Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Vai trò văn hóa Thái, Mường trong việc hình thành văn hóa vùng Tây Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.8 KB, 23 trang )

Vai trị văn hóa Thái, Mường trong việc hình thành
văn hóa vùng Tây Bắc?
I.
1.
-

Khái quát chung về vùng văn hóa Tây Bắc:
Đặc điểm về điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý: Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam,
có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc.Gồm 6 tỉnh: Lai Châu, Lào

-

Cai, Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình, n Báí.
Địa hình: : địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy
theo hướng Tây Bắc-Đơng Nam, có hai con sơng lớn đó là sơng Đà và sơng
Thao ( tức sông Hồng). thượng nguồn của sông mã cũng ở trên vùng đất Tây
Bắc. Hai bên sông Đà là các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi kế tiếp nhau :
Điên Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh là các bồn địa ở Tây Bắc. Cịn Tà Phình,

-

Mộc Châu, Nà Sản là các cao nguyên ở đây.
Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Chế độ gió mùa
có sự tương phản rõ rệt: mùa hè và mùa đông.
Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên là núi cao lớn hơn ở
các thung lũng.
Độ ẩm tương đối trung bình thường từ 78 – 93%, ở các tiểu vùng có độ
chênh lệch từ 2 – 5%.
Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình qn từ 1.800 – 2.500 mm/năm.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió Lào và gió lạnh địa



-

phương. Ngồi ra có mưa đá, sương muối, băng giá….
Tài nguyên thiên nhiên:
Đất đai: chủ yếu là đất feralit có độ tơi xốp, nhiều mùn thuận lợi cho phát
triển nghề rừng, trồng cây công nghiệp, cây nguyên liệu dệt vải, chăn ni đại
gia súc.
Sơng ngịi: Tây Bắc là đầu nguồn của một vài hệ thống sông lớn như sông
Đà, sông Mã, sơng Bơi. Các hệ thống sơng này có giá trị thủy điện lớn.
Khoáng sản: Ở đây xuất hiện nhiều loại khoáng sản đang được khai thác và

2.

sử dụng: than, kim loại đen, kim loại màu, niken, vàng…
Đặc điểm dân cư, xã hội:


-

Tây Bắc là vùng văn hóa có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất của
Việt Nam với nhiều bản sắc riêng, đầy độc đáo và được hình thành cách đây

-

khoảng 500 triệu năm.
Dân cư: Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 20 dân tộc khác nhau: Thái, Mường,
Dao,H’mơng, Nùng,... trong đó chủ yếu là tộc người Thái và tộc người Mường.
Ở vùng thung lũng lòng chảo thấp hay vùng bồn địa giữa núi, trước núi là
nơi sinh sống của các cư dân Thái, Mường, Lào, Lự, trong đó người Mường chủ

yếu cư trú ở vùng phía Nam của Tây Bắc. Vùng rẻo giữa hay vùng sườn núi là
nơi cư trú của các tộc người nói ngơn ngữ Môn-Khmer như Khơ Mú, Mảng,
Kháng, Xinh Mun. Vùng rẻo cao là nơi cư trú của các tộc người thuộc nhóm
ngơn ngữ Mơng-Dao, Tạng Miến.
Thung lũng được hình thành do các vận động kiến tạo lọt giữa vùng núi
cao với nhiều sông suối. Đây là khu vực thuận lợi nhất cho việc canh tác lúa
nước ở vùng miền núi. Bởi thế đặc trưng của hoạt động kinh tế thung lũng là
ruộng nước với một hệ phức hợp về kỹ thuật, khác với kỹ thuật canh tác lúa
nước ở vùng đồng bằng. Gắn liền với canh tác ruộng nước, hệ thống thủy lợi
vùng thung lũng khá đặc sắc. Người ta hay nói đến hệ thống mương phai, lái, lin
ở người Thái hay đập, mương và hệ thống dẫn nước ở người Mường. Tuy nhiên
hệ canh tác này khơng chỉ có ruộng mà cịn có nương, góp phần đa dạng hóa hệ
canh tác. Bên cạnh đó, cư dân cịn tiến hành các hoạt động chăn nuôi, sản xuất
thủ công nghiệp, săn bắt, nuôi và đánh cá, thu nhặt lâm thổ sản...
Trong khuôn khổ địa hình vùng thung lũng, cư dân tập hợp lại thành bản
và các bản trong khuôn khổ vùng thung lũng tập hợp thành mường với một thiết
chế chặt chẽ. Trước đây, trong khu vực Mường chủ yếu thuần một tộc người còn
về sau này một bộ phận các tộc người khác nhập cư nhưng cư dân Thái hoặc
Mường vẫn là chủ yếu. Trong tiến trình phát triển, trên cơ sở khai phá vùng
thung lũng của cư dân đã hình thành nên cánh đồng lớn, các mường lớn, ví như
ở người Thái có nhất Thanh, nhì Lị, tam Tấc, tứ Than; người Mường có nhất
Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Trong trường hợp này các mường đồng
nghĩa với các cánh đồng, các thung lũng và đương nhiên liên quan đến vai trò


của các thủ lĩnh trong vùng. Chính đặc điểm này đã tạo nên những đặc trưng
trong văn hóa của các tộc người trên các lĩnh vực vật thể và phi vật thể
-

Văn hóa: Đây là khu vực có các sắc thái văn hóa khá đa dạng. Có thể thấy rõ

điều này trên các khía cạnh về nhà cửa, trang phục, ẩm thực; các biểu hiện về
quan hệ gia đình và cộng đồng; các hình thức tổ chức xã hội...
Sự giao thoa văn hóa giữa các tộc người diễn ra khá mạnh mẽ. Có thể thấy
rõ điều này thơng qua ngơn ngữ; các hoạt động kinh tế... Không phải ngẫu nhiên
mà ngôn ngữ của một bộ phận cư dân Môn-Khmer đã chịu ảnh hưởng đậm ngơn
ngữ Thái. Điển hình là người Xinh Mun, La Ha…
Văn hóa các tộc người vùng Tây Bắc khá phong phú và đa dạng, giàu bản
sắc, gắn liền với quá trình tụ cư lâu đời của cư dân từ nhiều nguồn và nhiều thời

II.
1.
-

điểm khác nhau.
Văn hóa người Thái, Mường ở Tây Bắc
Văn hóa tộc người Thái:
Người Thái còn được gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày
Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà
Bắc. Họ đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm, là con cháu người

-

Thái di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bây giờ.
Nhóm Thái Đen (Táy Đăm) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và Điện Biên (Mương

-

La & Mương Thèng).
Nhóm Thái Trắng (Táy Đón) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện Biên và một


-

số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên).
Nhóm Thái Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú chủ yếu ở một số huyện như

Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hịa Bình)
1.1. Văn hóa vật chất
- Nhà ở : người Thái ở nhà sàn, kết cấu bằng gỗ, với những hàng cột gỗ vng
hoặc trịn được kê đá, sàn cao, lợp lá cọ hoặc ngói. Mỗi nhà tuỳ theo gia cảnh
mà dựng 3 gian hoặc 5 gian. Người Thái Đen làm nhà thường tạo mái hình mai
rùa, trang trí trên hai đầu nóc nhà bằng khau cút theo phong tục xưa truyền lại.
“Khau cút"là hai tấm ván đóng chéo nhau hình chữ X trên địn nóc - "tiêu bơn",
trước hết để chắn gió - "pảy lốm" cho mái tranh hai đầu hồi nhà và là biểu tượng
cho vẻ đẹp các ngơi nhà của người Thái. Những gia đình quý tộc xưa còn làm


thêm bông sen cách điệu ở giao điểm hai tấm ván và tám hình trăng khuyết
hướng vào nhau so le trên "khau cút". Trong ngơi nhà sàn đó có cầu thang quản
dành cho đàn ông, cầu thang chan dành cho đàn bà; có tụp cng dành cho các
chàng trai đến ở rể (du khươi).Trong nhà chia làm hai nửa (theo chiều ngang
sàn), bên quản dành để thờ cúng gia tiên (phi hươn), tiếp khách, và dành cho
đàn ơng cịn có cột thiêng - "sau hẹ",trên cột thiêng treo hình thần rùa bằng gỗ,
ba bông lúa - "sam huống khẩu" và ba nhánh rau thì là - "sam hóm chík"... , bên
chan dành cho việc nấu ăn và là nơi sinh hoạt của đàn bà. Cột thiêng (sau hẹ) có
vai trị vô cùng quan trọng, được coi như trụ cột, chứa đựng linh hồn của ngôi
nhà, là biểu tượng cho sự bền vững của gia đình ẩn chứa những ý nghĩa nhân
-

sinh cao đẹp.
Trang phục:

Trang phục nam: Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới
người Thái mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng. Áo là loại cổ trịn, khơng
cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc xương. Đặc điểm của áo cánh
nam giới người Thái khu Tây Bắc không phải là lối cắt may (vì cơ bản giống
ngắn nam Tày, Nùng, Kinh...) mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền
của cộng đồng sáng tạo nên: khơng chỉ có màu chàm, trắng mà cịn có màu cà
phê sữa, hay dật các vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê... Trong các ngày
lễ, tết, họ mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc với ngày thường với lối
cắt may dài, thụng, không lượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu.,
Trong tang lễ họ mặc áo xẻ nách màu cham đầu quấn khăn, chân đi guốc. Mấy
chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc âu phục khá phổ biến.
Trang phục nữ: trang phục của đồng bào dân tộc Thái được ca ngợi bởi sự
đơn giản, duyên dáng và thanh lịch. Người dân đã phải khéo léo kết hợp từng
chi tiết để tạo nên hình ảnh những cơ gái Thái rất riêng.Các nhóm người Thái
như Thái Đen, Thái trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục hằng ngày



nhưng trong đó, vẫn nổi bật bản sắc riêng để phân biệt.
Thái Trắng: Thường nhật, phụ nữ Thái Trắng mặc áo cánh ngắn (xửa cóm), váy
màu đen khơng trang trí hoa văn. Áo thường là màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo


hình bướm, ve, ong... Cái khác xửa cóm Thái Đen là cổ áo hình chữ V. Thân áo
ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong
cạp váy. Váy là loại váy kín (ống), màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ. Khi mặc
xửa cóm và váy phụ nữ Thái cịn tấm chồng ra ngồi được trang trí nhiều màu.
Khăn đội đầu khơng có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên dưới 2 mét...
Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo đầu thụng thân thẳng,
khơng lượn nách, được trang trí bằng vải 'khít' ở giữa thân có tua vải phủ từ vai

xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình
tam giác. Phụ nữ chưa chồng hay có chồng khơng có dấu hiệu quy định nhận


biết... Họ có loại nón rộng vành.
Thái Đen: Thường nhật phụ nữ Thái Đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm
hoặc đen), cổ áo khác Thái Trắng là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội khăn gọi là
"piêu" thêu hoa văn nhiều mơ-típ trang trí mang phong cách từng mường. Váy
là loại giống phụ nữ Thái Trắng đã nói ở trên. Lối để tóc kkhi có chồng búi lên
đỉnh đầu gọi là "Tằng cẩu";khi chồng chết có thể búi tóc thấp xuống sau gáy;
chưa chồng khơng búi tóc. Trong lễ, tết áo dài Thái Đen đa dạng với các loại xẻ
nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mơ-típ hơn Thái
Trắng.
Nói về bộ trang phục nữ Thái không thể thiếu chiếc khăn piêu. Chiếc khăn
piêu được các cơ gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể hiện sự khéo léo của mỗi
cơ gái. Piêu tết 3 sừng là piêu thường dùng, piêu tết 5 hay 7 sừng là piêu sang,
dùng làm quà biếu, đội lúc bản mường có hội hè, cưới xin. Khăn Piêu là đặc
trưng của người dân tộc Thái với đường nét tinh sảo và hoa văn mang đậm chất
núi rừng hoang sơ cùng màu sắc sặc sỡ, nó thể hiện tình u, sức mạnh nữ tính
thật quyến rũ.
Ngồi ra người Thái rất hay đeo trang sức đeo trên người như vòng cổ,
vịng tay, hoa tai, trâm cài tóc trên đầu, xà tích và cả cúc bạc…


-

Ẩm thực: Với những món ăn được chế biến cơng phu, độc đáo, ẩm thực truyền
thống của dân tộc Thái vùng Tây Bắc được xem là cách truyền tải hữu hiệu nhất
nét văn hóa của dân tộc.
Tất cả món ăn của người Thái đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu

hồn tồn tự nhiên. Thịt trâu, thịt bị, cá, gà được người Thái tẩm, ướp gia vị rất
cầu kỳ và cẩn thận. Gia vị để ướp là hạt "mắc khén" (một dạng hạt tiêu rừng),
ớt, tỏi, gừng, muối... Một nét độc đáo trong các món ăn của dân tộc Thái là khi
chế biến những món ăn, người Thái hồn tồn không dùng dầu mỡ và rất chú
trọng tới việc điều phối các vị đắng - cay - mặn - chát. Những món ăn độc đáo
của người Thái như pà pỉng tộp (cá nướng), khảu lam (cơm lam), nhứa mù khủa
(thịt lợn hấp), nhứa giảng (thịt trâu hun khói),rượu cần (láu xá), canh da trâu...
Trong mâm cơm của người Thái có nhiều món ăn, mỗi món đều có hương
vị đặc trưng. Các loại thịt gia súc, gia cầm, hay thủy sản đều có thể nướng. Thịt
thái miếng, ướp gia vị, dùng xiên hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng; hoặc thịt
băm nhỏ, bóp nhuyễn với trứng, gói lá chuối, lá dong, kẹp lại, nướng trên than
đỏ hoặc vùi tro nóng; khi chín, thịt rất thơm, ăn khơng ngán. Món cá nướng hấp
dẫn bởi hương thơm của cá, vị cay của ớt. Món “pỉnh tộp” cũng là cá nướng,
nhưng thường dùng cá to như chép, trôi, trắm... mổ lưng, để ráo nước, xoa một
lớp muối rang nổ; tẩm ớt tươi nướng, nghiền nát, mắc khén, để cá ngấm gia vị,
cứng thịt lại rồi đặt lên than hồng. Cá chín có vị thơm hấp dẫn, dùng để uống
rượu rất độc đáo.
Cách chế biến món măng của người Thái cũng thật đặc biệt và cầu kỳ. Để
có được một bát nước cốt măng chua, họ sẽ ngâm măng vài ba năm để lọc lấy vị
ngon lành, chua dịu nhất khi ăn cùng những món ăn khác. Khi vào những ngơi
nhà của người Thái, đều dễ dàng nhận thấy gia đình nào cũng có sẵn vài chum
măng muối chua dành để dùng dần.
Xôi nếp là món ăn truyền thống của dân tộc Thái. Người Thái có phương
pháp đồ xơi cách thủy bằng chõ gỗ rất kỹ thuật. Xơi chín bằng hơi, mềm, dẻo
nhưng khơng dính tay. Xơi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, ủ ấm,


