Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã phú mãn, huyện quốc oai, thành phố hà nội (khóa luận quản lý đất đai và phát triển nông thôn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
XÃ PHÚ MÃN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ NGÀNH: 403

Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Xuân Phương
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Huyền
Mã sinh viên:

1654030290

Lớp:

61 – QLĐĐ

Khóa học:

2016 – 2020

Hà Nội, 2020

i


LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp, sau bốn năm được học tập
và rèn luyện cùng thầy cô và các bạn tôi đã bổ sung được một vốn kiến thức


cuộc sống cũng như chuyên ngành quý giá. Nhằm mục đích vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tiễn cũng như rèn luyện thêm kỹ năng cho bản thân.
Được sự đồng ý của Bộ môn Quy hoạch và Quản lý đất đai, Viện Quản lý đất
đai và phát triển nông thôn, trường Đại học Lâm nghiệp, em đã tiến hành thực
hiện đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Phú
Mãn, huyện Quốc Oai, Thành Phố Hà Nội”
Trong suốt thời gian học tập, ngoài sự nỗ lực của bản thân tơi cịn nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tổ chức trong và ngồi trường. Qua
đây tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo trong trường
Đại học Lâm nghiệp, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Quy hoạch và Quản
lý đất đai, Viện Quản lý đất đai và phát triển nơng thơn đã dìu dắt tơi trong suốt
thời gian tôi học tập tại trường.
Cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích
tơi hồn thành luận án. Tuy đã có nhiều cố gắng xong khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tơi mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy
cô cũng như sự đóng góp ý kiến của bạn bè để bài khóa luận được hồn thiện
hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2020
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Huyền

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii

MỤC LỤC................................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2
PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................. 3
2.1.1. Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới. ........................................................... 3
2.1.2. Xây dựng mơ hình nơng thơn mới tập trung ...................................................... 5
2.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .................. 8
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................... 11
2.3.1 Các mơ hình xây dựng NTM trên thế giới......................................................... 11
2.3.2. Mơ hình xây dựng nơng thơn mới ở Việt Nam. ................................................ 13
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 17
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................................ 17
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .............................................................................. 17
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 17
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 17
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 18
3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp .............................................. 18
3.5.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: .............................................................. 18
3.5.3. Phương pháp phân tích so sánh ....................................................................... 18
iii



3.5.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu. ......................................... 19
3.5.5. Phương pháp chuyên gia.................................................................................. 19
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 20
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ..................................................... 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 20
4.1.2. Các nguồn tài nguyên....................................................................................... 21
4.1.3. Hiện trạng kinh tế xã hội .................................................................................. 23
4.1.4. Đánh giá chung ................................................................................................ 24
4.2. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI XÃ PHÚ MÃN ...................... 26
4.2.1. Q trình xây dựng nơng thơn mới tại xã Phú Mãn ........................................ 26
4.2.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới xã Phú Mẫn ............. 27
4.3. ĐÁNH GIÁ CỦA NÔNG DÂN VỀ KẾT QUẢ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI ................................................................................................................ 49
4.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ....... 50
4.4.1. Định hướng phát triển NTM xã giai đoạn tới .................................................. 50
4.4.2. Giải pháp .......................................................................................................... 52
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 55
5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 55
5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 58

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BGTVT

Bộ giao thông vận tải

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CN – TTCN

Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

NĐ – CP

Nghị định Chính phủ

NQ – TW

Nghị quyết Trung ương

NTM


Nông thôn mới

QĐ – TTg

Quyết định Thủ tướng Chính phủ

QĐ – UBND

Quyết định Ủy ban nhân dân

THCS

Trung học cơ sở

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số-lao động xã Phú Mãn....................................................... 23
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện tiêu chí quy hoạch xã Phú Mãn ...................................... 28
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện tiêu chí Giao Thơng xã Phú Mãn ................................... 30
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện tiêu chí thủy lợi xã Phú Mãn ........................................... 32

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện tiêu chí điện xã Phú Mãn ................................................. 33
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện tiêu chí trường học xã Phú Mãn ..................................... 34
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện tiêu chí cơ sở văn hóa xã phú mãn ................................. 36
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn ................ 37
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện tiêu chí Thơng tin và Truyền thơng ................................ 37
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư...................................................... 38
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện tiêu chí thu nhập ............................................................. 39
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện tiêu chí hộ nghèo ............................................................ 39
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện tiêu chí lao động có việc làm xã Phú Mãn .................. 40
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất ................................................ 41
Bảng 4.15. Kết quả thực hiện tiêu chí giáo dục và đào tạo........................................... 41
Bảng 4.16. Kết quả thực hiện tiêu chí y tế ..................................................................... 42
Bảng 4.17. Kết quả thực hiện tiêu chí văn hóa xã Phú Mãn......................................... 43
Bảng 4.18. Kết quả thực hiện tiêu chí mơi trường và an toàn thực phẩm ................... 44
Bảng 4.19. Kết quả thực hiện tiêu chí hệ thống chính trị và......................................... 46
bảng 4.20. . Kết quả thực hiện tiêu chí quốc phịng an ninh xã Phú Mãn .................. 47
Bảng 4.21: Kết quả đánh giá của người dân về xây dựng ............................................ 49
nông thôn mới. .................................................................................................................. 49

