêm, giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch, năng

suất lao động, sức mua và giá cả dịch vụ du lịch, thủ tục thị thực nhập cảnh, tài nguyên
thiên nhiên và đa dạng sinh học, tài nguyên văn hóa, mức độ thỏa mãn của du khách, và
chương trình hành động của ngành Du lịch. Ngồi ra cịn có một số chỉ số phụ như:
mức độ đa dạng hóa thị trường, nguồn nhân lực, mức độ kết nối hàng không và các
phương tiện khác, phân bổ ngân sách chính phủ dành cho ngành Du lịch, mức độ ứng
dụng công nghệ thông tin trong du lịch... Tham khảo những chỉ số này có thể thấy tỷ lệ
khách quay trở lại khơng nằm trong các tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh của ngành du
lịch.
Mặt khác, về bản chất hoạt động du lịch là sự khám phá, trải nghiệm. Nhìn
chung, khách du lịch ln muốn đi đến những vùng đất mới lạ, tìm hiểu những nền văn
hóa độc đáo, trải nghiệm những lối sống khác nhau. Đối với khách du lịch ở nhiều nền
kinh tế phát triển, du lịch là một phần thiết yếu trong cuộc sống bên cạnh q trình lao
động, làm việc. Họ có điều kiện dành thời gian và nguồn tài chính để thực hiện nhiều
chuyến du lịch trong đời và coi đây là cơ hội vừa để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa
11


để khám phá những nền văn hóa mới và bồi đắp kiến thức cho mình. Việc lựa chọn một
điểm đến cũ có thể sẽ khơng phải là ưu tiên của họ nếu khơng có một nhu cầu đặc biệt
nào đó hoặc sự cảm mến, gắn kết đặc biệt.
Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu
và khách đến từ hai lần trở lên không biến động lớn qua các năm và duy trì ở mức độ
khá hài hịa.
Bảng 2.1 Tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần thứ nhất và lần thứ hai
Tỷ lệ khách quốc tế đến
Việt Nam
Lần đầu
Lần thứ hai

2003


2005

2006

2009

20011

2013

72%
28%

65,3%
24,7%

56,3%
43,7%

60,4%
39,6%

61,1%
38,9%

66,1%
33,9%

Xét về tổng thể, điều quan trọng là các chỉ số về lượng khách và tổng thu của Du

lịch Việt Nam đạt tăng trưởng tốt qua các năm. Nếu năm 2000, chúng ta mới đón được
2,1 triệu lượt khách quốc tế thì năm 2005 đón được 3,4 triệu lượt, năm 2010 đón được 5
triệu lượt và năm 2013 vừa qua là 7,5 triệu lượt. Đồng thời, lượng khách du lịch nội địa
cũng ngày càng tăng: năm 2000 là 11,2 triệu lượt, 2005 là 16,1 triệu lượt, năm 2010 là
28 triệu lượt và năm 2013 là 35 triệu lượt. Đặc biệt, tổng thu từ du lịch những năm gần
đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2013 đạt tới 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm
2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ.
Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng
trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày càng
lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước cịn nhiều khó khăn. Ngành Du lịch
cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã hội. Đến năm 2013, ước
tính đã có trên 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó 550 nghìn lao
động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp.
Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao. Hệ thống di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng
phong phú. Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ u thích
của đơng đảo du khách quốc tế. Trong đó, điển hình như Vịnh Hạ Long được trang web
BuzzFeed của Mỹ bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới;
12


Hà Nội được TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng
đầu trên thế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel & Leisure của Mỹ
bình chọn đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an toàn và thân thiện
của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đng được Tạp chí du lịch
Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng
nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du
lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014; Tuyến du lịch trên sông Mê Kông
(đoạn Việt Nam-Campuchia) được báo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến du lịch trên
sông hàng đầu châu Á... Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Việt Nam

cũng đã được các tổ chức, website tiêu dùng vinh danh do chất lượng dịch vụ xuất sắc
của mình. Điều này cho thấy chất lượng du lịch Việt Nam đang dần tốt lên, đi vào chiều
sâu thay vì chiều rộng theo đúng định hướng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày
càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển
du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát
triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả
năng cạnh tranh”.
Nâng cao chất lượng du lịch để thu hút khách, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
của khách là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch nước ta.
Một điều tất nhiên, trong q trình phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội
đất nước nói chung, sẽ phát sinh nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Mâu thuẫn và việc
giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng là nguồn gốc và
động lực của quá trình vận động, phát triển. Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất
nhiều vào quyết tâm chính trị của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương,
sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan, sự quan tâm hỗ trợ của các tổ
chức trong nước và quốc tế, sự năng động tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch, sự đồng cảm và tham gia của cộng đồng dân cư, du khách và sự quan tâm khích lệ
của các cơ quan thông tin truyền thông – một kênh quan trọng tuyên truyền, quảng bá
hình ảnh du lịch đất nước cũng như phát hiện những bất cập cần khắc phục để du lịch
Việt Nam trở thành một thương hiệu được mỗi người chúng ta cũng như bạn bè quốc tế
ngày càng quý mến. [1]
13