giữ cho cơm dẻo lâu. Cơm lam là đặc sản của dân tộc Thái thường được sử
dụng vào dịp lễ, tết hay đãi khách.
Món canh da trâu: Da trâu sau khi giết được lột và thui sạch lông rồi gác

trên gác bếp cho khơ. Để chế biến món canh nấu với bon, người Thái lấy số da
khô vừa đủ đốt cho cháy sùi ra, cạo sạch đến khi trông miếng da có màu vàng
ươm, mùi thơm phức. Sau khi nướng giòn tan, miếng da được bẻ thành từng
miếng nhỏ bỏ vào nồi bon đun nhỏ lửa cho đến nhừ. Trước khi bắc xuống người
ta thêm gia vị vào nồi canh bon này. Nồi canh bon đúng nghĩa là phải có đủ 30
loại gia vị mang hương vị núi rừng Tây Bắc trong đó gồm những gia vị dễ nhận
biết như sả, cà đắng, hạt tiêu, mắc khèn.
Hầu như khơng có bữa ăn nào quan trọng của người Thái lại thiếu được
Chéo, giống như một dạng muối vừng với người Kinh.,1 loại gia vị hấp dẫn Quả
Mắc Khén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng. Tiếp đó, đưa vào giã thành bột
mịn. Tuy nhiên để chế ra được hương vị thơm phức, chun dùng ăn với xơi nếp
nương, cịn phải qua nhiều cơng đoạn khác. Đó là dùng ớt khơ bỏ hạt nướng
giòn, muối rang, rau mùi tầu xắt nhỏ rang khô, tất cả đều giã thành bột mịn. Sau
khi trộn đều hỗ hợp trên thì tạo thành Chéo, một thứ bột mùi thơm hăng hắc
nhưng lại dịu như vị ô mai và phảng phất chất núi rừng, thơm cay nồng nàn như
hương hồi, quế.
1.2. Văn hóa tinh thần:
- Lễ hội:
• Múa xịe là một sinh hoạt văn hố đặc sắc, một điệu múa phổ biến trong cộng
đồng người Thái Tây Bắc. Múa xịe cịn có tên khác là "Xe khăm khen" (múa
cầm tay). Múa xịe biểu hiện sự đồn kết thân thiện gắn bó, có tính tập thể, dân
chủ cao, nên mọi người Thái đều biết múa xòe và u thích nghệ thuật xịe của
dân tộc. Múa xịe là di sản văn hố q giá của người Thái có sức sống bền
vững trong nhân dân. "Xòe" là đặc sản nghệ thuật múa Thái và trở thành biểu
tượng văn hóa Tây Bắc. Người Thái có Xịe vịng quanh đốm lửa, quanh hũ
rượu cần với sự tham gia đông đảo của già trẻ, gái trai trong tiếng chiêng trống
rộn ràng. Nhưng cũng có Xịe điệu của người Thái trắng ven sơng Đà suốt từ


Ngọc Chiến, Quỳnh Nhai lên đến Lai Châu, Phong Thổ. Tương truyền có đến

32 điệu xịe do các cơ thanh nữ múa trong tiếng tính tang dịu dàng của hai
chàng trai. X vịng sơi nổi bao nhiêu thì xịe điệu nhẹ nhàng, tinh tế bấy nhiêu
Đầu tiên phải kể đến điệu xòe “Khắm khăn mơi lẩu” – nghĩa là “nâng khăn
mời rượu”. Đây là điệu xòe thể hiện nét văn hóa trong giao tiếp ứng xử của
đồng bào dân tộc Thái.
Điệu xịe thứ hai là điệu “Phá xí”, nghĩa là xịe bổ bốn, điệu múa thể hiện
sự đồn kết của cộng đồng người Thái. Cho dù là ai, dù có phải chia xa bốn
phương trời, mười phương đất thì cũng luôn nghĩ về nhau, cùng nhau hướng về
nguồn cội.
Một điệu xịe rất tưng bừng, sơi nổi khác là điệu “Nhơm khăn”, hay còn
gọi là Tung khăn. Cùng với những chiếc khăn Piêu chồng trên cổ, những cơ gái
Thái đã thể hiện được niềm vui vô bờ bến mỗi khi làng bản có chuyện mừng vui
như có đám cưới, đám mừng nhà mới hay mừng mùa màng bội thu.
Điệu xòe ‘Đổn hơn”, điệu xịe tiến lùi, lúc người này tiến người kia lùi,
nhưng vẫn nhịp nhàng, uyển chuyển cùng trong một vòng tròn. Những động tác
này như muốn khẳng định, dù trời đất có đổi thay, cuộc sống có lúc gặp khó
khăn trở ngại nhưng ý chí và tình người thì vẫn luôn sắt son bền chặt.
Tiếp theo phải kể đến điệu xòe “Khắm khen”, nghĩa là nắm tay cùng xòe.
Đây là điệu xòe cơ bản trong nghệ thuật dân vũ của dân tộc Thái, được hình
thành trong quá trình lao động từ thuở sơ khai, có ý nghĩa là biểu hiện sự gắn
kết cộng đồng, mỗi khi có niềm vui thì cùng nhau nhảy múa và khi gặp khó
khăn hoạn nạn cũng vẫn nắm chặt tay nhau cùng chung sức vượt qua.
Và cuối cùng là điệu “Ỏm lọm tốp mư” – là điệu xòe vòng tròn vỗ tay.
Đây là điệu xòe kết thúc mỗi cuộc vui, biểu hiện niềm hân hoan và sự bịn rịn


lúc chia tay nhau.
Lễ hội hoa ban là một lễ hội của dân tộc Thái, Tây Bắc Bộ Việt Nam. Theo
tiếng Thái thì "ban" có nghĩa là ngon, đẹp đẽ. Tất cả những gì ngon ngọt, đẹp đẽ
đều gọi là "ban". Lễ hội có một ý nghĩa quan trọng đối với người Thái. Đó là lúc

họ thỉnh bái thần rừng, thần hang và hồn vía đơi trai gái qua sự tích, cầu mong


cho mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt. Thường được tổ chức vào ngày 5/2
âm lịch.
Trong lễ hội, thanh niên trai gái bắt đầu vui hội hái hoa, sôi nổi với những
trò diễn độc đáo. Âm vang nhộn nhịp của tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống
chiêng. Con trai thổi khèn, con gái dập dìu múa điệu Thẩm Lé, điệu múa dành
riêng cho việc đi hái hoa ban. Các chàng trai thi nhau trèo lên các cây ban hái
hoa. Một cây có khi 5, 6 người trèo lên. Ở bên dưới, các cô gái lấy cái ớp (gần
giống cái giỏ) đón những bơng hoa thả xuống. Anh chàng nào có ý với cơ gái
nào thì thả vào chỗ cơ đó. Các cơ cũng vậy, ưng anh nào thì cố mà đón lấy hoa


