Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng phanh cho liên hợp máy kéo shibaura SD3100 với rơ moóc khi vận chuyển gỗ (khóa luận cơ điện và công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠ ĐIỆN & CƠNG TRÌNH
=====***=====

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG PHANH CỦA LIÊN HỢP MÁY KÉO SHIBAURA
SD3100 VỚI RƠ MC KHI VẬN CHUYỂN GỖ

NGÀNH

: CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

MÃ NGÀNH : 7510205

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Lê Văn Thái
Sinh viên thực hiện : Ngô Xn Hồi
Mã sinh viên

: 1651110349

Lớp

: K61-KOTO

Khóa học

: 2016 - 2020

Hà Nội, 2020



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên xin cho phép em gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới các quý
thầy cô trường Đại học Lâm Nghiệp, các quý thầy cô khoa Cơ Điện và Cơng
Trình cùng các thầy cơ đã dạy dỗ em trong suốt 4 năm vừa qua. Cũng như
những người đã giúp đỡ em trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp vừa qua.
Trân trọng và bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Văn Thái đã
định hướng nghiên cứu, tận tình chỉ bảo và với sự tận tâm, trách nhiệm cao nhất
và giúp đỡ em trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện khóa luận này.
Về phía nhà trường: Được học tập trong một ngơi trường là niềm vinh
hạnh lớn cho em. Ngành ô tô là một ngành mà xã hội rất cần và thiếu, nên với
tâm huyết và hết long vì sự nghiệp giáo dục của quốc gia nhà trường rất chú
trọng chăm lo cho sinh viên của nhà trường. Với những trang thiết bị ô tô để
thực hành và những kiến thức mà khi sinh viên ra trường có thể làm việc độc lập
phục vụ xã hội. Bên cạnh đó nhà trường cũng chăm lo sức khỏe , đời sống và
tinh thần của sinh viên, vì vậy là một người sinh viên của trường em xin gửi đến
các thầy cô giáo Ban Giám Hiệu và thầy cô giảng dạy lời chân thành cảm ơn
nhất. Đồng thời về phía khoa Cơ Điện và Cơng Trình em xin bày tỏ long biết ơn
sâu xắc tới các thầy các cơ đã tận tình dạy dỗ em trong 4 năm vừa qua. Đặc biệt
em xin cảm ơn tới thầy Lê Văn Thái đã rất tận tình hướng dẫn giúp đỡ, và tạo
điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng với tấm lịng chân thành
cảm ơn và chúc cho quý thầy cô giáo đang hoạt động tại trường Đại học Lâm
Nghiệp mạnh khỏe, gặt nhiều thành công rực rỡ trong sự nghiệp trồng người.

Sinh viên

Ngô Xuân Hoài


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 4
1.1. Tình hình khai thác và vận chuyển gỗ ở nước ta và trên thế giới .................. 4
1.1.1. Tình hình khai thác và vận chuyển gỗ ở các nước trên thế giới ................. 4
1.1.2. Tình hình khai thác và vận chuyển gỗ ở Việt Nam .................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu về động lực học phanh ơ tơ – máy kéo ..................... 10
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ............................................................. 14
1.3. Giới thiệu về liên hợp máy kéo Shibaura SD3100 với rơ moóc vận chuyển
gỗ ......................................................................................................................... 16
1.4. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 19
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 19
1.6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 19
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ........................................................... 19
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ..................................................... 20
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 21
2.1. Hiện trạng hệ thống phanh trên liên hợp máy kéo Shibaura SD3100 ......... 21
2.2. Các chỉ tiêu chung đánh giá chất lượng phanh của liên hợp máy kéo ......... 24
2.2.1. Hiệu quả phanh.......................................................................................... 24
2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phanh của một số nước .................................. 34
Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHANH
CHO LIÊN HỢP MÁY KÉO SHIBAURA SD3100 KHI VẬN CHUYỂN GỖ 38
3.1. Xác định chất lượng phanh của liên hợp máy kéo Shibaura SD3100 ........ 38
3.1.1. Sơ đồ lực tác dụng lên liên hợp máy vận chuyển gỗ khi phanh ............... 38
3.1.2. Xác định hiệu quả phanh của LHM Shibaura SD3100 khi vận chuyển gỗ......39



3.1.3. Ổn định hướng khi phanh: ........................................................................ 45
3.2. Đề xuất giải pháp cải tiến hệ thống phanh cho liên hợp máy kéo Shibaura
SD3100 nhằm nâng cao chất lượng phanh.......................................................... 46
3.3. Sơ bộ hạch toán giá thành. .......................................................................... 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng thông số kỹ thuật máy kéo SHIBAURA SD3100 ..................... 17
Bảng 1.2. Thông số kỹ thuật của rơ moóc lắp sau máy kéo Shibaura SD3100 .. 19
Bảng 2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phanh của một số nước ............................ 35
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn Châu Âu về hiệu quả phanh (ECE R13) .......................... 36
Bảng 2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phanh của Việt Nam ................................ 36
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn Ngành 22 – TCN 224 – 2001 (Bộ GTVT quy định – 2001)..... 37
Bảng 3.1. Sơ bộ hạch toán giá thành hệ thống phanh liên hợp máy cải tiến ...... 51


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 - Tỷ trọng 3 loại rừng được quản lý ở Việt Nam ................................... 6
Hình 1.2 - Thị trường xuất khẩu gỗ chính của Việt Nam trong năm 2012 ........... 7
Hình 1.3 - Liên hợp máy kéo SHIBAURA SD3100 và rơ moóc vận chuyển gỗ
rừng trồng ............................................................................................................ 16
Hình 1.4: Cấu tạo rơ mc một trục.................................................................... 18
Hình 2.1 - Sơ đồ hệ thống phanh dầu của máy kéo shibaura SD 3100 .............. 21
Hình 2.2 - Cấu tạo và nguyên lý làm việc của xylanh phanh chính ................... 22
Hình 2.3 - Cơ cấu phanh bánh xe ........................................................................ 23
Hình 2.4 - Đồ thị chỉ sự thay đổi quãng đường phanh theo vận tốc bắt đầu phanh
v1 và theo hệ số bám 𝝋 ....................................................................................... 27
Hình 2.5 - Giản đồ phanh .................................................................................... 28