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình nơng thơn mới ở Hàn Quốc.................................................................... 11
Hình 2.2. Mơ hình nhà ở nơng thơn tại Nhật Bản ................................................................ 12
Hình 2.3. Mơ hình nơng thơn mới ở trung quốc ................................................................... 13
Hình 4.1 Bản đồ địa giới hành chính xã Phú Mãn ............................................................... 20
Hình 4.2: Đường liên xã của xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, .............................................. 32
Hình 4.3: Trường mầm non Phú Mãn ................................................................................... 35
Hình 4.4. Trường tiểu học Phú Mãn ...................................................................................... 35

Hình 4.5: Nhà văn hóa thơn Đồng Vàng, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, Hà Nội .......... 36
Hình 4.6: Bưu điện xã Phú Mãn............................................................................................. 38
Hình 4.7: Trạm y tế xã Phú Mãn ............................................................................................ 43

vii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sau đổi mới, Việt nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, từ chỗ là nên
kinh tế có tỷ trọng nông nghiệp cao với sản xuất lúa gạo là chủ yếu sang đầu tư
phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Bên cạnh sự phát triển công nghiệp,
nước ta đã đưa được nền nông nghiệp nước nhà sang một trang mới. Từ nông
nghiệp thô sơ, kỹ thuật lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp. Sau hơn 30 năm thực hiện
cơng cuộc đổi mới thì nơng nghiệp, nơng thôn cũng đã đạt được những thành
tựu vô cùng to lớn. Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, kinh tế nông thơn có sự
chuyển dịch theo hướng tăng cơng nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, kết cấu kinh tế hạ tầng được tăng cường, bộ mặt nơng thơn có nhiều đổi mới. Từ đó giải quyết
được rất nhiều các vấn đề để nâng cao mức sống cho người dân như: giải quyết
việc làm, cải thiện giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật sản xuất nuôi trồng,
công tác quản lý tại các địa phương…
Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay sản xuất nông nghiệp thu được
thành tựu, nhưng nơng thơn nơi sinh sống của nơng dân cịn nhiều bất cập, cơ sợ
hạ tầng yếu kém và chưa đồng bộ, môi trường sống bị ô nhiễm nhất là các làng
nghề, các vùng đông dân cư nên chưa đáp ứng được nhu cầu của cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, và yêu cầu nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân nông thơn. Vì vậy xây dựng nơng thơn mới
được Đảng và Nhà nước Việt Nam cho là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhằm phát triển nơng thơn theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho khu vực Nông thôn, Đảng và Nhà nước đã phát động

phịng trào, kèm theo là các chính sách hỗ trợ quy hoạch xây dựng phát triển
nông thôn mới trên khắp các địa phương trên cả nước nói chung và xã Phú Mãn
nói riêng.
Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, xã Phú Mãn đã thu được nhiều
kết quả, bộ mặt nông thôn đã từng bước thay đổi, đời sông người dân từng bước
1


nâng cao; nhiều chỉ tiêu đã đạt được kế hoạch đề ra, đạt tiêu chí nơng thơn mới.
Tuy nhiên trong q trình xây dựng NTM nhiều vấn đề khó khăn, bất cập nảy
sinh cản trở quá trình xây dựng NTM của xã.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm
đánh giá kết quả đạt dược, những tồn tại hạn chế, từ đó đề xuẩt các giải pháp
đển xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã được đẩy mạnh trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được kết quả thực hiện các tiêu chí của chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Mãn, từ đó đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí của chương trình xây dựng nông
thôn mới của xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
- Rút ra bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới.
- Đề xuất được một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Về khơng gian: Trên phạm vi tồn Xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai,
TP Hà Nội.