của anh đó.
Lễ hội xên bản, xên mường hay lễ hội cầu an là một lễ hội của người đồng bào
dân tộc Thái, Tây Bắc, cúng người lập nên bản làng. Tưởng nhớ đến các vị thần
linh đã khai sáng ra Mường - cách gọi tên vùng đất nơi người Thái đang sinh
sống, cầu mong cho người Thái được ấm no, hạnh phúc...
Người Thái Tây Bắc thường tổ chức lễ hội này ở đầu nguồn sông suối, nơi
cung cấp nước cho toàn Mường. Tuy nhiên, người Thái Đen ở Mường Lò
(Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) lại tổ chức ở một khu rừng cấm của Mường, nơi có
gốc đa to nhất, xung quanh là chỗ "yên nghỉ" của những người đã khuất. Ở
Mường Lị, ơng mo Nghè (mo Mường), người trông coi thần quyền cho chủ
Mường và Hội Phụ lão đứng ra tổ chức lễ hội Xên Mường. Tại đây, lễ Xên
Mường phải có áo của con trai thuộc dòng dõi quý tộc gốc hay người đương
chức làm vật tế. (Ngày nay, chức danh q tộc khơng cịn nữa nên người Thái
lấy áo của một vị lãnh đạo xã làm vật tế). Lễ vật do người dân tồn Mường
đóng góp, có thể mổ từ hai đến bốn con trâu. Riêng người Thái ở Yên Châu,
tỉnh Sơn La thì tế trâu trắng. Điều lạ là, con trâu để Xên Mường phải do chính

mo Nghè đi tìm, ơng thích con nào thì chỉ con đấy, khơng cần biết con trâu đó
của nhà ai. Người ta bảo khi bị ông mo chỉ gậy vào, con trâu đứng yên đến mức
gần như bị thôi miên, người giúp việc cho ông chỉ việc dắt trâu về nơi tổ chức lễ
hội. Cỗ cúng thường gồm ba mâm nhưng phải đảm bảo có thịt trâu chín, gạo và


rượu. Ông mo khấn bảy lần, mời các vị thần, tổ tiên về dự lễ và phù hộ cho dân
Mường được ấm no, sung túc, cuộc sống an vui.
Các trò chơi trong lễ hội Xên Mường thường là:
Xoè vòng theo nhịp
Ném còn. Trước khi bắt đầu, người Thái lập đàn tế còn dưới chân cột còn
cao 15m-20m. Lễ vật gần giống Xên Mường, chỉ khác là có thêm hàng trăm quả
còn trên đàn tế. Tham gia trò này chủ yếu là nam thanh niên, ai ném rách tâm



điểm trên đỉnh cột còn sẽ được coi là người hùng của hội...
Múa các điệu dân gian.
Lễ hội gội đầu hay lễ hội Lúng ta là một lễ hội của đồng bào Thái trắng. Đánh
dấu thời điểm qua năm, rũ bỏ cái cũ, đón nhận cái mới. Lễ hội gội đầu được tiến
hành từ trưa ngày cuối cùng trong năm.
Trước đó hàng tuần đã vo gạo nếp lấy nước. Nước gạo được đổ vào cất nồi
cất giữ cả tuần hoặc lâu hơn, để càng chua càng tốt. Đó là nước gội dành cho
đàn bà con gái. Nước tắm thường là nước thơm của cây mùi già. Cịn đàn ơng
nước gội là bồ kết. Người ta nướng bồ kết rồi bẻ ra ngâm vào nước đun sôi, mọi
người đều mặc áo váy đẹp. Phụ nữ trong mặc cóm khẩu, áo ngắn trong là khẩu
nọi ngồi cịn khốc Slửa lng (một loại áo dài của người Thái) vải đen, từ hai
vai có hai dải màu buông xuống trước ngực trông rất điệu đà. Ngày nay slửa
lng cũng có người may cải tiến thắt đáy ở eo lưng, không thẳng vạt như các
áo cổ xưa. Đàn ông thì mặc giản dị hơn, áo mới vải đen, nút vải, đầu quấn khăn

màu tối.
Thầy mo chuẩn bị, bao kiếm của tổ tiên, vai vác cây súng kíp, thơng seng ở
thắt lưng (thơng seng là cái túi nhỏ có trang trí hoa văn bằng chỉ ngũ sắc) trong
đựng của q như tiền vàng bạc. Thơng seng được coi như túi ngọc q đeo bên
người, là vật đạn bắn khơng thủng
Việc sau cùng diễn ra bên dịng sơng là giặt rũ tất cả quần áo váy cho sach



sẽ trước khi ra về để hoàn tất lễ gội đầu tất niên.
Lễ hội Hạn Khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng
bào dân tộc Thái ở Tây Bắc bao gồm nhiều thể loại (hát, kể chuyện) trong
khung cảnh ấm cúng và tao nhã. Thường được tổ chức sau vụ thu hoạch vào
tháng 11 hàng năm.


Lễ hội này thường được tổ chức trên khoảng đất rộng ở bản, thanh niên
nam nữ dựng sàn, sàn cao khoảng 1,5m, có hàng rào bao quanh bằng phên mắt
cáo, chỉ có một cửa ra vào. Cuộc vui mở vào đêm bên đống lửa sàn. Thanh niên,
nam nữ đến hát hò, làm quen, vui chơi, thi tài... Nam nữ hát đối đáp với nhau
đến sáng mới chia tay nhau. Đêm hôm sau họ lại tiếp tục ca hát, vui đùa, trò
chuyện.
Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa mưa của tháng 3 âm lịch để tạ ơn
ông Then, Bà Then và cầu mưa, cầu mùa, cầu phúc, cầu lộc cho cho gia đình và


bản Mường.
Lễ hội Then Kin Pang là nét sinh hoạt tâm linh độc đáo đã có từ rất lâu đời. Đây
được xem là nghi lễ mang tính tơn giáo của người dân tộc Thái trắng ở Khổng
Lào (Phong Thổ - Lai Châu) về vị thần là các ông Then, bà Then.

Người Thái trắng quan niệm rằng phía trên thế giới thực của con người là
thế giới của vua Trời và cõi trời cũng là một Mường, trong đó có các tướng lĩnh
của vua trời là các Then.
Lễ hội Then Kin Pang còn là nơi tái hiện những trò chơi dân gian đặc sắc
của người Thái trắng như ném còn, đẩy gậy, kéo co, đặc biệt là lễ hội té nước
bên dịng sơng Nậm So.
Hằng năm vua Trời phái các vị Then xuống hạ giới để cứu giúp bà con.
Khi bắt đầu mùa mưa đến, “lộc trời” sẽ tưới cho mùa màng cây cỏ, cho vạn vật
đâm chồi nảy lộc, gột rửa những điều kém may mắn, xua tan đi bệnh tật làm cho



bản Mường trở nên hạnh phúc và may mắn hơn.
Lễ hội Cầu mưa hay lễ hội Xến Xó Phốn là một lẽ hội của người đồng bào dân
tộc Thái, Mai Châu, tỉnh Hịa Bình. là lễ hôi giá trị về phong tục tập quán, tín
ngưỡng cho mọi người trong bản.Mọi người đi hát cầu mưa ở khắp các nhà
trong bản, rồi rước đuốc vòng quanh bản. Thường tổ chức từ ngày 01/04 đến
28/04 Âm lịch, vào những đêm trăng có quầng đỏ quầng vàng - điềm báo trời
đại hạn kéo dài.
Phần lễ: Cúng thần linh cai quản mưa nắng, mang yếu tố tâm linh để dạy
bảo con người. Lễ hội đông nhất là nam nữ thanh niên. Còn lớp người trung
niên và già cả thì ở nhà để sẵn sàng đón tiếp đồn hát cầu mưa. Đoàn hát thường


