Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị vật liệu tại công ty TNHH phát triển đức minh, hòa bình (khóa luận kinh tế và quản trị kinh doanh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP GĨP PHẦN HỒN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH
PHÁT TRIỂN ĐỨC MINH HỊA BÌNH

Ngành:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số:

7340101

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Thị Thu Nga

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Minh Đạt

Mã sinh viên:

1654010240

Lớp:



K61 – QTKD

Khóa học:

2016 - 2020

Hà Nội - 2020
i


LỜI CẢM ƠN
Khóa học 2016 - 2020 đã sắp hồn thành và chúng em, những sinh viên
ngành QTKD cũng sắp phải chia tay với thầy cô giáo và ngôi trƣờng Đại học
Lâm Nghiệp Việt Nam để chuẩn bị bƣớc sang một bƣớc ngoặt mới với những
bƣớc đi hoàn toàn độc lập.
Ba tháng thực tập trôi qua, với sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của
BGH nhà trƣờng, các thầy cô và Ban giám đốc Công ty TNHH phát triển Đức
Minh Hịa Bình đã giúp em hồn thành bài báo cáo khóa luận một cách tốt
nhất.
Em xin cảm ơn BGH cùng các thầy cô trƣờng Đại học Lâm Nghiệp đã
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn cơ Nguyễn Thị Thu Nga đã tận tình hƣớng
dẫn cũng nhƣ giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các cô chú, anh chị ở công ty
TNHH phát triển Đức Minh Hịa Bình đã tạo điều kiện cho em đƣợc tiếp xúc
thực tế, đƣợc học hỏi nhiều điều mới cũng nhƣ cung cấp tài liệu, chỉnh sửa bài
báo cáo và đặc biệt là luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình
thực tập.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ trong

suốt quá trình học tập cũng nhƣ thời gian thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất nhƣng vì thời gian cịn hạn chế và bản thân cịn thiếu kinh nghiệm nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của
q thầy cơ để khóa luận đƣợc hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 05năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Minh Đạt

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LY LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU ....... 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về Nguyên vật liệu ............................................................... 4
1.1.2. Phân loại NVL ...................................................................................... 4
1.1.3 Đặc điểm của NVL ................................................................................ 6
1.1.4 Khái niệm về quản trị nguyên vật liệu ................................................... 7
1.1.5 Vai trò của quản trị NVL ....................................................................... 7
1.2 Nội dung công tác va quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp ......... 9
1.2.1 Xây dựng mức tiêu hao NVL ............................................................... 10
1.2.2 Tổ chức thua mua và tiếp nhận NVL ................................................... 13

1.2.3 Tổ chức bảo quản NVL ....................................................................... 14
1.2.4 Tổ chức cấp phát NVL ........................................................................ 16
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý NVL trong doanh nghiệp
..................................................................................................................... 17
1.3.1 Nhân tố khách quan ............................................................................. 17
1.3.2 Nhân tố chủ quan ................................................................................. 18
CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CƠNG TY TNHH PHÁT TRIỂN
ĐỨC MINH HỊA BÌNH ............................................................................. 20
2.1 Giới thiệu chung về công ty .................................................................... 20
2.1.1 Lịch sử hình thành ............................................................................... 20
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh ....................................................................... 21
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng bộ máy quản lý ...................................... 22
ii


2.2 Các đặc điểm cơ bản của công ty TNHH phát triển Đức Minh Hịa Bình ..... 25
2.2.1 Cơ sở vật chất ...................................................................................... 25
2.2.2 Nguồn nhân lực ................................................................................... 26
2.2.3 Nguồn vốn ........................................................................................... 29
2.3 Kết quả sản xuất của công ty 2017-2019 ................................................ 31
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠỊ CƠNG
TY TNHH PHÁT TRIỂN ĐỨC MINH HỊA BÌNH .................................... 35
3.1 Thực trạng công tác quản trị vật liệu tại cơng ty TNHH phát triển Đức
Minh Hịa Bình............................................................................................. 35
3.1.1 Phân loại NVL..................................................................................... 35
3.1.2 Hệ thống kho của công ty .................................................................... 36
3.1.3 Xây dựng mức tiêu hao Nguyên vật liệu .............................................. 39
3.1.4 Công tác mua sắm dự trữ nguyên vật liệu ............................................ 45
Nhà cung cấp................................................................................................ 45
3.1.5 Thực trạng hoạt động bảo quản NVL của công ty ................................ 46

3.2 Những ƣu điểm và nhƣợc điểm trong công tác quản trị NVL tại cơng ty
TNHH phát triển đức minh Hịa bình .......................................................... 50
3.2.1 Ƣu điểm .............................................................................................. 50
3.2.2 Nhƣợc điểm ......................................................................................... 51
3.3 Giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị NVL tại cơng ty TNHH phát triển
đức minh Hịa Bình ...................................................................................... 52
KẾT LUẬN .................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Nguyên nghĩa