1.3.3. Về thời gian
- Thực hiện đề tài trong thời gian từ ngày 15/1/ 2020 đến ngày 03/05/2020
- Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu thu thập năm 2017 và năm
2019

2


PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới.
2.1.1.1. Khái niệm nơng thơn
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nơng thơn. Có quan điểm cho rằng
nơng thơn là khu vực địa lý nơi có cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến
khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Một số quan điểm khác cho rằng nơng thơn có mật độ dân số
thấp hơn thành thị… Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm về nông thôn được quy
định thống nhất theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:
“Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy bạn nhân dân xã”.
2.1.1.2. Khái niệm lãnh thổ nông thôn
Nông thơn mới là khu vực nơng thơn mà trong đó đời sống vật chất, văn
hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự tách biệt
giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các kỹ thuật tiến
bộ tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trị làm chủ nơng thơn
mới.
Mơ hình nơng thơn mới được quy định bởi các tiêu chí, tính chất: đáp ứng
yêu cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường;

đạt hiệu quả cao nhất trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tiến bộ
hơn so với mơ hình cũ; chứa đựng được các đặc điểm chung, có thể phổ biến và
vận dụng chung trên cả nước. Có thể quan niệm: “Nơng thơn mới là tổng thể
những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nơng thơn theo tiêu chí
mới, đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là
kiểu nông thôn so mới mơ hình nơng thơn cũ (nơng thơn truyền thống) ở tính
tiên tiến về mọi mặt” (Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh,2008). Nông thôn truyền
thống tiên tiến về mọi mặt” (Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh)
3


- Về kinh tế:
+ Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nền kinh tế thị trường, gắn nông
nghiệp với công nghiệp và dịch vụ. Từng bước thực hiện công nghiệp hóa – hiện
đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Hạn chế những rủi roc ho người nông dân, giảm
bớt khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.
+ Xây dựng hợp tác xã đa ngành. Đưa công nghệ khoa học kỹ thuật cao
vào sản xuất nông nghiệp, phát triển các ngành nghề truyền thống của nơng
thơn.
- Về chính trị:
+ Phát huy dân chủ với tinh thần gắn hương ước truyền thống với pháp
luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tơn trọng pháp luật,
phát huy tính tự củ của làng xã.
+ Tơn trọng hoạt động của đồn thể, các tổ chức hiệp hội vì cộng đồng,
đồn thể xây dựng nơng thơn mới.
- Về văn hóa – xã hội:
+ Xây dựng xã hội nơng thơn văn minh dân chủ mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc.
- Về môi trường:
+ Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường – sinh thái, bảo vệ rừng đầu

nguồn, chống ô nhiễm môi trường để phát triển nông thôn bền vững.
Củng cố, bảo vệ môi trường – sinh thái, bảo vệ rừng đầu nguồn.
Theo quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 về) việc phê
duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020, bao gồm các nội dung:
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
- Giảm nghèo và an sinh xã hội.
4


- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nơng
thơn.
- Phát triển giáo dục đào tạo ở nông thôn.
- Xây dựng đời sống văn hóa, thơng tin và truyền thơng ở nơng thôn.
- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở nơng thơn.
- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị - xã
hội trên địa bàn.
- Giữ vững an ninh trật tự xã hội nơng thơn.
Tóm lại, Xây dựng mơ hình nơng thơn mới tập trung phát triển kinh tế,
văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống người dân ở nông thôn, hướng đến mục
tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

2.1.2. Xây dựng mơ hình nơng thơn mới tập trung
Ngày 16/04/2009, thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐTTg) kèm theo bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới gồm 19 tiêu chí. Các tiêu
chí này được phân chia thành 5 nhóm sau đây:
+ Nhóm 1: Quy hoạch (01 tiêu chí): (Tiêu chí số 1 – Quy hoạch và thực
hiện quy hoạch).
+ Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội (08 tiêu chí): (Tiêu chí số 2 – Giao
thơng; Tiêu chí số 3 – Thủy lợi; Tiêu chí số 4 – Điện; Tiêu chí số 5 – Trường

học; Tiêu chí số 6 – Cơ sở vật chất văn hóa; Tiêu chí số 7 – Chợ nơng thơn; Tiêu
chí số 8 – Bưu điện; Tiêu chí số 9 – Nhà ở dân cư).
+ Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (04 tiêu chí): (Tiêu chí số 10 – Thu
nhập; Tiêu chí số 11 – Hộ nghèo; Tiêu chí số 12 – Cơ cấu lao động; Tiêu chí số
13 – Hình thức tổ chức sản xuất).
+ Nhóm 4: Văn hóa – Xã hội – Mơi trường (04 tiêu chí): (Tiêu chí số 14 –
Giáo dục; Tiêu chí số 15 – Y tế; Tiêu chí số 16 – Văn hóa; Tiêu chí số 17 – Mơi
trường).