đông tới năm sáu chục người. Ai cũng tự sắm sửa đủ mũ, nón đội đầu và áo mưa
(áo tơi lá cọ). Mọi người tự giác xếp hàng hai ở một bãi rộng trong làng.
Phần hội: Dẫn đầu đoàn hát có một người lĩnh xướng, người thứ hai cầm
một cái sàng gạo. Bà Mè mải cũng thường là người cao tuổi đóng vai trị chính,
dẫn đồn người đi đến các nhà xin lễ vật. Họ chọn nhà nào có bà già cao tuổi
nhất bản đến đầu tiên. Khi tới sân nhà cụ bà, đoàn người dừng lại, đội ngũ chỉnh

tề. Người lĩnh xướng gọi vọng lên trên nhà mời cụ bà ra cầu thang làm lễ cầu
mưa. Dứt lời mời, cả đoàn người hưởng ứng bằng lời hát cầu mưa
Sau khi đi khắp lượt các nhà trong bản, đoàn trở lại nơi xuất phát để châm
đuốc. Mỗi người thắp một bó đuốc trên tay, họ diễu hành hàng một vịng quanh
bản, sau đó kéo nhau ra suối nước. Tất cả số đuốc được chụm lại hai, ba đống
bên bờ suối. Lửa đuốc sáng rực cả một góc trời. Họ liền chia ra từng tốp nam,
nữ đứng mặt đối mặt với nhau, để thi tát nước "vàng" nước "bạc" vào người,
vào mặt nhau. Khi ai nấy đều ướt sũng, mới chịu tan đêm hội về nhà mình.
-

Văn học: Do người Thái có chữ viết riêng nên kho tàng văn học dân gian như
truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca… và một số luật lệ còn được
lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên giấy bản hoặc
trên lá cây. Một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như “Xống chụ xon xao”,

-

“Khun Lú, Nàng ửa”
Tục lệ cưới hỏi: Khi chàng trai muốn vợ thì người con trai nhờ mẹ đẻ và một
vài bà trong họ đến nhà cô gái làm một vài thủ tục gọi là Lịng Lng
Lịng Lng: là mấy bà chưa mang lễ vật, chỉ đến nhà cô gái xin cho con
trai mình được đi về (mà ngày nay gọi là xin đi lại) để tìm hiểu. Sau một thời
gian, họ nhà trai tổ chức một địn có lễ vật: gà, lợn, rượu, gạo… đến nhà cơ gái,
đồn này do một ông mối (làm) dẫn đầu và giao tiếp gọi là pay đu, có dịng họ
gộp hai giai đoạn này làm một gọi là Lịng lng đu châu.
Pay đu: Nội dung mời bên ngoại (họ của mẹ cô gái) về xin ý kiến, xin cho
đơi nam nữ có điều kiện tìm hiểu. Sau một thời gian từ 3-4 tháng, gia đình và họ
nhà gái chỉ nhận lời cho gần gũi, chứ chưa nhận lời cho lấy nhau. Tiếp đó là thủ
tục mới gọi là To pác.



To Pác: cũng là một đoàn nhà trai mang lễ vật đến nhà gái làm cỗ mời hai
họ (thực chất là 4 họ). Sau đó họ nhà gái cơng khai hỏi đơi nam nữ về nguyện
vọng xây dựng gia đình. Giai đoạn trên họ nhà gái bàn bạc đi đến nhất trí cho
lấy hay khơng, nên gọi là To Pác (đo và đánh dấu). Sau To Pác là Khưới quản.
Có vùng gọi giai đoạn này là: Ôm sáo (chứng minh cho cơ gái tìm hiểu về
mình).
Khưới quản: Người con trai đến ở nhà cô gái, được cùng ăn, làm vệc
nhưng ngủ một chỗ riêng gần sàn quản, gọi là khưới quản. Giai đoạn này
khoảng 1 năm cơ gái vẫn có quyền tiếp bạn trai khác. Tuyệt đối người khưới
quản không được lén lút ngủ với cơ gái, nếu có (nhất là chửa) sẽ bị phạt rất
nặng. Sau một năm, nhà trai làm thủ tục gọi là Xông Phắc phá.
Xông Phắc Phá (đem bao dao cho chú rể): nhà trai làm một bao dao mới
(có cả dao) đem theo lễ vật: lợn, gà, cá nướng, thịt chua, gạo, rượu làm cỗ mời
nhà gái ăn, từ 10 giờ sáng đến tận tối (gọi là cơng ơn). Trong bữa cơm cơng ơn
này có Khoóng Phác nói (gửi nhỏ), Khoóng Phác luống (gửi lớn). Đây là một
hình thức gửi rể cho nhà gái, họ có lời chúc, lời khun đơi trai gái sắp thành vợ
chồng, lời khuyện răn là những câu ca dao, tục ngữ.
Người ta dạy cô dâu, chú rể bằng văn vần và kết hợp cho một số tiền nhỏ
làm vốn, đạt vào một cái đĩa, gọi là Phan khẩu xó (Bàn cơm xin). Ở đây là xin
phúc, xin lời răn dạy, xin nhận họ hàng. Ở nghi lễ này đôi nam nữ được chấp
nhận là vợ chồng. Họ được dọn nhà mình, (biểu hiện bằng sự mừng vui được
đón cơ dâu về nhà chồng), một đoàn trai tráng khiêng gánh chăn, đệm và các vật
phẩm họ nhà gái tặng như dụng cụ nhà bếp bát, chậu, nồi xoong về đến nhà
chồng người ta làm lễ tổ tiên cho co dâu nhập gia. Nhà trai lại tổ chức một bữa
cỗ đông vui chào hai họ và bè bạn. Sau đó là tục mời uống rượu cần, nhà trai có
một đồn từ 5-6 người biết cách sắp xếp ngôi thứ hai họ, giỏi mời chào cầm tay
-

vào chum rượu uống theo đôi một hoặc 4 đến 5 đôi.

Tục lệ ma chay:
Người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy,
đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời".


Con người có sinh ra, lớn lên, già và chết (sinh, lão, bệnh, tử) trong đó chết
và mai táng là một thủ tục phức tạp và rườm rà nhất trong các phong tục của
người Thái...
Ma chay của người Thái rất phức tạp, sau khi một người qua đời thì cơng
tác chuẩn bị là bước đầu tiên, tiếp theo là nghi lễ, cuối cùng là an táng.
Lễ tang có 2 bước cơ bản:
Pông: Phúng viếng tiễn đưa hồn người chết lên cõi hư vô, đưa thi thể ra

2.
-

rừng chôn (Thái Trắng), thiếu (Thái Ðen).
Xống: gọi ma trở về ngụ ở gian thờ cúng tổ tiên ở trong nhà.
Văn hóa tộc người Mường
Đồng bào dân tộc Mường ở Việt Nam với khoảng hơn 1 triệu người tập trung
đơng nhất ở tỉnh Hịa Bình. Người Mường ở Tây Bắc sống tập trung ở các thung

-

lũng hai bờ sông Đà (Phú Thọ, Sơn La, Ba Vì, Hịa Bình).
Tiếng Mường thuộc nhóm ngơn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á), rất gần với

tiếng Việt
2.1. Văn hóa vật chất:
- Văn hóa sản xuất: Người Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có

nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người
Mường làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Trước đây,
người Mường trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng
ngày. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm
thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa,
mây, song... Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm


tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ cơng với kỹ thuật khá tinh xảo.
Văn hóa cộng đồng:
Nhà ở:
Người Mường sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn đồi, nơi
đất thoải gần sơng suối... ở tỉnh Hồ Bình, Thanh Hố, Phú Thọ. Mỗi làng có
khoảng vài chục nóc nhà, khn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những
hàng cau, cây mít. Ðại bộ phận ở nhà sàn, kiểu nhà bốn mái. Phần trên sàn
người ở, dưới gầm đặt chuồng gia súc, gia cầm, để cối giã gạo, các công cụ sản
xuất khác.


