Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Bóc tách, tính toán khối lượng và chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm tủ bếp tại công ty TNHH thiết kế kiến trúc và nội thất minh đức hà đông hà nội (khóa luận công nghiệp gỗ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ & NỘI THẤT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
BĨC TÁCH, TÍNH TỐN KHỐI LƯỢNG VÀ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT
LIỆU SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỦ BẾP TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT
KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT MINH ĐỨC- HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI

NGÀNH: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
MÃ NGÀNH: 7549001

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Mạnh Tường
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Xuân
Lớp
: K61 – CBLS
Mã sinh viên
: 1651010045
Khóa học
: 2016 – 2020

Hà Nợi, 2020


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn khóa luận tốt nghiệp lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
chân thành đến các thầy, cô giáo trong Viện Công nghiệp gỗ, các Phòng, Ban
trực thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp, những người đã tận tình giảng dạy cho
tơi trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Lâm Nghiệp.
Trong suốt q trình hồn thành khóa luận, tơi ln nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của tập thể và thầy cô hướng dẫn.Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm
ơn PGS.TS Vũ Mạnh Tường người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn trong suốt


thời gian tiến hành đề tài và viết khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây, tôi xin cảm ơn các bộ phận công nhân viên trong Công ty TNHH Kiến
trúc và Nội thất Minh Đức đã tạo điều kiện cho tôi có thể hồn thành đề tài khóa
luận tốt nghiệp. Đặc biệt anh Phạm Văn Khu những người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi tại Công ty TNHH Kiến trúc và Nội thất Minh Đức
Tôi xin cảm ơn các cán bộ, giảng viên thuộc Viện Công nghiệp gỗ,
Trường Đại học Lâm nghiệp cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Xuân

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................... 2
1.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 2
1.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2
1.2. Nội dung đề tài ....................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 2

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 3
2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 3
2.1.1. Phòng bếp và những yêu cầu chung đối với phòng bếp ........................... 3
2.1.2. Màu sắc sử dụng cho không gian bếp ..................................................... 3
2.1.3. Ánh sáng đối với bếp ............................................................................ 4
2.1.4. Đặc điểm của tủ bếp .............................................................................. 5
2.1.5. Bóc tách khối lượng ............................................................................. 7
2.1.6. Liên kết cơ bản trong sản phẩm mộc.................................................... 7
2.1.7. Dự tốn chi phí sản xuất sản phẩm mộc ............................................. 14
2.1.8. Yêu cầu chung của tủ bếp .................................................................. 16
2.1.9. Nguyên lý cấu tạo chung của hộc tủ bếp ............................................ 17
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 22
ii


2.2.1. Các mơ hình khơng gian bếp thực tiễn .............................................. 22
2.2.2. Điều tra sơ bộ về sản phẩm tủ bếp .................................................... 22
2.2.3. Đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong sản xuất tủ bếp ................. 25
2.2.4. Quy trình sản xuất tủ bếp ................................................................... 31
2.2.5. Các loại máy sử dụng ......................................................................... 33
Chương 3.BĨC TÁCH TÍNH TỐN KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM ............ 36
3.1. Lựa chọn nguyên liệu sử dụng ............................................................. 36
3.2. Bóc tách tính tốn khối lượng .............................................................. 36
3.2.1. Bóc tách ............................................................................................. 36
3.2.2. Tính tốn ngun vật liệu .................................................................. 36
3.2.3. Sơ đồ sản xuất .................................................................................... 37
3.3. Tính tốn giá thành sản phẩm. ............................................................. 37
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................... 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 52
PHỤ LỤC


iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Tủ bếp kiểu hình chữ I .................................................................... 23
Hình 2. Tủ bếp kiểu hình chữ L ................................................................... 24
Hình 3. Tủ bếp kiểu hình chữ U ................................................................... 24
Hình 4. Các loại ván MDF ........................................................................... 26
Hình 3.11. Nẹp nhựa .................................................................................... 30