Các chuyên gia quốc tế cho rằng, để tận dụng tốt những cơ hội và tiềm năng phát
triển du lịch Việt Nam, mấu chốt là sự “phát triển bền vững” và nguồn nhân lực. “Đa
dạng” và “Tiềm năng” là đánh giá của ông Ole Dross, Giám đốc Marketing Asiatica
Travel và Giáo sư Michael Palmer, Giảng viên cao cấp Khoa Kinh doanh & Quản trị,
Đại học RMIT Việt Nam về du lịch Việt Nam tại buổi tọa đàm về Tương lai tươi sáng

cho ngành Du lịch Việt Nam - Cơ hội Tăng trưởng và bài học kinh nghiệm từ các nước
cạnh tranh trong khu vực Mekong mới được Đại học RMIT Việt Nam tổ chức tại Hà
Nội. Trong khi đó, ơng Marc Emmanuel, Giám đốc điều hành Khách sạn Pan Pacific
miêu tả về ngành du lịch Việt Nam là nhiều “cơ hội” và “thân thiện” là lựa chọn của
ông Jimmy Phan, Nhà sáng lập của KOTO. Có thể thấy, các chuyên gia quốc tế trong
ngành du lịch đều đánh giá rất cao tiềm năng và cơ hội phát triển của du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức mà du lịch Việt
Nam đang phải đối mặt, mà một trong những thách thức lớn nhất chính là làm sao để
phát triển du lịch bền vững. Các chun gia này cho biết, khơng có một định nghĩa
chính xác về du lịch bền vững, nhưng khi nhắc đến “du lịch bền vững” mọi người sẽ
thường liên tưởng đến tác động đến mơi trường. Do đó, phát triển du lịch bền vững
đồng nghĩa với phát triển môi trường bền vững. Ngồi ra, cịn một yếu tố khác cũng
khơng kém phần quan trọng đó là hệ sinh thái. Một hệ sinh thái bền vững (ecological
sustainability) đồng nghĩa với việc địa điểm du lịch đó cũng sẽ được hưởng lợi về mặt
tài chính từ hoạt động du lịch, đời sống xã hội được đảm bảo như nhiều công ăn việc
làm được tạo ra, có nguồn tài chính để cải tạo cơ sở hạ tầng, đầu tư cho giáo dục. Trong
khi đó, hiện nay, du lịch Việt Nam đang được phát triển dựa theo nhu cầu, chủ yếu chú
trọng số lượng. Chính vì lẽ đó, ơng Ole Dross cho rằng một vài điểm du lịch nổi tiếng
của Việt Nam đang bị khai thác một cách quá mức như Nha Trang, Phú Quốc, Đà
Nẵng. “Việt Nam cần phải có những kế hoạch cũng như chiến lược phát triển du lịch
một cách phù hợp để vừa cân bằng được nhu cầu của khách du lịch với bảo tồn cảnh
quan tự nhiên của các điểm du lịch”, ông Ole Dross cho hay. Cũng theo đánh giá của
các chuyên gia, nguồn nhân lực trong ngành du lịch của Việt Nam hiện nay chưa đáp
được yêu cầu và tiềm năng của ngành.
Theo dự báo của Đại học RMIT, định hướng của Chính phủ về phát triển du lịch sẽ tạo
ra nhu cầu khoảng 25% nhân lực chất lượng cao phục vụ trong ngành du lịch trong một vài
năm tới, nhằm đáp ứng nhu cầu và tận dụng tiềm năng của Việt nam. Trong khi đó, mới chỉ có
14



khoảng 3% nhân lực làm trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay được đào tạo bài bản và Việt
Nam hiện đang thiếu hụt một lượng lớn nguồn nhân lực ở vị trí giám sát, quản lý cấp trung, và
cấp cao, Giáo sư Michael Palmer nói [2]. Năm 2017, ngành Du lịch Việt Nam giành nhiều giải
thưởng danh giá của Tổ chức Du lịch thế giới. Cũng là lần đầu tiên, trên bản đồ du lịch thế giới
Việt Nam đánh dấu tên mình ở một số lĩnh vực đặc thù...

Bảng 2.2 Những giải thưởng ngành Du lịch Việt Nam giành được năm 2017
STT

Đơn vị nhận giải

Giải thưởng

1

InterContinental Danang Sun
Peninsula Resort

Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế
giới.

2

JW Marriott Phu Quoc Emerald
Bay

Khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp nhất thế
giới.