Viết tắt
KCS

Nhân viên kiểm tra chất lƣợng sản phẩm

NVL

Nguyên vật liệu

NNC

Nhà cung cấp

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

TĐPTLH

Tốc độ phát triển liên hồn

TAHH

Thức ăn hỗn hợp

TAĐĐ

Thức ăn đậm đặc

TACN

Thức ăn cơng nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạnTNHH

VCĐ

Vốn cố định


VLĐ

Vốn lƣu động

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty ............................................. 25
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty năm 2017- 2019 .................. 26
Bảng 2.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của cơng ty năm 2017-2019 ........ 29
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ................................... 31
Bảng 3.1: Danh mục một số nguyên vật liệu sử dụng tại Nhà máy .............. 36
Bảng 3.3: Tình hình thực hiện định mức tiêu hao một số loại NVL tháng 12
năm 2019 của Nhà máy ................................................................................ 42
Bảng 3.4: Chi phí một số loại nguyên liệu trƣớc và sau khi thay đổi định mức
..................................................................................................................... 44
Bảng 3.5: Tình hình một số NVL năm 2019 ................................................. 45
Bảng 3.6: Tình hình sử dụng NVL năm 2019 .............................................. 47

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình cơng tác quản lý NVL ................................................... 9
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức cơng tác quản lý hành chính của cơng ty ................ 22
Sơ đồ 3.1: Chu trình quản lý quá trình xuất kho NVL dùng cho Nhà máy .... 48

vi



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chi phí NVL là một trong ba yếu tố cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong
quá trình sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nó
ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện hiện nay khi mà chất lƣợng và
giá thành có tính chất quyết định tới sự sống cịn của doanh nghiệp. Chính vì
vậy địi hỏi các nhà quản lý cần có những biện pháp tăng cƣờng công tác quản
lý trong tất cả các khâu từ thu mua, sử dụng, bảo quản, dự trữ lƣu kho… để
việc sử dụng NVL thực sự hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
Trong hơn 10 năm trở lại đây, ngành chăn ni nƣớc ta có tốc độ phát
triển khá nhanh và đƣợc xác định là ngành sản xuất có tiềm năng và lợi thế
trong ngành nơng nghiệp. Đứng trƣớc thực trạng chung nói trên, sự cạnh tranh
về thị trƣờng tiêu thụ cũng nhƣ tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho sản xuất càng
trở lên khó khăn, phức tạp và cũng là vấn đề nan giải đối với Cơng ty TNHH
phát triển Đức Minh Hịa Bình. Là một đơn vị hàng năm đóng góp một phần
khơng nhỏ vào thu nhập của Hịa Bình, Cơng ty TNHH phát triển Đức Minh
Hịa Bình với nhiệm vụ chính là sản xuất, nhân giống gà, chăn nuôi gà giống
để cung cấp cho thị trƣờng thì nguồn NVL đầu vào là yếu tố quan trọng, có
tính chất quyết định đến hoạt động của Nhà máy. Hơn thế nữa, NVL dùng
trong quá trình sản xuất tại Nhà máy chủ yếu là sản phẩm của ngành nơng
nghiệp với tính chất thời vụ cao, chịu ảnh hƣởng và phụ thuộc nhiều vào yếu
tố tự nhiên. Chính vì vậy, tăng cƣờng cơng tác quản lý và hạch toán NVL đảm
bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành có
ý nghĩa quan trọng và là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay đối với
Công ty.
Xuất phát từ thực tế trên, em đã chọn nghiên cứu đề tài: Giải pháp góp
phần hồn thiện cơng tác quản trị vật liệu tại Cơng ty TNHH phát triển Đức

Minh Hịa Bình.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện, nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị NVL
sản xuất tại Công ty TNHH phát triển Đức Minh Hịa Bình.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản trị NVL trong doanh nghiệp.
- Đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH phát triển Đức Minh Hịa Bình.
- Thực trạng cơng tác quản trị NVL tại Công ty TNHH phát triển Đức Minh
Hịa Bình.
- Đƣa ra một số giải pháp nhằm nhằm hồn thiện, nâng cao hiệu quả cơng
tác quản trị NVL tại Công ty.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Công tác quản trị NVL của Cơng ty TNHH phát triển Đức Minh Hịa Bình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi không gian
Tại Công ty TNHH phát triển Đức Minh Hịa Bình ở địa chỉ: Tiểu khu
Liên Sơn – Thị trấn Lƣơng Sơn – HuyệnLƣơng Sơn – Tỉnh Hịa Bình.
3.2.2 Phạm vi thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu cơng tác quản trị NVL trong vịng 3 năm gần
nhất 2017-2019
3.2.3 Phƣơng Pháp Nghiêm cứu
Thu thập số liệu
Từ các phịng ban của cơng ty TNHH phát triển Đức Minh hịa bình (
phịng kế hoạch và phịng kế tốn ) các thơng tin số liệu nhƣ kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh , nguồn lao động , định mức tiêu dùng dự trữ

NVL kế hoạch mua sắm NVL…
Phân tích và sử lý số liệu
Từ những số liệu thu thập đƣợc tiến hành sử lý bằng cách tập hợp , lƣợi
2


chọn và phân tích dữ liệu cần thiết đến quản lý NVL nhƣ phƣơng pháp phân
tích tổng hợp và so sánh
4. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp
Chƣơng 1. Cơ sở ly luận về quản trị nguyên vật liệu
Chƣơng 2. Đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH phát triển Đức Minh Hịa
Bình
Chƣơng 3. Thực trạng cơng tác quản trị nguyên vật liệu tạị công ty TNHH
phát triển Đức Minh Hịa Bình