5


+ Nhóm 5: Hệ thống chính trị (02 tiêu chí): (Tiêu chí 18 – Hệ thống tổ
chức chính trị xã hội; Tiêu chí số 19 – An ninh, trật tự xã hội).
Ngày 20/02/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1342/QĐTTg)về sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới. Nội
dung thay đổi đối với vùng Trung du và miền núi phía Bắc cụ thể như sau:
+ Tiêu chí số 7: Chợ nông thôn: “Chợ nông thôn phải theo quy hoạch và
đạt chuẩn theo quy định”.
+ Tiêu chí số 10: Thu nhập: Quy định mức thu nhập bình quân đầu người
khu vực nông thôn ( triệu đồng/người/năm) như sau:
Năm 2012: Đạt 13 triệu đồng/người.
Năm 2015: Đạt 18 triệu đồng/người.
Năm 2020: Đạt 35 triệu đồng/người.
+ Tiêu chí số 12: Cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động có việc làm thường
xuyên và trong độ tuổi lao động trên dân số ≥ 90%.
+ Tiêu chí số 14: Giáo dục: Đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
+ Tiêu chí số 15: Y tế: Tỷ lệ người dân tham gia BHYT ≥ 70%.
* Ngày 18/03/2014 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra Công
văn số 938/BNN-VPĐP về việc quy định mức thu nhập đạt chuẩn nông thôn
mới. Công văn quy định . Mức thu nhập đạt chuẩn nông thôn mới khu vực nông

thôn cả nước:
+ Năm 2013: 21 triệu đồng/người.
+ Năm 2014: 23 triệu đồng/người (làm cơ sở định hướng để các địa
phuông phấn đấu và công nhận đạt chuẩn năm 2014).
Mức thu nhập đạt chuẩn nông thôn mới đối với các vùng: Vùng Trung du
và Miền núi phía Bắc như sau:
+ Năm 2013: 14 triệu đồng/người.
+ Năm 2014: 16 triệu đồng/người.
6


* Ngày 18/08/2016 Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra công
văn số 6977/BNN-VPĐP về việc Hướng dẫn tạm thời xét cơng nhận xã đạt tiêu
chí Thu nhập và Hộ nghèo năm 2016 – 2017 đối với vùng Trung du và Miền núi
phía Bắc như sau:
- Tiêu chí thu nhập: thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn:
+ Năm 2016: 22 triệu đồng/người/năm.
+ Năm 2017: 26 triệu đồng/người/năm.
- Tiêu chí Hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo của xã 12%.
* Ngày 17/10/2016 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1980/QĐ-TTg
về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020(gọi
tắt là Bộ tiêu chí xã). Theo quyết định này thì một số tiêu chí đã có sự thay đổi
so với Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ thướng Chính phủ
về ban hành bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới giai đoạn 2010-2015.
-Tiêu chí số 7: Chợ nơng thơn thành “cơ sở hạ tầng thương mại nông
thôn”. Nội dung tiêu chí thay đổi thành xã có chợ nơng thơn hoặc nơi mua bán
trao đổi hàng hóa.
- Tiêu chí số 8: Bưu điện thành “thông tin và truyền thông”. Nội dung tiêu
chí có them xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thơn; xã có ứng dụng
cơng nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành.

- Tiêu chí số 10: Thu nhập có nội dung thay đổi thành thu nhập bình qn
đầu người khu vực nơng thôn đến năm 2020 đạt 36 triệu đồng trở lên.
- Tiêu chí số 11: Hộ nghèo có nội dung thay đổi thành tỷ lệ hộ nghèo đa
chiều giai đoạn 2016-2020 đạt ≤ 12%.
- Tiêu chí số 12: Cơ cấu lao động thành “lao động việc làm”. Nội dung
tiêu chí thay đổi thành tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động
có khả năng tham gia lao động.

7


- Tiêu chí số 13; Hình thức tổ chức sản xuất thành “tổ chức sản xuất”. Nội
dung tiêu chí có thêm xã có mơ hình liên kết sản xuất gắn tiêu thụ nông sản chủ
lực đảm bảo bền vững.
- Tiêu chí số 14: Giáo dục thành “giáo dục và đào tạo”.
- Tiêu chí số 15: Y tế có thêm nội dung tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng thể thấp cịi(Chiều cao theo tuổi).
- Tiêu chí số 17: Mơi trường thành “mơi trường và an tồn thực phẩm”.
Nội dung tiêu chí có thêm tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt
hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; tỷ lệ hộ chăn ni có chuồng trại chăn ni đảm
bảo vệ sinh mơi trường, tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực
phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an tồn thực phẩm.
- Tiêu chí số 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh thành “hệ
thống chính trị và tiếp cận pháp luật”. Nội dung tiêu chí có thêm xã đạt chuẩn
tiếp cận pháp luật theo quy định, đảm bảo bình đẳng giới và phịng chống bạo
lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dẽ bị tổn thương trong các lĩnh vực
của gia đình và đời sống xã hội.
- Tiêu chí số 19: An ninh, trật tự xã hội thành “quốc phòng và an ninh”.
Tóm lại, một số thay đổi của Quyết định 1980 so với Quyết định 419 của
Thủ tướng Chính phủ về nội dung một số tiêu chí cũng thể hiện rằng, Nhà nước

ta vô cùng quan tâm đến sự phát triển của nông thôn cũng như đời sống của
nhân dân và luôn không ngừng nâng cao các tiêu chuẩn, xây dựng các tiêu chí
nơng thơn mới để nơng thơn nước ta ngày một văn minh và hiện đại, đời sống
của người dân cũng không ngừng được nâng cao. Từ đó, xây dựng một Việt
Nam giàu mạnh, để cùng “sánh vai với các cường quốc năm Châu”.
2.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
- Luật đất đai, Luật xây dựng và các Nghị định hướng dẫn của chính phủ
- Nghị Quyết số 26/NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng
(Khóa X) về “Nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn ”.
8