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Các loại giá thành sản phẩm ........................................................ 16
Bảng 3.3. Quy cách nẹp nhựa ...................................................................... 30
Bảng 01: Bảng bóc tách khối lượng gỗ sản phẩm tủ bếp ............................. 44
Bảng 02: Bảng tính giá nguyên liệu chính sản xuất tủ bếp .......................... 50
Bảng 03: Bảng tính giá phụ kiện sản xuất tủ bếp ......................................... 44
Bảng 04: Bảng tính chi phí khác sản xuất tủ bếp ......................................... 45

iv


ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một người con, một thành viên trong gia đình, chắc hẳn mỗi chúng
ta đều có những hồi niệm, kí ức về một khơng gian ấm cúng, sum họp gia
đình. Khơng gian bếp chính là nơi mọi gia đình quây quần, tạo ra những tinh
hoa về ẩm thực đem lại những bữa cơm vui vẻ, ấm áp cho gia đình. Chính vì
thế khơng gian bếp ln được quan tâm và chú trọng.
Mỗi mục đích khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về đồ

dùng như đối với tủ tùy vào mục đích sử dụng mà có chứa quần áo thì có tủ
quần áo, tủ bếp dùng để chứa đồ của nhà bếp như xoong nồi, bát đũa… mỗi loại
sẽ có kiểu dáng và kết cấu khác nhau. Chúng ta ln muốn tận dụng tối đa diện
tích nhà ở chính vì vậy đồ dùng khi thiết kế ra phải đạt u cầu về cơng năng và
mang tính thẩm mỹ cao.
Đây cũng là câu hỏi đang được đặt ra với những công ty chuyên thiết kế
và làm về đồ nội thất là làm sao có được những mẫu thiết kế vừa nhanh lại vừa
đẹp. Để có thể làm được như vậy thì rất cần có được những bản vẽ thiết kế phù
hợp. Tư vấn từ yêu cầu khách hàng, đưa cho họ nhiều phương án lựa chọn. Đây
là khâu quan trọng liên quan mật thiết tới nhu cầu của khách hàng và giá thành
của sản phẩm, giá thành của sản phẩm phụ thuộc rất hiều vào vật liệu sử dụng là
nguyên vật liệu nào và phụ kiện đi. Nên có thể nói rằng khâu rất quan trọng hơn
cả hơn thiết kế vì nếu thiết kế đẹp nhưng giá thành lại q cao thì vẫn là sản
phẩm khơng phù hợp với nhu cầu của khách, và đây cũng là khâu mang đến tính
cạnh tranh với các cơng ty khác.
Vì lý do trên, được sự đồng ý của Viện Công nghiệp gỗ em tiến hành
đề tài nghiên cứu với nội dung “Bóc tách khối lượng và tính tốn giá
thành sơ bợ cho sản phẩm tủ bếp tại công ty TNHH kiến trúc và nội thất
Minh Đức”.

1


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Mục tiêu của đề tài
1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định khối lượng nguyên vật liệu sử dụng cho sản phẩm và tính
tốn sơ bộ giá thành sản phẩm đồ nội thất.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Bóc tách được chi tiết sản phẩm tủ bếp.
- Tính tốn được ngun vật liệu chính sản xuất tủ bếp.
- Tính tốn được ngun vật liệu phụ.
- Tính được giá thành sơ bộ sản phẩm tủ bếp.
1.2. Nội dung đề tài
- Tìm hiểu ngun vật liệu chính đang sử dụng cho sản phẩm tủ bếp tại
công ty TNHH kiến trúc và nội thất Minh Đức.
- Phân tích, lựa chọn nguyên liệu sử dụng để sản xuất tủ bếp
- Tính tốn sơ bộ chi phí trực tiếp sản xuất tủ bếp tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Sản phẩm tủ bếp tại công ty TNHH Kiến trúc và Nội thất Minh Đức.
- Thiết bị, nguyên vật liệu và phụ kiện chính đang sử dụng tại cơng ty.
- Bảng tính chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm tủ bếp tại công ty.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý thuyết: thông qua thông tin thư viện, tham khảo các
vấn đề lý luận và tìm hiểu các bản vẽ bóc tách khối lượng sản phẩm nội thất
tiêu biểu.
- Phương pháp kế thừa các lý thuyết, kinh nghiệm thực tế có liên quan.
- Phương pháp đồ họa vi tính: sử dụng phần mềm AutoCAD để xây
dựng bản vẽ.
- Phương pháp khảo sát: dùng để tìm hiểu hiện trạng cơng trình, khảo
sát xu thế sử dụng sản phẩm tủ bếp hiện nay.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: đưa ra phương án lựa chọn nguyên
vật liệu phù hợp.
2


Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Phòng bếp và những yêu cầu chung đối với phòng bếp