3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LY LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về Nguyên vật liệu
Một doanh nghiệp muốn kinh doanh , sản xuất hiệu quả thì phải chú
trọng tới tồn bộ yếu tố của quy trình sản xuất kinh doanh . Nhóm yếu tố quan
trọng đầu tiên là nhóm yêu tổ về nguyên vật liệu . Nguyên vật liệu là nhóm
yếu tố đáng chú ý nhất vì nó là yếu tố trực tiếp tác tạo nên thực thể sản phẩm .
Thiểu nguyên vật liệu thi quy trình sản xuất sẽ bị đình trệ hoặc gián đoại .
Nguyên vật liệu là từ ghép dug để chi chung nguyên liệu và vật liệu . Trong
đó nguyên liệu là đối tƣợng lao động , nhƣng không phải mọi đối tƣợng lao
động đều là nguyên liệu . Tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa nguyên

liệu và đối tƣợng lao động là sự kết tinh lao động của con ngƣời trong đối
tƣợng lao động , cịn với ngun vật liệu thi khơng Những ngun liệu đã qua
chế biến thì gọi là vật liệu , Nguyên vật liệu là đối tƣợng lao động đƣợc biểu
hiện dƣới hình thái vật chất , là một trong ba vếu tố cơ ban của quá trình sản
xuất , đối tƣợng lao động , sức lao động là cơ sở cấu thành nên thực thể sản
phẩm ,.
1.1.2. Phân loại NVL
Trong mỗi doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong hoạt động sản xuất
kinh doanh nên sử dụng nhiều NVL khác nhau. Mỗi NVL có nội dung kinh
tế, cơng dụng, tính năng lý, hố học khác nhau trong q trình sản xuất. Do
đó, việc phân loại NVL có cơ sở khoa học là điều kiện quan trọng để có thể
hạch tốn một cách chi tiết và quản lý một cách chặt chẽ phục vụ cho công tác
quản trị doanh nghiệp.
Thứ nhất, căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh
nghiệp, NVL của doanh nghiệp bao gồm:
- Nguyên liệu chính: Là những NVL đóng vai trị quyết định, là đối
tƣợng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. Ở các
4


doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng NVL chính khơng giống nhau, có thể sản
phẩm của doanh nghiệp này là NVL cho doanh nghiệp khác, vì vậy đối với
bán thành phẩm mua ngồi với mục đích để tiếp tục q trình sản xuất sản
phẩm cũng đƣợc coi là NVL chính.
- VL phụ là loại vật tƣ chiếm tỉ trọng nhỏ trong kết cấu sản phẩm Là
những loại vật liệu mang tính chất phụ trợ trong q trình sản xuất kinh
doanh, vật liệu phụ này có thể kết hợp với vật liệu chính để tăng thêm tác
dụng của sản phẩm phục vụ lao động của ngƣời sản xuất.
Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết mà trong từng loại
vật liệu nêu trên lại đƣợc chia thành từng nhóm với những quy cách, phẩm

chất riêng. Mỗi loại trong nhóm đƣợc quy định một ký hiệu riêng tuỳ thuộc
vào doanh nghiệp sao cho thuận lợi trong việc theo dõi. Cách phân loại này có
tác dụng làm cơ sở xác định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại
NVL dùng sản xuất sản phẩm.
Thứ hai, căn cứ vào nguồn hình thành NVL trong doanh nghiệp sản
xuất, NVL có thể đƣợc chia thành:
- NVL mua ngoài
- NVL tự gia cơng chế biến
- NVL th ngồi gia cơng chế biến
- NVL do đơn vị khác góp vốn liên doanh
- NVL đƣợc cấp phát, biếu tặng
- NVL từ các nguồn khác.
Phân loại theo cách này thuận lợi cho việc kiểm tra, theo dõi và xây
dựng kế hoạch về NVL cho quá trình thu mua dự trữ, là cơ sở xây dựng kế
hoạch sản xuất và tính giá vốn NVL nhập kho.
Thứ ba, căn cứ vào mục đích, cơng dụng của NVL cũng nhƣ nội dung
quy định phản ánh chi phí NVL trên các tài khoản kế toán, NVL gồm:
- NVL trực tiếp dùng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm: Là NVL dùng
trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm, là bộ phận chính cấu thành nên thực
5


thể sản phẩm.
- NVL dùng cho nhu cầu khác:
+ NVL dùng cho quản lý ở các phân xƣởng, dùng cho bộ phận bán
hàng, quản lý doanh nghiệp.
+ Nhƣợng bán
+ Đem góp vốn liên doanh
+ Đem biếu tặng…
Cách phân loại này giúp cho quá trình sản xuất, quản lý NVL trong

doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Tác dụng của việc phân loại:
Tuỳ vào mỗi căn cứ khác nhau, doanh nghiệp phân chia NVL thành các
loại khác nhau. Việc phân chia NVL giúp cho kế toán tổ chức các tài khoản
tổng hợp, chi tiết để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại
NVL trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp
cho doanh nghiệp nhận biết rõ nội dung kinh tế, vai trò, chức năng của từng
loại NVL trong sản xuất, từ đó có biện pháp tích cực trong việc tổ chức, quản
lý và sử dụng có hiệu quả các loại NVL.
1.1.3 Đặc điểm của NVL
Nguyên vật liệu là những tài sản lƣu động thuộc nhóm hàng tồn kho,
vật liệu tham gia giai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh để hình
thành nên sản phẩm mới, chúng rất đa dạng và phong phú về chủng loại.
Nguyên vật liệu là cơ sở vật chất hình thành nên thực thể sản sản phẩm
trong quá trình sản xất vật liệu khơng ngừng biến đổi về mặt giá trị và chất
lƣợng.
Trong qua trình tiến hành sản xuất kinh doanh thì các nguyên vật liệu
sẽ thay đổi về hình thái, khơng giữ ngun đƣợc các trạng thái ban đầu của
nó.
Trạng thái tiếp theo của nguyên vật liệu phụ thuộc vào đặc điểm cũng
nhƣ tính chất của sản phẩm nó cấu thành.
6