Hình 2.6 - Sơ đồ lực tác dụng lên ô tô khi phanh mà ô tô bị quay đi 1 góc β .... 32
Hình 3.1 - Các lực tác dụng lên liên hợp máy khi phanh ................................... 38
Hình 3.2 - Cải tiến hệ thống phanh của liên hợp máy kéo với rơ mc ............. 47
Hình 3.3 - Sơ đồ, cấu tạo bộ điều hịa lực phanh ................................................ 48
Hình 3.4 - Nguyên lý hoạt động bộ điều hòa lực phanh ..................................... 48
Hình 3.5 - Bố trí bộ điều hịa lực phanh trong hệ thống phanh liên hợp máy .... 50


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với ¾ và gần 80% dân
số ở nông thôn và miền núi. Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đi đôi với việc phát triển kinh tế nhiều
thành phần, mở rộng các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng... Đảng và
nhà nước cũng rất chú trọng đến việc phát triển kinh tế ở các khu vùng núi, các
khu vùng sâu vùng xa với mục đích rút ngắn khoảng cách nghèo giữa các vùng
trong cả nước. Tuy nhiên, ở các khu vực miền núi sản xuất nơng lâm nghiệp là
chủ yếu, nhưng nó lại giữ một vị trí rất quan trọng trong việc phát triển nề kinh
tế nước nhà. Nhưng do nền kinh tế cịn khó khăn cộng với khoa học kĩ thuật còn
chưa được phát triển nên việc sản xuất nông lâm nghiệp ở các khu vực miền núi
còn rất nhiều hạn chế và chưa đạt được năng xuất cao.
Sản xuất nông lâm nghiệp là một q trình sản xuất đặc thù, nó mang tính
độc lập cao, điều kiện sản xuất khó khăn và phức tạp, tiêu tốn nhiều sức lao
động. Để nâng cao năng suất, giảm nhẹ sắc lao động trong sản xuất nông lâm
nghiệp cần phải áp dụng cơ giới hóa tổng hợp tồn bộ hệ thống máy móc. Một
trong những cơng việc sản xuất lâm nghiệp là khâu vận chuyển, nó là một trong
những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất. Hoạt động vận chuyển thường
được vận chuyển ở địa hình tương đối rất khó khăn và phải vận chuyển trên bề
mặt đường lâm nghiệp.
Cơng đoạn khó khăn nhất là việc vận chuyển gỗ từ nơi khai thác đến các
địa điểm tập kết hoặc kho bãi gần đường giao thông. Các con đường từ nơi khác

thác đến các địa điểm trên thường là con đường mòn và rất hẹp hoặc là con
đường tự tạo ra khi thác. Chúng có nền đất yếu, bề mặt gồ ghề, hiểm trở và trơn
trượt, rất nguy hiểm ... Chính vì thế, các phương tiện vận chuyển như ơ tơ và các
phương tiện có tải trọng khó và khơng thể di chuyển và vận chuyển hàng hóa
loại địa hình này. Từ những điều kiện thực hiện trên bề mặt đường lâm nghiệp,
người ta thường sử dụng các loại máy kéo kết hợp với rơ moóc cho công đoạn
vận chuyển này.
1


Trong thực tế, quá trình vận chuyển thường gặp trường hợp xuất hiện dốc
cục bộ hoặc trơn trượt làm vận tóc của máy kéo và rơ mc khơng bằng nhau
gây khó khăn và mất an tồn cho người điều khiển. Để thực hiện khâu vận
chuyển gỗ rừng trồng. Đề tài KC07 đã thiết kế chế tạo một rơ moóc chuyên
dùng cho liên hợp máy kéo SHIBAURA SD3100. Đây là một loại rơ moóc một
trục chủ động, được dẫn động hệ thống truyền động thủy lực từ trục thu công
suất của máy kéo. Các kết quả nghiên cứu ban đầu đã khẳng định tính ưu việt
cảu loại liên hợp máy này khi vận chuyển trên các đường dốc lâm nghiệp và đã
áp dụng vào thực tế sản xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo cơng việc hiệu quả và an
tồn trong q trình sản xuất, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu hồn thiện kết
cấu, cơng nghệ chế tạo, đặc biết phải quan tâm đến chỉ tiêu an toàn của liên hợp
máy.
Hiện nay, việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm các thiết bị
chuyên dùng lắp trên các nguồn động lực để sử dụng vào nhiều mục đích khác
nhau đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở của việc
nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lâm
nghiệp như: Tình hình khai thác, vận chuyển, chế biến, các loại phương tiện vận
chuyển của nước ta và trên trên thế giới. Trên thực tế, máy kéo Shibaura
SD3100 do Nhật Bản chế tạo hoạt động ở các loại địa hình bằng phẳng và phức
tạp ở các nước trên thế giới, nên các nhà khoa học chế tạo liên hợp máy kéo

Shibaura phù hợp với nhưng địa hình đó. Đối với Việt Nam, có một địa hình
phức tạp, việc ứng dụng và sử dụng liên hợp máy kéo phù hợp với địa hình Việt
Nam khá nguy hiểm, vì vậy hệ thống phanh để đảm bảo an toàn cho người vận
hành cũng như những người xung quanh là rất cần thiết trên liên hợp máy kéo
Shibaura. Để nâng cao hiệu quả sử dụng và đảm bảo an tồn trong q trình làm
việc rất cần thiết phải tiến hành nghiên cứu đầy đủ về động lực học của liên hợp
máy đặc biệt là hệ thống phanh của liên hợp máy trong quá trình làm việc trên
điều kiện đường lâm nghiệp

2


Với mục đích trên và để hồn thành chương trình đào tạo kỹ sư chun
ngành Kĩ Thuật Ơ Tơ, được sự đồng ý của Trường Đại học Lâm Nghiệp, Khoa
Cơ điện và Cơng trình, tơi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đề xuất các
giải pháp nâng cao chất lượng phanh cho liên hợp máy kéo Shibaura SD3100
với rơ moóc khi vận chuyển gỗ”.