- Nghị Quyết số 24/NQ-CP ngày 28/10/2008 của chính phủ ban hành
Chương trình hành động thực hiện Nghị định Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp
hanhg Trung ương Khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới.
- Thông tư số 54/2009/TT – BNNN&PTNT ngày 21/8/2009 của Bộ
NN&PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định 139/ QĐ- TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt chương trình rà sốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 800/ QĐ – TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020.
- Thông tư số: 26/2011/TTLT-BNNPTNT – BKHĐT - BTC, ngày
13/4/2011 của liên Bộ: Nông nghiệp & PTNT, Kế hoạch & Đ Tư, Tài chính về
Hướng dẫn một số nội dung thực Quyết định số: 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010 – 2020.
- Quyết định số 22-QĐ/TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ

về “Phát triển văn hóa nơng thơn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;
- Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn
mới;
- Cơng văn số 2543/BNN-KTHT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn hướng dẫn đánh giá và lập báo cáo xây dựng nông thôn mới
cấp xã giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030
- Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/10/2010 của Bộ nông nghiệp
và phát triển Nông thôn về việc ban hành hướng dẫn Quy hoạch phát triển sản
xuất Nông nghiệp cấp xã theo bộ chỉ tiêu quốc gia về Nông thôn mới
9


- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về
“Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nông thôn” để chỉ đạo các
chi nhánh, ngân hàng thương mại các tỉnh, thành phố bảo đảm tang cường
nguồn vốn tín dụng xây dựng NTM tại các xã.
- Nghị định 61/2010/NĐ-CP 04/06/2010 về khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn.
- Quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 sửa đổi một số tiêu chí của bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Công văn số 938/BNN-VPĐP ngày 18/03/2014 về quy định mức thu
nhập đạt chuẩn nông thôn mới.
- Công văn số 6977/BNN-VPĐP ngày 18/08/2016 về việc hướng dẫn tạm
thời xét cơng nhận xã đạt tiieeu chí thu nhập và hộ nghèo năm 2016 – 2017.
- Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành bộ tiêu chí
quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (Gọi tắt là bộ tiêu chí xã).
- Quyết định số 2540/QĐ-TTg, ngày 30/12/2016 của Thủ Tướng chính
phủ V/v Ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, cơng nhận và
công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ

giai đoạn 2016 – 2020.
- Quyết định số 69/BNN-VPĐP ngày 01/09/2017 về ban hành sổ tay
hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 20162020.
- Quyết định số 8032/ QĐ- UBND ngày 18 tháng 10 năm 2011 của ủy ban
nhân dân huyện Quốc Oai về việc phê duyệt Nhiệm vụ, Dự tốn đồ án xây dựng
nơng thơn mới xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai.
- Quyết định 2333/ QĐ- UBND ngày 25/05/2010 của ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010- 2020, định hướng đến năm 2030.

10


- Kế hoạch số 98/ KH- UBND ngày 14/7/2015 của UBND huyện Quốc
Oai về việc xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 và các năm kế
tiếp
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.3.1 Các mơ hình xây dựng NTM trên thế giới
2.3.1.1. Mơ hình nơng thơn mới ở Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào Seamaul Udong (Làng mới).
“Seamaul” là mơ hình xây dựng và phát triển làng mới được thực hiện và mở
rộng ở Hàn Quốc vào đầu những năm 70. Mục tiêu chính của phong trào nhằm
biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới. Tinh thần
“Seamaul” được xây dựng trên ba trụ cột là chuyên cần – tự giác – hợp tác. Đây
là những giá trị xuyên suốt quá trình phát triển của nông thôn nới riêng, xã hội
Hàn Quốc nói chung (Đặng Thị Thơm,2014).
Đổi mới nơng thơn theo tinh thần “Seamaul” là làm cho người dân có tinh
thần tự nguyện, làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản
than, nhận thức về sự phát triển cộng đồng phải dựa vào sự nỗ lực của cả tập

thể… Với tinh thần đó, phong trào “Seamaul” đã giúp cộng đồng dân cư ở nơng
thơn Hàn Quốc có bước phát triển vượt bậc, có cuộc sống tốt đẹp hơn, không chỉ
về vật chất mà cả tinh thần cho thế hệ mai sau (Đặng Thị Thơm,2014).