Các nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh
doanh. Trong sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu chi tham gia vào một chu
tỷ kinh sản xuất kinh doanh.
Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu đƣợc chuyển trực tiếp vào sản
phẩm và là căn cứ cơ sở để tính giá thành cho sản phẩm cấu thành. về mặt kỹ
thuật, nguyên vật liệu là những tài sản vật chất tồn tại dƣới nhiều dạng khác

nhau, dễ bị tác động của thời tiết , khí hậu và môi trƣờng xung quanh .
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì nguyên vật liệu chiếm
tỷ trọng cao trong tài sản lƣu động và tổng chi phí sản xuất.
1.1.4 Khái niệm về quản trị nguyên vật liệu
Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là tổng hợp các hoạt động quản trị,
xác định cầu và các chỉ tiêu dự trữ nguyên vật liệu; tổ chức mua sắm, vận
chuyển và dự trữ hợp lý nhất nhằm bảo nhằm đảm bảo luôn cung ứng đúng,
đủ các loại nguyên vật liệu theo tiêu chẩn chất lƣợng và thời gian phù hợp với
hiệu quả cao nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực cho việc phục vụ khách
hàng đáp ứng mục tiêu của công ty.
Quản trị NVL là toàn bộ các hoạt động bao gồm định mức tiêu dùng NVL,
xác định nhu cầu NVL trong doanh nghiệp, tổ chức cung ứng NVL.
1.1.5 Vai trò của quản trị NVL
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh cũng phải đầu tƣ
nhiều loại chi phí khác nhau, trong đó NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi
phí sản xuất nhƣ trong giá thành sản xuất cơng nghiệp cơ khí từ 50% đến
60%, trong giá thành sản xuất công nghiệp nhẹ chiếm 70%, trong giá thành
sản xuất công nghiệp chế biến chiếm tới 80%. Do vậy, cả số lƣợng và chất
lƣợng sản phẩm đều bị quyết định bởi số NVL tạo ra nó nên yêu cầu NVL
phải có chất lƣợng cao, đúng quy cách chủng loại, chi phí NVL đƣợc hạ thấp,
giảm mức tiêu hao NVL thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt yêu cầu, giá thành
hạ, số lƣợng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
NVL là tài sản thƣờng xuyên biến động, nó đảm bảo cho dây chuyền
7


sản xuất diễn ra liên tục, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác,
trong doanh nghiệp sản xuất chi phí NVL thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong
tồn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì thế tăng cƣờng công tác
quản lý NVL tốt nhằm đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả NVL để

giảm bớt chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với
các doanh nghiệp.
Là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên
thực thể sản phẩm nên NVL đóng một vị trí quan trọng trong q trình sản
xuất: Sẽ không thể tiến hành sản xuất nếu không có NVL, thêm vào đó việc
cung cấp NVL có đầy đủ, kịp thời và đảm bảo chất lƣợng ảnh hƣởng rất lớn
đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp...Vì vậy công tác quản lý NVL đều đƣợc các doanh nghiệp hết sức quan tâm.
Trên các phƣơng diện khác nhau, NVL đều giữ một vị trí quan trọng
trong q trình sản xuất:
Về mặt chi phí:
Do giá trị NVL chuyển dịch tồn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới
tạo ra nên chi phí NVL thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tồn bộ chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm. Vì vậy chỉ cần một sự biến động nhỏ của NVL
cũng ảnh hƣởng trực tiếp dến những chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp nhƣ chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, giá thành sản phẩm...
Về mặt hiện vật:
Do là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm do đó NVL là yếu tố
quyết định đến chỉ tiêu chất lƣợng sản phẩm.
Về mặt vốn:
NVL là một thành phần quan trọng của vốn lƣu động trong doanh
nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động cần tăng tốc độ ln
chuyển của vốn và điều đó khơng thể tách rời việc dự trữ và sử dụng NVL
một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.

8


1.2 Nội dung công tác va quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
Cơng tác quản lý sản xuất nói chung và cơng tác quản lý NVL nói riêng cũng
bao gồm đầy đủ các nội dung trong quá trình quản lý từ bƣớc xây dựng định
mức tiêu hao NVL, lập kế hoạch mua sắm, xuất dùng, dự trữ, tổ chức thực

hiện, ghi chép tình hình nhập xuất tồn đến kiểm tra phân tích đánh giá và ra
quyết định.
Để tăng cƣờng công tác quản lý NVL cần thực hiện tốt quá trình quản
lý thơng qua các nội dung cơng tác quản lý.
Xây dựng mức tiêu
hao NVL
Lập kế hoạch thu mua, sử
dụng, dự trữ NVL

Phân tích, đánh giá

Quyết định

Thực hiện thu mua, sử
dụng, dự trữ NVL

Tổ chức ghi chép thực
hiện thu mua-nhập kho
Thơng

qua

Chứng từ, tài khoản, sổ sách

Sơ đồ 1.1: Quy trình công tác quản lý NVL
Nội dung của công tác quản lý nguyên vật liệu là , xây dựng mức tiêu
hao NVL mức tiêu dùng NVL là lƣợng NVL dùng lớn nhất cho phép để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm để hồn thành một cơng việc nào đó , sau khi
xây dựng mức tiêu dùng xong ta lập kế hoạch thu mua sử dụng và dự trữ
NVL gồm phân tích , đánh giá tính lƣợng NVL cần dùng cho sản xuất và tính

lƣợng vật tƣ cần dùng cho dự trữ để đản bảo quá trình sản xuất hoạt động , tổ
chức ghi chép thực hiện thua mua và nhập kho rồi thơng qua chứng từ tài
khoản, kế tốn .