3


Nhà hàng La Maison 1888

Nhà Hàng Fine Dining sang trọng nhất
thế giới 2017.

4

Harnn Heritage Spa

Spa trong Khu nghỉ dưỡng tốt nhất Việt
Nam và Spa trong Khu nghỉ dưỡng tốt
nhất Châu Á.

5

Công ty du lịch Vietravel

Nhà điều hành tour du lịch trọn gói hàng
đầu thế giới năm 2017.

6

Vietnam Airlines

Hãng hàng không hàng đầu thế giới về
bản sắc văn hố và Hãng hàng khơng
hàng đầu thế giới về hạng Phổ thông đặc
biệt.


7

The Grand Hồ Tràm Strip sở
hữu sân golf The Bluffs.

Khách sạn có sân golf tốt nhất Việt Nam,
Khách sạn có sân golf tốt nhất Châu Á,
Khách sạn có sân golf tốt nhất Thế giới,
Top 100 sân golf tuyệt vời nhất thế giới.

8

Phong Nha – Kẻ Bàng

Điểm đến thứ 2 đáng trải nghiệm nhất
Việt Nam

9

Việt Nam

1 trong 9 điểm đến tuyệt vời để nghỉ
đông.

10

Việt Nam

11 quốc gia du lịch giá rẻ lý tưởng trên
thế giới.


Tại Tỉnh Quảng Bình nói riêng, ngành Du lịch Quảng Bình đã nhận được sự
quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành, sự thân thiện, hiếu khách của người
15


dân và đặc biệt là lòng nhiệt tâm của những người làm du lịch. Chính vì vậy, có cơ sở
để tin chắc rằng trong năm 2017, du lịch Quảng Bình sẽ khởi sắc với nhiều hoạt động
sôi động, hấp dẫn du khách gần xa. Hiện tại, tồn ngành có 287 cơ sở lưu trú du lịch,
trong đó có 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 3 khách
sạn 3 sao, 28 khách sạn 2 sao, 32 khách sạn 1 sao… với 4.617 buồng và 8.634 giường.
Một số khách sạn đăng ký tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên đang trong giai đoạn hoạt động
thử nghiệm và hoàn tất hồ sơ đề nghị thẩm định như: khách sạn Mường Thanh Luxury
Nhật Lệ (5 sao), Riverside (4 sao), Amanda (3 sao), Osaka (3 sao), Cao Minh (3 sao),
Biển Vàng (đăng ký tiêu chuẩn 5 sao), Thanh Phúc II (3 sao).
Bảng 2.3 Số lượng khách sạn 5 Sao, 4 Sao, 3 Sao tại Đồng Hới.
Khách sạn 5 Sao tại Đồng Hới (Quảng Bình):
1

Dolphin Home

2

Gold Coast Resort & Spa

3

Khách sạn Mường Thanh Luxury Nhật Lệ Quảng Bình

4


Nhật Lệ Memories

5

Phong Nha Midtown Hotel

6

Sun Spa Resort - Building

7

Sun Spa Resort Villa And Bungalow

8

Victory Road Villas

Khách sạn 4 Sao tại Đồng Hới (Quảng Bình):
1

Bao Ninh Beach Resort

2

Khách sạn Mường Thanh Quảng Bình

3


Riverside Hotel Quang Binh

4

Royal Quang Binh Hotel

5

Saigon Quang Binh Hotel

6

Vinh Hoang Hotel

Khách sạn 3 Sao tại Đồng Hới (Quảng Bình):
1

Amanda Hotel

2

Anh Linh 2 Hotel

3

Ban Mai Quang Binh Hotel

4

Gia Phúc Homestay


5

Heritage By Night Hotel

6

Khách sạn CKC Thiên Đường
16


7

Khách sạn Thanh Phúc 2

8

Khu nghỉ dưỡng Chày Lập Farmstay

9

Luxe Hotel

10

Osaka Hotel

11

Phong Nha Lake House Resort


12

Quang Phu Resort

13

Tan Binh Hotel

14

Tường Minh Hotel
Tồn tỉnh có 33 đơn vị lữ hành đăng ký hoạt động, trong đó có 7 đơn vị lữ hành