Người Mường sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống, địa bàn cư trú
tập trung chủ yếu ở những dải đồng bằng thung lũng hẹp, doi đất ven sơng,
ngịi, dưới chân các dãy núi hay trên các đồi gò thấp. Làng bản mường sống tập
trung thành từng chịm, từng xóm, ẩn khá kín dưới màu xanh của cây cối trồng
quanh nhà. Các bản mường thường có khoảng từ 20 đến 30 nóc nhà, và nếu bản
to thì có thể nhiều hơn nữa. Bản làng thường dựng nơi gần nguồn nước, gần
đồng ruộng, thuận lợi cho lao động sản xuất. Tuy vậy, bản làng của người
Mường ít khi lộ rõ để người ngồi dễ phát hiện vì được bao bọc bởi luỹ tre và
cây ăn quả. Đường vào bản thường là những con đường mòn nhỏ quanh co tạo
cảm giác dễ nhầm, dễ lạc. Và đối với người Mường, họ không coi trọng việc
dựng nhà lập bản sao cho thuận tiện giao thơng đi lại. Vì lẽ đó mà muốn vào

bản làng hay nhà của người Mường thường phải băng qua con đường nhỏ nối
làng với đường chính hoặc lội qua những con suối, ngịi.
Với người Mường nói chung, nhà là nơi diễn ra và chứng kiến những sự
kiện như sinh, hơn, tử của một vịng đời. Từ đó, ngơi nhà khơng chỉ có ý nghĩa
đối với gia đình mà cịn mang ý nghĩa cộng đồng xã hội, không chỉ là nhu cầu
về vật chất là để trú ngụ nắng mưa, ngủ nghỉ, mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh.
Người Mường rất trọng hướng nhà, vì vậy, hướng nhà phải do một thầy địa
lý có tiếng chọn riêng theo tuổi của gia chủ. Họ quan niệm làm nhà đúng hướng
sẽ đem lại tài lộc và may mắn đến cho gia đình
Những cây gỗ được chọn làm cột, sau khi lắp mộng, dựng khung, được
chôn thẳng xuống những hố đã đào sẵn sâu khoảng 20 – 30 cm. Tục chôn cột
nhà, ngoài dụng ý cho vững chắc khung nhà khi lợp mái, làm sàn, làm vách, cịn
có ý nghĩa tâm linh, thể hiện cho sự hoà hợp âm dương, một biến thể của tín
ngưỡng phồn thực. Cho đến nay, đa số người Mường đã thay đổi tục chôn cột
nhà bằng cách nâng cột lên mặt đất và kê lên những phiến đá chống mối mọt.
Tuy nhiên cột nhà của người Mường Thanh Sơn không được gia công bào gọt
nhiều như cột nhà của người Thái và người Mường ở Hồ Bình. Nếu cột nhà
của người Thái Sơn La được xẻ, bào, đẽo cho vng thành, thì cột nhà của
người Mường Thanh Sơn chỉ bào lớp vỏ ngồi và để trịn.


Người Mường dùng con xỏ bằng tre, con then bằng gỗ, đinh kèo bằng
gỗ… để đóng thay cho đinh sắt. Họ dùng lạt mây, giang hoặc tre bánh tẻ để
buộc níu các ngồm đẽo hoặc cột kèo. Khung nhà sàn của người Mường được
dựng hoàn toàn bằng cách ghép mộng, đục đẽo mà thành. Địn tay (tơn thảy)
được đặt dọc mái nhà. Địn tay cái có miếng tre kẹp chặt địn tay vào đầu cột cái
gọi là cái khố kèo. Mái nhà lợp bằng lá cọ hoặc bằng cỏ gianh. Những cây nứa
ngộ (loại nứa to và dày) vàng óng được lựa chọn kỹ để pha nan kẹp lá (như cái
gắp dùng để kẹp cá nướng). Cứ như thế, những kẹp lá cọ được đưa lên mái buộc
thẳng vào dui mè. Đây là cách lợp mái nhà theo tục truyền thống còn tồn tại phổ

biến cho đến ngày nay. Tuy vậy ở một số nơi, người Mường đã thay cách lợp
nhà. Lá cọ được đưa lên lợp vào dui mè mà khơng cần kẹp nữa. Mái nhà sàn
khum khum hình mai rùa.
Nhà của người Mường thường ba đến năm gian. Những gia đình đơng con
thì nhà lên đến bảy – mười hai gian. Những ngôi nhà như vậy ngày nay cịn rất
ít. Nhà dù ít hay nhiều gian đều có một sàn bên trái để bắc cầu thang và máng
nước sinh hoạt. Gian đầu tiên từ cầu thang lên gọi là gian gốc. Đây là gian quy
tụ mọi tính linh thiêng của ngôi nhà, là nơi xuất phát những tục lệ đối xử hành
vi của con người với ngôi nhà.
Gian nhà gốc chỉ dành riêng cho nam giới. Phụ nữ trong nhà không được
ngồi nghỉ hoặc làm việc ở đây. Trong các ngày trọng đại như hôn lễ, ma chay thì
chỉ nam giới có vai vế trong dịng họ được ngồi ăn uống. Gian thứ hai của ngôi
nhà (gian kế theo gian gốc) dành cho nam giới ngủ nghỉ. Gian giữa thường là
gian để thóc và làm bếp. Gian cuối cùng là nơi dành cho phụ nữ sinh hoạt có


chạn bát, để đồ dùng gia đình, nơi sửa soạn cơm nước
Trang phục:
Người Mường có đặc trưng riêng về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên
trang phục.
Thầy mo khi hành lễ mặc y phục riêng. Ðó là chiếc áo dài 5 thân cài khuy
bên nách phải, nhuộm màu xanh hoặc đen, thắt dây lưng trắng, đội mũ vải nhọn
đầu. Thầy mỡi khi cúng chữa bệnh thường đội mũ chầu.


Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm
túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mơng. Đầu cắt tóc ngắn
hoặc quấn khăn trắng. Quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là
khăn quần. Xưa có tục để tóc dài búi tóc. Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ
vàng, khăn màu tím than, ngồi khốc đơi áo chúng đen dài tới gối, cái cúc nách

và sườn phải.
Bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo. Khăn đội
đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật khơng thêu thùa, yếm, áo cánh (phổ
biến là màu trắng) thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân
gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy. Cạp váy nổi tiếng bởi các hoa văn
được dệt kỳ cơng. Trang sức gồm vịng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4
giây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc.
Áo mặc thường ngày có tên là áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh ngắn,
xẻ ngực, thân ngắn hơn so với áo cánh người Kinh, ống tay dài, áo màu nâu
hoặc trắng (về sau có thêm các màu khác không phải loại vải cổ truyền). Bên
trong là loại áo báng, cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Đầu thường
đội khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ như một số tộc người khác.
Váy là loại váy kín màu đen. Tồn bộ phận được trang trí là đầu váy và cạp váy,
khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể. Đây là một phong cách
trang trí và thể hiện ít gặp ở các tộc khác trong nhóm ngơn ngữ và khu vực láng
giềng (trừ nhóm Thái Mai Châu, Hịa Bình do ảnh hưởng văn hóa Mường mà


mặc thường ngày tương tự như họ).
Tổ chức cộng đồng: Tho hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là
chế độ lang đạo, các dòng họ lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hà) chia nhau cai
quản các vùng. Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các



lang xóm hoặc đạo xóm, cai quản một xóm.
Ẩm thực:
Người Mường rất thích ăn thức ăn có vị chua: củ kiệu, quả cà muối chua
với cá; rau cải muối dưa, quả đu đủ muối dưa tép; rau sắn muối dưa cá; lá lồm
nấu thịt trâu, bò; lá bểu, lá chua khao nấu cá đồng, cá suối; muối thịt trâu, tiết bò