Phòng bếp là một phần quan trọng trong sinh hoạt gia đình. Nó khơng chỉ
được xem là khu vực nấu nướng của các bà nội trợ ngày nay, không gian bếp
cịn là nơi xum họp của thành viên gia đình trong những bữa cơm đầm ấm.
Theo xu hướng thiết kế trong kiến trúc hiện đại, khu vực nấu nướng và
không gian ăn uống được kết hợp với nhau để tiết kiệm diện tích, mặt khác điều
này tạo sự thuận tiện và linh hoạt, tiếc kiệm được thời gian và công sức trong
việc chế biến đồ ăn cộng với sắp bàn ăn nhanh chóng.
Cũng cần lưu ý rằng, đồ đạc chiếm một vị trí quan trọng ảnh hưởng nhiều
đến sự thuận tiện trong việc bếp núc, vì vậy chúng ta nên sắp xếp sao cho phù
hợp với diện tích cũng nhưng tính mỹ thuật của tổng thể phịng bếp.
Dụng cụ nấu nướng treo phía trên bếp được xem như món đồ trang trí,
hay một gian trưng bày sản phẩm dù rất thuật lợi và dễ dàng cho việc cất giữ
cũng như sử dụng. Chính vì vậy cần có nhưng bộ tủ bếp đảm bảo được tính linh
hoạt thuận tiện cho hoạt động nấu nướng.
2.1.2. Màu sắc sử dụng cho không gian bếp
Những chủ đề màu sắc luôn mang đến nguồn cảm hứng bất tận, do đó
sự kết hợp màu sắc hài hòa của chiếc tủ bếp sẽ mang đến sự mới mẻ thú vị
cho căn nhà của bạn.
Với những không gian phịng ăn riêng biệt hay kết hợp chung với khơng
gian bếp thì chúng ta cũng ln phải xác định rằng khu phịng ăn phải ln có
khơng khí ấm áp của gia đình, sạch sẽ gọn gàng nên có thêm tranh ảnh về hoa
quả để tạo cảm giác ngon miệng. Tuy thời gian nấu nướng là rất ngắn và người
sử dụng cũng ít nhưng đó lại khơng gian mà ngày nay lại được con người sử
dụng nhiều hơn là nơi tập chung đầy đủ các thành viên trong gia đình và có cả
khách được mời ăn tập chung sử dụng.

3


Chính vì vậy mà việc sử dụng màu sắc và bố trí vật dụng trong phịng ăn

cũng cần chú ý sử dụng những màu như: nâu nhạt, màu kem đậm, các tơng màu
nóng hoặc màu gần với màu thức ăn. Với những khơng gian hẹp hơn thì nên sử
dụng những màu sáng và bố trí vật dụng đơn giản để tạo cảm giác rộng hơn và
thoải mái. Không nên sử dụng những màu lạnh cho không gian bếp.
2.1.3. Ánh sáng đối với bếp
Ánh sáng là một phần không thể thiếu trong nội thất nhà bếp . Ánh sáng
không chỉ để chiếu sáng mà nó cịn tạo các hiệu ứng cho không gian bếp trở nên
đẹp hơn bao giờ hết. Ánh sáng nhà bếp cũng cần được kết hợp hợp lý, nếu
khơng được thiết kế hợp lý thì sẽ tạo cho cảm giác Tủ bếp chói mắt hay gây
cảm giác tối tăm chật hẹp cho căn bếp. Ánh sáng nhà bếp được coi là một phần
không thể thiếu, vô cùng quan trọng đối với mỗi căn bếp.
Một chiếc tủ bếp đẹp cần được bố trí đèn bếp hợp lý để các bà nội trợ có
thể thuận tiện trong việc nấu và sơ chế thức ăn và sử dụng các đồ dùng trên
chiếc tủ bếp. Ánh sáng tủ bếp là nguồn sáng cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp tới
các cơng việc nội trợ. Vì vậy sử dụng ánh sáng đèn chiếu không chỉ đơn thuần
giúp thắp sáng cho căn bếp mà cịn có thể sử dụng ánh sáng để tạo chiều sâu, sắc
màu sinh động cho không gian bếp.
 Ánh sáng khu vực nấu và bồn rửa
Khu vực nấu và bồn rửa là những khu vực cần ảnh sáng nhất, tại khu vực
này ánh sáng phải được cung cấp đủ để tiện cho việc nấu nướng tạo ra được
những món ăn ngon và cũng giúp việc dọn dẹp trở nên thuận tiện. Thơng
thương, bóng đèn được lắp kèm trong hệ thống máy hút mùi. Khơng bố trí đèn
chiếu sáng cho bếp ở trên cao theo hướng đối diện bếp làm người nội trợ bị sập
bóng.
Lưu ý các bóng đèn ở khu vực này thường bị tác động bởi hơi nước dầu mỡ,
thức ăn làm giảm tuổi thọ vì vậy phải lau rửa thường xuyên các loại đèn này.
Các tủ đựng đồ phía trên lắp thêm đèn nhỏ bên trong để lấy hay cất đồ
một cách dễ dàng, đồng thời tạo bố cục thú vị cho tủ bếp.
4