quốc tế và 26 đơn vị lữ hành nội địa. Ngồi ra, cịn nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận
tải khách du lịch, thương mại, dịch vụ cũng tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành với
hình thức đại lý hoặc văn phịng đại diện. Bên cạnh đó, cũng có hơn 3.000 cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống cùng các cơ sở, cửa hàng cung cấp các sản phẩm phục vụ du
khách tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó có 17 nhà hàng đã được cấp
biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Ông Nguyễn Văn Kỳ, Phó giám đốc Sở
Du lịch Quảng Bình cho biết: Đứng trước nhiều khó khăn do sự cố môi trường biển và
những trận lũ kép gây ra trong năm 2016, ngành đã luôn đồng hành, sát cánh cùng với
các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch để tháo gỡ những khó khăn trước mắt;
đồng thời đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và liên kết du lịch, với nhiều hình
thức đa dạng. Cụ thể như: tổ chức các hội nghị xúc tiến, quảng bá và đầu tư du lịch
Quảng Bình tại TP. Hà Nội, Đà Nẵng và đi khảo sát, kết nối phát triển du lịch với các
tỉnh Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thanh Hóa, nhằm quảng bá hình ảnh du lịch
Quảng Bình, điểm đến an toàn, chất lượng, thân thiện đến với du khách và các nhà đầu
tư. Tham gia Ngày hội du lịch TP. Hồ Chí Minh, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội, Hội chợ du lịch quốc tế Đà Nẵng nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị
nổi bật điểm đến du lịch Quảng Bình, các sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh, cũng như

kết nối các doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc tế với các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch Quảng Bình.
Đặc biệt, ngành Du lịch đã chú trọng tổ chức các hoạt động quảng bá về đoàn
làm phim “Kong: Skull Island” đến thực hiện các cảnh quay phim tại Quảng Bình,
quảng bá hình ảnh, thơng tin đồn Đại sứ các nước tham dự chương trình “Chinh phục
Sơn Đng - hang động lớn nhất thế giới” rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại
17


chúng trong nước và quốc tế. Phối hợp với các đoàn làm phim trong và ngoài nước thực
hiện các chương trình truyền hình nhằm giới thiệu về sự phong phú và độc đáo của tài
nguyên du lịch Quảng Bình. Đáng chú ý là, ngành Du lịch đã thực hiện đổi mới, điều
chỉnh nhiều ấn phẩm về du lịch Quảng Bình một cách đa dạng và phong phú để quảng
bá rộng khắp trên các thị trường quốc tế. Đặc biệt đã đầu tư cho bộ ấn phẩm về du lịch
Quảng Bình bằng tiếng Nhật để giới thiệu, quảng bá và kêu gọi đầu tư du lịch Quảng
Bình tại Nhật Bản. Phối hợp với Tổng cục Du lịch, các địa phương tổ chức đoàn khảo
sát và tọa đàm kết nối hoạt động du lịch Bắc Trung bộ; đón các đồn presstrip, famtrip
khảo sát điểm đến du lịch Quảng Bình.Trong 3 tháng cuối năm 2016, ngành Du lịch
Quảng Bình đã đón 4 đồn famtrip với gần 200 đại diện các công ty lữ hành trong cả
nước đến khảo sát du lịch. Cùng với việc tiến hành nhiều hoạt động quảng bá về điểm
đến du lịch Quảng Bình, ngành cũng đã đưa ra các chương trình khuyến mãi giảm giá
và kích cầu du lịch nhằm thu hút khách du lịch Quảng Bình sau ảnh hưởng nặng nề của
sự cố mơi trường biển... Vì vậy, đã mang lại những kết quả thiết thực trong những ngày
đầu năm mới. Bên cạnh công tác quảng bá, ngành tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng
dịch vụ các khu, tuyến, điểm du lịch đã khai thác, như: Chinh phục Sơn Đoòng - hang
động lớn nhất thế giới; Hang Va, hang Nước Nứt - những trải nghiệm khác biệt; Rào
Thương - hang Én; khám phá hệ thống hang động Tú Làn - hang Tiên, động Thiên
Đường, động Phong Nha, động Tiên Sơn, suối Nước Moọc, Vườn thực vật; Sông Chày
- hang Tối; nghiên cứu và phát triển thêm các tuyến, điểm du lịch mới như tuyến du lịch
động Thiên Đường - Giếng Trời, thung lũng Sinh Tồn - xuyên hang Tối 6.000m, khai

thác thử nghiệm tuyến du lịch khám phá thiên nhiên thung lũng Ha Ma Đa - hang Trạ
Ang, mở rộng tuyến Rào Thương - hang Én đến hang Nước Lạnh, góp phần từng bước
xây dựng Quảng Bình trở thành "kinh đô" du lịch mạo hiểm của Đông Nam Á.
Mặt khác, ngành cũng đang triển khai khảo sát để nghiên cứu khai thác tuyến du
lịch trải nghiệm thác Tam Lu, điểm du lịch Khe Nước Trong (huyện Lệ Thủy), Suối
Tam Cấp (Quảng Trạch), Hồ Rào Đá (Quảng Ninh) và các khu du lịch nghỉ dưỡng khu
vực Phong Nha - Kẻ Bàng...Và trong q trình khai thác, ngành ln chỉ đạo tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng dân cư địa phương được tham gia kinh doanh
trong các khu, điểm du lịch; ưu tiên sử dụng các sản phẩm nông nghiệp địa phương
phục vụ du khách; tận dụng các nguồn nguyên liệu, vật liệu địa phương để xây dựng
các cơng trình nhằm tạo nét độc đáo về văn hóa cũng như tạo việc làm, nâng cao thu
18