9


1.2.1 Xây dựng mức tiêu hao NVL
* Xác định số lượng NVL cần dùng
Vij = aij.Qj + aij.H – Vi thu hồi
Trong đó:
Vij : Số lƣợng NVL i cần dùng cho sản phẩm j
aij: Định mức tiêu hao NVL i cho 1đvsp j
Qj: Số lƣợng thành phẩm j theo kế hoạch sản xuất
H: Số lƣợng sản phẩm hỏng
Vi: Số lƣợng vật tƣ thu hồi từ phế phẩm
* Xác định số lượng NVL cần dự trữ (cho kỳ sau kỳ kế hoạch): Chính là
xác định lƣợng NVL tồn cuối kỳ. Nó có thể đƣợc xác định dựa vào tiến độ
cung ứng và số lƣợng cung ứng lần cuối cùng trong kỳ kế hoạch và mức tiêu
dùng bình quân ngày hoặc dựa vào tính chất đặc thù của lĩnh vực sản xuất
kinh doanh mà xác định dƣới dạng bằng x % (tuỳ từng doanh nghiệp) số xuất
dùng trong kỳ trƣớc đó.
1.2.1.1 Mức tiêu dung NVL trong doanh nghiệp
Mức tiêu dùng NVL là lƣợng NVL tiêu dùng lớn nhất cho phép để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một cơng việc nào đó những
điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định .
Cơ cấu mức tiêu dùng NVL phản ánh các bộ phận hợp thành sau đây :
Phần tiêu dùng thuần t : Là phần tiêu dùng có ích , là phần trực tiếp
tạo thành thực thể sản phẩm và là nội dung chủ yếu của định mức tiêu dùng
NVL.

Phần tiêu dùng thuần tuý thể hiện ở trọng lƣợng rịng của sản phẩm sau
khi chế biến, đƣợc tính theo thiết kế sản phẩm, theo công thức lý thuyết hoặc
trực tiếp cân đo sản phẩm, khơng tính phế liệu và hao phí bỏ đi.
Phần tổn thất có tính chất cơng nghệ , là phần hao phí cần thiết trong
việc sản xuất sản phẩm , biểu hiện dƣới dạng phế liệu , phế phẩm cho phép do

10


những điều kiện cụ thể của kỹ thuật sản xuất , quy trình cơng nghệ ở từng thời
kỳ nhất định.
Có thể nói rằng định mức là cơ sở để quản lý trong các đơn vị sản xuất
kinh doanh. Tuỳ theo những đặc điểm kinh tế kỹ thuật và những điều kiện cụ
thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn phƣơng pháp xây dựng định mức cho
phù hợp. Tuy nhiên, định mức tiêu dùng NVL là một chỉ tiêu động, phải ln
ln đổi mới và hồn thiện các mặt quản lý và khơng ngừng nâng cao trình độ
lành nghề của cơng nhân .
 Phƣơng pháp định mức tiêu dung vật tƣ
Phƣơng pháp khảo sát - phân tích
Phƣơng pháp này dựa vào công thức kỹ thuật về tiêu hao vật tƣ trong
sản xuất để tiến hành khảo sát trùng yếu tố của công thức , đƣa ra các tiêu
chuẩn hợp lý để xây dựng định mức
Lƣợng NVL cần dùng đƣợc tính theo phƣơng pháp sau
Phƣơng pháp trực tiếp là phƣơng án tính lƣợng vật tƣ cần dùng cho sản xuất
bằng cách tính trực tiếp từ định mức tiêu hao và khối lƣợng nhiệm vụ sản xuất
trong kỳ
Vsx=Qkh . Đvt
Trong đó:
Vsx ; lƣợng vật tƣ cần dùng cho sản xuất
Qkh ; khối lƣợng sản phẩn cần sản xuất trong kỳ kế hoạch

Đvt ; định mức tiêu hao vật tƣ cho 1 đơn vị sản phẩm
1.2.1.2 Xác định lượng NVL cần dự trữ
Lƣợng NVL dự trữ là lƣợng NVL tồn kho cần thiết đƣợc quy định
trong kỳ kế hoạch để đảm bảo cho quá trình sản xuất đƣợc tiến hành liên tục
và bình thƣờng.
- Lƣợng NVL dự trữ thƣờng xuyên: là lƣợng NVL cần phải dự trữ
trong kho của doanh nghiệp để đảm bảo cho sản xuất liên tục giữa 2 lần cung
cấp kế tiếp nhau.
Vtxmax =Vn . Tcc