Hình 2.1. Mơ hình nơng thôn mới ở Hàn Quốc
11


2.3.1.2 Mơ hình nơng thơn mới ở Nhật Bản.
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền Tây nam Nhật Bản) đã
hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát
triển vùng nông thôn khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung
của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, phong trào
“mỗi làng một sản phẩm” đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của
phong trào này đã lôi cuốn được sự quan tâm của không chỉ nhiều địa phương
trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới
(Đặng Thị Thơm,2014).

Hình 2.2. Mơ hình nhà ở nơng thơn tại Nhật Bản
2.3.1.3. Mơ hình nơng thơn mới ở Trung Quốc.
Ngun tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp
thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu chỉ đường. Chính phủ hỗ
trợ nơng dân xây dựng. Với mục tiêu:“ ly nông bất ly hương”, Trung Quốc đồng
12


thời thực hiện 3 chương trình phát triển nơng nghiệp và nơng thơn : Chương
trình đốm lửa; Chương trình giúp đỡ người nghèo. Sau 15 năm thực hiện,
chương trình đã bồi dưỡng được 60 triệu thanh niên nông thôn thành một đội
ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tạo động lực thúc đẩy nông thôn phát triển, theo

kịp so với thành thị. Trong 15 năm sản lượng lương thực của Trung Quốc đã
tăng lên 3 lần so với những năm đầu 70 và số dân nghèo đã giảm từ 1,6 triệu
người cịn 5 vạn người, diện nghèo khó giảm tử 47% xuống còn 1,5%. Rút bài
học từ các nước phát triển, Việt Nam cần tập trung đầu tư vào nông thôn, nhằm
thay đổi diện mạo của nông thôn, làm nông nghiệp phát triển theo hướng hiện
đại hóa.

Hình 2.3. Mơ hình nơng thơn mới ở trung quốc

2.3.2. Mơ hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
2.3.2.1. Xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên.
Theo kết quả triển khai 6 tháng đầu năm 2017, số xã cơ bản đạt 19 tiêu
chí là 72 xã; số xã cơ bản đạt 15 - 18 tiêu chí là 53 xã; số xã cơ bản đạt 12 - 14
tiêu chí là 20 xã. Bình qn tồn tỉnh đạt 17,2/19 tiêu chí, tăng 0,8 tiêu chí so
với cuối năm 2016. Các huyện có số tiêu chí bình qn đạt cao nhất là: Mỹ Hào
18/19 tiêu chí; Văn Giang, Văn Lâm, TP Hưng Yên mỗi huyện đạt 17,7/19 tiêu
13


chí... Thấp nhất là huyện Tiên Lữ cũng được 16,4/19 tiêu chí; Yên Mỹ và Phù
Cừ đạt 16,8/19 tiêu chí. Phát huy những kết quả đạt được đó, tỉnh Hưng Yên
phấn đấu từ nay tới cuối năm 2017 sẽ có thêm 20 - 30 xã về đích NTM. Xã Dị
Chế (huyện Tiên Lữ) đang đẩy mạnh hoàn thành việc xây dựng trường tiểu học
và trung học cơ sở để đạt đủ 19 tiêu chí.
Tuy nhiên, tiến độ hồn thành các tiêu chí NTM ở các xã đăng ký đạt
chuẩn năm 2017 cịn chậm. Có 36 xã đăng ký đạt chuẩn NTM trong năm 2017
nhưng đến nay mới có 12 xã đạt 19 tiêu chí, cịn lại 24 xã chưa đạt. Các xã đăng
ký nhưng chưa đạt đủ 19 tiêu chí chủ yếu gặp khó khăn ở một số tiêu chí cần
huy động nguồn lực cao như: cơ sở vật chất văn hóa, trường học, giao thơng, y
tế, các vấn đề về mơi trường và an tồn thực phẩm.

Để thực hiện được mục tiêu nói trên, tỉnh Hưng Yên sẽ tiếp tục đẩy mạnh
công tác truyền thông trong xây dựng NTM, đồng thời đơn đốc việc thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở các huyện, thành phố khắc
phục kịp thời những hạn chế, yếu kém; tập trung nguồn lực hỗ trợ các xã đã đạt
được nhiều tiêu chí để hồn thành các tiêu chí cịn lại. Đặc biệt, tỉnh đã đề rõ
những mục tiêu, nhiệm vụ mà các sở cùng các huyện, thành phố cần phải làm
nhằm đảm bảo quá trình xây dựng NTM đạt hiệu quả cao nhất.
(

Nguồn:

/>
72145-xa-hoan-thanh-1919-tieu-chi-nong-thon-moi.html).
2.3.2.2. Mơ hình nơng thơn mới tại Phú Thọ
Trong 5 năm qua, tỉnh Phú Thọ đã huy động được trên 10.627 tỷ đồng đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Kết quả, làm mới được 41 km đường thơn
xóm và 10 km đường trục chính nội đồng; nâng cấp 174 km đường tỉnh, trên
549 km đường huyện, 1.042 km đường xã, 1.632 km đường thơn xóm, 1.466 km
đường ngõ xóm, 330 km đường trục chính nội đồng; xây dựng mới 48 cầu, 35
tràn; sửa chữa 9 cầu và 10 tràn.
Bên cạnh đó, với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nguồn
vốn huy động trong nhân dân đã góp phần khơng nhỏ trong phát triển hệ thống
giao thông nông thôn. Phong trào làm đường giao thông nơng thơn đã được
đơng đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, tạo hiệu ứng lan tỏa rộng khắp. 5 năm
14


qua, nhân dân đã đóng góp trên 688 tỷ đồng, trong đó, nhiều hộ dân tự nguyện
hiến hàng ngàn m2 đất, hoa màu, chặt cây, phá cổng, dỡ tường rào để mở rộng
mặt đường theo quy hoạch mà khơng địi hỏi bồi thường hay hỗ trợ.

Không chỉ huy động nguồn lực trong đầu tư xây dựng giao thông nông
thôn, tỉnh Phú Thọ đặc biệt chú ý vai trò giám sát của người dân trong công tác
quản lý chất lượng công trình. Khi thi cơng cơng trình, ngồi việc giám sát của
cơ quan chun mơn cịn có sự tham gia giám sát chặt chẽ của các đoàn thể cơ
sở, từ quản lý vật tư đến việc thanh tốn, quyết tốn cơng trình. Bởi vậy, chất
lượng cơng trình được đảm bảo và tiết kiệm.
Với sự chỉ đạo quyết tâm của các cấp thông qua các biện pháp cụ thể, phù
hợp, mạng lưới giao thông nông thôn tỉnh không ngừng được mở rộng, nâng
cấp. Nhờ giao thông nông thôn phát triển, việc vận chuyển hàng hóa, nơng sản,
giao lưu, bn bán, đi lại của nhân dân được thuận lợi, kinh tế - xã hội phát
triển, đời sống nhân dân cải thiện đáng kể. Từ đó, tạo động lực quan trọng thúc
đẩy kinh tế - xã hội tỉnh phát triển, thay đổi diện mạo nông thôn.
Trong giai đoạn 2016 – 2030, tỉnh Phú Thọ sẽ đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng
cho phát triển hệ thống giao thơng nơng thơn; trong đó giai đoạn 2016 - 2020
đầu tư khoảng 6.462 tỷ đồng, giai đoạn 2021 - 2030 trên 13.000 tỷ đồng. Nguồn
vốn này sẽ được đầu tư cứng hóa 6.854 km đường giao thơng nơng thơn, phấn
đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ cứng hóa 70%; trong đó 100% đường huyện, đường
trục xã và trên 50% đường trục thơn, xóm được cứng hóa; hồn thành tiêu chí
phát triển giao thơng nơng thơn. Đến năm 2030, tỉnh sẽ có 100% đường giao
thơng nơng thơn được cứng hóa; trong đó đường huyện tối thiểu đạt cấp V,
đường xã tối thiểu đạt cấp VI, gắn với việc xây dựng nông thôn mới hiện đại.
Để đảm bảo kế hoạch đề ra, tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các cấp, ngành huy
động tối đa mọi nguồn lực, lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn, từ nhiều thành
phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau để đầu tư phát triển giao thông
nông thôn. Mặt khác, tỉnh cũng tăng cường công tác bảo trì sau đầu tư; xây dựng
các quy định, quy chế cụ thể về quản lý, bảo trì đường.
(Nguồn:

/>
tho-doi-thay-tu-nhung-tuyen-duong.html)