nhập cho nhân dân trong vùng...Đặc biệt, thời gian qua ngành Du lịch luôn quan tâm
thực hiện các giải pháp nhằm xây dựng mơi trường du lịch an tồn. Cơng tác bảo vệ,
bảo tồn tài ngun, giữ gìn mơi trường sinh thái, phát triển du lịch mang tính bền vững,
nhất là tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong thời gian xảy ra sự cố môi
trường biển, Sở đã tăng cường công tác thanh, kiểm travà phối hợp với Hiệp hội Du lịch
chỉ đạo các hội viên chuyển đổi thực đơn, không sử dụng các hải sản không rõ nguồn
gốc, tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách…Đồng thời, tham mưu
UBND tỉnh các giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các cá nhân, đơn vị hoạt
động kinh doanh du lịch; các chương trình kích cầu du lịch để thu hút khách du lịch đến
Quảng Bình…Với những giải pháp đồng bộ nêu trên, du lịch Quảng Bình được du
khách, báo chí trong nước và quốc tế tiếp tục đánh giá cao, đặc biệt được các đoàn làm
phim quốc tế quan tâm, xem Quảng Bình là phim trường hấp dẫn cho các dự án phim
lớn.
Tuy nhiên bên cạnh những tín hiệu vui đó, du lịch Quảng Bình vẫn phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là tính mùa vụ của du lịch Quảng Bình vẫn cịn cao.
Mùa mưa bão kéo dài 5 tháng (từ tháng 10 của năm trước sang hết tháng 2 của năm

sau) làm giảm lượng khách đến tham quan du lịch trong thời gian này. Bên cạnh đó,
ảnh hưởng của sự cố mơi trường biển và thiệt hại do thiên tai gây ra đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành Du lịch thời gian qua và dự kiến tiếp tục ảnh
hưởng kéo dài trong vài năm tới. Là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch
nhưng nội lực về kinh tế thấp, việc huy động các nguồn lực bên trong cho việc đầu tư
phát triển du lịch không cao nên gặp khó khăn trong việc thu hút các dự án đầu tư phát
triển du lịch trong nước và nước ngoài…Nhưng vượt lên mọi khó khăn, thách thức
quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đang mở ra nhiều cơ
hội lớn cho những người làm du lịch. Và với những tín hiệu vui trong những ngày đầu
xn mới, thì mục tiêutrước mắt đón 3 triệu lượt khách (trong đó đón 80.000 lượt khách
quốc tế), tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 3.000 tỷ đồng trong năm 2017; dài hơi hơn
là xúc tiến mở đường bay nội địa Đồng Hới - Cát Bi (Hải Phòng) và mở 1 đường bay
quốc tế Đồng Hới - Chiềng Mai (Thái Lan). Nâng cao vị thế của du lịch Quảng Bình
trong cả nước và quốc tế; xây dựng Quảng Bình trở thành một trong những trung tâm
du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á... hy vọng sẽ trở thành hiện thực trong
một tương lai khơng xa[4]. Tóm lại, Ngành du lịch vừa trải qua một năm thành công
19


với lượng du khách quốc tế đến Việt Nam lên đến 13 triệu lượt. Các chuyên gia về du
lịch cho rằng, các cơ quan hữu quan lẫn doanh nghiệp trong ngành khơng nên bằng lịng
với thắng lợi vừa qua. Đặc biệt, mục tiêu của toàn ngành du lịch trong 2018 đón 16
triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, đó là một thách thức lớn. Tuy nhiên, chia sẻ với
TheLEADER, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nếu nỗ lực
khắc phục những hạn chế, ngành du lịch Việt Nam có thể hồn thành nhiệm vụ. Ông
Nguyễn Hữu Thọ nêu cảm nghĩ của ông về thành tựu của ngành du lịch trong năm
2017: Năm 2017, con số doanh thu tăng gần 30% so với năm 2016 và khách quốc tế là
con số ấn tượng. Kết quả khơng phải có được trong ngày một ngày hai, mà tích tụ qua
nhiều năm phát triển, đăc biệt từ năm 2012 đến nay nhờ hệ thống khách sạn, resort hiện
đại được đưa vào hoạt động, trong đó có khách sạn, resort đứng đầu châu Á như