11


Trong đó:
Vtxmax ; lƣợng nvl cần dự trữ thƣờng xuyên lớn nhất
Vn ; lƣợng nvl cần dung cho sản xuất bình quân 1 ngày đêm
Tcc ; thời gian giữa hai lần cung cấp
Số lƣợng NVL dự trữ thƣờng xuyên lớn nhất bị tiêu hao dần trong q
trình xuất , nó giảm đi hàng ngày cho đến hết thì lại có đợt cung cấp tiếp theo
Khối lƣợng dự trữ thƣờng xuyên phụ thuộc vào vị trí của thị trƣờng
nguồn vốn huy động , chu kỳ sản xuất và sự ổn định của thị trƣờng .
Lƣợng NVL dự trữ bảo hiểm : là lƣợng NVL dự trữ đƣợc sử dụng trong
trƣờng hợp kế hoạch cung cấp không đảm bảo , NVL về chậm
Vbh = Vn . Tbh
Trong đó;
Vbh ; lƣợng NVL bảo hiểm
Vn ; lƣợng NVL cần dung cho sản xuất một ngày đêm
Tbh ; số ngày dự trữ bảo hiểm đƣợc xác định theo qua việc theo dõi thống kê
tình hình nhỡ hen của ngƣời cung cấp năm trƣớc
Lƣợng nvl dự trữ mùa vụ dƣợc sử dụng khi doanh nghiệp cần sử dụng các

loại nvl thu hoạch từng mùa vụ
Vmv = Vn . Tmv
Trong đó;
V mv ; lƣợng NVL cần dự trữ mùa vụ
T

mv

; số ngày không đƣợc cung cấp NVL vì lý do mùa vụ1.2.1.3

Xác định mức NVL cần mua
* Xác định số lượng NVL cần mua
V = ∑ Vij + Lƣợng NVL tồn đầu kỳ - Lƣợng NVL tồn cuối kỳ
j=1

1.2.2.4 Xây dựng kế hoạch mua sắm NVL
Căn cứ vào hình thức mua sắm; tiêu chí lựa chọn của nhà cung cấp

12


Tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động nên cần phải xây dựng cho mình
một kế hoạch mua sắm để tránh sự biến động đột ngột của nguyên vật liệu
trong hiện tại và trong tƣơng lai.
+ Trong hiện tại: Phải xây dựng một kế hoạch chặt chẽ, cần tìm hiểu
kỹ thị trƣờng từ đó dƣa ra việc xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu
là: cần mua những gì, cần mua ở đâu...
+ Trong tƣơng lai: Dựa vào khả năng dựa vào kế hoạch trong tƣơng
lai doanh nghiệp phải xây dựng cho mính những kế hoạch chặt chẽ cụ thể để
khi thi cơng các cơng trình sản xuất khơng xảy ra những trƣờng hợp thiếu

nguyên vật liệu làm công việc bị ngƣng trệ dẫn tới giảm lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
1.2.2 Tổ chức thua mua và tiếp nhận NVL
Căn cứ vào kế hoạch đề ra, các nhà quản lý sẽ phân cơng bố trí nhiệm vụ của
các phịng ban để tổ chức thực hiện thu mua - nhập, xuất tồn kho NVL sao
cho đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch. Đây là một bƣớc rất quan trọng trong
công tác quản lý NVL. Các nhà quản lý sẽ chỉ ra trong quá trình thu mua,
nhập kho cần phải làm gì, tổ chức tiệp nhận ra sao, bảo quản thế nào, xuất
dùng sử dụng bao nhiêu, dự trữ tồn kho thế nào là hợp lý…
Mục đích của việc quản lý q trình tổ chức thực hiện kế hoạch về
NVL là giúp cho hoạt động của doanh nghiệp đi đúng hƣớng, đảm bảo việc
thực hiện đúng kế hoạch về tiến độ sản xuất và các mục tiêu đề ra, đồng thời
kiểm soát đƣợc việc thực hiện các định mức tiêu hao nguyên liệu thông qua
tình hình xuất dùng sử dụng trong quá trình sản xuất, đảm bảo việc sử dụng
hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả NVL. Nếu tổ chức tốt hoàn thành kế hoạch thu
mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng tiết kiệm NVL sẽ phản ánh công tác quản lý
tốt, chặt chẽ, khoa học đồng thời thể hiện trình độ năng lực của ngƣời quản lý
biết bố trí phân cơng cơng việc.
Tổ chức thu mua:
+Kiểm tra chất lƣợng ,số lƣợng nguyên vật liệu
13


+Tổ chức về bến bãi kho của nguyên vật liệu.
+ Tổ chức sắp xếp nguyên vật liệu
Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu:
Tiếp nhận chính xác số, lƣợng chất lƣợng, chủng loại nguyên vật lệu
theo đúng quy định trong hợp đồng phiếu giao hàng, phiếu vận chuyển.
Chuyển nhanh nguyên vật liệu từ địa điểm tiếp nhận đến kho doanh
nghiệp, tránh hƣ hỏng mất mát. Mặt khác công tác tiếp nhận nguyên vật liệu

phải quán triệt một số yêu cầu sau.
+Mọi vật tƣ hàng hoá tiếp nhận phải đầy đủ giấy tờ hợp lệ
+Mọi vật liệu tiếp nhận phải đầy đủ thủ tục kiểm tra và kiểm nghiệm
+Xác định chính xác số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại
+ Phải có biên bản xac nhận có hiện tƣợng thừa thiếu sai quy cách.
Tổ chức tiếp nhận tốt tạo điều kiện cho thủ kho nắm chắc số lƣợng,
chất lƣợng và chủng loại vật liệu, kịp thời phát hiện tình trạng thiếu hụt của
vật liệu, hạn chế sự nhầm lẫn thiếu trách nhiệm có thể xảy ra.
1.2.3 Tổ chức bảo quản NVL
Muốn bảo quản NVL tốt thì phải có hệ thống kho bãi hợp lý, mỗi kho
phải phù hợp với từng loại NVL, vì vậy cần phải tiến hành phân loại NVL và
sắp xếp NVL theo từng kho có điều kiện tác động ngoại cảnh hợp lý.
Giữa mua sắm, vận chuyển và lƣu kho tồn tại mối quan hệ: mọi hàng hóa
sau khi đƣợc mua sắm ở thị trƣờng phải đƣợc vận chuyển về doanh nghiệp và
tạm thời dự trữ trong kho (nếu không chuyển thẳng cho bộ phận sản xuất).
Việc tính tốn, bố trí hệ thống kho tàng phải nằm trong mục tiêu đáp ứng kịp
thời nhu cầu sản xuất với tổng chi phí mua sắm, vận chuyển, lƣu kho tối thiểu
Dù xây dựng kho tàng theo hình thức nào thì khi lựa chọn và quyết định
xây dựng kho tàng doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Diện tích kho tàng phải đủ lớn, đáp ứng đƣợc các nhu cầu lƣu trữ, nhập
kho, xuất kho…Nếu diện tích khơng đảm bảo sẽ gây khó khăn cho việc vận
chuyển NVL vào kho, kiểm tra, xuất kho, làm tăng chi phí và xuất kho NVL.
14