3


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình khai thác và vận chuyển gỗ ở nước ta và trên thế giới
1.1.1. Tình hình khai thác và vận chuyển gỗ ở các nước trên thế giới
Ngành cơng nghiệp gỗ tồn cầu tăng trưởng mạnh: sự ưa chuộng các sản
phẩm từ gỗ tại các quốc gia như Mỹ và EU đã giúp cho giá trị chế biến gỗ toàn
cầu đã tăng từ 283 tỷ USD trong năm 2012 lên 373 tỷ USD vào năm 2016 với
tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 7.2%. Đây là một tốc độ tăng trưởng
cao so với mức tăng trưởng chung của các nhóm ngành. Tốc độ này được dự báo

còn tăng mạnh hơn, 9,2% (CAGR), giai đoạn 2016-2020 lên 531 tỷ USD (2020).
3 nhóm sản phẩm chính của ngành chế biến gỗ gồm dăm gỗ, gỗ công nghiệp
(ván nhân tạo) và đồ gỗ nội, ngoại thất. Nhóm gỗ cơng nghiệp (Ván nhân tạo)
bao gồm các sản phẩm như ván ép và gỗ dán, ván dăm và ván sợi. Đây là nhóm
sản phẩm có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất do khả năng khai thác gỗ tự nhiên
ngày càng hạn chế. Bên cạnh đó các sản phẩm gỗ nhân tạo cũng có được một số
đặc tạo lợi thế như sự đa dạng bề mặt, chống mối, chống ẩm. Trong 15 năm qua,
thương mại dăm gỗ toàn cầu đã tăng lên gần 75%, chủ yếu do sự mở rộng công
suất bột giấy ở Trung Quốc. Hai thị trường nhập khẩu dăm gỗ lớn nhất thế giới
là Trung Quốc và Nhật Bản, tiếp theo là Phần Lan, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ.
Để giảm bớt việc lao động bằng chân tay của con người mà vẫn đại được
năng suất cao cùng với sự phát triển của tất cả các ngành khoa học kỹ thuật như
:Tin học, cơ khí, y học, giao thơng, sinh học... thì trong sản suất lâm nghiệp các
nhà khoa học đã nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học vào đó. Trong
san xuất lâm nghiệp, một trong những khâu đòi hỏi việc lao động chân tay nhiều
nhất đó là khâu khai thác, vận chuyển và chế biến lâm sản. Nhờ áp dụng khoa
học kĩ thuật vào trong sản xuất lâm nghiệp các khâu này phần lớn đã được cơ
giới hóa bằng máy móc. Cơ giới hóa là sự thay thế sức lao động của con người
bằng máy móc để thực hiện nhanh chóng với năng suất hiệu quả cao những cơng

4


việc nặng nhọc. Nhiều hệ thống máy móc tự động đã thay thế con người trong
việc điều khiển các quá trình sản xuất phức tạp, tinh vi với năng suất cáo và chất
lượng tốt. Gần đây đã xuất hiệc nhiều loại máy móc có thể đảm niệm một chức
năng bộ óc con người.
Những năm trước việc khai thác, vận chuyển và chế biến gỗ rừng trồng
cịn nhiều khó khăn, điều khiện lao động còn quá nặng nhọc, nguy hiểm, chi phí
lao động cao, năng suất lao động cịn thấp. Việc khai thác, vận chuyển và chế

biến hầu như hoàn toàn được thực hiện bằng chân tay, trong khâu vận chuyển
người ta sử dụng sức kéo của những con gia súc. Tuy nhiên, với những sản
phẩm lâm nghiệp có kích thước lớn lại rất nặng nề, đồng thời đường sá đi lại
khó khăn, nhiều đèo dốc thì năng suất lao động là rất thấp. Vào những năm đầu
thế kỉ 19 nhờ việc áp dụng máy móc vào việc khai thác, vận chuyển và chế biến
sản phẩm lâm nghiệp như: các loại máy cắt, máy cưa, máy cẩu, tời, các loại liên
hợp máy kéo, ơ tơ... thì năng suất và hiệu quả lao động được tăng lên gấp bội. Vì
vậy việc áp dụng cơ giới hóa trong các khâu khai thác, vận chuyển, vận xuất và
chế biến gỗ rừng trồng rất cần thiết.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người đã ngày càng
tháy thế nhiều máy móc vào trong san xuất và cuộc sông hằng ngày giúp giảm
sức lao động của con người. Máy móc sẽ thực hiện nhanh chóng, chính xác với
năng suất và hiệu quả cao những công việc nặng nhọc. Trong vận chuyển, lúc
đầu là sức người sau đó là các loại gia súc và đến bây giờ là các loại máy vận
chuyển, trong đó có máy kéo. Đối với máy kéo nói chung, máy kéo lớn nói riêng
đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và được cơng bố. Các cơng trình nghiên
cứu này thường là xây dựng cơ sở ly thuyết động lực học hoặc dang mơ hình
tình tốn. Các cơng trình này mang đến thành tựu to lớn cho linh vực ô tô- máy
kéo làm cơ sở cho các cán bộ chuyên môn triển khai và áp dụng. Tuy nhiên đối
với các loại máy kéo nhỏ thì lại ít được nghiên cứu, đặc biết là các cơng trình
mang tính đặc thù lâm nghiệp thì càng hạn chế. Như vậy cùng với sự phát triển
của các ngành khoa học thì trong sản xuất lâm nghiệp như các công đoạn nặng
5


nhọc đã được các nhà khoa học giúp đỡ bằng cách cơ giới hóa hay là đưa máy
móc vào trong quá trình sản xuất.[4]

Hình 1.1 - Tỷ trọng 3 loại rừng được quản lý ở Việt Nam
1.1.2. Tình hình khai thác và vận chuyển gỗ ở Việt Nam