InterContinental Danang Sun Peninsula Resort Đà Nẵng.
Những năm gần đây, sự xuất hiện của các khu du lịch có sự đầu tư lớn từ các tập
đoàn như Vingroup, Sungroup, CEO Group, FLC... đã khiến mảng du lịch biển ngày
càng trở nên chất lượng và sôi động hơn. Việc tăng 30% là ước mơ của nhiều quốc gia,
khơng như các ngành khác, tất cả những gì ngành du lịch về đều vào túi của người dân
từ người lái xe taxi, người bán hàng lưu niệm cho đến những nhà đầu tư cơ sở vật chất
cho ngành du lịch. Nghị quyết Bộ Chính trị, bao gồm các giải pháp được ngành du lịch
tham mưu, nêu ra cụ thể những tồn tại của ngành, đi kèm đó là chương trình hành động
của Chính phủ. Những quyết sách của Đảng ln có tính quyết định, sau khi có Nghị
quyết, tất cả bí thư và chủ tịch các tỉnh thành đều nói về du lịch, tham gia vào làm du
lịch. Trước nhất, nó giải quyết được tư tưởng của lãnh đạo, bởi trước đây, nhiều lãnh
đạo coi du lịch là ngành ăn chơi, nhảy múa, chứ không phải là ngành kinh tế trọng điểm
đối với Việt Nam. Còn bây giờ Nghị quyết đã đánh bật được thành kiến đó, có những
tỉnh làm rất tốt như Tây Ninh, triển khai Nghị quyết được thông suốt từ lãnh đạo tỉnh
đến các huyện, xã...Qua tổng kết của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ngành du lịch
của Việt Nam còn 4 tồn tại, bao gồm:
Thứ nhất, sức cạnh tranh của ngành du lịch của mình vẫn chưa bằng các nước
trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù có nhiều tập đồn lớn đã tham gia vào làm du
lịch, nhưng nhìn chung, tính chuyên nghiệp của ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa cao,
vì ở các nước người ta đã làm du lịch từ nhiều năm rồi. Chúng ta không thể so sánh
20


ngành du lịch của Việt Nam với Thái Lan hay Singapore, bởi họ làm du lịch quá nhiều
năm và chuyên nghiệp. Mình nên nhìn lại chính mình, khắc phục những nhược điểm thì
mới tiến lên được. Ngành du lịch cịn non trẻ chỉ có vài mặt mạnh chứ chưa mạnh tồn
diện, cịn thiếu tính chun nghiệp so với các nước lâu đời làm du lịch.
Thứ hai, tính liên kết trong du lịch chưa chặt chẽ. Ngành du lịch Việt Nam đã
làm rất nhiều chuyện, Hội Du lịch TP. HCM hay Sở Du lịch TP. HCM đã đi hợp tác với
nhiều nơi, đã có sự liên kết hợp tác giữa Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Nói chung, từng

bước có làm, nhưng liên kết chặt chẽ để tạo ra hiệu quả kinh tế rõ rệt thì chưa. Việt
Nam tuy diện tích khơng lớn so với nhiều nước khác nhưng thiên nhiên, cảnh quan, khí
hậu da dạng. Từ trung tâm TP. HCM lan tỏa về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như
thế nào để có thể sử dụng hết những sản phẩm độc đáo của vùng sông nước. Từ Hà Nội
lan tỏa lên vùng Tây Bắc như thế nào, để có thể quyến rũ khách đến vùng cao Tây Bắc,
nơi các bản làng của các dân tộc ít người cịn đậm nét hoang sơ. Hay từ trung tâm Đà
Nẵng – Quy Nhơn, lan tỏa lên liên kết với Tây Nguyên hùng vĩ như thế nào. Quy Nhơn
đang là điểm đến mới nổi ở miền Trung, với 3,5 triệu lượt khách vào năm ngoái. Biển
là du lịch nghỉ dưỡng, nhưng du lịch sinh thái mới lâu dài, mà sinh thái chỉ có ở Tây
Ngun – Tây Bắc, đồng bằng sơng Cửu Long, rất phong phú. Điểm yếu của mình là
vẫn chưa kết nối khăng khít để có thể tận dụng tốt thế mạnh của tất cả.
Thứ ba là sử dụng công nghệ thông tin như thế nào để loan truyền thông tin hiệu
quả để thu hút khách du lịch trên thế giới. Hiện nay, khách du lịch sử dụng internet và
các mạng xã hội rất nhiều, ở Việt Nam cũng vậy. Vấn đề sử dụng công nghệ thông tin
như thế nào phù hợp với tập quán tiếp cận thông tin của người nước ngồi .Việt Nam
nên có một trung tâm điều hành cả nước bằng website qua internet. Website dành cho
khách nước ngoài khác biệt với website dành cho khách trong nước. Khách nước ngồi
cần biết thơng tin gì? Đầu tiên là khí hậu, nhiệt độ; vì khí hậu ở nước ngoài, nhất là ở
phương Tây rất khắc nghiệt, nên họ rất quan tâm đến khí hậu. Tiếp đến là đổi tiền: tỷ
giá ngoại tệ so với đồng Việt Nam như thế nào, đổi ở đâu mới bảo đảm… Thứ ba là
dịch vụ về ngân hàng vì họ khơng có thói quen mang tiền mặt như mình. Thứ tư là
những dịch vụ về chăm sóc con người, về văn hóa,về ẩm thực…