- Kho tàng phải sáng sủa dễ quan sát.
- Yêu cầu đảm bảo an toàn: Đây là yêu cầu cao nhất khi lƣu kho NVL,
phải đảm bảo các điều kiện cần thiết để chống cháy, nổ, thiết kế đƣờng thoát
hiểm…
- Trang bị kho tàng phải đáp ứng yêu cầu trang bị tối thiểu do đặc điểm của

NVL yêu cầu, trang bị nâng cao phụ thuộc tình hình tính chất của doanh nghiệp.
- Việc sắp xếp NVL trong kho phải đảm bảo yêu cầu “dễ tìm, dễ thấy, dễ
lấy, dễ kiểm tra” cũng nhƣ tuân thủ nguyên tắc” hàng nhập trƣớc xuất trƣớc,
hàng nhập sau xuất sau”. Phân loại và sắp xếp từng loại NVL phải phù hợp
với trang bị lƣu kho và bảo quản NVL.
Việc bảo quản NVL trong kho phải chặt chẽ, theo dõi thƣờng xuyên,
phải có sự kết hợp giữa bộ phận kho và bộ phận kế toán, phải làm tốt công tác
kiểm kê (định kỳ và bất thƣờng). Cơng tác kiểm kê rất quan trọng, vì chỉ có
thơng qua kiểm tra mới có thể xác định xem liệu giữa tồn kho trên thực tế và
báo cáo có khớp nhau khơng? Liệu chất lƣợng NVL có đƣợc đảm bảo không?
Các yêu cầu về công tác lƣu kho đƣợc thực hiện ở mức độ nào?... Thông qua
kiểm tra và phân tích mới có thể phát hiện ngun nhân của thực trạng đã kêt
luận, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp
Các loại kho:
+ Kho dự trữ quốc gia ngồi đơ thị: là loại kho đặc biệt do nhà nƣớc
quản lý, kho này là loại kho đặc biệt đƣợc nhà nƣớc quản lý. Nguyên tắc: bố
trí đƣợc bố trí tại các nơi lƣu trữ an toàn điều kiện bảo vệ tốt.
+ Kho trung chuyển: loại kho này nhằm phục vụ cho việc chuyển giao
hàng hoá, tài sản trƣớc khi phân phối đi nơi khác, từ phƣơng tiện này sang
phƣơng tiện khác. Bố trí ở những vị trí thuận lợi nhất về giao thông, gần tàu
ga, bến cảng, sân bay.
+ Kho công nghiệp: là kho phục vụ cho các hoạt động của các nhà máy và
cả thủ công nghiệp, bố trí cạnh khi cơng nghiệp hoặc trong khu cơng nghiệp.

15


+ Kho vật liệu xây dựng vật tƣ và nguyên liệu phụ: phục vụ cho các
thành phố và các khu cơng nghiệp, đƣợc bố trí thành cụm ở phía ngồi, cạnh
các đầu mối giao thông.

+ Các kho phân phối: lƣơng thực thực phẩm, hàng hố bố trí đều trong
kho dân dụng của thành phố, trên những khu đất riêng có những khoảng cách
ly cần thiết đối với khu ở và công cộng.
+ Kho lạnh: đây là loại kho đặc biệt chứa các hàng hoá dễ hỏng, dƣới
tác động của thời tiết, chủ yếu là thực phẩm đông lạnh. Loại kho này có yêu
cầu đăck biệt về kỹ thuật, đƣợc bố trí thành những khu vực riêng đảm bảo yêu
cầu bề bảo quản và bốc dỡ.
+ Kho dễ cháy nổ, kho nhiên liệu, kho bãi chứa chất thải rắn, bố trí
cách xa thành phố, có khoảng cách ly an tồn.
1.2.4 Tổ chức cấp phát NVL
Việc cấp phát một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khoa học sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tận dụng có hiệu quả cao năng suất lao động
của cơng nhân, máy móc thiết bị, làm cho sản xuất đƣợc tiến hành liên tục, từ
đó làm tăng chất lƣợng sản phẩm, tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm.
Việc cấp phát NVL có thể đƣợc tiến hành theo hai hình thức:
Một là: Cấp phát theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất
Căn cứ vào yêu cầu NVL của từng phân xƣởng, bộ phận sản xuất sẽ báo
trƣớc cho bộ phận cấp phát của kho. Số lƣợng NVL đƣợc u cầu đƣợc tính
tốn dựa trên mùa vụ sản xuất và hệ thống định mức tiêu dùng NVL của
doanh nghiệp.
- Ƣu điểm: Đáp ứng kịp thời tiến độ sản xuất đối với từng bộ phận của
doanh nghiệp, tránh những lãng phí và hƣ hỏng khơng cần thiết.
- Nhƣợc điểm: Bộ phận cấp phát của kho chỉ biết đƣợc yêu cầu của bộ
phận sản xuất trong thời gian nhắn, việc cấp phát và kiểm tra tình hình sử
dụng gặp nhiều khó khăn, thiếu tính kế hoạch và chủ động.
Hai là: Cấp phát theo tiến độ kế hoạch (cấp phát theo hạn mức)