 Lựa chọn loại đèn phù hợp
Một số loại đèn như: đèn huỳnh quang cho ánh sáng trắng, lạnh và
không nên sử dịnh để chiếu sáng ở bếp và phòng ăn. Nên sử dụng đèn sợi
đốt, đèn halogen cho ánh sáng vàng hoặc đèn huỳnh quang có ảnh sáng trắng
ấm. Đèn compact cho ánh sáng trung thực như ánh sáng tự nhiên có thể được
sử dụng.
2.1.4. Đặc điểm của tủ bếp
2.1.4.1. Chức năng và công dụng
Bếp là nơi thể hiện sự hòa đồng, thân thiện và mến khách giữa các thành
viên trong gia đình và bạn bè. Khơng gian này cần hướng tới sự cân bằng hài
hòa giữa hai yếu tố: thoải mái và tiện dụng.
Dù khơng gian bếp có rộng hay hẹp, vng hay nhiều góc cạnh, thì chúng
ta cũng nên có một cách tổ chức để vừa có một căn bếp gọn gàng, vừa tiết kiệm
được thời gian đi chuyển trong khi làm bếp, lại tận dụng hết diện tích khơng
gian trong nhà bếp...
Cơng năng sử dụng
Để căn bếp thực sự thoải mái và tiện dụng, nên chú ý tới việc xác định
vị trí các thiết bị bếp.Ngồi chức năng nấu nướng ra thì tủ bếp cịn có những
chức năng thuận tiện khác nhau như là cất giữ những dụng cụ nấu nướng
như lị vi sóng, máy say...
- Thứ nhất là khu vực nấu nướng : Đây là khu vực đặt lò nướng, bếp
gas , dao kéo, chén bát,... Và các vật dụng cần thiết trong việc nấu nướng.
- Thứ hai là khu vực làm sạch hay sơ chế thức ăn : Khu vực này thường
nằm cách xa các vật dụng làm bếp vì thức ăn chưa đc sơ chế sạch sẽ sẽ làm
lây vi khuẩn sang những vật dụng gây mất vệ sinh đến những vật dụng khác.
- Thứ ba là khu vực cất chén bát: Khu vực này thường được đặt gần bồn
rửa bát để dễ dàng trong việc vệ sinh. Những bát đĩa, ly tách hay sử dụng nên
được để lên một chiếc kệ lưới bằng kim loại, cịn những chén bát ít sử dụng


5


thì có thể cất vào những hộc của tủ bếp một cách kỹ càng tránh tình trạng đổ
vỡ và tránh bụi bẩn.
- Thứ tư là khu vực đặt bồn rửa: nên đặt bồn rửa ở những vị trí phù hợp
với vịi nước hay ống thải nước bẩn để tránh tình trạng tràn nước ra ngoài.
- Cuối cùng là khu vực để đồ khô: Đây là khu vực để những loại gia vị
như đường, muối, mắm,… hoặc những đồ ít sử dụng. Khu vực này nên để ở
nơi khô ráo để tránh tình trạng ẩm mốc
Với quy chuẩn này căn cứ và diện tích phịng, vị trí cửa đi hay hướng bếp
mà bạn có thể chọn cho mình một cách bố trí bếp hợp theo kiểu tủ bếp chạy
thẳng hay hình chữ U, hình chữ I hay chữa L.
Hiệu quả và tiện ích của bếp
Khi chọn bất kỳ mẫu tủ bếp nào cũng cần lưu ý đến tính thuận tiện, di
chuyển linh hoạt thao tác nấu nướng, đồng thời phải tiết kiệm không gian. Việc
lựa chọn tủ bếp cũng như sắp đồ dùng được quyết định bởi quy tắc tam giác với
ba đỉnh là vị trí của ba thiết bị: tủ lạnh chậu rửa và bếp nấu. Khoảng cách giữa
các đồ vật thường là 1,2m – 1,8m. Khoảng cách tối thiểu từ bàn bếp đến tủ bếp
trên tường là 60cm, chiều cao từ sàn đến mặt bếp từ 83cm – 85 cm.
2.1.4.2. Kết cấu
Kết cấu đảm bảo đủ bề cho sản phẩm, nguyên vật liệu và kết cấu của nguyên
vật liệu phải đảm bảo độ bền vững chắc và độ bền so với thời gian sử dụng.
2.1.4.3. Tính kinh tế
Sản phẩm phải đạt yêu cầu ra thị trường nhanh chóng thu hồi vốn và vốn
đầu tư vào phải là thấp hơn so với khoản thu vào sau khi bán sản phẩm. Khi thiết
kế phải đảm bảo tính cơng năng, cơng nghệ gia cơng chế tạo đơn giản, phù hợp
với tình hình sản xuất hiện tại, giá thành sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế
khách hàng.