21


Cuối cùng là nhân sự làm du lịch. Chúng ta phải đào tạo được đội ngũ chuyên
nghiệp. Theo Tổng cục Dạy nghề, hiện tại, ngành du lịch của chúng ta mới có 38% đến
40% người lao động được đào tạo. Để nâng tính chuyên nghiệp, nhân sự trong ngành du
lịch đều được đào tạo, ít nhất cũng phải từ 60% đến 70% là đươc huấn luyện bài bản

qua trường lớp. Nhân sự rành ngoại ngữ cũng chỉ tập trung ở khách sạn 4- 5 sao, phần
cịn lại rất ít. Bên cạnh đó, các nhân sự cũng chỉ tập trung vào tiếng Anh, tiếng các nước
khác chưa được coi trọng, như tiếng Hoa, tiếng Hàn hay tiếng Nhật trong khi lượng
khách 3 nước này đến Việt Nam ngày càng nhiều. Ngành du lịch muốn phát triển tốt,
nguồn nhân lực của chúng ta phải đạt chuẩn quốc tế. Hiện nay, lực lượng lao động
trong ngành du lịch ở Đơng Nam Á có sự dịch chuyển lớn. Sau AEC, lao động
Philippines, Thái Lan, Indonesia và Singapore sang Việt Nam làm việc rất nhiều, khách
sạn 4-5 sao và resort nào cũng có.
Tỷ lệ khách du lịch quay lại hiện nay đã tăng lên chưa thưa ơng? Và theo ơng, chúng ta
cần phải làm gì để cải thiện điều này?
Theo ông Nguyễn Hữu Thọ: Tỷ lệ khách quay lại đã tăng lên, nhưng vẫn chưa
được như mong muốn. Muốn khách quay lại, ngoài nâng cao sức cạnh tranh và quảng
bá qua internet cho tốt; và phải có sản phẩm mới để thu hút khách quay lại. Nghỉ dưỡng
biển là ưu thế của nước ta. Các địa phương có bờ biển nên tập trung xây dựng bản sắc
riêng, để đổi khẩu vị cho khách. Để khách hôm nay đi Nha Trang, ngày mai đi Phan
Thiêt, ngày mốt đi Quy Nhơn… cũng không cảm thấy nhàm chán. Theo kinh nghiệm
của tôi, khách quay lại nhiều nhất vẫn là chủ yếu đi du lịch biển. Sau đó, phải liên kết
được với Tây Nguyên và Tây Bắc để làm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch
ẩm thực. Có sinh thái mới quay lại. Bây giờ người ta đã biết, lá cây và nước biển là hai
thứ hấp thu năng lượng mặt trời tốt nhất,hấp dẫn khách đến từ những nước có mùa đơng
lạnh giá kéo dài. "Tắm" trong năng lượng mặt trời, sức khỏe con người ta sẽ tốt hơn.
Du lịch văn hóa và ẩm thực cũng không kém phần hấp dẫn so với sinh thái. Ngồi ra,
phải có du lịch shopping, phải có mùa sale. Đó là lý do vì sao cứ đến mùa giảm giá là
người ta lại đi Singapore. Người ta đến, chưa hẳn là để mua hàng giá rẻ mà nhiều khi
chỉ nhằm hưởng thụ cảm giác được đi nhìn ngắm, lựa đồ , thử đồ…Cần phải có trung
tâm hàng hóa Việt Nam. Hàng hóa Việt Nam bây giờ đã nổi tiếng thế giới. Ví dụ, chúng
ta phải có trung tâm hàng lưu niệm Việt Nam, khách nước ngồi ln sẵn sàng bỏ 5
22



