Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Tài liệu Kiểm soát mua bán doanh nghiệp còn thiếu phối hợp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.06 KB, 1 trang )

Kiểm soát mua bán doanh nghiệp còn thiếu phối hợp

Theo bà Bùi Thanh Ngà, Phó trưởng ban Pháp chế Ủy ban Chứng khoán, hiện vẫn chưa
có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Quản lý cạnh tranh và Ủy ban để kiếm soát hoạt động
mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trên thị trường chứng khoán.
Tại Việt Nam, hoạt động M&A đang ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn quy mô. Theo
nhận định của bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công
Thương), thông qua thị trường giao dịch chứng khoán, các hoạt động mua bán, sáp nhập
sẽ có môi trường thuận lợi để phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn và minh bạch hơn.

Thống kê của Cục Quản lý Cạnh tranh cho thấy, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm
2007, đã có 46 vụ giao dịch với tổng giá trị 626 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2006
và tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 30 vụ có yếu tố nước ngoài
tham gia.

Con số này, theo nhận định của các chuyên gia, sẽ còn tăng mạnh hơn bởi đây là xu
hướng phát triển của nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, là biện pháp hữu
hiệu để các doanh nghiệp tăng vốn một cách nhanh nhất.

Tuy nhiên, bên cạnh mục tiêu tạo ra những doanh nghiệp lớn hơn trên cơ sở tập trung sức
mạnh của nhiều doanh nghiệp khác, làm giảm số lượng các đối thủ cạnh tranh và mức độ
cạnh tranh thì M&A cũng có thể thay đối cơ cấu thị trường, làm xuất hiện những doanh
nghiệp độc quyền, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Vì vậy, pháp luật các nước đều có các quy định rất chặt chẽ về kiểm soát hoạt động
M&A, đặc biệt là M&A thông qua thị trường chứng khoán.

Tuy vậy, tại Việt Nam, theo nhiều chuyên gia, hiện vẫn chưa có cơ chế kiểm soát hoạt
động này phù hợp với thực tiễn phát triển. Việc kiểm soát các hình thức mua bán, sáp
nhập doanh nghiệp mới dừng ở mức giám sát thông qua Luật Chứng khoán và Luật Cạnh
tranh, và cũng mới chỉ dừng ở vấn đề giao dịch nội bộ, giao dịch của cổ đông lớn.



Luật Cạnh tranh đã sử dụng "ngưỡng thị phần" làm cơ sở phân loại nhóm tập trung kinh
tế và làm tiêu chí để xác định khả năng gây hại của các trường hợp tập trung kinh tế. Tuy
nhiên, ở khía cạnh quản lý cạnh tranh, bà Trần Thị Phương Lan, Trưởng ban Giám giám
sát và quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý Cạnh tranh, cho biết, hiện chưa có một quy định
nào về “ngưỡng thị phần” mà buộc các công ty, doanh nghiệp tiến hành hoạt động M&A
phải thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh.

×