15


2.3.2.3. Mơ hình nơng thơn mới tại Đan Phượng, TP Hà Nội
Về xây dựng nông thôn mới, huyện Đan Phượng tiếp tục triển khai thực
hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân" theo hướng "Sản xuất phát
triển, đường có hoa, nhà có số, hạ tầng kiên cố, cán bộ nâng tầm, nhân dân đồng
thuận".
"Phong trào xã hội hóa trong xây dựng nơng thơn mới được đẩy mạnh, có
hộ gia đình đã tự nguyện hiến 270 m2 đất, ủng hộ 2,1 tỷ đồng để xây dựng ao
môi trường, làm đường giao thông. Chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ rà soát, bổ
sung điều chỉnh quy hoạch xây dựng nơng thơn mới các xã", Phó Chủ tịch
UBND huyện Đan Phượng thông tin thêm.
Hiện, huyện đang tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng xã
nơng thơn mới kiểu mẫu tại 3 xã: Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung. Đến
nay cơ bản hoàn thành việc đặt tên đường, gắn biển số nhà ở các xã, thị trấn, xây
dựng được 74 tuyến đường với 12,3 km "đường có hoa". Những con đường có
hoa và con đường bích họa của xã Đan Phượng, Đồng Tháp, Liên Hồng được
triển khai nhân rộng đã tạo diện mạo mới cho miền quê nông thơn mới.
Bên cạnh đó, huyện đang tích cực triển khai dự án xây dựng hạ tầng kỹ
thuật đấu giá quyền sử dụng đất phát triển làng nghề xã Liên Hà, Liên Trung; đã
khởi công dự án mở rộng làng nghề xã Liên Hà.
Nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm, huyện tiếp tục phát triển các vùng
sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, chuyên canh. Đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kêu gọi doanh nghiệp, tổ chức, hộ
gia đình tập trung, tích tụ đất đai, đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Xây dựng mơ hình làm điểm sản xuất nơng nghiệp theo chuỗi liên kết nông sản.
Tiếp tục triển khai dự án chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại xã Trung Châu,
Phương Đình.

Đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp - TTCN, làng nghề, tổ chức khởi công
dự án mở rộng làng nghề Liên Hà, Liên Trung; hoàn thiện các thủ tục mở rộng
16


Cụm cơng nghiệp - làng nghề Đan Phượng. Hồn thành điều chỉnh quy hoạch
nông thôn mới các xã; quy hoạch chi tiết trung tâm thị trấn Phùng và các xã; quy
hoạch điểm dân cư nông thôn. Tăng cường quản lý trật tự xây dựng, xử lý
nghiêm các vi phạm trong hoạt động xây dựng.
Thực hiện tốt công tác chỉnh trang đơ thị, duy trì và vận hành, xây dựng
mưới một số hệ thống chiếu sáng, trang trí cơng cộng; trồng, chăm sóc cây xanh.
Tích cực chỉ đạo cơng tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng.
( Nguồn: />PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà
Nội. Xã Phú Mãn là một xã miền núi, năm ở phía Tây của huyện Quốc Oai với
diện tích 9,05 km²
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ: 15/2- 3/5
- Thời gian số liệu thu thập: Kết quả thực hiện các tiêu chí trong chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã năm 2017 và năm 2019
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các quy định và q trình triển khai thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới;
- Cán bộ, người dân và doanh nghiệp liên quan đến xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn nghiên cứu.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP
Hà Nội
- Kết quả thực hiện 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú
Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội

- Ý kiến của cán bộ, người dân, doanh nghiệp đối với q trình xây dựng
nơng thôn mới.
17


- Các bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã Phú
Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội
- Đề xuất giải pháp khắc phục giải quyết những tồn tại trong q trình xây
dựng nơng thơn mới.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu sơ cấp phục vụ việc đánh giá, phân tích thực trạng và
các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng nông thơn mới trên địa bàn xã. Ta có
thể lấy thơng tin bằng nhiều cách khác nhau như: quan sát kết quả thực hiện xây
dựng nông thôn mới về tiến độ cũng như thái độ của người tham gia, sự hưởng
ứng hay hiểu biết của người dân về xây dựng nông thơn mới cũng như sự cần
thiết của nó.
Thơng qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê của xã với các tài
liệu như điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đời sống của xã. Trên
cơ sở đó, nghiên cứu, đánh giá thực trạng cũng như kết quả thực hiện chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại xã.

3.5.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp:
Điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi (phiếu điều tra in sẵn), đối tượng điều
tra là cán bộ, hộ nông dân, doanh nghiệp. Phiếu điều tra 1. phỏng vấn án định
hướng cán bộ xã, cán bộ thôn (Các cán bộ trực tiếp tham gia vào chương trình
xây dựng NTM tại địa phương), phiếu điều tra (Hộ gia đình về kết quả thực
hiện chương trình xây dựng NTM )
Tổng số hộ đã điều tra là: tối thiểu 30 hộ gia đình ( vì Phú Mãn có tổng

cộng 6 thơn sử dụng tối thiểu 30 phiếu thì mỗi thơn sẽ hỏi được tối thiểu 5 hộ
gia đình. Có thể đem lại sự khách quan hơn khi điều tra)

3.5.3. Phương pháp phân tích so sánh
Phương pháp thống kê, mô tả: Mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất, tổng
số, số bình quân, tỷ trọng, khối lượng thực hiện được, thời gian chi phí thực hiện
các tiêu chí nơng thơn mới của xã. Phương pháp thống kê mô tả.

18


×