Việt Nam là nước có ngành lâm nghiệp năng động, nhất là trong lĩnh vực
sản xuất, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đây là lĩnh vực rất quan trọng đối
với nền kinh tế Việt Nam và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là đối
với các vùng nông thôn, vùng cao đồi núi trung du. Theo thống kê của Bộ
NN&PTNN năm 2012, tổng kim ngạch chế biến gỗ của Việt Nam ước tính đạt
4,0 tỷ đơ la Mỹ. Nhìn chung, cơng nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đạt tỷ lệ
tăng trưởng bình quân 16%/năm trong giai đoạn 2007-2012. Gần đây, Việt Nam
đã trở thành nhà xuất khẩu ván dăm số một thế giới với tổng khối lượng lên đến
5,8 triệu tấn (trọng lượng khô) vào năm 2012, là quốc gia đứng thứ hai về xuất
khẩu đồ gỗ ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ sáu thế giới về lĩnh vực này.
Khoảng 55% sản phẩm gỗ của Việt Nam được xuất đi thị trường Hoa Kỳ, Châu
Âu và Châu Úc. Ở Việt Nam theo quản lý rừng thống kê gồm có rừng đặc dụng,
rừng phịng hộ và rừng sản xuất với diện tích như sau, []:
- Rừng đặc dụng: có 2,0 triệu ha, được quản lý bởi các khu bảo tồn.
- Rừng phịng hộ: có 4,6 triệu ha, được duy trì vì mục tiêu bảo vệ các khu vực
đầu nguồn, bảo vệ đất và môi trường.

6


- Rừng sản xuất: có gần 6,8 triệu ha trong đó, 4,3 triệu ha là rừng tự nhiên sản
xuất cịn 2,4 triệu ha là rừng trồng sản xuất. Mục đích của các khu rừng sản xuất
là cung cấp nguyên liệu để sản xuất gỗ và các sản phẩm bằng gỗ. Hình 1 thể
hiện tỷ trọng 3 loại rừng được quản lý ở Việt Nam.

Hình 1.2 - Thị trường xuất khẩu gỗ chính của Việt Nam trong năm 2012
Trong tổng số 6,8 triệu ha rừng sản xuất ở việt Nam, ước tính đến tháng 3
năm 2012, chỉ có 30.000 ha (0,4%) là rừng đã có chứng nhận quản lý rừng bền
vững. Theo Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam, diện tích rừng sản xuất
đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ quản lý rừng bền vững phấn đấu đạt chỉ tiêu 30%

tổng diện tích, tương đương 1,8 triệu ha. Theo (hình1.2) minh họa thị trường
xuất khẩu gỗ chính của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2012, gồm Hoa Kỳ
(38%), Trung Quốc (16%) và Nhật Bản (15%).
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ chiếm vị trí thứ 3
trong số các ngành có kim ngạch xuất khẩu song phương lớn nhất giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ với giá trị lên đến 1,8 tỷ đô la Mỹ trong năm 2012, tăng 24,7%
so với năm 2011. Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành nước xuất khẩu gỗ và sản
7


phẩm từ gỗ lớn nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á vào năm 2013 với kim
ngạch xuất khẩu ước tính đạt 5,5 tỷ đơ la Mỹ vào cuối năm 2013.
Chính vì vậy khâu vận chuyển gỗ hiện tại ở Việt nam ta là rất cần thiết cho
sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới kinh tế. Sau nhiều năm
đổi mới ngành lâm nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy
nhiên vẫn cịn những vấn đề khó khăn trong vận chuyển gỗ. Để giải quyết những
khó khăn bức xúc đó, yêu cầu cấp bách đó là phải tiến hành cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa lâm nghiệp, làm biến đổi nhanh chóng nền sản xuất từ lao động thủ
cơng sang cơ khí hóa, có hiệu quả, tăng năng xuất, giảm thời gian lao động và
đưa nhanh sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Để cơ giới hóa sản xuất vận chuyển gỗ, trước hết cần tập trung đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, nhằm phá vỡ trạng thái trì trệ thúc đẩy sự dịch chuyển kinh tế
công nghiệp và dịch vụ, tạo sự phát triển cho toàn xã hội.
Việc đưa xe - máy vào sản xuất lâm nghiệp ở nước ta, hầu như chưa đáp
ứng được nhu cầu, vì 70% khối lượng cơng việc được làm bằng thủ cơng chỉ có
30% khối lượng cơng việc là được cơ giới hóa. Từ đó, dẫn đến năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp cịn thấp.
Có thể nói địa hình đường ở Việt Nam khá phức tạp, có độ dốc lớn. Hơn
thế nữa, sản xuất lâm nghiệp thường tập trung ở vùng sâu, vùng xa nên khó khăn
trong việc vận chuyển cơ giới hóa vào sản xuất. Các chính sách đầu tư của nhà

nước cho ngành lâm nghiệp có, nhưng cịn hạn chế nên các đơn vị lâm nghiệp và
người dân gặp khó khăn trong việc mua xe, thiết bị để áp dụng vào sản xuất. Các
nghiên cứu cải tiến để tạo ra các thiết bị phù hợp với địa hình, điều kiện đường
Việt nam cịn rất ít, chưa được quan tâm đúng mức.
Trong sản xuất lâm nghiệp, khâu vận chuyển gồm có hai cơng đoạn sau:
Vận chuyển từ nơi khai thác đến các kho chứa, nhà máy hoặc các bãi tập kết và
vận chuyển từ các kho chứa sản phẩm của nhà máy đến nơi tiêu thụ. Vậy việc
vận chuyển các nguyên liệu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đến nơi tiêu thụ cũng gặp
nhiều khó khăn vì các tuyến đường dùng cho ôtô, vận chuyển gỗ và các lâm sản
8