6


2.1.5. Bóc tách khối lượng
2.1.5.1. Khái niệm bóc tách khối lượng
 Bóc tách khối lượng được hiểu là việc xác định khối lượng nguyên vật
liệu, công tác gia công cho sản phẩm cụ thể được thực hiện theo phương
pháp đo, đếm, tính tốn, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định
trong bản vẽ thiết kế.
 Bóc tách khối lượng giúp cho việc sản xuất sản phẩm được thực hiện
dễ dàng và hiệu quả giúp tiết kiệm và lập kế hoach sản xuất hiệu quả.
2.1.6. Liên kết cơ bản trong sản phẩm mộc
Trước đây đồ mộc được liên chủ yếu bằng liên kết mộng mẹo, và keo để
sử dụng cho những liên kết cố định. Tuy nhiên đối với những liên kết đó thì chủ
yếu sử dụng cho liên kết với gỗ tự nhiên. Ngày này chúng ta chủ yếu sử dụng
ván nhân tạo nên nên những liên kết như mộng mẹo thường ít được sử dụng và
thay vào đó là những liên kết kim loại.
2.1.6.1. Liên kết vít
Liên kết vít: Đây là liên kết thơng dụng và đóng vai trị quan trọng trong
liên kết sản phẩm mộc. Tuy nhiên nhược điểm lớn của vít đó là dễ bị oxy hóa
làm hỏng mối liên kết. Vít nói chung là để làm trung gian liên kết các chi tiết với
nhau theo hình thức liên kết cứng.
Liên kết vít là liên kết có thể tháo rời, tuy nhiên chúng sẽ ảnh hưởng đến
cường độ liên kết của sản phẩm. Chính vì vậy liên kết vít được sử dụng trong
các liên kết mặt tủ, ván lưng… hay được sử dụng để lắp đặt các chi tiết: tay
nắm, các chi tết liên kết. Để bắt vít ta có thể khoan lỗ trước. Đường kính lỗ
khoan phải nhỏ hơn đường kính vít một ít, chiều sâu mũi khoang cũng ngắn hơn
chiều dài vít. Khi vặn vít vào gỗ bị nén lại tạo liên kết vững chắc. Ngày nay vít
được sử dụng rộng rãi trong các loạt sản phẩm mộc. Khi công nghệ sản xuất
được ứng dụng các phương pháp cơ giới, kết cấu và hình dạng các sản phẩm

mộc bắt đầu thay đổi. Trình độ sản xuất cơ giới ngày càng phát triển với cơng
nghệ hiện đại thì năng suất và sản phẩm ngày càng được tăng lên.
7


Hiện nay với sản xuất tủ bếp sử dụng ván nhân tạo thì thường sử dụng
một số loại liên kết của những hãng như hafele hay của hettich. Một số loại liên
kết vít như: một số loại vít,cam chốt 1 thành phần, 2 thành phần, 3 thành phần
và chốt gỗ có ᶲ = 8

- Cam chốt liên kết:

8


- Vị trí liên kết và quy trình lắp ráp cam chốt:

9


2.1.6.2. Liên kết bản lề
Bản lề là cấu kiện đặc biệt có thể tháo, lắp nhiều lần. Bản lề có rất nhiều
loại và nhiều hãng khác nhau: bản lề kim loại, bản lề bằng nilon, hay nhựa. Yêu
cầu đối với bản lề là kết cấu phải chắc chắn, có thể tháo lắp nhiều lần, thao tác
đơn giản, không ảnh hướng đến công năng và ngoại quan của sản phẩm.
Bản lề là liên kết chủ yếu của đồ gia dụng kiểu tháo lắp.Nó được sử dụng
chủ yếu cho sản phẩm dạng tấm, dùng ghép bản lề đơn giản hóa kết cấu và q
trình sản xuất, có lợi cho tiêu chuẩn hóa sản phẩm và thơng dụng hóa cụm chi
tiết thuận lợi cho đóng gói vận chuyển.
Bản lề thường được sử dụng cho liên kết cánh, hình thức kết cấu của bản

lề thường là 4 tay biên đơn, góc mở có thể đạt 130o khi yêu cầu góc lớn hơn có
thể sử dụng cơ cấu 4 tay biên đôi. Để thực hiện và tự kín của cửa, hiện nay
thường đều có thêm cơ cấu lị xo, có nhiều loại bản lề khác nhau.
Một số loại bản lề thường sử dụng:

10


- Độ mở góc của bản lề liên kết:

11


Vị trí liên kết bản lề:

2.1.6.3. Liên kết mộng, chốt
Liên kết mộng là liên kết do phần thanh mộng được đóng vào lỗ mộng
hoặc rãnh mộng để tạo thành liên kết. Liên kết mộng được phân nhiều loại khác
nhau như: mộng trịn, mộng thẳng góc, mộng ngón, mộng đuổi en... Tuy nhiên liên
kết dạng mộng chỉ sử dụng cho ván gỗ tự nhiên hoặc ván ghép thanh là chủ yếu.
Một số loại mộng thường sử dụng trong sản phẩm mộc:

Mộng lỗ đóng
Mộng lỗ mở

Mộng lỗ nửa
đóng

12



Mộng
thân
vng

Mộng
đi én

Mộng
ngón

Mộng ơ
van

Mộng
trịn

Mộng
tấm

Chốt gỗ cũng được xếp vào mộng tuy nhiên chỗ lỗ là mộng dời mộng
mượn. Để liên kết bằng chốt gỗ thì phải khoan lỗ mộng ở cả 2 mặt liên kết. Chốt
gỗ được sử dụng cho cả gỗ nguyên và ván nhân tạo, ngày này chốt gỗ là liên kết
phổ biến với các loại ván nhân tạo có kích thước chiều dày.
Đối với mộng mượn dạng chốt tròn:
-

Độ ẩm chốt < độ ẩm chi tiết khoảng 2-3%
Đường kính chốt = 2/5-1/2 chiều dày
Chiều dài chốt = 4-5 lần đường kính

Dung sai mộng và lỗ < 0,1-0,2mm

13


- Hình ảnh một số loại chốt gỗ và vị trí liên kết:

2.1.6.4. Liên kết keo
Keo là loại liên kết ngày nay được sử dụng rất phổ biến với những loại
ván nhân tạo. Liên kết giữa các thanh gỗ ngắn với nhau, dán phủ mặt cho các chi
tiết dạng tấm, dán cạnh... Liên kết keo đảm bảo được sự ổn định của kết cấu và
nâng cao chất lượng và cái thiện ngoại quan của sản phẩm.
2.1.7. Dự tốn chi phí sản xuất sản phẩm mộc
Một số khái niệm cơ bản dự tốn chi phí sản xuất
- Dự tốn:
Là một kế hoạch chi tiết (detailed plan) được lập cho một kỳ hoạt động
trong tương lai, biểu hiện dưới hình thức định lượng (số lượng và giá trị), chỉ
ra việc huy động các nguồn lực và việc sử dụng chúng trong thời kỳ đó.
Dự tốn là một cơng cụ của nhà quản lý, được sử dụng trong việc lập
kế hoạch, kiểm soát và đánh giá hoạt động.
Dự tốn chi phí sản xuất kinh doanh là những dự kiến (kế hoạch) chi
tiết, chỉ rõ cách thức huy động và sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động
sxkd của doanh nghiệp một cách toàn diện và phối hợp, được xác định bằng
một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác
định trong tương lai, theo yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp.

14


Dự tốn chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là bản dự tính

tồn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình trong một thời kỳ nhất định. Được dùng để xây
dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch chuẩn bị và khai thác các nguồn vốn cho
nhu cầu của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí sản xuất:
Là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ các khoản tiêu hao các nguồn lực
(lao động & vật chất) trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong một thời kỳ nhất định.
Mức tiêu hao các Chi phí sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại chi phí:
Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất
Vật liệu phụ dùng vào sản xuất
Nguyên liệu dùng vào sản xuất
Chi phí trực tiếp

Năng lượng dùng vào sản xuất
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phúc lợi chế độ
Chi phí sử dụng máy móc thiết bị trực tiếp
Chi phí quản lý phân xưởng

Chi phí gián tiếp

Chi phí quản lý doanh nghiệp
Thiệt hại sp hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất
Chi phí ngồi sản xuất

- Giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ các chi phí chi

ra cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp xác định
cho từng loại sản phẩm cụ thể chỉ tính tốn đối với những thành phẩm hoặc
đã hồn thành một giai đoạn cơng nghệ nhất định, có thể bán ra bên ngoài.
Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng):
15


Là tồn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc SX sản
phẩm.
Giá thành sản xuất = Chi phí trực tiếp + Chi phí sản xuất chung (CP
QLPX)
Giá thành tồn bộ: là tồn bộ chi phí để hoàn thành việc sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm
Giá thành tồn bộ = giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí
quản lí doanh nghiệp
Bảng 2.1. Các loại giá thành sản phẩm
Chi phí