ăn vào mùa nào cũng thích hợp. Đặc biệt, trong góc bếp của mỗi gia đình
Mường khơng thể thiếu những hũ măng chua – nguồn thức ăn quanh năm sẵn có
nơi núi rừng. Măng chua có thể xào nấu với cá, thịt gà, vịt, nước măng chua kho
thịt trâu, kho cá, chấm rau sống hay ngâm ớt tươi.
Vị đắng cũng là vị mà người Mường rất ưa thích. Măng đắng, lá, hoa, quả
đu đủ khơng chỉ là những món ăn thường ngày mà con là món để thờ phụng
trong nhiều nghi lễ dân gian. Ngồi ra cịn có rau đốm, lá kịa, vừa là thức ăn,
vừa là thuốc đau bụng. Đặc biệt, ruột và dạ dày con Don vừa là vị thuốc chữa
đau dạ dày vừa là món ăn quý hiếm.
Gắn với vị cay, người Mường có món Ớt nổi tiếng. Ớt được băm lẫn với
lòng cá hay đầu, tiết luộc, ruột cắt nhỏ của con già, vịt. Băm nhỏ cho tất cả lên
màu nâu sẫm, cắt nhỏ vài loại rau thơm trộn vào là được món ớt.
Người Mường thích bày cỗ trên lá chuối trong tất cả những bữa cỗ cộng
đồng như lễ hội, cưới xin, tang ma hoặc lễ cúng lớn trong năm; về cách bày trí
món ăn : phần ngọn và mép lá tượng trưng cho Mường Sáng- mường của người
sống, phần gốc lá và mang lá tượng trưng cho Mường Tối- Mường ma, mường
của người chết.( quy tắc: người vào, ma ra) tức là khi dọn cooxx cho người
sống, phần ngọn lá hướng vào trong phần gốc lá hướng ra ngoài, khi don cỗ cho
người ma thì ngược lại.
Rượu Cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm
đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể.
Người Mường thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ.
Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá trải đều cho khỏi nát trước khi ăn.
Món rau đồ được ăn kèm mới nước chấm ớt lòng cá. Nước chấm được làm
khá cầu kỳ, là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu đầy màu sắc: màu vàng của
gừng, màu đỏ của ớt, cà chua, màu xanh của thì lá hành lá, màu trắng của mẻ.
Trên mâm cỗ cúng vào ngày giỗ, ngày lễ tết của người Mường khơng thể
thiếu món cá. Món cá được chế biến thành nhiều món nhưng món cá đặc trưng

của người Mường được gọi là ốt đồ. Cá được ướp với nhiều loại gia vị như
muối, tiêu, gừng giã nhỏ. Củ xả, ớt thái thật nhỏ, gừng giã nhuyễn được trộn lẫy
với nhau rồi nhồi vào bụng cá.


2.2. Văn hóa tinh thần
- Tín ngưỡng:
Người mường theo đạo Phật,Thiên Chúa. nhưng có sự khác biệt ở người
theo đạo Phật là mọi nghi lễ đều phải có chủ lễ là thầy mo chủ trì.- Lễ hội:
Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm: Sắc bùa, hội xuống đồng
(Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ cơm


mới...
Hát sắc bùa hay xéc bùa (có nghĩa là xách cồng) là lễ hội lớn của người Mường,
đặc biệt là người Mường miền Hịa Bình, diễn ra hàng năm vào ngày Tết cổ
truyền của dân tộc Mường. Đây là một hình thức diễn xướng dân gian, gắn với
một số nghi lễ trong nông nghiệp nhằm cầu mong một năm mới phát tài thịnh
vượng, đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, con người may mắn và dồi dào sức
khỏe. Thời gian tổ chức hội từ mùng một tết trở đi, kéo dài một tuần lễ, có khi
đến nửa tháng. Theo tục lệ của người Mường, phường bùa sẽ đi thăm nhiều nhà
và hát những lời chúc tết.
Nét đặc sắc và cuốn hút của loại hình diễn xướng dân gian này là tất cả
mọi hành động, cử chỉ, thái độ đều biểu hiện qua lời hát. Mọi trình tự diễn ra
trong suốt buổi hát sắc bùa đều có câu hát tương ứng, người ta khơng phải dừng
lại để nói hay hướng dẫn. Hát mở cổng, hát chúc mừng, hát xin lên nhà, hát
đồng ý, hát cảm ơn… Độc đáo nhất là màn hát đối đáp của phường bùa và chủ
nhà, thể hiện cái tài và khả năng ứng tác của cả hai bên. Những câu hát đều do
sự ngẫu hứng của cả hai bên trên nền tảng của truyền thống dân ca Mường và




thực tế bối cảnh tại nơi xảy ra cuộc sắc bùa.
Lễ hội xuống đồng (khuống mùa) của người Mường: Đây là một lễ hội rất phổ
biến của người Mường xưa, giống như lễ hội lồng tồng của người Tày- Nùng
vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang…mục đích của lễ hội là để cầu cho mùa
màng của một năm mới thịnh vượng, may mắn. đồng thời, việc thực hành
những nghi lễ cầu mùa cũng là dịp để người Mường nghỉ ngơi, vui chơi giải trí
và bày tỏ những ước vọng của mình về một cuộc sống tươi đẹp và yên bình. Lễ


hội này thường diễn ra vào dịp đầu xuân, như vùng Mường Bi, xóm Lũy huyện


Tân Lạc, vùng mường Chiềng, Mường Tôm, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn….
Lễ hội Đâm đuống hay chàm đuống của dân tộc Mường; Theo tiếng Mường
"đuống" là máng gõ để giã lúa và "chàm" là đâm. Thực chất là hình thức giã gạo
nhưng giã gạo trong lễ hội, có tính chất tổ chức và nghệ thuật. Thường tổ chức
vào tết Nguyên đán, thường kết hợp với các lễ hội trong năm mới khác.
Trong lễ hội, người phụ nữ nhiều tuổi nhất trong nhà đứng đầu cối, giã ba
tiếng mở màn. Thành ba tiếng "Kênh, kenh, kinh", làm sao giã thành ba âm
thanh trên là một đặc điểm của nghệ thuật. Chày của người khai mạc như thế
gọi là "chày cái". Sau đó đến con gái và cháu gái giã trong nhà, gọi là "chày
con" và "chày cháu". Nhịp điệu phải giữ đúng, cùng hòa âm nhịp nhàng với
hàng trăm chày khác. Người Mường quan niệm âm thanh "Kênh, kenh, kinh"
của cối đuống, là điệu hát "Vui xuân mới, vui xuân mới" hoặc "cơm cơm trắng,
cơm cơm trắng". Theo nhịp âm thanh đâm đuống mau hay chậm mà tiếng chày
chuyển điệu sang âm thanh khác nhau, có nhịp hai xen nhịp ba. Khi nhịp đơi, tất
cả chày trong làng đều cùng đổi, chẳng hạn kêu "kênh, kinh, kênh, kinh" hay