khác nằm rải rác trên các khu vực khai thác rộng lớn hoặc các con đường quốc
lộ hay tỉnh lộ. Với hình thức vận chuyển lâm sản tới nơi sản xuất hoặc tiêu thụ
bằng đường bộ có ưu thế hơn vận chuyển bằng đường sắt và đường thủy.
Những năm gần đây, vận chuyển bằng đường bộ (chủ yếu bằng ô tơ)
chiếm vai trị quan trọng trong nền kinh tế nói chung và ngành lâm nghiệp Việt
Nam nói riêng. Chính vì vậy để có các sản phẩm từ gỗ chúng ta phải vào rừng
khai thái gỗ và thu gom lại, bốc xếp lên xe ô tô vận chuyển về kho bãi nhà máy
và chế biến thành sản phẩm. Khai thác gỗ là một cơng đoạn trong q trình sản
xuất lâm nghiệp. Chúng ta sử dụng các công cụ thủ công hoặc máy móc để chặt
hạ. Đường rừng thường là các vùng đồi núi, sử dụng đường dân sinh, địa hình
hiểm trở nên việc khai thác vận chuyển cũng gặp rất nhiều khó khăn và đảm bảo
an tồn trong q trình khai thác, đặc biệt là các khu rừng tự nhiên. Trong các
khâu của quá trình khai thác, vận chuyển và vận xuất là một khâu quan trọng, nó
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, giá thành và chi phí khai thác gỗ.
Hiện nay do sự chỉ đạo của Nhà nước phát triển cơ chế kinh tế nhiều
thành phần, nên thực hiện việc giao đất khốn rừng cho các hộ nơng dân sử
dụng lâu dài trên các địa bàn trung du miền núi. Các hộ nông dân, doanh nghiệp
tư nhân sản xuất nông - lâm nghiệp xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là

công tác vận chuyển. Nhiều doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, các chủ trang
trại đã mua xe ơ tơ tải với mục đích để tự vận chuyển gỗ khai thác, gỗ thành
phẩm đến nơi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chủ động về thời gian và hạ giá
thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Để thực hiện những công việc trên các
doang nghiệp và hộ gia đình đã mua và sử dụng các loại xe ơ tơ được sản xuất
trong nước có giá thành phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của các hộ
gia đình. Chủ yếu là các loại ơ tơ tải trung bình từ 3,5 tấn đến 5,0 tấn để khai
thác gỗ và phù hợp với điều khiện đường của Việt Nam.
Công việc khai thác lâm sản đối với các nước có nền cơng nghiệp phát
triển thì sự quy hoạch phát triển rừng nguyên sinh và rừng trồng để khai thác rất
tốt, nên người ta dùng những phương thức khai thác, vận chuyển và vận xuất
9


hiện đại hơn hay dùng các loại máy móc có nhiều tính năng hơn, năng suất cao
hơn…, các loại ơ tô tải lớn, máy chuyên dùng tốt hơn… Tuy nhiên, chúng có giá
thành cao, vốn đầu tư lớn. Nếu muốn thực hiện thì chỉ phù hợp với những cơng
ty hoặc tập đồn lâm nghiệp quy mơ lớn và thích ứng với các khu khai thác gỗ
và lâm sản tập trung có khối lượng lớn. Những năm trước đây, nước ta đã nhập
từ nước ngồi một số loại xe ơ tơ tải và xe chuyên dùng sử dụng vào việc vận
chuyển lâm sản như: LKT 80 do Tiệp Khắc sản xuất; CAT - Mỹ; VOLVO –
Thụy Điển; KOMATSU - Nhật Bản....
Còn đối với Việt nam, do xuất phát là một nước có nền kinh tế chủ yếu
phụ thuộc vào nơng nghiệp, vừa thốt khỏi chiến tranh, nền cơng nghiệp luyện
kim và chế tạo máy phát triển chậm, ít vốn đầu tư nên chưa thể chế tạo được tất
cả tổng thành các loại ô tô và máy chuyên dùng, mà chỉ chế tạo được một số chi
tiết, bộ phận đơn giản của xe như khung sắt xi, vỏ xe … và chủ yếu là lắp ráp xe
với các linh kiện nhập khẩu. Nhưng cũng một phần hạ được giá thành của xe ô
tô trong nước so với xe nhập khẩu chịu thuế…tại thị trường Việt Nam.
Các hãng sản xuất và lắp ráp xe trong nước như công ty THACO Trường

Hải, công ty cổ phần ơ tơ Xn Kiên VINAXUKI, thì xe ơ tô tải tầm trung đáp
ứng được nhu cầu vận chuyển khi khai thác, vận chuyển gỗ cùng với điều kiện
kinh tế của các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình của Việt Nam hiện nay.[4]
1.2. Tình hình nghiên cứu về động lực học phanh ơ tơ – máy kéo
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam là nước đi lên từ nền nông lâm nghiệp lạc hậu và trải qua hai
cuộc chiến tranh chống Pháp – Mỹ. Sau năm 1975 giải phóng thống nhất đất
nước, với phương châm của Nhà nước đẩy mạnh Cơng nghiệp hóa – Hiện đại
hóa đất nước. Nhưng giai đoạn này máy móc cơ giới hóa chủ yếu tập trung
vào sản xuất nơng nghiệp. Nên trình độ khoa học kỹ thuật của ta còn hạn chế
và nền kinh tế chậm phát triển.
Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, ngành công nhiệp chế tạo,
sản xuất lắp ráp xe ô tô được nhà nước ưu tiên phát triển với nhiều ưu đãi về
10


thuế và mặt bằng xây dựng nhằm kích thích ngành công nghiệp ô tô sản xuất
trong nước. Với mong muốn ngày càng hoàn thiện hơn và theo kịp khoa học
thế giới. Bộ khoa học công nghệ Việt Nam từ lâu đã đầu tư vào nghiên cứu
khoa học trong mọi đề tài và mọi lĩnh vực xã hội. Trong đó có nhiều đề tài về
chuyên ngành động lực ô tô, do yêu cầu về sự an toàn cho xe và người khi
tham gia giao thông nên vấn đề động lực quá trình phanh của ơ tơ cũng được ít
nhiều sự quan tâm nghiên cứu của khoa học trong nước.
Qua tổng quan nghiên cứu vấn đề thấy rằng các đề tài về việc nghiên cứu
động lực học q trình phanh ơ tơ từ trước đến nay, đều khẳng định vai trò của
hệ thống phanh ơ tơ trong khi vận tải hàng hóa là rất quan trọng. Vì vận tải
đường bộ có nhiều ưu điểm như giá thành vận chuyển, chủ động được các
kênh phân phối hàng hóa, khơng bị phụ thuộc hay tác động nhiều do điều kiện
thiên nhiên và xã hội… Nên ô tô ngày càng được nhiều người sở hữu và sử
dụng trong phát triển kinh tế xã hội, cũng như nghiên cứu, cải tiến các loại xe