Chi phí sử dụng

Chi phí

trực tiếp

MMTB

QLPX

Giá thành phân xưởng


Chi phí
QLDN

Giá thành cơng xưởng

Chi phí ngồi
sản xuất

Giá thành toàn bộ
2.1.8. Yêu cầu chung của tủ bếp
Sản phẩm mộc nói chung và sản phẩm tủ bếp nói riêng, tuy có nhiều
chủng loại mẫu mã. Những mỗi loại đều có những đặc thù riêng song nhìn
chung đều phải đáp ứng yêu cầu về:
- Yêu cầu về công năng.
Tủ bếp phải đảm bảo được tính cơng năng là đảm bảo cất giữ và đảm bảo
cho quá trình nấu nướng diễn ra an toàn và thuận tiên nhất.
Tủ bếp thiết kế phải phù hợp với khơng gian phịng bếp, phù hợp với mục
đích sử dụng, phù hợp với con người sử dụng và thao tác thuận tiện.
Tủ bếp cần có kích thước bao phù hợp với kích thước người sử dụng và
kích thước vật xung quanh. Đảm bảo yêu cầu sử dụng cần chú ý đến điều kiện
sử dụng, tâm sinh lý con người cũng như tính chất nguyên vật liệu.

16


Tủ bếp phải có độ bền có nghĩa là đảm bảo khả năng chịu lực trong quá
trình sử dụng.
- Yêu cầu về thẩm mỹ: Phong cách thẩm mỹ là một yêu cầu không thể
thiếu đối với sản phẩm mộc. Sản phẩm không chỉ đáp ứng yêu cầu về công năng
cũng phải đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ.

Một chiếc tủ bếp nếu nó chỉ sử dụng là nơi nấu nướng thì sẽ trở nên bình thường
nhưng khi nó được đặt trong khơng gian nội thất phù hợp sẽ là tăng tính thẩm
mỹ cho khơng gian đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm sẽ tăng lên nếu biết kết hợp
giữ dáng và màu sắc hài hòa.
- Yêu cầu về kinh tế: Đối với tất cả các sản phẩm thì giá thành luôn là yếu
tố được con người chú trọng. Do vậy sản phẩm phải đẹp giá thành hợp lý phù
hợp với mức sống của khách hàng thì sản phẩm đó sẽ chiếm lĩnh được thị
trường. Để làm được điều đó thì trong mỗi sản phẩm chúng ta phải có kế hoạch
sử dụng nguyên vật liệu, phụ kiện hợp lý, thuận tiện cho gia công chế tạo sản
phẩm, giảm giá thành sản phẩm. Nhưng vấn phải đảm bảo tính năng chắc chắn,
bề lâu của sản phẩm.
2.1.9. Nguyên lý cấu tạo chung của hộc tủ bếp
Tủ bếp là tổ hợp các hộc tủ, khi phân tích cấu trúc của hộc tủ bếp, ta
thường thấy hộc tủ bếp gồm các bộ phận chính sau:
- Nóc hộc tủ
- Hậu hộc tủ
- Hồi hộc tủ
- Cánh hộc tủ
- Đáy hộc tủ
- Vách hộc tủ (vách ngang và vách đứng)
- Chân hộc tủ
- Cá bộ phận khác có hoặc khơng như: ngăn kéo, bàn kéo....

17


2.1.9.1. Nóc hộc tủ
Nóc hộc tủ là bộ phận giới hạn phía trên tủ. Nóc tủ được liên kết với hồi
tủ và hậu tủ và đợt đứng. Nóc tủ có thể được kết cấu khung hoặc tấm phẳng.
Nóc tủ thường có dạng phẳng được làm từ các tấm ván dăm, MDF, ván mộc.

Nóc tủ liên kết khung: địi hỏi chi phí cao gia cơng phức tạp, ván nóc
được lồng vào tồn bộ khung. Liên kết góc của khung nóc tủ có thể là liên kết
mộng cơ bản cũng có thể can góc để tăng độ vững chắc cho khung, có thể sử
dụng họa tiết trang trí như đường phào chỉ song song.
Nóc tủ dạng tấm phẳng: Cách cạnh của ván được sử dụng làm nóc tủ đều
được xử lý dán bọc cho cạnh ván.
2.1.9.2. Hồi hộc tủ và vách đứng
a. Cấu tạo
Hồi tủ, hậu tủ và vách đứng liên kết với nóc tủ và đáy tủ. Hồi tủ có chức
năng giới hạn 2 phía của tủ. Vách đứng làm nhiệm vụ phân chia bên trong theo