"kênh kênh kinh, kênh kinh" "kinh kinh, kinh kinh".
Lễ hội đoọc moong hay hội đi săn thú rừng là một lễ hội của người đồng bào
dân tộc Mường. Đoọc nghĩa đen là đâm, mở rộng nghĩa là săn. Ngơn ngữ Tày Thái cổ có một âm tương tự là toọc nghĩa là đóng, mở rộng nghĩa là trồng.
Moong cịn gọi là Mng, là từ chỉ các lồi thú 4 chân. Hội Đọc Moong là hội
đi săn các loài thú rừng. Thường diễn ra ngày 6 tháng giêng, cách tính ngày của
người Mường xưa lùi một ngày so với người Việt.
Trong ngày hạ nêu có lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng). Sau lễ mọi người bắt
đầu vào rừng hái lượm và săn bắt thú. Người trong Mường khơng phân biệt trẻ
già trai gái, ai có có sức khỏe, cùng kéo nhau đi. Một người săn trùm săn cùng
các cụ già chọn điểm săn. Mọi người bắt đầu vào cuộc săn, tiếng cồng săn, tiếng
hị reo, tiếng chó sủa, tạo khơng khí tưng bừng. Thú rừng bị dồn dần vào một
nơi, chỉ đợi thú chạy vào tầm ngắm là nổ sung. Cuộc săn chấm dứt bằng hiệu
lệnh cồng, các con thú được khiêng đến một miếu lớn bằng gỗ, dựng ở xóm Lý,


thờ Đức Tản Viên. Cùng mổ con thú săn được dâng lễ tế Thánh Tản. Thầy mo
thay mặt mọi người, làm lễ khấn Thánh Tản phù trợ mùa màng tươi tốt. Nhỡ
khơng được thú gì, dân Mường tỏ ý buồn cho việc xuất hành đầu năm. Đành
phải chọn một con bò hay thú rừng tế Thánh Tản. Sau đấy, họ mổ con vật ra lấy
thịt chia đều cho tổng số người và chó.
Ý nghĩa: Lễ hội đi săn thành ngày hội văn hóa chứa đựng nhiều yếu tố sinh
hoạt cộng đồng hấp dẫn như đánh chiêng, leo núi, vui hò, uống rượu cần, thi tài
bắn nỏ, bắn súng, đâm lao... giúp con người Mường hiểu biết lẫn nhau và sống


gắn bó với nhau hơn trong một cộng đồng.
Trị chơi dân gian:
Trò chơi của người Mường gần gũi với mọi đối tượng. Có những trị chơi

được tổ chức chu đáo, cơng phu như: thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn, v.v... Các
trò chơi của lứa tuổi thiếu niên nhi đồng được tổ chức linh hoạt ở mọi nơi, mọi
lúc với những điều kiện chơi đàn giản, tiện lợi như trò đánh cá cắt, trị cị le, trị



đánh chó hoặc bn chó, trò đánh mảng, trò chăm chỉ, chằm chăn.
Văn nghệ dân gian:
Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các thể
loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường cịn có
hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Cồng là nhạc cụ đặc



sắc của người Mường, ngồi ra cịn nhị, sáo trống, khèn lù
Văn học dân gian:
Đẻ đất đẻ nước
Đẻ đất đẻ nước là bộ sử thi lớn, kể về gốc tích và cơng cuộc đấu tranh của
người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan niệm người Mường



cổ về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới.
Chim Ây, Cái Ứa
Cũng như các dân tộc khác, để lý giải về nguồn gốc của dân tộc mình, dân
gian Mường ở Hịa Bình cịn lưu giữ và truyền kể những huyền thoại về sự xuất
hiện dân tộc mình dưới dạng những áng Mo (những truyền thuyết đó được lưu
truyền chủ yếu dưới dạng các bản mo hát với phiên bản dài ngắn khác nhau).
Ngồi ra cịn có nhiều truyền thuyết khác như: truyền thuyết về đức thánh


-

Tản Viên, truyền thuyết Đẻ Giang…
Tục lệ cưới xin


Trai gái tự do yêu đương tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo để gia đình chuẩn bị
lễ cưới. Ðể dẫn đến đám cưới phải qua các bước: ướm hỏi (kháo thếng), lễ bỏ
trầu (ti nòm bánh), lễ xin cưới (nòm khảu), lễ cưới lần thứ nhất (ti cháu), lễ đón
dâu (ti du). Trong ngày cưới, ơng mối dẫn đầu đoàn nhà trai khoảng ba, bốn
chục người gồm đủ nội, ngoại, bạn bè mang lễ vật sang nhà gái tổ chức cưới.
Chú rể mặc quần áo đẹp chít khăn trắng, gùi một chón (gùi) cơm đồ chín (bằng
khoảng 10 đấu gạo), trên miệng chón để 2 con gà sống thiến luộc chín. Trong lễ
đón dâu, cơ dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen
thắt 2 vạt ở phía trước. Cơ dâu mang về nhà chồng thường là 2 chăn, 2 cái đệm,
2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà trai biếu cơ dì,
chú bác.
Tục cưới xin của người Mường gần giống như người Kinh (chạm ngõ, ăn
hỏi, xin cưới và đón dâu). Khi trong nhà có người sinh nở, người Mường rào
-

cầu thang chính bằng phên nứa. Khi trẻ em lớn khoảng một tuổi mới đặt tên.
Ma chay
Khu mộ đá Đống Thếch ở Kim Bôi, Hịa Bình, tương truyền là nơi chơn
cất các quan lang người Mường)
Người chết tắt thở, con trai trưởng cầm dao nín thở chặt 3 nhát vào khung
cửa sổ gian thờ, sau đó gia đình nổi chiêng phát tang. Thi hài người chết được
liệm nhiều lớp vải và quần áo theo phong tục rồi để vào trong quan tài làm bằng
thân cây khoét rỗng, bên ngoài phủ áo vẩy rồng bằng vải.
Tang lễ do thầy mo chủ trì. Hình thức chịu tang của con cái trong nhà

không khác so với người Kinh, tuy nhiên con dâu, cháu dâu chịu tang ông bà,
cha mẹ cịn có bộ trang phục riêng gọi là bộ quạt ma.
Khi người con trai trong gia đình ấy chống gậy tre thì gia đình ấy có bố
mất, nếu chống gậy gỗ thì gia đình có mẹ mất.
Tế quạt ma là một nghi lễ độc đáo trong đám ma người Mường. Khi tế
quạt ma, những người là dâu trong nhà trong họ của người quá cố phải mặc bộ
đồ quạt ma rất đẹp, gồm: váy đen, cạp mới, áo ngắn, áo chùng trắng, yếm đỏ,


hai tay đeo vòng hạt cườm, tay phải cầm quạt cọ múa, tay trái cầm que gậy, đầu
III.

đội mũ quạt trong trí tua hạt cườm; phía trước đặt một chiếc ghế mây.
Vai trị của văn hóa Thái, Mường trong sự hình thành văn hóa vùng Tây Bắc
Nhìn chung, vùng Tây Bắc là nơi cư trú của hai tộc người chính là người
Thái và người Mường. Vì vậy, văn hóa Thái Mường có ảnh hưởng lớn đến việc
hình thành văn hóa vùng Tây Bắc cũng như ảnh hưởng đến văn hóa các tộc
người khác trong vùng. Đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội gắn bó và hịa đồng
với thiên nhiên, các ngành nghề thủ vông tinh sảo, phản ánh sáng tạo của văn
hóa của mỗi tộc người . Kho tàng tri thức dân gian phong phú được đúc kết qua
nhiều thế hệ liên quan đến cá hoạt động sản xuất, làm ăn, bảo vệ môi trường
thức sự là tài sản quý trong hành trang của mỗi tộc người, làm nên bản sắc tộc
người. Văn hóa dân gian phong phú đa dạng , giàu bản sắc góp phần tạo nên
vùng văn hóa Tây Bắc đặc trưng rõ nét



×