ô tô để ngày một tốt hơn, an toàn hơn, thỏa mãn hơn với nhu cầu phục vụ xã
hội…
Trong nhiều đề tài nghiên cứu về ô tô ở cấp nhà nước, các trường Đại học
nói chung và các đề tài nghiên cứu hệ thống phanh của ơ tơ nói riêng đã có
những đề tài sau:
Đề tài nghiên cứu cấp Học viện của TS. Nguyễn Sĩ Đỉnh – Trường Đại
học kỹ thuật Lê Quý Đơn: “Cải tiến hệ thống phanh khí nén một dịng thành
hai dịng có bộ điều hịa lực phanh”, nghiệm thu 11/03/2009 và đề tài: “Cải
tiến hệ thống phanh dẫn động bằng thủy lực trên ô tô quân sự”, nghiệm thu
ngày 20/06/2010 .
Hai đề tài trên đã ứng dụng, cải tiến trong hệ thống phanh trên các xe
quân sự, đảm bảo sự an toàn, tốt hơn khi phanh trên mọi điều kiện mặt đường
… Ưu điểm hiệu quả phanh tối ưu, ổn định lái trong quá trình phanh, giá
thành rẻ, dễ sửa chữa và bảo dưỡng…
Vũ Duy Khiêm, Trường Đại học Nơng nghiệp I - Hà Nội đã hồn thành đề
11


tài Thạc sĩ: “Nghiên cứu động lực học quá trình phanh trên xe ơ tơ có trang bị
hệ thống phanh ABS”. Đề tài nghiên cứu trên xe ô tô khách hiệu INNOVA, đã
đánh giá được sự tối ưu, đảm bảo an tồn động lực học q trình phanh của hệ
thống phanh ABS được trang bị trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên
đường. Khẳng định sự tin cậy được tính tốn trên lý thuyết của mơ hình tốn
trong vấn đề nghiên cứu động lực học quá trình phanh ABS
Phan Đắc Yến, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, với luận văn
thạc sĩ kỹ thuật về: “Nghiên cứu mơ hình động lực học q trình phanh của
liên hợp máy vận chuyển trên đường đồi dốc”. Tác giả đã xây dựng được mơ
hình tốn học, khảo sát động lực học phanh của liên hợp máy vận chuyển trên
đường đồi dốc, đưa ra một số phương pháp đánh giá hiệu quả phanh, sử lý số
liệu bằng ngôn ngữ Pascal cho phép khảo sát nhiều phương án khác nhau…

Giúp người vận hành xác định được các thông số ảnh hưởng đến quá trình
phanh của liên hợp máy, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn đáng tiếc có
thể xảy ra trong khi tham gia giao thông của ô tô, máy kéo, …
Nguyễn tài Cường, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, đã bảo vệ
thành công luận văn thạc sĩ kỹ thuật về: “Nghiên cứu động lực học quá trình
phanh liên hợp máy kéo SHIBAURA-3000A khi vận chuyển gỗ rừng trồng”.
Kết quả đánh giá được hiệu quả phanh của máy kéo qua mơ hình và cơng thức
tốn với ứng dụng phần mềm Matlab biểu diễn bằng đồ thị, đảm bảo độ chính
xác, tin cậy và nhanh chóng khi phanh. Giúp người vận hành máy, sử lý quá
trình phanh máy một cách hợp lý và tốt nhất,
Trần Đình Việt, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức, năm 2014
thực hiện thành công đề tài: “Động lực học phanh thủy khí–thiết kế cơ cấu an
tồn cho hệ thống phanh thủy khí trên xe Huyndai”. Đảm bảo cho xe chạy an
toàn với mọi điều kiện mặt đường … hỗ trợ người lái xe yên tâm khi tham gia
giao thông.
Lê Đức Trung, Trường Đại học Giao thông vận tải. Nghiên cứu thành
công đề tài: “Nghiên cứu khảo sát chuyển động của ô tô trong quá trình
12


phanh”, phân tích được một số sai lệch hướng chuyển động khi phanh. Đưa ra
các khuyến cáo cho người lái xe cần giữ thẳng tay lái trong quá trình phanh xe
ơ tơ, để đảm bảo an tồn khi tham gia giao thơng.
Nguyễn Văn Bình, Trường Đại học Giao thơng vận tải, với đề tài “Khảo
sát ảnh hưởng của một số thông số đến hiệu quả phanh của ô tô khách sản
xuất lắp ráp tại Việt nam”, đã đưa ra một số thông số ảnh hưởng như tọa độ
trọng tâm xe, trọng lượng xe, hệ số bám lốp xe và điều kiện mặt đường …,
khuyến cáo người lái xe cần giảm vận tốc khi phanh để đảm bảo an toàn khi
chạy xe trên các điều kiện mặt đường ở Việt nam.
Vũ Trí Ln, Trường Đại học Giao thơng vận tải. Hồn thành đề tài:

“Nghiên cứu phương pháp tính quãng đường phanh của ơ tơ tải có kể đến thời
gian chậm tác dụng của hệ thống”. Đưa ra khuyến cáo người lái xe cần đưa ra
quyết định phanh xe ô tô sớm hơn, khi dự đốn thấy tình huống nguy hiểm có
thể xảy ra, nhằm đảm bảo an toàn trong suốt quá trình tham gia giao thơng
trên đường…
Với sự phát triển kinh tế Việt Nam như hiện nay, nền công nghiệp lắp ráp sản
xuất ô tô đang phát triển mạnh mẽ, đa dạng về mẫu mã với các dòng xe như: xe
khách 4 chỗ, 7 chỗ … và xe tải từ: 750 kg đến 5 tấn, 10 tấn, 15tấn…, nên việc
nghiên cứu động lực học q trình phanh ơ tơ tải sản xuất tại Việt Nam là rất cần
thiết với nhu cầu xã hội hiện nay.[5]
Các cơng trình nghiên cứu về phanh trong nước cũng đã có nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng quá trình phanh, khảo sát chất lượng phanh
của một số loại xe ô tô cũ, máy kéo khi vận chuyển gỗ trong rừng, nghiên cứu
nâng cao cải tiến hệ thống phanh của một số loại xe với hệ thống ABS, đưa ra
các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phanh cho một số loại xe sử dụng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu trong lĩnh vực hệ thống phanh ô tô chưa được chú
trọng, tương xứng với tầm quan trọng của nó. Nhất là trong công cuộc công