18


chiều đứng. Cấu tạo cúng của chúng có hai dạng cơ bản là kết cấu dạng khung
và tấm phẳng.
Dạng khung
Hồi có kết cấu dạng khung thường được sử dụng khi khơng có ván nhân
tạo, hoặc do những u cầu riêng trong sử dụng.
Hồi và vách dạng tấm phẳng
Về mặt kinh tế, cũng như tạo dạng công nghiệp hiện đại, tủ có kết cấu
dạng tấm phẳng có nhiều ưu thế. Hồi dạng tấm phẳng thường được làm từ ván
dăm hoặc ván mộc.
Hồi tủ và vách ngăn có thể là tấm phẳng chạy suốt và đóng vai trị làm
chân tủ hoặc có thể dừng lại ở đáy tủ.
b. Liên kết giữa hồi tủ và nóc tủ
Liên kết giữa hồi tủ và nóc tủ cũng giống như liên kết giữa hồi tủ và đáy
tủ. Có thể sử dụng liên kết cố định hoặc liên kết tháo rời cho liên kết này. Liên
kết sử dụng thường là liên kết mộng có gia cơng đinh chốt ngang hoặc keo dán.
Do làm bằng ván nên thường sử dụng liên kết mộng mượn kiểu chốt tròn

khoảng cách giữa các chốt không quá 100mm. Nếu giữa hồi và đáy khơng sử
dụng tháo rời thì mộng được cố định bằng keo, nếu có liên kết kim loại cam chốt
thì khơng sử dụng keo.
2.1.9.3. Cánh hộc tủ
Cánh hộc tủ có chức năng ngăn khơng gian bên trong và bên ngồi tủ, đặc
biệt nó có thể đóng mở nhờ các kiên kết động như liên kết bản lề, hay cơ cấu
kéo trượt tay nâng, với mỗi ngăn khác nhau mà ta sử dụng những loại cánh khác
nhau, chú ý với ngăn để gas thì nên sử dụng cánh chớp.
Cánh tủ là phần mặt chính của tủ nên địi hỏi về tính thẩm mỹ của cánh tủ
là tương đối cao.
Về cấu tạo, cánh tủ có thể là dạng tấm phẳng hoặc dạng khung. Dạng tấm
phẳng thường được sử dụng làm từ ván sợi hoặc ván dăm bề mặt sơn phủ bệt

19


hoặc phủ một lớp melamine, laminate hoặc acrylic. Dạng khung thường làm từ
gỗ tự nhiên hoặc kết hợp gỗ tự nhiên với gỗ nhân tạo và kính.
a. Cửa tủ quay
Tủ có cánh quay đứng khi mở cánh quay ra ngồi chiếm một khơng gian
nhất định. Góc mở cỉa cánh tủ tùy thuộc vào kiểm loại và phương pháp bố trí
bản lề. So sánh ưu nhược điểm giữa quay và cửa kéo trượt thì của quay địi hỏi
diện tích hoạt động đóng mở cánh lớn hơn so với kiểu kéo trượt.
b. Cửa kéo trượt
Cửa kéo trượt thường được sử dụng trong các trường hợp sau: không gian
trật hẹp cần tiết kiệm diện tích, tủ ở trên cao.
c. Cửa nâng hạ
Cửa nâng hạ có trục quay ngang, cửa loại này thường dùng cho tủ bếp trên.
2.1.9.4. Hậu hộc tủ
Hậu hộc tủ là bộ phận kết cấu giới hạn phía sau tủ, giới hạn chiều sâu của

tủ và đồng thời cũng tham gia vào việc tăng cường sự vững chắc chung của toàn
bộ tủ. Hậu tủ có thể là ván thuần túy, những cũng có khe lồng vào khung. Lưng
tủ thường được làm bằng ván sợi hoặc ván dán, tấm alumix.
Hậu tủ thường được liên kết với hồi và vách đứng bằng các liên kết cố
định. Cũng có thể sử dụng các loại liên kết tháo rời đối với những loại lưng tủ
bằng ván dăm có kích thước lớn.
2.1.9.5. Vách ngăn hộc tủ
Được liên kết vào hồi và vách đứng hay có thể chỉ là một chi tiết ván
thuần túy gác tự do lên các đố ngang hay vách đỡ được cố tạo bên hồi và vách
đứng, các vách ngang thường có cấu tạo dạng tấm.
2.1.9.6. Chân tủ
Chân tủ bếp thường có cấu tạo là hệ chân đơn. Hệ chân đơn là hệ chân có
các chân trực tiếp liên kết vào đáy tủ một cách riêng rẽ. Hệ chân này đơn gian,
dễ gia công.
20


×