16



Đây là hình thức cấp phát quy định cả số lƣợng và thời gian nhằm tạo sự
chủ động cho cả bộ phận sử dụng và bộ phạn cấp phát. Dựa vào khối lƣợng
sản xuất cũng nhƣ dựa vào định mức tiêu dùng NVL trong kỳ kế hoạch, kho
cấp phát NVL cho các bộ phận sau từng kỳ sản xuất doanh nghiệp quyết toán
vật tƣ nội bộ nhằm so sánh số sản phẩm đã sản xuất ra với lƣợng NVL đã
dùng. Trƣờng hợp thừa hay thiếu sẽ đƣợc giải quyết hợp lý và có thể căn cứ
vào một số tác động khách quan khác.
Ƣu điểm: Hình thức này giúp cho việc giám sát hạch tốn tiêu dùng
NVL chính xác, bộ phận cấp phát có thể chủ động triển khai việc chuẩn bị
NVL một cách có kế hoạch, giảm bớt giấy tờ, đỡ thao tác tính tốn. Do vậy
hình thức này có hiệu quả cao và đƣợc áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp
có mặt hàng sản xuất tƣơng đối ổn định và có hệ thống định mức tiên tiến, có
kế hoạch sản xuất.
Nhƣợc điểm: Tính phức tạp cao, đổi hỏi nhân viên có trình độ và khả
năng phản ứng nhanh nhạy
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý NVL trong doanh
nghiệp
1.3.1 Nhân tố khách quan


Địa bàn quản trị nguyên vật liệu: địa bàn quản trị NVL ảnh hƣởng

lớn đến công tác quản trị NVL, tạo điều kiện cho doanh ghiệp sản xuất phát
triển, tạo lợi thế cạnh tranh. Những khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú đa dạng giúp doang nghiệp tận dụng đƣợc nguồn đầu vào với
nhiều chủng loại, giá cả hợp lý; nếu doanh nghiệp hay nơi sản xuất đặt gần
nơi cung cấp NVL sẽ giảm chi phí đi lại, vận chuyển, tiếp nhận; đặc biệt đối
vơí 1 số NVL có đặc thù về đặc tính lý hóa đƣợc bảo quản trong khu vực có
khí hậu phù hợp giúp tránh thất thốt, hƣ hỏng, từ đó đảm bảo cung ứng lịp
thời cũng nhƣ giảm chi phí cho doanh nghiệp



Sự biến động về giá cả vật liệu: Trong cơ chế thị trƣờng giá cả là

thƣờng xuyên thay đổi. Vì vậy việc hội nhập và thích nghi với sự biến đổi đó
17


là rất khó khăn do việc cập nhật các thơng tin là hạn chế. Do vậy nó ảnh
hƣởng tới việc định giá nguyên vật liệu, quản trị nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp. Việc thay đổi giá cả thƣờng xuyên là do:


Tỷ giá hối đoái thay đổi làm cho các nguyên vật liệu nhập khẩu với

giá cũng khác nhau.


Do các chính sách của chính phủ ( hạn ngạch...)



Do độc quyền cung cấp của một số hãng mạnh



Sự phụ thuộc vào tiến độ cơng trình: các nhân tố tác động đến việc

thực hiện dự án đảm bảo đúng kế hoạch ban đầu gồm có thời tiết, thiết bị máy
móc, nhân cơng, vốn đầu tƣ...Các yếu tố này thay đổi đột ngột khiến tiến độ

dự án cần đẩy nhanh hay bị lùi lại so với kế hoạch đặt ra, doanh nghiệp cần có
phƣơng án dự trù đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ lƣợng NVL để đáp
ứng tốt nhất, giúp quá trình sản xuất khơng bị gián đoạn.


Số lƣợng ngun vật liệu, chủng loại và đặc tính lý hóa: Ngun vật

liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, đặc tính lý hóa, cơng
dụng khác nhau đƣợc sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau, có thể đƣợc bảo
quản, dự trữ trên nhiều địa bàn khác nhau. Do vậy để thống nhất công tác
quản trị nguyên vật liệu giữa các bộ phận có liên quan, phục vụ cho yêu cầu
phân tích, đánh giá tình hình cung cấp, sử dụng ngun vật liệu cần phải phân
loại nguyên vật liệu.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
- Phƣơng pháp đánh giá vật liệu xuất kho
- Phƣơng pháp kiểm nghiệm vật liệu khi nhập kho: nếu doanh nghiệp
đầu tƣ tốt hệ thống kiểm nghiệm vật liệu khi nhập kho giúp xác định 1 cách
chính xác số lƣợng cũng nhƣ quy cách phẩm chất NVL khi nhập kho, tránh
xảy ra tình trạng thiếu hay chất lƣợng NVL khơng đúng u cầu, từ đó gây
tăng chi phí cũng nhƣ giảm hiệu quả kinh doanh

18


×