13


nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc sản
xuất nông nghiệp gắn liền với lâm nghiệp.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Các loại xe, máy công tác cũng dần phát triển theo nguồn động lực đó như
là: máy chuyên dùng khai thác khống sản, lâm sản…, vận chuyển hàng hóa
bằng xe ơ tô tải từ nhỏ đến lớn theo nhu cầu công việc vận tải. Với nhu cầu vận
chuyển ngày càng cao và sự an toàn cho xe khi tham gia giao thông, nên các nhà
kỹ sư khoa học chuyên ngành của các nước như: Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn
Quốc…, không ngừng nghiên cứu, cải tiến các hệ thống trên xe ô tô, tất cả đều

chú trọng đến an toàn và tiện nghi,… của xe, đặc biệt là cải tiến hệ thống phanh
trên xe ô tô ngày càng hiện đại, nhằm đảm bảo an toàn cho người và xe khi tham
gia giao thông, gồm các nghiên cứu sau:Fieldhouse J.D., Newcomb P. “The
application of holographic interferometry to the study of disc brake noise”.
SAE930805, 1993. Nghiên cứu các ứng dụng của giao thoa ba chiều để nghiên
cứu về tiếng ồn phanh đĩa.
Trình bày một mơ hình của một hệ thống phanh đĩa, tìm ra nguyên nhân
cơ bản gây ra tiếng kêu ở rotor phanh, tấm đệm lót, piston phanh, caliper và
giảm xóc…, đưa ra biện pháp để khắc phục loại bỏ nó.
Engel, H.G., Bachman, Th., Eichhorn, U., and Saame, Ch., "Dynamical
Behaviour of Brake-Disc Geometry as cause of Brake Judder", Proceedings,
EAEC 4th International Conference on Vehicle and Traffic System Technology,
Vol 1, pp. 465-481, Strasbourg, France, 1993. Nghiên cứu về động lực học của
phanh đĩa và nguyên nhân gây ra rung khi phanh. Các nghiên cứu về q trình
rung động khi phanh có thể được giải thích như là một động lực khuếch đại mơmen xoắn phanh và thay đổi áp suất khi đi qua, hoặc đến gần tốc độ quan trọng
của một chiếc xe. Một số mơ hình trước đây của các tác giả dự đoán biên độ của
dao động thay đổi theo thời gian, và cũng là giá trị tuyệt đối để cung cấp lực
phanh đủ cao. Tuy nhiên, trong các phép đo trội từ các giá trị dự đốn được tìm
14


thấy cho áp lực giảm trên phanh thấp. Một số giả thuyết độ lệch là do, trong
nghiên cứu lý thuyết bỏ qua những hiệu ứng tiếp xúc mặt đất, lực cản lăn, kéo
khí động học và động cơ phanh. Trong các đề tài nghiên cứu, những hiệu ứng
này được đưa vào mơ hình và mức độ rung động được giảm và các nghiên cứu
như là:Haigh, M.J, Smales, H., and Abe, M., "Vehicle Judder under Dynamic
Braking caused by Disc Thickness Variation," Braking of Road Vehicles, pp.
247-258. London. I.Mech.E. paper C444/022/93, 1993. Nghiên cứu quãng
đường phanh của xe, dưới tác động cơ cấu phanh gây ra rung xe bởi biến thể
chiều dày đĩa phanh. Inoue, H., "Analysis of Brake Judder caused by Thermal

Deformation of Brake Disc Rotors", Proceedings, 21th FISITA Congress,
Belgrade, pp. 213-219, paper 865131, 1986. Với nghiên cứu phân tích trạng thái
phanh bị rung, gây ra bởi biến dạng nhiệt độ của phanh đĩa Rotor...[4]
Các cơng trình nghiên cứu về phanh trên thế giới rất phong phú và đã giải
quyết được các vấn đề:
+ Xây dựng phương pháp tính tốn cơ cấu phanh, đánh giá hiệu quả làm
việc cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình làm việc của hệ thống
phanh.
+ Nghiên cứu đưa ra các biện pháp nâng cao, cải tiến chất lượng phanh của
ô tô, máy kéo như bộ chống hãm cứng bánh xe khi phanh, bộ phân bố lực phanh
trên các bánh xe, vật liệu làm hệ thống phanh.... từ đó đưa ra các chỉ tiêu, tiêu
chuẩn cụ thể để tiến hành đánh giá chất lượng hệ thống phanh.
Các cơng trình nghiên cứu về phanh trong nước cũng đã có nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng quá trình phanh, khảo sát chất lượng phanh
của một số loại xe ô tô, máy kéo khi vận chuyển gỗ trong rừng, nghiên cứu nâng
cao cải tiến hệ thống phanh của một số loại xe với hệ thống ABS. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu trong lĩnh vực hệ thống phanh ô tô chưa được chú trọng, tương
xứng với tầm quan trọng của nó. Nhất là trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa và
hiện đại hóa, việc sản xuất nông nghiệp gắn liền với lâm nghiệp, các loại máy
kéo thường được sử dụng để vận chuyển gỗ rừng trồng ngồi ra nó cịn được
15


dùng để vận chuyển hàng hóa nơng sản nhằm tiết kiệm chi phí khấu hao máy
móc, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trên cơ sở của việc nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình cơ giới hóa các
khâu trong sản xuất lâm nghiệp như: tình hình khai thác, vận chuyển, chế biến,
các loại phương tiện vận chuyển của nước ta và trên thế giới. Nhằm đưa ra cơ sở
khoa học để hiệu chỉnh và chọn lựa chế độ sử dụng hợp lý và nâng cao tính an
tồn cho liên hợp máy kéo khi vận chuyển các sản phẩm gỗ. Chúng tôi đã chọn

đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng phanh cho
liên hợp máy kéo Shibaura SD3100 với rơ moóc khi vận chuyển gỗ”
1.3. Giới thiệu về liên hợp máy kéo Shibaura SD3100 với rơ moóc vận
chuyển gỗ
Liên hợp máy kéo Shibaura SD3100 với rơ moóc vận chuyển gỗ (Hình
1.3) là một trong những sản phẩm của đề tài KC07 – 26 do Trường Đại học Lâm
nghiệp chủ trì năm 2006.