USD đến 10 USD mua hàng bỏ vào góc lưu niệm để khoe với bạn bè những vùng đất
mà mình đã đến. Muốn khách thương nhân quay lại thì mình phải làm MICE. Hiện tại,
chúng ta vẫn chưa có nhiều trung tâm có sức chứa từ 1.000 đến 3.000 người trở lên.
Chúng ta phải có những trung tâm có sức chứa lớn ở các trọng điểm du lịch. Ở những
nước khác, họ có những khu phức hợp gồm nhiều trung tâm triển lãm lớn liền kề dành
cho hội nghị/hội thảo với quy mô tầm cỡ khu vực và quốc tế, kèm theo những khách
sạn 4 đến 5 sao bên cạnh. Muốn thu hút khách trở lại như mình mong muốn, đầu tiên
mình phải giữ được khách cũ, thứ hai là phải tăng khách mới [5].
Dưới đây là "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030" được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt tại Quyết định số 2473 /
QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030 có phối cảnh là:
- Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao của
GDP, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội;
- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm; tập trung phát
triển chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đồng thời khẳng định thương hiệu và
khả năng cạnh tranh;
- Phát triển đồng thời du lịch trong nước và quốc tế; chú ý đến du lịch quốc tế; tăng
cường quản lý du lịch nước ngoài;
- Phát triển du lịch bền vững gắn liền với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
của dân tộc; bảo đảm bảo vệ cảnh quan và bảo vệ mơi trường; giữ gìn an ninh, quốc
phịng, trật tự, an toàn xã hội;
- Tăng cường sự tham gia của xã hội và huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước
để đầu tư phát triển du lịch; tận dụng tiềm lực và lợi thế của đất nước bằng các yếu tố tự
nhiên, văn hoá dân tộc, đặc điểm mạnh mẽ của từng vùng trong cả nước, tăng cường
mối liên kết phát triển du lịch.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 có mục tiêu
là:
23



- Mục tiêu chung: Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hiện
đại, chuyên nghiệp với cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ; các sản phẩm du lịch
có chất lượng, sự đa dạng và uy tín cao, được đắm chìm trong bản sắc dân tộc và có khả
năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đến năm 2030, Việt Nam
phấn đấu trở thành một quốc gia có ngành du lịch phát triển.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành du lịch giai đoạn 2011-2020 đạt 11,5-12% /
năm.
+ Năm 2015: Việt Nam chào đón 7-7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36-37 triệu
khách du lịch trong nước; tổng doanh thu từ du lịch sẽ đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,56% GDP; khu vực này sẽ có tổng cộng 390.000 căn hộ, 30-35% trong số đó có tiêu
chuẩn từ ba đến năm sao; khu vực này sẽ tạo ra 2,2 triệu việc làm, trong đó có 620.000
nhân viên làm việc trực tiếp trong ngành du lịch.
+ Năm 2020: Việt Nam sẽ nhận được 10-10,5 triệu lượt khách quốc tế và 47-48 triệu
khách du lịch trong nước; tổng doanh thu từ du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,57% GDP của cả nước; tổng số phịng nghỉ có thể đạt 580.000, trong đó 35-40% đạt tiêu
chuẩn từ ba đến năm sao; ngành sẽ tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó có 870.000 nhân
viên làm việc trực tiếp trong ngành du lịch.
+ Năm 2030: Tổng doanh thu từ du lịch sẽ tăng gấp đôi so với năm 2020.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 có các giải
pháp là:
Phát triển sản phẩm du lịch
- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, đồng bộ, chất lượng cao, giá trị
gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngồi nước; phát triển sản phẩm
du lịch "xanh", tơn trọng các yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương;
- Quy hoạch và đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên những điểm mạnh và điểm
thu hút khách du lịch; ưu tiên phát triển du lịch biển, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái;
24


từng bước hình thành hệ thống các khu du lịch trong nước và quốc gia, tuyến đường,

điểm đến, khu đô thị du lịch;
- Tận dụng thế mạnh, tăng cường mối liên kết giữa các vùng, địa phương với việc hình
thành sản phẩm du lịch cụ thể của từng khu du lịch:
+ Vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, bao gồm Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên,
Lai Châu, n Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Tỉnh Bắc Giang, đặc trưng với du lịch sinh thái văn
hoá gắn liền với thăm dị bản sắc văn hố dân tộc.
+ Đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải Đông Bắc bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng,
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam
Định, Quảng Ninh có đặc điểm là tham quan biển, du lịch văn hoá kết hợp với các giá
trị của nền văn minh lúa nước và các hoạt động truyền thống địa phương, du lịch đô thị,
du lịch MICE (Hội nghị, Khuyến khích, Hội nghị, Triển lãm).
+ Khu vực Bắc Trung Bộ, bao gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế có các chuyến khảo sát các di sản văn hoá, thiên
nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, văn hoá lịch sử thăm dò.
+ Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hồ, Ninh Thuận và Bình Thuận, đặc biệt trong du
lịch biển và resort với việc thăm dị di sản, văn hố biển và ẩm thực.
+ Tây Nguyên, bao gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nơng và Lâm Đồng có du
lịch sinh thái và du lịch văn hoá khai thác các giá trị văn hoá độc đáo của các dân tộc
bản địa.
+ Đông Nam Bộ, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh, đặc trưng với du lịch đô thị, du lịch MICE, thăm
dị văn hố và lịch sử, sinh thái biển và nghỉ mát du lịch.
+ Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang,
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang
25


×