Hình 1.3 - Liên hợp máy kéo SHIBAURA SD3100 và rơ moóc
vận chuyển gỗ rừng trồng
1. Rơ moóc vận chuyển gỗ; 2. Máy kéo cơ sở

16


Liên hợp máy kéo vận chuyển gỗ trừng trồng bao gồm: Nguồn động lực
là máy kéo Shibaura và rơ moóc một trục, thông số kĩ thuật của chúng như sau:
a). Các thông số cơ bản của máy kéo
Máy kéo Shibaura SD3100 là loại máy kéo bánh hơi, hai cầu chủ động, sử
dụng động cơ Diesel 4 kỳ, loại 4 xylanh, bơm cao áp 4 nhánh độc lập cung cấp
cho 4 máy, là loại máy kéo liền khung do Nhất Bản sản xuất với các thông số kỹ
thuật như sau:
Bảng 1.1. Bảng thông số kỹ thuật máy kéo SHIBAURA SD3100
Thông Số
Chiều dài cơ sở (L)
Trọng lượng
Công suất động cơ
Cầu trước:
-Mã hiệu lốp : 8-16
-Đường kính bánh xe (D1)

-Bề rộng bánh xe (b1)
-Áp suất lốp (p1)
-Khoảng cách vết (B1)
-Khoảng sáng cầu trước (h1)
-Độ chụm (A-B)
-Trọng lượng (G1)
Cầu sau:
-Mã hiệu lốp: 11-28
-Đường kính bánh xe (D2)
-Bề rộng bánh xe (b2)
-Áp suất lốp (p2)
-Khoảng cách vết (B2)
-Khoảng sáng cầu trước (h2)
-Trọng lượng (G1)
Chiều dài cơ sở (L)
Trọng lượng (G)
Tọa độ trọng tâm
-Dọc (a)
-Cao (h)
-Khoảng cách từ cầu sau đến điểm
moóc

Giá trị
1815
1500
28,5

Đơn vị
mm
Kg

Mã lực

750
220
1,6 - 3,5
1200
330
22
650

Mm
Mm
Kg/cm3
Mm
Mm
Mm
Kg

1227
325
1 – 3,5
1200
393
827
1815
1477

Mm
Mm
Kg/cm3

Mm
Mm
Kg
Mm
Kg

690
522
420

mm
mm
mm

17

Ghi chú
Chưa người lái

(1245 – 1223)

Chưa người lái
Đến cầu sau


b). Các thơng số cơ bản của rơ mc
Rơ mc SD3100 được thiế kế chế tạo cho máy kéo. Rơ móoc này có một
cầu chủ động nhân mơ men thơng qua một hệ thống thủy lực trợ giúp cầu móoc.
Khi vận tốc quay trục động cơ thủy lực bằng vận tốc quay qui đổi từ bánh xe,
lúc đó hệ thống thủy lực hoạt động ở chế độ không tải. Khi vận tốc quay trục

động cơ thủy lực lớn hơn vận tốc quay quay đổi từ bánh xe thù lưu lượng vào
động cơ thủy lực sẽ lớn hơn lưu lượng ra, làm xuất hiện sự tăng áp suất trong
động cơ, lúc này hệ thống truyền động bắt đầu hoạt động để bổ sung mơ men
quay cho cầu mc. Khi vận tóc quay trục động cơ thủy lực nhỏ hợn vận tốc
quay quy đổi từ bánh xe thì lưu lượng vào động cơ thủy lực nhỏ hơn lưu lượng
ra, chuyển động quay của bánh xe cầu moóc truyền ngược về động cơ thủy lực.
Khi phanh liên hợp máy này dầu do bơm cung cấp được đưa về thùng không qua
động cơ thủy lực, do đó mơ men chủ động đưa đến động cơ thủy lực bị cắt, đồng
thời áp suất của dầu được đưa đến để phanh rơ moóc. Khi nhả phanh thì hệ
thống thủy lực lại hoạt động bình thường.

Hình 1.4: Cấu tạo rơ moóc một trục

18


Bảng 1.2. Thơng số kỹ thuật của rơ mc lắp sau máy kéo Shibaura SD3100
Giá trị

Đơn vị

Chiều dài thùng mooc (Lm)

3094

mm

Bề rộng miệng thùng (B1)

1700


mm

Bề rộng đáy thùng (B2)

1100

mm

400

mm

Tải trọng của rơ moóc (Qm)

1500

kg

Tải trọng chuyên chở tối đa (Qg)

3000

kg

+ Dọc (b)

300

mm


+Cao (hq)

1200

mm

Thơng số

Chiều cao từ mặt đường đến điểm
mc (hm)

Ghi chú

Tọa độ trọng tâm
Đến cầu sau

1.4. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quá trình phanh của
liên hợp máy kéo Shibaura SD3100 với rơ moóc từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng phanh cho liên hợp máy khi vận chuyển gỗ trên
đường lâm nghiệp.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là liên hợp máy Shibaura SD3100 với rơ moóc sản phẩm của đề tài cấp nhà nước KC07
Phạm vi nghiên cứu: động lực học quá trình phanh và chất lượng phanh
của liên hợp máy kéo khi vận chuyển gỗ trên đường lâm nghiệp.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Vận dụng những kiến thức của các môn khoa học cơ sở như: Nguyên lý,
chi tiết máy, cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu, các môn khoa học chuyên ngành

về ô tô máy kéo, để xác đinh các chỉ tiêu, đánh giá chất lượng quá trình phanh
cho liên hợp máy Shibaura SD3100 với rơ moóc khi làm việc để làm cơ sở cho

19


×